Kiến thức nuôi dạy con

Học Tiếng Anh trực tuyến cho bé lớp 1 tại nhà

Khi trẻ bắt đầu lên lớp 1, cha mẹ nên cho bé học và làm quen với tiếng Anh ngay tại nhà để có được tiếp thu các kiến thức về tiếng Anh một cách sâu sắc nhất. Tuy nhiên, đây không phải điều đơn giản, đặc biệt là với các bậc phụ huynh không có nền tảng về tiếng Anh. Vậy làm thế nào để dạy các bé lớp 1 làm quen với tiếng Anh? Những khóa học tiếng Anh trực tuyến cho trẻ lớp 1 có thật sự hiệu quả? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu nhé.

 

Cách đăng ký cho bé học tiếng Anh trực tuyến tại Pantado

 

 Có nên cho trẻ lớp 1 học tiếng Anh trực tuyến không?

Theo đánh giá và nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới thì độ tuổi vàng để cho con học ngoại ngữ được xác định là từ độ tuổi 5 - 10 tuổi. Do đó, các bé ở độ tuổi lớp 1 được coi là thời kỳ tạo dựng nền tảng về ngôn ngữ, các khái niệm và kiến thức tốt nhất ở trẻ. Nếu các bậc phụ huynh bỏ qua giai đoạn phát triển để kích thích khả năng ngôn ngữ ở các bé thì thật là lãng phí.

Theo đánh giá của các chuyên gia thì trẻ em càng học ngoại ngữ sớm thì sự phát triển não bộ càng cao hơn so với những đứa trẻ khác, đồng thời sự tư duy của bé cũng sáng tạo và linh hoạt hơn rất nhiều.  Việc cho bé tiếp xúc sớm với tiếng Anh sớm sẽ giúp cho trẻ phát triển khả năng giao tiếp hoàn thiện hơn, cùng với sự phát triển đầy đủ các kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết rất tốt.

Ngoài ra, với một lý do khách quan về các yếu tốt trong thời điểm hiện tại như tình hình dịch Covid, thì việc phòng tránh dịch bệnh vẫn được ưu tiên lên hàng đầu. Do đó, việc cho trẻ lớp 1 học tiếng Anh trực tuyến là một hình thức học rất bổ ích, vừa duy trì được thói quen học tập, vừa rèn luyện được khả năng độc lập, vừa ôn luyện bài học.

Như vậy, với lý do như vậy thì việc học tiếng Anh trực tuyến cho trẻ lớp 1 là điều rất cần thiết.

Lý do nên cho trẻ lớp 1 học tiếng Anh trực tuyến

Có rất nhiều bậc phụ huynh vẫn còn băn khoăn, lo lắng với hình thức học trực tuyến là liệu bé nhà mình có học được không? Có mang lại hiệu quả cho con mình không? Cùng Pantado tìm hiểu về những lợi ích khi cho bé lớp 1 học tiếng Anh trực tuyến nhé.

 

 

Tăng tính chủ động trong việc học ngoại ngữ

Học tiếng Anh trực tuyến lớp 1 tại nhà sẽ giúp các bé rèn luyện được nhiều kỹ năng hơn cho bản thân:

Giảm tải được áp lực bài vở như với hình thức học truyền thống, khi học tiếng Anh trực tuyến các con thoải mái khi vừa được chơi vừa được học với những phương pháp được ứng dụng thông minh như: học qua bài hát, học qua trò chơi, qua các câu chuyện,.. không gây nhàm chán mà còn kích thích được tính sáng tạo của trẻ nhỏ.

Việc học tiếng Anh trực tuyến tại nhà sẽ giúp các bé trau dồi được kỹ năng phản xạ trong việc phát âm khi được luyện tập giao tiếp với các thầy cô qua điện thoại, máy tính,..

Giúp bé có thêm nhiều thời gian hơn ở cạnh gia đình, bố mẹ và tạo dựng được thói quen độc lập khi tự học online mà không cần đến người lớn hướng dẫn.

Giúp cho các bé có khả năng tiếp thu tốt hơn về các kỹ năng nghe, nói đọc viết.

Việc học tiếng Anh trực tuyến sẽ giúp các bé phát triển được kỹ năng giao tiếp, tự tin hơn. Đặc biệt là trong giai đoạn dịch sẽ hạn chế việc xúc nơi đông người.

 

Những lý do nên để trẻ lớp 1 pantado

 

Tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại

Việc cho bé học tiếng Anh trực tuyến ngay tại nhà đương nhiên là sẽ giúp tiết kiệm được thời gian đưa đón các con tại các trung tâm đông đúc hay là tại nhà riêng của các thầy cô. Việc tiết kiệm thời gian đi lại này không chỉ giúp cho các bậc phụ chủ động hơn mà còn giảm tải được áp lực học hành và đi lại của trẻ nhỏ, đồng thời giảm chi phí đưa đón con mỗi buổi học.

Duy trì bài học trên lớp

Việc duy trì kiến thức cho con rất là quan trọng, nhất là việc chuân bi cho việc quay lại trường, khi đó các con sẽ có những bài kiểm tra, bài thi liên tiếp. Thì việc học trực tuyến sẽ giúp các bé ôn kiến thức, đồng thời bổ sung cho các bé những kiến thức mới, vốn từ mới.

Môi trường học thân thiện

Các khóa học tiếng Anh trực tuyến hiện nay đều có đội ngũ giáo viên có trình độ, kinh nghiệm chuyên môn cao từ giáo viên bản địa hay giáo viên nước ngoài. Giáo viên luôn thân thiện, biết cách tạo hứng thú, động lực học tập cho bé, với phương pháp học vừa học vừa chơi các bé sẽ nhớ sâu về kiến thức đã được học, và tự tin hơn trong việc giao tiếp.

>> Tham khảo: Học tiếng Anh tích hợp EQ cho trẻ

Những lý do nên để trẻ lớp 1 pantado - 1

 

Lợi ích khi học tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1 tại Pantado

Với sự phát triển của công nghệ số như hiện nay thì việc truyền dẫn video, công nghệ giáo dục,... các khóa học tiếng Anh trực tuyến cho trẻ em càng đa dạng và phổ biến hơn.

Hình thức học tiếng Anh online, đặc biệt nhất là với mô hình học tiếng Anh online 1 kèm 1 sẽ giúp các bé dễ dàng hơn trong việc kết nối với các giáo viên với chi phí phí rẻ.

Đồng thời nó còn tại ra một môi trường nói tiếng Anh thực thụ, một môi trường thực tế mà các bé không dễ dàng có được khi học với hình thức truyền thống. Các bé sẽ được học thông quá hình ảnh, bài hát, câu chuyện,... vô cùng lôi cuốn cùng các giáo viên.

Đối với các bé lớp 1 thì việc học còn phụ thuộc vào việc sự tiếp thu hứng thú của bé, nội dung giảng dạy mang đến sự thú vị. Ở lứa tuổi này các bé sẽ được làm quen với tiếng Anh qua việc học bảng chữ cái, chữ số, màu sắc, hình khối, học cách đánh vần, viết chữ, cách phát âm chữ cái cùng với đó là các cấu trúc đơn giản. Cùng với đó là các từ vựng liên quan đến các chủ đề xung quanh bé: như cách chào hỏi giao tiếp hàng ngày, cách gọi các thành viên trong gia đình,..

Không chỉ dừng lại ở những câu chào hỏi giao tiếp mà các bé còn được khám phá nhiều  về các lĩnh vực khác trong cuộc sống như: khoa học - vũ trụ, cuộc sống quanh ta, ẩm thực, văn hóa, âm nhạc, gia đình, bạn bè trên toàn thế giới,...

Ở độ tuổi lớp 1 thì các bé luôn hứng thú và cuốn hút với những điều mới mẻ, sinh động. Do đó, các bài học tại Pantado luôn xây dựng linh hoạt không gây nhàm chán, sinh động với nhiều chủ đề khác nhau, từ đó kích thích được tinh thần ham học hỏi của bé tạo cho bé sự thích thú và mong muốn khám phá ngôn ngữ mới này.

Những lý do nên để trẻ lớp 1 pantado

 

Học tiếng Anh online cho bé lớp 1 ở đâu tốt nhất?

Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ thông tin thì việc học tiếng Anh trực tuyến cho bé 6 tuổi xuất hiện ngày càng nhiều.

Trung tâm Anh ngữ Pantado là trung tâm xây dựng hệ thống tiếng Anh online phát triển toàn diện theo tiêu chuẩn Châu Âu cho các bé từ 5 - 15 tuổi. Các bé sẽ được học với các buổi học trực tuyến miễn phí để cảm nhận về sự thú vị trong ngôn ngữ mới, cũng như xem xét hình thức học tiếng Anh trực tuyến có làm bé thấy hứng thú không. Phụ huynh cũng sẽ nhận được buổi đánh giá năng lực về điểm mạnh điểm yếu của con. Từ đó các giáo viên sẽ xây dựng những phương pháp học thích hợp cho các bé.

Việc học với các bé luôn phải kết hợp với các hoạt động vừa chơi vừa học, trò chuyện tự nhiên cùng bạn bè, thầy cô. Trẻ không chỉ được khám phá thế giới thông qua các bài học mà còn được kết nối với những người xung quanh tạo được hứng thú trong việc học ngôn ngữ mới, và còn mang đến sự tự tin trong quá trình giao tiếp của bé với mọi người, được hòa mình vào môi trường tiếng Anh tự nhiên.

Với phương pháp học sinh động, cùng đội ngũ giáo viên có chuyên môn cao từ nhiều nước khác nhau, và các giáo vụ luôn hướng dẫn các con học từ xa 24/7, vừa giúp các bé rèn luyện được các phát âm chuẩn, học từ mới mà còn giải đáp kịp thời những khó khăn, thắc mắc của các bé đang mắc phải khi học.

 

Những lý do nên để trẻ lớp 1 pantado

 

Đặc biệt, Pantado cho phép trẻ học tiếng Anh trực tuyến ở mọi lúc mọi nơi, với phương pháp học qua hình ảnh vui nhộn, trò chơi, bài hát hay các mẩu truyện về cách phát âm, ngữ điệu đa dạng cho bé dễ dàng tiếp thu tiếng Anh một cách tự nhiên nhất.

Việc học tiếng Anh trực tuyến tại Pantado sẽ mang đến cơ hội học tập và tương tác với các giáo viên bản ngữ nhiều hơn cho trẻ, tạo một môi trường nói tiếng Anh một cách tự nhiên nhất, giúp trẻ tự tin trong giao tiếp với mọi người. Khi học tại Pantado các bé sẽ được tương tác nhiều hơn và sử dụng tiếng Anh nhuần nhuyễn hơn. Do đó, việc lựa chọn học tiếng Anh trực tuyến cho bé lớp 1 cùng Pantado là điều hoàn toàn đúng đắn và cần thiết. Đăng ký học thử miễn phí ngay để được trải nghiệm môi trường Anh ngữ chuẩn quốc tế!
 

 
Một số biện pháp phòng chống dịch cho trẻ, cùng con vượt qua dịch covid

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu và tại Việt Nam, một số tỉnh, thành phố đã ghi nhận các chùm ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng. Vậy làm thế nào để có những biện pháp phòng chống dịch an toàn hiệu quả nhất cho các con? Ba mẹ tham khảo một vài những biện pháp dưới đây nhé!



1. Rửa tay

- Thường xuyên với nước và xà phòng trong ít nhất 20 giây. Nếu không có sẵn nước và xà phòng, hãy bảo đảm trẻ sử dụng dung dịch sát trùng tay có tối thiểu 60% cồn. Dạy trẻ cách xoa dung dịch sát trùng tay khắp bàn tay rồi chà hai bàn tay với nhau cho đến khi khô. Nếu trẻ dưới 6 tuổi, hãy giám sát khi trẻ sử dụng dung dịch sát trùng tay.

- Luyện tập cho trẻ cách ho và hắt hơi đúng cách bằng cách che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, vứt khăn giấy vào thùng rác gần nhất, và rửa tay sau khi vứt.

  1. Tránh tiếp xúc gần

Đối với những người không sống cùng trẻ và những người bị bệnh bảo đảm trẻ cách họ tối thiểu 2 mét (ví dụ như ho và hắt hơi).

  1. Hạn chế thời gian chơi với trẻ khác, người lớn khác bên ngoài nhà trẻ hay trường học để giảm thiểu nguy cơ và khuyến khích kết nối với trẻ khác qua mạng.
  2. Đeo khẩu trang cho trẻ khi ở nơi công cộng và khi ở gần những người mà trẻ không sống cùng.
  3. Vệ sinh và khử trùng

Vệ sinh bằng chất lau rửa dùng trong nhà có chứa xà phòng hoặc thuốc tẩy giúp làm giảm mầm bệnh trên bề mặt và giảm nguy cơ lây nhiễm từ bề mặt.

       6.Liên hệ với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (111) để tổ chức tham vấn, tập huấn trực tuyến dành cho học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh tại các điểm cách ly tập trung và các cơ sở giáo dục có học sinh cách ly tại gia đình về những nội dung như: An toàn cho trẻ em; chăm sóc, ổn định tâm lý, phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý những sang chấn tâm lý của trẻ em trong bối cảnh cách ly; giải quyết tình huống khẩn cấp về bảo vệ trẻ em.

Ba mẹ hướng dẫn trẻ thực hiện thông điệp 5k của bộ y tế:

1 – KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.

2 – KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.

3 – KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

4 – KHÔNG TỤ TẬP đông người.

5 – KHAI BÁO Y TẾ: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI;

Cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.xn--vn-rma2251a/ để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được giúp đỡ.

>> Có thể bạn quan tâm: Làm sao để cho con hạn chế xem ipad và smartphone?

 

LÀM SAO ĐỂ HẠN CHẾ CON XEM IPAD và SMARTPHONE?

Hôm nay mình đi hiệu sách, tìm các đầu sách hay cho các bạn nhỏ. Tự dưng mình thấy có bộ tô tượng hay hay, có sẵn bảng màu nước, khay pha màu. Chợt nhớ tới con gái ở nhà. Mình chọn luôn 1 bộ cho con. Ngắm con gái tô màu, chợt mình nghĩ tới niềm trăn trở của các ông bố bà mẹ ngày hè, làm sao để con không xem điện thoại và ipad quá nhiều? Mình suy luận được mấy điều:

1. Tại sao trẻ con lại thích xem ipad và điện thoại đến vậy? Bởi smartphone quá hấp dẫn, chứa nhiều thứ hấp dẫn! Đến cả người lớn chúng ta, rất nhiều người cũng nghiện lượt FB, nghiện game online... Thì trẻ em thích dùng smartphone cũng là điều dễ hiểu. Không có lí do gì để trách con cả.

2. Về thời lượng con dùng smartphone? Mình nghĩ thời lượng hoàn toàn do người lớn quy định. Nếu không muốn con dùng nhiều, cứ tắt wifi máy hay wifi của nhà đi cũng được! Và smartphone cũng không cần download game offline làm gì cả. Trẻ con có nhiều hoạt động bổ ích hơn để làm mà. Tốt nhất là, thời gian con được dùng smartphone trong ngày không quá 20 phút. Và thời gian các con dùng, người lớn cần có mặt để luôn kiểm soát từ xa những chương trình con xem. Nếu để con thấy chúng ta kiểm soát quá chặt cũng không tốt. Chúng sẽ có tâm lí xem giấu diếm những gì chúng thích mà ta không thích Nên mình cứ kiểm soát từ xa và giả vờ như không kiểm soát thì tốt hơn

3. Về những chương trình con được phép xem Mình thấy có rất nhiều app học hay, hoặc chương trình hoạt hình kĩ năng sống rất bổ ích mà các con có thể vừa xem vừa học. Hãy cho con xem những chương trình bổ ích, đừng để con tự do xem mấy chương trình vô bổ, mình không lường được hết những tác hại của nó với con đâu.

>>Mời xem thêm: Trung tâm anh ngữ Pantado luôn đi đầu trong việc dạy và học

4. Làm sao để con thích các hoạt động mình đưa ra, thay vì xem smartphone? Mình hãy tìm cách tiếp cận để con thấy hoạt động của mình vui và lí thú không kém gì những thứ mà con xem trên điện thoại. Thay bằng “Con lấy sách ra luyện đọc ngay cho mẹ” - Hãy khuyến khích con đọc những cuốn truyện ngắn, phù hợp lứa tuổi, vừa rèn được kĩ năng đọc, vừa học được những bài học bổ ích. Thay bằng “Con hãy tô màu ngay cho mẹ” - Có thể cho con tô một bức tranh, sau đó tìm cách treo bức tranh đó ở góc học tập của con, hoặc cho con tô tượng, và trưng bày đâu đó trong nhà. Trẻ con luôn thích tác phẩm của chúng được trưng bày

Thay bằng “Con học thuộc các phép tính này ngay đi” - Hãy cùng con chơi một trò chơi bốc thăm, với các mảnh giấy ghi phép tính. Ai bốc thăm được phép tính nào, phải trả lời đúng để được tính điểm... Cuối cùng xem ai chiến thắng.

Hãy dành thời gian để tiếp cận với con như một người bạn. Và đừng quên mỗi đứa trẻ có nhu cầu vận động khác nhau. Bên cạnh hoạt động tư duy, con cũng cần hoạt động thể chất, như nhảy dây, đạp xe, trượt patin, đá cầu... Mấy cái môn ngày xưa hồi bé mình hay chơi ngoài ngõ với mấy bạn hàng xóm ý

Mình thấy nó thực sự vui và lành mạnh! Mình còn phát hiện ra, trẻ con khi không có đồ chơi gì, chúng có thể tự chơi trò sắm vai, đóng làm anh - em, mẹ - con, cô giáo - học sinh.... Ôi nhiều vai lắm mà người lớn không bao giờ nghĩ ra nổi. Tác dụng những trò này là tăng kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, xử lí tình huống... Nên bố mẹ cứ mạnh dạn cho con tránh xa smartphone - là lựa chọn hoàn toàn đúng đắn! Mình thấy các bạn lớp 1 cận thị nhiều lắm rồi

Bố mẹ hãy lưu tâm vấn đề này nhé!

À còn một điều vô cùng quan trọng nữa! Người lớn luôn là tấm gương của trẻ. Để con hạn chế dùng smartphone, người lớn cũng cần hạn chế tối đa việc dùng smartphone để lướt web, FB hay game online trước mặt con nhé. Chỉ dùng cho công việc hoặc việc thực sự cần thiết! Bao nhiêu bố mẹ đủ quyết tâm làm được điều này nào?

Chúc các con có một mùa hè lành mạnh, tuyệt vời!

>>Xem thêm: BA MẸ LÀM Gì ĐỂ XỬ LÝ KHI CON “THÔNG MINH GIẢ”

BA MẸ LÀM Gì ĐỂ XỬ LÝ KHI CON “THÔNG MINH GIẢ”
Thông minh giả” là sự lanh lẹ, sử dụng mẹo vặt nhất thời, các hành động không thể hiện ở chiều sâu hiểu biết, tư duy, về lâu dài không đem lại nền tảng tốt cho bé. Hay từ dân gian còn gọi là “Khôn lỏi”

Dấu hiệu Thông minh giả - Khôn lỏi:

- Con luôn có lý do để không làm một công việc nào đó như học bài, dọn đồ chơi.
- Đôi lúc con thường biện cho lỗi lầm hoặc tệ hơn là lí sự cùn với người đối diện.
- Thường xuyên đùn đẩy để tránh trách nhiệm của bản thân.
- Con đề cao lợi ích của mình như chỉ muốn giữ riêng đồ chơi đồ ăn nhưng tìm mọi cách để chơi hoặc ăn đồ của bạn
- Đôi khi con có hành động ăn hiếp những bạn yếu kém hơn mình.
- Lấy lòng, nịnh nọt những bạn, thầy cô hoặc người đem lại lợi ích cho mình
- Luôn cho mình là đúng, tỏ ra hiểu biết.

Biểu hiện thông minh thật sự ở trẻ:

- Trẻ biết đặt nhiều câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề đang thắc mắc như tại sao, nếu con…thì sẽ như thế nào ạ?...
- Trẻ có trí tưởng tượng phong phú trên hình ảnh hoặc câu chuyện nền tảng.
- Trẻ biết cách bảo vệ bản thân để không bị bắt nạt.
- Trẻ biết khen ngợi, ngưỡng mộ người khác thật lòng, lấy những điểm tốt của người khác để tích lũy kinh nghiệm cho mình và hoàn thiện.
- Trẻ không giấu dốt, thường sẽ đặt câu hỏi ngay khi chưa hiểu vấn đề.

Vậy cần làm gì khi con “thông minh giả”?

Khi con lý sự cùn, đùn đẩy trách nhiệm.
Ba mẹ cố gắng không cười, hỏi xác nhận lại sự việc, và phớt lờ các lý do con đưa ra. Chẳng hạn “Có phải Bống vừa làm đổ cốc nước ra sàn không, đưa tay/chân mẹ xem nào” và phớt lờ đi việc con nói tại cái ghế vướng đường, tại con muốn đi nhanh tới chỗ mẹ… Về sau khi có mặt con, cũng không đem chuyện này ra kể vui cho mọi người nghe, làm con lầm tưởng điều đó là hay.
Khi con ích kỷ không muốn chia sẻ, nhưng lại luôn tìm cách dùng đồ của bạn bè.
Hãy hỏi con, nếu con bị đối xử như vậy, con sẽ buồn chứ? Nếu bé tự tin trả lời: “Con không bao giờ bị các bạn tranh đồ cả, chỉ có bạn đó ngốc mới bị thôi”. Bạn hãy tỏ vẻ ngạc nhiên: “Ồ, ra vậy, mẹ thì hay chia sẻ đồ ăn với các cô chú khác lắm, nhưng cô chú không nghĩ mẹ ngốc, mà còn chia lại cho mẹ đồ ăn. Nếu cô chú nghĩ mẹ ngốc thì mẹ sẽ rất buồn và sẽ ước rằng đừng ai đối xử với mẹ như vậy”. Cha mẹ cố gắng đừng phê phán bé, hãy để bé tự cảm nhận việc làm của mình bằng một câu chuyện tương tự.
Khi thấy con lấy lòng, nịnh những người mang lại lợi ích cho con.
Hãy hỏi con: “Con rất thích bạn ấy à, kể mẹ nghe về bạn ấy đi”. Sau khi con kể xong “Ồ, nghe có vẻ bạn ấy rất hay cho con quà vặt. Thế con có cho bạn ấy món gì của con chưa?”. Có thể bé sẽ nói: “Không, con không có gì để cho, mà bạn ấy cũng không cần”. Lúc này hãy giảng giải với con: “Con rất nhiều tài vặt biết kể chuyện, hát hay, múa giỏi... hãy dạy bạn cùng biết thay vì chỉ khen bạn vì khen nghe xong là biến mất. Con đâu có thua kém gì bạn, không cần xin bạn điều gì, đúng không con?”
Cách đối phó với các mánh khóe của bé.
Ví dụ bé không muốn ngủ trưa nên tới giờ thì quấn lấy ông bà, bảo con thương, con muốn chơi với ông bà hoặc giả ốm để khỏi đi học. Ở trường hợp này này thì đừng vội lật tẩy bé, bé cảm thấy xấu hổ, sẽ càng cứng đầu tỏ ra oan ức thì khó trị hơn. Hãy hỏi lại “Con rất thích đi học nhưng vì đau bụng mà con không đi được thôi phải ko?” – Tất nhiên bé sẽ Dạ – “Nếu thích như vậy thì sau khi con khỏe, mẹ sẽ chở con lên nhà cô giáo học lại bài hôm nay bù vô nhé. Mỗi ngày cũng sẽ đăng kí cho con học thêm ở nhà cô”. Lúc này bé sẽ mếu máo không biết làm sao, bạn hãy gợi ý bé nói thật “Nếu con không muốn đi học, con cứ nói với mẹ nhé. Mẹ và con sẽ cùng thương lượng. Có thể con sẽ ở nhà tự học 1 hôm thay vì đến lớp, con nhé. Nếu đau bụng rồi thì phải nằm mãi trên giường, cũng không được chơi đồ chơi rồi, mẹ cũng có thể đưa con đi bác sĩ để kiểm tra xem con có bị sao hay không nữa”… Hãy để con tự nhận ra bài học bằng sự góp ý nhẹ nhàng, tránh làm bé xấu hổ hay suy nghĩ tiêu cực.
Đôi khi với sự phản ứng nhanh của bé là tín hiệu đáng vui, nhưng ba mẹ hãy quan sát và chú ý để bé thật sự thông minh linh hoạt thay vì thông minh giả. Và để con không lặp lại việc đó, hãy là người gương mẫu cho bé noi theo ba mẹ nhé.
Nguồn: TK
Ba mẹ hãy dạy con nói lời " xin lỗi"
Thật khó khăn để nhận lỗi lầm hay nói lời xin lỗi về một ai đó và trẻ con cũng thế...
Có không ít ba mẹ thường nghĩ rằng khi con làm trái lời mẹ thì đồng nghĩa với việc con phải xin lỗi. Điều đó hoàn toàn sai! Nếu lời xin lỗi là ép buộc thì các con sẽ lại mắc lỗi, lại xin lỗi mà không biết cách giải quyết và khắc phục vấn đề như thế nào để không tái phạm.
>>Xem thêm :Top 5 trung tâm học tiếng Anh giao tiếp trực tuyến tốt nhất bạn nên biết

Điều đầu tiên, cần dạy trẻ biết cách phân biệt đúng sai

Trước khi dạy trẻ xin lỗi, cha mẹ cần dạy trẻ hiểu và phân biệt được rõ đúng sai trong cuộc sống hằng ngày. Chỉ có như thế, trẻ mới nhận rõ được trẻ thực sự sai ở đâu và cần rút kinh nghiệm về điều gì. Tránh những lời xin lỗi xáo rỗng.

Để có thể giúp con hiểu được, bố mẹ cần phải quan sát mọi hành động của con. Từ đó có thể kịp thời chỉ cho con những lỗi sai mà con đang mắc phải. Con đã sai ở đâu? Khi con làm sai mọi việc sẽ như thế nào? Và con nên làm như thế nào?

 

Ba mẹ hãy dạy trẻ biết cách tự nhận lỗi:

- Hãy để con nói lời xin lỗi kèm lý do càng cụ thể càng tốt.
- Giải thích cho trẻ về những điều chúng làm là sai và hậu quả mang lại là gì?
- Trò chuyện, thảo luận với con về một số cách giải quyết tích cực để con có thể sử dụng nếu tình huống tương tự xảy ra.
- Dạy trẻ biết cách tha thứ cho bản thân mình và có ý thức sửa lỗi.
- Những lời quát mắng hay, nặng lời có sát thương rất lớn gây cho chúng một cảm giác bị tổn thương.
Ba mẹ nên nhẹ nhàng cùng con giải quyết lỗi sai và giúp con biết cách xin lỗi phù hợp nhất bởi đây chính là một hành trang tuyệt vời cho sự phát triển tính cách bé.
 
Hãy dành thời gian rảnh trọn vẹn bên con!
Những ngày rảnh rỗi bạn thường làm gì với đứa con của mình? Cho chúng đi chơi, hay để con ở nhà học, ở nhà làm những món ăn thật ngon cho chúng... Với mình thì khác, sau những ngày làm việc mệt mỏi, điều mình cảm thấy hạnh phúc nhất là vui chơi với con.
Tuổi thơ của mình gắn với những trò chơi dân gian bổ ích và thú vị, vì thế mà mình luôn dạy con về những điều tuyệt vời ấy. Có lẽ trò chơi vui nhất mà mình với con hay chơi là trò “tập tầm vông, tay không tay có, tập tầm vó tay có tay không... ” (chắc hẳn ai cũng biết trò chơi này)
 
 
Lợi ích đầu tiên là giúp gắn kết giữa mình với con thông qua hoạt động vui chơi thật thú vị, nhìn những nụ cười của con làm mình cảm thấy vui và hạnh phúc vô cùng.
Nhưng điều tuyệt vời hơn mà lợi ích trò chơi này đem lại là rèn cho con khả năng phán đoán và kích thích bán cầu não phải cực kỳ hiệu quả. À! Nói đến đây mình lại muốn chia sẻ một vài điều về sự vi diệu của não phải và những khả năng của não phải để mọi người hiểu sâu về não bộ của con mình nhé️!
-Não phải có khả năng cộng hưởng từ, tạo ra hình ảnh trực quan sinh động, kích thích trí tưởng tượng của con.
-️ Bán cầu não phải thiên về tư duy logic nên có khả năng tính toán với tốc độ cao.
️- Não phải có khả năng ghi nhớ thông tin với lượng khổng lồ. Ở trẻ nhỏ, bộ não chúng được ví như “miếng bọt biển” khả năng tiếp thu và ghi nhớ những điều mới là một cách thần kỳ. Vì thế mà ba mẹ đừng ngần ngại cho chúng thử nhé!
️- Não phải có khả năng lĩnh hội rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, đặc biệt trong độ tuổi từ 0-6 tuổi trẻ có thể học được 3 ngôn ngữ khác nhau không riêng gì tiếng mẹ đẻ.
Ba mẹ hãy dành một chút thời gian trọn vẹn bên con, chơi với con qua các trò chơi dân gian thú vị, tích cực hơn mỗi ngày nhé!
1001 CÂU HỎI "VÌ SAO" Ở TRẺ VÀ CÂU TRẢ LỜI CỦA CHA MẸ
Ở trẻ nhỏ, chúng có bản tính tò mò thích khám phá những thứ mới nên con sẽ luôn hỏi mẹ “vì sao”, “tại sao”. Dựa vào những câu hỏi của con mẹ biết được chúng đang cần tìm hiểu cuộc sống xung quanh và hình thành dần lên những tư duy logic ở trẻ.
Đã bao giờ bạn thường gặp những câu hỏi kiểu như thế này:
- Tại sao máy bay lại bay được vậy ạ?
- Tại sao bầu trời lại có màu xanh thế mẹ?
- Mẹ ơi, tại sao trái bắp lại có râu?
- Tại sao mẹ lại có tóc dài còn ba lại để tóc ngắn?
- Tại sao hoa cũng có cánh nhưng không bay được như chim hả mẹ?
Những câu hỏi ngộ nghĩnh của trẻ tuy non nớt nhưng ẩn đằng sau đó là cả một quá trình: mắt quan sát, tai lắng nghe, óc so sánh, kết nối các dữ kiện khác nhau lại thành nhóm, sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt thành câu hỏi.
Thế nhưng, rất nhiều cha mẹ thú nhận rằng, khi nghe con liên tục hỏi “tại sao?” thường có hai cách phản ứng. Một là gạt phăng câu hỏi của trẻ đồng thời nóng giận nói “Trẻ con biết gì mà hỏi”. Thứ hai là trả lời qua loa cho xong chuyện.
Do đó, cha mẹ cần quan tâm đến việc hình thành và định hướng thói quen hỏi nhiều cho trẻ ngay từ bé và học cùng trẻ một cách tích cực qua những câu hỏi.
 
Vậy ba mẹ nên trả lời những câu hỏi đó như thế nào là hợp lý?
Cách 1: "Mình cùng khám phá theo cách khác nhé"
Trẻ con học được rất nhiều điều qua quá trình khám phá sự vật, hiện tượng. Nếu con muốn đổ một ly nước hoa quả ra sàn, hãy gợi ý con lấy một ly nước khác và đổ vào chậu. Đừng vội quy kết rằng con đang nghịch ngợm và phá phách, con chỉ đang muốn xem đổ nước ra sàn sẽ như thế nào thôi mà. Nếu bố mẹ cứ gào thét và cấm đoán, con sẽ càng nghịch ngợm hơn.
Cách 2: "Con tự nghĩ nhé"
Khi trẻ thắc mắc điều gì đó, bố mẹ đừng vội trả lời ngay. Nếu trả lời ngay, trẻ sẽ hình thành tâm lý ỷ lại, lười suy nghĩ và bị động. Thay vào đó, bạn hãy nói: “Con tự nghĩ nhé, mẹ không biết” hoặc “Theo con thì tại sao lại như vậy?”
Cách 3: "Mình cùng hỏi chuyên gia nhé"
Cách này càng khiến trẻ tò mò và hồi hộp chờ được nhận câu trả lời hơn. Cha mẹ có thể nhờ sự trợ giúp từ mạng Internet, trong sách báo, tài liệu để tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc của trẻ.
Học anh văn giao tiếp online như thế nào?

Với những người học tiếng anh giao tiếp thì hầu hết họ điều không đánh giá được tính khách quan mà trung tâm họ đang học. Để tìm được một trung tâm tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh giao tiếp không phải chuyện dễ dàng.

 Vì hiện nay có rất nhiều trung tâm trên thị trường kém chất lượng, độ uy tín thấp.

 Học tiếng anh giao tiếp qua website

Chúng ta đều có thể nhận thấy rằng , những người đi du học hay nhập cư ở nước ngoài sau một thời gian đều có thể giao tiếp bằng tiếng anh tốt được . Đó là vì sao ? . Đó là vì họ tiếp xúc với tiếng anh hằng ngày . Không phải là tiếng anh văn phạm ngữ pháp , mà đó là hội thoại tiếng anh khi giao tiếp với nhau . Lâu dần khả năng nghe nói của người học nếu tiếp xúc với môi trường tiếng anh nhiều sẽ được cải thiện và giao tiếp tiếng anh lưu loát. Vì vậy khi học tiếng anh online qua web giúp chúng ta tăng khả năng giao tiếp thông qua việc luyện nghe nói.

>>Có thể bạn quan tâm: Hãy luyện nghe tiếng anh online hiệu quả

 Học từ vựng giao tiếp tiếng anh

Có vô số từ vựng tiếng anh . Bạn không thể tự học thuộc tất cả các từ vựng tiếng anh được , ngay cả người bản xứ không thể. Để giao tiếp được tiếng anh thành thạo . Bạn chỉ cần học thuộc những từ vựng tiếng anh người bản xứ thường dùng trong giao tiếp. Đó là mấu chốt của vấn đề. Học anh văn online cũng giúp bạn trau dồi đựơc một vốn từ vựng khá lớn.

 Luyện nghe tiếng anh giao tiếp

Để giao tiếp tiếng anh thành thạo , thì chúng ta phải có kỹ năng nghe thật tốt . Website cung cấp công cụ luyện nghe tiếng anh giao tiếp cực kì hữu ích . Khi click vào màn hình sẽ tự che đi dòng phụ đề bên phải . Bạn sẽ luyện nghe tiếng anh bằng cách nghe không phụ đề. Lúc này não bộ của ta sẽ phải tập trung cao độ để đoán được các nhân vật trong phim nói gì. Nếu không nghe được hãy ấn pause phim lại. Bạn sẽ thấy đoạn hội thoại mà nhân vật vừa nói bị che lại hiện ra. Bạn sẽ biết được những từ vựng và câu thoại tiếng anh mà bạn nghe không được . Bạn chỉ cần tự học những từ vựng tiếng anh bạn nghe không được . Vô cùng tiện lợi phải không nào

 Luyện nói tiếng anh

Để giao tiếp tiếng anh thành thạo , bạn phải có kỹ năng phát âm thật tốt. Nhất là kỹ năng phát âm từ và âm điệu trong tiếng anh .Luyện tập thường xuyên với phương pháp này , sau một thời gian lưỡi của bạn sẽ quen dần với các âm tiếng anh khó , bạn sẽ phát âm tiếng anh chuẩn hơn , đồng thời âm điệu của bạn cũng sẽ giống hệt với người bản xứ.

Ngoài ra phương pháp luyện tập giao tiếp tiếng anh này còn giúp bạn tạo được phản xạ khi nói , việc nói theo nhân vật trong phim hàng ngày giúp bạn ghi nhớ hàng loạt các mẫu câu giao tiếp của người bản xứ thường dùng trong các đoạn hội thoại giao tiếp hàng ngày.Phụ đề song ngữ Anh - Việt sẽ giúp bạn không phải mất công lật từ điển mà tra , mà mọi thứ diễn ra vô cùng dễ dàng.

Web học tiếng anh online này giúp bạn học tiếng anh giao tiếp mọi level từ cơ bản cho đến nâng cao. Tuy nhiên nó không hoàn toàn miễn phí . Nhưng số tiền bỏ ra thì không đáng bao nhiêu so với giá trị nhận được do với việc đi học các khóa học của những trung tâm giao tiếp tiếng anh mắc tiền.

Mời tìm hiểu: Tiếng Anh online giao tiếp hiệu quả miễn phí