Công nghệ phát triển nhiều cha mẹ sự dụng smartphone như một vật hữu dụng để ghị con trẻ ăn, chơi, dỗ bé khoc. Tuy nhiên chúng ta không thể lường trước được những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử sớm. Vậy cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử sớm sẽ ảnh hưởng đến trẻ như thế nào? Và cách nào để khắc phục nó?
Dùng thiết bị điện tử sớm khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Con người sẽ phát triển hoàn thiện cảm giác trước, sau đó mới phát triển hệ thống âm thanh, rồi mới phát triển hệ thống hình ảnh. Nếu bố mẹ cho con xem điện thoại/ thiết bị điện tử sớm con bị cuốn hút, tập trung vào màn hình thiết bị thông minh. Trong khi hệ thống cảm xúc, hệ thống tín hiệu âm thanh chưa được phát triển đầy đủ sẽ khiến ngôn ngữ giao tiếp cũng như trí tuệ của con bị chững lại.
Ngôn ngữ không chỉ để giao tiếp mà ngôn ngữ còn thể hiện năng lực tư duy của con người, ngôn ngữ là một trong những tín hiệu âm thanh, một trong những công cụ để giúp cho vỏ não phát triển. Trẻ em đang dành quá nhiều thời gian để giao tiếp thông qua các thiết bị công nghệ mà không phát triển kỹ năng giao tiếp cơ bản mà con người đã sử dụng từ trước đến nay. Chậm phát triển ngôn ngữ chính là tác hại đầu tiên của việc cho trẻ dùng thiết bị điện tử sớm và không đúng cách.
Dùng thiết bị điện tử sớm khiến trẻ biếng ăn
Khi cho trẻ vừa ăn vừa xem màn hình, cha mẹ nghĩ rằng làm như vậy là đang giúp con ăn nhanh hơn và tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế nghiên cứu cho thấy khi cho bé ăn mà sử dụng thiết bị điện tử để dụ dỗ con thì sẽ khiến con ăn một cách không ý thức. Trong thời kỳ này, bé không học được cách ăn dặm và não bộ của bé cũng trì hoãn phát triển kỹ năng phân tích về màu sắc và độ cứng, lỏng của món ăn. Việc này hết sức nguy hiểm vì bé không học được cấu trúc thức ăn, cũng như mùi vị thức ăn. Các biểu hiện hành vi biếng ăn sau đó là điều tất yếu vì bé hoàn toàn mới lạ với việc ăn dặm, mùi vị các loại thức ăn bé đang ăn.
Dùng thiết bị điện tử sớm tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư
Tổ chức y tế thế giới WHO đã xác nhận: Bức xạ từ điện thoại di động và các thiết bị máy tính bảng có thể gây ra ung thư.
Bộ não trẻ có nhiều dung dịch hơn người lớn cũng như hộp sọ mỏng hơn nên hấp thu sóng di động cao hơn tới 60% so với người lớn. Tỉ lệ mắc ung thư từ đó cũng lớn dần.
Theo thống kê, việc cho trẻ sử dụng điện thoại từ sớm khiến nguy cơ bị ung thư cao gấp 4 – 5 lần trẻ không sử dụng. Nguy cơ gây ung thư là một trong những tác hại nguy hiểm của việc cho bé dùng thiết bị thông minh sớm.
Tâm sinh lý bị ảnh hưởng
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, màn hình smartphone và máy tính bảng chứa số lượng vi khuẩn thậm chí còn nhiều hơn nắp bồn cầu, và trong khi bồn cầu vẫn thường xuyên được tẩy rửa thì hầu như không ai có thói quen lau chùi màn hình smartphone.
Tác hại của việc cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử sớm làm tăng nguy cơ béo phì lên tới hơn 30%, tăng nguy cơ mất ngủ lên 55%. Khi mắc các hội chứng này sẽ phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe như sự suy giảm hệ thống miễn dịch do tiếp xúc với vi khuẩn trên điện thoại,gây ra các bệnh tim mạch
Tác hại của việc cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử sớm làm tăng nguy cơ béo phì lên tới hơn 30%, tăng nguy cơ mất ngủ lên 55%. Khi mắc các hội chứng này sẽ phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe như sự suy giảm hệ thống miễn dịch do tiếp xúc với vi khuẩn trên điện thoại, gây ra các bệnh tim mạch cho trẻ, gia tăng tính bạo lực, giảm sự tập trung
Cách khắc phục
Thay vì cho con sử dụng thiết bị điện tử, ba mẹ nên dành thời gian và cho bé tiếp xúc sớm với sách vở sẽ tốt hơn!
1. Chúng ta không nên tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiết bị. Rèn thói quen từ khi con còn nhỏị. Khi cha mẹ chăm sóc con, cần để thiết bị ở thật xa. Khi con ít tiếp xúc sẽ ít có những nhu cầu chơi với thiết bị.
2. Cha mẹ cũng nên hạn chế sử dụng các thiết bị khi ở gần con. Nếu cần làm việc với máy tính, hãy vào phòng riêng và làm việc khi không có con ở bên cạnh.
3. Dạy con không được động vào máy tính và điện thoại, đồ vật của người khác, giúp con tránh xa thiết bị điện tử.
4.Cùng con chơi các trò chơi của con như chơi xếp hình, vẽ tranh, …. Tạo cho con sự hưng thú khám phá .Con có nhiều mối quan tâm thì thiết bị cũng ít ảnh hưởng đến con.
5. Cho con tham gia các hoạt động thể thao. Chọn lựa môn thể thao mà con yêu thích rồi khuyến khích con đi theo.
6. Cho con vui chơi với các bạn, tham gia các hoạt động tập thể.
7. Dạy con các kĩ năng sống và dạy con giúp đỡ việc nhà cùng gia đình.
8. Dành thời gian để chơi, chia sẻ tâm sự nhiều với con. Con càng gần gũi cha mẹ, nghe lời chia sẻ của cha mẹ nhiều thì càng trưởng thành và ngoan hơn.
9. Lập thời gian biểu hoạt động của con. Giám sát con thực hiện theo thời gian biểu đó. Cố gắng tránh mọi khoảng thời gian trống.
10. Giải thích rõ cho con về tác hại của thiết bị và lý do tại sao con cần tránh xa nó. Điều này vô cùng quan trọng trẻ hiểu được lý do, chúng sẽ có thái độ tự động tránh xa.
>>> Xem thêm: Có nên học tiếng Anh online không? Cách học tiếng Anh qua mạng hiệu quả