Kiến thức nuôi dạy con

PHƯƠNG PHÁP NUÔI DẠY CON CỦA NGƯỜI MỸ MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ?

Phương pháp giáo dục, nuôi dạy con của người Mỹ đã vốn nổi tiếng trên khắp thế giới bởi tính khoa học, mới mẻ và đặc biệt là kích thích khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ. Vậy phương pháp nuôi dạy con của người Mỹ mang lại lợi ích gì cho trẻ? Hãy cùng Pantado đi tìm hiểu chi tiết về phương pháp nuôi dạy con của người Mỹ ở bên dưới bài viết này nhé!

Dạy con tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ

Dạy trẻ tính tự lập là một trong những phương pháp được ba mẹ Mỹ áp dụng đối với con. Bằng việc con được hướng dẫn những kỹ năng tự phục vụ như: Tự lấy đồ ăn, uống sữa, tự vui chơi, cất dọn đồ và tự đứng dậy khi ngã. Họ luôn kiên trì hướng dẫn, khích lệ để tạo những thói quen tự lập cho trẻ cho đến khi thành thạo. Và những kỹ năng cơ bản tự phục vụ sẽ giúp trẻ tăng cường tính tự lập, tinh thần trách nhiệm khi trưởng thành.

Làm gương và kiên trì trong quá trình nuôi dạy con

Tính kiên nhẫn là yếu tố quan trọng trong phương pháp dạy con của người Mỹ. Khi con hiếu kỳ và thắc mắc về cuộc sống xung quanh, ba mẹ Mỹ luôn kiên nhẫn và sẵn sàng giải đáp, hướng dẫn cho trẻ mọi thắc mắc cho đến khi con thỏa mãn. Họ duy trì sự kỳ vọng phù hợp với lứa tuổi của con và tập trung vào chất lượng mối quan hệ ba mẹ và con cái nhiều hơn kết quả học tập. Tất nhiên, sự tôn trọng này luôn song song cùng tính kỷ luật. 

Dạy con tính quyết đoán 

Một trong những phương pháp nuôi dạy con tiếp theo của người Mỹ đó là dạy con tính quyết đoán. Với phương pháp này đòi hỏi ba mẹ phải có sự tôn trọng và hợp tác với con, đồng thời duy trì quyền kiểm soát với các lựa chọn của trẻ trong những vấn đề quan trọng. Họ đóng vai trò là người hướng dẫn và đóng góp ý kiến cho con. Ngoài ra, họ sẽ đưa ra những quy tắc nhỏ cần phải tuân theo vì họ tin rằng sự nhất quán là điều quan trọng để đứa trẻ học tính trách nhiệm và biết tự kỷ luật.

Đặt câu hỏi tư duy cho con

Việc đặt ra những câu hỏi phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của con còn góp phần bồi dưỡng, nâng cao sự tự chủ trong tư duy của trẻ. Tuy vậy, những câu hỏi còn giúp trẻ phát huy tư duy sáng tạo, rèn luyện sự nhạy bén, nuôi dưỡng trí thông minh một cách tốt nhất.

Để con được phép sai

Đối với người Mỹ, thay vì quát mắng, chỉ trích con, phụ huynh Mỹ chọn cách chấp nhận những sai lầm đó của con, sau đó trò chuyện và định hướng cho trẻ cách làm đúng đắn. 

Đồng hành cùng con học tập, vui chơi

Ba mẹ ở Mỹ thường dành dành tối thiểu hai mươi phút mỗi ngày để trò chuyện, vui chơi, học tập cùng con. Một số nhà khoa học đã chỉ ra rằng, việc tiếp xúc thường xuyên với bố mẹ giúp trẻ tăng khả năng nhận thức cùng các chỉ số trí thông minh cảm xúc. Với phương pháp này, trẻ cũng mở rộng thêm nhiều thói quen và kiến thức hữu ích.

Trao quyền cho con

Điểm đặc biệt với phương pháp nuôi dạy con của người Mỹ, họ luôn tôn trọng con mình và họ hiểu rằng đó là cách trẻ tôn trọng chính bản thân chúng. Với những trẻ em tại các nước trên thế giới còn rụt rè, nhút nhát khi đi học hay giao tiếp xã hội thì ngược lại, trẻ em Mỹ rất mạnh dạn, tự tin. Bí quyết của ba mẹ là “trao quyền” cho trẻ, tin tưởng ở trẻ, khích lệ trẻ và để chúng cảm nhận được những “quyền” này. 

Dạy con trở thành đứa trẻ biết hợp tác

Trong trường hợp con ương bướng và bất hợp tác, thay vì phạt con kiểu đe dọa, mắng mỏ, hay quy chụp rằng con hư, ba mẹ Mỹ sẽ nghiêm nghị sửa chữa hoặc dựa vào sở thích của con để dẫn dụ. Cách này sẽ khiến con hợp tác với ba mẹ một cách hoàn toàn tự nguyện và tự nhiên.

Khen thưởng đúng lúc và áp dụng phạt nghiêm khắc

Trong trường hợp khi con phạm lỗi như nói dối, vô lễ, bỏ ăn, thiếu kỷ luật… tùy vào mức độ mà ba mẹ sẽ phạt trẻ bằng cách yêu cầu con ngồi tự suy nghĩ, cắt giảm đồ chơi, tiền tiêu vặt hay những thứ liên quan đến sở thích của trẻ. Ngoài ra, người Mỹ luôn cho rằng việc khen thưởng con đúng lúc sẽ giúp trẻ nỗ lực và cố gắng hơn. Đặc biệt, việc khuyến khích con đúng thời điểm sẽ giúp con luôn cảm thấy tự tin hơn vào hành động của mình, có thêm động lực để tiếp tục duy trì những hành động đúng đắn. 

Không nuông chiều con

Sự nuông chiều của ba mẹ vô hình sẽ khiến trẻ trở nên yếu đuối vì chúng tin rằng người khác cần đáp ứng mọi thứ cho chúng. Một trong những món quà tuyệt vời nhất mà người Mỹ dành tặng cho con là cho phép chúng phát triển niềm tin: “Tôi có thể.” Ba mẹ sẽ không làm thay con cái những điều mà chúng hoàn toàn có khả năng. Vì thế, con luôn cảm thấy mình có thể giải quyết mọi việc, không ỉ lại vào người khác.
Với những thông tin mà Pantado đã chia sẻ trên bài viết trên, các bậc phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng cho con trong quá trình nuôi dạy con. Hy vọng rằng những kiến thức đó mang lại những lợi ích cho ba mẹ trong quá trình nuôi dạy con.

VÌ SAO PHƯƠNG PHÁP NUÔI DẠY CON CỦA NGƯỜI PHƯƠNG TÂY MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO?

Người phương Tây không chỉ nổi tiếng thông minh, kỷ luật mà các phương pháp nuôi dạy con của họ khiến nhiều ba mẹ trên thế giới không khỏi ngạc nhiên bởi những phương pháp họ áp dụng mang lại hiệu quả cao, giúp con thông minh và khôn lớn. Vậy đâu là những phương pháp nuôi dạy con của người phương Tây? Để làm sáng tỏ vấn đề này, ba mẹ hãy cùng Pantado đi tìm hiểu chi tiết về vấn đề này ba mẹ nhé!  

Vì sao ba mẹ nên học cách dạy con của người phương Tây?

Trong hành trình nuôi dạy con, phương pháp nuôi dạy của các bậc phụ huynh có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của con. Bởi vậy mà việc lựa chọn một phương pháp đúng đắn, phù hợp với con là điều rất quan trọng. Ở các nước phương Tây, không phải tự dưng mà nền giáo dục của họ phát triển bậc nhất với nhiều thành tựu to lớn. Vậy vì sao ba mẹ nên học cách dạy con của người phương Tây?
Rèn luyện cho con tính tự lập: Khác hẳn so với chúng ta, ở phương Tây họ rất coi trọng việc rèn luyện cho con tính tự lập. Họ luôn dạy cho con tính chịu trách nhiệm bất kể việc lớn hay nhỏ, với mục đích chính là để con học cách tư duy chủ động và tự giải quyết vấn đề.
Rèn luyện cho con khỏe mạnh: Trẻ em phương Tây được cha mẹ đặc biệt khuyến khích trong các hoạt động vui chơi ngoài trời, thỏa sức vận động để khám phá thế giới. Đây là lý do mà trẻ em ở đây thường có thể lực tốt và khỏe mạnh hơn. 
Rèn luyện cho con thông minh, dũng cảm: Ba mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi nghe đến những câu chuyện về đứa trẻ ở Mỹ có thể ngủ một mình vào ban đêm, ra khỏi nhà mà không sợ bóng tối, yêu thích động vật ngay cả côn trùng. Điều này tất cả nhờ vào các phương pháp giáo dục của các bậc phụ huynh.

Những phương pháp nuôi dạy con của người Phương Tây

Chắc hẳn, có không ít các bậc ba mẹ thắc mắc rằng những người phương Tây, họ có những bí quyết gì để áp dụng phương pháp nuôi dạy con mang lại tính hiệu quả vô cùng lớn chưa? Nếu câu trả lời là chưa, thì ba mẹ hãy theo dõi một số những phương pháp ở bên dưới đây nhé! 

Phương pháp dạy con tự lập

Người phương Tây, họ luôn định hướng cho con tự lập từ rất sớm. Ví dụ như, khi con đã biết ngồi và cầm nắm đồ vật, các bé sẽ được giao ngay nhiệm vụ tự mình ăn bột. Có thể lần đầu sẽ khó khăn, vụng về nhưng dần, trẻ sẽ quen với việc đó. Tuy nhiên, ba mẹ luôn quan sát để đảm bảo sự an toàn cho con.

Dạy con biết tự giải quyết vấn đề cá nhân

Nếu ba mẹ tìm hiểu và quan sát những cách nuôi dạy con của người phương Tây sẽ thấy, họ rất hiếm khi sử dụng đòn roi trong quá trình dạy con, nhưng các bé lại rất ngoan, tính kỷ luật cao. Dạy con biết tự giải quyết vấn đề cá nhân là sự khác biệt lớn nhất trong cách dạy con của người phương Tây. Thay vì chăm chút con từng tí một, lo lắng và giải quyết hộ khi con gặp bất kỳ một sự cố nào đó thì ba mẹ phương Tây để con tự giải quyết với rắc rối của mình. 

Lắng nghe và đồng hành cùng con 

Hầu hết, các bậc phụ huynh phương Tây luôn dành thời gian để trò chuyện với con, sẵn sàng trả lời từ những câu hỏi ngô nghê cho đến những câu hỏi về giới tính, chính trị. Ba mẹ sẽ luôn kiên trì giải đáp một cách tỉ mỉ, chi tiết cho đến khi con đã kết thúc sự nghi ngờ của mình.  

Khích lệ con đúng lúc

Thay vì chỉ trích, quát mắng khi con mắc lỗi, người phương Tây luôn cho rằng việc khen ngợi, khích lệ con đúng lúc sẽ giúp trẻ nỗ lực và cố gắng hơn. Việc khuyến khích đúng thời điểm sẽ giúp con luôn tự tin hơn vào hành động của mình. Điều này sẽ giúp con có thêm nhiều động lực hơn để tiếp tục phát huy những hành động đúng đắn. 

Tin tưởng khả năng của con

Người phương Tây luôn tin tưởng và để con tự quyết định. Họ luôn tạo cơ hội và tôn trọng quyết định của con, tin tưởng giao nhiệm vụ cho con và chỉ kiểm tra lại hay trợ giúp khi nhận được đề nghị mà con không thể tự mình giải quyết. Nếu con làm sai, con sẽ tự mình nghiệm ra và rút kinh nghiệm cho bản thân. Cách giáo dục này cũng giúp những đứa trẻ sống với tinh thần dũng cảm, không nên sợ hãi điều gì, nếu sai có thể sửa lại. 

Luôn tôn trọng con

Luôn tôn trọng con là một trong những phương pháp nuôi dạy con của người phương Tây. Cho dù con còn nhỏ nhưng ba mẹ luôn dành sự tôn trọng con ngay từ những điều nhỏ nhất. Khi con mắc lỗi, phụ huynh phương Tây thường không quát mắng con ở nơi đông người mà sẽ tìm không gian riêng tư để “tâm sự”, chỉ cho con biết con sai ở đâu, nên làm như thế nào. Cũng bởi trẻ luôn có tính bắt chước cao nên điều này cũng giúp trẻ hình thành thói quen tôn trọng người khác. 

Làm gương cho con

Ba mẹ phương Tây luôn hiểu và quan niệm rằng con là tấm gương phản chiếu của các bậc ba mẹ. Và đó cũng được xem là phương pháp hiệu quả nhất trong cách dạy con của người phương Tây. 
Phương pháp nuôi dạy con của người phương Tây không chỉ giúp con không lớn trưởng thành hơn và còn giúp con rèn luyện tính tự lập, giải quyết vấn đề. Và những điều đã được chia sẻ ở bên trên, các bậc phụ huynh có thể áp dụng cho con để đạt được hiệu quả nhất ba mẹ nhé!

 

CUỐN SÁCH DẠY CON THEO PHƯƠNG PHÁP SHICHIDA

Nuôi dạy con là cả một chặng hành trình dài, để làm tốt được điều này đòi hỏi các bậc phụ huynh cần có những phương pháp chuẩn mực, khoa học. Có không ít bậc phụ huynh gặp khó khăn trong quá trình này, đặc biệt là giai đoạn từ 0 – 6 tuổi, ba mẹ có phương pháp Shichida, việc tìm đọc những cuốn sách của phương pháp này là đơn giản nhất mà lại vừa mang lại tính hiệu quả vô cùng lớn. Hãy cùng điểm qua một vài những cuốn sách dạy con theo phương pháp shichida nhé! 

Vậy phương pháp giáo dục sớm Shichida bao gồm những gì?

Ngoài việc trang bị kiến thức thông qua phương pháp đọc sách Shichida thì trước tiên, các bậc phụ huynh tham khảo một số những phương pháp giáo dục sớm theo phương pháp Shichida bên dưới đây nhé! 

Dùng Flashcard, hình ảnh minh họa

Cách học bằng thẻ Flash card, hình ảnh minh họa đang được nhiều phụ huynh Việt Nam áp dụng để giúp con nhận diện hình ảnh, chữ cái, quốc kỳ, màu sắc….Đây cũng là cách mà cha mẹ áp dụng phương pháp Shichida giúp con có trí nhớ tốt hơn, nhanh nhạy hơn khi xử lý tình huống.
Nhận biết màu sắc
Cách tiếp theo để dạy bé bằng phương pháp Shichida chính là cho bé tiếp xúc với màu sắc càng sớm càng tốt. Đầu tiên bằng màu đơn giản trung tính như trắng, đen với những hình ảnh đối lập. Sau đó ba mẹ cho bé nhìn nhiều màu sắc hơn, dạy bé bằng những đồ vật trong nhà ở xung quanh bé. Màu sắc giúp trí tưởng tượng của bé được phát triển tối đa.
Phân biệt hình dáng
Tiếp theo là kiến thức về hình dáng rất quan trọng từ hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật…đều giúp bé phát triển trí não rất tốt. Chỉ cần thông qua đồ vật trong nhà bé cũng đã nhận biết được hình dáng. Điều này vô cùng quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển hai bán cầu não.
Nhận biết kích thước
Đã biết hình dáng thì ba mẹ nên dạy cho con về kích thước. Kích thước to nhỏ giữa các đồ vật, con vật trong nhà cũng là kiến thức rất phù hợp trong phương pháp Shichida.
Rèn luyện các ngón tay
Vận động tinh của các ngón tay cũng chính là môi trường lý tưởng để bé học được cách xử lý công việc khéo léo hơn. Rèn luyện ngón tay thông qua trò chơi, học đàn, làm việc nhà, vệ sinh cá nhân…giúp các ngón tay linh hoạt, hoạt động khéo hơn, xử lý được nhiều tình huống hơn giúp trí não phát triển tốt hơn.
Phát triển toàn diện 5 giác quan
Khi trẻ đọc một mẩu truyện hay quan sát một bức tranh - đó là học bằng thị giác. Thính giác sẽ được vận dụng khi trẻ được nghe một bài giảng hay một quyển sách nói. Thấu hiểu được tầm quan trọng to lớn của việc phát triển đa giác quan ở trẻ, cũng đã ứng dụng triệt để trong các chương trình học của mình. Với tính năng, nghe - nhìn - đọc - ấn chạm – nói.
Phát triển thính giác
Âm nhạc là môi trường lý tưởng để phát triển trí não và tâm hồn của trẻ. Ba mẹ có thể cho con nghe những bài hát thiếu nhi vui nhộn, những bài hát không lời nhẹ nhàng, bài hát cổ điển dễ ngủ….để con có cơ hội được cảm thụ âm nhạc theo cách của riêng con. Việc làm này sẽ là cách đơn giản nhất để thính giác của trẻ được cải thiện hiệu quả. Bé nghe nhạc nhiều sẽ nhạy cảm hơn với âm nhạc cũng như khả năng cảm thụ âm nhạc sẽ rất tốt.

Những cuốn sách dạy con theo phương pháp Shichida hay nhất

Yêu thương, khen ngợi và nhìn nhận theo phương pháp Shichida
Cuốn sách “Yêu thương, khen ngợi và nhìn nhận theo phương pháp Shichida” giúp cha mẹ hiểu được nguyên tắc khi áp dụng phương pháp Shichida vào thực tế. Điều đó có nghĩa là yêu thương con để dạy con tốt hơn, khen ngợi nghĩa là xây dựng lòng tin cho trẻ và nhìn nhận tức tin tưởng trẻ sẽ làm được. Áp dụng đủ 3 nguyên tắc thì cha mẹ sẽ thành công khi dạy con bằng phương pháp này.
70 thói quen tốt trong việc nuôi dưỡng con theo phương pháp Shichida
Cuốn sách gồm 7 chương với các nội dung: Dạy con biết phấn đấu, Để con học giỏi, Dạy con năng lực sáng tạo, Dạy con biết nhẫn nại, Dạy con sống có trách nhiệm, Dạy con trưởng thành, Dạy con quan tâm đến người khác. Đọc xong cuốn sách cha mẹ sẽ biết chọn những thói quen tốt, giúp con trưởng thành và thành công để áp dụng cho con yêu.

33 bài thực hành theo phương pháp Shichida

Đây là cuốn sách đầu tiên mà các ba mẹ nên tham khảo khi áp dụng phương pháp Shichida cho trẻ ở độ tuổi từ 0 – 6 tuổi. Tác giả của cuốn sách chính là Shichida Ko - con trai thứ của Giáo sư Shichida Makoto. Cuốn sách nói về những phương pháp thực hành mà cha mẹ nên thực hiện cho trẻ để phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ của trẻ từ 0 – 6 tuổi như: Học màu, học hình khối, kích thước, luyện tay.
Phát triển năng lực trí tuệ cho con theo phương pháp Shichida
Nội dung cuốn sách nói về phương pháp Shichida và nguyên tắc giáo dục cho trẻ từ 0 – 6 tuổi theo từng độ tuổi. Nội dung sách là phần nối tiếp của cuốn Yêu Thương, Khen Ngợi Và Nhìn Nhận – Bí Quyết Nuôi Dạy Con Theo Phương Pháp Shichida. Bên cạnh đó, phụ huynh sẽ tìm thấy bài học thực hành , đồng thời có những thực hành khởi đầu cơ bản với 33 Bài tập Thực Hành Theo Phương Pháp Shichida để áp dụng dạy con hiệu quả. 
Bí ẩn não phải
Bên cạnh não trái thì cha mẹ cần kích thích não phải cho bé trong những năm đầu đời. Tận dụng thời gian từ 0 – 3 tuổi để dạy trẻ nhiều hơn giúp trẻ có nền tảng trí tuệ tốt nhất bước vào đời. 
Giáo dục não phải – tương lai cho con
Cha mẹ nên tham khảo cuốn sách này để áp dụng cho con giúp bé có não phải phát triển tối đa. Cuốn sách có nội dung cơ bản được viết bởi tác giả Giáo sư Makoto Shichida giúp cha mẹ nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục não phải cho bé từ 0 – 6 tuổi. 

MẸO GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ “THÔNG MINH GIẢ” Ở TRẺ

Đã bao giờ các ba mẹ gặp phải tình huống trẻ làm một điều gì đó mà tìm cách nói dối chưa nhỉ? Đó chính là biểu hiện “Thông minh giả” ở trẻ. Ba mẹ có thể hiểu nôm na ra là sự lanh lẹ, sử dụng mẹo vặt nhất thời, các hành động không thể hiện ở chiều sâu hiểu biết, tư duy, về lâu dài không đem lại nền tảng tốt cho bé. Hay từ dân gian còn gọi là “Khôn lỏi”

Dấu hiệu trẻ biểu hiện thông minh giả

Sẽ không khó để ba mẹ nhận biết được sự thông minh giả ở trẻ trong một số tình huống sau đây nhé:

- Con luôn có lý do để không làm một công việc nào đó như học bài, dọn đồ chơi.
- Đôi lúc con thường biện cho lỗi lầm hoặc tệ hơn là lý sự cùn với người đối diện.
- Thường xuyên đùn đẩy để tránh trách nhiệm của bản thân.
- Con đề cao lợi ích của mình như chỉ muốn giữ riêng đồ chơi đồ ăn nhưng tìm mọi cách để chơi hoặc ăn đồ của bạn
- Đôi khi con có hành động ăn hiếp những bạn yếu kém hơn mình.
- Lấy lòng, nịnh nọt những bạn, thầy cô hoặc người đem lại lợi ích cho mình
- Luôn cho mình là đúng, tỏ ra hiểu biết.
Biểu hiện thông minh thật sự ở trẻ:
- Trẻ biết đặt nhiều câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề đang thắc mắc như tại sao, nếu con…thì sẽ như thế nào ạ?...
- Trẻ có trí tưởng tượng phong phú trên hình ảnh hoặc câu chuyện nền tảng.
- Trẻ biết cách bảo vệ bản thân để không bị bắt nạt.
- Trẻ biết khen ngợi, ngưỡng mộ người khác thật lòng, lấy những điểm tốt của người khác để tích lũy kinh nghiệm cho mình và hoàn thiện.
- Trẻ không giấu dốt, thường sẽ đặt câu hỏi ngay khi chưa hiểu vấn đề.

Vậy cần làm gì khi trẻ có biểu hiện “thông minh giả”?

Khi con lý sự cùn, đùn đẩy trách nhiệm.
Ba mẹ cố gắng không cười, hỏi xác nhận lại sự việc, và phớt lờ các lý do con đưa ra. Chẳng hạn “Có phải Bống vừa làm đổ cốc nước ra sàn không, đưa tay/chân mẹ xem nào” và phớt lờ đi việc con nói tại cái ghế vướng đường, tại con muốn đi nhanh tới chỗ mẹ… Về sau khi có mặt con, cũng không đem chuyện này ra kể vui cho mọi người nghe, làm con lầm tưởng điều đó là hay.

Khi con ích kỷ không muốn chia sẻ, nhưng lại luôn tìm cách dùng đồ của bạn bè.
Hãy hỏi con, nếu con bị đối xử như vậy, con sẽ buồn chứ? Nếu bé tự tin trả lời: “Con không bao giờ bị các bạn tranh đồ cả, chỉ có bạn đó ngốc mới bị thôi”. Bạn hãy tỏ vẻ ngạc nhiên: “Ồ, ra vậy, mẹ thì hay chia sẻ đồ ăn với các cô chú khác lắm, nhưng cô chú không nghĩ mẹ ngốc, mà còn chia lại cho mẹ đồ ăn. Nếu cô chú nghĩ mẹ ngốc thì mẹ sẽ rất buồn và sẽ ước rằng đừng ai đối xử với mẹ như vậy”. Cha mẹ cố gắng đừng phê phán bé, hãy để bé tự cảm nhận việc làm của mình bằng một câu chuyện tương tự.

Khi thấy con lấy lòng, nịnh những người mang lại lợi ích cho con.

Hãy hỏi con: “Con rất thích bạn ấy à, kể mẹ nghe về bạn ấy đi”. Sau khi con kể xong “Ồ, nghe có vẻ bạn ấy rất hay cho con quà vặt. Thế con có cho bạn ấy món gì của con chưa?”. Có thể bé sẽ nói: “Không, con không có gì để cho, mà bạn ấy cũng không cần”. Lúc này hãy giảng giải với con: “Con rất nhiều tài vặt biết kể chuyện, hát hay, múa giỏi... hãy dạy bạn cùng biết thay vì chỉ khen bạn vì  khen nghe xong là biến mất. Con đâu có thua kém gì bạn, không cần xin bạn điều gì, đúng không con?”
Cách đối phó với các mánh khóe của bé.

Ví dụ bé không muốn ngủ trưa nên tới giờ thì quấn lấy ông bà, bảo con thương, con muốn chơi với ông bà hoặc giả ốm để khỏi đi học. Ở trường hợp này này thì đừng vội lật tẩy bé, bé cảm thấy xấu hổ, sẽ càng cứng đầu tỏ ra oan ức thì khó trị hơn. Hãy hỏi lại “Con rất thích đi học nhưng vì đau bụng mà con không đi được thôi phải ko?” – Tất nhiên bé sẽ Dạ – “Nếu thích như vậy thì sau khi con khỏe, mẹ sẽ chở con lên nhà cô giáo học lại bài hôm nay bù vô nhé. Mỗi ngày cũng sẽ đăng kí cho con học thêm ở nhà cô”. Lúc này bé sẽ mếu máo không biết làm sao, bạn hãy gợi ý bé nói thật “Nếu con không muốn đi học, con cứ nói với mẹ nhé. Mẹ và con sẽ cùng thương lượng. Có thể con sẽ ở nhà tự học 1 hôm thay vì đến lớp, con nhé. Nếu đau bụng rồi thì phải nằm mãi trên giường, cũng không được chơi đồ chơi rồi, mẹ cũng có thể đưa con đi bác sĩ để kiểm tra xem con có bị sao hay không nữa”… Hãy để con tự nhận ra bài học bằng sự góp ý nhẹ nhàng, tránh làm bé xấu hổ hay suy nghĩ tiêu cực.

Đôi khi với sự phản ứng nhanh của bé là tín hiệu đáng vui, nhưng ba mẹ hãy quan sát và chú ý để bé thật sự thông minh linh hoạt thay vì thông minh giả. Và để con không lặp lại việc đó, hãy là người gương mẫu cho bé noi theo ba mẹ nhé.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÁO DỤC CẢM XÚC CHO TRẺ MẦM NON?

Việc chuẩn bị hành trang kiến thức của các bậc phụ huynh cho con ngay từ những năm đầu đời có ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển trí tuệ và cả về cảm xúc ở trẻ. Do vậy mà ngày giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non ngày càng được các bậc phụ huynh tìm hiểu và áp dụng cho con. Thế nhưng câu hỏi đặt ra rằng làm thế nào để giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non một cách hiệu quả nhất? Để giải đáp được câu hỏi đó, ba mẹ hãy cùng Pantado đi tìm hiểu chi tiết về chủ đề này ở ngay bài viết bên dưới đây ba mẹ nhé!

 

1. Những biểu hiện về sự phát triển tâm lý của trẻ mầm non

Khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn mầm non, trong khoảng thời gian này, ba mẹ có thể nhận thấy rõ những đặc điểm tâm lý của trẻ, và những điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con trong tương lai. Một số những biểu hiện tâm lý trẻ như: 

1.1. Trẻ thích tò mò, khám phá thế giới xung quanh

Chắc hẳn, các ba mẹ luôn cảm thấy đau đầu, bối rối khi một vạn những câu hỏi vì sao, tại sao mà trẻ đặt ra như là để mong muốn ba mẹ giải đáp cho sự tò mò ấy mặc cho bất kể đề tài, sự vật hay hiện tượng nào mà chúng bắt gặp đề kích thích sự hiếu kỳ. Đứng trước những tình huống tương tự như vậy, điều đầu tiên ba mẹ hãy kiên nhẫn và trả lời một cách khoa học, dễ hiểu để tạo nên nền tảng tư duy cho bé. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần lưu ý rằng không nên trả lời, giải đáp cho con về vấn đề nào đó một cách sai lệch. Ba mẹ hãy cứ để trẻ thoải mái đưa ra những câu hỏi và kiên nhẫn giải thích từng chút một với các con.  

1.2. Phát triển khả năng giao tiếp mạnh mẽ

Một đặc điểm dễ thấy nữa đó là trẻ luôn cảm thấy hào hứng khi được tiếp xúc nhiều hơn với mọi người xung quanh. Mà điểm đặc biệt đó là chúng sẽ dễ học theo, làm theo hay thậm chí là nói theo với những gì mà chúng quan sát được từng lời nói, hành động và tương tác của những người xung quanh. Do vậy mà các bậc phụ huynh cùng không nên dùng tiếng lóng, hay giao tiếp không đúng mức để tránh gây nhiễu loạn ngôn ngữ của trẻ. 

1.3. Phát triển trí tưởng tượng ở trẻ

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng trong giai đoạn này, khả năng tư duy và trí tưởng tượng ở trẻ cũng dần được hình thành và phát triển. Thông qua những hoạt động học tập, vui chơi khám phá thế giới, các bé sẽ càng có thêm nhiều kiến thức về thế giới xung quanh. Ngoài ra, trẻ thích tưởng tượng mình là nhân vật này, nhận vật kia giống trong câu chuyện bộ phim được xem, câu chuyện được nghe kể. 

1.4. Hình thành cá tính riêng

Trong giai đoạn này, trẻ nhỏ có thể bắt đầu hình thành ý thức cá nhân và có cá tính mạnh mẽ. Chúng có thể tự đưa ra những nhận xét theo ý kiến lập trường của mình. Đồng thời, luôn chú ý lắng nghe những lời nhận xét của những người xung quanh dành cho mình. Ngoài ra, nhiều đứa trẻ trong giai đoạn này cũng có biểu hiện như bướng bỉnh, cáu gắt, không nghe lời, vòi vĩnh khi làm những điều không vừa ý với chúng. Chính bởi vậy mà ba mẹ nên tránh khen, chê bai hay trách phạt các con trước những người khác, có thể khiến bé cảm thấy tự ti hoặc quá tự mãn về bản thân. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non trong giai đoạn này khá khó khăn, phụ huynh cần định hướng ngay từ ban đầu để trẻ đi đúng đường. 

2. Một số lợi ích của việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non đóng vai trò như kim chỉ nam để hình thành và phát triển tư duy và hành động ở trẻ. Một số những lợi ích của việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non mang lại như:

2.1. Nền tảng quan trọng cho tương lai

Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng đa số trẻ được giáo dục cảm xúc đều đạt được những thành công nhất định. Trẻ không quá bị áp lực về mặt cảm xúc, mắc ít các lỗi kỷ luật cùng điểm số được cải thiện. Có thể thấy rằng, việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non rất quan trọng

2.2. Nâng cao những kỹ năng cần thiết

Khi trẻ mầm non được trang bị những kiến thức về giáo dục cảm xúc, điều đó sẽ hỗ trợ nhiều kỹ năng cần thiết cho con. Trẻ học được cách điều khiển cảm xúc như kiểm soát tâm trạng vui, buồn, tự đưa ra những quyết định, mục tiêu. Con cũng học được cách giao tiếp và hòa thuận hơn với mọi người xung quanh. 

2.3. Đương đầu với thử thách

Trẻ được trang bị những kỹ năng cảm xúc sẽ có khả năng đối mặt tốt trước những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Với những trẻ được giáo dục cảm xúc tốt ngay những năm tháng đầu đời, trẻ sẽ phân biệt được những điều tốt, điều xấu. Từ đó, hình thành nên lối sống lành mạnh, duy trì được tâm trạng hứng khởi cùng nguồn năng lượng tích cực. 
Trẻ cũng có thể tự mình xây dựng nên nhiều mối quan hệ với bạn bè, người lớn. Bên cạnh đó, bé sẽ đưa ra được những quyết định đúng, sáng suốt và phù hợp cho nhiều hoàn cảnh. Những kỹ năng mà bé được dạy, được tiếp thu sẽ theo trẻ suốt trong quá trình trưởng thành. 
Trên đây, Pantado đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh về chủ đề giáo dục cảm xúc cho trẻ, những khiến thức đó hy vọng sẽ mang lại những kiến thức bổ ích dành cho các bậc phụ huynh phần nào và có thể áp dụng cho con trong quá trình nuôi dạy trẻ hạnh phúc và phát triển.

GIÚP BA MẸ HIỂU HƠN VỀ PHƯƠNG PHÁP HIGHSCOPE NUÔI DẠY CON THÔNG MINH?

Hiện nay, các bậc phụ huynh thường quan tâm đến việc giáo dục cho trẻ ngay từ nhỏ, có rất nhiều phương pháp được nhiều ba mẹ áp dụng như: Montessori, Shidachi. Và một trong những phương pháp nuôi dạy đang thịnh hành hiện nay đó là phương pháp Highscope. Để hiểu hơn về phương pháp này một cách chi tiết nhất, ba mẹ hãy cùng Pantado theo dõi ở ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Phương pháp Highscope là gì?

Có thể ba mẹ chưa biết? Phương pháp Highscope là một trong những phương pháp giáo dục sớm cho trẻ nhỏ nổi tiếng tại các nước châu  u và Mỹ. Điều cốt lõi của phương pháp này đó là tập trung đi sâu vào việc giúp mỗi đứa trẻ có thể học tập chủ động. Chính vì lý do này nên ba mẹ sẽ thấy trẻ em ở các nước phương Tây có tính tự lập cực kỳ cao và không hề ỷ lại vào gia đình hay bạn bè. Phương pháp giáo dục sớm Highscope sẽ giúp những đứa trẻ có thể chủ động tham gia vào việc khám phá, học tập và có thể tiếp thu được toàn diện những kiến thức đó. Chúng được chủ động tối đa để có thể thực hiện hay lựa chọn những kế hoạch liên quan đến bản thân của mình.

2. Phương pháp giáo dục Highscope phù hợp với trẻ độ tuổi nào?

Mỗi phương pháp giáo dục sớm cho trẻ đều được thiết kế nhằm hướng tới đối tượng trẻ nhất định. Ở trẻ nhỏ, mỗi độ tuổi trẻ lại có những thay đổi, có những sự phát triển khác nhau về cơ thể, nhận thức, cảm xúc. Chính bởi vậy mà các phương pháp sẽ được thiết kế để có thể tác động trực tiếp vào từng đối tượng trẻ để mang đến những hiệu quả tối ưu nhất.
Đây là một trong những phương pháp giáo dục sớm, phương pháp này sẽ giúp trẻ có được nền móng phát triển vững chắc hơn. Độ tuổi phù hợp nhất mà phương pháp này mang lại đó là với trẻ 3 tuổi bởi:

2.1. Trẻ dưới 3 tuổi là độ tuổi nền móng cho sự phát triển

Cũng giống như khi xây dựng một ngôi nhà, nền móng vững chắc mới giúp ngôi nhà an toàn và đảm bảo kết cấu. Chính bởi vậy ngay từ những năm đầu đời khi ba mẹ ý thức được việc giáo dục sớm bài bản thì sẽ giúp trẻ có được sự phát triển đúng chuẩn nhất và sớm gặt hái được thành công.

2.2. Trẻ 3 tuổi là độ tuổi tò mò và muốn khám phá mọi thứ

Trẻ dưới 3 tuổi thường rất thích khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy mà khi ba mẹ có được sự giáo dục sớm thì chắc chắn sẽ giúp trẻ có thể tiếp cận nhiều hơn với thế giới để từ đó rèn luyện được tính tự lập.

3. Mục đích của phương pháp giáo dục Highscope

Mục đích của phương pháp giáo dục Highscope dựa trên những yếu tố mà con có thể làm được khi ba mẹ áp dụng phương pháp này cho con. Một trong những yếu tố đó chính là:

3.1. Học tập chủ động

Theo những khảo sát và nghiên cứu đã được ghi chép lại cho thấy những đứa trẻ khi được giáo dục bằng phương pháp Highscope sẽ có tính tự lập rất cao. Trẻ luôn chủ động trong mọi việc và luôn thể hiện mình là người dẫn đầu. Với phương pháp này người lớn hay ba mẹ khi đó chỉ là người chỉ dẫn, người hướng dẫn để giúp trẻ có thể tự tin hơn khi chủ động khám phá thế giới. Điều này sẽ phần nào đó khiến những đứa trẻ có thể bộc lộ được những năng khiếu, những tài năng của bản thân một cách tự nhiên nhất. 

3.2. Tương tác người lớn – trẻ nhỏ

Xã hội ngày càng phát triển đã khiến khoảng thời gian chung giữa ba mẹ và con cái trở nên ít đi. Thời gian để ba mẹ và con tương tác với nhau cũng dần bị bó hẹp lại. Trong một gia đình, việc không có sự thấu  hiểu sẽ mang đến nhiều hệ quả đau lòng. Bởi vậy mà hiện nay ba mẹ Việt cực kỳ ưa chuộng phương pháp giáo dục sớm Highscope và coi đây là kim chỉ nam trong quá trình trưởng thành cùng trẻ.
Theo đó, phương pháp giáo dục sớm Highscope sẽ giúp gắn kết và thu hẹp khoảng cách giữa trẻ và ba mẹ. Những hoạt động tương tác lẫn nhau sẽ giúp ba mẹ và trẻ có cơ hội để hiểu nhau hơn. Sự thấu hiểu sẽ giúp việc giáo dục trở nên hiệu quả nhất. Đây cũng chính là mục đích to lớn mà Highscope muốn hướng tới.

3.3. Môi trường học tập

Môi trường sống, môi trường học tập có ảnh hưởng cực kỳ lớn tới sự phát triển toàn diện cũng như hình thành nhân cách của trẻ nhỏ. Khi những đứa trẻ được sống trong một môi trường lành mạnh, được giáo dục bởi những phương pháp đúng chuẩn thì chắc chắn sẽ sớm trở thành người có ích và gặt hái được những thành công sớm.
Thấu hiểu được điều đó mà phương pháp giáo dục Highscope đã được phát triển. Phương pháp sẽ vô hình chung tạo ra một môi trường giáo dục lý tưởng để trẻ có thể phát triển một cách tích cực nhất. Người lớn khi đó sẽ chính là người soi đường chỉ lối để tạo điều kiện tối đa giúp trẻ có được môi trường học tập hoàn hảo nhất.

3.4. Chuỗi hoạt động hàng ngày

Phương pháp Highscope sẽ giúp trẻ nhận thức được việc lập thời gian biểu hàng ngày. Những công việc khi được lên kế hoạch từ trước sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn. Trẻ sẽ phải lên kế hoạch cho những công việc, những hoạt động sẽ xảy ra trong thời gian nhất định. Sau đó trẻ cũng cần có sự đánh giá, nhìn nhận lại để đảm bảo rằng công việc đã được thực hiện hiệu quả chưa và từ đó có được nhiều bài học quý báu.
Thông qua việc lên kế hoạch trẻ sẽ được trau dồi khả năng tư duy, đánh giá cũng như có sự thay đổi hay điều chỉnh hành vi của mình. Từ những điều đó sẽ giúp trẻ có thể nhận thức được những hạn chế, những ưu điểm của vấn đề để có được nhận thức đúng đắn nhất về thế giới.

4. Vì sao ba mẹ nên áp dụng phương pháp giáo dục Highscope cho trẻ?

Có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm cho trẻ mà ba mẹ có thể lựa chọn. Mỗi phương pháp dù có cách thực hiện khác nhau nhưng nhìn chúng vẫn tập trung hướng đến sự phát triển của trẻ. Theo đó, phương pháp giáo dục sớm Highscope sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nên được các ba mẹ tin tưởng như:

4.1. Trẻ tự lập và chủ động trong mọi việc

Thông qua Highscope trẻ sẽ được tự mình khám phá thế giới, được trải nghiệm và cảm nhận những điều thú vị trong cuộc sống. Khi đó, mỗi đứa trẻ sẽ trau dồi cho mình vô vàn những kiến thức, những bài học trưởng thành quý báu nhất.

4.2. Ba mẹ không mất quá nhiều công sức hay thời gian giáo dục trẻ

Đối với nhiều phương pháp giáo dục khác ba mẹ thường phải túc trực 24/24 trong quá trình dạy trẻ. Điều này phần nào đó sẽ gây ra sự mệt mỏi hay áp lực đối với trẻ. Nhưng đối với Highscope thì ba mẹ chỉ cần là người hỗ trợ, người định hướng để giúp trẻ đi đúng đường. Mọi việc đều sẽ là tự trẻ khám phá và học hỏi.

4.3. Mang đến tâm lý thoải mái

Ba mẹ sẽ không phải tạo ra bất cứ khuôn khổ nào cho trẻ. Với phương pháp Highscope trẻ sẽ có được tâm lý thoải mái nhất để khám phá thế giới bởi khi đó ba mẹ chỉ là người đồng hành cùng trẻ.

4.4. Tạo nền móng, tiền đề cho sự phát triển bền vững

Những đứa trẻ lớn lên bằng phương pháp giáo dục Highscope chắc chắn sẽ có nền móng phát triển bền vững. Lý do là bởi chúng được tự mình khám phá, tự sai tự sửa. Từ đó giúp chúng có được một nền tảng kiến thức đúng chuẩn nhất để bước vào những nấc phát triển của cuộc đời.
Những giá trị mà phương pháp giáo dục sớm Highscope mang đến có ý nghĩa rất lớn trong quá trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều là mầm non tương lai của đất nước. Vì vậy  mà ngay từ những giai đoạn đầu đời, chúng được định hướng phát triển đúng chuẩn thì chắc chắn sẽ trở thành người có ích cho xã hội và từ đó sẽ tạo ra những giá trị tích cực nhất cho cuộc sống.

5. Nội dung phương pháp Highscope bao gồm những gì?

Khi ba mẹ lựa chọn phương pháp giáo dục sớm cho trẻ Highscope sẽ được trải nghiệm rất nhiều những nội dung, những chắt lọc tinh tế nhất để mang lại hiệu quả cao. Cụ thể, những nội dung trong phương pháp giáo dục sớm Highscope như sau: Nghiên cứu các quy tắc xã hội; Khoa học – công nghệ; Nghệ thuật sáng tạo; Toán học; Ngôn ngữ, giao tiếp, đọc, viết; Phát triển sức khỏe và thể chất; Phát triển xã hội và cảm xúc; Phương pháp học tập.
Những đứa trẻ sẽ có một nền tảng, nền móng vững chắc nhất để có thể tự mình khám phá thế giới đầy mới lạ trong tương lai. Những nội dung này đều sẽ được thể hiện và đúc kết ngắn gọn, chắt lọc nhất. Do vậy mà sẽ giúp ba mẹ có được những định hướng đúng đắn nhất để giúp trẻ có được những giá trị mà phương pháp Highscope mang lại.

6. Lưu ý khi áp dụng phương pháp giáo dục sớm Highscope cho con

Trên thực tế, bất kỳ ba mẹ nào cũng có thể áp dụng phương pháp giáo dục sớm Highscope cho con mình. Tuy nhiên về hiệu quả thì có sự khác biệt. Do vậy để đảm bảo có được hiệu quả tốt nhất, ba mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

6.1. Áp dụng linh hoạt

Mọi phương pháp giáo dục được đưa ra dựa theo phần lớn sự phát triển của trẻ tại các quốc gia châu  u và Mỹ. Vì vậy mà khi áp dụng cho những trẻ Việt Nam, ba mẹ cần có sự linh hoạt. Theo đó, ba mẹ cần dựa vào nhận thức, cảm xúc, thực trạng của con mình để có những điều chỉnh phù hợp nhất. Không nên áp dụng quá cứng nhắc bởi sẽ phản tác dụng.

6.2. Hiểu trước khi thực hành

Với những mỗi nội dung mà Pantado đã chia sẻ, ba mẹ cần phải hiểu rõ ràng vấn đề để có thể thực hành một cách hiệu quả nhất.

6.3. Vừa học vừa làm

Ba mẹ vừa nghiên cứu cần phải vừa thực hành luôn. Chúng sẽ giúp ba mẹ có những điều chỉnh phù hợp nhất.
Trên đây là tất cả những thông tin mà Pantado muốn giới thiệu cho các bậc phụ huynh chi tiết về những phương pháp Highscope. Hy vọng rằng những thông tin đó mang lại những lợi ích cho các ba mẹ trong quá trình nuôi dạy con.

CÓ NÊN GIÁO DỤC SỚM CHO TRẺ TỪ 1 - 3 TUỔI?

Các phương pháp giáo dục, nuôi dạy trẻ ngay từ khi còn nhỏ ngày càng được nhiều phụ huynh qua tâm và áp dụng đối với những đứa trẻ của mình. Điều này không chỉ giúp con có cơ hội được phát triển toàn diện mà giúp cho chúng làm quen với tất cả những kỹ năng tự lập hay rèn luyện trí thông minh. Vậy những phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từ 1 – 3 tuổi quan trọng như thế nào? Ngay sau đây, Pantado sẽ chia sẻ tất cả những gì liên quan đến chủ đề này một cách rõ ràng nhất, ba mẹ có thể tham khảo nhé! 

1. Tại sao nên giáo dục sớm cho trẻ từ 1 – 3 tuổi?

Là bậc làm cha, làm mẹ ai ai mà không mong mỏi con mình khôn lớn và phát triển toàn diện nhỉ? Bởi vậy nên ngay từ khi còn vài tuổi, nhiều ba mẹ đã chú ý và tìm hiểu đến các phương pháp nuôi dạy con một cách khoa học. Và ba mẹ biết không, khi trẻ nhỏ được tiếp cận với phương pháp của ba mẹ, con sẽ thông minh và phát triển hơn sau này. Điều này mang lại một số những lợi ích như sau:

1.1. Kích thích sự phát triển não phải của trẻ

Theo một số những nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ từ 3 tuổi trở xuống học tập mọi thứ thông qua hình thức chụp hình bằng não phải cũng vì vậy trẻ giống như một chiếc máy ảnh, có thể học tập, sao chép mọi thứ rất nhanh. Vì vậy, nếu trong giai đoạn này ba mẹ bắt đầu dạy trẻ và dạy lặp đi lặp lại sẽ đáp ứng được cách học của trẻ, đồng thời giúp não bộ xây dựng phản xạ, tiếp thu được nhiều thông tin hơn và kích thích tiềm năng não bộ.

1.2. Khả năng tiếp nhận thông tin vô hạn

Trong giai đoạn từ 1 – 3 tuổi, khả năng tiếp nhận thông tin, thu nạp những thông tin xung quanh một cách thụ động và vô hạn. Chính vì những điều này nên, ba mẹ có thể cung cấp thông tin, kiến thức cho trẻ mà không sợ gây áp lực hay khiến trẻ cảm thấy quá tải. Thế nhưng, ba mẹ cũng nên cung cấp kiến thức cho trẻ dựa trên sở thích và khả năng của bản thân trẻ.

1.3. Trẻ cực kỳ ham học hỏi

Trẻ trong độ tuổi này, chúng cực kỳ ham học hỏi, mong muốn được khám phá thế giới xung quanh đầy mới lạ và hấp dẫn. Bởi vậy, ba mẹ hãy thỏa mãn mong muốn học hỏi này của trẻ, giúp xây dựng thói quen và niềm đam mê, yêu thích học tập ngay từ bây giờ.

2. Nên dạy cho con những gì ở độ tuổi 1 – 3 tuổi

Đây cũng là một câu hỏi mà rất nhiều các bậc phụ huynh băn khoăn và cần được giải đáp. Ở độ tuổi này, các bậc phụ huynh có thể dạy con những điều sau, ví dụ như:

2.1. Dạy về ngôn ngữ

Đây chính là thời điểm trẻ bắt đầu học và phát triển ngôn ngữ. Vì vậy, ba mẹ có thể bắt đầu với việc dạy ngôn ngữ cho trẻ. Trước hết, ba mẹ cần phải dạy cho trẻ về tiếng Việt. Trẻ đang bắt đầu học nói và có thể tiếp thu được một lượng từ vựng khổng lồ. Hãy bắt đầu dạy bé những từ đơn giản theo chủ đề như:

2.2. Dạy trẻ cách gọi tên người thân bố, mẹ, ông, bà

Nhìn vào mắt con và đọc chậm rãi, rõ ràng tên của người thân, ví dụ “mẹ”, “bà”, “ba”,... Hoặc có thể gọi tên bé và chỉ vào người đối diện rồi giới thiệu với bé như “Bắp, bà ngoại kìa”. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể tạo một album ảnh với hình ảnh của những người thân và chỉ cho trẻ. Dần dần trẻ sẽ ghi nhớ và nhận diện được gương mặt, tên của người trong ảnh. Và khi lớn dần tới 3 tuổi, ba mẹ có thể chỉ vào ảnh hỏi trẻ đây là ai, chắc chắn trẻ sẽ đưa ra được câu trả lời.

2.3. Dạy trẻ về các bộ phận cơ thể

Trong khi tắm, thay tã, mặc quần áo cho con, chơi cùng con,... ba mẹ cũng có thể dạy con học các từ vựng chỉ bộ phận cơ thể. Ví dụ vừa thay áo cho con vừa chỉ vào bụng, tay, chân và vừa nói “Đây là bụng nhỏ, bụng nhỏ. Đây là tay nhỏ, tay nhỏ. Đây là chân nhỏ, chân nhỏ”. Hoặc hỏi bé các bộ phận cơ thể ở đâu, ví dụ “Mũi Bắp ở đâu nhỉ?”, “Tay Bắp ở đâu nhỉ?”, “Bụng Bắp đâu rồi nhỉ”.  Khi trẻ 1 tuổi chưa thể nói được nhiều nhưng có thể nhận thức được câu hỏi của ba mẹ và sử dụng tay để chỉ vào các bộ phận thay cho câu trả lời. Tuy nhiên, khi trẻ được 2 - 3 tuổi, ngôn ngữ phát triển, khả năng nói tốt hơn trẻ có thể vừa chỉ và vừa nói ra câu trả lời của mình.

2.4. Dạy trẻ về chủ đề màu sắc

Ba mẹ cũng nên dạy trẻ từ 1 đến 3 tuổi cách nhận biết và đọc tên các màu sắc. Có thể mua những tấm card với đủ mọi màu sắc khác nhau rồi chỉ vào từng màu và đọc tên màu cho trẻ nghe.
Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể dạy bé nói theo chủ đề phương tiện giao thông, động vật, thức ăn, hoa quả,... Đặc biệt, độ tuổi này cũng rất thích hợp để dạy tiếng Anh và các ngôn ngữ khác. Theo các chuyên gia giáo dục, nếu ngay từ khi còn nhỏ, trước 6 tuổi trẻ đã được tiếp xúc với ngôn ngữ khác thì khả năng học ngôn ngữ sẽ tốt hơn và nhanh hơn. Ở độ tuổi này trẻ rất thích khám phá, học tập những điều mới mẻ, khả năng tiếp thu thông tin nhanh và lượng thông tin tiếp thu được lớn. Đặc biệt, trẻ không sợ nói sai. Vì vậy, so với người trưởng thành, trẻ từ 1 - 6 tuổi, đặc biệt là 1 - 3 tuổi học ngôn ngữ mới tốt hơn hẳn. 

2.5. Dạy trẻ về nhận thức

Ba mẹ cũng đừng quên giúp con phát triển cả về mặt nhận thức. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành nhận thức và nếu được dạy đúng cách trẻ sẽ phát triển nhận thức rất nhanh và toàn diện. 
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng hãy xây dựng cho con tính tự lập bằng cách dạy con tự dùng thìa xúc ăn, tự mặc quần áo, đeo dép, rửa mặt, vệ sinh răng miệng. Trong quá trình trẻ phát triển, nếu gặp phải vấn đề thay vì ba mẹ vội vã giải quyết cho trẻ hãy để trẻ tự mình tìm ra giải pháp. Điều này sẽ giúp trẻ trở nên có chủ kiến, dám thể hiện mình và tự tin hơn trong cuộc sống. Trẻ sẽ không còn quá phụ thuộc vào cha mẹ mà sẽ phát triển tư duy, độc lập hơn, không hoảng sợ trước mọi trường hợp.

2.6. Dạy trẻ về cảm xúc, tình cảm

Do trẻ cũng đang trong giai đoạn phát triển về cảm xúc và tình cảm nhưng lại không biết cách kiềm chế nên ba mẹ hãy chú ý dạy con cả điều này. Trẻ có thể tỏ ra cáu gắt, giận dữ khi không cảm thấy thoải mái, hài lòng. Ba mẹ không nên quát nạt nếu bé khóc lóc, cáu gắt mà hãy chỉ bảo nhẹ nhàng và kiên nhẫn. 
Hãy thể hiện cho trẻ thấy nét mặt của mình khi vui, buồn, tức giận và nói với trẻ về những cảm xúc đó. Qua đó trẻ có thể xây dựng được vốn từ vựng về cảm xúc, biết cách diễn đạt và bộc lộ cảm xúc của bản thân hơn.
Ba mẹ cũng có thể giúp trẻ phát triển cảm xúc thông qua việc cho trẻ nghe nhạc, đọc truyện hay những hành động đơn giản mỗi ngày như ôm, hôn. Và đừng quên dạy bé cách chia sẻ, đồng cảm với mọi người

2.7. Dạy trẻ về vận động

Cố gắng để trẻ vận động một cách khoa học để phát triển của về thể chất và trí tuệ. Trẻ mới 1 tuổi chưa thể vận động nhiều nhưng các hoạt động vận động đơn giản như trườn, bò, vịn vào bàn, ghế, tường để đứng lên, có người giữ để tập đi đã có thể thực hiện được. Khi này, ba mẹ có thể đồng hành cùng trẻ, khuyến khích trẻ vận động bằng cách chơi các trò chơi trốn tìm, ú òa, đứng phía trước, cách trẻ một khoảng và tươi cười gọi trẻ lại có thưởng. 

3. Nguyên tắc dạy trẻ 1 – 3 tuổi

Việc áp dụng những phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ từ các bậc phụ huynh, tuy vậy ba mẹ cũng nên lưu ý và ghi nhớ một số những nguyên tắc khi áp dụng phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 1- 3 tuổi để mang lại những hiệu quả và những lợi ích cho con. 

3.1. Nên bắt đầu dạy trẻ càng sớm càng tốt

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng 3 năm đầu đời chính là giai đoạn “vàng” để dạy trẻ vì khả năng tiếp thu của trẻ rất nhanh và vô hạn. Và đây cũng chính là thời điểm này trẻ đang phát triển mạnh về cả mặt trí tuệ, thể chất, ngôn ngữ, cảm xúc. Nếu được giáo dục sớm, đúng cách sẽ giúp trẻ phát huy tối đa và toàn diện mọi mặt, thậm chí bộc lộ các tiềm năng của mình. Ngoài ra ba mẹ cũng có thể cho con tiếp cận với tiếng Anh trẻ em trong giai đoạn này, để đạt được hiệu quả ba mẹ tham khảo cho con học tiếng Anh tại trung tâm Anh ngữ Pantado giúp con phát triển ngôn ngữ tốt hơn nhé!

3.2. Vui vẻ, tôn trọng trẻ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ ba mẹ cần có thái độ lạc quan, tích cực vì thái độ của ba mẹ sẽ có những ảnh hưởng lớn tới tâm trạng của trẻ. Đồng thời, hãy tôn trọng sở thích của trẻ, để trở được tự do khám phá thay vì gò ép trẻ theo ý của bản thân.

3.3. Chỉ nên dạy khi trẻ vui vẻ

Nếu thấy trẻ chán nản, mệt mỏi, không muốn học ba mẹ đừng cố bắt ép trẻ học vì điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy áp lực và sợ hãi. Hãy chọn thời điểm trẻ vui vẻ để dạy sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn. 

3.4. Dừng lại khi trẻ muốn

Khi nhận ra trẻ không muốn học nữa ba mẹ nên dừng lại ngay. Có thể chờ khi trẻ muốn học tiếp lại dạy. Thời gian dạy trẻ có thể thay đổi linh hoạt. 

3.5. Đa dạng phương thức dạy

Đừng chỉ áp dụng mãi một phương thức dạy bởi nó sẽ làm trẻ cảm thấy nhàm chán, không hứng thú nữa bởi ở độ tuổi này trẻ thường “cả thèm chóng chán”.

3.6. Đảm bảo an toàn

Hãy luôn đồng hành cùng trẻ và chú ý đảm bảo an toàn cho trẻ bởi trẻ chưa thể nhận biết được những yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra.
Bằng tất cả những kinh nghiệm đã được đúc kết lại từ trước, Pantado đã chia sẻ chi tiết cho các bậc phụ huynh về chủ đề này, và hy vọng điều đó phần nào mang lại những thông tin bổ ích trên hành trình dài nuôi dạy con của các bậc phụ huynh.

NHỮNG CUỐN SÁCH THAI GIÁO CHO MẸ BẦU ĐÁNG ĐỌC NHẤT

Thai giáo là một trong những phương pháp giáo dục và phát triển tiềm năng và thể lực cho trẻ ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Đây là phương pháp được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn để áp dụng cho con trong thời kỳ mang thai. Tuy vậy việc có không ít mẹ bầu băn khoăn, không biết lựa chọn sách nào để tham khảo và thai giáo cho con. Trong bài viết dưới đây, Pantado sẽ chia sẻ cho các mẹ bầu những cuốn sách thai giáo đáng đọc nhất để các mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho trẻ ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ.

8 cuốn sách thai giáo tốt nhất cho mẹ bầu

Trên thị trường có rất nhiều các loại sách thai giáo cho mẹ bầu, vì vậy đòi hỏi các mẹ cần chọn sách cho phù hợp với như cầu cảu bản thân cũng như để mang lại hiệu quả cho trẻ. Bằng những kinh nghiệm đã được đúc kết và chọn lọc, Pantado đã tổng hợp được 9 cuốn sách thai giáo tốt nhất cho các mẹ bầu tham khảo:

Cuốn sách “Thai Giáo - Dạy Con Từ Trong Bụng Mẹ”

Đây là một trong những cuốn sách thai giáo vô cùng phù hợp với các bậc phụ huynh bởi nội dung của cuốn sách này chỉ cho các ba mẹ cách thực hiện thai giáo đúng cách giúp cải thiện trí thông minh, cảm xúc, trí tuệ và tư duy cho bé. Nếu mẹ muốn con sinh ra khỏe mạnh, ngoan ngoãn, thông minh thì có thể tham khảo và lựa chọn tìm đọc cuốn sách thai giáo dạy con từ trong bụng mẹ này. Phụ huynh có thể tìm đọc ở những nhà sách, thư viện sách đều phát hành.

Cuốn sách “Thai Giáo Theo Chuyên Gia - 280 Ngày - Mỗi Ngày Đọc Một Trang”

Với nội dung nói về hành trình lớn lên của thai nhi trong bụng mẹ mỗi ngày. Đọc cuốn sách này, mẹ sẽ tưởng tượng ra sự phát triển của con yêu qua từng giai đoạn. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể tự điều chỉnh và thực hiện các phương pháp thai giáo như thai giáo âm nhạc, ngôn ngữ, ánh sáng, tri thức, cảm xúc… chuẩn nhất.
Nhờ cuốn sách này, mẹ có thể thực hiện thai giáo chuẩn nhất theo khoa học với nội dung được chuẩn hóa. Bên cạnh đó, hướng dẫn chi tiết cũng giúp các mẹ hình dung ra cách thai giáo đơn giản hơn. Vì thế, cuốn sách thai giáo cho mẹ bầu này sẽ giúp cho các mẹ tưởng tượng và thực hiện thai giáo hiệu quả hơn quả. 

Cuốn sách “Dạy Trẻ Về Thế Giới Xung Quanh”

Cuốn sách sách dạy cho các bậc phụ huynh cách chăm sóc và giáo dục con khoa học, dạy bé cách làm quen với thế giới xung quanh. Với thiết kế sách theo kiểu dùng sơ đồ cây để hệ thống hóa kiến thức giúp mẹ bầu hình dung được kiến thức rất nhanh. Cuốn sách hướng dẫn ba mẹ cách dạy con học về những điều mới mẻ xung quanh như con vật, đồ vật màu sắc bằng cách tỉ mỉ và chi tiết nhất. Đây là một trong những cuốn sách tốt nhất ba mẹ cũng có thể lựa chọn.

Cuốn sách “Cẩm nang mang thai và sinh con” 

Cuốn sách tiếp theo mà các bậc phụ huynh có thể lựa chọn tìm đọc đó chính là “Cảm nang mang thai và sinh con”. Cuốn sách này nói về chặng đường mang thai qua từng giai đoạn từ tháng đầu tiên cho đến khi con yêu chào đời. Với lối minh họa sinh động cùng hình ảnh đơn giản, dễ hiểu, đây thực sự là cẩm nang dành cho người mang thai và sinh con. Cuốn sách đáp ứng được yêu cầu chuẩn xác về mặt nội dung, đơn giản để áp dụng trên thực tế. Đây là một sự lựa chọn dành cho các mẹ cần cẩm nang từ A-Z trước khi mang thai thì nên lựa chọn cuốn sách thai giáo này.

Cuốn sách “Phương pháp giáo dục con của người Do Thái”

Người Do Thái vốn nổi tiếng với phương pháp giáo dục con tốt nhất hiện nay, chính vì vậy, cuốn sách “phương pháp giáo dục con của người Do Thái” có lẽ sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh. Theo những nội dung của cuốn sách thai giáo cho mẹ bầu này, chúng ta sẽ học được cách người Do Thái giáo dục con và áp dụng vào thực tế dễ dàng.

Cuốn sách “Cẩm nang mang thai dành cho mẹ bầu và thai nhi - Bố kể con nghe”

Cuốn sách sẽ hướng cho người đọc kiến thức tổng quát dành cho mẹ bầu và thai nhi. Thông qua nội dung là những câu chuyện thú vị, sống động mà mẹ có thể kể cho con nghe giúp bé có trí tưởng tượng phong phú, thư giãn hơn. Với những nội dung câu chuyện gần gũi nhẹ nhàng được mẹ kể với giọng điệu tươi vui sẽ là thông điệp gửi đến con yêu mỗi ngày. Được mẹ đọc sách thai giáo, bé nghe cùng sẽ có một tâm hồn phong phú và giàu tình cảm.

Cuốn sách “Đếm Ngược Tới Ngày Gặp Con Yêu”

Nội dung cuốn sách giúp mẹ bầu tự tin vượt qua hành trình thai nghén suốt 9 tháng nhờ nội dung nền tảng về sản phụ khoa và kiến thức sinh sản cần thiết. Bên cạnh đó, cuốn sách được viết bởi tác giả Susan Magee và cố vấn chuyên môn là tiến sĩ, bác sĩ sản phụ khoa Kara Nakisbendi nổi tiếng tại Hoa Kỳ sẽ đồng hành cùng mẹ từ ngày đầu tiên cho đến khi con yêu chào đời.

Cuốn sách “Chăm sóc thai nhi”

Cuối cùng Pantado chia sẻ cho các mẹ bầu một cuốn sách “Chăm sóc thai nhi” chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho các mẹ bầu trong quá trình mang thai. Do cuốn sách này mà nhiều ông bố bà mẹ nhận ra vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành, phát triển và giáo dục một đứa trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Cuốn sách được dịch bởi Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ được NXB Trẻ cung cấp đến độc giả. Bên cạnh đó, cuốn sách còn cung cấp kiến thức chi tiết về những vấn đề mẹ có thể gặp phải trong suốt thai kỳ.
Trên đây, Pantado đã tổng hợp và chia sẻ tới các mẹ bầu những cuốn sách vô cùng hữu ích. Hy vọng rằng những chia sẻ đó sẽ giúp cho các bậc phụ huynh phần nào trong quá trình thai giáo cho con hiệu quả.