Kiến thức nuôi dạy con

BA MẸ CÓ NÊN GIÁO DỤC GIỚI TÍNH SỚM CHO TRẺ MẦM NON?

Giáo dục giới tính là một trong những chủ đề nóng bỏng khiến nhiều ba mẹ không khỏi quan tâm đến, giáo dục giới tính không dừng lại ở bất kỳ độ tuổi nào kể cả với lứa tuổi mầm non. Vậy làm thế nào để trang bị những kiến thức về giáo dục giới tính cho một cách khoa học và hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến các bậc phụ huynh tất cả những thông tin về giáo dục giới tính cho trẻ mầm non, ba mẹ hãy cùng theo dõi nhé 

1. Vậy giáo dục giới tính cho trẻ mầm non là gì?

Giáo dục giới tính là một vấn đề nóng bỏng của tất cả mọi người và của cả xã hội, và đây cũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Mà điều này, thông thường những bài học về giáo dục giới tính thường là ở thanh thiếu niên đã gần như hoàn thiện về nhận thức. Dẫu vậy, đáng quan tâm hơn cả là đối với những bạn nhỏ ở độ tuổi mầm non mới chính là độ tuổi cần quan tâm tới việc trang bị những kiến thức một cách khoa học và hiệu quả.
Giáo dục giới tính đơn thuần là cung cấp những thông tin về giới tính, sự phát triển của cơ thể, các bộ phận sinh dục, quan hệ tình cảm, sức khỏe sinh sản, quyền sinh sản, những thái độ về tình dục ở người... một cách chuẩn xác và khoa học nhất. Tuy rằng đây là vấn đề giáo dục khá nhạy cảm này khi giáo dục cho trẻ mầm non cần được khéo léo và dễ hiểu. Cũng chính bởi vậy mà rất ít người hiện nay có ý thức trong việc giáo dục giới tính cho trẻ mầm non.
Thực tế cho thấy, trẻ càng được giáo dục giới tính từ sớm càng giúp giảm tối đa tỷ lệ bị xâm hại. Vì vậy mà, tùy vào từng độ tuổi cụ thể của trẻ mà sẽ có những nội dung giáo dục phù hợp nhất để trẻ có thể nhận biết từ từ và mang đến hiệu quả tốt nhất.

2. Cần trang bị cho trẻ những kiến thức gì về giáo dục giới tính?

Việc cho trẻ tiếp nhận thông tin về giới tính từ những nguồn không chính thống có thể khiến trẻ có những suy nghĩ lệch lạc, vì thế nên ba mẹ hãy chuẩn bị, tham khảo những kiến thức về giáo dục giới tính một cách khoa học nhất. Chính bởi vậy, tùy vào từng độ tuổi cụ thể mà ba mẹ nên cân nhắc và lựa chọn những nội dung giáo dục giới tính như sau:
Ở trẻ 2 tuổi: Ba mẹ cần dạy trẻ biết cách nhận biết và gọi tên các bộ phận sinh dục. Đặc biệt, ba mẹ và bé cần có quy tắc chung về vùng riêng tư, ai sẽ là người được chạm và ai là người không được chạm vào vùng đó.
Ở trẻ 2 – 5 tuổi: Ba mẹ cần chia sẻ với trẻ rằng trẻ được tạo ra như thế nào, trẻ có nên và không nên chạm vào người khác không, khi nào trẻ sẽ được chạm vào người khác, có cho người lạ chạm vào người hay không.
Điều quan trọng nhất là ba mẹ cần giúp trẻ nhận biết và gọi tên được bộ phận sinh dục và vùng cấm trên cơ thể. Ba mẹ hãy dạy trẻ rằng những ai sẽ được chạm vào vùng riêng tư của bé và những ai không được. Đó chính là tiền đề quan trọng để trẻ nhận thức được những kiến thức sơ khai về giới tính.

3. Vì sao cần giáo dục giới tính cho trẻ mầm non? 

Việc trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng về giáo dục giới tính cho trẻ mầm non không chỉ giúp con nhận thức về vấn đề nóng bỏng này mà còn mang lại những lợi ích như: 

3.1. Giúp trẻ có thể tự bảo vệ mình

Khi trẻ có kiến thức về giới tính và có kỹ năng thì việc tự bảo vệ mình sẽ hiệu quả hơn. Trong những trường hợp xấu, trẻ sẽ biết làm gì khi phải đối diện với người lạ, với những người có ý đồ xấu. Mà điều này lại càng quan trọng hơn ở những nơi công cộng, những nơi không có người thân hay ba mẹ đi cùng thì việc giúp trẻ nhận biết và bảo vệ mình là vô cùng quan trọng.

3.2. Tránh những hậu quả đáng tiếc sau này

Theo các thống kê cho thấy, chỉ khi những vụ việc đau lòng xảy ra khi các bé bị xâm hại tình dục thì khi đó ba mẹ mới ý thức được việc giáo dục giới tính cho trẻ. Những con số về việc trẻ bị xâm hại, những ca phá thai ở độ tuổi vị thành niên ba mẹ cần có ý thức hơn về việc giáo dục giới tính sớm cho trẻ.

3.3. Giảm độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu

Khi đề cập đến vấn đề này, chắc hẳn sẽ có không ít những phụ huynh lảng tránh với vấn đề nhạy cảm này. Điều này vô tình đã dẫn tới sự tò mò, muốn thử của trẻ. Việc giáo dục giới tính sớm cho trẻ mầm non cũng giúp trẻ nhận biết được các bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục. 

3.4. Giúp bé biết tránh xa các tệ nạn xã hội 

Xã hội hiện nay có rất nhiều những tệ nạn nguy hiểm, việc giáo dục giới tính sớm cho trẻ mầm non sẽ giúp ba mẹ có thể yên tâm hơn phần nào khi bé bước vào xã hội. Trẻ sẽ biết được những tệ nạn cần tránh và có được những thái độ dứt khoát với điều đó. Việc hình thành những kiến thức về giáo dục giới tính sẽ giúp các bé nữ giảm thiểu tối đa những rủi ro có thai ngoài ý muốn khi lớn lên.

3.5. Định hướng cho trẻ lối sống lành mạnh

Đối với trẻ ngay từ khi còn nhỏ đã có kiến thức về giới tính, về quan hệ tình dục về các kỹ năng bảo vệ bản thân, về vùng cấm của cơ thể sẽ giúp trẻ có một lối sống lành mạnh hơn. Sự tò mò có thể khiến trẻ rơi vào những điều nguy hiểm. Vì vậy mà khi ba mẹ có ý thức giáo dục giới tính, sẽ giúp trẻ có được kiến thức đầy đủ, biết nhiều điều để từ đó biết giữ gìn và bảo vệ bản thân mình.

4. Các nguyên tắc giáo dục giới tính cho trẻ mầm non

Khi đề cập đến vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ, không ít ba mẹ còn có thái độ lảng tránh trước những câu hỏi của trẻ về giới tính. Vì vậy để đảm bảo trẻ có đầy đủ những nhận thức, kỹ năng về giới tính. Dưới đây là một số những nguyên tắc giáo dục giới tính mà ba mẹ có thể tham khảo như:
Nguyên tắc trung thực, tương tác hai chiều: Ba mẹ cần trung thực, chân thành giải đáp mọi thắc mắc của trẻ. Những câu hỏi về giới tính cần được giải đáp đúng nhất để hình thành những kiến thức đúng chuẩn cho trẻ. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần có những sự tương tác hai chiều với bé về vấn đề giáo dục giới tính. Ba mẹ không được ngại ngùng khi chỉ cho bé các bộ phận sinh dục cũng như những điều cấm kỵ của vùng nhạy cảm.
Nguyên tắc tích cực, chủ động: Ba mẹ cần chủ động, tích cực chia sẻ cho trẻ các tình huống nguy hiểm và hướng dẫn bé có cách xử lý hiệu quả nhất. Đặc biệt khi ở trong gia đình, khi ra môi trường ngoài ba mẹ cần lồng ghép các bài học thông qua các sự việc cụ thể.
Nguyên tắc lặp lại: Mọi kiến thức ba mẹ đều cần có sự nhắc lại để bé nhớ lâu hơn. Độ tuổi mầm non trẻ thường nhanh quên những kiến thức của ba mẹ, người lớn dạy. Vì vậy hãy kiên nhẫn để nhắc lại các kiến thức đó.

Phương pháp giáo dục giới tính cho trẻ mầm non

Để ba mẹ có thể thoải mái chia sẻ và giúp trẻ có được đầy đủ nhận thức về giáo dục giới tính ba mẹ có thể áp dụng và tham khảo những phương pháp giáo dục giới tính cho trẻ mầm non như sau:
Giáo dục giới tính cho bé tuổi mầm non thông qua các trò chơi, hoạt động vui chơi: Hoạt động vui chơi được coi là một phần quan trọng của trẻ mầm non. Nói vui rằng vui chơi chính là cuộc sống của những đứa trẻ. Chính vì vậy mà ba mẹ có thể tận dụng những khoảng thời gian này để lồng ghép các bài học giáo dục giới tính cho trẻ. Các trò chơi giúp trẻ nhận biết được bộ phận sinh dục, biết được những nguy hiểm hay giáo dục bé những quy tắc riêng cho vùng nhạy cảm chính là những chủ đề mà ba mẹ có thể lựa chọn để tổ chức trò chơi.
Giáo dục giới tính cho bé mầm non thông qua các sinh hoạt hàng ngày: Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, ba mẹ càng cần nên lồng ghép các bài học giáo dục giới tính cho bé. Những bài học, những kiến thức, những kỹ năng được nhắc lại hàng ngày chắc chắn sẽ mang đến hiệu quả tích cực nhất.
Giáo dục giới tính cho bé thông qua những hoạt động ngoài trời: Ba mẹ có thể cho trẻ tham gia các buổi lễ, các hoạt động chủ đề giáo dục giới tính. Ngoài ra khi ba mẹ cùng bé có những chuyến du lịch, vui chơi ngoài trời thì cũng cần lồng ghép thêm các bài học giới tính để trẻ chủ động trong việc tiếp thu và hình thành nhận thức đúng đắn nhất. 

Những lưu ý khi giáo dục giới tính cho trẻ mầm non

Giáo dục giới tính mang đến vô vàn lợi ích cho trẻ mầm non. Trẻ có được hệ thống kiến thức chuẩn và sớm nhất về giới tính sẽ giúp bé hình thành nhân cách tốt, biết bảo vệ mình trước mọi cám dỗ và sự nguy hiểm của cuộc sống sau này. Vì vậy để giúp việc giáo dục giới tính cho trẻ được hiệu quả ba mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
Học mọi lúc, mọi nơi: Tận dụng mọi tình huống, mọi hoàn cảnh để lồng ghép bài học về giới tính cho trẻ.
Kiểm soát nội dung con xem: Có sự kiểm soát những nội dung mà trẻ sẽ tiếp cận trong thực tế, sách vở, tivi, mạng internet.
Hướng dẫn con sử dụng thiết bị công nghệ an toàn: Ba mẹ cần hướng dẫn trẻ sử dụng điện thoại, ipad... một cách thông minh, nên vào những trang nào, những trang nào cần tránh...
Chủ động dạy con: Bố mẹ luôn là người chủ động trong việc truyền tải thông tin về giới tính cho trẻ để giúp trẻ có luồng thông tin chuẩn xác và chính thống nhất.
Thái độ tích cực: Ba mẹ luôn có thái độ nhẹ nhàng, tích cực trước mỗi vấn đề của trẻ, nhất là những sai lầm của trẻ để trẻ có được nhận thức đúng đắn hơn.
Trên đây là tất cả những thông tin mà Pantado muốn chia sẻ tới các bậc phụ huynh, hy vọng rằng những kiến thức đó sẽ mang lại lợi ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con.

 

ĐÂU LÀ NHỮNG LỢI ÍCH KHI GIÁO DỤC SỚM CHO TRẺ THÔNG QUA SÁCH?

Những kiến thức giáo dục sớm dành cho con được biết đến như là một công cụ giúp con phát triển trí tuệ một cách mạnh mẽ. Điều này đã được các chuyên gia giáo dục sớm trên khắp thế giới đã chứng minh. Vậy đâu là những lợi ích khi giáo dúc sớm cho trẻ thông qua sách? Nếu các bậc phụ huynh gặp phải những băn khoăn như vậy thì bài viết dưới đây sẽ dành cho các ba mẹ. Hãy cùng theo dõi ba mẹ nhé!

Những lợi ích khi giáo dục sớm cho trẻ thông qua sách

Có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm cho trẻ, thế nhưng việc cho con tiếp xúc với sách vở từ sớm bằng những cuốn truyện tranh đầy màu sắc hấp dẫn sẽ giúp trẻ hứng thú hơn, chính bởi vậy nên rất nhiều phụ huynh quan tâm đến việc đọc sách cho trẻ mỗi ngày, ngay từ khi con mới chào đời. Một trong những lợi ích khi giáo dục sớm cho trẻ thông qua sách vở có thể kể đến như: 

Giúp kích thích trí tuệ ở trẻ

Lợi ích đầu tiên mà việc đọc sách giáo dục sớm mang lại đó là giúp kích thích phát triển trí tuệ ở trẻ. Tuy rằng hai bán cầu não của bé đạt tốc độ phát triển lớn nhất trong giai đoạn từ 0-6 tuổi. Tuy nhiên, não phải sẽ phát triển nhanh hơn và cơ bản hoàn thiện vào lúc 6 tuổi, trong quá trình học tập tại trường lớp giúp não trái phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, những cuốn sách giáo dục sớm cho trẻ là công cụ giúp kích hoạt cả hai bán cầu não trở nên linh hoạt, có thể “thẩm thấu” thông tin và kiến thức đa dạng. Trẻ sẽ tiếp thu thông tin nhanh chóng, tập trung cao độ, hơn nữa kiến thức có sẵn trước khi bước vào tiểu học giúp con thích nghi nhanh chóng với kiến thức học tập về sau. 

Góp phần hình thành nhân cách 

Sách giáo dục sớm cho trẻ không chỉ bổ trợ cho bé về trí tuệ mà còn giúp bé hình thành nhân cách sau này. Trẻ được giáo dục sớm trở nên độc lập, tự chủ, thông minh và có những tiềm năng phát triển vượt bậc. Thông qua mỗi trang sách, các con hiểu hơn về thế giới, học tập được cách kiên nại, nhẫn nhịn đây là nền tảng quan trọng cho tương lai sau này. 

Phát triển khả năng ngôn ngữ

Trẻ ở độ tuổi từ 0 đến 6 tuổi, khả năng nói và ngôn ngữ của bé sẽ phát triển vượt trội. Trong khoảng thời gian này, việc giáo dục sớm cho trẻ thông qua sách sẽ giúp bé tiếp nhận được vốn từ vựng phong phú và học được nhiều thứ như ngữ pháp hay thuật lại câu chuyện. 

Phát triển cảm xúc

Những chủ đề trong sách giáo dục sớm cho trẻ sẽ giúp bé hiểu được những cảm xúc nhất định và học cách kiểm soát cảm xúc. Đọc sách còn giúp bé tiếp nhận từ ngữ để chỉ một sự vật cụ thể, sử dụng bộ nhớ ngắn hạn, tăng khả năng chú ý và phát triển cảm xúc một cách tự nhiên. 
Việc nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp này, giúp ba mẹ chủ động tìm tòi và khơi dậy những tiềm năng của con mình trong giai đoạn đầu đời.

Bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ

Sách là nguồn kiến thức vô tận giúp cho cúng ta phát triển tâm hồn trẻ thơ. Bởi vậy nên những cuốn sách dường như không thể thiếu để bầu bạn bên mỗi đứa trẻ. Và tất nhiên, sách giáo dục sớm cho trẻ không chỉ là nền tảng kiến thức mà còn giúp tâm hồn trẻ trở nên phong phú hơn. Hình thành một thế giới đầy sắc màu cho trẻ để giúp con luôn lạc quan và hạnh phúc. 

Hình thành thói quen đọc sách

Dành đôi chút thời gian để cùng con đọc sách chính là cách dựng những “viên gạch” đầu tiên cho nền móng thói quen đọc sách sau này. Những cuốn sách giáo dục sớm cho trẻ với hình ảnh phong phú, tương tác linh hoạt giúp bé hứng thú hơn với việc đọc sách. Bé sẽ hiểu rằng những trang giấy đó là thế giới muôn màu đang chờ đợi con khám phá và khiến bé càng yêu thích hơn. 

Tạo nền tảng vững chắc cho trẻ 

Thông qua sách giáo dục sớm cho trẻ, các con sẽ trở nên tự tin, linh hoạt hơn và hình thành được nhiều thói quen tốt qua rèn luyện hành vi hàng ngày. Chẳng hạn như biết cách dọn dẹp sách sau khi học, học được những đức tính tốt thông qua những câu chuyện trong sách. Bên cạnh đó, các con còn thể hiện được đam mê nhất định trong một số lĩnh vực nhất định qua những chủ đề trên sách. 

Tăng sự gắn kết gia đình

Một trong những lợi ích khi giáo dục sớm cho trẻ thông qua sách vở sẽ giúp tăng sự gắn kết gia đình. Cùng bé đọc, cảm nhận từng câu chữ, hình ảnh trong trang sách chính là sự xây dựng liên kết với con cùng cha mẹ. Bé có thể không ngồi yên để cha mẹ đọc hết cuốn sách, nhưng khoảng thời gian đó đã tạo nên những tương tác thú vị. Từ đó, trẻ có thể cảm nhận được tình yêu thương trong gia đình và học cách đáp lại nó.
Như vậy, bằng những kinh nghiệm đã được đúc kết từ trước, các bậc phụ huynh có thể nắm rõ hơn về những lợi ích khi trang bị kiến thức giáo dục sớm cho trẻ một cách khóa học và hiệu quả nhất.

 

TẠI SAO TRẺ NHỎ THƯỜNG CÓ XU HƯỚNG SỢ HỌC TIẾNG ANH?

Tiếng Anh là một ngôn ngữ không phải dễ chinh phục được, bởi những khó khăn trở ngại mà người học thường gặp là lẽ tất nhiên mà đặc biệt đối với tiếng Anh trẻ em. Chính bởi vậy, trong giai đoạn mới trẻ mới học tiếng Anh, ba mẹ thường nhận thấy rằng trẻ có xu hướng chán nản, thậm chí là tìm cách lé tránh? Câu hỏi đặt ra rằng tại sao trẻ nhỏ thường có xu hướng sợ học tiếng Anh? Hãy cùng Pantado đo tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc đó, giúp con có thể khơi gợi lại nguồn cảm hứng khi học tiếng Anh ba mẹ nhé!

Những trở ngại mà con hay gặp phải trong quá trình học

Phải chăng những trở ngại và khó khăn hay gặp phải là điều thường xuyên trong quá trình học tiếng Anh đối với bất kể người mới tiếp cận với tiếng Anh. Dưới đây là một vài những trở ngại mà con hay thường gặp phải trong quá trình học

Trẻ cảm thấy bỡ ngỡ khi lần đầu tiếp cận tiếng Anh

Đối với các bạn nhỏ khi làn đầu tiên tiếp cận với ngoại ngữ hoàn mới như tiếng Anh sẽ không tránh khỏi tình trạng bỡ ngỡ, gặp khó khăn trong bước đầu làm quen. Vì những điều đó mà ba mẹ cần phải lưu ý rằng nếu như ngay lần đầu tiên bé được học tiếng Anh thì ba mẹ nên có cách dẫn dắt, hướng dẫn tận tình để bé có thời gian làm quen với tiếng Anh. Tránh tình trạng tránh việc ép con học quá nhiều. Điều này vô tình khiến trẻ cảm thấy mất hứng thú, chán nản hay thậm chí là sợ sệt với việc học tiếng Anh.

Trẻ khó có thể ghi nhớ từ vựng trong quá trình học

Điều này cũng chính là cản trở dễ thấy khi con mới tiếp cận với tiếng Anh. Có không ít trường hợp các bé không thể ghi nhớ hết từ vựng tiếng Anh hoặc là chỉ có thể ghi nhớ được một thời gian ngắn rồi lại quên hết. Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân của những trường hợp này xuất phát từ phương pháp học từ vựng tiếng Anh không phù hợp. Đa phần các bạn học sinh được học với phương pháp ghi chép lại và học thuộc, việc này sẽ không thể khiến cho não bộ ghi nhớ những từ mới lâu được. 

Vậy làm sao để tránh được tình trạng đó xảy ra đối với con trong quá trình học? Và để có thể cải thiện việc ghi nhớ từ vựng tiếng Anh cho bé tốt hơn, cha mẹ nên áp dụng những phương pháp học tiếng Anh mới, hiện đại. Một trong những phương pháp có thể kể đến như thông qua tranh ảnh, video, âm nhạc, vận động, để ghi nhớ. Bởi não bộ có khả năng ghi nhớ thông tin bằng hình ảnh và âm thanh tốt hơn rất nhiều so với việc là những chữ tiếng Anh khô khan trên mặt giấy. Đồng thời, những hoạt động mà bé được tham gia trong quá trình học tiếng Anh, được trải nghiệm thực tế cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình học tiếng Anh.

Trẻ cảm thấy khó khăn khi luyện kỹ năng nghe

Một trong những điều nữa mà con hay gặp phải đó là khó khăn trong việc nghe tiếng Anh nguyên nhân chủ yếu là từ việc phát âm tiếng Anh không chuẩn, không thể hình dung được cách đọc chính xác của các từ vựng tiếng Anh dẫn đến việc nghe không chuẩn. Và để giải quyết được những trường hợp như vậy không ai khác là ba mẹ nên tạo điều kiện cho bé có cơ hội được nghe, tiếp xúc thật nhiều với tiếng Anh thông qua việc xem phim, nghe nhạc hoặc tiếp xúc với người bản ngữ.

Trẻ phát âm không chuẩn trong quá trình học

Tại sao trẻ phát âm không chuẩn trong quá trình học là do đâu? Nguyên nhân là do đa số chúng ta đều nghe phải nguồn tiếng Anh không chuẩn, có thể là từ cha mẹ dạy hoặc từ giáo viên phát âm không chuẩn. Chính bởi vậy, ngay từ lúc ban đầu cho con làm quen với tiếng Anh hãy tạo điều kiện cho con nghe nguồn tiếng Anh chuẩn nhất, tốt nhất là từ các giáo viên bản ngữ. Điều này sẽ giúp bé dễ dàng học được cách phát âm cũng như ngữ điệu khi nói tiếng Anh giống như người bản xứ.

Phản xạ với tiếng Anh chưa tốt, không tự tin khi giao tiếp tiếng Anh

Khó khăn này là hệ quả xuất phát từ ghi nhớ từ vựng, nghe và phát âm tiếng Anh không tốt. Chính điều này dẫn tới việc con trẻ không tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Chúng có tâm lý do dự, sợ rằng những điều mình nói ra không đúng, không chính xác, không ai có thể hiểu những gì chúng nói. Thay vào đó, ba mẹ hãy là người bạn đồng hành cùng con, thường xuyên rèn luyện giao tiếp tiếng Anh với con. Đó vừa là cách giúp tăng phản xạ tiếng Anh vừa là cách để con có thể tự tin hơn khi giao tiếp. 

Trẻ khó giữ được tính kiên trì trong quá trình học

Để giữ được sự kiên trì đối với người lớn đã khó, đối với trẻ em lại càng khó hơn. Điều này đòi hỏi phải đảm bảo một môi trường học tập thoải mái, một phương pháp học tập lý tưởng và hợp lý khiến cho trẻ thực sự có hứng thú và nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc học tiếng Anh của bản thân mình. Để giúp con có thể vượt qua toàn bộ những khó khăn trong việc học tiếng Anh ngoài việc cần có sự quan tâm, chăm lo của cha mẹ khi con rèn luyện tiếng Anh tại nhà, còn có việc tìm cho con một môi trường học tập tiếng Anh chuyên nghiệp để con được rèn luyện tiếng Anh một cách bài bản và có hệ thống.
Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo cho con học tiếng Anh tại trung tâm Pantado 
Pantado là trung tâm Anh ngữ trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam với phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn châu  u, giúp các bé phát triển toàn diện về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh, và tự tin trong giao tiếp. 

Đến với Pantado các con sẽ được trải nghiệm hình thức học trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà mà không phải đi đâu xa, thời gian học tập linh hoạt, mỗi bài học được thiết kế sinh động kèm theo những trò chơi thú vị giúp con hứng thú hơn trong quá trình học. 

Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!

 

TOP 10 CUỐN SÁCH GIÁO DỤC SỚM CHO CON MÀ BA MẸ NÊN NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT

Giáo dục sớm là một trong những kiến thức ba mẹ nên trang bị cho con ngay từ lúc nhỏ, điều này sẽ giúp cho con phát triển toàn diện về trí tuệ. Vậy làm thế nào để cho con tiếp cận với kiến thức giáo dục sớm ngay từ khi còn nhỏ? Trong bài viết dưới đây, Pantado sẽ giới thiệu cho các bậc phụ huynh về một số những cuốn sách viết về giáo dục sớm dành cho trẻ, ba mẹ có thể tham khảo nhé! 

Làm thế nào để chọn sách giáo dục giới tính phù hợp với trẻ?

Ở trẻ nhỏ, việc học qua các cuốn truyện tranh đầy màu sắc sẽ kích thích được sự hứng thú, tò mò ở mỗi đứa trẻ. Hãy tận dụng điều này mà các bậc phụ huynh có nhiều cơ hội để giáo dục sớm thông qua việc đọc sách cùng con. Vậy làm thế nào để lựa chọn cho con những cuốn sách giáo dục sớm phù hợp nhất đối với con? Dưới đây là một số tiêu chí để lựa chọn sách như: 

Lựa chọn nhà xuất bản uy tín

Đối với bất kể loại sách nào, ba mẹ cần đặc biệt chú ý đến nhà xuất bản sách khi chọn mua bất kỳ ấn phẩm giáo dục nào dành cho con. Bởi vì những nhà xuất bản uy tín sẽ có sự kiểm soát rất chặt chẽ về nội dung và đảm bảo những kiến thức được trang bị là kiến thức chuẩn. Và khi đọc, tham khảo những nội dung trong sách sẽ giúp bé tiếp cận với những kiến thức chính xác. 
Lựa chọn chủ đề sách 
Một trong những tiêu chí mà ba mẹ cần quan tâm khi chọn mua sách giáo dục sớm cho con đó chính là chủ đề sách. Hầu hết, trên thị trường nhà sách hiện nay, các tựa sách cho trẻ em rất phong phú, bao gồm nhiều chủ đề khác nhau, ba mẹ cần lưu ý chọn những cuốn sách có chủ đề phù hợp với từng giai đoạn của trẻ. Chẳng hạn như sách màu sắc, động vật, cây cối, câu chuyện cổ tích, thiếu nhi, giáo dục, song ngữ.

Lựa chọn nội dung sách

Ngoài những tiêu chí lựa chọn sách kể trên, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý chọn những tựa sách phù hợp với con như:
Với trẻ sơ sinh: Ba mẹ nên chọn những cuốn sách có nội dung đơn giản, ít câu từ và hình ảnh rõ ràng với những mảng màu lớn. 
Trẻ 1-2 tuổi: Phù hợp những cuốn sách có những chi tiết được lặp lại nhiều lần, nội dung câu chuyện dễ hiểu và dễ tưởng tượng.
Từ 3-4 tuổi: Ba mẹ chọn những cuốn sách mang nội dung vui vẻ , dễ thương để bé được bổ sung thêm nhiều từ vựng. 
Trẻ từ 5-6 tuổi: Ba mẹ hãy ưu tiên sách mang nội dung thể hiện cảm xúc, phong phú về câu từ và chứa đựng những bài học ý nghĩa. 

Hình ảnh minh họa trong sách

Như đã được đề cập ở bên trên, trẻ nhỏ luôn ấn tượng và thích thú với những cuốn sách có hình ảnh và màu sắc bắt mắt. Vì những lí do đó mà những cuốn sách giáo dục sớm cho trẻ có thiết kế đồ họa vui tươi, hình ảnh bắt mắt chắc chắn khiến bé hứng thú và có tinh thần tập trung hơn. Ngoài ra, một số loại sách còn kết hợp đa dạng hình ảnh, âm thanh, chữ viết giúp con học tập một cách tự nhiên và ghi nhớ lâu hơn. 

Lựa chọn loại sách

Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều các dòng sách giáo dục sớm cho trẻ rất đa dạng như sách vải, sách tương tác, sách giấy. Có thể các bậc phụ huynh chưa biết nhưng ở nước ngoài, sách vải là loại sách tương tác đầu đời ở trẻ, đây là sách được làm từ vải mềm có độ an toàn cao. Sách được in hoặc may mang nhiều màu sắc sinh động, các bé tương tác với sách vải sẽ tạo ra nhiều tiếng động thú vị. Song dòng sách này chỉ phù hợp với những bé dưới 1 tuổi.
Tiếp theo đó là các loại sách tương tác như lật mở, rút kéo, bóc dán, biến hóa mô hình, sách âm thanh 3D phù hợp với những trẻ ở độ tuổi lớn hơn. Chủ đề của loại sách này khá phong phú như thế giới tự nhiên, thành phố, phương tiện giao thông…Từ đó cung cấp những bài học cơ bản, bài học ứng xử không khác nhiều so với sách bình thường nhưng thú vị hơn. 
Trẻ được tương tác bằng mắt, chạm tay, nghe… góp phần kích thích các giác quan và não bộ. Bên cạnh sách vải, sách tương tác, phụ huynh có thể chọn mua các loại sách giấy thông thường với hình ảnh minh họa để đọc và học tập cùng con.

Top 10 những cuốn sách giáo dục sớm cho con ba mẹ nhất định phải biết

Giúp trẻ có những kiến thức về thế giới xung quanh, trải nghiệm niềm vui thích học hành. Dưới đây là 10 loại sách cung cấp kiến thức giáo dục giới tính dành cho trẻ nhỏ 

Sách giáo dục sớm dành cho trẻ 0 – 3 tuổi

Đối với các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi 0-3 và mong muốn giúp bé thông minh và phát triển toàn diện hơn? Ba mẹ có thể tham khảo một vài cuốn sách giáo dục sớm cho trẻ từ 0-3 như sau:

Sách vải Dolery 

Sách vải an toàn, mềm mại, và rất dễ sử dụng, phù hợp cho các bé từ giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi. Nội dung cuốn sách Dolery mang nhiều màu sắc giúp kích thích khả năng phân biệt màu sắc cho trẻ. Các hình ảnh đều khá đơn giản giúp phát triển IQ và khả năng nhận biết đồ vật tốt hơn cho bé. Sách được làm từ những sợi vải tự nhiên nên tuyệt đối an toàn cho trẻ nhỏ. 

Sách vải Toyshouse 

Sách vải Toyshouse  mở ra một vườn bách thú sinh động với nhiều động vật hoang dã được miêu tả sống động. Bên cạnh đó còn nhiều chủ đề khác như nông trại, đại dương… Từ đó, bé sẽ khám phá ra thế giới muôn màu muôn vẻ, xây dựng trí tưởng tượng phong phú hơn. 

Phát triển trí não sớm cho trẻ từ 0 – 2 tuổi

Với sự nghiên cứu chuyên sâu về những chức năng, đặc tính và sự phát triển não bộ của trẻ trong giai đoạn từ 0-2 tuổi. Bộ sách phát triển trí não sớm được biên soạn để giúp các con phát triển trí não, ngôn ngữ và trí tưởng tượng thông qua những câu chuyện và tình huống khác nhau. Bộ sách này bao gồm 5 cuốn khác nhau như: 
Một, hai, ba, bốn quả cà chua căng tròn: Giúp các bé tập làm quen với số đếm và hiểu về quá trình phát triển của cây cà chua. Trang sách còn có những phần cắt xén để con có thêm những cảm nhận thú vị.
Thổi phù hết đau: Dạy con cách yêu thương và trân trọng đồ chơi và vui vẻ đứng dậy kể cả sau khi ngã đau.
Kho báu của bác Lợn: Giúp con học cách nhận biết về hình dạng và màu sắc của một số loại rau củ quả yêu thích, bên cạnh đó là xây dựng thói quen ăn ngoan.
Lăn, lăn, lăn: Giúp bé học cách sử dụng quần, áo mũ, bên cạnh đó là làm quen với những bạn động vật nhỏ sống trong rừng. 
Con muốn đi giày của mẹ: Giúp con cảm nhận được tình yêu thương trong gia đình và nhắn nhủ bé đi những đôi giày vừa vặn với chân. 

Bộ sách EHON

Theo một số thông kế cho thấy, Ehon là bộ sách giáo dục sớm cho trẻ đang được nhiều bà mẹ Việt Nam, Nhật Bản và nhiều nước áp dụng hiệu quả. Theo nghiên cứu của các chuyên gia Nhật Bản, việc sử dụng bộ sách này sẽ có những tác động tích cực đến học tập và định hướng nghề nghiệp của trẻ trong tương lai tốt hơn.
Cuốn sách Ehon được ví như là nguồn dinh dưỡng tâm hồn cho trẻ thơ, tuy đơn giản nhưng là một kho tàng phong phú. Qua đó, trẻ sẽ có những sự phát triển tốt nhất về tư duy và tưởng tượng.

Sách giáo dục sớm dành cho trẻ 3 – 6 tuổi

Trẻ trong giai đoạn này thường có sự tiếp thu kiến thức tốt hơn so với giai ddaonj trước nên chúng có thể hiểu đơn giản về nội dung cuốn sách và thậm chí có thể đọc được chữ. Để giúp con thông minh và phát triển toàn diện, ba mẹ có thể tham khảo chọn mua những cuốn sách giáo dục sớm sau:  

Bộ sách rèn luyện kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một phần rất quan trọng cho tương lai sau này của trẻ, để hạn chế những tổn thất lớn về sinh lý. Bộ sách bao gồm 10 cuốn tương ứng với những kỹ năng giao tiếp khác nhau như lời chào, lời mời, an ủi, cảm ơn, xin lỗi, lời khen, từ chối… Trong mỗi cuốn là những câu chuyện và tình huống đưa ra khác nhau để vé biết được cách ứng xử phù hợp cho tình huống đó. 

Bộ sách 3D dạy bé kỹ năng sống

Bộ sách 3D là sách giúp các con làm quen với sự vật, hiện tượng và những tình huống ngoài đời rất chi tiết. Qua đó, con sẽ học được cách trở thành người ngoan, lễ phép và biết vâng lời người lớn. Sách giáo dục sớm cho trẻ này giáo dục những kỹ năng cơ bản nhất cho bé để giúp ích cho cuộc sống. 

Bách khoa toàn thư cho bé 

Bách Khoa Toàn Thư Cho Bé – Rèn luyện ý thức cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là cuốn sách thú vị để ba mẹ mua cho bé. Thông qua những câu chuyện ngụ ngôn, cổ tích và nhân vật hoạt hình, bé yêu sẽ có thêm những góc nhìn mới về sự vật và thế giới xung quanh. Từ đó, con sẽ hiểu hơn về cách ứng xử và học được những điều hay, lẽ phải trong cuộc sống.

Bộ sách miếng bóc dán thông minh

Đây là bộ sách để các con vừa chơi, vừa luyện tập để thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay đồng thời kích thích sự tư duy sáng tạo của bé. Bộ sách có nhiều bài toán vui, ghép tranh hấp dẫn, bồi dưỡng và phát triển cả 2 lĩnh vực IQ, EQ và CQ.

Dạy trẻ kiến thức bách khoa toàn thư

Chuyên gia giáo dục sớm Glenn Doman đã dành cuộc đời của mình để chứng minh rằng trẻ nhỏ học hỏi tốt hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Ông đã nghiên cứu lý do tại sao trẻ trong độ tuổi này lại có thể học tốt hơn và nhanh hơn đồng thời hướng dẫn phụ huynh phương pháp để trẻ thông minh ngay từ khi còn nhỏ. 
Dạy trẻ kiến thức bách khoa mở ra thế giới để dạy trẻ cách đọc, cách làm toán và mở rộng khả năng học hỏi rất thú vị, dễ dàng. Bên cạnh đó, sách còn hướng dẫn cách tạo ra và sắp xếp các tài liệu để phát triển toàn diện hơn khả năng học hỏi của trẻ. 

Dạy trẻ biết đọc sớm

Ngày nay, có rất nhiều trẻ em có thể đọc từ rất sớm và có thể sử dụng và hiểu nội dung cuốn sách này. Cha mẹ có thể dành thời gian cùng con nghiên cứu nội dung trong cuốn sách, đây chắc chắn sẽ là cuốn sách giáo dục tốt cho bé, quan trọng với thế hệ ông bố và mẹ luôn coi con cái là ưu tiên hàng đầu. 
Trên đây là tất cả những kiến thức mà Pantado muốn truyền tải đến tất cả các bậc phụ huynh, hy vọng rằng những điều đó sẽ mang lại những điều tuyệt vời dành cho trẻ.

 

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Ở TRẺ MẦM NON

Chắc hẳn ba mẹ nào cũng muốn con được khỏe mạnh và phát triển bình thường, và trên hành trình nuôi dạy con, những phương pháp nuôi dạy, giáo dục của các bậc phụ huynh ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện cả về trí tuệ và thể xác của con sau này. Câu hỏi đặt ra rằng làm thế nào để phát triển trí tuệ cho con ngay từ khi còn nhỏ, đặc biệt là ở độ tuổi mầm non? Để trả lời cho câu hỏi đó, ngay trong bài viết dưới đây, Pantado sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh về vấn đề đó một cách chi tiết nhất ba mẹ nhé!

Vậy tại sao cần giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non?

Việc trang bị và phát triển các kỹ năng ở trẻ ngay từ khi con còn độ tuổi mầm non sẽ là tiền đề cính để giúp con phát triển toàn diện sau này. Việc giáo dục trí tuệ ở trẻ mầm non được xây dựng bằng các mối quan hệ tốt, tăng thêm năng lượng tích cực trong cuộc sống. Giáo dục trí tuệ cho trẻ được giảng dạy ngay từ khi trẻ bước vào lớp học mầm non.
Ở độ tuổi từ 0-6 tuổi là một giai đoạn tốt nhất để phát triển trí tuệ cho trẻ. Đồng thời việc áp dụng phương pháp giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non sẽ thúc đẩy sự phát triển thể xác, trí thông minh và ý thức thái độ tích cực. Với chức năng não bộ được nuôi dưỡng để phát triển, trẻ cần được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt nhất về thể chất và tinh thần. Trẻ cần có chế độ ăn hợp lý, khoa học với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng. Bên cạnh đó là cơ hội được tiếp cận với các kích thích từ bên ngoài để hoạt động tốt nhất.

Giúp khai thác được tiềm năng tối đa của trẻ

Theo các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, người bình thường chỉ được khai thác từ 3 -10% khả năng trí tuệ, nên còn khoảng hơn 90% giá trị vẫn tiềm ẩn. Việc giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non là quá trình bồi dưỡng nền tảng, tính cách của mỗi người. Nền tảng tính cách của mỗi người được hình thành từ hiện thực cuộc sống trong những năm tháng đầu đời. 

Chuẩn bị hành trang vững chắc bước vào lớp 1

Khi bước vào một môi trường đầy bỡ ngỡ, học tập mang tính quy củ và quan trọng hơn. Vì lẽ đó mà các con cần phải được bồi dưỡng, giáo dục tất cả các kỹ năng và kiến thức cần có ở độ tuổi mầm non.
Cần phải giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non để chúng có một hành trang vững chắc nhất cho cuộc sống về sau. Và trước mắt là một bệ phóng vững chắc để các em bước vào lớp một một cách tự tin nhất.

Các phương pháp giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non hiệu quả

Đối với các bậc phuynh huynh, việc tìm hiểu các phương pháp giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non vô cùng cần thiết. Dưới đây là các phương pháp giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non, ba mẹ có thể tham khảo nhé!
Phương pháp giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ Montessori 
Montessori là một phương pháp giáo dục trẻ tạo một nền tảng cơ bản cho bé trong những năm tháng đầu đời. Thông qua sự tương tác với môi trường, các hoạt động của đôi bàn tay, bằng việc tự động tiếp thu các khía cạnh đạo đức xã hội, văn hóa, tri thức về thế giới xung quanh và bằng sự hoàn toàn độc lập, trẻ sẽ phát triển bản thân và cá tính của chính mình.
Hơn nữa, với phương châm giáo dục cốt lõi lấy trẻ làm trung tâm của mọi hoạt động, tôn trọng điểm riêng biệt của trẻ, khuyến khích trẻ chủ động với môi trường xung quanh. Montessori mang tới cho trẻ cơ hội để thể hiện năng lực trí tuệ, óc sáng tạo và mang bản sắc cá nhân.

Phương pháp giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non STEAM 

STEAM là một phương pháp học được áp dụng đầu tiên tại Mỹ với đặc điểm chung là cung cấp kiến thức toàn diện về đa lĩnh vực. Đối với STEAM, trẻ sẽ được học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo. Vì vậy mà, trẻ sẽ được tiếp cận với các chủ đề kiến thức một cách tự nhiên nhất mà không bị gò bó khả năng tư duy, logic và chủ động linh hoạt trong sáng tạo. Từ đó nâng cao hiệu quả học tập, cải thiện những kỹ năng mềm.
Có thể nhận thấy rằng, mối phương pháp giáo dục lại có những đặc điểm nhất định. Để con có một phương pháp học tập tốt nhất, ba mẹ nên tìm hiểu kỹ những thông tin chính thống và phân tích những điểm mạnh của 

Phương pháp giáo dục trao quyền tự chủ cho trẻ Reggio Emilia 

Điểm đặc biệt ở phương pháp Reggio Emilia là luôn chú trọng tới việc tăng cường khả năng tư duy bằng việc tổng hợp các loại hình ngôn ngữ biểu đạt, giao tiếp hoặc nhận thức. Trẻ được khuyến khích tự giác thực hiện, tự thân trong mỗi hoạt động để bản thân các em chủ động và sáng tạo.
Giáo viên chỉ là người dẫn dắt, làm việc cùng với trẻ để tìm ra cảm hứng và ý tưởng mới mẻ hơn. Đó cũng chính là lý do trong phương pháp Reggio Emilia, các lớp học theo dự án triển khai dựa trên những ý tưởng, sở thích của trẻ với tần suất vài tuần một lần hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần.

Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ mầm non tại nhà Glenn Doman 

Phương pháp giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non Glenn Doman được nghiên cứu và sáng lập bởi giáo sư Glenn Doman. Trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí não của các bạn nhỏ bằng việc giáo dục tại nhà. Khi áp dụng phương pháp này, ba mẹ sẽ giáo dục cho trẻ thông qua các loại thẻ bao gồm thẻ từ và thẻ số tương ứng với các chương trình độc và chương trình toán áp dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên.
Qua đó, trí não của trẻ phát triển tốt hơn, đồng thời các con cũng có cơ hội được trau dồi kiến thức, sự thông minh, sự nhanh nhạy về ngôn ngữ. Học tại nhà dưới sự hướng dẫn của cha mẹ bé luôn cảm thấy được sự quan tâm chia sẻ, cảm thấy không bị áp lực và luôn được giúp đỡ. Từ đó, bé tiến bộ mỗi ngày mà còn kết nối tình cảm gia đình tốt hơn.
Để giúp con phát triển trí tuệ ngay từ độ tuổi mầm non, các bậc phụ huynh có thể tham khảo từ đó có thể áp dụng trong quá trình nuôi dạy con để đạt được hiệu quả cao nhất ba mẹ nhé!
 

CÓ NÊN NUÔI DẠY CON THEO CÁCH CỦA NGƯỜI NHẬT?

Theo các chuyên gia nghiên cứu, phương pháp nuôi dạy con của các ba mẹ Nhật nổi tiếng khắp thế giới, bởi những cách nuôi dạy con thông minh, tự lập, sống hạnh phúc. Vậy những bí quyết mà ba mẹ Nhật áp dụng trên hành trình nuôi dạy con là gì mà lại hiệu quả đến vậy? Hãy cùng Pantado đi tìm hiểu những cách dạy con của người Nhật ba mẹ nhé!

Con nên học cách nuôi dạy con của người Nhật không?

Chắc hẳn đã từng được nghe ít nhất một vài lần rằng người Nhật Bản có đức tính kỷ luật, lòng biết ơn và sự phát triển con người toàn diện. Đó chính là một cơ sở nền tảng đối với quá trình phát triển và hình thành tính cách của một đứa trẻ. Và điều này sẽ giúp ba mẹ dạy con tính kỷ luật, đạo đức, hướng đến một đứa trẻ tốt, công dân tốt ngay từ khi còn nhỏ. 
Ngoài ra, cách dạy con của người Nhật luôn chú trọng tính tự giác và tự tin của con. Vì thế mà khi ba mẹ áp dụng điều đó, con sẽ cảm thấy tự tin hơn và dám thể hiện mong muốn, nhu cầu, sở thích của bản thân. Ba mẹ luôn ở bên cạnh con, cùng con phát triển toàn diện với những phương pháp rèn luyện nhận thức, tình cảm, tư duy và cả thể chất. Những đứa trẻ khỏe mạnh, biết lắng nghe, tự tìm tòi và khám phá chính là mục tiêu trong cách dạy con của người Nhật. 

Vậy những cách nuôi dạy con của người Nhật là gì?

Phương pháp giáo dục, nuôi dạy con của các bậc phụ huynh ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của những đứa trẻ sau này. Đôi khi, trong quá trình nuôi dạy con, có không ít những lần con ương bướng, cứng đầu khiến cho các bậc phụ huynh không biết phải giải quyết tình huống đó như thế nào cho chuẩn. Vậy để tìm ra được phương pháp nuôi dạy con thông minh, ba mẹ có thể áp dụng các phương pháp nuôi dạy con của người Nhật ngay bên dưới đây:

Dạy con tính tự lập

Ở Nhật Bản, những đứa trẻ từ giai đoạn từ 2 - 4 tuổi đã có thể tự làm vệ sinh cá nhân, tự biết ngồi nghiêm chỉnh vào bàn ăn, và xúc ăn một cách tự giác. Ba mẹ giúp con nhận thức được đây là những công việc của bản thân mà mình phải tự làm mà không cần ba mẹ phải nhắc nhở hay sự trợ giúp từ người khác. 

Dạy con phát triển kỹ năng sống 

Kỹ năng sống là điều kiện quan trọng trong cách dạy con của người Nhật mà ba mẹ cần dạy con ngay từ khi còn nhỏ, giúp con xử lý vấn đề một cách tốt hơn và trở thành một công dân có ích, có trách nhiệm và biết tôn trọng trong xã hội.

Chia sẻ công việc nhà cho trẻ

Ngay từ khi 2 tuổi, con đã hiểu và nhận thức được những lời ba mẹ nói nên ba mẹ Nhật Bản đã bắt đầu dạy con những việc nhà đơn giản nhất như vứt rác đúng nơi quy định, thu dọn đồ chơi, tự đánh răng, đi vệ sinh, bày khăn giấy. Đến một giai đoạn lớn hơn, ba mẹ tiếp tục hướng dẫn con thực hiện những nhiệm vụ phức tạp tùy theo độ tuổi. Đó chính là những kỹ năng sống cơ bản nhất khi con bước vào độ tuổi trường thành. 

Dạy con phát triển ngôn ngữ 

Phát triển ngôn ngữ là một trong những cách dạy con của người Nhật quan trọng, được áp dụng ngay từ khi con ra đời. Vì ba mẹ hiểu rằng, để hệ tín hiệu ngôn ngữ của con hoạt động tốt, luyện cho con càng sớm càng có hiệu quả cao.

Dạy chữ từ sớm

Theo nhiều công trình nghiên cứu của Nhật, việc dạy chữ cho con từ sớm có thể làm thay đổi chức năng, và cấu tạo của não. Trẻ càng nhỏ, càng dễ xảy ra hiện tượng này, nên trẻ em Nhật Bản được học chữ từ rất sớm. Đặc biệt, từ 3 tới 6 tuổi là thời điểm học ngoại ngữ lý tưởng được nhiều ba mẹ Nhật tận dụng trau dồi ngôn ngữ cho con. 
Tiên phong trong giáo dục sớm cho trẻ tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, Bộ đôi ứng dụng Monkey Junior và Monkey Stories đã nhận được sự tin tưởng của hơn 10 triệu ba mẹ đến từ 108 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây đều là 2 ứng dụng học tiếng Anh dựa trên nguyên tắc học mà chơi, giúp con hào hứng trong suốt quá trình học. 

Chú trọng truyện cổ tích

Giống như các bậc cha mẹ trên toàn thế giới, ba mẹ Nhật thường dạy con thông qua việc kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích. Thế giới thần thoại cùng những câu chuyện lạ kỳ ấy chính là chất liệu và niềm cảm hứng để hình thành nên tư duy sáng tạo của con trong tương lai. 

Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử 

Ba mẹ Nhật ý thức rất rõ việc nếu cho con xem tivi quá nhiều hay quá sớm sẽ có thể khiến cấu trúc của đại não bị phá vỡ, chưa kể đến mất thời gian và có thể khiến con bị nghiện. Chính vì điều này, “tắt Tivi, bật ý tưởng” luôn là châm ngôn truyền miệng của hầu hết phụ huynh tại Nhật Bản. 

Dạy con kỹ năng tự học, nghiên cứu 

Ba mẹ Nhật thường hướng dẫn con cách sử dụng những loại từ điển đơn giản để tra cứu thông tin ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ có thể dùng từ điển đó để tra nghĩa của mọi từ vựng, cách viết đúng chữ Hán… Trẻ em sẽ rất dễ dàng tiếp nhận kiến thức nếu chúng tự tìm hiểu, tự tra cứu hơn là được người khác hướng dẫn một cách thụ động. Bằng cách này, con cũng có thể khám phá thế giới mới mẻ một cách đầy thú vị và chính xác mà không hề cảm thấy nhàm chán.

Dạy con tính kiên nhẫn lặp đi lặp lại

Đó là giai đoạn mà bé có khả năng ghi nhớ siêu phàm, vì thế ba mẹ cần dạy bé theo phương pháp lặp đi lặp lại. Khi con lớn dần, sự tích lũy các thông tin của não bộ từ nhỏ sẽ vô hình giúp con biết cách tự lý giải logic và thích hợp. Chính vì thế, trong giai đoạn này, ba mẹ cần điều chỉnh và lựa chọn cách sử dụng ngôn ngữ của mình sao cho phù hợp. 

Dạy con phát triển tư duy sáng tạo

Từ 3-4 tuổi, khả năng khái quát hóa được hình thành và phát triển mạnh mẽ nhất thông qua các hoạt động của con, đặc biệt la vui chơi. Chính vì thế, ba mẹ cần lựa chọn các trò chơi phát triển tư duy cho bé, luyện cho bé khả năng khái quát hóa cùng khả năng ngôn ngữ. Ba mẹ có thể học hỏi phương pháp này trong cách dạy con của người Nhật bằng việc thay đổi các loại đồ chơi. Thay vì các loại đồ chơi thông thường ba mẹ nên chuẩn bị các loại đồ chơi đòi hỏi con tìm tòi, khám phá và suy nghĩ như chơi lắp ráp, phân loại… Bên cạnh đó, các hoạt động ngoài trời cũng được khuyến khích như vẽ tranh, đu xà đơn, vẽ tranh, đánh đàn, xe đạp 3 bánh… Ba mẹ hãy khuyến khích bé vận dụng sức sáng tạo của mình để phát minh và sáng tạo nên những trò mới.

Khuyến khích con lựa chọn, bày tỏ suy nghĩ

Một trong những thành công lớn trong nền giáo dục của Nhật Bản là sự nhất quán, kết hợp hiệu quả giữa gia đình và nhà trường, xã hội. Bên cạnh các kiến thức khoa học, những giờ học ngoại khóa bổ ích diễn ra thường xuyên là điều đáng chú ý tại đất nước này! 
Làm bánh, ngày hội thể thao, những sự kiện cộng đồng, những lễ hội được tổ chức qua đêm, các buổi giao lưu,  đền chùa, các buổi triển lãm, cắm trại qua đêm… là những trải nghiệm thú vị mà trẻ em Nhật Bản được trải nghiệm từ nhỏ. Những hoạt động này giúp các em được rèn luyện sự tự tin, lòng dũng cảm và sự tự lập. 

Khen hành vi cụ thể của con

Ba mẹ Nhật Bản không ngại khen con, họ luôn khen ngợi mỗi khi con làm tốt một việc cụ thể nào đó. Khi trẻ được khen ngợi một cách cụ thể, con sẽ cố gắng hết khả năng để làm tốt việc đó ở những lần tiếp theo. Lời khen cụ thể từ ba mẹ sẽ giúp tạo động lực cho con một cách hiệu quả trong cách dạy con của người Nhật. 

Dạy con sự công bằng và tôn trọng mọi người

Ba mẹ Nhật Bản sẽ luôn dạy con sự tôn trọng, bình đẳng và công bằng trong việc đối xử với người khác. Trong những năm đầu đời, các con sẽ được dạy về những giá trị sống chung trong xã hội. Đặc biệt, trẻ em Nhật Bản luôn được dạy nguyên tắc đối xử công bằng với tất cả bạn bè, tôn trọng người lớn tuổi.  
Chẳng hạn, hành động cúi chào 90 độ luôn là một nét đẹp trong văn hóa giáo dục của ba mẹ Nhật Bản rèn luyện cho con ngay từ khi còn bé. Được sinh ra tại một đất nước có nét văn hóa và xu hướng thời trang độc đáo so với phần còn lại của thế giới, trẻ em Nhật Bản luôn biết cách tôn trọng sở thích và quyền riêng tư của người khác. Tất cả những ngành nghề đều được trân trọng và tất cả mọi người đều được đối xử công bằng như nhau. 
Tại các trường mầm non của Nhật, các bé sẽ được thực hành tự gieo hạt, chăm sóc cây, thu hoạch quả một cách tự lập. Qua đó, trẻ biết quý trọng lao động và hiểu được sự vất vả của các bác nông dân.

Không chỉ trích sai lầm của con trước mặt mọi người

Giữ thể hiện cho con cũng là cách phụ huynh giữ thể diện cho bản thân mình. Trong cách dạy con của người Nhật Bản, ba mẹ luôn là tấm gương để con noi theo và thể hiện những hành vi nơi công cộng. Những cuộc hội thoại riêng tư luôn đạt được hiệu quả thay vì quát tháo kìm hãm con giữa đám đông, trước mặt mọi người.
Đặc biệt, ba mẹ Nhật Bản luôn hạn chế chỉ trích, quy chụp con như “Con thật lười biếng” hay “sao con hư thế”, bởi họ luôn hiểu tâm lý của trẻ con dưới góc độ khoa học. Những lời lẽ tiêu cực để mắng dạy con chỉ khiến tình hình thêm nghiêm trọng, đi ngược lại mong muốn của ba mẹ. 
Các nhà tâm lý trẻ em trên toàn thế giới khuyên rằng: Ba mẹ chỉ nên trừng phạt hành vi sai lệch của con chứ không nên trừng phạt con. Các hình phạt nghiêm khắc không được khuyến khích và nguyên tắc dạy trẻ trong cách dạy con của người Nhật là làm mẫu, lặp đi lặp lại để con tự ghi nhớ và tự sửa sai.
Như vậy, Pantado đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh về các phương pháp nuôi dạy con của người Nhật, hy vọng rằng bài viết trên mang lại những kiến thức cho các bậc phụ huynh phần nào trong quá trình nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc.

CÁCH RÈN LUYỆN TOÁN IQ CHO HỌC SINH LỚP 1

Để giúp trẻ trở nên thông minh hơn thì nhiều ba mẹ nghĩ đến việc cho con tiếp cận với toán IQ, đây là một trong những phương pháp giúp con phát triển trí thông minh, tư duy logic vô cùng hiệu quả. Vậy cách rèn luyện toán tư duy cho học sinh lớp một như thế nào là để đạt được hiệu quả nhất? Trong bài viết dưới đây Pantado sẽ cung cấp và chia sẻ về những cách rèn luyện toán tư duy cho học sinh lớp 1, ba mẹ hãy cùng theo dõi nhé!

1. Vậy toán IQ lớp 1 là môn học như thế nào?

So với các môn học khác, toán học là một môn có phần khác biệt hoàn toàn với tiếng Việt hay tiếng Anh, toán thiên về mặt tư duy logic giữa các vấn đề thông qua các con số và phép tính. Toán IQ là một môn học giúp con có thể rèn luyện được khả năng năng tư duy logic, khả năng giải quyết bài toán một cách dễ dàng hơn. Với toán IQ, các con sẽ được học toán với một môi trường vô cùng sinh động, mới mẻ.

2. Có nên cho bé học toán IQ lớp 1?

Có không ít các bậc phụ huynh băn khoăn rằng việc cho con học toán IQ ngay từ khi lớp 1 sẽ khiến cho các con không đạt được hiệu quả cao trong quá trình học. Thế nhưng thực tế thì không phải như vậy bởi toán tư duy không chỉ giúp cho các con có thể giải toán mà nó còn giúp cho các bạn nhỏ phát triển được kỹ năng như: Khả năng phản biện về một vấn đề; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng tư duy: bởi khi các bạn nhỏ học toán IQ sẽ kích thích não bộ phát triển gồm cả bán cầu não phải và bán cầu não trái; Sự sáng tạo: môn toán IQ còn giúp cho các bạn nhỏ phát triển sự sáng tạo. Bởi các bài toán IQ luôn lồng ghép những tình huống một cách tự nhiên và yêu cầu các bạn nhỏ tìm ra lời giải phù hợp. Do đó mà khi học các con không hề có cảm giác mình bị ép học.

Dẫu vậy, các ba mẹ không nên ép con học toán tư duy, mà việc đầu tiên ba mẹ cần phải xem năng lực của con như thế nào rồi mới quyết định cho con học toán tư duy.

3. Cách rèn luyện toán IQ cho trẻ lớp 1

Toán tư duy là một môn học rèn luyện khả năng tư duy logic vô cùng hiệu quả. Tuy vậy, cách rèn luyện toán IQ cho học sinh lớp 1 như thế nào là hiệu quả là điều mà ba mẹ quan tâm hơn cả. Ngay bên dưới đây, Pantado sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh về những cách rèn luyện toán IQ cho trẻ:

3.1. Học toán IQ với phương pháp Soroban

Tuy rằng phương pháp học Soroban còn khá mới lạ với các bậc phụ huynh, nhưng đây là phương pháp học toán tư duy vô cùng hiệu quả có nguồn gốc từ Nhật Bản. Với phương pháp này, con có thể tính nhẩm rất nhanh chóng chỉ với một chiếc bàn tính, hơn nữa đây là một phương pháp hiệu quả bởi các bạn nhỏ có thể tính toán lên đến 15 con số trong một thời gian cực ngắn. 

3.2. Học toán IQ với phương pháp Finger Math

Với phương pháp này các bạn học sinh có thể tính toán cực kỳ nhanh chóng chỉ với 10 ngón tay. Và điều đặc biệt đó là phương pháp học toán IQ lớp 1 này giúp trẻ phát triển toàn diện cả hai bán cầu não phải và não trái. Phương pháp học toán này có thể hỗ trợ các bạn nhỏ từ mẫu giáo đến tiểu học thực hiện các phép cộng và trừ trong phạm vi 100 rất dễ dàng. Các con không cần phải sử dụng đến giấy bút hay các que tính mà vẫn tính đúng kết quả.

4. Phương pháp dạy toán IQ cho trẻ

Không chỉ riêng toán IQ mà tất cả với các môn học khác thì phương pháp giảng dạy phù hợp đối với con đóng vài trò rất quan trọng. Dưới đây là một trong những phương pháp dạy toán IQ cho trẻ vô cùng hiệu quả, ba mẹ có thể tham khảo: 

4.1. Bài tập đếm số

Đây là kiến thức nền tảng rất quan trọng giúp cho các bạn nhỏ có thể học tốt chương trình Toán lớp 1 nói riêng và hệ thống toán trong chương trình giáo dục phổ thông nói chung. Khi các con mới học đếm thì bố mẹ nên cho bé đếm xuôi rồi tiến hành đếm ngược. Sau đó các bậc phụ huynh sẽ hỏi bé những câu hỏi để con nhận biết được các số dựa vào những thông tin về vị trí và giá trị của các số.
Khi dạy con học đếm thì bố mẹ nên bắt đầu trong phạm vi nhỏ rồi nâng dần độ khó lên phạm vi lớn hơn. Cách dạy con học đếm như thế này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn vì các bé sẽ có sự suy luận và rút ra quy luật về số đếm.

4.2. Bài tập cộng trừ

Sau khi các bạn nhỏ đã thành thạo về những bài tập liên quan đến số đếm thì các bậc phụ huynh nên cho con làm bài tập cộng trừ khi học toán IQ lớp 1. Để giúp con học toota thì điều đầu tiên các bậc phụ huynh có thể cho con làm các bài tập từ cơ bản với độ khó nâng dần để các con không cảm thấy chán học hay sợ học. Khi cho bé làm bài tập liên quan đến phép cộng và phép trừ thì bố mẹ nên đưa ra những bài tập với ví dụ thực tế có hình ảnh sinh động để bé cảm thấy hứng thú và tò mò.

4.3. Bài tập xem đồng hồ

Một trong những cách dạy con học toán IQ hiệu quả hơn đó chính là học qua bài tập đồng hồ. Thông qua dạng bài tập này thì các bạn nhỏ có thể tìm được quy luật về thời gian cũng như biết cách đọc số giờ chính xác. Đối với phương pháp học này, điều đầu tiên, ba mẹ hãy cho con làm các bài tập liên quan đến việc xem giờ đúng. Sau đó bố mẹ sẽ cho con làm những bài tập xem giờ có liên quan đến số phút trong phạm vi 30 phút. Và cuối cùng là các bậc phụ huynh sẽ cho bé làm bài tập xem giờ kém.
Một điều đặc biệt mà các bậc phụ huynh cần lưu ý khi cho con làm bài tập xem giờ học toán IQ lớp 1 chính là các bậc phụ huynh nên sử dụng các món đồ chơi có mô hình đồng hồ để hướng dẫn con cách xác định thời gian. Cách học này tạo một bầu không khí cho bé luôn cảm thấy thoải mái nhất.

4.4. Bài tập tìm quy luật

Ngoài những phương pháp giảng dạy đã được kể trên, thì phương pháp học tàn IQ cũng có thể kể đến như bài tập tìm quy luật. Ba mẹ nên dành thời gian để tìm hiểu và cho bé thực hành đó chính là bài tập tìm quy luật. Dạng bài tập này sẽ giúp các con hình thành và phát triển tư duy lôgic để có thói quen suy nghĩ và tìm kiếm đáp án phù hợp.

4.5. Bài tập làm quen thuật ngữ toán học

Những bài tập liên quan đến thuật ngữ toán học cũng rất hiệu quả đối với các bạn học sinh lớp 1. Muốn các con học toán hiệu quả nhất thì các bậc phụ huynh cần phải giải nghĩa cho bé những thuật ngữ liên quan đến môn Toán. Cách truyền đạt hiệu quả nhất chính là bố mẹ nên lồng ghép các thuật ngữ một cách khéo léo khi dạy bé học để các con có thể làm quen và sử dụng nó trong những trường hợp cụ thể chính xác nhất.
Ba mẹ cần lưu ý rằng các bạn nhỏ ở những độ tuổi khác nhau thì sự phát triển của não bộ không giống nhau nên các bậc phụ huynh cần cân nhắc để lựa chọn cho con những bài tập phù hợp.

4.6. Giúp trẻ phát triển tư duy thông qua các trò chơi

Với phương pháp này ba mẹ có thể áp dụng những bài tập giúp cho các bé có thể phát triển tư duy hiệu quả hơn là đoán số, đoán cân nặng, tạo hình, tìm đường ra khỏi mê cung,.
Sau khi bé đã thành thạo và biết cách giải những bài tập này thì các bậc phụ huynh có thể chuyển sang cho con làm những bài tập khó hơn. Chẳng hạn như bố mẹ sẽ cho bé một dãy số rồi lấy một số và hỏi xem những số nào lớn hơn số đó và những số nào nhỏ hơn số này.

5. Những lưu ý khi áp dụng phương pháp học toán IQ cho học sinh lớp 1

5.1. Hình thành tư duy phản biện

Một vấn đề nữa mà các bậc phụ huynh nên dành thời gian để lưu ý khi dạy bé học toán IQ đó chính là khuyến khích các bạn nhỏ đặt câu hỏi cũng như hình thành tư duy phản biện. Bố mẹ có thể nghe những câu hỏi của bé để kiểm tra xem các con có thực sự hiểu bài hay không, việc học toán IQ của bé có hiệu quả hay không.
Khi các bạn nhỏ đặt câu hỏi thì các bậc phụ huynh nên dành thời gian cùng con tìm câu trả lời. Thông qua quá trình này thì bố mẹ có thể nắm bắt được những khó khăn mà các con gặp phải. Từ đó có một phụ huynh có thể tìm ra giải pháp tốt nhất cho các bạn nhỏ.

5.2. Dạy con cách giải quyết vấn đề

Khi các bạn nhỏ học bất cứ một môn học gì thì việc đầu tiên mà các bậc phụ huynh cần phải thực hiện đó chính là hướng dẫn con cách giải quyết vấn đề sao cho hợp lý nhất. Đa phần các bạn nhỏ khi mới học toán thường sẽ gặp những khó khăn và vướng mắc nhất định.
Do đó để các con không bị lúng túng thì bố mẹ nên dành thời gian hướng dẫn bé cách xử lý và giải quyết vấn đề sao cho thấu đáo nhất. Khi có sự hỗ trợ từ bố mẹ thì các con sẽ dễ dàng biết cách giải quyết những vấn đề khó khăn một cách tự tin nhất.

5.3. Tạo cho các bạn nhỏ sự hứng thú

Việc tạo hứng thú trong quá trình học cho con là điều vô cùng quan trọng. Chỉ khi thực sự hứng thú với toán học thì bé mới có thể học hiệu quả, tiếp thu được kiến thức một cách tốt nhất. Theo vào đó, ba mẹ nên lồng ghép các trò chơi trong quá trình bé học bài cũng như lồng ghép cho bé những câu chuyện. Các bậc phụ huynh khi áp dụng phương pháp này không chỉ giúp cho các con tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn mà còn giúp cho bầu không khí của các buổi học thêm vui vẻ và thoải mái.

5.4. Tạo cho con thói quen tư duy toán học mỗi ngày

Trong quá trình học, nếu các con có thói quen tư duy toán học mỗi ngày thì các bạn nhỏ sẽ có những cách xử lý giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Và để có thể giúp con hình thành được tư duy toán học hàng ngày thì bố mẹ nên áp dụng một vài phương pháp sau: Dạy con học thông qua các hành động trực quan mỗi ngày, dạy bé cách phân loại đồ đạc trong nhà theo những tiêu chí nhất định.
Trên đây là tất cả những thông tin về những cách rèn luyện toán tư duy dành cho trẻ lớp 1, các bậc phụ huynh có thể cho con tham khảo và áp dụng để giúp con học tập, rèn luyện tư duy tốt hơn dành cho trẻ ba mẹ nhé!

 

CÁCH PHÒNG TRẺ BỊ CẢM LẠNH MÙA ĐÔNG NHƯ THẾ NÀO?

Cảnh lạnh là bệnh thường thấy vào mùa đông đối với trẻ nhỏ, được gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, bắt nguồn từ bệnh viêm đường hô hấp. Vậy nếu trẻ có triệu chứng bị cảm lạnh, ba mẹ nên điều trị như thế nào? Hãy cùng Pantado đi tìm hiểu kỹ hơn về bệnh cảm lạnh và cách điều trị khi con bị cảm lạnh một cách hiệu quả và cách chăm sóc trẻ bị cảm lạnh mùa đông như thế nào để trẻ nhanh khỏi, tất cả sẽ có ở dưới bài viết ba mẹ nhé!

 

1. Vậy cảm lạnh mùa đông ở trẻ đến từ đâu?

Cảm lạnh gây ra bởi các loại virus, chúng phát triển mạnh nhất vào mùa đông bởi thời tiết lạnh và khô cực thích hợp cho sự tồn tại của các loại virus này. Ở trẻ nhỏ, sức đề kháng khá yếu nên khi bị nhiễm lạnh các loại virus này dễ dàng tấn công và gây hại cho trẻ. Bên cạnh đó, một số các nguyên nhân khác gây cảm lạnh ở trẻ có thể kể đến như:

1.1. Mặc quá nhiều quần áo cho trẻ

Hầu hết các bậc phụ huynh thường có thói quen mặc cho trẻ nhiều lớp áo trong ngoài từ áo len, áo khoác vào mùa đông. Thế nhưng, không phải cứ cho trẻ mặc quá nhiều áo mà đã tốt bởi trẻ nhỏ có thân nhiệt cao hơn người lớn, hơn nữa chúng lại ưa vận động, thường xuyên chạy nhảy, vui chơi vì vậy rất dễ đổ mồ hôi. Từ đó khiến mồ hôi ngấm vào quần áo làm trẻ mặc quần áo ẩm trong thời gian dài, do vậy mà trẻ rất dễ bị nhiễm cảm lạnh.

1.2. Để mồ hôi thấm ngược vào người trẻ

Vào mùa đông, nền nhiệt trong nhà và ngoài trời khá chênh lệch, do vậy mà khi trẻ mặc nhiều quần áo chạy nhảy vui chơi rất dễ bị đổ mồ hôi. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh do bị thấm ngược mồ hôi và cùng với tác động của gió lạnh. Vì vậy mà ba mẹ cần lưu tâm đến trẻ, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của cơ thể và đặc biệt kiểm tra lớp áo bên trong cùng của trẻ ba mẹ nhé.

1.3. Phòng ngủ bí bách

Ngoài những nguyên nhân được kể trên thì việc phòng ngủ của trẻ quá kín cũng có thể dẫn đến trẻ bị cảm lạnh. Tại sao lại như vậy? Bởi khi đóng kín cửa thường xuyên không khí trong nhà sẽ không được lưu thông, vi khuẩn và vi rút trú ngụ trong nhà sẽ phát triển nhanh và gây bệnh cho trẻ. 

1.4. Trẻ bị cảm lạnh do lây bệnh từ người khác

Đây cũng là một loại bệnh rất dễ bị lây lan qua đường hô hấp. Vì vậy, ba mẹ cần lưu ý khi cho trẻ đến những chỗ đông người như siêu thị, cửa hàng, khu vui chơi. Ở trường học của trẻ cũng là nơi trẻ dễ bị lây nhiễm bởi các con tiếp xúc với nhiều bạn bè. Để có thể ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh cho con thì ba mẹ nên khuyên con đeo khẩu trang khi đến nơi đông người để hạn chế bị dính giọt bắn từ người bệnh, đồng thời thường xuyên rửa tay sạch sẽ và hạn chế đưa tay lên mắt mũi miệng.

2. Làm thế nào để nhận biết trẻ bị cảm lạnh?

Biểu hiện cảm lạnh dễ thấy nhất ở trẻ đó là trẻ rất uể oải, mệt mỏi, xuất hiện các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, ngoài ra trẻ cũng có biểu hiện sốt cao hơn 38 độ C. Những triệu chứng khác có thể xuất hiện khi trẻ bị cảm lạnh mùa đông là: Đau rát họng, ho, mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, niêm mạc mũi bị đỏ và sưng.

Bên cạnh đó ba mẹ cần lưu ý một số điều như: Thời gian bệnh cảm lạnh mùa đông của trẻ diễn biến mạnh nhất là 10 ngày đầu tiên sau đó giảm dần. Các triệu chứng bệnh có thể kéo dài hơn 10 ngày tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ. Cảm lạnh ở trẻ không quá nguy hiểm tuy nhiên chúng có thể kéo dài hàng tuần thậm chí nhiều tháng trong trường hợp bệnh không nặng.

3. Cách điều trị và chăm sóc khi trẻ bị cảm lạnh vào mùa đông

Trong trường hợp trẻ bị cảm lạnh , ba mẹ nên chăm sóc và điều trị cho con như thế nào là hiệu quả nhất? Ba mẹ hãy theo dõi chi tiết ở bên dưới đây nhé!

3.1. Vệ sinh mũi cho trẻ

Cảm lạnh khiến trẻ bị sổ mũi, chảy dịch làm bé khó thở, cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ để trẻ dễ chịu hơn. Với trẻ sơ sinh, cha mẹ cần thường xuyên hút dịch mũi, rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để hút mũi và đờm cho trẻ do trẻ còn quá nhỏ không thể tự khạc đờm và tự hỉ mũi ra ngoài. Có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ cho trẻ trên 2 tuổi nếu bé bị mệt mỏi quá sức.

3.2. Cho trẻ uống thuốc

Có thể sử dụng một số loại thuốc không cần kê toa tại để làm giảm bớt các triệu chứng cảm lạnh cho trẻ nhỏ.
Paracetamol (Acetaminophen): Dùng hạ sốt cho trẻ khi trẻ sốt cao trên 38 độ C
Phenylephrine: Giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi
Thuốc ức chế ho Guaifenesin: Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ho có đờm ở trẻ
(Codeine và Dextromethorphan): Giảm đau họng, ngăn ngừa viêm phế quản
Thuốc kháng Histamine (Brompheniramine): Ngăn ngừa các cơn dị ứng ở trẻ

Ngoài ra ba mẹ có thể tham khảo các loại thuốc sử dụng cho trẻ bị cảm lạnh như:
Thuốc ức chế ho (Dextromethorphan hoặc DM)
Dextromethorphan được chỉ định dùng trong các trường hợp ho do đau họng và điều trị chứng viêm phế quản do cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên thuốc chống chỉ định sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi và có mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc. 
Hiện nay thuốc được điều chế dưới dạng viên nén, viên nang, dang ngậm hay siro. Và được điều chế dưới dạng đơn độc (Chỉ bao gồm 1 thành phần duy nhất là dextromethorphan) hoặc kết hợp với một số thành phần khác. Hàm lượng của thuốc khá đa dạng với viên nén 10 - 60mg hoặc siro với nồng độ dextromethorphan 5mg/5ml; 7,5mg/5ml; 30mg/5ml…
Liều dùng của thuốc: Do có nhiều hàm lượng và điều chế dưới nhiều dạng khác nhau nên khi sử dụng cho trẻ cha mẹ hãy tham khảo các bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để có thể đảm bảo an toàn.
Trẻ em ≥12 tuổi: Sử dụng 10 – 20mg mỗi 4 giờ hoặc 20-30mg mỗi 6-8 giờ. Không quá 120mg/ngày
Trẻ em < 6 tuổi: Cho trẻ uống 5mg mỗi 4 giờ, không vượt quá 6 liều trong 24 giờ. Không quá 30mg/ngày
Trẻ em <12 tuổi: Cho trẻ dùng 10mg mỗi 4 giờ, không vượt quá 6 liều trong 24 giờ. Không quá 60mg/ngày
Có thể sử dụng thuốc cho trẻ trước hoặc sau bữa ăn tuy nhiên tốt nhất nên cho trẻ uống sau ăn để tránh kích thích hệ tiêu hóa. Tuyệt đối không tự ý tăng liều dùng của thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ để tránh gây nguy hiểm cho trẻ.
Thuốc ho (Guaifenesin)
Guaifenesin dùng để điều trị các triệu chứng ho có đờm, ứ đọng đờm, gây cản trở đường hô hấp. Chúng giúp làm loãng dịch đờm, ngăn ngừa tắc nghẽn giúp bệnh nhân dễ thở hơn và làm long đờm.
Chống chỉ định sử dụng thuốc cho trẻ quá mẫn với guaifenesin và trẻ em dưới 4 tuổi.
Liều dùng của thuốc: Thuốc Guaifenesin được bào chế dưới nhiều dạng thuốc như viên nang, viên nén và dạng uống với các hàm lượng khác nhau như:
Viên nang hàm lượng 200mg; viên nang giải phóng kéo dài 300 mg.
Viên nén hàm lượng 100mg hoặc loại 200 mg; viên nén giải phóng kéo dài loại 1200 mg.
Dạng dung dịch để uống loại 100 mg/5 ml, loại 200 mg/5ml.
Chế phẩm dạng thuốc phối hợp với Diaphyllin, Theophylline, Pseudoephedrine, Codeine, Dextromethorphan.
Ba mẹ cần lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ với các liều lượng như sau: Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Cho trẻ uống 200 - 400 mg mỗi 4 giờ. Với chế phẩm tác dụng kéo dài: sử dụng 600 mg hoặc 1,2 g mỗi 12 giờ. Sử dụng không quá: 2,4 g mỗi ngày. Trẻ em 6 đến dưới 12 tuổi: Cho trẻ uống 100 - 200 mg mỗi 4 giờ. Với chế phẩm tác dụng kéo dài: sử dụng 600 mg mỗi 12 giờ. Sử dụng không quá: 1,2 g mỗi ngày.
Trẻ em 4 đến dưới 6 tuổi: Cho trẻ uống 50 - 100 mg mỗi 4 giờ. Với chế phẩm tác dụng kéo dài: 300 mg mỗi 12 giờ. Sử dụng không quá: 600 mg mỗi ngày.
Nếu viên nén quá lớn với trẻ có thể bẻ nhỏ hoặc tán thành bột để cho trẻ uống
Thuốc thông mũi (pseudoephedrine và phenylephrine)
Pseudoephedrine và phenylephrine là loại thuốc chống xung huyết mũi giúp làm giảm các triệu chứng xung huyết đường mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch và viêm mũi cấp do cảm lạnh.
Do một số độc tố và tác dụng phụ phát sinh nên các bác sĩ khuyến cáo không sử dụng loại thuốc này cho trẻ em dưới 4 tuổi.
Liều lượng và cách sử dụng: Thuốc được bào chế dưới các dạng khác nhau và với nhiều hàm lượng như:
Viên nén 10mg
Viên tan trong miệng loại 1,25mg và 2.5mg
Dạng dung dịch uống loại 1,25mg/5 ml;  7,5 mg/5 mL và dạng phóng thích kéo dài 10 mg/5 mL
Với từng dạng thuốc khác nhau cha mẹ cần lưu ý sử dụng chúng với liều lượng như sau:
Trẻ từ 2 đến 5 tuổi: Với dạng uống loại 1,25 mg/0,8 mL, uống 1,6 mL mỗi 4 giờ, không quá 6 liều hàng ngày và với loại 7,5 mg/5 mL sử dụng cách 12 giờ cho mỗi liều 3,75mg và không quá 15mg mỗi ngày. Dạng viên nén 10mg: cho trẻ uống 5 mg uống mỗi 4 giờ khi cần thiết. Viên ngậm: cho trẻ sử dụng 2,5 mg mỗi 4 giờ, không quá 15 mg trong 24 giờ 
Trẻ từ 6 - 11 tuổi: Sử dụng loại 7,5 mg/5 mL sử dụng cách 12 giờ cho mỗi liều 7,5 mg và không quá 30 mg mỗi ngày. Dạng viên nén 10mg: cho trẻ uống 10 mg uống mỗi 4 giờ khi cần thiết. Viên ngậm: cho trẻ sử dụng 2,5 mg mỗi 4 giờ, không quá 30 mg trong 24 giờ.
Trẻ trên 12 tuổi: Sử dụng loại 7,5 mg/5 mL sử dụng cách 12 giờ cho mỗi liều 7,5 mg và không quá 30 mg mỗi ngày. Dạng viên nén 10mg: cho trẻ uống 10 mg uống mỗi 4 giờ khi cần thiết, uống không quá 4 liều 1 ngày. Viên ngậm: cho trẻ sử dụng 10 mg mỗi 4 giờ, không quá 60 mg trong 24 giờ.
Khi sử dụng thuốc cho trẻ hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được tư vấn chính xác. Khi có các biểu hiện dị ứng với thuốc hay phản ứng khác lạ do tác dụng phụ của thuốc cần mang bé đến bệnh viện ngay lập tức để được chữa trị.
Thuốc kháng histamine
Histamin là nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngứa, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt nhằm chống lại các chất lạ, bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại. Thuốc kháng histamin được sử dụng với tác dụng làm giảm và ngăn chặn các triệu chứng này. 
Trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc kháng histamin như như brompheniramine, chlorpheniramine maleate, diphenhydramine và các loại khác.
Thuốc kháng histamin khá an toàn tuy nhiên cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ nhỏ. Lưu ý không sử dụng cho trẻ dưới 2 toàn để đảm bảo an toàn.
Khi sử dụng thuốc dưới dạng uống cần sau bữa ăn hoặc uống thuốc với sữa hoặc nước để chống kích ứng dạ dày. Với dạng viên nén phóng thích kéo dài, để đảm bảo phát huy hoàn toàn công dụng của thuốc cần cho trẻ nuốt nguyên viên mà không bẻ nhỏ, nghiền nát hay nhai nuốt.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ. Những người có chuyên môn mới có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác và kê đơn thuốc phù hợp cho trẻ. Vì thế khi lựa chọn mua thuốc trị cảm lạnh cho trẻ cha mẹ cần mua thuốc của các thương hiệu nổi tiếng, có uy tín để đảm bảo về chất lượng cũng như sự an toàn của trẻ khi sử dụng. Ngoài ra, ba mẹ lưu ý chỉ được dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C để tránh gây hại cho gan. Ba mẹ cần lưu ý rằng, không nên sử dụng một lúc cùng một hoạt chất dưới dưới các dạng bào chế khác nhau để tránh việc bị sử dụng quá liều. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc giảm đau, hạ sốt có kết hợp chất chống dị ứng bởi chúng gây nguy hiểm cho trẻ.

3.3. Bổ sung dinh dưỡng và nước

Bổ sung thức ăn dạng mềm cho trẻ để trẻ dễ nuốt hơn, cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để cơ thể bé nhanh hồi phục hơn. Trẻ bị cảm lạnh cũng cần bổ sung nhiều nước để làm loãng dịch mũi cũng như chống khô da. Bổ sung đủ cho trẻ 2 lít nước mỗi ngày từ nước lọc, nước ép hoa quả, sữa và điện giải. Với trẻ đang còn bú mẹ nên cho trẻ bú đủ sữa, có thể vắt sẵn sữa cho trẻ để trẻ có thể bú thường xuyên hơn.

3.4. Cho trẻ đến bệnh viện nếu cần

Nếu trẻ có những triệu chứng nặng như sốt cao nhiều ngày, khó thở, mệt mỏi, khóc yếu,...cần mang trẻ đi bệnh viện ngay lập tức để tránh nguy hiểm do các biến chứng nặng liên quan đến hô hấp.

4. Các cách phòng ngừa bệnh cảm lạnh mùa đông ở trẻ

Để phòng ngừa bệnh cảm lạnh mùa đông ở trẻ, ba mẹ có thể tham khảo một số điều như sau:

4.1. Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống cho trẻ

Điều đầu tiên là ba mẹ nên nhắc nhở và cung cấp thông tin kiến thức cho con rằng mùa đông là thời điểm thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn vì vậy ba mẹ cần lưu ý tới việc vệ sinh môi trường sống của trẻ. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, khử khuẩn, mở cửa sổ để không khí lưu thông và cho vi khuẩn thoát ra ngoài. Dạy trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ, tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh và sau khi ra ngoài trở về.

4.2. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Một trong những cách phòng ngừa bệnh cảm lạnh tiếp theo đó là ba mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ vô cùng quan trọng vừa giúp trẻ có đủ dinh dưỡng để phát triển đồng thời tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ theo một chế độ ăn cân đối, lành mạnh, đồng thời bổ sung thêm vitamin cho trẻ để trẻ có thể xây dựng sức đề kháng tự nhiên.

4.3. Vận động thường xuyên

Vận động thường xuyên cũng sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng, ít ốm vặt. Bằng những việc làm cụ thể như ba mẹ có thể cùng con vận động và tham gia các hoạt động ngoài trời như đạp xe, đi bộ, leo núi, tập thể dục.

4.4. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ vô cùng quan trọng nó giúp cơ thể phục hồi sau một ngày mệt mỏi đồng thời tăng cường sản sinh sức đề kháng cho cơ thể. Ngủ đủ giấc sẽ khiến cơ thể bé khỏe khoắn, tinh thần thoải mái dễ chịu hơn, hạn chế mắc bệnh tật so với những đứa trẻ ít ngủ. Tập cho trẻ thói quen ngủ trước 9h tối và dậy sớm để có nhịp sinh hoạt điều độ.

Trên đây là tất cả những kiến thức mà Pantado đã tham khảo và đúc kết được chia sẻ chi tiết nhất đến tất cả các bậc phụ huynh. Thông qua những chia sẻ trên ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng trong trường hợp con bị cảm lạnh mùa đông, tham khảo được cách điều trị khoa học nhất cho con. Hy vọng rằng những kiến thức trên mang lại lợi ích cho ba mẹ phần nào trong quá trình nuôi dạy con.