CÓ NÊN GIÁO DỤC SỚM CHO TRẺ TỪ 1 - 3 TUỔI?
Các phương pháp giáo dục, nuôi dạy trẻ ngay từ khi còn nhỏ ngày càng được nhiều phụ huynh qua tâm và áp dụng đối với những đứa trẻ của mình. Điều này không chỉ giúp con có cơ hội được phát triển toàn diện mà giúp cho chúng làm quen với tất cả những kỹ năng tự lập hay rèn luyện trí thông minh. Vậy những phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từ 1 – 3 tuổi quan trọng như thế nào? Ngay sau đây, Pantado sẽ chia sẻ tất cả những gì liên quan đến chủ đề này một cách rõ ràng nhất, ba mẹ có thể tham khảo nhé!
1. Tại sao nên giáo dục sớm cho trẻ từ 1 – 3 tuổi?
Là bậc làm cha, làm mẹ ai ai mà không mong mỏi con mình khôn lớn và phát triển toàn diện nhỉ? Bởi vậy nên ngay từ khi còn vài tuổi, nhiều ba mẹ đã chú ý và tìm hiểu đến các phương pháp nuôi dạy con một cách khoa học. Và ba mẹ biết không, khi trẻ nhỏ được tiếp cận với phương pháp của ba mẹ, con sẽ thông minh và phát triển hơn sau này. Điều này mang lại một số những lợi ích như sau:
1.1. Kích thích sự phát triển não phải của trẻ
Theo một số những nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ từ 3 tuổi trở xuống học tập mọi thứ thông qua hình thức chụp hình bằng não phải cũng vì vậy trẻ giống như một chiếc máy ảnh, có thể học tập, sao chép mọi thứ rất nhanh. Vì vậy, nếu trong giai đoạn này ba mẹ bắt đầu dạy trẻ và dạy lặp đi lặp lại sẽ đáp ứng được cách học của trẻ, đồng thời giúp não bộ xây dựng phản xạ, tiếp thu được nhiều thông tin hơn và kích thích tiềm năng não bộ.
1.2. Khả năng tiếp nhận thông tin vô hạn
Trong giai đoạn từ 1 – 3 tuổi, khả năng tiếp nhận thông tin, thu nạp những thông tin xung quanh một cách thụ động và vô hạn. Chính vì những điều này nên, ba mẹ có thể cung cấp thông tin, kiến thức cho trẻ mà không sợ gây áp lực hay khiến trẻ cảm thấy quá tải. Thế nhưng, ba mẹ cũng nên cung cấp kiến thức cho trẻ dựa trên sở thích và khả năng của bản thân trẻ.
1.3. Trẻ cực kỳ ham học hỏi
Trẻ trong độ tuổi này, chúng cực kỳ ham học hỏi, mong muốn được khám phá thế giới xung quanh đầy mới lạ và hấp dẫn. Bởi vậy, ba mẹ hãy thỏa mãn mong muốn học hỏi này của trẻ, giúp xây dựng thói quen và niềm đam mê, yêu thích học tập ngay từ bây giờ.
2. Nên dạy cho con những gì ở độ tuổi 1 – 3 tuổi
Đây cũng là một câu hỏi mà rất nhiều các bậc phụ huynh băn khoăn và cần được giải đáp. Ở độ tuổi này, các bậc phụ huynh có thể dạy con những điều sau, ví dụ như:
2.1. Dạy về ngôn ngữ
Đây chính là thời điểm trẻ bắt đầu học và phát triển ngôn ngữ. Vì vậy, ba mẹ có thể bắt đầu với việc dạy ngôn ngữ cho trẻ. Trước hết, ba mẹ cần phải dạy cho trẻ về tiếng Việt. Trẻ đang bắt đầu học nói và có thể tiếp thu được một lượng từ vựng khổng lồ. Hãy bắt đầu dạy bé những từ đơn giản theo chủ đề như:
2.2. Dạy trẻ cách gọi tên người thân bố, mẹ, ông, bà
Nhìn vào mắt con và đọc chậm rãi, rõ ràng tên của người thân, ví dụ “mẹ”, “bà”, “ba”,... Hoặc có thể gọi tên bé và chỉ vào người đối diện rồi giới thiệu với bé như “Bắp, bà ngoại kìa”. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể tạo một album ảnh với hình ảnh của những người thân và chỉ cho trẻ. Dần dần trẻ sẽ ghi nhớ và nhận diện được gương mặt, tên của người trong ảnh. Và khi lớn dần tới 3 tuổi, ba mẹ có thể chỉ vào ảnh hỏi trẻ đây là ai, chắc chắn trẻ sẽ đưa ra được câu trả lời.
2.3. Dạy trẻ về các bộ phận cơ thể
Trong khi tắm, thay tã, mặc quần áo cho con, chơi cùng con,... ba mẹ cũng có thể dạy con học các từ vựng chỉ bộ phận cơ thể. Ví dụ vừa thay áo cho con vừa chỉ vào bụng, tay, chân và vừa nói “Đây là bụng nhỏ, bụng nhỏ. Đây là tay nhỏ, tay nhỏ. Đây là chân nhỏ, chân nhỏ”. Hoặc hỏi bé các bộ phận cơ thể ở đâu, ví dụ “Mũi Bắp ở đâu nhỉ?”, “Tay Bắp ở đâu nhỉ?”, “Bụng Bắp đâu rồi nhỉ”. Khi trẻ 1 tuổi chưa thể nói được nhiều nhưng có thể nhận thức được câu hỏi của ba mẹ và sử dụng tay để chỉ vào các bộ phận thay cho câu trả lời. Tuy nhiên, khi trẻ được 2 - 3 tuổi, ngôn ngữ phát triển, khả năng nói tốt hơn trẻ có thể vừa chỉ và vừa nói ra câu trả lời của mình.
2.4. Dạy trẻ về chủ đề màu sắc
Ba mẹ cũng nên dạy trẻ từ 1 đến 3 tuổi cách nhận biết và đọc tên các màu sắc. Có thể mua những tấm card với đủ mọi màu sắc khác nhau rồi chỉ vào từng màu và đọc tên màu cho trẻ nghe.
Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể dạy bé nói theo chủ đề phương tiện giao thông, động vật, thức ăn, hoa quả,... Đặc biệt, độ tuổi này cũng rất thích hợp để dạy tiếng Anh và các ngôn ngữ khác. Theo các chuyên gia giáo dục, nếu ngay từ khi còn nhỏ, trước 6 tuổi trẻ đã được tiếp xúc với ngôn ngữ khác thì khả năng học ngôn ngữ sẽ tốt hơn và nhanh hơn. Ở độ tuổi này trẻ rất thích khám phá, học tập những điều mới mẻ, khả năng tiếp thu thông tin nhanh và lượng thông tin tiếp thu được lớn. Đặc biệt, trẻ không sợ nói sai. Vì vậy, so với người trưởng thành, trẻ từ 1 - 6 tuổi, đặc biệt là 1 - 3 tuổi học ngôn ngữ mới tốt hơn hẳn.
2.5. Dạy trẻ về nhận thức
Ba mẹ cũng đừng quên giúp con phát triển cả về mặt nhận thức. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành nhận thức và nếu được dạy đúng cách trẻ sẽ phát triển nhận thức rất nhanh và toàn diện.
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng hãy xây dựng cho con tính tự lập bằng cách dạy con tự dùng thìa xúc ăn, tự mặc quần áo, đeo dép, rửa mặt, vệ sinh răng miệng. Trong quá trình trẻ phát triển, nếu gặp phải vấn đề thay vì ba mẹ vội vã giải quyết cho trẻ hãy để trẻ tự mình tìm ra giải pháp. Điều này sẽ giúp trẻ trở nên có chủ kiến, dám thể hiện mình và tự tin hơn trong cuộc sống. Trẻ sẽ không còn quá phụ thuộc vào cha mẹ mà sẽ phát triển tư duy, độc lập hơn, không hoảng sợ trước mọi trường hợp.
2.6. Dạy trẻ về cảm xúc, tình cảm
Do trẻ cũng đang trong giai đoạn phát triển về cảm xúc và tình cảm nhưng lại không biết cách kiềm chế nên ba mẹ hãy chú ý dạy con cả điều này. Trẻ có thể tỏ ra cáu gắt, giận dữ khi không cảm thấy thoải mái, hài lòng. Ba mẹ không nên quát nạt nếu bé khóc lóc, cáu gắt mà hãy chỉ bảo nhẹ nhàng và kiên nhẫn.
Hãy thể hiện cho trẻ thấy nét mặt của mình khi vui, buồn, tức giận và nói với trẻ về những cảm xúc đó. Qua đó trẻ có thể xây dựng được vốn từ vựng về cảm xúc, biết cách diễn đạt và bộc lộ cảm xúc của bản thân hơn.
Ba mẹ cũng có thể giúp trẻ phát triển cảm xúc thông qua việc cho trẻ nghe nhạc, đọc truyện hay những hành động đơn giản mỗi ngày như ôm, hôn. Và đừng quên dạy bé cách chia sẻ, đồng cảm với mọi người
2.7. Dạy trẻ về vận động
Cố gắng để trẻ vận động một cách khoa học để phát triển của về thể chất và trí tuệ. Trẻ mới 1 tuổi chưa thể vận động nhiều nhưng các hoạt động vận động đơn giản như trườn, bò, vịn vào bàn, ghế, tường để đứng lên, có người giữ để tập đi đã có thể thực hiện được. Khi này, ba mẹ có thể đồng hành cùng trẻ, khuyến khích trẻ vận động bằng cách chơi các trò chơi trốn tìm, ú òa, đứng phía trước, cách trẻ một khoảng và tươi cười gọi trẻ lại có thưởng.
3. Nguyên tắc dạy trẻ 1 – 3 tuổi
Việc áp dụng những phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ từ các bậc phụ huynh, tuy vậy ba mẹ cũng nên lưu ý và ghi nhớ một số những nguyên tắc khi áp dụng phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 1- 3 tuổi để mang lại những hiệu quả và những lợi ích cho con.
3.1. Nên bắt đầu dạy trẻ càng sớm càng tốt
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng 3 năm đầu đời chính là giai đoạn “vàng” để dạy trẻ vì khả năng tiếp thu của trẻ rất nhanh và vô hạn. Và đây cũng chính là thời điểm này trẻ đang phát triển mạnh về cả mặt trí tuệ, thể chất, ngôn ngữ, cảm xúc. Nếu được giáo dục sớm, đúng cách sẽ giúp trẻ phát huy tối đa và toàn diện mọi mặt, thậm chí bộc lộ các tiềm năng của mình. Ngoài ra ba mẹ cũng có thể cho con tiếp cận với tiếng Anh trẻ em trong giai đoạn này, để đạt được hiệu quả ba mẹ tham khảo cho con học tiếng Anh tại trung tâm Anh ngữ Pantado giúp con phát triển ngôn ngữ tốt hơn nhé!
3.2. Vui vẻ, tôn trọng trẻ
Trong quá trình nuôi dạy trẻ ba mẹ cần có thái độ lạc quan, tích cực vì thái độ của ba mẹ sẽ có những ảnh hưởng lớn tới tâm trạng của trẻ. Đồng thời, hãy tôn trọng sở thích của trẻ, để trở được tự do khám phá thay vì gò ép trẻ theo ý của bản thân.
3.3. Chỉ nên dạy khi trẻ vui vẻ
Nếu thấy trẻ chán nản, mệt mỏi, không muốn học ba mẹ đừng cố bắt ép trẻ học vì điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy áp lực và sợ hãi. Hãy chọn thời điểm trẻ vui vẻ để dạy sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn.
3.4. Dừng lại khi trẻ muốn
Khi nhận ra trẻ không muốn học nữa ba mẹ nên dừng lại ngay. Có thể chờ khi trẻ muốn học tiếp lại dạy. Thời gian dạy trẻ có thể thay đổi linh hoạt.
3.5. Đa dạng phương thức dạy
Đừng chỉ áp dụng mãi một phương thức dạy bởi nó sẽ làm trẻ cảm thấy nhàm chán, không hứng thú nữa bởi ở độ tuổi này trẻ thường “cả thèm chóng chán”.
3.6. Đảm bảo an toàn
Hãy luôn đồng hành cùng trẻ và chú ý đảm bảo an toàn cho trẻ bởi trẻ chưa thể nhận biết được những yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra.
Bằng tất cả những kinh nghiệm đã được đúc kết lại từ trước, Pantado đã chia sẻ chi tiết cho các bậc phụ huynh về chủ đề này, và hy vọng điều đó phần nào mang lại những thông tin bổ ích trên hành trình dài nuôi dạy con của các bậc phụ huynh.