Kiến thức nuôi dạy con

LIỆU CÓ NÊN CHO TRẺ HỌC TOÁN TỪ NHỎ?

Không chỉ riêng tiếng Anh mà Toán học cũng được coi là một trong những môn quan trọng mà ba mẹ nên cho con tiếp cận với tiếng Anh từ sớm bởi những lợi ích lại vô cùng lớn. Vậy ba mẹ có nên cho trẻ học toán từ sớm? Để giải đáp những băn khoăn mà ba mẹ thường hay gặp phải, ba mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây mà Pantado cung cấp nhé!

Xem thêm: Học tiếng Anh online miễn phí

 

1. Nên cho trẻ học toán từ nhỏ?

Toán học không chỉ đơn thuần là những con số hay hình học mà hầu hết ba mẹ thường thấy mà giúp chúng ta hình thành khả năng tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Đối với trẻ nhỏ cũng vậy, khi chúng được tiếp cận với toán học từ sớm, con sẽ sớm có cơ hội phát triển khả năng tư duy, giúp phát triển trí thông minh ở trẻ. Theo các chuyên gia nghiên cứu, những đứa trẻ được tiếp cận với toán học từ sớm sẽ thông minh hơn so với những đứa trẻ không được học toán từ sớm. Chưa kể, não bộ ở trẻ nhỏ phát triển, tiếp thu kiến thức một cách thụ động và nhanh hơn.

2. Những lợi ích khi con học toán từ nhỏ là gì?

Một số những lợi ích có thể kể đến khi cho con tiếp xúc với toán học từ nhỏ như:

2.1. Phát triển trí thông minh dựa trên sự nhận biết các con số 

Một khi con làm quen được với các chữ số và hình khối, con có thể tự động biết xem đồng hồ, ứng dụng tính toán vào cuộc sống. Từ đó hình thành thói quen tự xử lý được các vấn đề và não bộ sẽ phát triển theo một chiều hướng tích cực hơn.

2.2. Rèn luyện những kỹ năng cần thiết trong đời sống

Không chỉ giúp hình thành sự nhận thức từ bé, Toán học còn giúp bé phát triển những kỹ năng cần thiết như: Biết quản lý và sắp xếp thời gian, tự tin trong giao tiếp với người khác, phân tích nhanh vấn đề từ những dữ liệu có sẵn.

2.3. Chuẩn bị một lộ trình kiến thức Toán học

Ngay từ năm lớp 1 khi bước vào với cánh của học tập, trẻ nhỏ đã phải làm quen với việc tính toán. Và môn học này luôn gắn liền với bé suốt 12 năm học và cả trong đời sống. Việc học Toán sớm cũng như xây dựng một ngôi nhà, nó cần có một nền móng vững chắc để giữ cho căn nhà được kiên cố hơn.

2.2. Có được sự phát triển toàn diện

Toán không phụ thuộc vào việc phát triển não trái hay não phải, môn học này giúp con rèn luyện được cả hai bán cầu não cùng với kỹ năng tính bằng tay đơn giản. Bởi vì trong quá trình học, khả năng phân tích vấn đề chính là lúc não bộ được hoạt động thường xuyên nhất.

3. Một số điều cần lưu ý khi cho con học toán từ nhỏ?

 Thứ nhất: Nhiều gia đình nghĩ rằng khi trẻ chỉ nên cho vui chơi, giải trí. Và điều này hoàn toàn sai lầm, thực tế các bài toán về lượng giúp con tự đếm, nó hình thành những nền tảng cơ bản để con rèn luyện sự suy luận không chỉ riêng Toán mà còn là các nhận thức về vấn đề của cuộc sống.
Thứ hai: Một phần là do chưa có một phương pháp dạy học phù hợp nên nhiều ba mẹ “đã nản” trước khi bé chán học. Vì thế, hãy thúc giục con tiếp nhận kiến thức mới bằng những hình ảnh, ví dụ minh họa và tạo thói quen vừa học vừa chơi để tạo sự hứng thú trong quá trình học của con.
Thứ tư: Không ít ba mẹ cảm thấy khó khăn và lúng túng khi dạy bé học Toán. Họ nghĩ rằng do bản thân không giỏi nên không có kinh nghiệm truyền đạt. Tuy nhiên, nếu bạn nắm rõ được cách dạy chuẩn thì dù ba mẹ không giỏi bé vẫn có thể tiếp thu Toán một cách tốt nhất.

4. Các phương pháp giúp con học toán từ nhỏ hiệu quả

4.1. Học đếm số qua bài hát

Nguồn tài nguyên qua kênh youtube hiện nay luôn ngập tràn những bài hát với nhịp điệu vui tươi, hình ảnh minh họa sinh động giúp con lưu lại kiến thức dễ dàng mà không nhàm chán. Do đó, hãy phân bổ thời gian học đúng cách hơn. Điều này để tránh bé tiếp xúc quá nhiều với màn hình điện thoại hay máy tính, đặt các thiết bị học đúng tầm mắt bé. Hãy luôn quan sát con trong suốt quá trình trẻ học nhé. 

4.2. Dạy trẻ học toán thông qua các trò chơi tự thiết kế

Ở độ tuổi các em, bé sẽ thường ham thích vui chơi hơn là việc ép con ngồi vào bàn học nghiêm túc. Vì khả năng con có thể tập trung lâu nhất chỉ mất 35 - 40 phút. Đồng hành cùng con cũng là một cách hay.
 
Có rất nhiều trò chơi để ba mẹ có thể lồng ghép kiến thức Toán học vào trong quá trình chơi. Chẳng hạn, bạn có thể vẽ tấm bìa hình các con số, phân phát cho con những chữ số đơn giản trước. Sau đó vẽ những vòng tròn có các chữ số mà con đang cầm, khi bé sẵn sàng thì đọc to chữ số đó để con nhảy vào ô tròn nào có số đấy.

4.3. Giúp trẻ thích thú hơn bằng các đồ chơi Toán học

Một trong những phương pháp giúp con học toán hiệu quả đó là học toán qua các đồ chơi. Bạn có thể dễ dàng tìm được các loại đồ chơi Toán học ở bất cứ chỗ nào. Bên cạnh đó, các loại trò chơi bằng gỗ thường rất phổ biến cho bé. Do vậy, chúng được thiết kế từ mảnh ghép nhưng chắc chắn, mùi gỗ thơm nhưng không độc hại, bé có thể dễ dàng cầm chắc mà không tự ý nuốt được vì nó thường khá to. Có thể xách đi mọi lúc mọi nơi vô cùng tiện lợi.

Để con được nâng cao khả năng phát triển tư duy, và các kỹ năng khác như giải quyết vấn đề,...Ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho con những phương pháp mà ở bài viết trên Pantado đã chia sẻ cho các ba mẹ. Hy vọng điều đó sẽ mang lại hiệu quả cho con trong quá trình học tập.
 

PHỤ HUYNH ĐÃ BIẾT GÌ VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC SỚM MONTESSORI?

Giáo dục sớm cho trẻ là điều vô cùng cần thiết, một trong những phương pháp giáo dục sớm nổi tiếng trên toàn thế giới phải kể đến đó là phương pháp Montessori. Không thể phủ nhận rằng tính hiệu quả mà phương pháp này mang lại là vô cùng lớn. Để biết thêm về phương pháp giáo dục sớm Montessori này, ba mẹ hãy cùng Pantado tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này nhé!

 

Vậy phương pháp Montessori là gì?

Phương pháp giáo dục sớm này được ra đời bởi chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục học người Ý. Cũng vì thế mà ông hoàn toàn am hiểu những yếu tố giáo dục tốt nhất cho trẻ. Từ đó ông cũng lấy tên mình Maria Montessori đặt tên cho phương pháp mới này.

Phương pháp Montessori ứng dụng các giáo cụ học, vật dụng gần gũi với trẻ. Cùng lý thuyết thường ngày mà trẻ được dạy. Điều này mở ra một môi trường vừa học vừa ứng dụng hoàn hảo cho con. Đặc biệt, môi trường học tập này đề cao yếu tố thân thiện, vui vẻ, gần gũi. Và đề cao tính kỷ luật, tự lập và phát triển tự nhiên của trẻ.

Phương pháp Montessori được áp dụng cho trẻ mấy tuổi?

Không ít ba mẹ băn khoăn rằng vậy phương pháp Montessori được áp dụng cho trẻ mấy tuổi? Điều quan trong trong phương pháp Montessori chú trọng việc xây dựng, hình thành nền tảng tư duy, sự phát triển của con ngay từ những năm đầu đời. Vậy nên, phương pháp này phù hợp khi ứng dụng cho trẻ trong giai đoạn đầu đời từ 2-6 tuổi. Đó cũng chính là giai đoạn não bộ của trẻ mở rộng việc tiếp thu và ứng dụng. Đồng thời, ở lứa tuổi này sẽ quyết định sự hình thành, phát triển tư duy của con trong tương lai.
 
Ứng dụng phương pháp Montessori cho trẻ từ 2-6 tuổi rất quan trọng. Vì nó giúp con có cơ hội phát triển cân bằng về não bộ, có tư duy sâu. Và những yếu tố như cá tính, độc lập, trách nhiệm cũng dần hình thành. Bên cạnh đó, trẻ cũng dễ dàng tiếp xúc với nhiều vấn đề cuộc sống và có tư duy giải quyết đúng đắn. 

Mục đích của phương pháp Montessori là gì?

Vậy mục đích của phương pháp Montessori hướng đến những điều gì cho trẻ. Cùng Pantado theo dõi những lợi ích mà phương pháp giáo dục sớm này mang lại để từ đó có thể áp dụng cho con ba mẹ nhé!

Thứ nhất: Thực hành bài học thường ngày: là những hoạt động gắn liền với con thường xuyên. Có thể là tự lựa chọn, mặc quần áo; tự chuẩn bị đồ ăn; tự lau dọn góc học tập của mình.
 
Thứ hai: Phát triển giác quan: giúp trẻ biết cách vận dụng đồng đều. Cả 5 giác quan: thị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác, vị giác vào hoạt động hàng ngày của con.
 
Thứ ba: Kích thích ngôn ngữ: giúp con bày tỏ suy nghĩ, nguyện vọng của bản thân với mọi người.
 
Thứ tư: Ứng dụng toán học: tạo cơ hội giúp con làm quen với chữ số, các phép tính đơn giản.
 
Thứ năm: Văn hoá (khoa học, lịch sử, địa lý, nghệ thuật): giúp con làm quen và hiểu thêm về đất nước, trái đất, động vật.

Những lợi ích mà phương pháp Montessori mang lại là gì?

Nếu áp dụng phương pháp Montessori ngay từ những năm đầu đời cho trẻ, ba mẹ sẽ nhận thấy những lợi ích rõ rệt mà phương pháp này mang lại đấy! Một trong những lợi ích mà phương pháp này mang lại đó chính là:

Thứ nhất: Vừa hiểu rõ vấn đề dựa trên lý thuyết, vừa có thể áp dụng, biết cách xử lý trong cuộc sống.
 
Thứ hai: Nhờ hành động của bố mẹ tôn trọng ý kiến, quan điểm của trẻ. Qua đó, trẻ cũng sẽ tôn trọng bố mẹ hơn sau này.
 
Thứ ba: Tạo môi trường phát triển riêng, đúng với năng lực và sở thích của con.
 
Thứ tư: Tăng kỹ năng, tính tự lập của trẻ. Nhờ vậy, trẻ luôn tự biết cách lên kế hoạch 
cho bản thân. Cũng như cách sắp xếp, quản lý thời gian và phân chia công việc hợp lý. 

Tôn trọng, không ép buộc

Mọi hoạt động, bài học trong phương pháp Montessori đều tôn trọng những cách xử lý, đón nhận khác nhau của con. Và các thầy cô cũng như người hướng dẫn đều không được ép buộc trẻ theo tư duy riêng của mình. Vì việc tôn trọng con sẽ giúp tư duy của con về cuộc sống, về cách giải quyết tình huống tốt hơn. Có thể hiện tại trẻ sẽ nhìn nhận bằng một hướng khác nhưng trong tương lai con sẽ giải quyết một hướng tốt hơn. Nhưng mọi cách đều hướng về sự phát triển tính tự lập của  con. 

Học tập và thực hành thường xuyên

Phương pháp Montessori đề cao tính ứng dụng thực tiễn của trẻ. Bố mẹ cũng hiểu rõ việc đưa quá nhiều lý thuyết dễ khiến con mệt mỏi, chán nản. Nhưng trẻ lại không biết cách ứng dụng đúng vào tình huống trong cuộc sống.

Thay vào đó, khi kết hợp phương pháp này trong quá trình dạy trẻ. Con có cơ hội thực hành nhiều hơn, ghi nhớ lâu hơn và dễ dàng ứng dụng đúng trong cuộc sống. Việc học đi đôi với hành còn giúp con nhận biết đâu là đúng, đâu là sai. Thầy cô là người hướng dẫn đều để trẻ nhìn nhận một cách tự nhiên, không áp đặt suy nghĩ lên con.

Môi trường giáo dục, không thưởng phạt 

Thay vì phương pháp thông thường, phụ huynh thường thưởng hoặc khen khi trẻ đạt được thành tích tốt. Nhưng lại khiển trách, phạt, phê bình hoặc so sánh khi thành tích của con kém. Và chính điều này khiến trẻ có tâm lý làm chỉ để được khen hoặc thưởng. Mà con lại không hiểu rõ tác dụng của hoạt động đó.
 
Với phương pháp Montessori, việc thưởng, phạt hoàn toàn không tồn tại. Thay vào đó, khi con làm sai, con sẽ được hướng dẫn cách làm đúng đắn hơn. Hoặc con sẽ có cuộc nói chuyện giúp con tự hiểu rõ hành động hiện tại của mình. Điều này giúp con có tư duy sửa đổi tích cực, tự giác hơn rất nhiều.

Giúp trẻ tập trung hơn

Thay vì phương pháp cũ bố mẹ, thầy cô sẽ thay đổi hoạt động của trẻ theo đúng mong muốn của chính mình. Với phương pháp Montessori, giáo viên và người hướng dẫn sẽ tôn trọng việc trẻ đang say mê chơi một món đồ. Vì khi có người xen ngang hoặc ảnh hưởng đến. Sự tập trung của trẻ sẽ dễ dàng mất. Đồng thời, trong quá trình chơi trí tưởng tượng, suy nghĩ của trẻ đang dần hình thành. Việc tập trung dễ dàng kích thích, giúp trẻ phát triển nhiều hơn.

Thiên nhiên truyền cảm hứng cho trẻ

Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng của rất nhiều người. Đặc biệt trẻ nhỏ. Tiếp xúc với thiên nhiên nhiều trẻ có cơ hội phát triển và kích thích khả năng tư duy, tưởng tượng của mình nhiều hơn. Đặc biệt, đến với môi trường trong lành, không khí thoáng đãng. Trẻ cảm thấy thoải mái, thúc đẩy sự phát triển cao hơn.

Ba mẹ là người đồng hành cùng con

Ứng dụng phương pháp Montessori, mọi hoạt động học tập, phát triển luôn xoay vào trẻ. Trẻ là trung tâm của phương pháp này. Chính vì vậy, thầy cô, người hướng dẫn và bố mẹ sẽ là người đồng hành. Giúp con khám phá năng lực của chính mình, tự do phát triển theo sở thích riêng.

Như vậy Pantado chia sẻ và cung cấp cho ba mẹ tất cả các thông tin về phương pháp giáo dục sớm Montessori. Hy vọng rằng những kiến thức đó sẽ mang lại những lợi ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con.
 

QUAN NIỆM SAI LẦM KHI DẠY TIẾNG ANH CHO CON? BA MẸ ĐÃ BIẾT?

Trong quá trình đồng hành và dạy tiếng Anh cho con chắc hẳn một vài lần ba mẹ có quan niệm sai lầm, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển trình độ tiếng Anh của con. Bất kể ngôn ngữ nào cũng vậy chứ không riêng gì tiếng Anh, việc học là cả một quá trình dài chứ không phải vài ba tuần là giỏi nên được ngay. Vậy những quan niệm sai lầm khi dạy tiếng Anh cho con là gì? Để trả lời cho câu hỏi đó, ba mẹ hãy cùng Pantado đi tìm hiểu về chủ đề này để ba mẹ có thêm những nguồn tài liệu, kiến thức điều đó sẽ giúp ích cho ba mẹ trong quá trình dạy tiếng Anh cho trẻ hiệu quả hơn.       

Dạy tiếng Anh cho trẻ khiến trẻ bị loạn khi học nhiều ngôn ngữ cùng lúc

Hiện nay, có không ít các bậc phụ huynh băn khoăn rằng việc cho con mình học tiếng Anh sớm sẽ rất dễ khiến trẻ bị loạn ngôn ngữ. Việc lầm tưởng này, ba mẹ cho trẻ học tiếng Anh quá muộn sẽ gián tiếp làm hạn chế khả năng phát âm, tiếp thu ngôn ngữ và từ vựng của trẻ, sẽ gây khó khăn cho việc sử dụng ngoại ngữ của trẻ sau này. Nhưng trên thực tế điều này hoàn toàn không đúng, ngược lại việc học ngôn ngữ cũng sẽ giúp cho con phát triển não bộ tốt hơn. 


Có một sự thật là việc học ngôn ngữ thứ hai, thứ ba không gây ảnh hưởng hay khó khăn gì khi trẻ học ngôn ngữ chính. Não của trẻ cũng đủ khả năng để tiếp thu thêm nhiều ngôn ngữ khác. Trẻ em khi học song ngữ hoàn toàn có thể chuyển đổi giữa các ngôn ngữ tùy vào từng trường hợp khác nhau. Đó là phản xạ hết sức tự nhiên của trẻ. Vậy nên, việc loạn ngôn ngữ khi dạy tiếng Anh cho trẻ 3 tuổi cùng lúc nhiều thứ tiếng khác nhau; hầu như không xảy ra nên ba mẹ có thể yên tâm về điều này.

Cho trẻ học tiếng Anh không thường xuyên

Nếu ba mẹ muốn con phát triển trình độ tiếng Anh của mình, thì việc trẻ cần rất nhiều thời gian cũng như môi trường để học hỏi cũng như luyện tập. Ngoại ngữ cũng thế, trẻ cần được tiếp xúc với tiếng Anh một cách thường xuyên và liên tục. Ba mẹ cũng tránh việc ép con học tập trong một thời gian nhất định như trong ngày hè nhưng cả năm lại không động đến tiếng Anh. Vì như vậy sẽ làm kiến thức tiếng Anh của trẻ bị rơi rụng và dần bị quên.

Quá tập trung vào ngữ pháp khi dạy tiếng Anh cho bé

Nhiều ba mẹ chỉ chăm chú vào việc dạy ngữ pháp cho trẻ với hy vọng giúp trẻ đạt được điểm cao trong các kỳ thi ở trường. Hầu hết việc học tiếng Anh trên trường của trẻ tập trung vào việc nhớ và vận dụng ngữ pháp một cách có hệ thống. Chính vì thế, nhiều ba mẹ chỉ chăm chăm vào việc dạy ngữ pháp cho trẻ với hy vọng sẽ giúp trẻ đạt điểm cao trong các bài thi.

Dẫu vậy, đó chính là phương pháp học khô khan và cứng nhắc khiến việc học của trẻ vô cùng khó khăn cho trẻ. Hãy để trẻ học ngữ pháp bằng trực quan hoặc bằng cách lắng nghe nhiều cấu trúc ngữ pháp. Trẻ sẽ sử dụng chính xác ngữ pháp chính xác một cách tự nhiên nhất. Hơn nữa hãy để trẻ tập trung vào những kỹ năng khác nữa để trẻ nhanh tiến bộ trong việc học tiếng Anh.

Lầm tưởng rằng ngôn ngữ của trẻ sẽ tự hết khi trẻ lớn

 Khi con nói ngọng, chậm nói hay nói lắp ba mẹ thường có quan niệm rằng khi lớn lên là ắt sẽ hết. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là một suy nghĩ sai lầm! Sẽ không có chuyện trẻ tự chữa khỏi các tật này; nếu như trẻ không được nghe đúng từ người lớn. Một lời khuyên là ba mẹ nên hạn chế giỡn hoặc nựng con bằng những từ nói ngọng. Vì ở giai đoạn này bé hoàn toàn tiếp thu ngôn ngữ bằng cách nghe và lặp lại. Do đó, ba mẹ hãy cho con nghe đúng để bé nói đúng từ khi còn nhỏ.

Ba mẹ thường xuyên sửa lỗi sai ngoại ngữ mà không để con thực hành lại

 Đối với ngoại ngữ nếu ba mẹ không chuyên thì lời khuyên là ba mẹ đừng sửa khi thấy bé sai. Hãy cứ để bé nói theo cách tự nhiên. Sau đó khi đến lớp, giáo viên sẽ là người trực tiếp sửa cho bé. Với chuyên môn, kinh nghiệm và vì tiếng Anh là tiếng bản ngữ của họ, giáo viên sẽ là người sửa chính xác nhất cho trẻ.
Ba mẹ có thể chơi và luyện tập tiếng Anh cùng con tại nhà.

Không luyện kỹ năng nói khi dạy tiếng Anh cho bé

Kỹ năng nói được xem là kỹ năng khá dễ học và bắt chước. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ lại quá coi trọng vấn đề ngữ pháp và việc làm sao cho trẻ khỏi sai để không bị cười, kết quả dẫn đến việc trẻ bị ấp úng và không dám giao tiếng. Để con không gặp phải vấn đề này, ba mẹ nên tích cực khuyến khích con nói tiếng Anh. Rèn cho con phát âm chuẩn ngay từ nhỏ. Nếu con nói sai ngữ pháp, cha mẹ đừng quá gay gắt, mà hãy nhẹ nhàng chỉnh sửa cho trẻ dần dần.
Để con được phát triển trình độ tiếng Anh toàn diện, ba mẹ hãy tham khảo, đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1 , để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!

SẼ THẾ NÀO NẾU CON KHÔNG ĐƯỢC RÈN LUYỆN EQ TỪ NHỎ? 

Một đứa trẻ không thể nói được cảm xúc của mình khi đang tức giận, đang buồn chúng chỉ biết nổi cáu, vùng vằng và hét lên. Càng lớn, con càng trở nên ngang bướng, ích kỉ và vô lễ với người lớn. Đấy là biểu hiện của việc trẻ có trí tuệ cảm xúc (EQ) thấp. Trẻ có chỉ số EQ thấp thường thiếu tự tin, không thích giao tiếp, khó kiềm chế bản thân và hay đổ lỗi cho người khác.  Nếu con đang có những dấu hiệu này, ba mẹ phải khắc phục ngay trước khi quá muộn.

 

1. Trẻ mất bình tĩnh, khó kiểm soát được cảm xúc khi không được thỏa mãn một nhu cầu nào đó

Nếu ba mẹ thường xuyên thấy trẻ ăn vạ, làm nũng hoặc khóc lớn khi không vòi vĩnh được một yêu cầu nào đó, hoặc trẻ hay có những hành động phản kháng nhằm thu hút sự chú ý của người lớn để đạt được mục tiêu của mình, đó là dấu hiệu của trẻ có EQ thấp. Ngoài ra, các bé cũng thường hay tức giận và mất bình tĩnh khi thua một trò chơi hoặc trải qua một việc gì đó không suôn sẻ.

2. Trẻ ích kỉ, chỉ tập trung vào cảm xúc của mình

Khi có một món đồ ăn nào đó ngon miệng, hoặc có những trò chơi hay ho thú vị, trẻ sẽ luôn đòi chơi trước, hoặc đòi ăn hết một mình mà không quan tâm đến thái độ, cảm xúc của những người bên cạnh.

3. Trẻ hay phàn nàn và đổ lỗi

Dấu hiệu tiếp theo đó là trẻ luôn phàn nàn và chê bai mọi thứ. Chẳng có điều gì, người nào có thể làm trẻ thấy hài lòng và vui vẻ cả.
Tính cách này rất có hại, dễ dẫn đến tình trạng trẻ không nhận thức được về bản thân mình cũng như những việc xung quanh một cách chính xác, trẻ chỉ luôn thấy điểm xấu của người khác và từ đó bắt đầu nói xấu sau lưng của họ.

4. Nhạy cảm, khó chấp nhận chỉ trích

Thông thường, trẻ nhỏ sẽ luôn thích được khen ngợi (Kể cả người lớn). Tuy nhiên, nếu trẻ có phản ứng mạnh và gay gắt khi bị chỉ trích, phàn nàn thì ba mẹ nên xem lại.
Chúng không sẵn sàng chấp nhận những lời chỉ trích sau khi phạm sai lầm, luôn khóc lóc, gây ồn ào hoặc ngỗ nghịch. Nếu như vậy, một khi gặp khó khăn, trẻ sẽ thu mình lại, sợ hãi và không dám đối mặt.

5. Trẻ hay chọc vào nỗi đau của người khác

Trẻ thường đặt biệt danh cho những người xung quanh dựa trên các điểm yếu của người đó, hoặc cố tình chọc ghẹo, xoáy sâu vào nỗi đau, hoặc vào một khuyết điểm của người khác để thỏa mãn tính hiếu thắng. Ba mẹ có thể nghĩ rằng đây là sự thiếu hiểu biết vì trẻ còn quá nhỏ, nhưng thực ra, đây chính là sự kém hiểu biết trong giao tiếp. Và nếu để về lâu về dài thì nó sẽ trở thành một thói quen khó sửa.

6. Hay nói chen, ngắt lời người khác

Trẻ thích nói chuyện, giao tiếp là điều bình thường và cần thiết. Tuy nhiên, việc ngắt lời người khác để chứng tỏ bản thân lại không tốt. Điều này cho thấy trẻ đang thiếu tôn trọng người xung quanh. Thái độ này chính là thể hiện chỉ số cảm xúc của con rất thấp.

7. Độc đoán, không nghe theo lời khuyên của người lớn

Đây là dấu hiệu của những đứa trẻ thiếu tự chủ bản thân và thường gặp nhiều vấn đề trong việc tuân thủ các nội quy, trật tự của xã hội và dễ gặp các vấn đề trong việc giao tiếp cá nhân hoặc giao tiếp trong môi trường xã hội. Nếu trẻ gặp những dấu hiệu trên đây thì đó là biểu hiện của việc EQ thấp, bố mẹ không nên bỏ qua.

DẠY CON TỰ TIN TRONG GIAO TIẾP SAO CHO HIỆU QUẢ?

Kỹ năng giao tiếp ở trẻ nhỏ ảnh hưởng rất nhiều từ những kiến thức, bài học trong quá trình nuôi dạy con của các bậc phụ huynh. Vậy làm thế nào để dạy con tự tin trong giao tiếp hiệu quả ngay từ nhỏ? Đó là vấn đề mà không ít bậc phụ huynh mong muốn và cần được giải đáp trên hành trình nuôi dạy con. Bằng những kiến thức và kinh nghiệm đã được tích lũy, Pantado sẽ chia sẻ, giải đáp cho các ba mẹ về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây, hy vọng rằng thông qua những kiến thức mà Pantado chia sẻ giúp cho các bậc phụ huynh dễ dàng trang bị kiến thức cho con.

Rèn luyện sự tự tin giao tiếp ngay từ khi trẻ còn nhỏ

Để trẻ có thể tự tin trong giao tiếp hoàn thiện thiện và thành thạo hơn thì ngay từ khi trẻ còn nhỏ ba mẹ nên rèn luyện thói quen này cho con. Vậy tại sao lại cần phải làm như thế? Bởi khi con được tiếp xúc với các phương pháp tự tin trong giao tiếp sẽ giúp trẻ hình thành một thói quen, từ đó trẻ sẽ giao tiếp tốt hơn. Bằng cách làm này, các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn cho con các kỹ năng giao tiếp ngay từ khi trẻ bắt đầu có nhận thức. Ở trẻ nhỏ, chúng thường có tính bắt chước làm theo và sẽ phát triển một cách tốt nhất nếu như giảng dạy đúng cách.

Ba mẹ chính là tấm gương phản chiếu giúp con học tập và làm theo

 Ba mẹ chính là một hình mẫu lý tưởng để con có thể học tập và làm theo. Trẻ nhỏ thường có xu hướng làm theo những gì trẻ quan sát được vì thế muốn con học được những điểm tốt nào thì ngay ở ba mẹ cũng cần thực hiện những điểm tốt đó. Muốn trẻ học được cách tự tin khi giao tiếp ba mẹ hãy thể hiện chính mình cũng là một người có sự tự tin giao tiếp, có quan điểm rõ ràng và tự chủ, độc lập trong cuộc sống.

 Đồng hành cùng con, tâm sự, lắng nghe và thấu hiểu 

 Ở độ tuổi trẻ nhỏ, chúng thường có tính tò mò chính vì thế trẻ luôn hỏi ba mẹ những câu hỏi mà chúng thắc mắc. Những điều mới lạ luôn luôn thu hút trẻ và khiến cho trẻ luôn đặt câu hỏi “tại sao”. Trong tình huống này, ba mẹ nên tâm sự, chia sẻ và lắng nghe và cố gắng giải thích cho chúng hiểu rằng tại sao lại như thế. Dẫu vậy, dù bận rộn thế nào, ba mẹ hãy dành ít nhất 30 phút để trò chuyện cùng con. Hãy kiên nhẫn lắng nghe con, đừng khó chịu hay từ chối trả lời con mỗi khi con thắc mắc, tránh làm cho trẻ có suy nghĩ mình đang làm phiền cha mẹ dần dần tạo ra khoảng cách khiến bé ngày càng ít nói, ngại ngùng chia sẻ cùng cha mẹ. Điều đó sẽ giúp ích cho con rất nhiều trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp tự tin và hiệu quả hơn.

Khuyến khích trẻ tự tin đưa ra ý kiến cá nhân

 Ở trẻ nhỏ, chúng thường thích tranh luận với bất kỳ ai đó, vì vậy cha mẹ có thể đặt ra các tình huống để con có thể phát huy khả năng ăn nói của mình. Ba mẹ cũng cần kiên nhẫn lắng nghe và thấu hiểu, bởi vì kiến thức của con còn hạn chế nên có thể phát biểu sai. Ba mẹ hãy lắng nghe hết, không ngắt lời con, sau đó chỉ cho con các lỗi sai, những điểm không phù hợp để bé có thể chỉnh sửa. Hãy tôn trọng ý kiến của con trẻ và ủng hộ bé tự tin đưa ra ý kiến cá nhân của mình từ đó giúp trẻ dần tự tin hơn.

 Tạo cơ hội cho bé rèn luyện sự tự tin khi giao tiếp

Việc tạo cơ hội cho bé để có thể tự tin thể hiện khả năng giao tiếp cũng là điều mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng. Trong những tình huống bé giải thích một vấn đề nào đó mà bé đang làm tốt để bé có thể có không gian thể hiện tài năng. Ví dụ như nhờ bé đọc một đoạn thơ hay hát một bài hát bố mẹ đang bị quên lời. Bé có thể tự tin thể hiện trong vui vẻ, vừa tạo nên sự gắn kết giữa gia đình vừa có thể giúp bé ôn tập lại những kiến thức bé được học.

Khuyến khích con phát biểu trước đám đông

Thực tế, có không ít đứa trẻ nhỏ e ngại khi đứng trước đám đông và không tự tin phát biểu khi đứng trước mặt của mọi người. Cách làm đơn giản nhất chính là cho trẻ được ra ngoài nhiều hơn, tiếp xúc với nhiều người để cho trẻ làm quen với môi trường giao tiếp mới dần lấy lại sự tự tin.
 
Từ khi còn nhỏ cha mẹ có thể cho con chơi cùng các bạn xung quanh nhà, hay chơi ngoài công viên, tại các nơi công cộng để bé có thể được tiếp xúc nhiều hơn. Trên trường học bé có thể tham gia vào các hoạt động như ca múa hát, hoặc tham gia các khóa sinh hoạt rèn luyện kỹ năng mềm để có thể tự tin hơn khi thể hiện trước đám đông.
 
Những trẻ ít ra ngoài và tiếp xúc với thế giới bên ngoài thường bị thụ động hơn so với các bạn đồng trang lứa bởi bé ít có môi trường để tương tác. Ngày này, thời đại công nghệ phát triển, việc để các bé ở nhà quá nhiều khiến bé có xu hướng bị yếu kém về khả năng giao tiếp do sử dụng quá nhiều máy tính, điện thoại. Cha mẹ hãy tạo điều kiện để con có thể tiếp xúc với nhiều người hơn để tăng sự tự tin hơn cho bé nhé.

Luôn luôn khuyến khích, động viên con

 Để trẻ có thể tự tin hơn trong giao tiếp, ba mẹ nên khuyến khích, cổ vũ và động viên con để con cảm thấy cha mẹ luôn đồng hành, yêu thương và tin tưởng mình. Hãy dành cho con những lời khen chân thành để con có thể cảm thấy vui vẻ, cảm thấy mình được công nhận. Tuy nhiên cần khen một cách tinh tế, không khen trẻ một cách thái quá.
 
Ngoài ra, ba mẹ cũng nên dạy trẻ cần học được cách chấp nhận thất bại mặc dù điều này khiến trẻ không thoải mái. Tuy nhiên nên góp ý một cách chân thành, không nên chọc ghẹo khiến bé xuất hiện tâm lý sợ khi mắc lỗi sai, dần dần ít nói. Hành xử một cách khéo léo giúp con nhận rõ được điểm sai rồi dần dần khắc phục, không nên để bé né tránh, lâu dần sẽ hình thành thói quen không tốt và đánh mất đi sự tự tin của mình.
Như vậy, qua bài viết trên, Pantado đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh về những kiến thức mà ba mẹ có thể trang bị, rèn luyện sự tự tin trong giao tiếp cho con. Bằng những cách làm trên hy vọng sẽ mang lại tính hiệu quả trong quá trình nuôi dạy con.

Một Số Điều Ba Mẹ Cần Nắm Được Khi Trẻ Bị Cảm Cúm?

Cảm cúm thường xuất hiện nhiều ở không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng vậy. Mà dễ thấy nhất đó là vào thời điểm đổi mùa, đáng quan tâm đó là ở trẻ nhỏ là chúng có sức đề kháng yếu hơn so với người trưởng thành, chính vì vậy mà trẻ dễ bị mắc cảm cúm hơn. Vậy khi trẻ bị cảm cúm, ba mẹ cần chuẩn bị và lưu ý những gì? Hãy cùng Pantado tìm hiểu về chủ đề này và cách điều trị khi trẻ bị cảm cúm ba mẹ nhé!

Xem thêm: Bé học tiếng Anh online

1. Bệnh cảm cúm là gì?

Chắc hẳn, ba mẹ có thể dễ dàng nhận ra triệu chứng khi trẻ bị mắc bệnh cúm rồi phải không nhỉ? Bệnh cảm cúm do vi rút cúm gây nhiễm trùng đường hô hấp. Hầu hết, dịch cảm cúm xuất hiện nhiều khi thời tiết lạnh, khắc nghiệt đặc biệt ở khu vực miền Bắc. Điều đáng đề cập đến đó là loại vi rút này có thể thay đổi thường xuyên từ năm này sang năm khác, mà trong khi đó sức đề kháng của một số người yếu nên một người có thể mắc bệnh cảm cúm nhiều lần trong một năm.
Với tính chất lây lan cực nhanh, đặc biệt những nơi tụ tập đông, chính vì vậy một người bị cúm có thể lây lan cho những người xung quanh. Cảm cúm khiến người bệnh cảm thấy ốm yếu nhanh hơn, biểu hiện là mệt mỏi, sốt, đau họng.

2. Nguyên nhân nào khiến trẻ bị cảm cúm?

Một số nguyên nhân khiến trẻ bị cảm cúm có thể kể đến như: Khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bị cúm, trẻ rất dễ bị lây bệnh khi nói chuyện, ôm hôn, nắm tay, hoặc bị dính giọt bắn của người đang mắc cảm cúm khi họ hắt hơi. Một điều nữa đó là vi rút cúm có thể bám trên các bề mặt đồ vật khi người bị cúm ho, hắt hơi. Trẻ sẽ bị nhiễm cúm nếu chạm vào các đồ vật có dính vi rút cúm và chạm tay vào mắt mũi miệng. Ngoài ra, khi bé hoạt động tại môi trường công cộng, nhà trẻ hay trong nhà có người bị cúm thì bé cũng rất dễ bị mắc bệnh bởi Vi rút có thể phát tán trong không khí thông qua giọt bắn.

3. Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị cảm cúm

Khi trẻ bị mắc cảm cúm chỉ sau 1 - 2 ngày trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng thường gặp như sau: Sổ mũi, nghẹt mũi (dịch mũi có thể không màu, màu vàng hoặc xanh); Viêm họng, đau họng, ho; Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, cơ thể đau nhức khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, khó ngủ; Sốt cao trên 38 độ C; Chán ăn, nôn mửa, có thể bị tiêu chảy.

Tuy nhiên ba mẹ cũng cần lưu ý trong trường hợp nhầm các triệu chứng của bệnh cúm với với bệnh cảm, phân biệt chúng như sau: Trẻ bị nhiễm vi rút cúm thường sốt cao, đau đầu, đau nhức khắp cơ thể và các triệu chứng ở đường hô hấp khác. Bệnh cảm thông thường do thời tiết chủ yếu gây ho, không gây sốt cao. Các triệu chứng của bệnh cúm vi rút như sốt sẽ thuyên giảm và biến mất sau 5 - 7 ngày, tuy nhiên, trẻ vẫn còn ho, sổ mũi và mệt mỏi kéo dài. Các triệu chứng thường biến mất hoàn toàn sau khoảng 10 - 14 ngày.

4. Cách điều trị khi trẻ bị cảm cúm

Khi trẻ bị mắc cảm cúm, ba mẹ nên điều trị như thế nào là hiệu quả để làm giảm bớt các triệu chứng và khỏi bệnh nhanh chóng? Ba mẹ hãy cùng tham khảo một số cách điều trị mà Pantado sẽ chia sẻ ngay bên dưới đây nhé!

4.1. Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ

Việc đầu tiên ba mẹ nên chú ý là hãy thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ để có thể đưa ra được biện pháp điều trị phù hợp. Hãy sử dụng nhiệt kế kẹp vào nách của trẻ để kiểm tra nhiệt độ của trẻ. Nếu trẻ bị sốt cao kéo dài cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám chữa kịp thời.

4.2. Hạ sốt cho trẻ

Khi trẻ bị cảm cúm, ba mẹ dễ thấy nhất đó là trẻ bị sốt cao, việc hạ sốt cho trẻ vô cùng quan trọng để giúp trẻ điều hòa lại thân nhiệt. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về tác dụng cũng như cách dùng của các loại thuốc hạ sốt để tránh tác dụng không mong muốn.

Ngoài ra, để hạ sốt cho trẻ ba mẹ cũng có thể áp dụng một trong những cách như sau: Cho trẻ uống trà gừng: Gừng có tính ấm, giúp làm ấm cơ thể, làm lưu thông máu, giảm ngạt mũi. Có thể pha trà gừng cùng một chút mật ong để cho trẻ dễ uống hơn. Tuy nhiên chỉ sử dụng mật ong cho bé từ trên 2 tuổi để đảm bảo an toàn. Xông lá tía tô cũng là một cách giảm sốt hiệu quả. Để giảm các triệu chứng sổ mũi của trẻ, bố mẹ có thể xông hơi cho bé bằng lá tía tô. Lá tía tô chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn. Khi xong trong nước nóng các chất này sẽ đi vào đường hô hấp làm nới lỏng dịch mũi và tiêu diệt vi rút.

4.3. Lau người cho trẻ

Lau người cho trẻ cũng là một cách giúp hạ sốt cho trẻ, dùng khăn mỏng mềm, nhúng vào nước ấm, vắt khô sau đó lau khắp người cho trẻ. Nên chú ý lau ở phần nách, bẹn, trán bởi những khu vực này khó thoát nhiệt. Tuyệt đối không sử dụng nước lạnh, cồn hay rượu để lau người bởi chúng không giúp trẻ hạ sốt mà còn khiến bệnh của bé trở nên nặng hơn.

4.4. Bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng

Ba mẹ hãy bổ sung thêm cho trẻ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, nhanh chóng hồi phục. Cho trẻ ăn các loại thực phẩm như thịt bò, thịt nạc, thịt gà, đậu, trứng, sữa, rau xanh,...Đồng thời bổ sung thật nhiều nước cho trẻ để bù nước và điện giải do sốt cao kéo dài. Thêm các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, ổi,...có thể làm nước ép để trẻ dễ uống hơn.

Trên đây, Pantado đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh về một số phương pháp điều trị khi trẻ bị cảm cúm. Hy vọng bài viết bên trên sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình tiếp nhận thông tin, kiến thức về chủ đề này.

CÁCH NHẬN BIẾT TÍNH CÁCH CỦA HỌC SINH LỚP 4?

Có thể ba mẹ đã biết, phương pháp giáo dục nuôi dạy trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là hình thành nên các tính cách riêng trong từng đứa trẻ. Ở độ tuổi con lên lớp 4, đây cũng là giai đoạn biểu hiện rõ rệt mỗi tính cách của từng bạn nhỏ. Tuy vậy để nhận biết được con đang ở nhóm tính cách nào thì không phải ba mẹ nào cũng làm được. Nếu các bậc phụ huynh đang gặp phải những khúc mắc đó thì đừng lo lắng nhé! Bài viết dưới đây Pantado sẽ chia sẻ cho các ba mẹ chi tiết về cách nhận biết tính cách của học sinh lớp 4 này!

 

Những tính cách thường gặp của học sinh lớp 4 

Việc nhận biết được những tính cách của con là điều vô cùng quan trọng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành tính cách của con sau này. Dưới đây là một số tính cách thường gặp của học sinh lớp 4, ba mẹ có thể tham khảo

Tự ý làm theo cách riêng của mình 

Ở độ tuổi này ba mẹ có thể dễ thấy nhất đó chính là bé thường khăng khăng làm theo cách riêng của cá nhân. Lúc này bé muốn khẳng định sự tự lập, muốn chứng minh mình là người lớn trước mặt người khác. Bởi vậy, đặc điểm này là việc thể hiện sự kiên quyết và cá tính riêng của bé. Ba mẹ nên tôn trọng và điều chỉnh khi thực sự cần thiết mà thôi.

Hình thành những hành động vô lý hoặc thô lỗ 

Đối với học sinh lớp 4, tính cách của chúng sẽ không phụ thuộc quá nhiều vào những người xung quanh trong gia đình. Chính vì thế nên, thi thoảng bé sẽ có hành động vô lý hoặc thậm chí là thô lỗ. Điều này là tính cách của trẻ 9 tuổi học từ bạn bè ở trường hoặc từ người khác. Ba mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh bé nhẹ nhàng.
Có thể dễ nhận ra lỗi và xin lỗi

Giai đoạn này các bạn nhỏ cũng đã học bậc tiểu học và có sự nhận thức rõ ràng về đúng sai. Vì thế, bé sẽ nhận ra lỗi của bản thân và xin lỗi khi cần thiết. Để phát huy điều này, ba mẹ nên làm gương cho con bằng cách thường xuyên cảm ơn và xin lỗi trong trường hợp cần thiết và phù hợp nhất.

Cần giao tiếp và chia sẻ cảm xúc 

Ba mẹ thường nhận thấy rõ nhất những cảm xúc nhất định khác hẳn với những đứa trẻ khác. Vì thế, nhu cầu muốn được giao tiếp, chia sẻ cảm xúc với người lớn là điều dễ hiểu. Nếu ba mẹ có con 9 tuổi hãy dành thêm nhiều thời gian chơi và tâm sự với trẻ. 

 Tâm trạng có sự thay đổi thất thường

Chính trong độ tuổi này, các bạn cũng có tâm trạng không ổn định, thay đổi thất thường liên tục. Lúc này tư tưởng tình cảm của bé vẫn chưa thể điều tiết và kiểm soát được. Bé có thể vừa cười nhưng lại buồn và khóc ngay sau đó. Ba mẹ cần hiểu điều này để quan sát và nắm bắt tâm trạng của bé để có cách ứng xử sao cho phù hợp. 

Có trách nhiệm và đáng tin cậy hơn

 Bé ở độ tuổi này đã nhận ra bản thân có trách nhiệm và thường đã làm anh hoặc chị trong gia đình. Vì thế, bé đã có được nhận thức tốt hơn về vai trò của mình đối với người khác. Bé cũng tin cậy hơn nên sẽ được ba mẹ nhờ làm một số việc nhất định. 

Coi trọng sự công bằng 

Coi trọng sự công bằng là một trong những tính cách cũng dần được hình thành ở học sinh lớp 4 bé đã biết coi trọng sự công bằng. Bé muốn được công bằng trong tất cả mọi việc từ học tập cho đến cuộc sống. Bởi vậy, ba mẹ cần chú ý không nên tỏ ra thiên vị điều gì trước mặt trẻ dần đến những suy nghĩ tiêu cực. 

Thích được trò chuyện và giao lưu  

Trẻ đã bắt đầu muốn giao lưu,.trò chuyện với nhiều người hơn để học hỏi và làm quen thêm những người bạn khác. Vì thế, ba mẹ nên khuyến khích bé kết bạn nhiều hơn. 

Những tính cách thường thấy ở học sinh lớp 4

>> Tham khảo: Rèn luyện trí tuệ cảm xúc EQ cho con

Làm thế nào để trang bị cho con những tính cách tốt?

Là bậc cha mẹ không ai là không mong muốn con phát triển và hình thành nên tính cách tốt. Vậy làm thế nào để trang bị, dạy con những tính cách tốt ở trong giai đoạn này. Ba mẹ hãy cùng tham khảo những điều sau để có thể áp dụng cho con ba mẹ nhé!

Dạy cho bé tính tự lập

Để rèn luyện và hoàn thiện tính cách của trẻ, ba mẹ nên dạy bé tính tự lập.  Bé càng tự lập thì bé càng hòa đồng và có thể phát triển thể chất lẫn trí tuệ tốt nhất. Tính tự lập có thể được rèn luyện từ cuộc sống hàng ngày mà ba mẹ có thể tạo điều kiện cho trẻ. 

Dạy cho bé sự kiên nhẫn 

Tính cách của trẻ em thường thiếu kiên nhẫn và nhanh chán. Vì thế, khi trẻ đã lên lớp 4, ba mẹ cần dạy con cách kiên nhẫn. Hãy cho bé thử sức với những việc làm từ dễ đến khó để bé kiên trì hơn. 

Dạy bé cách thông cảm và yêu thương người khác

Điều tiếp nữa mà ba mẹ cần làm chính là dạy cho bé cách thông cảm và yêu thương người khác. Hãy cho bé biết cách tha thứ cho sai lầm của người khác. Đồng thời khuyến khích trẻ tham gia hoạt động từ thiện để bé hiểu được tình thương là gì. 

Dạy bé cách sẻ chia và giúp đỡ 

Cuối cùng ba mẹ nên dạy trẻ biết chia sẻ và giúp đỡ cho người khác. Từ những việc làm nhỏ nhất như chia sẻ đồ ăn, đồ chơi cho các bạn, cho các anh chị em đến việc giúp đỡ người khó khăn, người yếu thế hơn mình.

Trên đây là những chia sẻ của Pantado về chủ đề cách nhận biết tính cách của học sinh lớp 4 và những điều cần trang bị cho con tính cách tốt. Hy vọng rằng những chia sẻ đó mang lại những lợi ích cho ba mẹ trong quá trình nuôi dạy khôn lớn.
 

>> Có thể bạn quan tâm: EQ và IQ chỉ số nào quan trọng cho sự thành công

DO ĐÂU MÀ CON HỌC MÃI KHÔNG TIẾN BỘ?

Trong quá trình đồng hành cùng con học tập, đã bao giờ ba mẹ nhận thấy con học mãi mà chẳng thấy tiến bộ nên chút nào không? Đây cũng là một những khúc mắc ở hầu hết các bậc phụ huynh cần được giải đáp. Vậy con học mãi không tiến bộ, nguyên nhân là do đâu. Hãy cùng Pantado đi tìm hiểu những nguyên nhân khiến con học tập không tiến bộ và đưa ra những phương pháp giúp con học tập tốt hơn ba mẹ nhé!

Nguyên nhân khiến con học mãi không tiến bộ

Phương pháp học là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học của con.  Một trong những nguyên nhân khiến con học mãi không tiến bộ có thể kể đến như:

Con chỉ học lý thuyết trong quá trình học

Để con học tập tốt thì việc áp dụng và kết hợp giữa lý thuyết và thực hành đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Trong trường hợp nếu trẻ chỉ tập trung học lý thuyết mà không áp dụng để làm bài tập thì tất cả những gì học được chỉ là lý thuyết trên giấy. Thành ngữ có câu rất hay về chủ đề này “Học đi đôi với hành”. Việc chỉ học lý thuyết suông thì khi bắt gặp những dạng bài tập trẻ sẽ gặp khó khăn và không thể làm nổi bài tập dù rất đơn giản.

>> Tham khảo: Tiếng Anh giao tiếp online cho trẻ

Con học vẹt và học nhồi nhét

Học vẹt và học nhồi nhét kiến thức cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến con không thể nào mà học tốt, học tiến bộ lên được. Chỉ học thuộc những gì trên lớp thầy cô cho viết mà không hiểu bản chất của kiến thức là gì. Với phương pháp học tập này cũng khiến trẻ chỉ nhớ kiến thức trong một thời gian ngắn và sau này nếu hỏi lại thì trẻ cũng không thể nhớ là đã học.
Hơn nữa, việc học nhồi nhét quá nhiều kiến thức một lần cũng chỉ tốn thời gian mà kết quả mang lại không cao. Người xưa thường nói“Cần cù bù thông minh”. Tuy nhiên với trẻ nhỏ mới bắt đầu học thì câu này chỉ đúng khi con biết cân đối khối lượng kiến thức cần tiếp thu. Dù có chăm chỉ học đến đâu thì cũng nên xác định được các kiến thức trọng tâm để tập trung vào nó nhiều hơn chứ không học lan man quá nhiều một lúc. Trẻ sẽ không thể nào gồng mình học tất cả các môn học mà không có một môn nào nổi trội, là thế mạnh của bản thân. Chính vì vậy, ba mẹ nên giúp con tìm ra môn học thuộc thế mạnh của con để phát triển hơn và các môn học con yếu để củng cố kiến thức thêm.

Thời gian học tập không hợp lý

Đa phần các bậc phụ huynh luôn đặt nặng vấn đề điểm số và được học tại các trường hàng đầu trong khu vực hay toàn quốc đối với trẻ. Chính vì thế, ba mẹ thường đăng ký cho con học thêm nhiều nơi nhằm đạt được kết quả học tập cao. Phương pháp này khiến trẻ học mãi vẫn không thấy  cải thiện. Việc học chiếm quá nhiều thời gian của trẻ và không có thời gian để giải trí, mà trẻ đang ở độ tuổi vui chơi. Sau khi kết thúc thời gian học trên lớp trẻ tiếp tục đi học thêm, học gia sư, học từ sáng đến tối không có thời gian nghỉ, cũng không có nhiều thời gian để ôn lại những kiến thức đã học và luôn trong tình trạng quá tải. Vậy nên dù học rất nhiều nhưng kết quả học tập vẫn không cao.

Không có sự định hướng trong quá trình học

Không có sự định hướng trong quá trình học cũng là một nguyên nhân khiến con học tập không hiệu quả, khiến trẻ học mà không đạt được kết quả cao. Việc học tràn lan, ôm đồm quá nhiều kiến thức khiến trẻ không xác định được mục tiêu chính cần đạt. Học lan man, không có trọng tâm vừa tốn nhiều thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được không như mong muốn. Vì thế, bố mẹ, giáo viên nên nhận biết khả năng, thế mạnh của trẻ để phát huy từ thế mạnh đó thì dần dần kết quả đạt được sẽ ngoài sức tưởng tượng.

Trẻ giấu dốt, không dám đối mặt với những lỗi sai

Một sai lầm không hề nhỏ của trẻ mà học mãi không hiệu quả chính là giấu dốt. Tình trạng trẻ không biết hoặc không hiểu nhưng không dám hỏi mà biết cũng không nói, nếu kéo dài sẽ khiến trẻ không biết mình sai hay đúng ở đâu. Kiến thức bài học trước có liên quan mật thiết với bài học sau nên khi không hiểu bài trước thì bài học hôm sau cũng sẽ rất khó để hiểu sâu được. Điều này sẽ dẫn đến kết quả học tập kém và ngày càng sa sút.

Pantado - Cùng con giỏi tiếng Anh mỗi ngày

Pantado là trung tâm Anh ngữ trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam với phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn châu Âu, giúp các bé phát triển toàn diện về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh, và tự tin trong giao tiếp.
Đến với Pantado các con sẽ được trải nghiệm hình thức học trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà mà không phải đi đâu xa, thời gian học tập linh hoạt, mỗi bài học được thiết kế sinh động kèm theo những trò chơi thú vị giúp con “vừa được học lại vừa được chơi”. Hơn nữa các thầy cô giáo luôn là người đồng hành cùng con, con sẽ không còn cảm thấy chán nản sợ sệt trong suốt quá trình học.

Không chỉ vậy, trong quá trình học tập tại Pantado, con được hưởng đầy đủ các quyền lợi:

  • Mô hình học tập 5-1: 1 học sinh, 1 giáo viên và 4 giáo vụ
  • Cam kết đầu ra bằng văn bản, đảm bảo quá trình học tập hiệu quả, chất lượng
  • Đổi lịch học, bảo lưu khóa học linh hoạt khi có lý do 
  • Chuyển nhượng khóa học cho người thân

Ba mẹ có thể tham khảo và đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, đặc biệt Pantado còn có lớp học thử miễn phí để các bé được làm quen với môi trường học tập trực tuyến, cũng như để các bậc phụ huynh đánh giá về phương pháp giảng dạy tại Pantado.