Một Số Điều Ba Mẹ Cần Nắm Được Khi Trẻ Bị Cảm Cúm?

Một Số Điều Ba Mẹ Cần Nắm Được Khi Trẻ Bị Cảm Cúm?

Cảm cúm thường xuất hiện nhiều ở không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng vậy. Mà dễ thấy nhất đó là vào thời điểm đổi mùa, đáng quan tâm đó là ở trẻ nhỏ là chúng có sức đề kháng yếu hơn so với người trưởng thành, chính vì vậy mà trẻ dễ bị mắc cảm cúm hơn. Vậy khi trẻ bị cảm cúm, ba mẹ cần chuẩn bị và lưu ý những gì? Hãy cùng Pantado tìm hiểu về chủ đề này và cách điều trị khi trẻ bị cảm cúm ba mẹ nhé!

Xem thêm: Bé học tiếng Anh online

1. Bệnh cảm cúm là gì?

Chắc hẳn, ba mẹ có thể dễ dàng nhận ra triệu chứng khi trẻ bị mắc bệnh cúm rồi phải không nhỉ? Bệnh cảm cúm do vi rút cúm gây nhiễm trùng đường hô hấp. Hầu hết, dịch cảm cúm xuất hiện nhiều khi thời tiết lạnh, khắc nghiệt đặc biệt ở khu vực miền Bắc. Điều đáng đề cập đến đó là loại vi rút này có thể thay đổi thường xuyên từ năm này sang năm khác, mà trong khi đó sức đề kháng của một số người yếu nên một người có thể mắc bệnh cảm cúm nhiều lần trong một năm.
Với tính chất lây lan cực nhanh, đặc biệt những nơi tụ tập đông, chính vì vậy một người bị cúm có thể lây lan cho những người xung quanh. Cảm cúm khiến người bệnh cảm thấy ốm yếu nhanh hơn, biểu hiện là mệt mỏi, sốt, đau họng.

2. Nguyên nhân nào khiến trẻ bị cảm cúm?

Một số nguyên nhân khiến trẻ bị cảm cúm có thể kể đến như: Khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bị cúm, trẻ rất dễ bị lây bệnh khi nói chuyện, ôm hôn, nắm tay, hoặc bị dính giọt bắn của người đang mắc cảm cúm khi họ hắt hơi. Một điều nữa đó là vi rút cúm có thể bám trên các bề mặt đồ vật khi người bị cúm ho, hắt hơi. Trẻ sẽ bị nhiễm cúm nếu chạm vào các đồ vật có dính vi rút cúm và chạm tay vào mắt mũi miệng. Ngoài ra, khi bé hoạt động tại môi trường công cộng, nhà trẻ hay trong nhà có người bị cúm thì bé cũng rất dễ bị mắc bệnh bởi Vi rút có thể phát tán trong không khí thông qua giọt bắn.

3. Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị cảm cúm

Khi trẻ bị mắc cảm cúm chỉ sau 1 - 2 ngày trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng thường gặp như sau: Sổ mũi, nghẹt mũi (dịch mũi có thể không màu, màu vàng hoặc xanh); Viêm họng, đau họng, ho; Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, cơ thể đau nhức khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, khó ngủ; Sốt cao trên 38 độ C; Chán ăn, nôn mửa, có thể bị tiêu chảy.

Tuy nhiên ba mẹ cũng cần lưu ý trong trường hợp nhầm các triệu chứng của bệnh cúm với với bệnh cảm, phân biệt chúng như sau: Trẻ bị nhiễm vi rút cúm thường sốt cao, đau đầu, đau nhức khắp cơ thể và các triệu chứng ở đường hô hấp khác. Bệnh cảm thông thường do thời tiết chủ yếu gây ho, không gây sốt cao. Các triệu chứng của bệnh cúm vi rút như sốt sẽ thuyên giảm và biến mất sau 5 - 7 ngày, tuy nhiên, trẻ vẫn còn ho, sổ mũi và mệt mỏi kéo dài. Các triệu chứng thường biến mất hoàn toàn sau khoảng 10 - 14 ngày.

4. Cách điều trị khi trẻ bị cảm cúm

Khi trẻ bị mắc cảm cúm, ba mẹ nên điều trị như thế nào là hiệu quả để làm giảm bớt các triệu chứng và khỏi bệnh nhanh chóng? Ba mẹ hãy cùng tham khảo một số cách điều trị mà Pantado sẽ chia sẻ ngay bên dưới đây nhé!

4.1. Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ

Việc đầu tiên ba mẹ nên chú ý là hãy thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ để có thể đưa ra được biện pháp điều trị phù hợp. Hãy sử dụng nhiệt kế kẹp vào nách của trẻ để kiểm tra nhiệt độ của trẻ. Nếu trẻ bị sốt cao kéo dài cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám chữa kịp thời.

4.2. Hạ sốt cho trẻ

Khi trẻ bị cảm cúm, ba mẹ dễ thấy nhất đó là trẻ bị sốt cao, việc hạ sốt cho trẻ vô cùng quan trọng để giúp trẻ điều hòa lại thân nhiệt. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về tác dụng cũng như cách dùng của các loại thuốc hạ sốt để tránh tác dụng không mong muốn.

Ngoài ra, để hạ sốt cho trẻ ba mẹ cũng có thể áp dụng một trong những cách như sau: Cho trẻ uống trà gừng: Gừng có tính ấm, giúp làm ấm cơ thể, làm lưu thông máu, giảm ngạt mũi. Có thể pha trà gừng cùng một chút mật ong để cho trẻ dễ uống hơn. Tuy nhiên chỉ sử dụng mật ong cho bé từ trên 2 tuổi để đảm bảo an toàn. Xông lá tía tô cũng là một cách giảm sốt hiệu quả. Để giảm các triệu chứng sổ mũi của trẻ, bố mẹ có thể xông hơi cho bé bằng lá tía tô. Lá tía tô chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn. Khi xong trong nước nóng các chất này sẽ đi vào đường hô hấp làm nới lỏng dịch mũi và tiêu diệt vi rút.

4.3. Lau người cho trẻ

Lau người cho trẻ cũng là một cách giúp hạ sốt cho trẻ, dùng khăn mỏng mềm, nhúng vào nước ấm, vắt khô sau đó lau khắp người cho trẻ. Nên chú ý lau ở phần nách, bẹn, trán bởi những khu vực này khó thoát nhiệt. Tuyệt đối không sử dụng nước lạnh, cồn hay rượu để lau người bởi chúng không giúp trẻ hạ sốt mà còn khiến bệnh của bé trở nên nặng hơn.

4.4. Bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng

Ba mẹ hãy bổ sung thêm cho trẻ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, nhanh chóng hồi phục. Cho trẻ ăn các loại thực phẩm như thịt bò, thịt nạc, thịt gà, đậu, trứng, sữa, rau xanh,...Đồng thời bổ sung thật nhiều nước cho trẻ để bù nước và điện giải do sốt cao kéo dài. Thêm các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, ổi,...có thể làm nước ép để trẻ dễ uống hơn.

Trên đây, Pantado đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh về một số phương pháp điều trị khi trẻ bị cảm cúm. Hy vọng bài viết bên trên sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình tiếp nhận thông tin, kiến thức về chủ đề này.