DẠY CON TỰ TIN TRONG GIAO TIẾP SAO CHO HIỆU QUẢ?

DẠY CON TỰ TIN TRONG GIAO TIẾP SAO CHO HIỆU QUẢ?

Kỹ năng giao tiếp ở trẻ nhỏ ảnh hưởng rất nhiều từ những kiến thức, bài học trong quá trình nuôi dạy con của các bậc phụ huynh. Vậy làm thế nào để dạy con tự tin trong giao tiếp hiệu quả ngay từ nhỏ? Đó là vấn đề mà không ít bậc phụ huynh mong muốn và cần được giải đáp trên hành trình nuôi dạy con. Bằng những kiến thức và kinh nghiệm đã được tích lũy, Pantado sẽ chia sẻ, giải đáp cho các ba mẹ về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây, hy vọng rằng thông qua những kiến thức mà Pantado chia sẻ giúp cho các bậc phụ huynh dễ dàng trang bị kiến thức cho con.

Rèn luyện sự tự tin giao tiếp ngay từ khi trẻ còn nhỏ

Để trẻ có thể tự tin trong giao tiếp hoàn thiện thiện và thành thạo hơn thì ngay từ khi trẻ còn nhỏ ba mẹ nên rèn luyện thói quen này cho con. Vậy tại sao lại cần phải làm như thế? Bởi khi con được tiếp xúc với các phương pháp tự tin trong giao tiếp sẽ giúp trẻ hình thành một thói quen, từ đó trẻ sẽ giao tiếp tốt hơn. Bằng cách làm này, các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn cho con các kỹ năng giao tiếp ngay từ khi trẻ bắt đầu có nhận thức. Ở trẻ nhỏ, chúng thường có tính bắt chước làm theo và sẽ phát triển một cách tốt nhất nếu như giảng dạy đúng cách.

Ba mẹ chính là tấm gương phản chiếu giúp con học tập và làm theo

 Ba mẹ chính là một hình mẫu lý tưởng để con có thể học tập và làm theo. Trẻ nhỏ thường có xu hướng làm theo những gì trẻ quan sát được vì thế muốn con học được những điểm tốt nào thì ngay ở ba mẹ cũng cần thực hiện những điểm tốt đó. Muốn trẻ học được cách tự tin khi giao tiếp ba mẹ hãy thể hiện chính mình cũng là một người có sự tự tin giao tiếp, có quan điểm rõ ràng và tự chủ, độc lập trong cuộc sống.

 Đồng hành cùng con, tâm sự, lắng nghe và thấu hiểu 

 Ở độ tuổi trẻ nhỏ, chúng thường có tính tò mò chính vì thế trẻ luôn hỏi ba mẹ những câu hỏi mà chúng thắc mắc. Những điều mới lạ luôn luôn thu hút trẻ và khiến cho trẻ luôn đặt câu hỏi “tại sao”. Trong tình huống này, ba mẹ nên tâm sự, chia sẻ và lắng nghe và cố gắng giải thích cho chúng hiểu rằng tại sao lại như thế. Dẫu vậy, dù bận rộn thế nào, ba mẹ hãy dành ít nhất 30 phút để trò chuyện cùng con. Hãy kiên nhẫn lắng nghe con, đừng khó chịu hay từ chối trả lời con mỗi khi con thắc mắc, tránh làm cho trẻ có suy nghĩ mình đang làm phiền cha mẹ dần dần tạo ra khoảng cách khiến bé ngày càng ít nói, ngại ngùng chia sẻ cùng cha mẹ. Điều đó sẽ giúp ích cho con rất nhiều trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp tự tin và hiệu quả hơn.

Khuyến khích trẻ tự tin đưa ra ý kiến cá nhân

 Ở trẻ nhỏ, chúng thường thích tranh luận với bất kỳ ai đó, vì vậy cha mẹ có thể đặt ra các tình huống để con có thể phát huy khả năng ăn nói của mình. Ba mẹ cũng cần kiên nhẫn lắng nghe và thấu hiểu, bởi vì kiến thức của con còn hạn chế nên có thể phát biểu sai. Ba mẹ hãy lắng nghe hết, không ngắt lời con, sau đó chỉ cho con các lỗi sai, những điểm không phù hợp để bé có thể chỉnh sửa. Hãy tôn trọng ý kiến của con trẻ và ủng hộ bé tự tin đưa ra ý kiến cá nhân của mình từ đó giúp trẻ dần tự tin hơn.

 Tạo cơ hội cho bé rèn luyện sự tự tin khi giao tiếp

Việc tạo cơ hội cho bé để có thể tự tin thể hiện khả năng giao tiếp cũng là điều mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng. Trong những tình huống bé giải thích một vấn đề nào đó mà bé đang làm tốt để bé có thể có không gian thể hiện tài năng. Ví dụ như nhờ bé đọc một đoạn thơ hay hát một bài hát bố mẹ đang bị quên lời. Bé có thể tự tin thể hiện trong vui vẻ, vừa tạo nên sự gắn kết giữa gia đình vừa có thể giúp bé ôn tập lại những kiến thức bé được học.

Khuyến khích con phát biểu trước đám đông

Thực tế, có không ít đứa trẻ nhỏ e ngại khi đứng trước đám đông và không tự tin phát biểu khi đứng trước mặt của mọi người. Cách làm đơn giản nhất chính là cho trẻ được ra ngoài nhiều hơn, tiếp xúc với nhiều người để cho trẻ làm quen với môi trường giao tiếp mới dần lấy lại sự tự tin.
 
Từ khi còn nhỏ cha mẹ có thể cho con chơi cùng các bạn xung quanh nhà, hay chơi ngoài công viên, tại các nơi công cộng để bé có thể được tiếp xúc nhiều hơn. Trên trường học bé có thể tham gia vào các hoạt động như ca múa hát, hoặc tham gia các khóa sinh hoạt rèn luyện kỹ năng mềm để có thể tự tin hơn khi thể hiện trước đám đông.
 
Những trẻ ít ra ngoài và tiếp xúc với thế giới bên ngoài thường bị thụ động hơn so với các bạn đồng trang lứa bởi bé ít có môi trường để tương tác. Ngày này, thời đại công nghệ phát triển, việc để các bé ở nhà quá nhiều khiến bé có xu hướng bị yếu kém về khả năng giao tiếp do sử dụng quá nhiều máy tính, điện thoại. Cha mẹ hãy tạo điều kiện để con có thể tiếp xúc với nhiều người hơn để tăng sự tự tin hơn cho bé nhé.

Luôn luôn khuyến khích, động viên con

 Để trẻ có thể tự tin hơn trong giao tiếp, ba mẹ nên khuyến khích, cổ vũ và động viên con để con cảm thấy cha mẹ luôn đồng hành, yêu thương và tin tưởng mình. Hãy dành cho con những lời khen chân thành để con có thể cảm thấy vui vẻ, cảm thấy mình được công nhận. Tuy nhiên cần khen một cách tinh tế, không khen trẻ một cách thái quá.
 
Ngoài ra, ba mẹ cũng nên dạy trẻ cần học được cách chấp nhận thất bại mặc dù điều này khiến trẻ không thoải mái. Tuy nhiên nên góp ý một cách chân thành, không nên chọc ghẹo khiến bé xuất hiện tâm lý sợ khi mắc lỗi sai, dần dần ít nói. Hành xử một cách khéo léo giúp con nhận rõ được điểm sai rồi dần dần khắc phục, không nên để bé né tránh, lâu dần sẽ hình thành thói quen không tốt và đánh mất đi sự tự tin của mình.
Như vậy, qua bài viết trên, Pantado đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh về những kiến thức mà ba mẹ có thể trang bị, rèn luyện sự tự tin trong giao tiếp cho con. Bằng những cách làm trên hy vọng sẽ mang lại tính hiệu quả trong quá trình nuôi dạy con.