Kiến thức nuôi dạy con

TRANG BỊ KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 TUỔI

Phương pháp giáo dục, nuôi dạy con của các bậc ba mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ở trẻ. Trong những năm đầu đời, đặc biệt là những đứa trẻ lên 5 tuổi việc dạy và truyền tải kiến thức về kỹ năng sống là điều vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, việc trang bị kiến thức kỹ năng sống ở độ tuổi này sẽ giúp trẻ hình thành nên các kỹ năng và phát triển tiềm năng bên trong của trẻ. Tuy nhiên, vấn đề đó không phải ba mẹ nào cũng chú ý đến vấn đề phát triển kỹ năng sống cho trẻ trong độ tuổi đó. Vậy làm thế nào để trang bị, dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi? Hãy theo dõi, tham khảo những chia sẻ dưới đây của Pantado về vấn đề này để từ đó phần nào ba mẹ có thêm kiến thức hơn về chủ đề đó nhé!

Xem thêm: Học tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1

 

Việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi quan trọng như thế nào?

Việc trang bị kiến thức cho trẻ 5 tuổi về những kỹ năng sống cần thiết vì độ tuổi này, bé đang chuyển tiếp giai đoạn từ bé sang lớn, lúc này bé đang hình thành những thói quen, kiến thức mới cùng với việc nhận thức và tiếp thu kiến thức một cách rất tự nhiên, hiệu quả. Bên cạnh đó, được học, trang bị kỹ năng sống giúp con có kỹ năng bảo vệ bản thân, tự tin đối mặt với tình huống xấu, và không còn bỡ ngỡ như các bạn nhỏ chưa bao giờ được trang bị những kỹ năng sống.

Các phương pháp trang bị kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi

Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi hiệu quả thì các ba mẹ nên thành thời gian nghiên cứu nghiêm túc. Đồng thời lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ.

- Phương pháp thực hành: Phương pháp này được thực hiện thông qua các trò chơi, hoạt động thực tế giúp con hiểu được trường hợp nào nên sử dụng kỹ năng nào cho phù hợp. Ba mẹ cũng có thể giao nhiệm vụ cho bé được xử lý tình huống được định sẵn.
- Phương pháp quan sát: Phương pháp này đòi hỏi người chăm sóc trẻ cần chú ý thật kỹ từng hành động, lời nói, kỹ năng và nhận thức của trẻ để áp dụng phù hợp.
- Phương pháp đàm thoại: Để cha mẹ có cách dạy kỹ năng sống hiệu quả cho bé 5-6 tuổi việc tham khảo ý kiến của các phụ huynh khác, các đồng nghiệp, thầy cô ở trường, người thân ở nhà rất quan trọng. Bởi vì kỹ năng sống có ở mọi nơi, chia sẻ với mọi người sẽ giúp ba mẹ có nhiều kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình nuôi dạy con.
- Phương pháp trực quan: Có thể nhận thấy trong các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thì phương pháp thực hành đơn giản và dễ làm nhất. Cha mẹ chỉ cần thực hành các kỹ năng sống trong cuộc sống hằng ngày, xử lý tình huống cụ thể để bé tự suy nghĩ cách giải quyết và học theo phương án tốt nhất mà cha mẹ chỉ ra.
- Phương pháp điều tra: Cha mẹ nên dành thời gian tìm hiểu về các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi hiệu quả. Điều này giúp phụ huynh nắm được các cách làm mới giúp bé không bị nhàm chán khi được tìm hiểu về kỹ năng sống.
Một ví dụ mà ba mẹ dễ dàng có thể thấy như: Dạy bé kỹ năng tránh bị người lạ dụ dỗ thì cha hoặc mẹ đóng người lạ và thực hành cách giải quyết để con thấy.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động thực tế

1. Dạy trẻ ghi nhớ số điện thoại, địa chỉ nhà của gia đình

Bởi vì với bản tính thích tìm tòi, khám phá, việc đi lạc ở những nơi đông người như siêu thị, trung tâm thương mại, trường học, gia đình người quen,…là điều có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Vì thế, cha mẹ nên dạy cho con ghi nhớ địa chỉ nhà, số điện thoại của cha mẹ, họ tên của bé, ngày sinh cũng như những thông tin cá nhân quan trọng nhất để tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi người.

2. Dạy trẻ kêu to khi cần giúp đỡ

Nhằm tránh trường hợp bé bị xâm hại tình dục hoặc bị bắt cóc bởi người lạ thì cha mẹ nên dặn trẻ hét to khi cần giúp đỡ. Cách này giúp mọi người xung quanh chú ý đến trẻ, trẻ sẽ dễ dàng thoát khỏi nguy hiểm hơn. Bé có thể hét những câu “Có ai giúp cháu không ạ?” “Cháu đang bị ,…” “Người này đang muốn…” “Ai đó có thể gọi bố mẹ giúp cháu được không ạ?”. Tốt nhất nên đóng vai để trẻ nhớ cách xử lý.

3. Dạy trẻ khi ở nhà một mình

Khi dạy bé kỹ năng sống khi ở nhà một mình, ba mẹ đừng quên dạy con cảnh giác với người lạ mặt. Không cho bé nhận đồ từ người lạ nếu không được sự cho phép của cha mẹ để trẻ học được tính cảnh giác.

4. Giáo dục giới tính cho trẻ

Giáo dục giới tính cho con độ tuổi này không hề sớm. Xã hội rất phức tạp, vấn nạn xâm hại tình dục có mặt ở khắp nơi đối với bất kỳ đứa trẻ nào, lứa tuổi nào, kể bé trai hay gái. Ba mẹ nên giải thích về giới tính của bé, nam nữ khác nhau ra sao, trang bị đồ lót cho bé từ nhỏ và dặn bé không cho ai chạm vào khu vực “cấm”. Nếu ai đụng vào phải thông báo cho thầy cô ở trường và người lớn, nhất là cha mẹ ở nhà.

5. Dạy trẻ cách đi đường an toàn

Giai đoạn 5-6 tuổi, trẻ sẽ đi học mẫu giáo và tiểu học. Có nhiều bé sẽ đi học một mình. Cha mẹ cần trang bị kỹ năng đi đường phải, trên lề, tránh xe, dừng lại khi đèn đỏ, đi khi đèn xanh, đi sang đường trên vạch kẻ đường…

6. Dạy con đối mặt và vượt qua thử thách

Nhận thức ở trẻ tuổi này đã có sự trưởng thành nhất định, phụ huynh dạy con đối mặt và vượt qua thử thách phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình lớn lên của con.

7. Dạy con kỹ năng kiểm soát bản thân

Ba mẹ khuyên bé bình tĩnh, tìm cách tốt nhất giải quyết. Không được tức giận hay la hét khi gặp khó khăn. Cha mẹ nên là tấm gương cho con, tuyệt đối không chút giận, la mắng hay đánh con khi không kiểm soát được bản thân.

8. Dạy con kỹ năng nhận biết sự nguy hiểm

Bé có thể gặp vô vàn nguy hiểm như chết đuối, bắt cóc, xâm hại, bạo lực, chảy máu vì vật sắc nhọn, điện giật…Vì thế, không thể kiểm soát tuyệt đối mà nên dạy bé các nhận biết nguy hiểm và tránh xa.

9. Dạy con kỹ năng khi tham gia giao thông

Tham gia giao thông với bé là một kỹ năng mới, ba mẹ dạy kỹ năng khi tham gia giao thông tốt thì bé sẽ biết cách ý thức hơn khi đường. Cha mẹ dạy con khi gặp đèn đỏ dừng lại, đèn xanh đi, đèn vàng đi chậm, đi sang đường khi có đèn đỏ, đi bên phải trên lề đường, không được sang đường tùy tiện…Cha mẹ khi đi đường cùng con hãy chấp hành nghiêm túc luật giao thông để con nhớ và học.

10. Dạy con kỹ năng bơi lội

Kỹ năng bơi lội rất cần thiết với trẻ 5-6 tuổi. Bơi lội không chỉ giúp con nâng cao sức khỏe mà còn giảm thiểu nguy cơ đuối nước xảy ra. Ba mẹ cho bé học ở các trung tâm chuyên nghiệp với giáo viên hướng dẫn để đảm bảo an toàn.

11. Dạy con kỹ năng tự tin trước đám đông

Bé sẽ thành công hơn nếu tự tin và biết cách thể hiện trước đám đông. Để rèn luyện kỹ năng này thì bố mẹ nên cho bé thực hành càng nhiều càng tốt. Tạo điều kiện cho bé đến chỗ đông người như siêu thị, đám cưới, trung tâm thương mại... Cho bé cơ hội hát, nói chuyện với nhiều người chỗ đông người để quen dần.

Như vậy, Pantado đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh về chủ đề trang bị những kỹ năng sống dành cho trẻ 5 tuổi, hy vọng rằng những chia sẻ trên mang lại cho các bậc ba mẹ có thêm phần nào những kiến thức để có thể áp dụng cho con.
 

LA MẮNG ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN TÂM LÝ Ở TRẺ

Trong quá trình nuôi dạy con cái, bố mẹ không tránh khỏi có lúc vì quá tức giận mà la mắng trẻ. Họ nghĩ rằng, hành động này là bình thường, bố mẹ nào chẳng vì thương con cái mà rầy la vài lần, nhưng trên thực tế có sự khác biệt rất lớn giữa đứa trẻ thường xuyên bị la mắng và không bị la mắng.

Xem thêm: Học tiếng Anh online cho bé

Những đứa trẻ thường xuyên bị la mắng

Chắc chắn rồi, Việc bố mẹ thường xuyên la mắng con cái mang tới nhiều hậu quả tiêu cực trong sự phát triển của một đứa trẻ.
- Thường hay cáu kỉnh, lớn tiếng cãi lại bố mẹ
Khi trẻ bị bố mẹ giáo dục theo kiểu bạo lực lời nói như thế này trong thời gian dài, chúng sẽ dần hình thành tính cách cáu kỉnh. Trẻ sẽ tin rằng, cách giải quyết vấn đề chính là cách mà bố mẹ đang đối xử với mình. Điều này sẽ khiến trẻ khó hòa đồng với người khác và gặp khó khăn trong việc tương tác với mọi người sau này.
- Lòng tự trọng thấp, hèn nhát, hay bỏ cuộc vì sợ khó, sợ khổ
Một đứa trẻ thường phải chịu đòn roi, la mắng trong quá khứ thì sau này sẽ dễ xuất hiện trạng thái tâm lý tuyệt vọng, bất lực. Ví dụ, những đứa trẻ thường hay bị bố mẹ la mắng lâu ngày sẽ dần trở nên tự ti, không muốn bày tỏ ý kiến của mình, dần dần trở nên hèn nhát. Đặc biệt, trong tiềm thức của chúng sẽ chọn cách trốn tránh khó khăn hay những xung đột trong quan hệ tương tác với mọi người.
- Thiếu tự tin, hay sợ hãi
Bạn có để ý rằng, mỗi khi la mắng trẻ, cơ thể của chúng sẽ co lại, điều đó có nghĩa là trẻ đang rất sợ hãi. Việc la mắng thường xuyên sẽ khiến trẻ dần dần trở nên sợ hãi bố mẹ, kém tự tin, không dám giao tiếp với mọi người.

Những đứa trẻ không bị la mắng

 Ngược lại, những đứa trẻ ít bị hoặc không bị bố mẹ lo lắng thường rất vui vẻ, cởi mở, lạc quan và yêu cuộc sống hơn.
- Tính cách tự tin, hoạt bát
Bố mẹ là tấm gương phản chiếu hành vi của con cái. Những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình hòa thuận, ít bị bố mẹ la mắng thường biết cách kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Trong tương lai, trẻ sẽ ngày càng tự tin, dám thử những điều người khác sợ, không ngại lùi bước trước khó khăn.
- Thái độ sống tích cực, lạc quan
Khi bị bố mẹ la mắng, trẻ sẽ sinh ra cảm giác sợ hãi bị mắc lỗi khi làm sai một điều gì đó. Chính vì tâm lý này mà trẻ sinh ra thái độ bi quan về mọi thứ. Ngược lại, những đứa trẻ không bị la mắng sẽ có thái độ sống tích cực, lạc quan, yêu đời, không ngừng suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết vấn đề, trước những khó khăn vẫn không bỏ cuộc.
- Thẳng thắn, dũng cảm
Trẻ lớn lên trong một gia đình vui vẻ, hạnh phúc, bố mẹ sẽ cho chúng cơ hội để mắc sai lầm và từ đó nhận ra bài học cho chính mình. Trẻ sẽ không có tâm lý sợ hãi mỗi khi làm sai, vì nếu có làm sai chúng sẽ dũng cảm đứng ra chịu trách nhiệm.
- Yêu quý bố mẹ hơn
Khi bố mẹ không la mắng con cái, trẻ sẽ tự nhiên gần gũi và yêu quý bố mẹ hơn. Lúc này, trẻ có xu hướng muốn kể cho bố mẹ nghe mọi vui buồn của mình, giống như một người bạn.
- Có trí tưởng tượng phong phú
Bản chất trẻ con luôn là những người rất tốt bụng, những sai lầm của trẻ thường là do bản tính tò mò, không ngừng tìm tòi, sáng tạo nên đôi khi gây ra phiền phức cho bố mẹ. Nếu không bị bố mẹ la mắng với những trò nghịch ngợm của mình, trẻ sẽ được thúc đẩy phát triển trí tưởng tượng.
- Có lòng tự trọng mạnh mẽ
Khi trẻ được bố mẹ tôn trọng, trẻ sẽ dần ý thức mạnh mẽ hơn về lòng tự trọng trong xã hội. Chúng sẽ không để người khác làm tổn thương mình một cách dễ dàng. Ngược lại, một đứa trẻ nếu thường xuyên bị đánh đập, la mắng mỗi ngày sẽ quen với việc bị chèn ép, không biết cách chống cực với việc bị bắt nạt bên ngoài, lâu dần ý thức về lòng tự trọng cũng suy yếu đi.
- Thiếu khả năng chịu đựng sự thất vọng
Có lẽ đây là nhược điểm duy nhất của những đứa trẻ không được bố mẹ la mắng. Khi trẻ sống trong một môi trường quá an toàn và bình yên, khi bước vào xã hội, chúng có thể gặp phải một số tình huống khiến bản thân sợ hãi và trốn tránh. Tuy nhiên, bố mẹ có thể dạy con mình cách chống lại sự thất vọng theo những cách khác thay vì la mắng một cách tiêu cực.

Top 9 Cách Rèn Luyện Tính Tự Lập Cho Con Từ Khi Còn Nhỏ

Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, việc dạy và rèn luyện cho con tính tự lập là điều vô cùng cần thiết, một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tính cách và kỹ năng của trẻ. Trẻ có tính tự lập sẽ có thể tự làm mọi công việc của mình mà không ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Chính vì vậy, bố mẹ nên thực hiện điều này càng sớm càng tốt. Nếu bậc phụ huynh đang quan tâm về những cách dạy con tự lập ngay từ khi chúng còn nhỏ thì bài viết này sẽ rất phù hợp, hãy cùng Pantado theo dõi bài viết bên dưới đây nhé!

Xem thêm: Học tiếng Anh online cho trẻ em

Dạy con tự lập bằng cách để trẻ tự mặc quần áo hàng ngày

Thay vì hằng ngày ba mẹ thường có thói quen mặc quần áo cho con mà không để con tự làm điều đó thì ba mẹ có thể hướng dẫn con tự làm có sự hỗ trợ của ba mẹ. Trẻ 3 tuổi có thể tự mặc quần áo cơ bản như quần hay giày dép. Bạn có thể giúp con bằng cách đặt quần áo ra ngoài để con dễ dàng lựa chọn đồ mà con thích. Tuy nhiên, đừng để con chọn những kiểu quần áo có nhiều dây hay nút áo. Bạn hãy sẵn sàng giúp con nhưng phải có sự kiên nhẫn. Bằng cách tự mặc quần áo, con có thể học được những kỹ năng cần thiết và tính tự lập.

Dạy con tự lập bằng cách cho trẻ tự múc ăn

Một ngày đẹp trời nào đó, trẻ đòi tự múc ăn và cho đồ ăn vào bát của mình, đây là một dấu hiệu đáng mừng. Trẻ 3 tuổi có thể tự ăn bằng thìa, nĩa và cũng tự uống nước. Nếu con kén ăn, bạn hãy gợi ý cho con biết nên để gì vào bát. Bạn hãy thử làm món ăn hấp dẫn hơn bằng cách trộn bông cải xanh với phô mai. Ngoài ra, bạn có thể làm cho bữa ăn thêm vui nhộn với những món ăn mà bé có thể dùng tay lấy, ví dụ như bánh mì.

Dạy con tự lập bằng cách cho trẻ tự đi vệ sinh

Có một điều đặc biệt mà ba mẹ có thể chưa biết đó chính là trẻ bắt đầu hứng thú với việc dùng nhà tắm. Lúc này, con biết nói cho bạn biết khi nào con muốn đi vệ sinh. Bạn nên tạo thói quen ngồi bô cho con hoặc dùng miếng lót trên bồn cầu để con có thể ngồi thoải mái. Thỉnh thoảng trẻ có thể gặp một số sự cố khi ngồi bô nhưng nếu trẻ thường xuyên gặp sự cố có thể là do trẻ không thích điều này. Từ đó có thể tập cho con ngồi bô một lần nữa trong vòng 1 hoặc 2 tháng khi con quan tâm nhiều hơn hay sẵn sàng cho việc này.

Khi con sẵn sàng học, bạn hãy khuyến khích, khen ngợi việc con tự ngồi bô một mình. Bạn nhớ rằng, dù con có thể tự đi bô vào ban ngày, nhưng ban đêm con vẫn có thể đi tiêu. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn cho con dùng tã vào ban đêm.

Để con tập kết bạn cũng là một cách dạy con tự lập

Trẻ nhỏ có thể sẵn sàng kết bạn với mọi người xung quanh và không cần sự giúp đỡ từ bạn. Hãy sắp xếp những buổi đi chơi ngoài trời và tạo điều kiện để con có những nhóm bạn nhỏ. Bằng việc vui chơi với bạn bè, con sẽ có cơ hội tạo ra những mối quan hệ khác. Những ngày nghỉ là thời gian tuyệt vời để con học về sự thông cảm và chia sẻ. Tiến sĩ tâm lý học Susan Bartell nói rằng, trẻ 3 tuổi chưa biết cách chia sẻ cảm xúc của mình nhưng sự nhận thức về cảm xúc của người khác bắt đầu phát triển. Để dạy trẻ nhận thức, bạn có thể nói cho trẻ biết rằng: “Nếu con lấy đồ chơi của bạn, bạn sẽ buồn lắm đấy”. Quan sát con từng chút và khuyến khích con chia sẻ. Cho trẻ giữa hai món đồ chơi ở hai tay có thể giúp buổi đi chơi ngoài trời trở nên suôn sẻ.

Cho trẻ tham gia các hoạt động

Các lớp học dành cho trẻ sẽ giúp con học và phát triển nhiều kỹ năng. 3 tuổi là thời gian hoàn hảo để con hòa nhập với một nhóm bạn. Tham gia các lớp thể thao, con sẽ được học những khái niệm cơ bản như bóng rổ, bóng đá... đồng thời con cũng biết cách làm việc theo nhóm. Ngoài ra, việc tham gia các lớp học bơi lội để phát triển sự linh hoạt, cân bằng thậm chí là vượt qua nỗi sợ hãi. Đối với những trẻ thể hiện sự sáng tạo, các lớp nghệ thuật và âm nhạc là những cách tuyệt vời để thực hành những kỹ năng mới. Dù con yêu thích hoạt động nào, con cũng phát triển được những kỹ năng quan trọng khi vui chơi cùng bạn bè.

Làm việc nhà cũng là một cách dạy trẻ tự lập

Những đứa trẻ thường thích làm việc nhà và có thể bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi con yêu làm điều này. Con có thể hiểu và làm theo những yêu cầu đơn giản của bạn như: “Chơi xong, con nhớ dẹp đồ chơi vào giỏ nhé” hay “Để chén vào bồn rửa đi con”. Điều này khiến con cảm thấy mình là một phần quan trọng trong gia đình. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý đến khả năng của con. Nếu công việc quá phức tạp, con sẽ cảm thấy thất vọng. Làm việc nhà là một cách tốt thúc đẩy các thói quen lành mạnh ở con. Bạn có thể khuyến khích con đặt quần áo vào ngăn kéo mỗi ngày và để đồ chơi vào thùng cho gọn gàng.

Phát triển ngôn ngữ

Trẻ cũng có xu hướng hay hỏi hoặc nói chuyện nhiều, lúc này vốn từ vựng của con khoảng 300 chữ và con có thể dùng những từ đơn giản hay đặt câu với 3 – 4 từ. Thậm chí khi bạn thấy con đang ngồi im lặng nhưng con vẫn đang suy nghĩ và hiểu nhiều hơn bạn tưởng
tượng đấy. Cách tốt nhất để giúp con phát triển ngôn ngữ là nói chuyện với con. Ví dụ: “Con đang cảm thấy như thế nào?”, “Thời tiết hôm nay ra sao?”... Bằng cách này, con có thể học được nhiều từ vựng và ngữ pháp mới.

Dạy con tự lập là biết cách kiềm chế cơn giận

Ở trẻ nhỏ cũng bắt đầu biết bùng phát cơn giận. Lúc này, bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh và đừng la hét vào mặt con. Bạn có thể bỏ qua cơn giận dữ, tiếp tục với công việc của bạn. Ngoài ra, bạn có thể làm cho con cười bằng cách kể một câu chuyện vui hay ôm con vào lòng và nói là “Mẹ yêu con”.

Làm theo hướng dẫn đơn giản hay đưa ra sự lựa chọn

Bạn muốn con là một người biết lắng nghe và học cách đáp lại những hướng dẫn của mình? May mắn thay, việc hợp tác đơn giản như diễn tả lại những gì bạn muốn. Khi yêu cầu con làm một việc gì đó, hãy nói với con một cách thẳng thắn và chắc chắn. Khi bạn nhờ, con có thể từ chối. Thay vì nói với con: “Nhặt cho mẹ miếng gỗ đó”, bạn nên nói: “Con có thể giúp mẹ lấy miếng gỗ đó không?”. Sau khi con giúp bạn, đừng quên dành một lời khen ngợi cho con nhé. Đôi khi trẻ cũng tự làm theo ý mình. Khi con mặc quần áo, bạn có thể yêu cầu con mặc áo khoác hồng hay áo sơ mi màu trắng có tay dài. Việc đưa ra 2 sự lựa chọn có thể giúp bạn và con đều vui vẻ.

Trên đây là những chia sẻ Pantado về top 9 cách dạy con tự lập, ba mẹ có thể áp dụng những điều trên, trẻ học được tính tự lập sẽ sống có trách nhiệm hơn ba mẹ nhé!
 

CÁC PHƯƠNG PHÁP NUÔI DẠY CON THÔNG MINH CỦA NGƯỜI NHẬT

Có bao giờ các bạn rằng tại sao những đứa trẻ ở Nhật Bản thường lễ phép, thông minh và biết nghe lời người lớn không nhỉ? Người Nhật Bản được nổi tiếng với nhiều phương pháp nuôi dạy con thông minh. Hãy cùng Pantado đi khám phá những điều đặc biệt từ những phương pháp nuôi dạy con, và biết đâu thông qua bài viết này ba mẹ lại có thêm kinh nghiệm, phương pháp nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc ba mẹ nhé!

 

Không quy chụp, áp đặt con

Nuôi dạy một đứa trẻ thông minh, hạnh phúc là cả một chặng hành trình đầy gian nan, đòi hỏi sự kiên nhẫn của ba mẹ. Việc quy chụp và áp đặt không khiến con thông minh, tự tin mà ngược lại chỉ khiến con rụt rè và bị giáo dục theo đúng lỗi phủ nhận đó. Đâu đó, trong hành trình nuôi dạy con có bao giờ ba mẹ đã từng có những câu như thế này. Ví dụ như khi ba mẹ quy chụp “con là người lười biếng”, “con không biết thương ba mẹ”, con lì lợm quá”… và nhắc đi nhắc lại nhiều lần, con sẽ mặc định bản thân mình trong mắt những người khác như vậy, từ đó mất dần sự tự tin và cố gắng.

Ba mẹ Nhật dạy con học chữ từ sớm

Trên thực tế, các nhà giáo dục nổi tiếng trên thế giới đã chứng minh rằng, trẻ học càng gần với thời điểm sinh ra thì tín hiệu ngôn ngữ của con càng tốt. Bởi vậy nên, dạy chữ từ sớm là một trong 9 cách dạy con thông minh của người Nhật luôn được chú trọng. Dạy chữ từ sớm cho con không đồng nghĩa là áp đặt, bắt con phải ngồi vào bàn học, tập viết… mà đơn giản chỉ là ba mẹ hãy cho con tiếp xúc với mặt chữ từ sớm để con làm quen. Bắt đầu từ việc học vần và phát âm tròn trịa toàn bộ bảng chữ cái.

Ba mẹ Nhật chú trọng truyện cổ tích cho con

Hầu hết ở trẻ nhỏ, truyện cổ tích giống như những người bạn cùng con lớn khôn mỗi ngày. Không chỉ là những câu chuyện “nghe cho vui”, truyện cổ tích chứa đựng rất nhiều những bài học mà ba mẹ có thể lồng ghép để dạy con phù hợp với thực tế. Thế giới trong cổ tích cũng là nguồn nguyên liệu tuyệt vời để ba mẹ kích thích sự sáng tạo và trí tưởng tượng, giúp con thông minh hơn.

Hạn chế cho con xem tivi

Một trong những cách dạy con thông minh của người Nhật đó là họ hạn chế việc cho con xem tivi. Việc xem tivi quá nhiều không chỉ ảnh hưởng đến mắt mà còn tác động không tốt đến não bộ của trẻ. Nghiện xem tivi cũng khiến con ít quan tâm hơn đến sách vở và những hoạt động vui chơi ngoài trời, những yếu tố có thể làm hạn chế khả năng sáng tạo của con. Sử dụng thiết bị điện tử như tivi, máy tính bảng, điện thoại thông minh không xấu nếu ba mẹ biết cách cho con khai thác chúng.

Tích cực cho con vui chơi hoạt động ngoài trời

Cho con tham gia các hoạt động ngoài trời cũng là một trong những cách giúp con phát triển các kỹ năng khác nữa. Nếu sợ con lấm bẩn, sợ con bị nắng, sợ con bị côn trùng đốt… mà ngại cho con vui chơi ngoài trời thì chắc hẳn ba mẹ sẽ bỏ lỡ một cơ hội tốt để con học hỏi về mọi thứ xung quanh. Quá trình vui chơi với bạn bè là điều kiện lý tưởng để con học về cách ứng xử thông minh, cách giao tiếp và hợp tác tốt với mọi người, không bị rụt rè khi gặp người lạ.

Ba mẹ Nhật ngay từ khi con chào đời đã quan tâm đến việc rèn luyện thể chất cho con. Từ khi con bắt đầu tập đi, ba mẹ Nhật đã để con luyện tập với những quãng đi ngắn chừng 10m, chia nhỏ thành nhiều lần tập trong ngày. Ba mẹ Nhật cũng tích cực đưa con đến công viên để con vui chơi với bạn bè. Những hoạt động thể chất sẽ giúp con có tinh thần tốt và phát triển thể chất toàn diện, tạo điều kiện để não bộ phát triển tối ưu trong giai đoạn vàng.

Không chỉ trích lỗi lầm của con

Ba mẹ luôn có những kỳ vọng nhất định vào con cái của mình và đôi khi kỳ vọng quá lớn đó khiến chính họ phải áp lực. Nếu không tìm cách tiết chế thì khi kỳ vọng không được như ý, bạn sẽ dễ chút giận lên chính những đứa con của mình. Nhưng ba mẹ đừng quên, ai cũng có những sai lầm và trẻ nhỏ cũng vậy. Việc chỉ trích không làm con tốt hơn mà ngược lại càng khiến trẻ cảm thấy khó chịu, giận dỗi và xa lánh ba mẹ. Thay vì nặng lời, ba mẹ hãy góp ý nhẹ nhàng để con chỉnh sửa.

Khen hành vi cụ thể của con

Khen hành vi cũng là một trong những cách dạy con thông minh được người Nhật chú trọng. Ba mẹ hãy thử tưởng tượng, nếu tự nhiên con nhận được lời khen như “Con giỏi quá”, Con mẹ làm tốt quá”… thì trẻ có hiểu ba mẹ đang khen hành động, việc làm gì không. Hãy “cụ thể hóa” lời khen gắn liền với hành động như: “Con tự xếp đồ cá nhân giỏi quá”, “Con đã đạt điểm tốt ở lớp, con mẹ làm tốt lắm!”… Điều này sẽ giúp trẻ thấy việc làm tốt của mình được ba mẹ ghi nhận và cố gắng tiếp tục làm được nhiều hơn thế.

Kiên nhẫn và lặp đi lặp lại

Sự thành công hay thất bại khi áp dụng các cách dạy con của bố mẹ Nhật phụ thuộc rất nhiều vào sự kiên nhẫn. Nuôi dạy con thông minh, tự lập không phải là chuyện ngày một ngày hai. Nếu không có sự kiên nhẫn, dễ từ bỏ thì sẽ rất khó để ba mẹ đồng hành cùng con trên cả một chặng đường dài.

Những phương pháp nuôi dạy con của ba mẹ Nhật trên đây Pantado đã chia sẻ cho các bạn, điều đó sẽ giúp cho ba mẹ có thêm những kiến thức bổ ích trong quá trình nuôi dạy con, nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc pháp triển và hạnh phúc.

 

SAI LẦM BA MẸ DỄ MẮC PHẢI KHI GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO CON

Có khi nào ba mẹ đã từng trăn trở, mong muốn rằng con được lớn lên khỏe mạnh, phát triển và có một cuộc sống trọn vẹn. Phương pháp giáo dục, nuôi dạy của ba mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ở trẻ nhỏ. Và giáo dục giới tính vẫn luôn là vấn đề ba mẹ quan tâm hàng đầu. Một số quan điểm sai lầm mà ba mẹ dễ mắc phải khi đề cập đến vấn đề giáo dục giới tính cho con

 

1. Giáo dục giới tính cho trẻ là không cần thiết

UNESCO đã khẳng định được vai trò của giáo dục giới tính và tình dục tác động vô cùng tích cực tới hành vi và suy nghĩ của trẻ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh mẹ quan niệm đây là chuyện của người lớn, trẻ không nhất thiết phải biết sớm. Vả lại cũng có không ít phụ huynh cũng đã trải qua những giai đoạn lớn lên để trưởng thành nhưng không hề trải qua một buổi học giáo dục giới tính nào.

2. Giáo dục giới tính chỉ dạy điều cơ bản

Khi nói tới giáo dục giới tính cho trẻ, nhiều bậc phụ huynh thường nghĩ tới cách hướng dẫn con phòng tránh thai và tình dục an toàn. Điều này đúng nhưng chưa thực sự đầy đủ. Giáo dục giới tính và tình dục toàn diện là một quá trình dạy và học tích hợp trong chương trình giáo dục về các khía cạnh nhận thức, tâm lý, thể chất và xã hội của giới tính và tình dục.

3. Giáo dục giới tính - “Vẽ đường cho hươu chạy”

Nhiều ba mẹ cho rằng dạy giáo dục giới tính cho trẻ từ sớm khiến trẻ coi tình dục là dễ sa vào các mối quan hệ yêu đương từ sớm. Tuy nhiên, đây là một sai lầm. Mọi thứ đều có thể tìm kiếm trên internet, vẫn có những tài liệu hoặc những thông tin không chính thống đem tới trẻ những cái nhìn hoàn toàn sai lệch về tình dục. Bởi vậy, để hạn chế những thông tin này, ba mẹ cần để trẻ được giáo dục toàn diện thay vì kiểu giáo dục kiêng khem.

4. Giáo dục giới tính là nhiệm vụ của trường

Nhiều ba mẹ lầm tưởng rằng đối với con như vậy là đủ. Nhà trường sẽ dạy tất cả mọi thứ cho con. Nhưng chính ba mẹ mới là những người gần gũi với con nhất. Con sẽ có được sự thông cảm, không e ngại việc chia sẻ. Trong trường hợp con đang có những khủng hoảng hoặc lỡ mắc phải những sai lầm, ba mẹ sẽ là người đủ tin cậy để trẻ chia sẻ.

Vậy làm thế nào để ba mẹ trang bị cho con về những kiến thức giáo dục giới tính cho trẻ một cách khoa học nhất? Trong buổi học tiếp theo của khóa học “Ép con khôn sớm” cùng chuyên gia Phan Hồ Điệp sẽ cung cấp cho ba mẹ những kiến thức giáo dục giới tính dành cho con.

Xem thêm: Tiếng Anh trực tuyến lớp 3

 

Kỳ vọng của bạn khi học ngoại ngữ là gì?

Một ngày vui vẻ từ Pantado! Hôm nay chúng tôi muốn nói về những kỳ vọng phổ biến mà mọi người thường có khi học ngoại ngữ.

Bạn đã bao giờ rời rạp chiếu phim với cảm giác thất vọng và tự hỏi tất cả những điều quảng cáo thổi phồng đó là gì chưa? Nếu vậy, bạn đã gia nhập hàng ngũ của tất cả những người đi xem phim với những kỳ vọng nhất định. Đó là điều hoàn toàn bình thường và tất cả chúng ta đều làm như vậy.

Xem thêm:

              >> Cách học tiếng Anh online hiệu quả

             >>  Học tiếng Anh trực tuyến cho con lớp 3

Chúng ta mong đợi và được kỳ vọng sẽ làm những điều nhất định trong cuộc sống, cho dù đó là kết hôn, tìm một công việc thỏa mãn và được trả lương cao, mua chỗ ở riêng hay học ngoại ngữ. Rắc rối bắt đầu khi chúng ta không đạt được hoặc làm những gì chúng ta mong đợi hoặc những gì được mong đợi từ chúng ta bởi vì sau đó chúng ta bắt đầu cảm thấy áp lực và cuối cùng là cảm thấy thất vọng và căng thẳng.

 

Mọi người học tiếng Anh vì nhiều lý do khác nhau

Một công việc tốt hơn, một tấm bằng đại học, hoặc một chương mới trong cuộc đời. Tuy nhiên, có một điểm chung mà tất cả họ đều có - kỳ vọng. 

Họ mong đợi sẽ học nhanh và có kiến ​​thức tiếng Anh gần như bản ngữ sau một thời gian rất ngắn. Không thể tránh khỏi, họ đang hướng tới sự thất vọng. Mặc dù việc đặt ra cho mình những mục tiêu là cần thiết, nhưng điều quan trọng không kém là bạn phải đánh giá được mức độ thực tế của chúng. 

Bạn có thực sự nghĩ rằng có thể thành thạo một ngôn ngữ khác trong vòng 6 tháng khi bạn đã mất nhiều năm để tự học không? Nếu bạn làm vậy, bạn đang tạo áp lực quá lớn cho bản thân và những kỳ vọng không thực tế của bạn sẽ khiến bạn cảm thấy không đủ hoặc khiến bạn đổ lỗi cho mọi người về sự thiếu tiến bộ của bạn.

Các bạn không nên quá áp lực hoặc kỳ vọng không thực tế vào bản thân

Các bạn không nên quá áp lực hoặc kỳ vọng không thực tế vào bản thân

Học ngoại ngữ là một quá trình đòi hỏi rất nhiều tâm huyết, công việc và thời gian

 

Nó không dễ dàng và mất bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố - điều kiện sống, khả năng, nỗ lực và cả thái độ của chúng ta. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là nó không thể thú vị và thỏa mãn! Vì vậy, đây là một số mẹo về cách tiếp cận việc học ngôn ngữ:

 

  1. Bắt đầu với một tâm hồn cởi mở - đừng mong đợi bất cứ điều gì và bạn sẽ không thất vọng.
  2. Đừng so sánh bản thân với người khác - sẽ luôn có người tốt hơn bạn. Mọi người có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau và học theo tốc độ của riêng họ.
  3. Thực hiện một số bài tập mỗi ngày - không làm bất cứ điều gì trong một tuần và sau đó học hàng giờ liền chỉ đơn giản là không hiệu quả.
  4. Thay đổi các hoạt động của bạn để tránh nhàm chán - tập trung vào điểm yếu của bạn, nhưng cũng làm những gì bạn thấy dễ dàng và thú vị hơn để giữ cân bằng phù hợp.
  5. Đừng học chỉ vì cha mẹ muốn bạn hay vì điều đó tốt cho tương lai của bạn. Thật khó để duy trì động lực khi bạn đang làm điều gì đó chỉ vì bạn nên làm. Cố gắng tìm điều gì đó có ý nghĩa đối với bạn, chẳng hạn như xem những bộ phim yêu thích của bạn hoặc nghe những bài hát yêu thích bằng tiếng Anh.
  6. Thay đổi thái độ của bạn và ngừng phàn nàn - vâng, chính tả tiếng Anh không có nghĩa gì cả và vâng, có nhiều trọng âm khác nhau, nhưng nó là như thế nào. Nếu bạn không thể thay đổi nó, hãy chấp nhận nó.
  7. Giữ tinh thần cởi mở - tiếp cận ngôn ngữ với sự tò mò thay vì ngờ vực và để bản thân ngạc nhiên lặp đi lặp lại cách mọi người ở hai quốc gia diễn đạt giống nhau theo một cách hoàn toàn khác nhau. Không phải đa dạng là một gia vị của cuộc sống?
  8. Đặt cho mình những mục tiêu có thể đạt được - cố gắng học 5 từ mới mỗi ngày, không phải 20!
  9. Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi vì công việc và cảm thấy không còn thời gian cho việc học, hãy đánh giá lại các ưu tiên của mình.
  10. Đừng đánh bại bản thân khi mắc sai lầm hoặc tiến bộ chậm hơn bạn mong đợi nếu bạn đã và đang làm tất cả những điều đúng đắn. Bạn chỉ cần thêm thời gian.

Vậy bạn đã và đang làm những điều trên chưa hay bạn có nhận ra những thói quen xấu của mình? Nếu bạn đã làm tốt, bạn đang đi đúng hướng. Nếu bạn vừa nhận ra điều bạn đang làm là sai, đừng tuyệt vọng; không bao giờ là quá muộn cho một sự thay đổi. Đừng lo lắng quá nhiều về kết quả, chỉ cần cố gắng hết sức và tận hưởng quá trình này!

Cảm ơn bạn!

>> Có thể bạn quan tâm: Học Tiếng Anh online 1 kèm 1 với người nước ngoài

10 cách để dạy con bạn từ lập từ khi con nhỏ

Mỗi một đứa trẻ đều sẽ có tính cách khác nhau, và bạn phải dạy bảo chúng từng thứ một về cuộc sống, để con bạn có thể tự tin và hiểu chuyện, cũng như sự tự lập trong chính bản thân chúng. Vậy bạn muốn con của bạn có được lòng nhiệt thành đối với sự độc lập đó? Đây là cách tận dụng tối đa nó.

Xem thêm

Các cách dễ dàng để phát triển kỹ năng lãnh đạo ở con bạn

Tiếng anh trực tuyến lớp 1

 

Cách dạy con bạn tự lập khi còn nhỏ

 

1) Để con bạn tự quyết định


Nó có thể bắt đầu bằng việc chọn màu áo mà con bạn muốn mặc hoặc loại bánh mỳ kẹp con bạn muốn ăn. Khi trẻ lớn hơn, hãy để trẻ xác định những việc cần làm cho một nhiệm vụ hoặc tình huống nào đó. Con bạn phải học bao nhiêu giờ cho môn địa lý? Con bạn cần gì nhất trong lúc này - một giáo viên dạy violin hay một gia sư toán? Có ổn không khi tiêu hết số tiền tiêu vặt của con bạn cho một chiếc điện thoại di động hay một thiết bị sang trọng?

2) Tin tưởng con bạn


Hãy để con bạn phụ trách một tình huống cụ thể, nơi con bạn có thể học cách dựa vào bản năng hoặc kỹ năng của chính mình để hoàn thành công việc.

 

Cách dạy con bạn tự lập khi còn nhỏ

 

3) Đưa ra các quy tắc và tuân thủ nó


Nếu muốn nhận nuôi một chú chó con, con bạn  phải chứng tỏ rằng mình có khả năng dọn dẹp sau khi đi ị và những thứ như vậy trong việc nuôi con chó con đó.

4) Làm mọi việc cùng nhau


Nó sẽ giúp họ hiểu cần phải có trách nhiệm, hợp tác và tự chủ. Ví dụ trong việc dọn dẹp nhà cửa bạn có thể cùng con bạn dọn dẹp, hãy cho con bạn xem cách mà bạn đang làm như một tấm gương.

5) Cho phép con bạn thất bại


Sẽ rất hấp dẫn nếu con bạn  đưa ra quyết định sai lầm. Nhưng nó thực sự sẽ giúp con bạn  học được nhiều thứ, ngay cả khi nó có nghĩa là một con đường khó khăn. Những thất bại giúp hình thành sự trưởng thành và độc lập của con bạn. Điều tốt nhất bạn có thể làm là cung cấp thông tin về sự lựa chọn tốt hơn vào lần sau.

6) Cung cấp cho con bạn các trách nhiệm


Làm việc trên một danh sách kiểm tra có thể được chia thành các nhiệm vụ dễ dàng, phù hợp với lứa tuổi. 
Ví dụ: 

  • Mang cái đĩa vào chậu rửa, 
  • Quay lại lấy tất cả các cốc; 
  • hoặc 
  • Lấy quần áo ra khỏi máy sấy, 
  • Khớp tất cả tất lại.

7) Đặt con bạn vào một tình huống thực tế


Nếu con bạn  thực sự muốn mua thứ gì đó, hãy đề nghị trả một nửa giá trong khi con bạn  gánh nửa còn lại. Điều này sẽ khiến con bạn  làm việc chăm chỉ để đạt được những gì con bạn  muốn và cuối cùng học được giá trị của đồng tiền.

8) Giúp con bạn xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của riêng mình


Hỏi con bạn về kế hoạch cho tương lai hoặc ít nhất là cho cuối tuần này. Loại hình giáo dục đại học mà con bạn  muốn có sau khi trung học? Cô ấy có thể hoàn thành bài viết của mình vào tối Chủ nhật nếu con bạn  đi xem phim trước không?

9) Hãy là một hình mẫu


Hãy để con bạn thấy bạn đang hành động để trẻ có thể học cách làm đúng. Ví dụ: nói to "Tôi phải lên kế hoạch cho thực đơn bữa tối hàng tuần của chúng ta" hoặc "Tôi sẽ đi lấy tuốc nơ vít để siết chặt cái vít lỏng lẻo này" hoặc "Tôi phải từ bỏ cốc cà phê buổi sáng trước khi làm việc để tôi có thể tiết kiệm cho một… mới ”

10) Thừa nhận những thành tựu của con bạn


Mỗi khi con bạn  lựa chọn đúng, hãy cho con bạn  biết sự chấp thuận của bạn. Nó làm cho con bạn tự tin hơn để làm điều đúng hơn nhiều lần.
Đừng quá gò bó, khó khăn với trẻ nhỏ, vì như vậy sẽ khiến chúng cảm thấy áp lực hơn. Cảm thông và chia sẻ cùng con để bé có thể nói ra những điều đang nghĩ.

 

7 cách để thúc đẩy sự sáng tạo ở trẻ mẫu giáo

Trẻ nhỏ hầu như luôn tràn đầy năng lượng và điều tốt nhất mà bạn, với tư cách là cha mẹ có thể làm cho chúng là truyền nguồn năng lượng vô tận này đến đúng nơi và bạn sẽ nhận thấy sự phát triển của con mình. 
Khi con bạn được 3 đến 4 tuổi, bạn sẽ nhận thấy rằng chúng tham gia rất nhiều trò chơi giả vờ, giả làm mẹ nghe điện thoại, hoặc giả làm bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân. Các em sẽ sử dụng óc sáng tạo và trí tưởng tượng của mình để chơi, tương tác, đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề. 

Xem thêm: 

6 cách công nghệ mang lại lợi ích cho trẻ em ngày nay

Tiếng anh trực tuyến lớp 1

 

Thuc đẩy sự sáng tạo của trẻ mẫu giáo


Đi bộ dọc theo con đường ký ức, bạn sẽ nhớ lại những ngày bạn giả làm người khác khi bạn còn nhỏ. Chơi với trí tưởng tượng và sáng tạo là rất quan trọng đối với trẻ mẫu giáo.
Dưới đây là một số cách hàng đầu để thúc đẩy sự sáng tạo và trí tưởng tượng ở con bạn.

 

Ý tưởng


Đừng bao giờ chỉ trích những ý tưởng của con bạn. Họ sẽ cảm thấy chán nản như bạn nếu ý tưởng của bạn bị chỉ trích. 
Một đứa trẻ từng muốn con chó của mình cắt cỏ trong khi chơi giả vờ. Thay vì nói với con bạn rằng con bạn đã sai khi có ý tưởng như vậy, mẹ có thể yêu cầu con chó làm điều đó và khi con chó không làm điều đó, người mẹ chỉ nói với con bạn rằng con chó có thể không cảm thấy muốn làm điều đó. Đứa trẻ tự mình thấy rằng điều đó sẽ không xảy ra, mà không được cho biết rằng ý tưởng của nó không thực tế cho lắm. 
Con của bạn, không bị cấm đoán, sẽ tiếp tục suy nghĩ sáng tạo và sẽ không kìm hãm việc chia sẻ ý tưởng của chúng với bạn!

 

Thuc đẩy sự sáng tạo của trẻ mẫu giáo

 

Giải quyết vấn đề


Bạn có thể muốn giúp trẻ thoát khỏi tình huống khó khăn khi đồ chơi của trẻ bị mắc kẹt trong ghế sofa hoặc trẻ không thể tìm thấy vị trí cho một mảnh ghép, đừng quá nhanh chóng đến cứu chúng. Mặc dù bạn không nên để chúng hoàn toàn vào thiết bị của riêng chúng, nhưng hãy khuyến khích chúng tự giải quyết vấn đề. 
Nếu con bạn đang cố lấy một món đồ chơi từ một nơi sâu trong ghế sofa, hãy giúp bằng cách gợi ý 'Tôi tự hỏi liệu con có thể lấy nó ra từ đây không?' thay vì làm điều đó cho họ. Luôn cho phép con bạn tìm ra những cách tiếp cận khác nhau để giải quyết vấn đề, chúng có thể khiến bạn ngạc nhiên với những gì chúng làm được. 
Ngoài ra, bạn nên để họ có một vài lần giải quyết vấn đề của mình trước khi bạn can thiệp. Bằng cách này, con bạn có thể phát triển tư duy phản biện và sáng tạo trong một môi trường khuyến khích.

 

Thuc đẩy sự sáng tạo của trẻ mẫu giáo

 

Lựa chọn


Cho phép con bạn đưa ra lựa chọn của riêng chúng, nhưng chỉ đưa ra những lựa chọn mà bạn có thể đồng ý, như vậy đôi bên cùng có lợi, bạn hài lòng và con bạn hạnh phúc. Chỉ cho họ sự lựa chọn giữa hai thứ, vì quá nhiều sự lựa chọn có thể khiến họ choáng ngợp. 
Ví dụ, lấy hai chiếc áo sơ mi khác nhau và để anh ta quyết định xem con bạn muốn mặc gì vào ngày hôm đó và để con bạn chọn quần đi cùng với áo sơ mi. Điều này cho phép con bạn sáng tạo và độc lập. 

 

Đọc


Việc này sẽ chiếm một chút thời gian của bạn nhưng nó hoàn toàn xứng đáng. Đọc cho con bạn nghe, đọc cùng con bạn hoặc nghe con bạn đọc và quan sát con bạn diễn tả từng phần của cuốn sách cho bạn nghe. 
Không gì có thể làm cho trí tưởng tượng và óc sáng tạo của một đứa trẻ nở rộ như những cuốn sách có thể. Sách có hình ảnh minh họa rất phù hợp cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo vì điều này đưa trí tưởng tượng của chúng lên một tầm cao mới. Kết hợp các giọng nói và trọng âm khác nhau cùng với nét mặt. Khi con bạn có thể cảm xúc những gì chúng đọc, điều đó sẽ giúp chúng sáng tạo và giàu trí tưởng tượng.

Xem TV


Mặc dù con bạn không nên xem quá nhiều TV, nhưng nếu bạn chọn đúng chương trình, chúng cũng có thể dạy trẻ rất nhiều điều về thế giới. Hoặc ít nhất là khơi gợi sự quan tâm của họ và khơi dậy sự sáng tạo ở trẻ em. 
Các chương trình được thiết kế tốt và xem xét các giai đoạn phát triển của trẻ em sẽ có nhiều khả năng mang lại hiệu quả giáo dục. Điều quan trọng là giới hạn thời gian xem TV Giới hạn thời gian xem TV trong một giờ hoặc lâu hơn mỗi ngày.  

 

Sở thích


Bạn sẽ nhận thấy rằng con bạn có một mối quan tâm đặc biệt. Một số trẻ em thích ô tô và xe tải, một số thích búp bê, một số thích sách và một số khác thích hội họa và nghệ thuật. Bất cứ điều gì con bạn thích, hãy nuôi dưỡng niềm đam mê của chúng. Họ sẽ kết hợp sự sáng tạo với niềm đam mê này và sẽ luôn có một cái gì đó mới để làm hoặc cho bạn thấy. Đây sẽ là đứa trẻ không bao giờ biết chán.

Trên tất cả, hãy nhớ làm sao để vui vẻ, thoải mái nhất. Bạn không thể ép buộc sự sáng tạo, nhưng bạn có thể nuôi dưỡng nó. Những đứa trẻ cảm thấy thoải mái khi mắc lỗi và thích khám phá, thử nghiệm cũng sẽ cảm thấy thoải mái khi phát minh, sáng tạo và tìm ra những cách thức mới để thực hiện công việc.