Ba Mẹ Có Cảm Thấy Bối Rối Khi Trẻ Thay Đổi Tâm Lý Ở Tuổi Lên 6?

Ba Mẹ Có Cảm Thấy Bối Rối Khi Trẻ Thay Đổi Tâm Lý Ở Tuổi Lên 6?

Ở trẻ nhỏ, cá tính của chúng rất mạnh, càng lớn chúng lại càng có những biểu hiện rõ rệt điều đó cũng kéo theo tâm lý của chúng cũng thay đổi theo từng giai đoạn. Đồng thời đây cũng là thời điểm đặc biệt để trẻ định hình được tính cách của mình. Và ba mẹ có cảm thấy lo lắng hay bối rối trước đôi lần trẻ có biểu hiện kỳ quặc hay nhận thấy những thay đổi tâm lý ở trẻ, đặc biệt là lứa tuổi lên 6. Trong bài viết dưới đây, ba mẹ hãy cùng Pantado đi theo dõi và bàn luận về vấn đề này ba mẹ nhé!

 Xem thêmHọc tiếng Anh online cho bé

 

1. Những điều thường thấy khi tâm lý của trẻ lên 6 tuổi

Khi trẻ lên 6 tuổi, cũng là lúc chúng được tiếp xúc với tất cả mọi thứ, từ thầy cô bạn bè, hay tất cả những điều thường diễn ra trong cuộc sống. Điều này phản chiếu trực tiếp đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Đó là khi ba mẹ có thể dễ dàng nhận thấy tâm lý của chúng, ví dụ như: vui sướng, buồn, bực bội, hào hứng, sợ hãi và thậm chí là cả cáu gắt với những người xung quanh nữa.

Ở độ tuổi này, ba mẹ cũng có thể dễ dàng nhận thấy trẻ có tính hiếu thắng rất cao, mong muốn ganh đua được mất với bạn bè trong các cuộc chơi hay học tập mà tiêu biểu là ganh đua về kết quả học tập. Bên cạnh đó ba mẹ cũng nên lưu ý rằng không nên so sánh con với bạn bè và ngược lại. Bởi việc so sánh các đứa trẻ khác nhau sẽ khiến con bạn có cảm giác tự ti, thua kém bạn bè, điều đó làm cho con mất đi sự tin tin vào chính bản thân mình.

2. Tuổi lên 6, tính hiếu kỳ phát triển mạnh trong tâm lý

Ba mẹ có thể dễ dàng bắt gặp tính hiếu kỳ khi trẻ trong độ tuổi này. Chính vì thế mà chúng có tính tò mò, thích khám phá tất cả những gì khi chúng được tiếp xúc. Ba mẹ không khó để bắt gặp 1001 câu hỏi vì sao của trẻ. Hơn nữa, chúng trí tưởng tượng phong phú, luôn tin vào phép màu cổ tích bằng việc được tiếp xúc với những nhân vật trong các bộ phim hay câu chuyện để hình thành ước mơ của bản thân. 
Đối với quá trình phát triển tâm lý trẻ 6 tuổi, các bậc phụ huynh hãy kiên trì với trẻ nhỏ. Thường xuyên theo dõi trẻ, giúp trẻ thỏa mãn tính khám phá điều mới lạ của mình. Hãy vui vẻ trả lời những câu hỏi của trẻ theo mức hiểu biết của mình. Đừng cáu gắt hay bực bội vì những câu hỏi tìm hiểu của con mình sẽ khiến trẻ dần dần xa cách ba mẹ.

3. Biểu hiện rõ nét về tính cách khi trẻ lên 6 tuổi

Ở tuổi lên 6, tâm lý của trẻ thường có sự thay đổi thất thường bởi phải tiếp xúc nhiều vấn đề trong cuộc sống diễn ra thường xuyên. Điều này làm cho cảm xúc không ổn định đôi lúc đáng yêu, nghe lời và đôi lúc rất bướng bỉnh, khó bảo. Chính vì vậy mà các bậc phụ huynh cần nhẫn nại để phân tích đúng sai giúp trẻ hiểu rõ vấn đề.

 4. Ba mẹ nên làm gì khi có con trong độ tuổi này

 Đứng trước những tình huống,  khi tâm lý lúc này của trẻ thay đổi như vậy, ba mẹ nên làm gì để hỗ trợ và giúp đỡ con trong độ tuổi này. Ba mẹ hãy cùng theo dõi những biện pháp bên dưới đây nhé!

4.1. Trở thành người bạn đồng hành, tâm sự với con

Khi độ tuổi mà trẻ nhỏ mới tham gia vào môi trường học tập mới sẽ không tránh khỏi những áp lực, căng thẳng. Vì vậy, quan trọng hơn cả trong độ tuổi này đó là ba mẹ cần dành nhiều thời gian để tâm sự với trẻ giúp trẻ xua tan bớt lo lắng. Hãy trở thành người bạn để giãi bày tâm sự với con trẻ, gần gũi như một người bạn để có thể chia sẻ những cảm xúc và tâm tư của trẻ.

 4.2. Nên nghiêm khắc với trẻ nhỏ

Hầu hết các bạn nhỏ khi lên 5 tuổi sẽ cảm thấy khủng hoảng đối với các quy định, nội dung của nhà trường khi bước chân vào một môi trường mới, thậm chí có nhiều bé cảm thấy sợ và chán ghét việc đến trường nữa. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự chống đối, phản kháng đối với cha mẹ khi về nhà. 
Vậy ba mẹ cần phải làm gì khi gặp tính huống đó? Các bậc phụ huynh cần nghiêm khắc để giúp trẻ rèn luyện được đức tính kỷ luật. Bên cạnh đó phụ huynh cần có sự động viên mềm mỏng đan xen để tránh gây nên ức chế và áp lực cho trẻ.  

Khen thưởng và phê bình con trẻ đúng cách cũng là một phương pháp nuôi dạy trẻ trong độ tuổi này. Bằng cách nào đó, ba mẹ hãy động viên trẻ khi con hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó là những hình phạt phù hợp để răn dạy con khi phạm lỗi. Việc khen và phê bình đúng và hợp lý giúp trẻ nhỏ hình thành tính cách tốt, biết nhận biết đúng sai.

Trên đây là những điều mà Pantado muốn chia sẻ tới các bậc phụ huynh về chủ đề tâm lý của trẻ ở tuổi lên 6, hy vọng rằng ba mẹ có thể tham khảo và nhận biết để nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc và thông minh.