GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI TRẺ MẦM NON?
Ở trẻ mầm non, trẻ không chỉ được trang bị những kỹ năng sống, những kiến thức bổ ích, thú vị phù hợp với con mà ngoài ra giáo dục đạo đức cho trẻ trong giai đoạn này là điều vô cùng quan trọng, điều này các bậc ba mẹ nên dạy con ngay từ khi con ở độ tuổi mầm non. Vậy giáo dục đạo đức quan trọng như thế nào đối với trẻ mầm non? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi đó, ba mẹ cùng theo dõi nhé!
Tại sao cần giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non?
Nếu chỉ trang bị những những kiến thức kỹ năng của trẻ mầm non thôi thì chưa đủ, mà các bậc phụ huynh cần phải giáo dục cho con song song với những kỹ năng sống là rèn luyện đạo đức. Việc giáo dục đạo đức cho con mang lại một số những lợi ích như:
Hình thành nhân cách cho trẻ: Trong giai đoạn này, trẻ đang trong quá trình hoàn thiện bản thân, tính cách và việc giáo dục đạo đức sẽ giúp trẻ hình thành những tính cách tốt, hạn chế sự bướng bỉnh, cáu gắt, cứng đầu ở trẻ.
Nhận thức được điều đúng, sai trong cuộc sống: Trước mỗi sự việc trẻ sẽ biết được điều đó là đúng hay sai để có thể làm hoặc không làm. Trẻ biết được cái xấu để biết đường tránh và hạn chế những hậu quả không có lợi cho mình.
Bảo vệ cái đúng: Khi trẻ hình thành được nhận thức đúng về thế giới, trẻ sẽ có đủ tự tin, đủ mạnh mẽ để có thể đứng ra bảo vệ điều đúng, đấu tranh cho lẽ phải.
Ý thức bảo vệ bản thân: Giúp trẻ có ý thức về bảo vệ bản thân trước những cái xấu, trước những điều nguy hiểm trong cuộc sống. Khi đó trẻ sẽ có đủ những trang bị đều có thể xử lý, bảo vệ mình.
Trẻ tự lập hơn: Giáo dục đạo đức giúp trẻ biết tự lập, tự biết phương pháp học tập, biết thực hiện những công việc phục vụ bản thân.
Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non chú trọng những gì?
Không thể phủ nhận rằng giáo dục đạo đức cho trẻ trong giai đoạn này mang lại rất nhiều lợi ích cho con. Tuy nhiên, để giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non một cách khoa học và toàn diện nhất, ba mẹ cần chú trọng đến những nội dung sau:
Phát triển cảm xúc tích cực: Trẻ nhỏ sẽ nhận biết được người nào thương yêu mình và sẽ có xu hướng nghe lời, yêu thương người đó. Vì vậy nắm bắt tâm lý này, ba mẹ cần phải dạy trẻ thông qua những lời bảo ban nhẹ nhàng. Ba mẹ tuyệt đối không sử dụng đòn roi bởi sẽ làm trẻ sợ sệt và lâu dần hình thành tâm lý chống đối. Tình cảm của mọi người xung quanh đối với trẻ chính là chất xúc tác để trẻ hình thành được những cảm xúc tích cực nhất.
Biết yêu thương mọi người, biết vâng lời người lớn: Trẻ nhỏ thường có xu hướng bắt chước người lớn. Bởi vậy nếu ba mẹ là một tấm gương mẫu mực, chắc chắn trẻ sẽ trở thành một con người biết yêu thương, biểu nghe lời người lớn. Trẻ sẽ có những thái độ tích cực nhất trước những lời chỉ bảo, dạy dỗ của người lớn.
Rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự lập: Trẻ nhỏ cần được học cách tự lập. Việc tự lập giúp trẻ có sự chủ động trước mọi vấn đề trong cuộc sống. Ba mẹ cũng cần giáo dục kỹ năng sống để trẻ có đủ hành trang bước vào cuộc đời. Theo đó, trẻ mầm non cần phải biết tự phục vụ mình trong nhiều công việc như đánh răng, mặc quần áo, đi giày dép.
Hòa đồng với mọi người: Sự hòa đồng giúp trẻ có thêm tự tin hơn. Ba mẹ cần để trẻ tiếp xúc nhiều với cộng đồng để trẻ có được cái nhìn toàn diện nhất về cuộc sống. Trong quá trình khám phá trẻ cũng sẽ hình thành thái độ thân thiện, gần gũi và chan hòa với mọi người hơn.
Nhận biết được những điều phải, trái: Trong cuộc sống xung quanh chúng ta luôn tồn tại những điều đúng và không đúng. Ba mẹ cần dạy trẻ nhận thức được điều nào nên và không nên làm. Từ đó trẻ sẽ có ý thức về lẻ phải trong cuộc sống.
Ý thức được sự nguy hiểm và cách xử lý: Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non còn là việc Ba mẹ cần giúp trẻ nhận thức được những nguy hiểm có thể đến với chúng ra trong cuộc sống. Thông qua đó, Ba mẹ cần lồng ghép những cách xử lý để trẻ có thể tự tin và mạnh mẽ hơn.
>> Có thể bạn quan tâm: Học phí học tiếng Anh online là bao nhiêu?
Phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non
Để việc áp dụng phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non đạt hiệu quả cao nhất, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số những phương pháp như:
Thông qua các công việc hàng ngày: Trẻ ở nhà, ba mẹ hoàn toàn có thể giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các công việc. Việc cho trẻ thực hiện công việc nhà cũng giúp trẻ ý thức được trách nhiệm của mình với công việc chung.
Giáo dục đạo đức cho trẻ trên ghế nhà trường: Trẻ đi học sẽ được giáo viên giảng dạy những bài học đạo đức cũng như trẻ sẽ có môi trường để phát triển, hoàn thiện bản thân hơn.
Giáo dục đạo đức cho trẻ ở môi trường rộng lớn hơn: Thông qua các chuyến đi, những chuyến vui chơi, dã ngoại... là cơ hội giúp ba mẹ có thể lồng ghép nhiều bài học về đạo đức cho trẻ.
Những bài học về đạo đức cần nhẹ nhàng, gần gũi: Điều này giúp trẻ có thể thoải mái hơn trong việc tiếp thu. Ba mẹ không nên có thái độ tiêu cực trước mỗi vấn đề mà trẻ làm sai. Hãy nhẹ nhàng chỉ bảo để trẻ nhận thấy được điểm đúng và chưa đúng của vấn đề để có thể rút kinh nghiệm và sửa sai.
Trên đây, Pantado đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh về chủ đề giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non, thông qua bài viết sẽ mang lại những thông tin bổ ích và thú vị tới các ba mẹ, từ đó có thể áp dụng cho con.
>> Tham khảo: Lớp học tiếng Anh trải nghiệm
THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!