LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÁO DỤC CẢM XÚC CHO TRẺ MẦM NON?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÁO DỤC CẢM XÚC CHO TRẺ MẦM NON?

Việc chuẩn bị hành trang kiến thức của các bậc phụ huynh cho con ngay từ những năm đầu đời có ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển trí tuệ và cả về cảm xúc ở trẻ. Do vậy mà ngày giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non ngày càng được các bậc phụ huynh tìm hiểu và áp dụng cho con. Thế nhưng câu hỏi đặt ra rằng làm thế nào để giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non một cách hiệu quả nhất? Để giải đáp được câu hỏi đó, ba mẹ hãy cùng Pantado đi tìm hiểu chi tiết về chủ đề này ở ngay bài viết bên dưới đây ba mẹ nhé!

 

1. Những biểu hiện về sự phát triển tâm lý của trẻ mầm non

Khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn mầm non, trong khoảng thời gian này, ba mẹ có thể nhận thấy rõ những đặc điểm tâm lý của trẻ, và những điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con trong tương lai. Một số những biểu hiện tâm lý trẻ như: 

1.1. Trẻ thích tò mò, khám phá thế giới xung quanh

Chắc hẳn, các ba mẹ luôn cảm thấy đau đầu, bối rối khi một vạn những câu hỏi vì sao, tại sao mà trẻ đặt ra như là để mong muốn ba mẹ giải đáp cho sự tò mò ấy mặc cho bất kể đề tài, sự vật hay hiện tượng nào mà chúng bắt gặp đề kích thích sự hiếu kỳ. Đứng trước những tình huống tương tự như vậy, điều đầu tiên ba mẹ hãy kiên nhẫn và trả lời một cách khoa học, dễ hiểu để tạo nên nền tảng tư duy cho bé. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần lưu ý rằng không nên trả lời, giải đáp cho con về vấn đề nào đó một cách sai lệch. Ba mẹ hãy cứ để trẻ thoải mái đưa ra những câu hỏi và kiên nhẫn giải thích từng chút một với các con.  

1.2. Phát triển khả năng giao tiếp mạnh mẽ

Một đặc điểm dễ thấy nữa đó là trẻ luôn cảm thấy hào hứng khi được tiếp xúc nhiều hơn với mọi người xung quanh. Mà điểm đặc biệt đó là chúng sẽ dễ học theo, làm theo hay thậm chí là nói theo với những gì mà chúng quan sát được từng lời nói, hành động và tương tác của những người xung quanh. Do vậy mà các bậc phụ huynh cùng không nên dùng tiếng lóng, hay giao tiếp không đúng mức để tránh gây nhiễu loạn ngôn ngữ của trẻ. 

1.3. Phát triển trí tưởng tượng ở trẻ

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng trong giai đoạn này, khả năng tư duy và trí tưởng tượng ở trẻ cũng dần được hình thành và phát triển. Thông qua những hoạt động học tập, vui chơi khám phá thế giới, các bé sẽ càng có thêm nhiều kiến thức về thế giới xung quanh. Ngoài ra, trẻ thích tưởng tượng mình là nhân vật này, nhận vật kia giống trong câu chuyện bộ phim được xem, câu chuyện được nghe kể. 

1.4. Hình thành cá tính riêng

Trong giai đoạn này, trẻ nhỏ có thể bắt đầu hình thành ý thức cá nhân và có cá tính mạnh mẽ. Chúng có thể tự đưa ra những nhận xét theo ý kiến lập trường của mình. Đồng thời, luôn chú ý lắng nghe những lời nhận xét của những người xung quanh dành cho mình. Ngoài ra, nhiều đứa trẻ trong giai đoạn này cũng có biểu hiện như bướng bỉnh, cáu gắt, không nghe lời, vòi vĩnh khi làm những điều không vừa ý với chúng. Chính bởi vậy mà ba mẹ nên tránh khen, chê bai hay trách phạt các con trước những người khác, có thể khiến bé cảm thấy tự ti hoặc quá tự mãn về bản thân. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non trong giai đoạn này khá khó khăn, phụ huynh cần định hướng ngay từ ban đầu để trẻ đi đúng đường. 

2. Một số lợi ích của việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non đóng vai trò như kim chỉ nam để hình thành và phát triển tư duy và hành động ở trẻ. Một số những lợi ích của việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non mang lại như:

2.1. Nền tảng quan trọng cho tương lai

Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng đa số trẻ được giáo dục cảm xúc đều đạt được những thành công nhất định. Trẻ không quá bị áp lực về mặt cảm xúc, mắc ít các lỗi kỷ luật cùng điểm số được cải thiện. Có thể thấy rằng, việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non rất quan trọng

2.2. Nâng cao những kỹ năng cần thiết

Khi trẻ mầm non được trang bị những kiến thức về giáo dục cảm xúc, điều đó sẽ hỗ trợ nhiều kỹ năng cần thiết cho con. Trẻ học được cách điều khiển cảm xúc như kiểm soát tâm trạng vui, buồn, tự đưa ra những quyết định, mục tiêu. Con cũng học được cách giao tiếp và hòa thuận hơn với mọi người xung quanh. 

2.3. Đương đầu với thử thách

Trẻ được trang bị những kỹ năng cảm xúc sẽ có khả năng đối mặt tốt trước những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Với những trẻ được giáo dục cảm xúc tốt ngay những năm tháng đầu đời, trẻ sẽ phân biệt được những điều tốt, điều xấu. Từ đó, hình thành nên lối sống lành mạnh, duy trì được tâm trạng hứng khởi cùng nguồn năng lượng tích cực. 
Trẻ cũng có thể tự mình xây dựng nên nhiều mối quan hệ với bạn bè, người lớn. Bên cạnh đó, bé sẽ đưa ra được những quyết định đúng, sáng suốt và phù hợp cho nhiều hoàn cảnh. Những kỹ năng mà bé được dạy, được tiếp thu sẽ theo trẻ suốt trong quá trình trưởng thành. 
Trên đây, Pantado đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh về chủ đề giáo dục cảm xúc cho trẻ, những khiến thức đó hy vọng sẽ mang lại những kiến thức bổ ích dành cho các bậc phụ huynh phần nào và có thể áp dụng cho con trong quá trình nuôi dạy trẻ hạnh phúc và phát triển.