ĐÂU LÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CẢM XÚC CHO TRẺ MẦM NON HIỆU QUẢ NHẤT?

ĐÂU LÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CẢM XÚC CHO TRẺ MẦM NON HIỆU QUẢ NHẤT?

Giáo dục cảm xúc không chỉ là nền tảng giúp con phát triển các kỹ năng quan trọng mà còn là tiền đề để hình thành thành tư duy, khả năng sáng tạo, khám phá của con sau này. Cũng chính vì lý điều đó mà các bậc phụ huynh chú trọng hơn vào việc trang bị những kiến thức giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non. Để giáo dục cảm xúc cho trẻ một cách hiệu quả nhất, ba mẹ cần áp dụng những phương pháp khoa học hơn. Vậy đâu là phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non hiệu quả nhất? Trong bài viết dưới đây, Pantado sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh về các phương pháp đó, ba mẹ cũng tham khảo nhé!

Những phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Giáo dục cảm xúc cho trẻ đạt được hiệu quả cao nhất trước tiên thì cần phải có những phương pháp khoa học, phù hợp với con, và điều này đòi hỏi ba mẹ cần phải kiên trì trong quá trình nuôi dạy con. Một số những phương pháp giáo dục cảm xúc có thể kể đến như:

Hoạt động kiểm soát cảm xúc

Trong giai đoạn trẻ mầm non, các hoạt động vui chơi là sẽ cách giáo dục tốt nhất và đạt được hiệu quả cao. Khi bé vừa được học, lại vừa được chơi sẽ khiến trẻ có cảm giác thích thú và có khả năng tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Thông qua những hoạt động liên quan đến trò chơi, cảm xúc các con được bộc lộ tính cách và suy nghĩ của mình. Từ đó, ba mẹ có thể thấu hiểu bé hơn, giáo dục bé một cách tốt nhất. Bằng phương pháp đó, ba mẹ có thể tổ chức trò chơi như biểu cảm gương mặt theo thẻ cảm xúc, dự đoán cảm xúc qua những hình ảnh, video. Hoạt động đóng vai nhân vật trong các câu chuyện, ba mẹ cũng có thể thể hiện cảm xúc để con hứng thú hơn. 

Phương pháp làm việc nhóm

Với trẻ mầm non, các bậc phụ huynh có thể chỉ cho bé cách hoạt động theo cặp, theo nhóm để chúng tự học tập lẫn nhau. Ví dụ như cho cả hai đứa trẻ cùng đọc sách. Điều đầu tiên, ba mẹ có thể làm mẫu bằng cách mở lần lượt các trang sách cho các bạn nhỏ, để ở giữa bàn. Tiếp theo đó hãy quan sát cách chúng đọc, mở sách và sự nhường nhịn giữa chúng. Việc xây dựng một nhóm học tập sẽ là cơ hội để trẻ học tập, sẻ chia, biết nghĩ cho người khác và tôn trọng lẫn nhau.

Kết hợp với tài liệu hướng dẫn cảm xúc

Ba mẹ có thể mua những món đồ chơi để phát triển cảm xúc cho các bé như tranh ảnh sách báo, tham khảo nhiều tài liệu khác để giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non đạt hiệu quả. Với mầm non, các bé cũng có thể được dạy về cảm xúc với những giáo án riêng phù hợp cho độ tuổi cũng như tính cách của trẻ. Tuy nhiên, khi bé về nhà, ba mẹ cũng cần quan sát và chú ý nhiều hơn tới bé. Đồng thời tiếp tục hướng dẫn trẻ theo những bài học mà cha mẹ đã nghiên cứu được để giúp bé luôn có cảm xúc tích cực. 

Các hoạt động giúp ích cho ba mẹ giáo dục cảm xúc cho con

Để ba mẹ hiểu được cảm xúc của con trẻ cũng như các bé sẽ nhận thức được cảm xúc của chính mình và những mối quan hệ khác, ba mẹ có thể áp dụng và xem những hoạt động ý nghĩa sau đây:

Lập kế hoạch việc cần làm

Việc duy trì hoạt động theo kế hoạch đó sẽ giúp cho trẻ hoạt động một cách có nguyên tắc. Bằng việc làm đó, ba mẹ hãy để cho trẻ tự xây dựng một kế hoạch nào đó, hoặc đơn giản là thời gian biểu. Hay tham gia hoàn thành lịch trình đó sẽ hỗ trợ cho các việc tự quyết  định, có trách nhiệm và tự quản lý bản thân mình. Điều này cũng là cơ hội để trẻ có thể suy ngẫm về những ngày trước đó, những ngày sắp tới. 

Bắt đầu với cuốn nhật ký

Bắt đầu với cuốn nhật ký, ghi chép cũng là một hoạt động bổ ích hỗ trợ cho việc phát triển cảm xúc ở trẻ. Với hoạt động này, ba mẹ hãy tạo một không gian để bé có thể viết một cái gì đó mà chúng cảm thấy biết ơn về ngày hôm đó. Hãy để cho trẻ tự tạo một cuốn sách để thể hiện quyền sở hữu, riêng tư cho trẻ. Thay vì chỉ viết những điều chung chung, hãy cố gắng khuyến khích trẻ viết những khía cạnh cụ thể ba mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ viết.

Viết một bức thư, vẽ một bức tranh

Các bậc phụ huynh có thể để cho bé thể hiện suy nghĩ của bản thân thông qua cách viết thư hoặc vẽ tranh cho người khác. Thực hành những hoạt động này, bạn có thể giúp trẻ xây dựng những kỹ năng quan hệ và nhận thức về xã hội, nay cả khi trẻ tự làm một mình. Hoạt động giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non thông qua nội dung thư, hình ảnh mà bức tranh các con thể hiện, những cảm xúc yêu thương sẽ được gửi gắm trong đó. Đừng quên, bảo “người nhận” viết một bức thư hồi đáp để giúp bé vui vẻ, hứng thú hơn. 

Luyện tập cho cơ thể

Hoạt động giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non hiệu quả lúc này chính là thực hiện một số bài tập nhất định. Chẳng hạn như tập điều khiển nhịp thở, kéo giãn cơ giúp con điều chỉnh cảm xúc của mình tốt hơn. Ba mẹ có thể cùng con thực hiện những phương pháp này vào thời điểm nhất định trong ngày như trước khi đi ngủ hoặc sau khi làm bài tập. Hoặc có thể tập luyện tại những thời điểm bất kỳ mà con và bạn cảm thấy hữu ích. 
Để giáo dục cảm xúc cho trẻ một cách có hiệu quả nhất, ba mẹ có thể tham khảo một vài những phương pháp mà Pantado đã chia sẻ ở bài viết bên trên. Chắc chắn khi ba mẹ áp dụng những phương pháp đó sẽ mang lại hiệu quả nhất định. Đồng thời những chia sẻ ấy cũng sẽ giúp cho ba mẹ thêm phần nào những thông tin, kiến thức trong hành trình đồng hành, nuôi dạy con.