BA MẸ ĐÃ BIẾT GÌ VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC STEAM CHƯA?

BA MẸ ĐÃ BIẾT GÌ VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC STEAM CHƯA?

Phương pháp giáo dục trẻ của các bậc ba mẹ đóng vai trò đặc biệt trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con sau này. Có không ít những phương pháp giáo dục hiện đại giúp cho các bậc phụ huynh dễ dàng tham khảo và áp dụng cho con, và phương pháp giáo dục STEAM cũng là một trong số đó, một phương pháp vô cùng phổ biến hiện nay, vừa mang lại hiệu quả cao, vừa áp dụng một cách khoa học. Vậy ba mẹ đã biết gì về phương pháp giáo dục STEAM chưa? 

Phương pháp giáo dục STEAM là gì?

Phương pháp giáo dục STEAM là việc sáng tạo để phát triển các kỹ năng cho trẻ, giúp trẻ có thêm những bài học kinh nghiệm để phát triển và hình thành nhân cách của con sau này. STEAM được viết tắt bởi: Science - Khoa học (S); Technology - Công nghệ (T); Engineering - Kỹ thuật (E) và Mathematics - Toán học (M) và A - Art (Nghệ thuật). Với phương pháp STEAM giúp cho trẻ hình thức học chủ động, sáng tạo, kích thích trẻ tò mò về mọi thứ xung quanh. Qua việc sáng tạo và các hình thức thực hành, bé dần học và hoàn chỉnh kỹ năng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Với các kỹ năng của các môn học giúp trẻ nắm được lý thuyết lẫn thực hành. Điều này sẽ giúp cho học sinh chủ động sáng tạo, tìm hiểu môn học tạo ra các sản phẩm khoa học sáng tạo còn giáo viên chỉ hướng dẫn, bổ trợ thêm, giúp cho con có cảm giác hứng thú hơn trong quá trình học.

Phương pháp giáo dục STEAM phù hợp với trẻ mấy tuổi?

Ở Việt Nam, phương pháp STEAM đang được áp dụng vào chương trình giảng dạy tại các trường mầm non trên cả nước. Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể nói tốt, nhận biết tư duy và biết bắt chước lời giáo viên mầm non thì mới có thể áp dụng hình thức học thông qua thực hành sáng tạo nên các sản phẩm. Ba mẹ hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp steam tại nhà từ bé để bé làm quen và kích thích trí tò mò của con đối với thế giới bên ngoài. Mỗi đồ vật trong gia đình đều có thể trở thành học cụ của phương pháp STEAM.

Phương pháp STEAM mang lại lợi ích gì?

Ngoài việc xây dựng kỹ năng quan trọng để thành công hơn trong cuộc sống thì các con khi tiếp xúc với phương pháp STEAM sẽ được những lợi ích tích cực như:

Trẻ được học qua các tình huống cụ thể

Thông qua việc đã được ứng dụng thực hành kiến thức đã được dạy trực tiếp nên các bé sẽ được học qua các tình huống cụ thể. Nhờ đó mà các con biết cách ứng dụng lý thuyết vào thực tế giúp nhớ lâu và biết xử lý tình huống nhạy bén hơn. Một ví dụ đơn giản như: trẻ được học cách tính toán quả cam trong giỏ với phép cộng. Từ đó, các bé biết ứng dụng để tính những loại quả khác trong cuộc sống mỗi ngày.

Khơi gợi khả năng sáng tạo và niềm đam mê của con

Phương pháp STEAM khơi gợi và cho phép bé học bằng cách sáng tạo nghệ thuật. Thông qua những điều đó, các con được giáo viên hướng dẫn tiếp thu kiến thức: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học bằng cách tự mình khám phá chúng.

Trẻ được vừa học vừa chơi

Học trong phương pháp này trở nên thú vị hơn nhiều, bé học không bị nhàm chán khi phải ngồi cả buổi nghe cô nói lý thuyết. Thay vào đó, các con sẽ được vừa học vừa chơi, vừa sáng tạo vừa tiếp thu kiến thức. Chính bởi vậy, để học được theo cách này, giáo viên cần chuẩn bị nhiều học cụ, đồ vật và sản phẩm tương tác trực tiếp. Trẻ sẽ được học trong môi trường vui vẻ, tự do, tự nguyện chứ không bị ép buộc như trước đây. Cách học này mang đến năng lượng tích cực nên trẻ rất thích. Bởi vậy, nhiều trường mầm non cao cấp đã ứng dụng phương pháp STEAM vào giảng dạy rất hiệu quả.

Truyền cảm hứng học tập cho trẻ

Khi các bé học theo phương pháp STEAM thì chính con sẽ là người chủ động tiếp xúc với môn học. Khi đó sẽ truyền cảm hứng học tiếp đến trẻ, giúp trẻ xem việc học Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học hay Nghệ thuật là một niềm vui. Điều này sẽ làm kích thích các con đam mê học tập, sáng tạo và tìm tòi những điều mới lạ xung quanh cuộc sống.

Những cách dạy con với phương pháp STEAM 

Để giúp con phát triển thêm những kỹ năng toàn diện cho con, ba mẹ có thể áp dụng những cách dạy trẻ với phương pháp STEAM tại nhà như:
Chơi trò chơi sáng tạo nghệ thuật tại nhà với con từ những vật dụng sẵn có trong gia đình: Ba mẹ có thể ứng dụng từ giấy, bìa, chai…để làm ra các sản phẩm nghệ thuật khoa học có tính ứng dụng thực tế. Đây chính là cách để khơi gợi sức sáng tạo thực hành của bé ngay tại nhà vô cùng đơn giản.
Chơi trò chơi đố vui: Cách này giúp tạo môi trường cho trẻ kích thích khả năng tư duy và nhận thức. Phương pháp STEAM đòi hỏi bé có sự phản xạ, giải quyết tình huống nhanh nhạy. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên đặt thật nhiều câu hỏi, thắc mắc để con tư duy, suy nghĩ. Từ đó, trí não của con được phát triển toàn diện ở cả 2 bán cầu trái và phải tốt hơn.
Giới thiệu những đồ vật, con vật trong nhà trong cuộc sống hằng ngày: Mỗi ngày, ba mẹ có thể giới thiệu cho con về một số đồ vật, vật dụng, con vật trong nhà. Đồng thời, giới thiệu và giải thích cho con, đồ vật đó làm bằng nguyên liệu gì, công dụng gì, có cách sản xuất ra sao. Cách làm này vô cùng đơn giản. Ví dụ: Đây là cái nồi, làm bằng nhôm dùng để nấu thức ăn.
Phương pháp giáo dục STEAM sẽ giúp ích cho ba mẹ rất nhiều trên hành trình nuôi dạy con, giúp con khôn lớn và phát triển những kỹ năng một cách toàn diện nhất. Thông qua bài viết trên, ba mẹ có thể tìm đọc, tham khảo và có thể áp dụng cho con ba mẹ nhé!