Kiến thức nuôi dạy con

Tại sao con nói dối? Bạn nên làm gì khi phát hiện con nói dối?
Một trong những điều mà ba mẹ phiền lòng nhất đối với những đứa trẻ là khi chúng nói dối. Hầu như tất cả các bậc cha mẹ đều cố gắng dạy con thành thật và trung thực. Khi một đứa trẻ nói dối, có có vẻ như một đánh giá tiêu cực cá nhân về khả năng làm cha mẹ của chúng ta. 3 bí quyết “Thần thánh” dưới đây sẽ giúp cho con không còn nói dối ba mẹ

Chấp nhận những lỗi sai của con

Khi con phạm sai lầm, chúng ta buông lời chì chiết, chê bai, trách phạt, la mắng, nhục mạ con... sẽ làm con bị tổn thương. Khi bị tổn thương, tiềm thức của con hình thành suy nghĩ là mình không được phép sai. Sai lầm là 1 điều gì đó không chấp nhận được, sai lầm sẽ bị ba mẹ la, bị đánh, bị mọi người xung quanh cười chê... làm cho con không dám thể hiện sai lầm. Khi có sai lầm con thường đổ lỗi cho hoàn cảnh, người khác,...
=> Thay vì la mắng, chì chiết con, chúng ta hãy lắng nghe, tìm hiểu vì sao con lại phạm sai lầm đó? Đồng thời hướng dẫn con cách rút ra bài học sau mỗi sai lầm. Có như vậy con mới tự tin với những hành động của mình và đây chính là tiền đề cho sự thành công của con sau này.

Ba mẹ hãy làm gương cho con

Nếu bạn muốn con mình không nói dối thì bản thân bạn không được nói dối
Có thể vô tình hay cố ý, trong cuộc sống của chúng ta phạm sai lầm nói dối 1 điều gì đó trước mặt con.
Ví dụ, vào 1 buổi tối nào đó, có người gọi điện thoại, rủ bạn đi xem phim hoặc uống cà phê. Thay vì nói rõ với người đó là bạn đang mệt, bạn muốn nghỉ ngơi, thì bạn lại trả lời rằng là hôm nay nhà có việc, rằng vợ/chồng không có ở nhà, nên không có ai trông con để đi...
Khi con của bạn nghe được điều này, trong đầu con sẽ nghĩ gì? Bạn đã làm cho con mình thật sự bối rối. Con không biết làm như nào là đúng? Ba mẹ dạy không được nói dối, nhưng có những lúc ba mẹ lại không trung thực!?
Vậy hãy kiểm tra lại những gì mình nói và những gì mình làm có ăn khớp với nhau hay không, bạn nhé!

Tôn trọng sự khác biệt ở mỗi đứa trẻ

Mỗi đứa trẻ là 1 cá thể khác biệt, suy nghĩ khác biệt. Hãy tôn trọng sự khác biệt đó.
Ví dụ, khi đối diện với 1 tình huống nào đó, giữa ba mẹ và con có thể có những nhận định khác biệt nhau. Ba mẹ không nên phê phán, chê bai nhận định của con, vì khi 1 nhận định được đưa ra không có đúng, cũng không có sai, chỉ là phù hợp với người này, nhưng có thể không phù hợp với người khác mà thôi.
Do vậy, để con không nói dối, để con dám đưa ra chính kiến của mình, ba mẹ cần tôn trọng sự khác biệt của con
DẠY CON THÀNH TÀI NHỜ PHƯƠNG PHÁP STEM
Bật mí phương pháp giúp con giỏi tiếng Anh kiểu “Nhà nghèo” 
  •  S - Kỹ năng khoa học: Xây dựng khả năng liên kết những định luật, khái niệm, nguyên lý và cả những cơ sở lý thuyết trong công cuộc giáo dục khoa học – công nghệ để thực hành và giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
  •  T - Kỹ năng công nghệ: Mang đến khả năng sử dụng, quản lý, sự nhận thức về công nghệ từ những vật dụng đơn giản hàng ngày như bút chì, bút màu đến những vật dụng phức tạp hơn. Cho trẻ hiểu theo hướng tất cả các thay đổi của thế giới tự nhiên đều phục vụ các hoạt động của con người đều được coi là công nghệ.

  •  E - Kỹ năng kỹ thuật: Giúp trẻ hình thành các khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn trong đời sống, hiểu được quy trình sản xuất ra một đối tượng cụ thể.
  •  M - Kỹ năng toán học: Trẻ hình thành kỹ năng toán học từ sớm sẽ có các ý tưởng chính xác, áp dụng hiệu quả các khái niệm, kỹ năng toán học vào cuộc sống hàng ngày. Giáo dục STEM giúp trẻ hình thành sớm các kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, kỹ năng cộng tác, kỹ năng giao tiếp…
 Và đặc biệt sự phát triển của phương pháp STEM kết hợp với Art mang đến một chiến lược giáo dục cải tiến hiệu quả cao cho lĩnh vực giáo dục. Thông qua hình thức tích hợp với nghệ thuật, trẻ sẽ dễ dàng khám phá ra các giai đoạn khác nhau của vấn đề. STEM thực sự là 1 nền giáo dục hiệu quả cho trẻ trong giai đoạn 4.0 hiện nay.
 
“STEM còn hơn là một môn học, hay một bảng tuần hoàn hóa học. Đó là một cách tiếp cận, một cách hiểu và khám phá thế giới để từ đó thay đổi nó” – Obama.
NUÔI DẠY CON THÔNG MINH VỚI PHƯƠNG PHÁP SHICHIDA
Phương pháp Shichida Là một trong những phương pháp giáo dục sớm được ưa chuộng tại Nhật Bản, phương pháp Shichida hiện được rất nhiều bố mẹ Việt quan tâm và tìm hiểu. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng nắm rõ phương pháp này và áp dụng hiệu quả. Vậy áp dụng phương pháp này như thế nào?
 
Phương pháp giáo dục Shichida nhấn mạnh vai trò của việc giáo dục trẻ trong 6 năm đầu đời. Nhờ vào những hiệu quả rõ rệt khi được áp dụng, phương pháp Shichida hiện đang được áp dụng trên 14 quốc gia và hơn 1 triệu trẻ em trên thế giới đang được rèn luyện theo phương pháp này.
 

 

Vậy phương pháp Shichida có lợi ích gì khi áp dụng cho trẻ nhỏ?

Phương pháp giáo dục Shichida hướng đến một sự phát triển toàn diện của trẻ. Bố mẹ lựa chọn phương pháp này sẽ được cung cấp một loạt các bài học giúp trẻ phát triển về mọi mặt từ trí óc, tinh thần đến thể chất, trong đó, đặc biệt chú ý đến sự phát triển trí não của trẻ.

 

Những lợi ích mà phương pháp Shichida đem đến:

1. Phát triển trí não: Phương pháp Shichida tập trung vào việc phát triển cân bằng hai bán cầu não vì cả hai đều có vai trò quan trọng như nhau. Nếu bán cầu trái giúp trẻ phát triển tư duy logic thì bán cầu phát giúp trẻ phát triển các tư duy liên quan đến cảm xúc. Vì vậy, việc giúp trẻ cân bằng được cả hai bán cầu não giúp trẻ có kiến thức rộng mở, khả năng xử lý linh hoạt, tăng cường khả năng tiếp thu thông tin cũng như yêu thích việc học.
 
2. Giáo dục tinh thần: Bố mẹ sẽ dạy trẻ các bài học liên quan đạo đức và tình người. Từ đó, giúp trẻ có ý thức đạo đức từ sớm.

3. Giáo dục thể chất: Không chỉ quan tâm đến việc phát triển não bộ, phương pháp Shichida còn quan tâm đến việc phát triển thể chất cho trẻ nữa. Bố mẹ sẽ được cung cấp một số bài tập để thực hành ở nhà cho trẻ hằng ngày.
 
4. Giáo dục dinh dưỡng: Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, giúp trẻ phát triển lành và toàn diện nhưng dinh dưỡng vẫn bị nhiều phương pháp giáo dục sớm khác bỏ qua. Đó cũng là điểm khác biệt của phương pháp giáo dục sớm Shichida.
 
 
Trên đây là phương pháp dạy trẻ thông minh sớm Shichida. Ba mẹ có thể tải về và áp dụng phương pháp cho bé nhà mình. Chúc các mẹ thành công!
Học tiếng Anh trực tuyến cùng bé lớp 1, 6 tuổi tại Pantado

Khi trẻ bắt đầu lên lớp 1, cha mẹ nên cho bé học và làm quen với tiếng Anh ngay tại nhà để có được tiếp thu các kiến thức về tiếng Anh một cách sâu sắc nhất. Tuy nhiên, đây không phải điều đơn giản, đặc biệt là với các bậc phụ huynh không có nền tảng về tiếng Anh. Vậy làm thế nào để dạy các bé lớp 1 làm quen với tiếng Anh? Ở độ tuổi lớp 1 bé có học tiếng Anh trực tuyến được hay không? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu nhé.

 

Cách đăng ký cho bé học tiếng Anh trực tuyến tại Pantado

 

 Có nên cho trẻ lớp 1 học tiếng Anh trực tuyến không?

Theo đánh giá và nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới thì độ tuổi vàng để cho con học ngoại ngữ được xác định là từ độ tuổi 5 - 10 tuổi. Do đó, các bé ở độ tuổi lớp 1 được coi là thời kỳ tạo dựng nền tảng về ngôn ngữ, các khái niệm và kiến thức tốt nhất ở trẻ. Nếu các bậc phụ huynh bỏ qua giai đoạn phát triển để kích thích khả năng ngôn ngữ ở các bé thì thật là lãng phí.

Theo đánh giá của các chuyên gia thì trẻ em càng học ngoại ngữ sớm thì sự phát triển não bộ càng cao hơn so với những đứa trẻ khác, đồng thời sự tư duy của bé cũng sáng tạo và linh hoạt hơn rất nhiều.  Việc cho bé tiếp xúc sớm với tiếng Anh sớm sẽ giúp cho trẻ phát triển khả năng giao tiếp hoàn thiện hơn, cùng với sự phát triển đầy đủ các kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết rất tốt.

Ngoài ra, với một lý do khách quan về các yếu tốt trong thời điểm hiện tại như tình hình dịch Covid, thì việc phòng tránh dịch bệnh vẫn được ưu tiên lên hàng đầu. Do đó, Việc cho trẻ lớp 1 học tiếng Anh trực tuyến là một hình thức học rất bổ ích, vừa duy trì được thói quen học tập, vừa rèn luyện được khả năng độc lập, vừa ôn luyện bài học.

Như vậy, với lý do như vậy thì việc học tiếng Anh trực tuyến cho bé lớp 1 là điều rất cần thiết.

Những lý do nên để trẻ lớp 1 học tiếng Anh trực tuyến

Có rất nhiều bậc phụ huynh vẫn còn băn khoăn, lo lắng với hình thức học trực tuyến là liệu bé nhà mình có học được không? Có mang lại hiệu quả cho con mình  không? Cùng Pantado tìm hiểu về những lợi ích khi cho bé lớp 1 học tiếng Anh trực tuyến nhé.

 

 

1.  Giúp cho trẻ nhỏ chủ động hơn trong việc sắp xếp công việc học của mình

Học tiếng Anh trực tuyến lớp 1 tại nhà sẽ giúp các bé rèn luyện được nhiều kỹ năng hơn cho bản thân:

Giảm tải được áp lực bài vở như với hình thức học truyền thống, khi học tiếng Anh trực tuyến các con thoải mái khi vừa được chơi vừa được học với những phương pháp được ứng dụng thông minh như: học qua bài hát, học qua trò chơi, qua các câu chuyện,.. không gây nhàm chán mà còn kích thích được tính sáng tạo của trẻ nhỏ.

Việc học tiếng Anh trực tuyến tại nhà sẽ giúp các bé trau dồi được kỹ năng phản xạ trong việc phát âm khi được luyện tập giao tiếp với các thầy cô qua điện thoại, máy tính,..

Giúp bé có thêm nhiều thời gian hơn ở cạnh gia đình, bố mẹ và tạo dựng được thói quen độc lập khi tự học online mà không cần đến người lớn hướng dẫn.

Giúp cho các bé có khả năng tiếp thu tốt hơn về các kỹ năng nghe, nói đọc viết.

Việc học tiếng Anh trực tuyến sẽ giúp các bé phát triển được kỹ năng giao tiếp, tự tin hơn. Đặc biệt là trong giai đoạn dịch sẽ hạn chế việc xúc nơi đông người.

 

Những lý do nên để trẻ lớp 1 pantado

 

2.  Tiết kiệm thời gian đi lại

Việc cho bé học tiếng Anh trực tuyến ngay tại nhà đương nhiên là sẽ giúp tiết kiệm được thời gian đưa đón các con tại các trung tâm đông đúc hay là tại nhà riêng của các thầy cô. Việc tiết kiệm thời gian đi lại này không chỉ giúp cho các bậc phụ chủ động hơn mà còn giảm tải được áp lực học hành và đi lại của trẻ nhỏ.

3. Duy trì bài học trên lớp

Việc duy trì kiến thức cho con rất là quan trọng, nhất là việc chuân bi cho việc quay lại trường, khi đó các con sẽ có những bài kiểm tra, bài thi liên tiếp. Thì việc học trực tuyến sẽ giúp các bé ôn kiến thức, đồng thời bổ sung cho các bé những kiến thức mới, vốn từ mới.

4. Môi trường học thân thiện

Các khóa học tiếng Anh trực tuyến hiện nay đều có đội ngũ giáo viên có trình độ, kinh nghiệm chuyên môn cao từ giáo viên bản địa hay giáo viên nước ngoài.

Giáo viên luôn thân thiện, biết cách tạo hứng thú, động lực học tập cho bé, với phương pháp học vừa học vừa chơi các bé sẽ nhớ sâu về kiến thức đã được học, và tự tin hơn trong việc giao tiếp.

 

Những lý do nên để trẻ lớp 1 pantado - 1

 

Bé nhận được gì khi học tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1 cùng Pantado

Với sự phát triển của công nghệ số như hiện nay thì việc truyền dẫn video, công nghệ giáo dục,... các khóa học tiếng Anh trực tuyến cho trẻ em càng đa dạng và phổ biến hơn.

Hình thức học tiếng Anh online, đặc biệt nhất là với mô hình học tiếng Anh online 1 kèm 1 sẽ giúp các bé dễ dàng hơn trong việc kết nối với các giáo viên với chi phí phí rẻ.

Đồng thời nó còn tại ra một môi trường nói tiếng Anh thực thụ, một môi trường thực tế mà các bé không dễ dàng có được khi học với hình thức truyền thống. Các bé sẽ được học thông quá hình ảnh, bài hát, câu chuyện,... vô cùng lôi cuốn cùng các giáo viên.

Đối với các bé lớp 1 thì việc học còn phụ thuộc vào việc sự tiếp thu hứng thú của bé, nội dung giảng dạy mang đến sự thú vị. Ở lứa tuổi này các bé sẽ được làm quen với tiếng Anh qua việc học bảng chữ cái, chữ số, màu sắc, hình khối, học cách đánh vần, viết chữ, cách phát âm chữ cái cùng với đó là các cấu trúc đơn giản. Cùng với đó là các từ vựng liên quan đến các chủ đề xung quanh bé: như cách chào hỏi giao tiếp hàng ngày, cách gọi các thành viên trong gia đình,..

Không chỉ dừng lại ở những câu chào hỏi giao tiếp mà các bé còn được khám phá nhiều  về các lĩnh vực khác trong cuộc sống như: khoa học - vũ trụ, cuộc sống quanh ta, ẩm thực, văn hóa, âm nhạc, gia đình, bạn bè trên toàn thế giới,...

Ở độ tuổi lớp 1 thì các bé luôn hứng thú và cuốn hút với những điều mới mẻ, sinh động. Do đó, các bài học tại Pantado luôn xây dựng linh hoạt không gây nhàm chán, sinh động với nhiều chủ đề khác nhau, từ đó kích thích được tinh thần ham học hỏi của bé tạo cho bé sự thích thú và mong muốn khám phá ngôn ngữ mới này.

Những lý do nên để trẻ lớp 1 pantado

 

Học tiếng Anh online cho bé lớp 1 ở đâu tốt nhất?

Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ thông tin thì việc học tiếng Anh trực tuyến cho bé 6 tuổi xuất hiện ngày càng nhiều.

Trung tâm Anh ngữ Pantado là trung tâm xây dựng hệ thống tiếng Anh online phát triển toàn diện theo tiêu chuẩn Châu  u cho các bé từ 5 - 15 tuổi. Các bé sẽ được học với các buổi học trực tuyến miễn phí để cảm nhận về sự thú vị trong ngôn ngữ mới, cũng như xem xét hình thức học tiếng Anh trực tuyến có làm bé thấy hứng thú không. Phụ huynh cũng sẽ nhận được buổi đánh giá năng lực về điểm mạnh điểm yếu của con. Từ đó các giáo viên sẽ xây dựng những phương pháp học thích hợp cho các bé.

Việc học với các bé luôn phải kết hợp với các hoạt động vừa chơi vừa học, trò chuyện tự nhiên cùng bạn bè, thầy cô. Trẻ không chỉ được khám phá thế giới thông qua các bài học mà còn được kết nối với những người xung quanh tạo được hứng thú trong việc học ngôn ngữ mới, và còn mang đến sự tự tin trong quá trình giao tiếp của bé với mọi người, được hòa mình vào môi trường tiếng Anh tự nhiên.

Với phương pháp học sinh động, cùng đội ngũ giáo viên có chuyên môn cao từ nhiều nước khác nhau, và các giáo vụ luôn hướng dẫn các con học từ xa 24/7, vừa giúp các bé rèn luyện được các phát âm chuẩn, học từ mới mà còn giải đáp kịp thời những khó khăn, thắc mắc của các bé đang mắc phải khi học.

 

Những lý do nên để trẻ lớp 1 pantado

 

Đặc biệt Pantado cho phép trẻ học tiếng Anh trực tuyến ở mọi lúc mọi nơi, với phương pháp học qua hình ảnh vui nhộn, trò chơi, bài hát hay các mẩu truyện về cách phát âm, ngữ điệu đa dạng cho bé dễ dàng tiếp thu tiếng Anh một cách tự nhiên nhất.

Việc học tiếng Anh trực tuyến tại Pantado sẽ mang đến cơ hội học tập và tương tác với các giáo viên bản ngữ nhiều hơn cho trẻ, tạo một môi trường nói tiếng Anh một cách tự nhiên nhất, giúp trẻ tự tin trong giao tiếp với mọi người. Khi học tại Pantado các bé sẽ được tương tác nhiều hơn và sử dụng tiếng Anh nhuần nhuyễn hơn. Do đó, việc lựa chọn học tiếng Anh trực tuyến cho bé lớp 1 cùng Pantado là điều hoàn toàn đúng đắn và cần thiết.



 

Một số biện pháp phòng chống dịch cho trẻ, cùng con vượt qua dịch covid

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu và tại Việt Nam, một số tỉnh, thành phố đã ghi nhận các chùm ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng. Vậy làm thế nào để có những biện pháp phòng chống dịch an toàn hiệu quả nhất cho các con? Ba mẹ tham khảo một vài những biện pháp dưới đây nhé!



1. Rửa tay

- Thường xuyên với nước và xà phòng trong ít nhất 20 giây. Nếu không có sẵn nước và xà phòng, hãy bảo đảm trẻ sử dụng dung dịch sát trùng tay có tối thiểu 60% cồn. Dạy trẻ cách xoa dung dịch sát trùng tay khắp bàn tay rồi chà hai bàn tay với nhau cho đến khi khô. Nếu trẻ dưới 6 tuổi, hãy giám sát khi trẻ sử dụng dung dịch sát trùng tay.

- Luyện tập cho trẻ cách ho và hắt hơi đúng cách bằng cách che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, vứt khăn giấy vào thùng rác gần nhất, và rửa tay sau khi vứt.

  1. Tránh tiếp xúc gần

Đối với những người không sống cùng trẻ và những người bị bệnh bảo đảm trẻ cách họ tối thiểu 2 mét (ví dụ như ho và hắt hơi).

  1. Hạn chế thời gian chơi với trẻ khác, người lớn khác bên ngoài nhà trẻ hay trường học để giảm thiểu nguy cơ và khuyến khích kết nối với trẻ khác qua mạng.
  2. Đeo khẩu trang cho trẻ khi ở nơi công cộng và khi ở gần những người mà trẻ không sống cùng.
  3. Vệ sinh và khử trùng

Vệ sinh bằng chất lau rửa dùng trong nhà có chứa xà phòng hoặc thuốc tẩy giúp làm giảm mầm bệnh trên bề mặt và giảm nguy cơ lây nhiễm từ bề mặt.

       6.Liên hệ với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (111) để tổ chức tham vấn, tập huấn trực tuyến dành cho học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh tại các điểm cách ly tập trung và các cơ sở giáo dục có học sinh cách ly tại gia đình về những nội dung như: An toàn cho trẻ em; chăm sóc, ổn định tâm lý, phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý những sang chấn tâm lý của trẻ em trong bối cảnh cách ly; giải quyết tình huống khẩn cấp về bảo vệ trẻ em.

Ba mẹ hướng dẫn trẻ thực hiện thông điệp 5k của bộ y tế:

1 – KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.

2 – KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.

3 – KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

4 – KHÔNG TỤ TẬP đông người.

5 – KHAI BÁO Y TẾ: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI;

Cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.xn--vn-rma2251a/ để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được giúp đỡ.

>> Có thể bạn quan tâm: Làm sao để cho con hạn chế xem ipad và smartphone?

 

LÀM SAO ĐỂ HẠN CHẾ CON XEM IPAD và SMARTPHONE?

Hôm nay mình đi hiệu sách, tìm các đầu sách hay cho các bạn nhỏ. Tự dưng mình thấy có bộ tô tượng hay hay, có sẵn bảng màu nước, khay pha màu. Chợt nhớ tới con gái ở nhà. Mình chọn luôn 1 bộ cho con. Ngắm con gái tô màu, chợt mình nghĩ tới niềm trăn trở của các ông bố bà mẹ ngày hè, làm sao để con không xem điện thoại và ipad quá nhiều? Mình suy luận được mấy điều:

1. Tại sao trẻ con lại thích xem ipad và điện thoại đến vậy? Bởi smartphone quá hấp dẫn, chứa nhiều thứ hấp dẫn! Đến cả người lớn chúng ta, rất nhiều người cũng nghiện lượt FB, nghiện game online... Thì trẻ em thích dùng smartphone cũng là điều dễ hiểu. Không có lí do gì để trách con cả.

2. Về thời lượng con dùng smartphone? Mình nghĩ thời lượng hoàn toàn do người lớn quy định. Nếu không muốn con dùng nhiều, cứ tắt wifi máy hay wifi của nhà đi cũng được! Và smartphone cũng không cần download game offline làm gì cả. Trẻ con có nhiều hoạt động bổ ích hơn để làm mà. Tốt nhất là, thời gian con được dùng smartphone trong ngày không quá 20 phút. Và thời gian các con dùng, người lớn cần có mặt để luôn kiểm soát từ xa những chương trình con xem. Nếu để con thấy chúng ta kiểm soát quá chặt cũng không tốt. Chúng sẽ có tâm lí xem giấu diếm những gì chúng thích mà ta không thích Nên mình cứ kiểm soát từ xa và giả vờ như không kiểm soát thì tốt hơn

3. Về những chương trình con được phép xem Mình thấy có rất nhiều app học hay, hoặc chương trình hoạt hình kĩ năng sống rất bổ ích mà các con có thể vừa xem vừa học. Hãy cho con xem những chương trình bổ ích, đừng để con tự do xem mấy chương trình vô bổ, mình không lường được hết những tác hại của nó với con đâu.

>>Mời xem thêm: Trung tâm anh ngữ Pantado luôn đi đầu trong việc dạy và học

4. Làm sao để con thích các hoạt động mình đưa ra, thay vì xem smartphone? Mình hãy tìm cách tiếp cận để con thấy hoạt động của mình vui và lí thú không kém gì những thứ mà con xem trên điện thoại. Thay bằng “Con lấy sách ra luyện đọc ngay cho mẹ” - Hãy khuyến khích con đọc những cuốn truyện ngắn, phù hợp lứa tuổi, vừa rèn được kĩ năng đọc, vừa học được những bài học bổ ích. Thay bằng “Con hãy tô màu ngay cho mẹ” - Có thể cho con tô một bức tranh, sau đó tìm cách treo bức tranh đó ở góc học tập của con, hoặc cho con tô tượng, và trưng bày đâu đó trong nhà. Trẻ con luôn thích tác phẩm của chúng được trưng bày

Thay bằng “Con học thuộc các phép tính này ngay đi” - Hãy cùng con chơi một trò chơi bốc thăm, với các mảnh giấy ghi phép tính. Ai bốc thăm được phép tính nào, phải trả lời đúng để được tính điểm... Cuối cùng xem ai chiến thắng.

Hãy dành thời gian để tiếp cận với con như một người bạn. Và đừng quên mỗi đứa trẻ có nhu cầu vận động khác nhau. Bên cạnh hoạt động tư duy, con cũng cần hoạt động thể chất, như nhảy dây, đạp xe, trượt patin, đá cầu... Mấy cái môn ngày xưa hồi bé mình hay chơi ngoài ngõ với mấy bạn hàng xóm ý

Mình thấy nó thực sự vui và lành mạnh! Mình còn phát hiện ra, trẻ con khi không có đồ chơi gì, chúng có thể tự chơi trò sắm vai, đóng làm anh - em, mẹ - con, cô giáo - học sinh.... Ôi nhiều vai lắm mà người lớn không bao giờ nghĩ ra nổi. Tác dụng những trò này là tăng kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, xử lí tình huống... Nên bố mẹ cứ mạnh dạn cho con tránh xa smartphone - là lựa chọn hoàn toàn đúng đắn! Mình thấy các bạn lớp 1 cận thị nhiều lắm rồi

Bố mẹ hãy lưu tâm vấn đề này nhé!

À còn một điều vô cùng quan trọng nữa! Người lớn luôn là tấm gương của trẻ. Để con hạn chế dùng smartphone, người lớn cũng cần hạn chế tối đa việc dùng smartphone để lướt web, FB hay game online trước mặt con nhé. Chỉ dùng cho công việc hoặc việc thực sự cần thiết! Bao nhiêu bố mẹ đủ quyết tâm làm được điều này nào?

Chúc các con có một mùa hè lành mạnh, tuyệt vời!

>>Xem thêm: BA MẸ LÀM Gì ĐỂ XỬ LÝ KHI CON “THÔNG MINH GIẢ”

BA MẸ LÀM Gì ĐỂ XỬ LÝ KHI CON “THÔNG MINH GIẢ”
Thông minh giả” là sự lanh lẹ, sử dụng mẹo vặt nhất thời, các hành động không thể hiện ở chiều sâu hiểu biết, tư duy, về lâu dài không đem lại nền tảng tốt cho bé. Hay từ dân gian còn gọi là “Khôn lỏi”

Dấu hiệu Thông minh giả - Khôn lỏi:

- Con luôn có lý do để không làm một công việc nào đó như học bài, dọn đồ chơi.
- Đôi lúc con thường biện cho lỗi lầm hoặc tệ hơn là lí sự cùn với người đối diện.
- Thường xuyên đùn đẩy để tránh trách nhiệm của bản thân.
- Con đề cao lợi ích của mình như chỉ muốn giữ riêng đồ chơi đồ ăn nhưng tìm mọi cách để chơi hoặc ăn đồ của bạn
- Đôi khi con có hành động ăn hiếp những bạn yếu kém hơn mình.
- Lấy lòng, nịnh nọt những bạn, thầy cô hoặc người đem lại lợi ích cho mình
- Luôn cho mình là đúng, tỏ ra hiểu biết.

Biểu hiện thông minh thật sự ở trẻ:

- Trẻ biết đặt nhiều câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề đang thắc mắc như tại sao, nếu con…thì sẽ như thế nào ạ?...
- Trẻ có trí tưởng tượng phong phú trên hình ảnh hoặc câu chuyện nền tảng.
- Trẻ biết cách bảo vệ bản thân để không bị bắt nạt.
- Trẻ biết khen ngợi, ngưỡng mộ người khác thật lòng, lấy những điểm tốt của người khác để tích lũy kinh nghiệm cho mình và hoàn thiện.
- Trẻ không giấu dốt, thường sẽ đặt câu hỏi ngay khi chưa hiểu vấn đề.

Vậy cần làm gì khi con “thông minh giả”?

Khi con lý sự cùn, đùn đẩy trách nhiệm.
Ba mẹ cố gắng không cười, hỏi xác nhận lại sự việc, và phớt lờ các lý do con đưa ra. Chẳng hạn “Có phải Bống vừa làm đổ cốc nước ra sàn không, đưa tay/chân mẹ xem nào” và phớt lờ đi việc con nói tại cái ghế vướng đường, tại con muốn đi nhanh tới chỗ mẹ… Về sau khi có mặt con, cũng không đem chuyện này ra kể vui cho mọi người nghe, làm con lầm tưởng điều đó là hay.
Khi con ích kỷ không muốn chia sẻ, nhưng lại luôn tìm cách dùng đồ của bạn bè.
Hãy hỏi con, nếu con bị đối xử như vậy, con sẽ buồn chứ? Nếu bé tự tin trả lời: “Con không bao giờ bị các bạn tranh đồ cả, chỉ có bạn đó ngốc mới bị thôi”. Bạn hãy tỏ vẻ ngạc nhiên: “Ồ, ra vậy, mẹ thì hay chia sẻ đồ ăn với các cô chú khác lắm, nhưng cô chú không nghĩ mẹ ngốc, mà còn chia lại cho mẹ đồ ăn. Nếu cô chú nghĩ mẹ ngốc thì mẹ sẽ rất buồn và sẽ ước rằng đừng ai đối xử với mẹ như vậy”. Cha mẹ cố gắng đừng phê phán bé, hãy để bé tự cảm nhận việc làm của mình bằng một câu chuyện tương tự.
Khi thấy con lấy lòng, nịnh những người mang lại lợi ích cho con.
Hãy hỏi con: “Con rất thích bạn ấy à, kể mẹ nghe về bạn ấy đi”. Sau khi con kể xong “Ồ, nghe có vẻ bạn ấy rất hay cho con quà vặt. Thế con có cho bạn ấy món gì của con chưa?”. Có thể bé sẽ nói: “Không, con không có gì để cho, mà bạn ấy cũng không cần”. Lúc này hãy giảng giải với con: “Con rất nhiều tài vặt biết kể chuyện, hát hay, múa giỏi... hãy dạy bạn cùng biết thay vì chỉ khen bạn vì khen nghe xong là biến mất. Con đâu có thua kém gì bạn, không cần xin bạn điều gì, đúng không con?”
Cách đối phó với các mánh khóe của bé.
Ví dụ bé không muốn ngủ trưa nên tới giờ thì quấn lấy ông bà, bảo con thương, con muốn chơi với ông bà hoặc giả ốm để khỏi đi học. Ở trường hợp này này thì đừng vội lật tẩy bé, bé cảm thấy xấu hổ, sẽ càng cứng đầu tỏ ra oan ức thì khó trị hơn. Hãy hỏi lại “Con rất thích đi học nhưng vì đau bụng mà con không đi được thôi phải ko?” – Tất nhiên bé sẽ Dạ – “Nếu thích như vậy thì sau khi con khỏe, mẹ sẽ chở con lên nhà cô giáo học lại bài hôm nay bù vô nhé. Mỗi ngày cũng sẽ đăng kí cho con học thêm ở nhà cô”. Lúc này bé sẽ mếu máo không biết làm sao, bạn hãy gợi ý bé nói thật “Nếu con không muốn đi học, con cứ nói với mẹ nhé. Mẹ và con sẽ cùng thương lượng. Có thể con sẽ ở nhà tự học 1 hôm thay vì đến lớp, con nhé. Nếu đau bụng rồi thì phải nằm mãi trên giường, cũng không được chơi đồ chơi rồi, mẹ cũng có thể đưa con đi bác sĩ để kiểm tra xem con có bị sao hay không nữa”… Hãy để con tự nhận ra bài học bằng sự góp ý nhẹ nhàng, tránh làm bé xấu hổ hay suy nghĩ tiêu cực.
Đôi khi với sự phản ứng nhanh của bé là tín hiệu đáng vui, nhưng ba mẹ hãy quan sát và chú ý để bé thật sự thông minh linh hoạt thay vì thông minh giả. Và để con không lặp lại việc đó, hãy là người gương mẫu cho bé noi theo ba mẹ nhé.
Nguồn: TK
Ba mẹ hãy dạy con nói lời " xin lỗi"
Thật khó khăn để nhận lỗi lầm hay nói lời xin lỗi về một ai đó và trẻ con cũng thế...
Có không ít ba mẹ thường nghĩ rằng khi con làm trái lời mẹ thì đồng nghĩa với việc con phải xin lỗi. Điều đó hoàn toàn sai! Nếu lời xin lỗi là ép buộc thì các con sẽ lại mắc lỗi, lại xin lỗi mà không biết cách giải quyết và khắc phục vấn đề như thế nào để không tái phạm.
>>Xem thêm :Top 5 trung tâm học tiếng Anh giao tiếp trực tuyến tốt nhất bạn nên biết

Điều đầu tiên, cần dạy trẻ biết cách phân biệt đúng sai

Trước khi dạy trẻ xin lỗi, cha mẹ cần dạy trẻ hiểu và phân biệt được rõ đúng sai trong cuộc sống hằng ngày. Chỉ có như thế, trẻ mới nhận rõ được trẻ thực sự sai ở đâu và cần rút kinh nghiệm về điều gì. Tránh những lời xin lỗi xáo rỗng.

Để có thể giúp con hiểu được, bố mẹ cần phải quan sát mọi hành động của con. Từ đó có thể kịp thời chỉ cho con những lỗi sai mà con đang mắc phải. Con đã sai ở đâu? Khi con làm sai mọi việc sẽ như thế nào? Và con nên làm như thế nào?

 

Ba mẹ hãy dạy trẻ biết cách tự nhận lỗi:

- Hãy để con nói lời xin lỗi kèm lý do càng cụ thể càng tốt.
- Giải thích cho trẻ về những điều chúng làm là sai và hậu quả mang lại là gì?
- Trò chuyện, thảo luận với con về một số cách giải quyết tích cực để con có thể sử dụng nếu tình huống tương tự xảy ra.
- Dạy trẻ biết cách tha thứ cho bản thân mình và có ý thức sửa lỗi.
- Những lời quát mắng hay, nặng lời có sát thương rất lớn gây cho chúng một cảm giác bị tổn thương.
Ba mẹ nên nhẹ nhàng cùng con giải quyết lỗi sai và giúp con biết cách xin lỗi phù hợp nhất bởi đây chính là một hành trang tuyệt vời cho sự phát triển tính cách bé.