Kiến thức nuôi dạy con

Bật mí phương pháp dạy trẻ sáng tạo giúp kích thích trí thông minh của trẻ mẹ nên biết

Trẻ em ngay từ khi sinh ra đã có khả năng học hỏi giống như những chiếc bọt biển, có thể tiếp thu hết các kiến thức xung quanh, hay những kiến thức mà cha mẹ dạy chúng. Vì vậy để có thể kích thích trí thông minh của trẻ, cha mẹ cần phải có những phương pháp dạy trẻ hiệu quả bên cạnh khả năng tự nhiên hoặc đồ ăn mỗi ngày. Khả năng sáng tạo giúp con rèn luyện trí thông minh vượt bậc từ khi còn nhỏ…

Ngày nay, đa số các ông bố bà mẹ có xu hướng lạm dụng các quy tắc với mong muốn đưa con mình vào nếp sống kỷ luật, thuận theo ý bố mẹ. Tuy nhiên điều đó sẽ đem lại những cảm xúc tiêu cực, không tốt cho con trẻ.

Việc thực hiện lối sống kỷ luật, không khác gì một cái lồng giam một con chim nhỏ trong đó. Trẻ sẽ cảm thấy gò bó, khó chịu, không hạnh phúc và không mặn mà nhiều với việc học, với cuộc sống và những điều khác.

Trẻ em giống như một tờ giấy trắng và rất dễ để học một cái gì đó hay rèn luyện những khả năng nào đó có thể. Bố mẹ hãy tạo điều kiện cho con nhiều hơn để giúp kích thích trí thông minh của trẻ như thường quan tâm, hỏi han, vui đùa với con.

Tuy nhiên không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết cách lo cho con và dạy con tốt. Cùng tìm hiểu những phương pháp dạy trẻ sáng tạo hiệu quả để giúp kích thích trí thông minh của trẻ một cách tốt nhất dưới đây nhé.

 

kích thích trí thông minh của trẻ

 

Dạy trẻ sáng tạo bằng tư duy hình tượng

Tư duy hình tượng của bé sẽ phát triển khá tốt trong các mặt nghệ thuật như hội họa, kể chuyện, làm thủ công, hoạt động âm nhạc… Vậy nên để bồi dưỡng thêm những năng lực này cho trẻ thì các ông bố bà mẹ cần lưu ý các điều sau nhé:

Trong hội họa: Bố mẹ nên thường xuyên hướng dẫn trẻ quan sát bằng cách đặt câu hỏi giúp trẻ nắm bắt được đặc trưng của những sự vật, tìm mối liên hệ hay sự khác biệt giữa các sự vật hiện tượng; chia sẻ cho bé hiểu chỗ nào đẹp, chỗ nào chưa đẹp và khơi dậy nguyện vọng vẽ tranh của bé.

Sau khi bé bắt đầu vẽ thì nên để bé phát huy hết khả năng tưởng tượng của mình để sáng tạo ra các loại hình tượng.

Hội họa là một trong những môn nghệ thuật kích thích trí thông minh của trẻ, kích thích sự sáng tạo nhất cho bé.

Nghe kể chuyện: Những câu chuyện có lẽ là chủ đề vô cùng thú vị với bất cứ đứa trẻ nào. Vì vậy, bố mẹ nên thường xuyên kể chuyện cho con nghe những câu chuyện với những tình tiết khúc mắc, hứng thú như những câu chuyện thiếu nhi kinh điển và hài hước. Cần chọn cho con trẻ nghe những câu chuyện phù hợp với độ tuổi và sự nhận thức của trẻ để trẻ như được hòa mình vào thế giới đó.

Trong khi kể chuyện cần đặt ra câu hỏi để kích thích khả năng tư duy của các bé như: “Theo con thì cô Tấm có xinh không?” hoặc “Con nghĩ cô Tấm sẽ mặc áo màu gì?“… và những câu hỏi tương tự như vậy…

Hướng dẫn trẻ làm thủ công: Bố mẹ nên mua đất nặn, giấy trắng, giấy màu… những món đồ thủ công, sau đó bạn hãy hướng dẫn bé chơi, dạy bé cách bố trí các bức tranh, sắp xếp cân đối rèn luyện tính sáng tạo và logic hơn nhé.

Làm thủ công cũng giúp bé phát triển tốt khả năng sáng tạo và logic

Sức mạnh từ những cuốn truyện: Tạo cơ hội cho bé đọc những cuốn sách được viết bởi những tác giả yêu thích cùng với những nội dung ý nghĩa, phù hợp với lứa tuổi của bé.

Một quyển sách nhiều màu sắc và hình ảnh minh họa sẽ giúp bé dễ dàng tiếp nhận và mở rộng thêm được vốn từ, nâng cao kỹ năng giao tiếp, cảm thụ nữa đó.

Tham gia các hoạt động tập thể: Tính sáng tạo không chỉ được phát huy trong môi trường cá nhân mà nó còn được phát huy mạnh mẽ trong môi trường tập thể nữa.

Các bậc phụ huynh hãy cho con tham gia các trò chơi tập thể để bé có thể phát huy thêm khả năng giao tiếp và khả năng sáng tạo thông qua các hoạt động đó.

Các hoạt động tập thể giúp trẻ học được rất nhiều điều tốt cho khả năng tư duy

 

kích thích trí thông minh của trẻ

 

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh trực tuyến cho bé

 

Cho phép trẻ được tự chủ động và tự đưa ra quyết định

Cha mẹ hãy giúp bé linh động, tự đưa ra những quyết định của mình. Có thể bắt đầu từ những việc đơn giản như cho bé tự chọn quần áo để mua và mặc mỗi ngày, tự chọn món đồ chơi mà bé thích…

Đến cả những quyết định lớn hơn, có liên quan đến con thì bạn cũng nên hỏi ý kiến của chúng và giúp chúng đưa ra những quyết định đúng đắn.

Hỗ trợ bé đưa ra quyết định có lợi ích hơn rất nhiều khiến trẻ tự tin và quyết đoán hơn so với áp đặt bé khiến bé không dám đưa ra những suy nghĩ hay quyết định nữa.

Quyết định của bé cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc và khả năng suy nghĩ

 

Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện suy nghĩ và khả năng đặt câu hỏi

Hãy cho trẻ có cơ hội phản biện lại với bạn bằng những điều chúng biết cũng là một trong những cách giúp bé trở nên sáng tạo hơn.

Khuyến khích trẻ tìm nhiều hướng giải quyết khác nhau về một vấn đề hiện hữu. Khi mọi thứ đã được giải quyết thành công, hãy hỏi ngược lại trẻ những cách làm mới hơn.

Để tạo cho trẻ sự phản ứng tự nhiên và có lựa chọn hiệu quả nhất nếu bắt gặp lại tình huống tương tự như vậy, giúp trẻ hiểu rằng mọi điều sẽ còn lặp lại, phải luôn sẵn sàng.

Đồng thời, bố mẹ nên gợi nên sự tò mò cho trẻ để thúc đẩy sự sáng tạo và tìm hiểu của trẻ. Đó là lí do chúng ta thường thấy, ở độ tuổi lên 3 trẻ hay hỏi những câu hỏi “mà sao con thấy…” hoặc “… tại sao vậy mẹ?”.

Vậy các ông bố bà mẹ hãy khuyến khích con mình đặt câu hỏi hoặc bố mẹ đặt câu hỏi để con trả lời nhé, cùng trẻ tìm hiểu những điều bí mật muôn màu xung quanh

 

Khích lệ bé sáng tạo bằng chính ngôn ngữ của bé

Bố mẹ luôn cần tạo bầu không khí gia đình vui vẻ và thoải mái. Bé có thể đặt ra rất nhiều các câu hỏi ngộ nghĩnh, thậm chí có vẻ buồn cười nhưng bố mẹ không nên cản trở các bé tự do phát triển trí tưởng tượng và đặc biệt là không nên cười nhạo, phê bình các bé nhé.

Tuyệt đối không được dùng suy nghĩ của người lớn để yêu cầu trẻ phải nghe theo. Giai đoạn phát triển của bé là một màu hồng với hàng vạn thứ suy nghĩ đan xen trong trí tưởng tượng của bé, cực kỳ hấp dẫn và đó là giai đoạn cùng bé khám phá ước mơ.

Gia đình vui vẻ giúp trẻ thoải mái và linh động hơn

Bố mẹ có thể tạo ra một số cảnh, một số tình huống để khích lệ bé suy nghĩ đến tình tiết và kết cục khác nhau của câu chuyện đó, sau đó hãy để bé tự kể lại theo suy nghĩ của mình. Hoặc trên nền một câu chuyện nào đó có sẵn, nhưng thử hỏi bé là: “theo con thì câu chuyện sẽ kết thúc như thế nào?“.

 

kích thích trí thông minh của trẻ

 

Kích thích trí thông minh của trẻ bằng cách tạo cơ hội cho trẻ tham gia các trò chơi giả tưởng

Hầu hết mọi thứ qua trí tưởng tượng của trẻ đều có thể biến thành đồ chơi hay một thứ gì đó.

VD: Một chiếc khăn quàng cổ nhưng để trùm đầu, thanh gỗ nhỏ bé sẽ biến thành cây kiếm thần kỳ bảo vệ công chúa khỏi quái vật, hay những chú thú nhồi bông được biến hóa thành những vật nuôi trong trang trại xuất hiện trong trí tưởng tượng của trẻ và trẻ sẽ biến nó thành thật.

Qua những gì trẻ đã xem, trẻ còn có thể tưởng tượng hơn những gì đã biết

Nếu bố mẹ cho đứa trẻ một thứ gì đó chúng sẽ tạo ra rất nhiều nhân vật khác nhau với những trang phục khác nhau đấy nhé.

Do đó cách tốt nhất là nên để cho con được thỏa sức sáng tạo, nên cho chúng tiếp xúc với thế giới bên ngoài với nhiều người, nhiều hoàn cảnh và sự kiện để trau dồi thêm vốn sống giúp cho bé cũng như có thêm động lực để tưởng tượng nhé.

Như vậy là ngoài việc rèn luyện thể chất và học hỏi thì trí não của các bé cũng rất cần được luyện tập thường xuyên để tăng cường trí thông minh, phát huy khả năng sáng tạo vô hạn. Từ những điều nhỏ nhặt ở trên có thể giúp bé tốt hơn trong học tập và tương lai sau này.

>>> Mời xem thêm: Dấu hiệu nhận biết trẻ có năng khiếu bẩm sinh cha mẹ cần nắm được

Dấu hiệu nhận biết trẻ có năng khiếu bẩm sinh cha mẹ cần nắm được

Nhiều cha mẹ mong muốn nắm được cách nhận biết trẻ có năng khiếu bẩm sinh gì? Để có thể rèn luyện cho con ngay từ khi còn bé để có thể phát triển tốt hơn…

Thực tế cho thấy một đứa trẻ có năng khiếu về mặt nào đó nếu được phát hiện sớm và được bồi dưỡng đúng cách thì năng khiếu bẩm sinh ở đứa trẻ đó sẽ phát triển rất nhanh.

Có nhiều đứa trẻ ngay từ lúc nhỏ đã có những dấu hiệu tài năng ở một số lĩnh vực nhưng do cha mẹ không để ý thấy, hoặc có thấy nhưng không chú ý bồi dưỡng cho con, nên bé không phát huy được tiềm năng tiềm ẩn của mình.

 

nhận biết trẻ có năng khiếu bẩm sinh

 

Vậy làm sao nhận biết trẻ có năng khiếu bẩm sinh gì? Sau đây là một số dấu hiệu chứng tỏ trẻ có năng khiếu ở lĩnh vực nào đó. Ba mẹ chú ý xem con của mình có dấu hiệu nào trong đây không nhé.

 

Trẻ có năng khiếu âm nhạc

Trẻ từ sau một tháng tuổi đã có khả năng thích thú với các loại âm thanh của các nhạc cụ. Trẻ có thể bị thu hút bởi những âm thanh nhạc, ví dụ như đang khóc nghe tiếng nhạc bé có thể lập tức nín khóc  Sau 3 tháng, trẻ biết phát âm 5 nguyên âm: a, i, u, e, o sau khi trên dưới 1 tuổi có thể tập trung tinh thần nghe ca khúc và có thể phản ứng với những ca khúc vui, buồn…

>>>Mời tham khảo: Cách phân biệt Beside và Besides trong tiếng Anh chi tiết nhất

 

Nhận biết trẻ có năng khiếu bẩm sinh : thể thao, múa

Thường hoạt bát, hiếu động, phản ứng nhanh nhạy, sớm biết lật, biết đứng, biết đi, cơ thể khoẻ mạnh, dẻo dai, linh hoạt hơn so với những đứa trẻ khác cùng lứa tuổi. Đặc biệt khi trẻ có năng khiếu về múa thường có cổ, đùi, cánh tay tương đối dài hơn một chút, hay bắt chước những động tác có tiết tấu.

 

Nhận biết trẻ có năng khiếu về hội hoạ

Trẻ sẽ sớm hứng thú với màu sắc và tranh ảnh, thường bé có thể chú ý rất lâu vào những đồ chơi có sắc màu khác nhau, có sức quan sát và bắt chước tương đối nhanh. Bé có thể đọc một mẫu truyện và vẽ lại hình ảnh bé thấy tương đối đẹp.

 

nhận biết trẻ có năng khiếu bẩm sinh

 

Trẻ có năng khiếu văn học

Trẻ có năng khiếu này rất thích nghe hát ru ngủ, sớm biết nói, phát âm chính xác, tương đối đúng ngữ pháp, trí nhớ tốt hơn hẳn trẻ cùng trang lứa.

Ví dụ: Như là khi ở lớp mẫu giáo hoặc ở nhà, bé nghe cô giáo hoặc cha mẹ kể chuyện tương đối dài nhưng sau đó có thể kể lại tương đối rành mạch, diễn cảm một cách thích thú, say sưa.

 

nhận biết trẻ có năng khiếu bẩm sinh

 

Nhận biết trẻ có năng khiểu bẩm sinh về toán học

Thường biểu hiện khi các cháu mới tập nói đã có thể đếm tới hàng trăm không nhầm lẫn, ở tuổi mẫu giáo, chưa biết chữ, có thể tính nhẩm, cộng trừ nhân chia số tự nhiên tới hàng trăm.

Ngoài ra, trước đó, trên dưới một tuổi trẻ đã biết phân biệt sơ đẳng lớn nhỏ, dài ngắn, nhiều ít (có thể cả vài loại màu sắc tương phản rõ rệt như xanh đỏ, đen trắng) đối với đồ chơi hoặc vật thể khác. Đặc biệt, có trẻ chưa biết chữ đã biết chơi cờ vua, chơi ô ăn quan, giải câu đố là một dấu hiệu khá rõ ràng.

Tuy nhiên thì trẻ có năng khiếu về văn học và toán học thì riêng 2 năng khiếu bẩm sinh này thì phải đợi trẻ biết đi, biết nói mới có những biểu hiện cụ thể nhé các bậc phụ huynh.

 

nhận biết trẻ có năng khiếu bẩm sinh

 

Tóm lại, năng khiếu bẩm sinh của trẻ là một thứ của cải vô cùng quý báu, cần được các bậc cha mẹ khám phá sớm một cách chính xác và hết sức bồi dưỡng, vun đắp để những tố chất đó phát triển thành những viên ngọc quý sau này.

>>> Có thể bạn quan tâm: cách học tiếng anh trực tuyến hiệu quả

HỘI THẢO TRỰC TUYẾN - “CAI NGHIỆN” THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ CHO TRẺ

“Nghiện” điện tử ở trẻ luôn là một vấn đề nhức nhối, nóng bỏng, đáng lo ngại ở hầu hết các bậc cha mẹ. Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, việc trẻ sở hữu, tiếp cận điện thoại thông minh, ipad, máy tính thật dễ dàng và chính điều đó vô tình là cầu nối, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến vấn nạn “nghiện” điện tử ở trẻ. Trước vấn đề đó, không phải phụ huynh nào cũng nhận biết được là con mình xuất hiện những biểu hiện để chứng tỏ con đang “nghiện” điện tử và có những cái giải pháp thực sự đúng đắn về vấn nạn đó.

Vậy làm thế nào để con tránh được vấn nạn “nghiện” điện tử? Nhận thấy vấn đề nguy cơ tiềm ẩn làm ảnh hưởng tới tâm lý, hành vi ở trẻ, Pantado tổ chức chương trình hội thảo: “CAI NGHIỆN thiết bị điện tử cho trẻ” giải quyết tất cả những vấn đề “nghiện” điện tử ở trẻ.

 

cai nghiện điện tử cho trẻ



📌 Thời gian tổ chức: 8h30 sáng chủ nhật ngày 21/11/2021.

📌 Diễn giả: Chị Phan Hồ Điệp.

📌 Hình thức: Hội thảo trực tuyến qua phần mềm zoom.

📌 Cách tham gia: Ba mẹ vào nhóm “Hội phụ huynh tinh hoa” để nhận được thông chi tiết về buổi hội thảo: https://bom.to/aPCtpQ

📌 Nội dung:   

  • P1: Có phải bạn cũng chính là một “con nghiện”?
  • P2: Vì sao con bạn lại “nghiện” thiết bị điện tử?
  • P3: Giải pháp giúp trẻ “cai nghiện” thiết bị điện tử

Hy vọng rằng, chương trình hội thảo: “Cai nghiện thiết bị điện tử cho trẻ” sẽ mang đến cho ba mẹ những kiến thức bổ ích, những giải pháp hiệu quả trong hành trình nuôi dạy con.

Một lần nữa, BTC cảm ơn quý ba mẹ và hẹn gặp lại ba mẹ cùng các con vào 8h30 sáng Chủ nhật tuần này nhé!

👉 Tham gia cộng đồng “Hội phụ huynh tinh hoa” tại: https://bom.to/aPCtpQ

👉 Tìm hiểu thêm thông tin về Hội thảo trực tuyến: “Cai nghiện thiết bị điện tử cho trẻ”: 

  • Facebook:  

 

NHIỀU NGƯỜI ĐANG CÓ XU HƯỚNG TRƯỞNG THÀNH TÂM LÝ QUÁ MUỘN
1. Sống trong gia đình quá hạnh phúc, được bảo vệ quá mức, môi trường sống cũng trong sạch, xa cách xã hội, ít nhìn thấy những mặt trái trong cuộc sống, trải nghiệm không nhiều, nên rất khó để có suy nghĩ riêng của mình đối với mọi chuyện.
 
2. Ít tri thức, không thích đọc sách, không tự hình thành cách sống của mình được.
 
3. Bởi vì chẳng có tí kinh nghiệm nào, mà dù có trải qua sự việc rồi thì cũng không thay đổi bản thân, thế thì trưởng thành kiểu gì?
 
4. Không biết khống chế bản thân, tưởng mình mãi là đứa trẻ không lớn, tưởng thế là hay nhưng người ngoài nhìn vào chẳng khác gì đứa kém hiểu biết.
 
Trưởng thành về mặt tâm lý
 
5. Cho dù hoàn cảnh xung quanh có ra sao, chỉ cần mình muốn trưởng thành là sẽ trưởng thành được, không liên quan gì đến tuổi tác cả.
 
6. Trái tim thủy tinh, dễ tự ái cũng là một biểu hiện của việc không trưởng thành.
 
7. Một chữ thôi: Lười. Lười đến mức không dám bước ra khỏi vòng an toàn để thử những điều mới, học hỏi tri thức mới, cái gì cũng qua loa. Cái này chỉ là chuyện nhỏ, cái kia chẳng có tác dụng gì, sợ cái nọ, lo cái kia. Không tiến bộ được thì lại than trời than đất.
 
8. Chỉ thích muốn tiếp xúc với người quý mình hoặc người mình quý. Cứ gặp ai không hợp là nhìn người đó một cách phiến diện, rồi trốn được lúc nào là trốn luôn. Chỉ nhìn được những mặt kém hơn mình của người khác, không chịu nhìn vào ưu điểm của người ta. Tự khóa chặt bản thân mình, không mở lòng chủ động giao tiếp, học hỏi điều tốt từ mọi người.
 
9. Cũng có một số người có thể là do quá nghèo, cả ngày chỉ ở nhà rồi đến trường, không đi đâu được hết. Bị é.p buộc phải ngoan ngoãn, không được ra ngoài g.â.y c.h.uyện. Bố mẹ không thể cho con nhiều kinh nghiệm hơn, vậy nên bọn họ mới trưởng thành muộn.
 
10. Thường có người gánh trách nhiệm thay mình, khiến nội tâm con người ngày càng yếu đuối.
(Cre: Weibo Việt Nam)
Via: Sống tích cực
Hồi chuông cảnh báo: Sau 20 năm nữa, 3 kiểu trẻ nhỏ này sẽ bị xã hội đào thải, chối từ.
Không phải điều tốt nhất cha mẹ dành cho con cái sẽ phù hợp với con, đừng biếɴ con thành một đứa trẻ bị xã hội đào thải khi lớn lên.
 
Làm cha làm mẹ ai chẳng muốn mang đến những điều tốt đẹp cho con, lo lắng cho con chu toàn, tuy nhiên sự bảo bọc của cha mẹ đôi khi lại trở thành gánh nặng, trở ngại khiến đườɴg đời của con gập ghềnh. Có người từng nói “ᴛнươnɢ con đôi khi phải dằn ʟòɴg để con chịu khổ”. Nếu muốn con không thuộc 3 kiểu trẻ dễ bị xã hội từ chối sau 20 năm nữa, cha mẹ nên uốn nắn con từ bé, đừng làm hư con.
 
1. Trẻ phụ thuộc, ỷ lại
 
Ngày xưa ở ruộng ở quê, cha mẹ bận suốt ngoài đồng áng, ở nhà anh chị em tự chăm ɴʜau, đến bữa đói thì tự ɴấu cơm ăn, anh chị lớn bế em nhỏ cả ngày. Giờ trẻ con sống thoải mái hơn nhiều, được cha mẹ chăm sóc đầy đủ.
Thậm chí có những đứa trẻ đã học đến lớp 10 mà mỗi ngày mẹ phải bưng tô cơm lên tận phòng cho ăn, ăn xong vứt ngoài cửa là có mẹ lên thu dọn. Nói thì bảo con bé học nhiều, мệᴛ, chăm chút có sao đâu. Thật sự không thể hiểu nổi, con thì ai cũng ᴛнươnɢ nhưng ᴛнươnɢ theo kiểu chiều chuộng vô lối là đang ʜại con.
 
 
Cuộc sống bây giờ tốt đẹp là vậy nhưng đứa trẻ không tự lập được nữa, đây là lỗi của ai? Cha mẹ bây giờ có nhiều thời gian để chăm sóc con cái, thậm chí thay con làm mọi việc. Nhưng cha mẹ định thay con làm tất cả mọi việc đến bao giờ? Việc cha mẹ quá bao bọc con sẽ khiến con sinh tính ỷ lại, sống phụ thuộc, đến 20 năm sau, ra đời quen thói dựa dẫm sẽ không thể sống tốt, đối diện khó khăn lập ᴛức thu người lại.
 
 
2. Trẻ bất lịch sự
 
Nhiều người pʜát hiện ra tầm quan trọng của phép lịch sự chỉ sau khi được xã hội giáo dục từ từ. Thậm chí mỗi khi xem trên báo có tin của những đứa trẻ ngỗ ngược, lại có những bình luận kiểu như “nhà không dạy được thì để cuộc đời dạy, để xã hội dạy”.
Một đứa trẻ bất lịch sự lúc nhỏ khiến người xung quanh không ưa nổi, bạn bè chán gʜét, lớn lên dễ bị loại bỏ khỏi xã hội, khỏi tập thể vì tính tình khó chấp nhậɴ. Rất khó để người khác đón nhậɴ, đến gần khi mà bản ᴛнâɴ quá мấᴛ lịch sự.
 
3. Trẻ lười biếɴg, hay trì hoãn
 
 
Tính lười biếɴg, trì hoãn của trẻ sẽ không thấy ngay hậu quả khi con còn nhỏ nhưng lớn lên lại trở thành chướng ngại khiến con khó hòa nhập vào xã hội, đi chậm hơn, thụt lùi so với mọi người xung quanh. Khi đi học, thói lười biếɴg, trì hoãn chỉ khiến con điểm kém, học hành lẹt đẹt. Nhưng khi ra ngoài đời, khó ai chấp nhậɴ chờ đợi con, cũng không ai rảɴʜ hay đủ tận ᴛâм để đốc thúc con, nhắc nhở con như cha mẹ ở nhà.
Rất nhiều chuyên gia nói rằng cha mẹ nên học cách lười, cách “tàɴ ɴhẫɴ” để con cái có cơ hội tự lập, đối diện khó khăn, ít nhất phải biết tự chăm sóc bản ᴛнâɴ, có ra đời cũng không lo bị xã hội loại trừ, đào thải.
 
Cre: Thanh Lam
Cha mẹ đừng ép con học vì điểm số
Mỗi thời có những quan điểm về điểm số không giống nhau, nhưng những người ‘thích điểm số’ thì luôn giống nhau, đó là bằng mọi giá để có điểm thật cao, học ngày học đêm, học thêm học nếm, đủ mọi thứ trên đời.
 
 
Học vì điểm số con chưa hẳn giỏi kiến thức thực sự, nhưng chắc chắn là sẽ đánh mất tuổi thơ. Thời học sinh của tôi đã qua hơn 10 năm, ngày đó điểm số cũng rất quan trọng nhưng chúng tôi không phải học nhồi nhét. Học chỉ một buổi, không đi học thêm. Chỉ các bạn học giỏi thì có thêm những buổi ôn thi và những bạn học yếu cũng được bồi dưỡng thêm.

 

 

Ngày ấy, tôi vừa học vừa phụ giúp gia đình làm đủ thứ việc nhưng lực học vẫn tốt. Thỉnh thoảng tôi có kể cho các con và học sinh nghe về việc học ngày xưa của mình. Tôi chủ động trong việc học và không bao giờ để cha mẹ hay thầy cô nhắc nhở.
 
Chính vì thế tôi dạy một cách nhẹ nhàng, thiết thực để việc học hành của các con thoát lối học “gạo”, thoát điểm số.
 
Những đợt kiểm tra học giữa kỳ, học kỳ cũng chẳng có gì áp lực. Nếu buổi chiều thi, buổi sáng con ở nhà xem qua vài lần, con vẫn có thời gian giải trí, vận động chân tay (đọc sách báo, xem truyền hình, làm việc nhà, chơi thể thao).
 
Thời nay, học sinh học mụ cả người vì điểm số. Học quá nhiều nên dư kiến thức sách vở mà thiếu vốn sống thực tế. Nhưng chính cha mẹ lại là người ép con học vì điểm số. Người lớn chúng ta đang đánh cắp tuổi thơ, đánh cắp tuổi học trò của con em mình, khiến con em “lạc vào điểm số”. Nhiều đứa trẻ sẽ trải qua nhiều năm ám ảnh, hoặc thậm chí ám ảnh tới khi đã trưởng thành.
 
Bạn tôi đang dạy tại một trường phổ thông ở Sài Gòn chia sẻ sở dĩ phụ huynh ép con học cũng là vì áp lực về thành tích của con mình với người ngoài (như đồng nghiệp, bà con, chòm xóm…).
 
Đa số phụ huynh bây giờ có 1-2 con nên đầu tư cho con rất nhiều. Người lớn thường đem những đứa trẻ trở thành câu chuyện bàn tán mỗi khi nói chuyện cùng nhau. Nếu con của ai đó kém hơn những đứa trẻ khác, họ sẽ cảm thấy xấu hổ.
 
 
Thậm chí có những phụ huynh biết rõ sức học con mình ở mức trung bình nhưng vẫn muốn con khá, giỏi nên… không ngừng làm phiền thầy cô để xin “giúp đỡ”. Tất nhiên, giáo dục trên nền tảng chân – thiện – mỹ không bao giờ cho phép điều đó.
 
Lẽ ra vào mùa thi của con, phụ huynh chỉ cần động viên con thi tốt trong khả năng; chăm sóc sức khỏe cho con đảm bảo đủ tinh thần thoải mái bước vào phòng thi thì lại làm cho con thêm nặng nề.
 
Mỗi bạn trẻ khi cắp sách đến trường, trước mỗi kỳ thi đã luôn có áp lực rồi mà còn thêm áp lực vô hình từ cha mẹ, có khi còn tác dụng ngược. Bộ não các con nếu có quá nhiều áp lực thì kỳ thi sẽ trở thành khoảng thời gian đau khổ, thậm chí dẫn đến hậu quả khó lường nếu không đạt như “ước nguyện” của phụ huynh “gửi gắm” trước đó.
--st--
Một khi con lười biếng dù chỉ 5 phút, con đã thua người khác rồi!
Con trai, lẽ ra hôm nay là ngày đầu tiên con đi học lại sau kì nghỉ tết nhưng vì dịch Corona đang hoành hành nên con được nghỉ thêm một tuần nữa. Như mọi năm, mẹ sẽ gọi con dậy đi học nhưng năm nay, mẹ gọi con dậy lúc 7:30 sáng để đọc sách. Con vẫn vùi mình trong chăn ấm. 7:30 cũng không còn sớm gì nhưng con rất cau có nói rằng: "Mẹ có biết khó khăn lắm con mới được nghỉ học không? Trời thì lạnh quá, mẹ lại bắt con đi đọc sách, mẹ có thể để con ngủ một giấc ngon không?"
Mẹ phải khen con giỏi kiếm cớ nhỉ? Con chỉ cần rên rỉ, mới vừa đọc được 10 phút, con lại kiếm cớ đi ăn sáng. Ăn xong, con đâu chịu ngồi học mà nhảy lên sofa coi tivi hay chơi facebook một hồi lâu. Thế là hết cả buổi sáng. Mẹ không còn cách nào khác phải ngắt WiFi vào buổi chiều để buộc con quay lại bàn học.
 
 
 
Con thở dài và nói: "Tại sao mẹ lại tàn nhẫn đến như vậy, đến ngày nghỉ, mẹ cũng bắt con học. Có ai khổ sở như con không?"
Thành thật mà nói, con đã làm việc chăm chỉ trong học kỳ vừa qua và mẹ muốn con có được những giây phút thư giãn. Nhưng con lại sắp thi đại học, một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp học tập của con. Mẹ muốn nói với con rằng: Cái mà con đang gọi là "sống khổ" thực ra là hạnh phúc. Vì mẹ có thể ở bên con và giục con học tập.
Mẹ chỉ sợ rằng một ngày nào đó con lớn lên, thành đạt rồi thì chẳng còn ai bên cạnh con nữa. Khi mọi thứ phụ thuộc vào chính con, thì con tự quyết tất cả mà không ai cố vấn cho con, đó mới là nỗi khổ thực sự.
 

1- Một người tài giỏi hơn con, họ đang nỗ lực và chăm chỉ hơn con gấp ngàn lần

Con cảm thấy rằng thật khó để dậy sớm và học vì con không hiểu được sự tàn khốc của cạnh tranh. Những học sinh, sinh viên có điểm số tốt và học tập chăm chỉ thì dễ đậu vào trường đại học tốt và có một tương lai tốt hơn.
Đừng xem thường thời gian, đừng nỗ lực tắc trách. Chỉ bằng cách làm việc chăm chỉ, con có thể có được cuộc sống mà con hằng mong muốn.

2- Những người làm việc chăm chỉ hơn bạn mỗi ngày thực ra họ đã cách bạn một quãng khá xa

Có câu nói: Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt phẩm chất và gieo phẩm chất gặt vận mệnh. Con trai, con lười biếng suốt nửa tiếng hôm nay và ngày mai cũng thế thì con đã nuông chiều bản thân mình một tiếng đồng hồ rồi. Một khi thói quen xấu này phát triển, nó sẽ hình thành một quáng tính và sẽ khó thay đổi.
“Điều quyết định bạn đi được bao xa không phải là bạn làm việc chăm chỉ bao nhiêu lần, mà là bạn tiếp tục làm việc chăm chỉ trong bao lâu.”
Mẹ đã hối hận nhiều lần, tại sao mẹ không chịu làm việc chăm chỉ dù chỉ là một chút. Sự khác biệt dường như rất nhỏ nhưng nếu được tích lũy theo thời gian, thực sự là một con số khổng lồ.

3 - Cực khổ khi còn nhỏ sẽ giúp bạn mạnh mẽ và là phước lành khi bạn lớn lên

Con trai, khi mẹ yêu cầu con dậy sớm để học bài, con luôn nói: "Bây giờ là ngày nghỉ rồi ..." Mẹ chỉ muốn nói với con rằng học tập là một việc mà người trẻ cần làm mỗi ngày. Không phải ngày nghỉ là con được quyền bỏ bê việc học và không phải kêu con học thì con mới học. Việc học cần tự giác con à. Nỗi cực nhọc của việc học cuối cùng sẽ mở đường cho con hướng đến một tương lai tươi sáng hơn.
Khi còn trẻ, dù con đã chọn đau khổ hay tận hưởng, thì con sống một cuộc sống hoàn toàn khác. Mọi người thường nói, hãy để bản thân học tập chăm chỉ, đó là cách bạn nhìn thế giới rộng hơn, thoải mái hơn và tiện nghi hơn. Ở độ tuổi của con, học tập là điều dễ dàng nhất.
Trong nửa đầu của cuộc đời, nếu con học tập chăm chỉ thì trong nửa đời còn lại, con không phải sống trong thiếu thốn, không biết ngày mai có gì ăn không, thay vào đó con sẽ nghĩ ngày mai ăn ở nhà hàng nào, ngủ ở nhà có mấy phòng.

4 - Đừng để bạn của tương lai ghét bạn của hiện tại chỉ vì lý do không làm việc chăm chỉ

 
 
 
Con trai, đừng chọn an nhàn ở tuổi có thể chịu đựng được đau khổ.
Điều hối tiếc lớn nhất trong cuộc đời không phải là con không thể làm điều đó, mà là tại sao con không làm ngay từ đầu.
Gia vị càng được nghiền nát, chúng càng mịn và hương thơm càng mạnh và làm cho món ăn càng ngon. Học hành cũng như vậy, khi con nghiền ngẫm kiến thức thật kĩ, con sẽ nhớ lâu và áp dụng hiệu quả vào thực tế, con sẽ ngộ ra nhiều điều sâu sắc mà bấy lâu nay con chưa thấu tỏ và thành công con nhận được càng sâu sắc hơn.
Đây chính xác là những gì mẹ muốn nói với con. Đừng để con của tương lai ghét chính con của hiện tại vì lý do không chịu làm việc chăm chỉ bây giờ.
Theo: cafeF
Ba mẹ sẽ trả lời như thế nào khi con nói “Mẹ ơi, con không muốn học”?
Sẽ có những giai đoạn con bạn cảm thấy chán học, không muốn đến trường vì mệt mỏi với áp lực bài vở hay một nguyên nhân nào đó. Khi đối diện với sự chán chường này của con, cha mẹ phải đối phó như thế nào? Làm thế nào để con hiểu rõ được tầm quan trọng của việc học, làm thế nào để giúp con có động lực học trở lại?
 
Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người và văn bản cho biết 'Ba mẹ sẽ trả lời như thế nào khi con nói: "Mẹ ơi, conkhông không muốn học"'
 
>>>Có thể bạn quan tâm: luyện thi chứng chỉ tiếng anh online
 
Khi con nói: "Con đã cố gắng học tập chăm chỉ trong một thời gian dài mà kết quả không cải thiện". Ý con là sự cố gắng của mình là vô nghĩa, và tại sao con lại phải học tiếp?
 
Cha mẹ nên trả lời: "Khi chúng ta đói, chúng ta cắn một miếng cơm nhưng chưa cảm thấy bớt đói ngay được, nhưng khi chúng ta tiếp tục ăn, từng miếng một thì từ từ sẽ no. Học cũng như ăn cơm vậy, nên tích lũy từng chút một rồi dần dần kiến thức sẽ được nạp đầy và kết quả sẽ được cải thiện".
 
"Con sợ mọi nỗ lực của con sẽ chẳng có kết quả gì", khi con nói ra điều này là bé ngụ ý sợ thất bại.
 
Thực tế là con người ai cũng sợ thất bại và cha mẹ nên trả lời: "Ai trong số chúng ta cũng đều mong muốn thành công. Giống như khi gặp bài thi trắc nghiệm, ai cũng muốn khoanh vào đáp án đúng, nhưng thực tế sẽ có người khoanh phải đáp án sai. Tuy nhiên, sai một lần hay sai một vài đáp án sẽ giúp chúng ta biết đâu là câu trả lời đúng vào lần sau và sẽ không bị mắc lỗi sai đó nữa".
 
 
"Con không thể tiếp tục, con có thể từ bỏ không?". Ý muốn nói là việc kiên trì học tập không còn ý nghĩa và không còn động lực cố gắng nữa.
Câu trả lời của cha mẹ nên là: "Bố mẹ cũng đã làm việc rất chăm chỉ một thời gian dài nhưng cũng chưa nhìn thấy kết quả đâu. Bố/mẹ cũng rất buồn, cũng từng nghĩ sẽ không cố gắng nữa, nhưng thực sự là có phải việc làm của bố mẹ không có kết quả không?.
 
Thực tế là thay đổi về lượng sẽ dẫn tới thay đổi về chất, do đó mọi nỗ lực của chúng ta không phải là không có kết quả. Có thể là chúng ta chưa thể nhìn ra kết quả thôi. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy kết quả khi chúng ta thay đổi chất lượng, vì vậy, bố/mẹ tin rằng mọi nỗ lực của chúng ta đã được tích lũy. Nếu chúng ta kiên định với việc đang làm chúng ta sẽ thấy sự thay đổi về chất".
 
"Con không dám hỏi lại câu hỏi của thầy cô giáo". Lý do là vì con sợ giáo viên nghĩ mình chậm hiểu.
 
Bố mẹ nên giải thích cho con: "Mỗi ngày thầy cô giáo đứng lớp giảng bài cho rất nhiều học sinh và sẽ không thể hỏi từng em xem có hiểu bài hay không, hiểu đến đâu rồi. Nhưng nếu con chưa hiểu gì và hỏi lại thầy, bố/mẹ nghĩ là thầy cô sẽ rất vui vì đã được học sinh hồi đáp lại bài giảng của mình. Và bố/mẹ tin con sẽ rất vui với cách học chủ động này. Con sẽ vui hơn khi con gần gũi với giáo viên hơn và cho họ cơ hội để nhớ tới con cũng như con thêm cơ hội giao lưu và biết thêm về thầy cô giáo của mình".
 
"Con không muốn từ bỏ, nhưng lại chán học, con phải lựa chọn như thế nào?".
 
Câu trả lời của bố/mẹ nên là: "Trong cuộc sống và học tập, chúng ta luôn phải đưa ra lựa chọn và chịu trách nhiệm với lựa chọn của chính mình. Nhưng con đừng sợ, hãy lựa chọn thật kỹ trước khi đưa ra quyết định và hãy kiên định theo đuổi những gì mình đã lựa chọn. Nhiều khi có những việc chúng ta không muốn từ bỏ, nhưng rồi vẫn phải buông".
Bố mẹ nên giúp con không sợ hãi khi phải đối mặt với những khó khăn hay sự lựa chọn. Tuy nhiên phụ huynh không nên can thiệp vào lựa chọn của con mà hãy để con trưởng thành dần trong suy nghĩ, học cách từ bỏ để nhận được nhiều hơn.
~~st~~