Kiến thức học tiếng Anh

Cách đọc các dạng số trong tiếng Anh chính xác nhất

Khi bắt đầu học tiếng Anh ngoài việc học cách phát âm bảng chữ cái tiếng Anh thì người học còn phải học cách sử dụng và cách đọc số trong tiếng Anh. Đây là một trong những kiến thức đầu tiên và cơ bản đối với người học ngoại ngữ. Hãy theo dõi bài viết sau đây để có thể trang bị cho mình một nền tảng tiếng Anh vững chắc nhé!

Các dạng số trong tiếng Anh

  • Số đếm (cardinal number) – được sử dụng với mục đích là đếm số lượng

Ví dụ: There are 32 students in the class. (Có 32 học sinh ở trong lớp)

  • Số thứ tự (ordinal number) -được sử dụng để chỉ thứ tự, thứ hạng tuần tự

Ví dụ: Linda has come first / 1st in the contest, people are very proud of her. / (Linda đã dành vị trí đầu tiên trong cuộc thi, mọi người rất tự hào về cô ấy).

Định nghĩa về số đếm và số thứ tự trong tiếng Anh.

  • Số đếm: Trong toán học, số đếm là một sự tổng quát hóa của số tự nhiên sử dụng để đo lực lượng của một tập hợp. Lực lượng của một tập hữu hạn là một số tự nhiên: bằng số phần tử trong tập hợp. Các số đếm vô hạn mô tả các kích thước của các tập hợp vô hạn (Theo wikipedia).
  • Số thứ tự: Được dịch từ tiếng Anh -Trong lý thuyết tập hợp, số thứ tự, hay thứ tự, là một khái quát của khái niệm số tự nhiên được sử dụng để mô tả cách sắp xếp một tập hợp các đối tượng theo thứ tự, nối tiếp nhau (Theo wikipedia).

Cách đọc số đếm trong tiếng Anh.

Cách đọc số đếm được chia thành các khoảng chính sau:

Từ 1 – 9:

  • one /wʌn/: 1
  • two /tu:/: 2
  • three /θri:/: 3
  • four /fɔ:/: 4
  • five /faiv/: 5
  • six /siks/: 6
  • seven /’sevn/: 7
  • eight /eit/: 8
  • nine /naɪn/: 9

Từ 10-20:

  • eleven /ɪˈlev.ən/: 11
  • twelve /twelv/: 12
  • thirteen /θɜːˈtiːn/: 13
  • fourteen /ˌfɔːrˈtiːn/: 14
  • fifteen /ˌfɪfˈtiːn/: 15

….

  • twenty /ˈtwen.ti/: 20

Các số từ 16-19 được đọc bằng: số + teen.

Các số tròn chục thường sẽ có cấu tạo là số + ty, trừ các trường hợp sau:

  • twenty /ˈtwen.ti/: 20
  • thirty /ˈθɜː.ti/: 30
  • forty /ˈfɔː.ti/: 40
  • fifty /ˈfɪf.ti/: 50

*Lưu ý: Khi phát âm số đếm trong tiếng Anh, đuôi -teen và -ty khi phát âm trong câu thường sẽ gần giống nhau. Chính vì vậy, để tránh nhầm lẫn giữa các số với nhau, người ta thường phụ thuộc vào trọng âm của từ để phân biệt.

Ví dụ:

  • 14 /ˌfɔːrˈtiːn/, có trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.
  • 40 /ˈfɔː.ti/, có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

>> Có thể bạn quan tâm: Cách đọc và viết ngày tháng trong năm bằng Tiếng Anh

Các nhóm số trong tiếng Anh:

  • 00: hundred (trăm)
  • 000: thousand (nghìn)
  • .000.000: million (triệu)
  • .000.000.000: billion (tỉ)
  • Ngàn tỉ: thousand billion / quadrillion.
  • Triệu tỉ: trillion / quintillion.

Ví dụ:

  • 500: Five hundred
  • 2,000: Two thousand
  • 3,000,000: Three million
  • 4,000,000,000: Four billion

Khi đọc các số có nhiều thành phần, sẽ đọc lần lượt các thành phần từ lớn đến nhỏ:

Ví dụ:

  • 745: Seven hundred and forty five.
  • 1,396: a thousand three hundred and ninety six.
  • 16,438: sixteen thousand, four hundred and thirty eight.
  • 18,204,567: eighteen million two hundred four thousand five hundred and sixty seven.

Cách đọc số thứ tự trong tiếng Anh

Số thứ tự nhìn chung là giống như số đếm (trừ các trường hợp đặc biệt như first -1st, second -2nd, third -3rd), chỉ thêm đuôi -th. Nên cách đọc số thứ tự trong tiếng Anh giống như cách đọc số đếm và bật âm đuôi -th.

Cách đọc các loại số khác trong tiếng Anh:

Cách đọc số thập phân (decimal numbers) trong tiếng Anh

Phần số nguyên được đọc hoàn toàn bình thường và theo đúng quy tắc như trong phần 2 của bài viết, còn phần thập phân đằng sau dấu chấm sẽ được đọc từng số lẻ một tách biệt nhau.

Mặc dù chúng ta thường được dạy ở trường tiểu học rằng dấu ngăn cách giữa phần số và phần thập phân trong số thập phân là dấu “,”, tuy nhiên trong tiếng Anh dấu được sử dụng là dấu “.” và được đọc là “point”.

Ví dụ:

  • 123.35 : one hundred twenty three point three five.
  • 34.789: thirty four point seven eight nine.
  • 56.983: fifty six point nine eight three.
  • 2.58: two point fifty eight.

Ngoài ra, một điều nữa cần lưu ý đó là nếu số bắt đầu của phần thập phân là số 0. Thì số 0 này sẽ được đọc là “nought”. Còn nếu phần số là 0, thì số 0 này sẽ được đọc là zero.

Ví dụ:

  • 123.05 : one hundred twenty three point nought five.
  • 0.5 : zero point five.
  • 14.089: fourteen point nought eight nine.
  • 256.067: two hundred fifty six point nought six seven

Cách đọc phân số trong tiếng Anh

Khi muốn đọc phân số bằng tiếng Anh, chúng ta sẽ gặp các trường hợp sau:

  • Sử dụng số đếm để đọc tử số và số thứ tự để đọc mẫu số nếu tử số nhỏ hơn 10 và mẫu số nhỏ hơn 100 (nếu tử số lớn hơn 1 thì phải thêm “s” vào mẫu số)

Ví dụ:

  • ¼: one four
  • ⅘ : four fifths
  • ⅙ : one sixth
  • 4/11: four elevenths

Sử dụng cách đọc thông thường đã được mô tả trong phần 2 của bài viết để đọc các phân số có tử số có giá trị từ 10 trở lên hoặc có mẫu số lớn hơn 100, giữa hai số phải có “over”.

Ví dụ: 

  • 12/7: twelve over seven
  • 71/99: seventy one over ninety nine
  • 3/28: three over twenty three
  • 2/789: two over seven eight nine

Ngoài ra có một số trường hợp đặc biệt có thể được đọc theo cách ngắn gọn hơn như sau:

  • ½ = one half= a half
  • ¼ = one fourth = one quarter = a quarter
  • ¾ = three quarters
  • 1/100 = one hundredth
  • 1/1000 = one over a thousand = one thousandth

Cách đọc hỗn số trong tiếng Anh

Đối với phần số nguyên, chúng ta chỉ cần đọc theo cách thông thường, còn đối với phần phân số thì chúng ta đọc theo cách đã được hướng dẫn bên trên đồng thời thêm từ “and” ở giữa.

Ví dụ:

  • 9 4/9: nine and four ninth
  • 35 6/25: thirty five and six over twenty five

Cách đọc số mũ trong tiếng Anh

Chúng ta sẽ sử dụng cách đọc thông thường và đi kèm với cụm từ “to the power of”.

Ví Dụ:  

  • 2 mũ 5 : two to the power of five
  • 98 mũ 3: ninety eight to the power of three
  • 123 mũ 4: one hundred and twenty three to the power of four

Tuy nhiên đối với những số mũ 2 và mũ 3 thì chúng ta lại áp dụng một cách đọc khác, tương tự như cách đọc “bình phương” hay “lập phương” trong tiếng Việt vậy, đó là “squared” và “cubed”:

Ví dụ:

  • 15 mũ 2 : fifteen squared
  • 15 mũ 3 : fifteen cubed

Bài tập áp dụng cách đọc số trong tiếng Anh

  1. Điền cách đọc đúng cho các số sau:
  1. 14
  2. 40
  3. 167
  4. 2,354
  5. 2.456
  6. 56.06
  7. 23.89
  8. 17,290,890
  9. 12.05
  10. 4,586,903
  11. 24,000,000,000
  12. 1.089

Đáp án:

  1. Fourteen
  2. Forty
  3. A hundred and sixty seven / One hundred and sixty seven
  4. Two thousand three hundred and fifty four
  5. Two point four five six
  6. Fifty six point nought six
  7. Twenty three point eighty nine
  8. Seventeen million two hundred ninety thousand eight hundred and ninety
  9. Seven eighths
  10. Twelve point nought five
  11. One third / a third
  12. Four million five hundred eighty six thousand nine hundred and three
  13. Twenty four billion
  14. Two fifths
  15. One point nought eight nine
  1. Chọn cách đọc đúng cho các số sau:
  1. 50 – Fivety / Fifty
  2. 40 – Forty / Fourty
  3. 0 – nought / zero
  4. 0.45 – zero point forty five / nought point forty five
  5. 5.08 – five point nought eight / five point zero eight
  6. ⅚ – five sixths / fifth six / five six
  7. 9,765 – nine thousand seven hundred and sixty five / nine and seven hundred sixty five.
  8. 178 – a hundred and seventy eight / one seventy eight.
  9. 2/7 – two sevenths / second seven
  10. 20/8 twenty over eight / twenty over eighths

Đáp án:

  1. 50: Fifty
  2. 40: Forty
  3. 0: zero
  4. 0.45: zero point forty five
  5. 5.08: five point nought eight
  6. ⅚ : five sixths
  7. 9,765: nine thousand seven hundred and sixty five
  8. 178:  a hundred and seventy eight
  9. 2/7: two sevenths
  10. 20/8: twenty over eight

Trên đây là tập hợp tất cả những thông tin bổ ích liên quan tới cách đọc số trong tiếng Anh, tưởng chừng như đơn giản thế nhưng đây lại là một kiến thức khá rộng, đòi hỏi người học phải tìm hiểu sâu.

>>> Mời xem thêm: “Consider” là gì? Cấu trúc và cách dùng của “consider”?

Lớp học Tiếng Anh trực tuyến miễn phí

THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!

“Consider” là gì? Cấu trúc và cách dùng của “consider”?

Khi đối diện với một vấn đề nào đó, chúng ta luôn cần xem xét, cân nhắc một cách cẩn thận người ta dùng “Consider” để biểu đạt trong tiếng Anh. Hãy cùng Pantado.edu.vn tìm hiểu kĩ hơn về cấu trúc “consider” nhé!

Consider là gì?

Consider” có nghĩa là: cân nhắc, xem xét, lưu ý đến. 

Trong các ngữ cảnh khác nhau thì consider sẽ mang nghĩa khác nhau như: coi như là, để ý đến, quan tâm đến điều gì, chú ý đến, cân nhắc đến, suy xét, xem xét đến, có ý kiến, nghĩ là… là những nghĩa thường gặp nhất.

Ví dụ:

  • I need some time to consider. (Tôi cần một chút thời gian để xem xét)
  • We are considering various possibilities (Chúng tôi đang cân nhắc các khả năng khác nhau)
  • He doesn’t consider what she says. (Anh ấy không hề để tâm tới những gì mà cô ấy nói)
  • I consider him like my brother. (Tôi coi anh ấy như anh trai của mình)

Các loại từ của Consider

Tính từ (Adj): Considerable (To tát, lớn, đáng kể) và Considerate (chu đáo, ân cần)

Ví dụ:

  • The project wasted a considerable amount of time and money. / (Dự án này đã lãng phí một lượng lớn tiền của và thời gian)
  • She is always polite and considerate towards her friends. / (Cô ấy luôn lịch sự và chu đáo với những người bạn của cô ấy.)

Danh từ (Noun): Consideration (n): sự suy nghĩ, sự cân nhắc, sự nghiên cứu, sự suy xét

Careful consideration should be given to issues of health and safety. / (Sự cân nhắc kỹ càng nên được đưa ra đối với các vấn đề sức khỏe và an toàn)

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh giao tiếp trực tuyến với người nước ngoài

Cấu trúc Consider thường gặp và cách dùng

Consider somebody/something + adj hoặc Consider somebody/something + to be + adj

(Nghĩ ai/cái gì như thế nào)

Thường được sử dụng khi muốn đề cập đến việc ai đó có quan điểm, suy nghĩ về ai/cái gì như thế nào

Ví dụ:

  • They will take any steps they consider necessary. / (Họ sẽ thực hiện bất cứ biện pháp nào mà họ nghĩ là cần thiết)
  • I considered this game to be interesting. / (Tôi nghĩ trò chơi này khá thú vị)

Consider doing something: (Xem xét, cân nhắc việc gì)

Cấu trúc này hiện sự cân nhắc, đang xem xét việc gì.

Ví dụ: Have you considered starting your own business? / (Bạn có xem xét đến việc bắt đầu tự mình kinh doanh không?)

Consider somebody/something somebody/something

(Coi ai/cái gì là ….)

Consider somebody/something as something

(Coi ai/cái gì như …)

Cấu trúc này được sử dụng để diễn tả tả ý nghĩa coi ai/cái gì như, là..

Ví dụ: You should consider this as a long-term investment. / (Bạn nên coi đây là một khoản đầu tư dài hạn)

Consider somebody/something for + N

(Xem xét, đánh giá cái gì cho việc gì)

Hoặc To be considered + for + N = To be considered + to be + N

(Được xem xét, đánh giá cho việc gì)

Ví dụ:

  • We are considering her for the position of marketing manager. / (Chúng tôi đang cân nhắc cô ấy cho vị trí giám đốc quảng cáo)
  • He is considered for the new position. / (Anh ấy được cân nhắc cho vị trí mới)

Consider + WH (what/when/where…)+ to V: xem xét

Ví dụ: He was considering what to do next. (Anh ấy đang cân nhắc sẽ làm gì tiếp theo)

Consider (+ that) + mệnh đề: nghĩ rằng, cho rằng

Ví dụ: She considers that it is too early to form a final conclusion. / (Cô ấy cho rằng nó là quá sớm để đưa ra kết luận cuối cùng)

Ngoài các trường hợp nêu trên, consider còn có thể kết hợp với một số từ khác tạo thành cụm từ hay mà bạn nên nhớ như:

  • Be well/high considered = be much admired: được ngưỡng mộ, được đánh giá cao

Ví dụ: She granted a well-considered award in math field.

(Cô ấy nhận được một giải thưởng được đánh giá cao trong lĩnh vực toán học.)

  • Take something into consideration: cần cân nhắc vấn đề nào đó

Ví dụ:

Our company will take your experience into consideration when they decide who will get the job. / (Công ty của chúng tôi sẽ cân nhắc kinh nghiệm của bạn khi quyết định ai sẽ là người nhận được công việc.)

BÀI TẬP

Sự cân nhắc, xem xét luôn là một tiến trình trong suy nghĩ, vì vậy, chúng ta cần chú ý quan sát kỹ ngữ cảnh để lựa chọn cấu trúc “Consider” cho phù hợp. Và bây giờ hay thử sức với bài tập dưới đây để xem bạn đã nắm được những gì về “Consider” rồi nhé! Chúc bạn học tốt!

Chia dạng đúng của động từ

Have you ever considered (become) ________ a doctor?

They (consider)________ her for the job of designer.

Everyone considers Tom as the (intelligent)______ student in my school. 

I always consider my teacher (be)_______ humorous and friendly.

He (consider)________ it his duty.

Would you consider (buy) ____ a new car?

Who do you consider (responsible) _______ for the accident?

>>> Mời xem thêm: Cấu trúc và cách dùng của “mind” trong tiếng Anh chi tiết nhất

Cấu trúc và cách dùng của “mind” trong tiếng Anh chi tiết nhất

Cùng tìm hiểu cách dùng “mind” chi tiết đầy đủ nhất trong tiếng Anh. Giúp các bạn học tập và làm bài tập thật tốt nhất!

Định nghĩa “MIND”

Mind trong tiếng Anh tồn tại dưới hai dạng là danh từ và động từ.

  • Khi là danh từ, MIND được hiểu là một phần của con người giúp con người có thể suy nghĩ, cảm nhận và nhận thức về điều gì đó.

Ví dụ: My mind was filled with ideas /(Đầu óc của tôi tràn đầy những ý tưởng)

Ngoài ra, MIND còn được dùng để diễn tả sự thông minh tuyệt vời của ai đó, vấn đề về tâm trí.

Ví dụ: He was one of the greatest minds of her generation / (Anh ấy là một trong những bộ óc vĩ đại nhất của thế hệ anh ấy)

  • Khi là động từ, MIND có thể được hiểu với nghĩa là “hãy quan tâm, cẩn thận, chú ý về điều gì đó” hoặc “chăm sóc ai đó hoặc điều gì đó”

Ví dụ:

  • Mind your head! The ceiling is very low! / (Cẩn thận đầu của bạn, trần nhà rất thấp đó.)
  • My mother has offered to mind the children while I am away. / (Mẹ của tôi đề nghị chăm sóc những đứa khi tôi đi vắng)

Cấu trúc và cách sử dụng với “MIND”

MIND + Ving/MIND + O + Ving

Để diễn tả cảm giác thấy phiền khi phải làm gì hoặc nhắc nhở ai về điều gì

Ví dụ:

  • Do you mind waiting a few minutes? (Bạn có phiền đợi một vài phút không?)
  • I mind her staying up late (Tôi nhắc nhở cô ấy về việc thức khuya).

Don’t/doesn’t mind + Ving

Dùng khi muốn nói ai đó “không cảm thấy phiền khi làm gì đó”

Ví dụ:

  • I don’t mind living near the train line / (Tôi không cảm thấy phiền khi ở cạnh đường tàu)
  • She doesn’t mind helping me to clean the house / (Cô ấy không phiền khi giúp tôi dọn dẹp nhà cửa)

>>> Có thể bạn quan tâm: các trang web học tiếng anh trực tuyến

Would you mind/Do you mind + Ving

Dùng để yêu cầu ai đó làm điều gì một cách lịch sự. (Would you mind lịch sự hơn và được dùng nhiều hơn)

Ví dụ: Would you mind being quiet for a minute? / (bạn có thể giữ im lặng trong một lúc được không?)

Would you mind if I + past hoặc do you mind if I + present

Dùng để xin phép một cách lịch sự với nghĩa “Bạn có phiền nếu … làm gì không?”.

Ví dụ: Do you mind if I use this chair? / (Bạn có phiền không nếu tôi dùng chiếc ghế này?)

Khi một ai đó yêu cầu sự cho phép, chúng ta phản hồi bằng ‘I don’t mind’ hoặc ‘I’m happy with that’ để tỏ sự đồng ý. Hoặc có thể sử dụng cụm từ I’m afraid + clause nếu chúng ta không đồng ý.

Ví dụ:

  • A: Do you mind if I use your phone? / (Bạn có phiền nếu tôi sử dụng điện thoại của bạn không?)
  • B: I’m afraid the battery is dead. (Tôi e rằng nó sắp hết pin rồi) / Or: B: I don’t mind. (Bạn cứ tự nhiên)

Idioms với MIND

Trong tiếng Anh, có một số idioms với MIND mà chúng ta sẽ rất hay gặp trong các bài thi và các bạn cần phải nhớ, đó là:

  • be in two minds about something: không thể quyết định
  • keep/bear something in mind: ghi nhớ điều gì
  • make up sb’s mind: quyết định
  • have a mind of sb’s own: không bị ảnh hưởng bởi người khác
  • give someone a piece of your mind: nói với ai rằng bạn đang tức giận với họ như thế nào
  • to put someone in mind of something: Nhắc nhở ai (cái gì).
  • to tell someone one’s mind: Nói cho ai hay ý nghĩ của mình.
  • out of sight, out of mind: Xa mặt cách lòng.
  • to my mind: theo ý tôi
  • never mind: không chú ý tới, không để tâm tới

Một số lưu ý

  • Trong mệnh đề phụ sau mind, thì hiện tại thường được dùng nếu chúng ta muốn diễn tả ý nghĩa tương lai.
    Ví dụ: His father don’t mind what he does after he leaves school. (Bố của anh ấy không bận tâm chuyện anh ấy làm gì sau khi ra trường)
  • Chúng ta nói “I don’t mind”, hoặc “it doesn’t matter”. Nhưng không được dùng “it doesn’t mind”:

Ví dụ: Sorry, there are no more chairs! – I don’t mind. I can sit on the floor = It doesn’t matter. I can sit on the floor.  Không sử dụng là: It doesn’t mind. I can sit on the floor.

  • Mind không bao giờ dùng với động từ nguyên mẫu.

Bài tập với “Mind”

Chọn đáp án đúng:

  1. Would you mind if I…………………… the window because it is very cold?
  2. close                   B. clossed                C. closing
  3. It is too hot here. Would you mind…………………… the air-conditioner?
  4. turn on                 B. turning on                C. to turn on
  5. Would you mind_____ I borrowed your dictionary?
  6. if                          B. that                           C. when
  7. I don’t mind youin late if you don’t wake me up.
  8. To come               B. coming          C. came

>>> Mời xem thêm: Cách dùng “It was…” trong tiếng Anh cụ thể chi tiết nhất

Cách dùng “It was…” trong tiếng Anh cụ thể chi tiết nhất

Cấu trúc “It was…” là câu nhấn mạnh hay còn gọi là câu chẻ trong tiếng Anh. Chúng ta bắt gặp dạng câu này rất nhiều trong cuộc sống cũng như trong các bài thi bài kiểm tra tiếng Anh đặc biệt là các bài thi TOEIC hay IELTS. Hãy cùng Pantado.edu.vn tìm hiểu cách dùng của “It was…” trong tiếng Anh một cách chi tiết nhất nhé!

Cách sử dụng cấu trúc “It was…”

Cấu trúc It was… (Đó chính là…): thường được sử dụng để nhấn mạnh vào một thành phần trong câu như chủ ngữ, tân ngữ hay trạng từ… Đây là một dạng câu ghép bao gồm: mệnh đề chính và mệnh đề phụ thuộc sử dụng kèm các đại từ quan hệ.

Cấu trúc chung:  

IT + be (is, was) + cụm từ (phrase) + Mệnh đề quan hệ (who, whom, which, that,…)

Tùy từng ngữ cảnh khác nhau, trong các câu khác nhau mà ta cần nhấn mạnh vào các thành phần khác nhau như: chủ ngữ, tân ngữ, trạng ngữ.

Cấu trúc dùng để nhấn mạnh chủ ngữ 

(chủ ngữ đó có thể là: chỉ người hoặc chỉ vật)

  • It is/was + chủ ngữ (người) + who/that + V
  • It is/was + chủ ngữ (vật) + that + V

Ví dụ:

  • This dress is the present he gave her on her birthday. (Chiếc váy này là món quà mà anh ấy đã tặng cho cô ấy nhân dịp sinh nhật của cô ấy)

=> It is this dress that is the present he gave her on her birthday / (Chính là chiếc váy này món quà mà anh ấy đã tặng cho cô ấy nhân dịp sinh nhật của cô ấy)

  • My sister bought this shoes for me on the occasion of my 15th birthday. / (Chị gái mua đôi giày này cho tôi nhân dịp sinh nhật lần thứ 15 của tôi)

=> It was my sister who/that bought this shoes for me on the occasion of my 15th birthday / (Đó chính là chị gái của tôi người mà đã mua đôi giày này cho tôi nhân dịp sinh nhật lần thứ 15 của tôi)

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh online 1 kèm 1 với người nước ngoài

Cấu trúc dùng để nhấn mạnh tân ngữ

It + is/was + tân ngữ cần nhấn mạnh + whom/that + mệnh đề

Lưu ý: không dùng đại từ quan hệ chỉ người (whom…) để chỉ vật.

Ví dụ:

I sent my client a contract yesterday. (Tôi gửi cho khách hàng bản hợp đồng ngày hôm qua)

=> It was my client that/whom I sent a contract yesterday. / (Đó chính là khách hàng của tôi người mà tôi đã gửi bản hợp đồng ngày hôm qua)

My dad bought an old car from his friend. / (Bố của tôi mua một cái ô tô cũ từ một người bạn của ông ấy)

=> It was an old car that my dad bought from his friend./ (Đó chính là chiếc ô tô cũ mà bố tôi mua từ người bạn của ông ấy)

Cấu trúc dùng để nhấn mạnh trạng ngữ 

(chỉ thời gian, nơi chốn, lý do, cách thức…)

It is/was + trạng ngữ + that + S + V + O

Ví dụ:

  • Jack will start his new job next Monday. / (Jack sẽ bắt đầu công việc mới của anh ấy vào thứ hai tới)

=> It is next Monday that Jack will start his new job. / (Đó chính là thứ hai tới khi mà Jack sẽ bắt đầu công việc mới của mình)

  • Mary was born on the outskirts of Milan. / (Mary được sinh ra ở ngoại ô của thành phố Milan)

=> It was on the outskirts of Milan that Mary was born./ (Đó chính là ngoại ô thành phố Milan nơi Mary được sinh ra)

Cấu trúc nhấn mạnh trong câu bị động

  • It + is / was + noun (danh từ chỉ vật) + that + be + V3/V-ed
  • It + is / was + noun/pronoun (danh từ chỉ người) + who + be + V3/V-ed

Ví dụ:

  • Everyone discuss the environmental pollution. / (Mọi người thảo luận về vấn đề ô nhiễm môi trường)

=> It is the environmental pollution that is discussed / (Đó chính là vấn đề ô nhiễm môi trường cái mà được mọi người thảo luận)

  • He gave her a kiss (Anh ấy đã trao cho cô ấy một nụ hôn) 

=> It was her who was given a kiss by him (Đó chính là cô ấy người đã được anh ấy trao nụ hôn)

Bài tập

Trên đây là phần lý thuyết về cấu trúc “It was…”, bây giờ, bạn hãy vận dụng những gì học được từ bài viết này để làm bài tập sau nhé. Chúc bạn thành công!

I can’t stand the noise => It’s ………………………(the noise)

I was unhappy with the service => It…………………………(the service)

I met Anna at a workshop yesterday => It………………. (Anna)

Did you choose the pink dress? => Was…………………(the pink dress)

The waiter’s attitude made things worse => It………………………..(waiter’s attitude)

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp từ vựng tiếng Anh về mùa hè

THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!

Tổng hợp từ vựng tiếng Anh về mùa hè

Mùa hè mùa của những ánh nắng, mùa của những loại trái cây, mùa của những chuyến du lịch với rất nhiều điều thú vị. Cùng tìm hiểu từ vựng tiếng Anh về mùa hè để khám phá những điều tuyệt vời của mùa hè nhé! 

A

– air conditioner: máy lạnh

– August: tháng 8

B

– backpacking: du lịch bụi

– baseball: bóng chày

– bathing suit: đồ bơi

– beach: bãi biển

 

– blistering heat: bỏng rộp do nóng

– boating: chèo thuyền

C

– camp: trại, khu trại

– camping: cắm trại

– canoeing: chèo xuồng

D

– daisy: hoa cúc

– diving: lặn, đi lặn

E

– ease: làm dịu bớt

F

– fan: quạt

– flowers: hoa

– fourth of July: ngày 4 tháng 7

– fresh fruit: trái cây tươi

 

G

– gardening:làm vườn

– grass: cỏ

H

– heat: nhiệt

– hiking: đi bộ đường dài

– holiday: ngày nghỉ, kỳ nghỉ

– hot: nóng

– humidity: độ ẩm

I

– ice cream: kem

J

– journey: chuyến đi

– July: tháng 7

– June: tháng 6

L

– lightning: sấm chớp

M

– muggy: oi bức, ngạc hơi

O

– ocean: đại dương

– outdoors: ngoài trời

– outings: đi chơi, đi ra ngoài chơi

– outside: bên ngoài

P

– park: công viên

– picnic: dã ngoại

– play: chơi

– popsicle: que kem

R

– recreation: khu giải trí

– relax: thư giãn

– rest: nghỉ ngơi

– road trip: chuyến đi đường bộ

– rose: hoa hồng

S

– sandals: giày sandal

– sandcastle: lâu đài cát

– sailing: đi thuyền buồm

– sea: biển

– searing heat: bỏng rát

– seashore: bờ biển

– shorts: quần ngắn

– showers: tắm vòi hoa sen

– sightseeing: đi ngắm cảnh

– stifling: ngột ngạt

– summer: mùa hè

– summer solstice: hạ chí

– sun: mặt trời

– sundress: váy mùa hè

– sunflower: hoa hướng dương

– sunhat: mũ đi nắng

– sunny: nắng

– sunscreen: kem chống nắng

– sweltering: oi ả

– swim: bơi

– swimming cap: mũ bơi

T

– tan: rám nắng

– thunder: sấm

– thunderstorm: giông

– travel: du lịch

– trip: chuyến đi

V

– vacation: kỳ nghỉ

– visit: chuyến thăm

– voyage: chuyến đi trên biển

W

– warm weather: thời tiết ấm áp

– watermelon: dưa hấu

– waterpark: công viên nước

– water ski: trượt nước, ván lướt

– wave: Lướt sóng

Các bạn có thể bổ sung vốn từ vựng cho mình với chủ đề thú vị này nhé.

Chúc các bạn học tốt và thành công!

>>> Mời xem thêm: 7 nỗi khổ mà càng yêu con, càng phải cho con đương đầu và học cách đón nhận

10 bí quyết cần thiết để nói tiếng Anh trôi chảy

Động cơ tốt nhất để học tập là vì mục đích tương tác với thế giới. Thái độ của bạn đối với việc học tập là gì? Bạn cần tin rằng bạn sẽ thành công và không sợ hãi khi làm như vậy. Liệu bạn có đủ kiên trì để tiếp tục làm việc chăm chỉ cho đến khi đạt được mục tiêu? Bạn phải! Và bạn nên lên kế hoạch rõ ràng cho việc học của mình. Nếu bạn muốn đạt được thành tích xuất sắc trong tiếng Anh, bạn phải tạo thói quen học tiếng Anh hàng ngày. Và hãy nhớ kiên nhẫn. Kiểm tra tất cả các bài học tại https://pantado.edu.vn/ để học tiếng Anh giúp bạn luôn có hứng thú

>> Có thế bạn quan tâm: Học tiếng anh online 1 kèm 1 với người nước ngoài

1. Động lực học

Nếu bạn có động lực học tập. Bạn sẽ tìm ra con đường để biết bạn đang đi đâu, bạn sẽ đến đó bằng cách nào? Đó là lý do tại sao bạn cần có những mục tiêu thực tế và một kế hoạch tốt.

2. Nghe tiếng Anh hàng ngày

Bạn càng nghe nhiều tiếng Anh càng tốt. Tối thiểu hãy dành 1 giờ mỗi ngày để nghe tiếng Anh, tốt nhất là ngay trước khi đi ngủ và ngay khi thức dậy.

>> Mời bạn tham khảo: Bí quyết học tiếng Anh mà không nhàm chán

3. Suy nghĩ và cảm nhận bằng tiếng Anh

Nếu bạn nghĩ nhiều hơn bằng tiếng Anh, bạn sẽ cảm thấy biết nhiều hơn bằng tiếng Anh.

Nếu bạn cảm thấy sử dụng tiếng Anh nhiều hơn thì khả năng nói tiếng Anh của bạn sẽ tự nhiên và trôi chảy hơn. Viết truyện bằng tiếng Anh; suy nghĩ bằng tiếng Anh khi làm việc nhà, việc vặt, đặt hàng trong cửa hàng và nhà hàng, v.v. Bạn cũng có thể ghi nhật ký bằng tiếng Anh.

4. Học, ghi nhớ và ôn lại các cụm từ

Bạn cần học các cụm từ tiếng Anh không phải là các từ riêng lẻ. Sau khi bạn học/ nghiên cứu một cụm từ mới, hãy ghi nhớ nó. Tiếp theo, hãy ghi lại ngay để bạn có thể xem lại sau này. Đừng nghiên cứu hoặc dịch ngữ pháp hoặc từ (nếu bạn có thể) vì điều này sẽ khiến bạn suy nghĩ bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn chứ không phải tiếng Anh.

5. Luyện nói tiếng Anh hàng ngày

Bạn càng nói nhiều bằng tiếng Anh thì càng tốt. Tối thiểu hãy dành 1 giờ mỗi ngày để nói tiếng Anh, tốt nhất là ngay trước khi đi ngủ và ngay khi thức dậy. Có nhiều cách để giúp bạn nói tiếng Anh. Đây là 3 trong số đó: 1) Đọc to 2 & 3) Luyện Nói Tiếng Anh (Lặp lại những gì bạn Nghe & đóng vai).

6. Tự tin nói tiếng Anh

Đây là một phần mở rộng của Bí mật số 5 nhưng khá quan trọng. CÁCH DUY NHẤT bạn có thể cải thiện khả năng nói tiếng Anh của mình là thông qua luyện tập, luyện tập và luyện tập. Thực hành mang lại cho bạn sự tự tin; sự tự tin mang lại cho bạn sức mạnh để nói tiếng Anh một cách dễ dàng. Bạn CẦN TỰ TIN nói tiếng Anh trong BẤT KỲ tình huống nào.

7. Học tiếng Anh thực tế

Tiếng Anh thực sự KHÔNG phải là những gì bạn học trong trường hoặc trong sách giáo khoa. Tiếng Anh thực sự là những gì bạn CẦN để cải thiện khả năng nghe tiếng Anh và nói tiếng Anh trôi chảy. Nghe tiếng Anh ở tốc độ bình thường và sử dụng các tài liệu thực tế mà người bản ngữ sử dụng như video nhạc, phim, thành ngữ, cụm động từ, cụm từ, phỏng vấn, bài phát biểu, trích dẫn, v.v.

8. Học tiếng Anh toàn diện

Tiếng Anh toàn phần là Nghe, Viết, Đọc & Nói. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian vì bạn thực hành tất cả các kỹ năng này cùng một lúc nên sẽ tối đa hóa thời gian bạn dành cho việc học tiếng Anh.

9. Đánh giá, Đánh giá, Đánh giá

Luôn xem lại hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng những gì bạn đã học được. Hầu hết mọi người đều mắc lỗi trong việc cố nhồi nhét cho một bài kiểm tra ở trường và một khi đậu / trượt đều quên những gì họ đã học. Nếu bạn muốn nói tiếng Anh trôi chảy, bạn không thể quên. Bạn phải LẶP LẠI & XEM LẠI mọi thứ bạn học. Bạn KHÔNG thể hoàn thành một bài học tiếng Anh trừ khi bạn có thể NÓI ĐƯỢC.

10. Học như Trẻ em (Dễ dàng hơn)

Và bí quyết cuối cùng và quan trọng nhất là hãy học tiếng Anh như trẻ em:

  1. Động lực là để hiểu thế giới (xung quanh họ)
  2. Nghe tiếng Anh hàng ngày (nghe cha mẹ nói)
  3. Suy nghĩ & Cảm nhận bằng tiếng Anh một cách tự nhiên (liên quan đến các giác quan và cảm xúc trong học tập)
  4. Học qua các cụm từ KHÔNG phải từ riêng lẻ (cha mẹ dạy chúng các cụm từ một cách tự nhiên)
  5. Nói hàng ngày (bắt chước và lặp lại những gì trẻ nghe được từ cha mẹ)
  6. Nói một cách tự tin (không lo mắc lỗi)
  7. Học tiếng Anh thực thụ (đọc sách, xem TV và phim, nghe cha mẹ nói)
  8. Học tiếng Anh toàn phần (nghe rồi nói; đọc rồi viết)
  9. Xem lại (tất cả việc học của họ hàng ngày). Vì vậy, nếu bạn muốn Học Như Trẻ Em, bạn PHẢI sử dụng tất cả 9 Bí mật trước đó. Tại pantado.edu.vn, chúng tôi đã kết hợp tất cả những bí quyết này trong các bài học Tiếng Anh Trực tuyến của chúng tôi. [Đặc biệt Chúng tôi còn có khóa học  “Tiếng Anh cho Trẻ em”, nơi bạn có thể dạy tiếng Anh cho con mình.]

Chúng tôi sẽ giúp bạn THÀNH CÔNG TRONG TIẾNG ANH nơi bạn đã từng thất bại.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, ý kiến ​​hoặc mối quan tâm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Bí quyết học tiếng Anh mà không nhàm chán

 Tôi đã nhìn thấy rất nhiều người khi học bắt đầu nghe tiếng Anh, họ nghe rất nhiều và điều đó rất tuyệt vời. Nhưng sau đó thì họ cảm thấy buồn ngủ và đây cũng là điều đã xảy ra với tôi nó khá là phổ biến đối với những người học ngoại ngữ.

>> Xem thêm: Bí quyết học nghe hiểu tiếng Anh hiệu quả

Làm thế nào để tôi học tiếng Anh không bị buồn ngủ?

Bây giờ, nếu bạn nghĩ về nó là một vấn đề phổ biến thường xảy ra, đó là khi bạn đang ngồi bên trong một nơi nào đó, có thể bạn đang ở trong thư viện, có thể bạn đang ở trong phòng hoặc nhà của bạn. Có thể bạn đang ở trên xe taxi hoặc trên máy bay hoặc xe buýt gì đó. Và bạn đang nghe tiếng Anh, bạn tập trung trong một lúc nhưng sau đó năng lượng của bạn giảm xuống và giảm xuống  cuối cùng bạn bắt đầu buồn ngủ.

Và tất nhiên khi năng lượng của bạn giảm xuống bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ, bạn đang không thực sự tập trung, bạn không thực sự lắng nghe. Do đó bạn khó có thể học tốt tiếng Anh. Vì vậy, đây là một vấn đề lớn và giải pháp của tôi rất đơn giản đó là: di chuyển cơ thể của bạn.

Tại sao lại cứ bắt buộc bản thân mình ngồi trên ghế và nghe tiếng Anh. Điều đó không cần thiết, hãy ra ngoài và đi bộ. Lấy ipod, lấy điện thoại thông minh của bạn hoặc bất cứ thứ gì có mở được các bài nghe tiếng Anh, sau đó bạn chỉ cần đeo một chiếc tai nghe và ra ngoài. Đi bộ, di chuyển cơ thể khi bạn đang nghe tiếng Anh.

>> Mời bạn tham khảo: Cách học tiếng anh trực tuyến hiệu quả

Điều này giúp ích rất nhiều vì khi bạn di chuyển cơ thể, bạn sẽ tạo ra năng lượng. Bạn tạo ra năng lượng vật chất trong cơ thể của bạn. Điều đó cũng giúp não bạn tỉnh táo, giữ tinh thần tỉnh táo vì bạn đang vận động. Cũng bởi vì bạn có thể nhìn vào rất nhiều thứ khác nhau, bạn có một phong cảnh thú vị để nhìn bạn có thể nhìn mọi người, bạn có thể nhìn các tòa nhà, bạn có thể nhìn vào bất cứ cái gì.

Vì vậy, đôi mắt của bạn đang nhận được một số kích thích, điều này cũng giúp bạn tỉnh táo. Khi bạn ngồi trong phòng nhìn vào cùng một bức tường hoặc cùng một chiếc bàn trong một thời gian dài, tâm trí của bạn sẽ đi vào giấc ngủ. Vì vậy, ra bên ngoài bạn di chuyển cơ thể của bạn tạo ra năng lượng này trong cơ thể của bạn. Nó đánh thức bộ não của bạn và giúp bạn tập trung tốt hơn. Bởi vì bạn có thể tập trung vì bạn có nhiều năng lượng thể chất hơn, bạn thực sự sẽ nghe nhiều hơn và bạn sẽ nghe lâu hơn.

Và do đó, bạn thực sự học được nhiều hơn và học tiếng Anh nhanh hơn. Vì vậy, đừng bao giờ ngồi xuống và ngồi im một chỗ để lắng nghe. Ví dụ, các giáo viên khi giảng dạy trên lớp học, và luôn có khoảng thời gian nghỉ giải lao để cơ thể được thư giãn và hoạt động, cơ thể thêm nhiều năng lượng và không buồn ngủ hay mệt mỏi.

Bởi vì tôi biết điều đó giúp bạn tỉnh táo và sống động giúp não bộ của bạn học tiếng Anh nhanh hơn. Vì vậy, đừng ngồi trên ghế của bạn mọi lúc khi bạn nghe tiếng Anh mà hãy ra ngoài di chuyển và di chuyển khi bạn lắng nghe. Hy vọng với những lời khuyên này sẽ giúp bạn có thêm năng lượng để tiếp thu những kiến thức khi nghe tiếng Anh.

>> Mời bạn quan tâm: cách học tiếng anh trực tuyến hiệu quả

5 cách dễ dàng để học nói tiếng Anh cho người mới bắt đầu

Để học nói tiếng Anh là một phần quan trọng trong sự nghiệp của bạn. Có rất nhiều sinh viên hỏi tôi làm thế nào để cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh của họ. Với thực hành, bạn có thể học nói tiếng Anh rất tốt. Nhưng tôi xin chia sẻ 5 cách học nói tiếng Anh đơn giản để bạn có thêm ý tưởng cho việc học của mình.

>> Mời bạn tham khảo: Bạn muốn học tiếng Anh nhanh đến mức nào

1. Bắt đầu với thứ cơ bản

Điều quan trọng là bạn phải học tiếng Anh từ cơ bản và bạn nên cố gắng hiểu nó hoàn toàn. Bây giờ chỉ có rất ít người bắt đầu với trình độ sơ cấp. Những từ “Hello, Hi, How are you” hiện nay rất phổ biến trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày.

Cố gắng ghi nhớ những động từ phổ biến nhất trong tiếng Anh như: “be,” “have,” “do”, “say”, “get,” “make,” “go,” “know,” “take,” và “ see" Chỉ hiểu những từ này có thể giúp bạn tham gia vào rất nhiều cuộc giao tiếp cơ bản.

Học cấu trúc câu đơn giản của tiếng Anh.

Subject + Verb + Object (Chủ ngữ + Động từ + Đối tượng)

Chủ thể là “I, you, we, they, he, she, it”. Đối tượng là “me, you, us, them, him, her, it” và các đối tượng khác. Vì vậy, thật dễ dàng để tạo ra những câu đơn giản cho bài nói của bạn.

>> Xem thêm: Học tiếng anh trực tuyến với giáo viên nước ngoài

Ví dụ:

  • I go to school.
  • They sees the dog.
  • He know us.
  • We have dinner.

Lưu ý: Trong giao tiếp tiếng Anh, điều quan trọng là bạn phải nói được những câu ngắn và đơn giản nếu bạn không nắm chắc ngữ pháp của những câu phức tạp.

2. Thực hành nói chuyện bằng tiếng Anh

Các cuộc trò chuyện thường bắt đầu bằng một câu hỏi. Khi bạn đã hiểu cơ bản về cấu trúc câu đơn giản, một số động từ và từ vựng, bạn có thể bắt đầu đặt câu hỏi.

Câu hỏi Wh/H là câu hỏi mở. Họ ở đâu, khi nào, cái gì, cái nào, tại sao, ai và như thế nào.

  • When: khi nào nói về thời gian
  • Where: nói để nói về một địa điểm
  • What: nói gì về một thứ
  • Which: cái nào để nói về một sự lựa chọn
  • Why: tại sao phải nói về môt lý do
  • Who: để nói về một người
  • How: làm thế nào để nói về một cách

Tìm một người bạn hoặc một người nói tiếng Anh bản ngữ và cố gắng hỏi họ những câu hỏi này. Ví dụ như:

  • What is your name?
  • When is your birthday?
  • Where are you going?
  • Which color do you like?
  • Why do you come here?
  • Who do you like the most?
  • How do you spell it?

3. Học Ngữ pháp Cơ bản

Bắt đầu học tất cả các thì cơ bản của tiếng Anh. Cố gắng hiểu nó và đặc biệt là quy tắc hình thành nó.

Đầu tiên bạn nên học thì hiện tại, hiện tại tiếp diễn và hiện tại hoàn thành.

VD: I speak English very well. (tôi nói tiếng Anh rất tốt) - hiện tại

Sau đó, bạn chuyển đến Quá khứ. Quá khứ rất giống với Thì hiện tại. Bạn chỉ phải thay đổi các động từ ở thì quá khứ. Cấu trúc của câu giữ nguyên.

VD: I spoke English very well. (tôi nói tiếng Anh rất tốt) - Quá khứ

Cuối cùng, bạn học Thì tương lai cũng giống như cách bạn hiểu thì quá khứ. Bạn nên thay đổi Động từ ở thì hiện tại thành thì tương lai bằng cách thêm “will” vào trước động từ.

VD: I will speak english very well. (tôi sẽ nói tiếng Anh rất tốt) - Tương lai

4. Sử dụng đầy đủ các tài nguyên của bạn

  • Nói tiếng Anh với người bản xứ

Cách nhanh nhất để học nói tiếng Anh là có một người bạn tiếng Anh để thực hành những gì bạn đã học. Cố gắng bắt chước ngôn ngữ, trọng âm và cách diễn đạt của người bản ngữ khi bạn nói chuyện với họ.

Bạn cũng có thể tham gia lớp học tiếng Anh có giáo viên bản ngữ. Họ có thể giúp bạn sửa cách phát âm và cách bạn nói.

  • Sử dụng Internet

Có hàng ngàn Video trên Youtube. Những bài học đó được nói bởi người bản ngữ. Bạn có thể theo dõi các kênh và bắt đầu học tiếng Anh với chúng miễn phí.

  • Nghe nhạc, xem TV và đọc sách

Lắng nghe là rất quan trọng. Dù đang học nói nhưng bạn không thể bỏ qua kỹ năng nghe. Bằng cách nghe podcast và âm nhạc hoặc bất cứ thứ gì bạn có, bạn phải hiểu những gì bạn nghe.

Nghe những bài hát mà bạn biết rõ. Cố gắng hiểu nghĩa và cách phát âm. Vốn từ vựng của bạn sẽ mở rộng một cách tự nhiên.

5. Suy nghĩ bằng tiếng Anh

Học từ vựng theo các cụm từ, không chỉ các từ đơn lẻ (ghi lại không chỉ những từ mới bạn gặp mà còn cả một câu có nghĩa đối với bạn.

Cố gắng đọc một đoạn văn trên báo và cố gắng không dịch chúng sang tiếng mẹ đẻ của bạn mà phải hiểu chúng trực tiếp bằng tiếng Anh - bạn có thể phải đọc chúng nhiều lần, vì vậy đừng lo lắng!

Thỉnh thoảng hãy cố gắng “nói chuyện với chính mình” bằng tiếng Anh - ví dụ: when it’s very cold think (khi trời rất lạnh), hãy nghĩ “oh, it’s cold (ồ, trời lạnh)” thay vì nghĩ đến cụm từ bằng tiếng mẹ đẻ của bạn.

Thử dùng từ điển tiếng Anh (không phải từ điển song ngữ).

>> Có thể bạn quan tâm: Trung tâm anh ngữ pantado