Tin Mới

Cách phân biệt Colleague và College trong tiếng Anh đơn giản nhất

Colleague và College là gì? Làm thế nào để phân biệt được chúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. 

 

Cách dùng Colleague trong tiếng Anh

 

Cách dùng Colleague

 

Colleague: đồng nghiệp.

Ví dụ:

  • Mike is my colleague.

(Mike là đồng nghiệp của tôi.)

  • I ran into my colleague in the mall.

(Tôi tình cờ gặp đồng nghiệp của mình trong trung tâm mua sắm.)

 

Trong tiếng Anh, Colleague được sử dụng để nói về một người mà bạn làm việc cùng, đặc biệt là trong một ngành nghề hoặc một doanh nghiệp.

Ví dụ:

  • She is described by her colleagues as a workaholic.

(Cô được đồng nghiệp mô tả là một người nghiện công việc.)

  • My colleagues help me a lot with my work.

(Các đồng nghiệp giúp đỡ tôi rất nhiều trong công việc.)

  • Jack and I were friends and colleagues for more than 10 years.

(Jack và tôi là bạn và đồng nghiệp trong hơn 10 năm.)

>>> Có thể bạn quan tâm: địa điểm học chứng chỉ tiếng anh cho bé

 

Cụm từ đi với Colleague trong tiếng Anh

 

Dưới đây là một số cụm từ đi với Colleague trong tiếng Anh:

  • Colleague relationship: Mối quan hệ đồng nghiệp
  • New colleague : Đồng nghiệp mới
  • Good colleague: Đồng nghiệp tốt
  • Work colleagues: Đồng nghiệp làm việc
  • Senior colleagues: Đồng nghiệp cao cấp
  • Male colleagues: Đồng nghiệp nam
  • Female colleagues: Đồng nghiệp nữ
  • Distinguished colleague: Đồng nghiệp xuất sắc
  • Experienced colleague: Đồng nghiệp có kinh nghiệm

 

Cách dùng College trong tiếng Anh

 

Cách dùng College

 

College : trường cao đẳng, đại học

Ví dụ:

  • Mike was the president of the IT club when he was in college. 

(Mike là chủ tịch câu lạc bộ CNTT khi anh còn học đại học. )

  • Jack met his wife when they were in college.

(Jack gặp vợ khi họ còn học đại học.)

 

Trong tiếng Anh, từ College được sử dụng để nói về nơi sinh viên đến học tập hoặc được đào tạo sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Tuy nhiên, cách dùng “College” ở Việt Nam và nước ngoài có sự khác nhau. Cụ thể:

  • Ở Việt Nam: Dùng để nói về các trường cao đẳng
  • Nước ngoài: College nói dùng để chỉ về  trường trực thuộc đại học

 

Ví dụ:

  • He’s now in his first year of college.

(Bây giờ anh ấy đang học năm nhất đại học.)

  • She’s hoping to go to a famous college next year.

(Cô ấy hy vọng sẽ vào một trường đại học nổi tiếng vào năm tới.)

  • Their eldest daughter is just out of college.

(Con gái lớn của họ vừa tốt nghiệp đại học.)

 

Cụm từ đi với College trong tiếng Anh

 

Một số cụm từ đi với College trong tiếng Anh

  • College  education: Giáo dục cao đẳng
  • College administrator: Quản trị viên đại học
  • College athlete: Vận động viên đại học
  • College boy: Nam sinh đại học
  • College campus: Khuôn viên trường đại học
  • College degree: Bằng đại học
  • College girl: Nữ sinh đại học
  • College graduate : Tốt nghiệp cao đẳng
  • College professor: Giáo sư đại học
  • College student: Sinh viên

 

Phân biệt Colleague và College trong tiếng Anh

Cách phân biệt Colleague và College

 

Như vậy, ta có thể thấy, Colleague và College có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau:

  • Colleague: đồng nghiệp người làm cùng bạn
  • College: trường cao đẳng, đại học

Ví dụ:

  • Mike said that he had a secret crush on a colleague.

(Mike nói rằng anh ấy đã yêu thầm một đồng nghiệp.)

  • Mike hopes he will pass his favorite college.

(Mike hy vọng anh ấy sẽ đậu vào trường đại học yêu thích của mình.)

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp danh sách các nước nói tiếng Anh phổ biến trên thế giới

Danh sách các nước nói tiếng Anh phổ biến. Nên học Anh - Anh hay Anh - Mỹ?

Hiện nay tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Bài viết hôm nay Pantado sẽ giúp bạn tổng hợp danh sách các nước nói tiếng Anh và cách chọn học Tiếng Anh theo người nước nào chuẩn nhất nhé.

 

Danh sách các nước nói tiếng Anh trên thế giới

 

 

Dưới đây là danh sách các quốc gia sử dụng tiếng Anh trên thế giới.

STT

Tên các nước nói tiếng Anh trên thế giới

1

Anh

2

Mỹ

3

Hà Lan 

4

Thụy Điển 

5

Na Uy 

6

Đan mạch 

7

Singapore 

8

Nam Phi 

9

Phân Lan 

10

Úc 

11

Luxembourg

12

Đức

13

Ba Lan 

15

Bồ Đào Nha

16

Bỉ 

17

Croatia

18

Hungary

19

Romania

20

Serbia

21

Kenya

22

Thụy Sĩ

23

Philippines

24

Lithuania

25

Hy Lạp 

26

Cộng hòa Séc

27

Bulgaria

28

Slovakia

29

Malaysia

30

Argentina

31

Estonia 

32

Nigeria

33

Costa Rica

34

Pháp

35

Latvia

36

Hồng Kông

37

Ấn độ 

38

Tây Ban Nha

39

Ý

 

>> Xem thêm: 20 cách nói "xin chào" bằng các ngôn ngữ khác

Danh sách các nước nói tiếng Anh phổ biến

 

 

Dưới đây là 10 nước được đánh giá là có chất giọng và ngữ điệu nói tiếng Anh dễ nghe nhất.

 

STT

Tên nước nói tiếng Anh dễ nghe nhất

1

Mỹ

2

Anh

3

Úc

4

Hà Lan

5

Thụy Điển

6

Đan Mạch

7

Singapore

8

Phần Lan

9

Nam Phi

10

Đức

 

NÊN HỌC TIẾNG ANH - ANH HAY ANH - MỸ?

Theo như danh sách trên thì có rất nhiều các quốc gia đang sử dụng Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chính. Tuy nhiên, có 2 giọng Tiếng Anh phổ biến và được sử dụng nhiều hơn cả đó là giọng Anh - Anh và Anh - Mỹ. Vậy trẻ nên học Tiếng Anh - Anh hay Anh - Mỹ? Ưu, nhược điểm của mỗi giọng như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

 

 

Học Tiếng Anh theo giọng Anh (British English)

Ưu điểm khi học Tiếng Anh - Anh

  • Chuẩn mực quốc tế

Tiếng Anh - Anh (British English) được xem là chuẩn mực trong hầu hết các tài liệu học thuật và văn bản chính thức. Chúng ta có thể dễ dàng thấy các tài liệu nghiên cứu, sách giáo khoa hay các tiêu chuẩn quốc tế đều sử dụng Tiếng Anh - Anh. Do đó, khi trẻ học theo ngôn ngữ này sẽ giúp con dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ hơn các tài liệu quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

  • Phát âm rõ ràng

Phát âm giọng Anh - Anh luôn được đánh giá cao bởi sự rõ ràng và chính xác. Với các bạn nhỏ mới học Tiếng Anh thì lựa chọn giọng Anh Anh sẽ dễ nghe và nắm bắt được cách phát âm một từ vựng nào đó tốt hơn. Điều này sẽ rất hữu ích cho trẻ khi con muốn rèn luyện kỹ năng nghe và nói một cách chuẩn xác nhất.

  • Được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia

Tiếng Anh Anh là ngôn ngữ chính thức ở nhiều quốc gia như Pakistan, Ấn Độ và được sử dụng nhiều ở các nước thuộc châu Á và châu Phi. Việc học Tiếng Anh Anh ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ giao tiếp hiệu quả với nhiều bạn bè ở nhiều quốc gia khác nhau, đồng thời mở rộng cơ hội học tập và làm việc của trẻ trong tương lai.

Nhược điểm khi học Tiếng Anh - Anh

  • Giọng hơi khó nghe khi mới học

Có khá nhiều người lớn mới học Tiếng Anh đánh giá rằng giọng Anh Anh khá khó học do sự khác biệt về ngữ âm và từ vựng so với Tiếng Anh Mỹ. Những từ chứa âm /r/ thường khó phát âm chuẩn, hay cách nhấn trọng âm đều gây khó khăn cho người mới học. Chính vì vậy, nếu ba mẹ có ý định cho trẻ học Tiếng Anh Anh thì hãy cho con học ngay từ nhỏ để phát âm của con được rèn luyện chuẩn xác ngay từ đầu.

  • Khác biệt về từ vựng, ngữ pháp

Một số từ vựng và ngữ pháp của Tiếng Anh Anh có sự khác biệt so với Tiếng Anh Mỹ, đôi khi gây ra sự nhầm lẫn trong khi nói, phát âm. Ví dụ như: trong Tiếng Anh Anh sử dụng "flat" thay vì apartment, "lift" thay cho "elevator",...

Học Tiếng Anh theo giọng Mỹ (American English)

Ưu điểm của Tiếng Anh - Mỹ

  • Phổ biến trong nhiều lĩnh vực

Tiếng Anh Mỹ (Ammerican English) là dạng Tiếng Anh được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ và truyền thông, giải trí. 

  • Dễ nghe, dễ hiểu

Giọng Anh Mỹ thường được hầu hết mọi người đánh giá là dễ nghe và dễ hiểu hơn so với giọng  Anh Anh bởi cách phát âm đơn giản, không yêu cầu phát âm chuẩn các âm tiết phải uốn lưỡi như "r". Ngoài ra, do sức ảnh hưởng lớn từ các bộ phim, truyền hình của Mỹ giúp người học tiếp xúc giọng Anh Mỹ nhiều hơn. Chính vì vậy, việc thực hành Tiếng Anh Mỹ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Nhược điểm của Tiếng Anh - Mỹ

  • Không chuẩn mực học thuật

Một số người cho rằng Tiếng Anh Mỹ không trang trọng và chuẩn mực trong học thuật như Tiếng Anh Anh. Do đó, với những bạn học Tiếng Anh Mỹ sẽ có thể gặp chút khó khăn khi nghiên cứu hoặc làm các bài luận, nghiên cứu theo tiêu chuẩn học thuật quốc tế.

  • Khác biệt vùng miền

Mặc dù Tiếng Anh Mỹ được cho là dễ học nhưng trong nước Mỹ lại có sự khác nhau đáng kể giữa các vùng miền. Vì vậy, để giao tiếp được hiệu quả và tự nhiên với người Mỹ, bạn cũng cần học hỏi thêm khá nhiều từ vựng theo từng vùng miền của Mỹ.

Kết luận rằng, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi "Nên học Tiếng Anh Anh hay Tiếng Anh Mỹ?". Việc lựa chọn học theo dạng Tiếng Anh nào phụ thuộc vào sở thích, nhu cầu sử dụng và mục tiêu học tập của mỗi người. Dù bạn chọn học theo ngôn ngữ nào thì sự kiên trì trong học tập và thực hành vẫn là yếu tố quan trọng nhất.

Tiếng Anh là một ngôn ngữ vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi phương ngữ đều mang những nét đẹp, giá trị và cơ hội riêng. Vậy nên, hãy cố gắng rèn luyện và trau dồi mỗi ngày để tự tin làm chủ được ngôn ngữ mà mình muốn học nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm: Tiếng Anh giao tiếp online 1 thầy 1 trò

 
Một số bài viết mẫu viết về áo dài Việt Nam bằng tiếng Anh hay nhất

Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam. Mang nét đẹp truyền thống không thể phai mờ của người Việt. Trong từ điển tiếng Anh áo dài Việt Nam xuất hiện vẫn là “Áo dài”,đây là sự biểu trưng mạnh mẽ cho vẻ đẹp mang tính dân tộc của loại trang phục truyền thống này. Hãy cùng tìm hiểu một số bài viết mẫu viết về áo dài Việt Nam bằng tiếng Anh được chọn lọc dưới đây nhé.

 

viết về áo dài Việt Nam bằng tiếng Anh

 

Từ vựng thường dùng để viết về áo dài Việt Nam bằng tiếng Anh

 

Từ vựng

Phiên âm

Dịch nghĩa

Ao Dai

/ˈaʊˈdaɪ/

áo dài

flat

/flæt/

tà áo

button

/ˈbʌtən/

khuy

pant

/pænt/

quần

tunic

/ˈtunɪk/

phần áo dài

traditional costume

/trəˈdɪʃənəl/ /kɑˈstum/

trang phục truyền thống

waist

/weɪst/

đai thắt eo

collar

/ˈkɑlər/

cổ

sleeves

/slivz/

tay áo

pattern

/ˈpætərn/

họa tiết

style

/staɪl/

kiểu cách

symbol

/ˈsɪmbəl/

biểu tượng

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp cách dùng To trong tiếng Anh chi tiết nhất

 

loose

/lus/

thụng

traditional

/trəˈdɪʃənəl/

truyền thống

innovative

/ˈɪnəˌveɪtɪv/

cách tân

fashionable

/ˈfæʃənəbəl/

thời trang

discreet

/dɪˈskrit/

kín đáo

light

/laɪt/

nhẹ nhàng

airy

/ˈɛri/

thông thoáng

feminine

/ˈfɛmənən/

nữ tính

cover

/ˈkʌvər/

che phủ

descend

/dɪˈsɛnd/

thả xuống

reflect

/rəˈflɛkt/

phản ánh

consist of

/kənˈsɪst/ /ʌv/

bao gồm

sew

/soʊ/

may

 

Đoạn văn mẫu miêu tả áo dài Việt Nam bằng tiếng Anh

 

viết về áo dài Việt Nam bằng tiếng Anh

 

Bạn có thể miêu tả kỹ về chiếc áo trong đoạn văn viết về áo dài Việt Nam bằng tiếng Anh. 

Đoạn văn mẫu:

Every country in the world has a traditional costume, and Vietnam people are proud to own the Ao Dai. The Ao Dai has two main parts: the pants and the tunic. The loose pants with a high waist, are held by an elastic belt sewn at the top. The tunic covers the whole body, except the head, hands, and feet. It is made up of a Mao collar, two flaps that descend to above the ankles and long sleeves. The closure is done discreetly on the side by small buttons. The slit of the tunic generally rises a few two or three centimeters higher than the pants. Although the outfit is very discreet, it brings curves to the body. The most common color of Ao Dai for women is white. In other cases, it has many patterns and is made of different kinds of fabric, and all are flexible, light, and airy.

Dịch nghĩa:

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có trang phục truyền thống và người Việt Nam tự hào khi sở hữu tà áo dài. Áo dài có hai phần chính là quần và áo. Chiếc quần thụng với phần cạp cao, được giữ bằng một chiếc thắt lưng thun được may ở phía trên. Phần áo dài che kín toàn bộ cơ thể, trừ đầu, tay và chân. Phần áo được tạo thành từ một cổ áo Mao (cổ đứng cao), hai tà dài xuống trên mắt cá chân và ống tay áo dài. Áo được cài một cách kín đáo ở bên cạnh bằng các khuy nhỏ. Khe của áo dài thường nhô lên cao hơn vài hai hoặc ba cm so với quần. Bộ trang phục dù rất kín đáo nhưng lại tôn lên những đường cong trên cơ thể. Màu sắc phổ biến nhất của áo dài dành cho nữ là màu trắng. Ngoài ra, áo dài có nhiều hoa văn và được làm bằng các loại vải khác nhau, và tất cả đều mềm mại, nhẹ và thoáng mát.

 

Đoạn văn mẫu giới thiệu áo dài Việt Nam bằng tiếng Anh

Đoạn văn mẫu:

The Ao Dai is a Vietnamese national garment worn by both sexes but most commonly by women. It is a long, split tunic dress worn over loose trousers. The tunic with long sleeves covers the whole body, except the head, hands, and feet. On some formal occasions like a wedding or a graduation ceremony, men and women also wear Ao Dai. The word “ao dai” was originally applied to the outfit worn at the court of the Nguyễn Lords at Huế in the 18th century. Ao Dai has overcome all challenges and innovations to become the national dress of Vietnam as well as a symbol of Vietnamese women. It has exposed both the bold cultures of humanity and the melting pot of Oriental (Vietnamese – Chinese) and the West (French). Nowadays, there are many innovative styles of Ao Dai, especially for women, making it more comfortable to wear. However, Ao Dai will always be beautiful and fashionable, reflecting on the elegance and grace of Vietnamese people. 

Dịch nghĩa:

Áo dài là quốc phục của Việt Nam dành cho cả hai giới nhưng phổ biến nhất với phụ nữ. Đó là một chiếc áo dài xẻ tà mặc bên ngoài quần ống rộng. Áo dài có tay che toàn thân, trừ đầu, tay và chân. Trong một số dịp trang trọng như đám cưới hay lễ tốt nghiệp, nam và nữ đều mặc áo dài. Từ “áo dài” ban đầu được áp dụng cho trang phục mặc trong triều đình của các chúa Nguyễn ở Huế vào thế kỷ 18. Áo dài đã vượt qua nhiều thử thách, sự cách tân để trở thành quốc phục của Việt Nam cũng như biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Áo dài thể hiện đậm nét và cũng hòa quyện hai nền văn hóa phương Đông (Việt – Hoa) và phương Tây (Pháp). Ngày nay, áo dài cách tân có rất nhiều kiểu dáng đặc biệt dành cho phái đẹp, tạo cảm giác thoải mái hơn khi mặc. Tuy nhiên, áo dài sẽ luôn đẹp và thời trang, tôn lên nét thanh lịch, duyên dáng của con người Việt Nam.

 

Đoạn văn mẫu viết về sở thích mặc áo dài bằng tiếng Anh

 

viết về áo dài Việt Nam bằng tiếng Anh

 

Ngoài ra, bạn có thể nhắc tới sở thích mặc áo dài của bản thân trong đoạn văn viết về áo dài Việt Nam bằng tiếng Anh.

Đoạn văn mẫu:

In Vietnamese, “ao dai “ means “long dress.” For years, the dress has become a symbol of the beauty of Vietnamese women. As a Vietnamese girl, I’m proud to wear Ao Dai on many occasions such as high school’s opening day, Teacher’s day, and other events. The Ao Dai consists of two main parts: the pants and the tunic. Although the outfit is very discreet, it brings curves to the body. Everytime I wear Ao Dai, my mother always compliments me that I look more beautiful and feminine. I have a traditional white ao dai, and two others in pink and blue with floral patterns. They are all sewed for me. In the future, if I have a chance to go abroad, I will definitely bring an Ao Dai with me and take photos with this traditional Vietnamese dress.

Dịch nghĩa: 

Trong tiếng Việt, “Ao Dai” có nghĩa là “áo dài”. Từ bao đời nay, tà áo dài đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Là một người con gái Việt Nam, tôi tự hào được mặc áo dài trong nhiều dịp như ngày khai trường, ngày nhà giáo và các sự kiện khác. Áo dài gồm hai phần chính là quần và áo. Bộ trang phục dù rất kín đáo nhưng lại tôn lên những đường cong trên cơ thể. Mỗi lần tôi mặc áo dài, mẹ tôi luôn khen tôi trông xinh đẹp và nữ tính hơn. Tôi có một chiếc áo dài trắng truyền thống, và hai chiếc áo dài khác màu hồng và xanh có họa tiết hoa. Tất cả chúng đều được may riêng cho tôi. Trong tương lai, nếu có dịp ra nước ngoài, tôi nhất định sẽ mang theo áo dài và chụp ảnh với trang phục truyền thống của Việt Nam này.

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh giao tiếp trực tuyến ở đâu

Tổng hợp cách dùng To trong tiếng Anh chi tiết nhất

Trong tiếng Anh có lẽ chúng ta bắt gặp việc sử dụng giới từ “to” rất nhiều. Tuy nhiên, kiến thức về giới từ này khá rộng. Tìm hiểu bài viết dưới đây về cách dùng giới từ "to" trong Tiếng Anh nhé!

 

Cách dùng To trong tiếng anh

 

To trong tiếng Anh có nghĩa là gì?

 

“To” là một trong những giới từ trong tiếng Anh phổ biến nhất. Nghĩa cơ bản của “to” trong tiếng Anh là : đến, để,..

Ví dụ: 

  • I went from Hanoi to Hai Phong in 5 hours
    Tôi đi từ Hà Nội đến Hải Phòng trong vòng 5 giờ.
  • I study hard to pass the exam
    Tôi chăm chỉ học tập để vượt qua kỳ thi.

 

Cách dùng giới từ "to" trong tiếng Anh

 

  1. Cách dùng "to" trong tiếng Anh với vai trò trong một động từ nguyên mẫu có “to”

Đầu tiên phải kể đến đó là các động từ nguyên mẫu có “to”.”to” ở đây sẽ đứng trước một động từ nguyên mẫu nhằm đảm bảo cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa cho một động từ trước nó.

Ví dụ:

  • He wants to buy a new car
    Want + to V” : muốn làm gì.
    (Anh ấy muốn mua một chiếc ô tô mới)
  • He advised me to eat lots of vegetables.
    advised + sb+ to V” : khuyên ai đó làm gì
    (Anh ấy khuyên tôi nên ăn nhiều rau).

>>> Mời xem thêm: Tìm hiểu cấu trúc câu tuyệt đối trong tiếng anh

 

  1. Cách dùng "to" trong tiếng Anh với vai trò là một giới từ

Đây là cách dùng phổ biến và thường gặp của “to”. Được dùng với tư cách là một giới từ thì “to” cũng mang các nghĩa khác nhau.

Cách dùng To để chỉ nơi chốn

“To” có thể được dùng trong câu tiếng Anh nhằm chỉ nơi chốn, hay việc di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác, hay đang đi đến đâu,…

Ví dụ: 

  • I’ll go to school in 5 minutes
    (Tôi sẽ đi đến trường trong 5 phút nữa.)
  • We went to the restaurant.
    (Chúng tôi đã đến nhà hàng.)

Cách dùng To để chỉ giới hạn hay điểm kết thúc của một cái gì đó

“To” được dùng để chỉ giới hạn hay mức độ , điểm kết thúc

Ví dụ

  • The water has flooded to the window.
    (Nước đã ngập lên tận cửa sổ rồi)
  • The stock price has dropped to its lowest ever.
    (Giá cổ phiếu đã giảm đến mức thấp nhất từ trước đến nay.)

Cách dùng To để chỉ một mối quan hệ

“To” được dùng để chỉ một mối quan hệ nào đó. “To sb” : Đối với ai, đối với cái gì,.

Ví dụ: 

  • He is very important to me.
    (Anh ấy rất quan trọng đối với tôi.)
  • This song means a lot to me.
    (Bài hát này có nhiều ý nghĩa với tôi.)

 

Cách dùng To để chỉ một khoảng thời gian hay một giai đoạn

Cách dùng To để chỉ một khoảng thời gian thông thường to sẽ đi kèm với from. Với cấu trúc như sau: from…to…: từ …đến…

Ví dụ

  • I go to work from Monday to Friday.
    (Tôi đi làm từ thứ hai đến thứ sáu.)
  • From baby to old he always bullied me.
    (Từ nhỏ đến lớn anh ta luôn bắt nạt tôi.)
  •  
  1. Một số tính từ đi kèm với giới từ “to”

 

  • Able to : có thể
  • Acceptable to : có thể chấp nhận
  • Accustomed to : quen với
  • Agreeable to : có thể đồng ý
  • Addicted to : đam mê
  • Available to sb : sẵn cho ai
  • Delightfull to sb : thú vị đối với ai
  • Familiar to sb : quen thuộc đối với ai
  • Clear to : rõ ràng
  • Contrary to : trái lại, đối lập
  • Equal to : tương đương với
  • Exposed to : phơi bày, để lộ
  • Favourable to : tán thành, ủng hộ
  • Grateful to sb : biết ơn ai
  • Harmful to sb (for sth) : có hại cho ai (cho cái gì)
  • Important to : quan trọng
  • Identical to sb : giống hệt
  • Kind to : tử tế
  • Likely to : có thể
  • Lucky to : may mắn
  • Liable to : có khả năng bị
  • Necessary to sth/sb : cần thiết cho việc gì / cho ai
  • Next to : kế bên
  • Open to : cởi mở
  • Pleasant to : hài lòng
  • Preferable to : đáng thích hơn
  • Profitable to : có lợi
  • Responsible to sb : có trách nhiệm với ai
  • Rude to : thô lỗ, cộc cằn
  • Similar to : giống, tương tự
  • Useful to sb : có ích cho ai
  • Willing to : sẵn lòng

 

Cách dùng To

 

Phân biệt cách dùng to V và V-ing

 

To V (động từ nguyên mẫu có to) và V-ing (danh động từ) có những vị trí cúng như chức năng trong câu tiếng Anh là như nhau. Đây cũng là hai trong các dạng của động từ trong tiếng Anh khi chia động từ.

 

Chúng đều có thể làm chủ ngữ, tân ngữ của động từ hay bổ ngữ cho tân ngữ..

Tuy nhiên chúng sẽ không đồng thời xuất hiện cạnh nhau (có cái này thì sẽ không có cái kia)

Điều này được thể hiện rõ rệt nhất khi to V hoặc V-ing làm tân ngữ cho động từ hoặc bổ ngữ cho tân ngữ.

Tuy nhiên để biết được Khi nào dùng To V khi nào dùng V-ing thì không có phương pháp nào khác ngoài học thuộc chúng.

Cùng tìm hiểu bảng động từ dưới đây để biết được Khi nào thì các động từ sẽ có dạng to V và khi nào sẽ có dạng V-ing nhé.

 

Những động từ mà theo sau nó là to V

 

  • Afford: đủ khả năng
  • Bear: chịu đựng
  • Decide: quyết định
  • Learn : học hỏi
  • Manage: thành công
  • Pretend: giả vời
  • Appear: xuất hiện
  • Begin: bắt đầu
  • Expect” Mong đợi
  • Hesitate: do dự
  • Neglect: thờ ơ
  • Seem: mong chờ
  • Fail: thất bại
  • Choose: lựa chọn
  • Wish: ước
  • Intend: dự định
  • Propose: đề xuất
  • Swear: thề

 

Những động từ mà theo sau nó là V-ing

 

V-ing

 

  • Những từ chỉ giác quan: hear, see,…
  • Những động từ khác
  • Quit: bỏ 
  • Suggest: gợi ý
  • Continue: tiếp tục
  • Dislike: không thích
  • Hate: ghét
  • Recall: nhắc nhở
  • Avoid: tránh
  • Admit: chấp nhận
  • Mind: quan tâm
  • Resent: gửi lại
  • Consider: cân nhắc
  • Delay: trì hoãn
  • Discuss: thảo luận
  • Keep: giữ
  • Enjoy: thích
  • Understand: hiểu
  • Deny từ chối

>>>Có thể bạn quan tâm: Học Tiếng Anh trực tuyến 1 thầy 1 trò

THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!

Tìm hiểu cấu trúc câu tuyệt đối trong tiếng anh

Khi bạn muốn nói “I go to school” đây là cách nói theo đúng cấu trúc S + V + O. Việc bạn bổ sung  thêm các thông tin khác về thời gian, địa điểm, hành động,… vào trong câu sẽ khiến câu văn hoàn chỉnh hơn về ngữ nghĩa và cấu trúc ngữ pháp. Một trong những thành phần thêm vào chính là cấu trúc tuyệt đối. Cùng tìm hiểu chủ đề ngữ pháp này để có thể vận dụng nó linh hoạt trong cuộc sống nhé.

 

Định nghĩa về cấu trúc tuyệt đối trong Tiếng Anh

 

Cấu trúc tuyệt đối trong tiếng anh

 

Cấu trúc tuyệt đối (Absolute Phrase), hay còn có cách gọi khác là cụm từ độc lập là một nhóm các danh từ, đại từ, phân từ và từ bổ ngữ kết hợp lại với nhau.

Về chức năng:

+ Đối với những câu có cùng một chủ ngữ, người ta thường rút gọn bằng cách sử dụng các phân từ. Còn đối với các câu có chủ ngữ khác nhau, để ghép các câu lại hoặc rút gọn nó, người ta dùng cấu trúc tuyệt đối.

+ Cấu trúc tuyệt đối không giữ chức năng ngữ pháp với các thành phần khác trong câu nên nó có thể đứng ở vị trí bất kỳ mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc ngữ pháp ban đầu của câu.

Về hình thức: 

Cấu trúc tuyệt đối được phân biệt với các thành phần khác trong câu bởi dấu phẩy.

Về cách dùng: 

Vì tính chất làm ý nghĩa câu văn phong phú, biểu đạt đa dạng hơn nên cấu trúc tuyệt đối thường được sử dụng trong văn chương và thơ. Cấu trúc này được dùng để bổ nghĩa cho cả câu chứ không riêng gì một thành phần nào nên nó có thể được lược bỏ mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh câu đó.

Ví dụ:

  • The weather being nice, they could go for a walk.

(Thời tiết đang rất đẹp, họ có thể ra ngoài đi dạo) 

Ở dạng truyền thống, câu này có thể được viết lại như sau: The weather was nice, they could go for a walk. Mệnh đề “The weather was nice” khi chuyển sang cấu trúc tuyệt đối sẽ ở dạng Noun + V_ing là The weather being nice.

  • Their homework completed, Linda and Bill went to the theatre at 10 p.m.

(Hoàn thành bài tập, Linda và Bill đi xem phim lúc 10 giờ tối.)

Ở dạng truyền thống, câu này có thể được viết lại như sau: After their homework was completed, they could go for a walk. Mệnh đề “After their homework was completed” khi chuyển sang cấu trúc tuyệt đối sẽ ở dạng Noun + V3/V-ed là Their homework completed.

>>> Mời xem thêm: Cách dùng cấu trúc In favour of chính xác nhất

 

Cấu trúc tuyệt đối trong tiếng Anh

 

Cấu trúc tuyệt đối trong tiếng anh

Trong tiếng Anh, cấu trúc tuyệt đối được hình thành bằng các cách sau đây.

Trong trường hợp mang nghĩa chủ động

Cấu trúc tuyệt đối mang nghĩa chủ động là dạng câu chúng ta dễ dàng bắt gặp nhất, đặc biệt trong các dạng bài kết hợp 2 câu thành 1. Hãy cùng phân tích lại cấu trúc và điểm qua một số ví dụ sau nhé.

Cấu trúc: 

Noun (danh từ) + V_ing

Ví dụ:

  • Because there was nothing else to do, they went home (khác chủ ngữ)

=> There being nothing else to do, they went home. (chủ động)

(Vì không có việc gì làm, họ về nhà)

  • If the weather is fine tomorrow, we will go picnicking together.

=> The weather being fine tomorrow, we will go picnicking together. 

(Nếu ngày mai trời đẹp, chúng tôi sẽ đi cắm trại cùng nhau.)

 

Trong trường hợp mang nghĩa bị động

Cấu trúc tuyệt đối khi mang nghĩa bị động cũng là một trong những phần cấu trúc dễ dàng bắt gặp trong các đoạn văn tiếng Anh. Hãy cùng xem cấu trúc dưới đây để phân biệt với trường hợp mang nghĩa chủ động nhé.

Cấu trúc: 

Noun (danh từ) + V3/V-ed

Ví dụ: 

  • Our house was cleaned, we could go to Mary’s birthday party. (khác chủ ngữ)

=> Our house cleaned, we could go to Mary’s birthday party.

(Ngôi nhà của chúng tôi được dọn dẹp, chúng tôi có thể đi tới buổi tiệc sinh nhật của Mary.)

  • After the signal was given, the car started at once.

=> The signal given, the car started at once.

(Sau khi tín hiệu được đưa ra, chiếc xe ô tô đã bắt đầu đi ngay lập tức.)

 

Trường hợp đại từ kết hợp với động từ nguyên mẫu có to

Một trường hợp phổ biến khác của cấu trúc tuyệt đối là đại từ kết hợp nguyên mẫu có to. Khi sử dụng cấu trúc này, câu văn của bạn không chỉ tránh được việc lặp từ mà còn tăng được sự chú ý khi sử dụng cấu trúc hay.

Cấu trúc:

Pronoun (đại từ) + to-V

Ví dụ:

We all finished deadlines, some to go to the cinema, others to come back home.

=> pronoun: some/others + to-V: to go/to come

(Chúng tôi hoàn thành hết nhiệm vụ đúng thời hạn, một số người đi xem phim, số người khác về nhà.)

 

Danh từ/đại từ kết hợp với cụm giới từ/ tính từ

Sử dụng danh từ/đại từ kết hợp với cụm giới từ/ tính từ trong câu tiếng Anh sẽ là một cấp bậc cao hơn của cấu trúc tuyệt đối. Khi sử dụng dạng ngữ pháp này, bạn cần phải chắc chắn nắm vững kiến thức về giới từ trong tiếng Anh của mình.

Cấu trúc:

Noun/Pronoun + adjective/prepositional phrase

(Danh từ/Đại từ + Cụm tính từ/Cụm giới từ)

Ví dụ:

  • His effort stronger than ever, June decided not to give up his goals until he had achieved them.

(Sự cố gắng của June đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết, anh ta quyết định sẽ không từ bỏ các mục tiêu của mình cho tới khi đạt được chúng.)

Trong câu trên danh từ “effort” đã kết hợp với tính từ “conscientious” để tạo thành một cấu trúc tuyệt đối. 

Lưu ý: Trước cấu trúc tuyệt đối ở dạng này chúng ta có thể thêm giới từ “with”.

Ví dụ:

Ann’s boyfriend was waiting, (with) his eyes on her back.

(Bạn trai của Ann đang đợi, mắt anh ta dán vào vào lưng của cô ấy.)

 

Một số cấu trúc câu tuyệt đối thông dụng trong Tiếng Anh

 

Cấu trúc tuyệt đối trong tiếng anh

Do tính chất không bị ràng buộc về ngữ pháp với các thành phần khác của câu, các cấu trúc tuyệt đối có thể được sử dụng linh hoạt, vận dụng vào nhiều ngữ cảnh khác nhau. Hãy cùng tham khảo một số cấu trúc câu tuyệt đối thông dụng ngay sau đây và tự tạo nên cho mình những mẫu câu riêng biệt nhé.

 

  1. We thought all dresses, roughly speaking, cost about 500 – 800 dollars.

(Chúng tôi nghĩ tất cả các chiếc váy đó, nói chung, đều có giá từ 500 – 800 đô.)

  1. Considering Junny’s abilities, she could have finished this project better.

(Xét đến khả năng của Junny, cô ấy lẽ ra đã có thể hoàn thành dự án này tốt hơn.)

  1. It is going to rain, judging by the dark clouds.

(Trời đang có thể sắp mưa, dựa trên những đám mây đen)

  1. To get back to the main point, we need to recruit more employees.

(Quay trở lại vấn đề chính, chúng ta cần thuê thêm nhiều nhân viên.)

Nguồn: sưu tầm

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh online 1 kèm 1 với người nước ngoài

Cách dùng cấu trúc In favour of chính xác nhất

In favour of là một cấu trúc thể hiện sự ủng hộ và thiện ý đối với ai hay điều gì. Cùng tìm hiểu cấu trúc in favour of trong bài viết này nhé!

 

In favour of là gì?

Favour (hay favor) : thiện ý, sự ủng hộ. 

Khi ta nói a favour, từ này có nghĩa là “một hành động tốt, một ân huệ”.

Cấu trúc in favour of được dùng với nghĩa là “có thiện ý, ủng hộ đối với ai/cái gì” hoặc “theo ý của ai, vì ai”.

Ví dụ:

  • Kaitlyn is in favor of me being friends with Jennie.
    Kaitlyn ủng hộ việc tôi làm bạn với Jennie.
  • I vote in favour of Lane for the next club’s president.
    Tôi bầu cho Lane làm chủ tịch tiếp theo của câu lạc bộ.
  • I used to stay quiet in favor of my friend but now I don’t care anymore.
    Tớ từng giữ im lặng vì bạn tớ nhưng bây giờ tớ không quan tâm nữa.

 

cách dùng cấu trúc In favour of

 

In favour of dùng sau động từ thường trong câu

 

Cấu trúc in favour of đầu tiên theo sau động từ thường để chỉ “hành động với ý ủng hộ ai/cái gì”.

S + V + in favour of + N

Ví dụ:

  • Yen gets up early in favour of my advice.
    Yến dậy sớm theo lời khuyên của tớ.
  • Kim and Trinh did homework at 9 o’clock in favour of their mother’s words.
    Kim và Trinh đã làm bài tập về nhà vào lúc 9 giờ theo lời mẹ của họ.
  • They work extra hours in favour of the boss.
    Họ làm thêm giờ theo lời sếp.

>>> Mời xem thêm: Cách dùng cấu trúc Describe trong tiếng Anh chính xác nhất

 

In favour of dùng sau động từ to be

 

Cấu trúc in favour tiếp theo dùng với động từ to be, mang nghĩa “ủng hộ, có thiện ý với ai/cái gì”.

S + be in favour of + N

Ví dụ:

  • Heinz is in favour of getting rid of this tree.
    Heinz ủng hộ việc loại bỏ cái cây này.
  • They are all in favor of the new guy.
    Tất cả những người đó đều thích anh chàng mới đến.
  • Nobody is in favor of getting another cat.
    Không ai ủng hộ việc nhận nuôi thêm một con mèo.

 

 Cách dùng cấu trúc In favour of

 

Các từ đồng nghĩa với in favour of

 

Từ vựng

Phiên âm

Dịch nghĩa

accept

/ək’sept/

chấp nhận

assent

/ə’sent/

đồng ý, chấp thuận

support

/sə’pɔ:t/

ủng hộ

go along with

/gəʊ/ /ə’lɒη/ /wið/

đi theo, chấp nhận làm theo (ý tưởng, hành động nào đó)

agree

/ə’gri:/

đồng ý

acquiesce

/ækwi’es/

ưng thuận, đồng ý

consent

/kən’sent/

đồng ý, ưng thuận

go with

/gəʊ/ /wið/

lựa chọn, làm theo (ai, ý tưởng gì)

 

Ví dụ

Dưới đây là một vài ví dụ về cách đặt câu với những từ đồng nghĩa trên.

  • From this point, I will just go along with whatever you say.
    Từ thời điểm này, anh sẽ chỉ làm theo bất cứ điều gì em nói.
  • Their team supports having a fund-raising campaign.
    Nhóm của các bạn ấy ủng hộ việc tổ chức một chiến dịch gây quỹ.
  • After a few days, My’s parents consented to her dating him.
    Sau một vài ngày, bố mẹ của My ưng thuận việc My hẹn hò anh ấy. 

>>> Có thể bạn quan tâm: trung tâm luyện thi chứng chỉ cho bé

Cách dùng cấu trúc Describe trong tiếng Anh chính xác nhất

“Describe your family”, “Describe your house”,… Cấu trúc Describe là cấu trúc phổ biến trong tiếng Anh. Cùng tìm hiểu cách sử dụng cấu trúc Describe qua bài viết dưới đây nhé..

Describe là gì?

 

Cách dùng cấu trúc Describe

 

Describe (/dis’kraib/) : “mô tả”, “tự cho là” và “vạch, vẽ”. 

Ví dụ:

  • Binh described his team’s painting as the rest sat and listened.
    Bình mô tả bức vẽ của nhóm cậu ấy trong khi những người còn lại ngồi nghe.
  • I would describe myself as a normal person.
    Tôi sẽ tự cho bản thân là một người bình thường.

 

Cách sử dụng cấu trúc Describe

 

Describe + câu hỏi

Cách hỏi với Describe rất đa dạng. Có thể hỏi về “mô tả như thế nào”, “ai mô tả”, “có thể mô tả được không”,…

Ví dụ:

  • Can you describe the robber?
    Cháu có thể mô tả tên trộm không?
  • How to describe feelings with words?
    Làm sao để mô tả cảm xúc bằng lời?

Describe + To V

Describe To + V (động từ nguyên mẫu). Cụm từ này có nghĩa là “mô tả để làm gì”. 

Ngoài ra cũng có cấu trúc Describe + To N, có nghĩa là “mô tả cho ai”. Cách này dùng với hành động mô tả điều gì đó với đối tượng khác.

Ví dụ:

  • Molly described the missing purse to help people visualize it.
    Molly mô tả chiếc ví bị mất để giúp mọi người hình dung ra nó.
  • The police are asking people to describe the murderer to them.
    Cảnh sát đang nhờ mọi người mô tả kẻ giết người cho họ.

>>> Mời xem thêm: Tìm hiểu bộ máy nhà nước Việt Nam bằng tiếng Anh đầy đủ chi tiết nhất

Describe something or someone

Describe something of someone hoặc Describe + N (danh từ). Cấu trúc Describe này có nghĩa là “mô tả điều gì/ai đó”.

Ví dụ:

  • Today’s homework tells us to describe a dream home.
    Bài tập về nhà hôm nay bảo chúng em hãy mô tả ngôi nhà mơ ước.
  • Everyone describes Phineas as outgoing and fun.
    Mọi người miêu tả Phineas là cởi mở và vui vẻ.

 

Describe dạng bị động hoặc tiếp diễn

Dạng bị động hoặc tiếp diễn của Describe là “Described”.

Ví dụ:

  • The art exhibition was described as “odd”.
    Buổi triển lãm nghệ thuật được mô tả là “kì lạ”.
  • Viet is described as shy.
    Việt được mô tả là nhút nhát.

 

Cách sử dụng cấu trúc Describe với các thì tiếng Anh

Cách dùng cấu trúc Describe

Cách dùng cấu trúc Describe với các thì trong tiếng Anh như sau:

Thì hiện tại

  • Thì hiện tại khẳng định

Thì hiện tại khẳng định của cấu trúc Describe là “Describe” hoặc “Describes”.

S + describe(s) + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • They describe the story on paper.
    Họ mô tả câu chuyện trên giấy.
  • Giang describes her grandmother in her homework.
    Giang mô tả bà của bạn ấy trong bài tập về nhà.

 

  • Thì hiện tại phủ định 

Thì hiện tại phủ định của cấu trúc Describe là “Don’t describe” hoặc “Doesn’t describe”.

S + don’t/doesn’t describe + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • Nick doesn’t describe how his trip went.
    Nick không mô tả chuyến đi của cậu ấy đã diễn ra như thế nào.
  • We don’t describe our feelings to each other.
    Chúng tôi không mô tả cảm xúc của mình cho nhau.

 

  • Thể nghi vấn 

Thể nghi vấn của thì hiện tại cấu trúc Describe là:

Do/Does + S + describe + O (tân ngữ)?

Ví dụ:

  • Does Jen describe her dream?
    Jen có mô tả ước mơ của bạn ấy không?
  • Do they describe how the motor works?
    Họ có mô tả cách hoạt động của động cơ không?

 

  • Câu bị động

Câu bị động cấu trúc Describe sử dụng như sau:

S + be + described + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • Their new song is described by the fans as “bubbly”.
    Bài hát mới của họ được những người hâm mộ mô tả là “vui nhộn”.
  • Sadly, his work is described as “needs more effort”.
    Buồn là, tác phẩm của anh ta được mô tả rằng “cần thêm nỗ lực”.

 

  • Câu tiếp diễn

Câu tiếp diễn của cấu trúc Describe là:

S + be + describing + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • The salesman is describing the product to the customers.
    Người bán hàng đang mô tả sản phẩm cho các khách hàng.
  • The tourguide is describing the structure of the museum.
    Người hướng dẫn viên du lịch đang mô tả cấu trúc của bảo tàng.

 

Thì quá khứ

  • Thì quá khứ khẳng định

Thì quá khứ khẳng định của cấu trúc Describe là “Described”.

S + described + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • Frank described his father.
    Frank đã mô tả bố cậu ấy.
  • I described my first day of school to my mom.
    Tớ đã mô tả ngày đầu đi học cho mẹ.

 

  • Thì quá khứ phủ định

Thì quá khứ phủ định của cấu trúc Describe như sau:

S + didn’t + describe + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • Your friend didn’t describe her job to me.
    Bạn cậu đã không mô tả công việc của cô ấy cho tớ.
  • I didn’t describe my expectations precisely.
    Tôi đã không mô tả kỳ vọng của mình một cách chính xác.

 

  • Thể nghi vấn

Thể nghi vấn thì quá khứ của cấu trúc Describe là:

Did + S + describe + O (tân ngữ)?

Ví dụ:

  • Did Zack describe the idea behind his design?
    Zach có mô tả ý tưởng đằng sau thiết kế của anh ấy không?
  • Did they describe the movie they watched the day before?
    Họ có mô tả bộ phim mà họ đã xem hôm trước không?

 

  • Câu bị động

Câu bị động thì quá khứ của cấu trúc Describe được trình bày như sau:

S + was/were + described + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • The old phone model was described by buyers as “lame”.
    Mẫu điện thoại cũ đã được người mua mô tả là “nhạt nhẽo”.
  • The houses on the next street were described in detail.
    Những ngôi nhà ở con phố bên cạnh đã được mô tả chi tiết.

 

  • Câu tiếp diễn

Cuối cùng, câu tiếp diễn của thì quá khứ của cấu trúc Describe là:

S + be + describing + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • The driving instructor is describing how the car functions.
    Người hướng dẫn lái xe đang mô tả cách vận hành của chiếc ô tô.
  • The boy is describing his toys to his new friend.
    Cậu bé đang mô tả những món đồ chơi của cậu ấy cho người bạn mới của mình.

 

Thì tương lai

  • Thì tương lai khẳng định

Thì tương lai khẳng định của cấu trúc Describe là “Described”.

S + will described + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • Phuong will describe the new bag she got in a minute.
    Phương sẽ mô tả chiếc túi mới mà cô ấy vừa mua trong chốc lát.
  • Adam and JC will describe how the game works.
    Adam và JC sẽ mô tả cách trò chơi vận hành.

 

  • Thì tương lai phủ định

Thì tương lai phủ định của cấu trúc Describe như sau:

S + will not + describe + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • I will not describe my feelings again.
    Tôi sẽ không mô tả cảm xúc của mình lần nữa đâu.
  • Oliver will not describe the girl he is dating to anyone.
    Oliver sẽ không miêu tả bạn gái mà cậu ấy đang hẹn hò cho ai hết.

 

  • Thể nghi vấn

Thể nghi vấn thì tương lai của cấu trúc Describe là:

Will + S + describe + O (tân ngữ)?

Ví dụ:

  • Will Lucas describe his meal?
    Lucas sẽ mô tả bữa ăn của em ấy chứ?
  • Will you describe the culture of Korea?
    Bạn sẽ mô tả nền văn hoá của Hàn Quốc chứ?

 

  • Câu bị động

Câu bị động thì tương lai của cấu trúc Describe được trình bày như sau:

S + will be + described + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • The newest car will be described by Mr. Steve.
    Chiếc xe mới nhất sẽ được mô tả bởi ngài Steve.
  • The man who bullied Hannah will be described by her.
    Người đàn ông đã bắt nạt Hannah sẽ được mô tả bởi cô ấy.

 

  • Câu tiếp diễn

 

Cuối cùng, câu tiếp diễn thì tương lai của cấu trúc Describe là:

S + will be + describing + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • This time tomorrow, I will be describing my sketch to Ms. Adams.
    Giờ này ngày mai, tớ sẽ đang mô tả bản phác thảo cho cô Adams.
  • This time next month, we will be describing our plan to the boss.
    Giờ này tháng sau, chúng ta sẽ đang mô tả kế hoạch cho sếp.

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh giao tiếp cấp tốc trực tuyến

Tìm hiểu bộ máy nhà nước Việt Nam bằng tiếng Anh đầy đủ chi tiết nhất

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng chủ tịch nước tiếng Anh là gì chưa? Hãy cùng tìm hiểu những từ vựng về bộ máy nhà nước Việt Nam bằng tiếng Anh qua bài viết dưới đây để có thêm kiến thức về lĩnh vực này nhé. 

 

Từ vựng về quốc hiệu, chức danh của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước

 

 

  • Socialist Republic of Viet Nam (viết tắt: SRV): Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • President of the Socialist Republic of Viet Nam: Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
  • Vice President of the Socialist Republic of Viet Nam: Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 

Từ vựng về Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ

 

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Viết tắt

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Government of the Socialist Republic of Viet Nam

GOV

Bộ Quốc phòng

Ministry of National Defence

MND

Bộ Công an

Ministry of Public Security

MPS

Bộ Ngoại giao

Ministry of Foreign Affairs

MOFA

Bộ Tư pháp

Ministry of Justice

MOJ

Bộ Tài chính

Ministry of Finance

MOF

Bộ Công Thương

Ministry of Industry and Trade

MOIT

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Ministry of Labour, War invalids and Social Affairs

MOLISA

Bộ Giao thông vận tải

Ministry of Transport

MOT

Bộ Xây dựng

Ministry of Construction

MOC

Bộ Thông tin và Truyền thông

Ministry of Information and Communications

MIC

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ministry of Education and Training

MOET

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ministry of Agriculture and Rural Development

MARD

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Ministry of Planning and Investment

MPI

Bộ Nội vụ

Ministry of Home Affairs

MOHA

Bộ Y tế

Ministry of Health

MOH

Bộ Khoa học và Công nghệ

Ministry of Science and Technology

MOST

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ministry of Culture, Sports and Tourism

MOCST

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ministry of Natural Resources and Environment

MONRE

Thanh tra Chính phủ

Government Inspectorate

GI

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

The State Bank of Viet Nam

SBV

Ủy ban Dân tộc

Committee for Ethnic Affairs

CEMA

Văn phòng Chính phủ

Office of the Government

GO

 

 

 

>>> Mời xem thêm: Sự khác nhau giữa hanged và hung trong tiếng Anh chi tiết nhất 

 

Từ vựng về cơ quan thuộc chính phủ

 

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Trưởng ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Director of Ho Chi Minh Mausoleum Management

Phó Trưởng ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Deputy Director of Ho Chi Minh Mausoleum Management

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

General Director of Viet Nam Social Security

Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Deputy General Director of Viet Nam Social Security

Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam

General Director of Viet Nam News Agency

Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam

Deputy General Director of Viet Nam News Agency

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

General Director of Voice of Viet Nam

Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

Deputy General Director of Voice of Viet Nam

Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam

General Director of Viet Nam Television

Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam

Deputy General Director of Viet Nam Television

Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

President of Ho Chi Minh National Academy of Politics and Public Administration

Phó Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

Vice President of Ho Chi Minh National Academy of Politics and Public Administration

Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

President of Viet Nam Academy of Science and Technology

Phó Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Vice President of Viet Nam Academy of Science and Technology

Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

President of Viet Nam Academy of Social Sciences

Phó Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Vice President of Viet Nam Academy of Social Sciences

 

Từ vựng về chức danh Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan

 

 

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Prime Minister of the Socialist Republic of Viet Nam

Phó Thủ tướng Thường trực

Permanent Deputy Prime Minister

Phó Thủ tướng

Deputy Prime Minister

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Minister of National Defence

Bộ trưởng Bộ Công an

Minister of Public Security

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Minister of Foreign Affairs

Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Minister of Justice

Bộ trưởng Bộ Tài chính

Minister of Finance

Bộ trưởng Bộ Công Thương

Minister of Industry and Trade

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Minister of Transport

Bộ trưởng Bộ Xây dựng

Minister of Construction

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

Minister of Information and Communications

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Minister of Education and Training

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Minister of Agriculture and Rural Development

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Minister of Planning and Investment

Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Minister of Home Affairs

Bộ trưởng Bộ Y tế

Minister of Health

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Minister of Science and Technology

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Minister of Culture, Sports and Tourism

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Minister of Natural Resources and Environment

Tổng Thanh tra Chính phủ

Inspector

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Governor of the State Bank of Viet Nam

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

Minister, Chairman/Chairwoman of the Committee for Ethnic Affairs

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Minister, Chairman/Chairwoman of the Office of the Government

Từ vựng về văn phòng Chủ tịch nước và chức danh Lãnh đạo Văn phòng

 

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Văn phòng Chủ tịch nước

Office of the President

Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước

Chairman/Chairwoman of the Office of the President

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước

Vice Chairman/Chairwoman of the Office of the President

Trợ lý Chủ tịch nước

Assistant to the President

 

Từ vựng về đơn vị thuộc Bộ

Dưới đây là từ vựng bộ máy nhà nước Việt Nam bằng tiếng Anh về các đơn vị thuộc Bộ:

 

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Văn phòng Bộ

Ministry Office

Thanh tra Bộ

Ministry Inspectorate

Tổng cục

Directorate

Ủy ban

Committee/Commission

Cục

Department/Authority/Agency

Vụ

Department

Học viện

Academy

Viện

Institute

Trung tâm

Centre

Ban

Board

Phòng

Division

Vụ Tổ chức Cán bộ

Department of Personnel and Organisation

Vụ Pháp chế

Department of Legal Affairs

Vụ Hợp tác quốc tế

Department of International Cooperation

 

 

 

Từ vựng về chức danh từ cấp Thứ trưởng

 

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Thứ trưởng Thường trực

Permanent Deputy Minister

Thứ trưởng

Deputy Minister

Tổng Cục trưởng

Director General

Phó Tổng Cục trưởng

Deputy Director General

Phó Chủ nhiệm Thường trực

Permanent Vice Chairman/Chairwoman

Phó Chủ nhiệm

Vice Chairman/Chairwoman

Trợ lý Bộ trưởng

Assistant Minister

Chủ nhiệm Ủy ban

Chairman/Chairwoman of Committee

Phó Chủ nhiệm Ủy ban

Vice Chairman/Chairwoman of Committee

Chánh Văn phòng Bộ

Chief of the Ministry Office

Phó Chánh Văn phòng Bộ

Deputy Chief of the Ministry Office

Cục trưởng

Director General

Phó Cục trưởng

Deputy Director General

Vụ trưởng

Director General

Phó Vụ trưởng

Deputy Director General

Giám đốc Học viện

President of Academy

Phó Giám đốc Học viện

Vice President of Academy

Viện trưởng

Director of Institute

Phó Viện trưởng

Deputy Director of Institute

Giám đốc Trung tâm

Director of Centre

Phó giám đốc Trung tâm

Deputy Director of Centre

Trưởng phòng

Head of Division

Phó trưởng phòng

Deputy Head of Division

Chuyên viên cao cấp

Senior Official

Chuyên viên chính

Principal Official

Chuyên viên

Official

Thanh tra viên cao cấp

Senior Inspector

Thanh tra viên chính

Principal Inspector

Thanh tra viên

Inspector

 

Từ vựng về lãnh đạo các Cơ quan thuộc Chính phủ

 

 

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Trưởng ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Director of Ho Chi Minh Mausoleum Management

Phó Trưởng ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Deputy Director of Ho Chi Minh Mausoleum Management

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

General Director of Viet Nam Social Security

Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Deputy General Director of Viet Nam Social Security

Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam

General Director of Viet Nam News Agency

Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam

Deputy General Director of Viet Nam News Agency

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

General Director of Voice of Viet Nam

Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

Deputy General Director of Voice of Viet Nam

Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam

General Director of Viet Nam Television

Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam

Deputy General Director of Viet Nam Television

Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

President of Ho Chi Minh National Academy of Politics and Public Administration

Phó Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

Vice President of Ho Chi Minh National Academy of Politics and Public Administration

Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

President of Viet Nam Academy of Science and Technology

Phó Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Vice President of Viet Nam Academy of Science and Technology

Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

President of Viet Nam Academy of Social Sciences

Phó Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Vice President of Viet Nam Academy of Social Sciences

 

Từ vựng về Lãnh đạo của các đơn vị cấp tổng cục

 

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Văn phòng

Office

Chánh Văn phòng

Chief of Office

Phó Chánh Văn phòng

Deputy Chief of Office

Cục

Department

Cục trưởng

Director

Phó Cục trưởng

Deputy Director

Vụ

Department

Vụ trưởng

Director

Phó Vụ trưởng

Deputy Director

Ban

Board

Trưởng Ban

Head

Phó Trưởng Ban

Deputy Head

Chi cục

Branch

Chi cục trưởng

Manager

Chi cục phó

Deputy Manager

Phòng

Division

Trưởng phòng

Head of Division

Phó Trưởng phòng

Deputy Head of Division

 

Từ vựng về cán bộ công chức chính quyền

 

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Chairman/Chairwoman of the People’s Committee

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân

Permanent Vice Chairman/Chairwoman of the People’s Committee

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Vice Chairman/Chairwoman of the People’s Committee

Ủy viên Ủy ban nhân dân

Member of the People’s Committee

Giám đốc Sở

Director of Department

Phó Giám đốc Sở Deputy

Director of Department

Chánh Văn phòng

Chief of Office

Phó Chánh Văn phòng

Deputy Chief of Office

Chánh Thanh tra

Chief Inspector

Phó Chánh Thanh tra

Deputy Chief Inspector

Trưởng phòng

Head of Division

Phó Trưởng phòng

Deputy Head of Division

Chuyên viên cao cấp

Senior Official

Chuyên viên chính

Principal Official

Chuyên viên

Official

 >>> Có thể bạn quan tâm: ứng dụng học tiếng anh giao tiếp trực tuyến