Tin Mới
Các cụm động từ với Look được sử dụng phổ biến trong các bài tập và các tình huống giao tiếp tiếng Anh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bạn chưa nắm hết được các cụm từ cũng như ý nghĩa của nó. Hãy cùng Pantado tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
1. Look là gì?
Từ "look" trong tiếng Anh có thể đóng vai trò là một động từ hoặc là danh từ, mỗi vai trò đều mang ý nghĩa khác nhau.
"Look" có nghĩa là gì?
1.1 Look là động từ
Nghĩa chính: nhìn, ngắm hoặc xem.
Ví dụ:
- She looked out of the window and saw the beautiful sunrise.
(Cô ấy nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy cảnh mặt trời mọc tuyệt đẹp.) - Look at the stars! They are so bright tonight.
(Hãy nhìn những ngôi sao kìa! Chúng thật sáng vào tối nay.)
1.2 Look là danh từ
Khi là tính từ, look thường đi kèm các từ bổ trợ để diễn tả vẻ ngoài hoặc cảm xúc.
Ví dụ:
- He has a serious look on his face.
(Anh ấy có vẻ ngoài rất nghiêm túc.) - She gave me a puzzled look when I asked the question.
(Cô ấy tỏ vẻ bối rối khi tôi đặt câu hỏi.)
2. Các dạng khác của Look
Từ "look" còn được biến đổi thành nhiều dạng khác, mang các ý nghĩa và cách sử dụng đa dạng.
Từ loại |
Ý nghĩa |
Ví dụ |
Looker (n) |
Người nhìn, người quan sát |
- The lookout tower had a skilled looker watching the horizon. (Tháp canh có một người quan sát giỏi.) |
Khen ai đó có có vẻ ngoài đẹp, cuốn hút |
- She's a real looker! (Cô ấy rất xinh đẹp!) |
|
Lookalike (n) |
Người hoặc vật giống hệt |
- That actor is a lookalike of Brad Pitt. (Diễn viên đó trông giống Brad Pitt.) |
Unlooked-for (adj) |
Không ngờ đến, bất ngờ |
- The rain was an unlooked-for event during the sunny afternoon. (Cơn mưa là một điều bất ngờ.) |
Lookism (n) |
Sự phân biệt đối xử dựa trên ngoại hình |
- Lookism in the workplace is a growing concern. (Phân biệt dựa trên ngoại hình trong công sở ngày càng đáng lo ngại.) |
Outlook (n) |
Quan điểm, triển vọng |
- His outlook on life is always positive. (Quan điểm sống của anh ấy luôn tích cực.) |
Lookout (n) |
Người gác, trạm gác |
- The sailor on lookout spotted an iceberg ahead. (Người gác trên tàu nhìn thấy một tảng băng phía trước.) |
Overlook (v) |
Bỏ qua, không chú ý |
- Don’t overlook any details when reviewing the contract. (Đừng bỏ sót bất kỳ chi tiết nào khi xem xét hợp đồng.) |
Các dạng khác của Look
3. Các cụm động từ với Look
Cụm động từ với look là một phần quan trọng trong giao tiếp tiếng Anh. Dưới đây, Pantado sẽ giới thiệu một số cụm động từ phổ biến:
Cụm từ |
Nghĩa |
Ví dụ |
Look after |
Chăm sóc, trông nom |
- She looks after her younger brother. (Cô ấy chăm sóc em trai nhỏ.) |
- Can you look after my plants while I’m away? (Bạn có thể trông cây giúp tôi không?) |
||
- He has to look after the dog today. (Hôm nay anh ấy phải trông nom con chó.) |
||
Look ahead |
Nhìn về phía trước |
- We need to look ahead and plan for the future. (Chúng ta cần nhìn về phía trước và lên kế hoạch.) |
- Always look ahead while driving. (Luôn nhìn về phía trước khi lái xe.) |
||
- Let’s look ahead to the challenges we might face. (Hãy dự đoán những thử thách có thể gặp.) |
||
Look away |
Nhìn ra chỗ khác |
- Don’t look away during the movie! (Đừng nhìn chỗ khác khi xem phim!) |
- He looked away when she stared at him. (Anh ấy quay mặt đi khi cô ấy nhìn chằm chằm vào anh.) |
||
- I couldn’t look away from the beautiful scenery. (Tôi không thể rời mắt khỏi cảnh đẹp đó.) |
||
Look back on |
Nghĩ lại, hồi tưởng |
- I often look back on my childhood memories. (Tôi thường hồi tưởng về ký ức thời thơ ấu.) |
- She likes to look back on the good times. (Cô ấy thích nghĩ về những khoảng thời gian vui vẻ.) |
||
- When you look back on your life, what do you see? (Khi bạn hồi tưởng lại cuộc đời mình, bạn thấy gì?) |
||
Look down on |
Coi thường ai đó |
- He tends to look down on people who are less educated. (Anh ấy hay coi thường người ít học.) |
- Don’t look down on others for their mistakes. (Đừng coi thường người khác vì sai lầm của họ.) |
||
- She felt her colleagues looked down on her. (Cô ấy cảm thấy đồng nghiệp coi thường mình.) |
||
Look up to |
Ngưỡng mộ ai đó |
- I really look up to my father because he has taught me so much about life and hard work. (Tôi thật sự ngưỡng mộ cha tôi vì ông đã dạy tôi rất nhiều về cuộc sống và sự chăm chỉ.) |
Many students look up to their teachers for inspiration and guidance. (Nhiều học sinh ngưỡng mộ giáo viên của mình để tìm cảm hứng và sự hướng dẫn.) |
||
She has always looked up to her older sister for her kindness and wisdom. (Cô ấy luôn ngưỡng mộ chị gái vì sự tử tế và trí tuệ của chị ấy.) |
||
Look for |
Tìm kiếm |
- I’m looking for my keys. (Tôi đang tìm chìa khóa.) |
- Have you seen my wallet? I’m looking for it. (Bạn thấy ví của tôi không? Tôi đang tìm nó.) |
||
- He’s always looking for new opportunities. (Anh ấy luôn tìm kiếm cơ hội mới.) |
||
Look forward to |
Mong chờ điều gì đó |
- I look forward to meeting you soon. (Tôi mong được gặp bạn sớm.) |
- She looks forward to her vacation every year. (Cô ấy luôn mong chờ kỳ nghỉ hàng năm.) |
||
- We look forward to hearing from you. (Chúng tôi mong chờ phản hồi từ bạn.) |
||
Look in |
Thăm viếng ai đó |
- I’ll look in on grandma later today. (Tôi sẽ ghé thăm bà hôm nay.) |
- The doctor said he’d look in on the patient tomorrow. (Bác sĩ nói sẽ thăm bệnh nhân vào ngày mai.) |
||
- Can you look in on my cat while I’m away? (Bạn có thể ghé xem con mèo của tôi không?) |
||
Look into |
Xem xét, nghiên cứu kỹ |
- We need to look into this issue immediately. (Chúng ta cần xem xét vấn đề này ngay lập tức.) |
- The police are looking into the case. (Cảnh sát đang điều tra vụ án.) |
||
- I’ll look into the details and get back to you. (Tôi sẽ xem xét chi tiết và phản hồi cho bạn.) |
||
Look out for |
Cẩn thận, đề phòng. |
- Look out for cars when crossing the street. (Hãy cẩn thận xe cộ khi băng qua đường.) |
- You need to look out for scams when shopping online. (Bạn cần đề phòng các vụ lừa đảo khi mua sắm trực tuyến.) |
||
- We should always look out for each other during difficult times. (Chúng ta nên luôn luôn chăm sóc và đề phòng lẫn nhau trong những lúc khó khăn.) |
||
Look over |
Xem xét, kiểm tra nhanh |
- Can you look over my report before I submit it? (Bạn có thể xem qua báo cáo của tôi trước khi tôi nộp không?) |
- She quickly looked over the instructions before starting the experiment. (Cô ấy nhanh chóng xem qua hướng dẫn trước khi bắt đầu thí nghiệm.) |
||
Look through |
Nhìn qua, xem lướt qua |
- I spent the afternoon looking through old family photos. (Tôi đã dành cả buổi chiều để xem lướt qua những bức ảnh gia đình cũ.) |
- He looked through the documents to find the information he needed. (Anh ấy xem lướt qua các tài liệu để tìm thông tin cần thiết.) |
Các cụm động từ với Look
4. Bài tập vận dụng với “Look”
Chọn cụm động từ với Look thích hợp:
Câu hỏi |
||||
1) She always tries to ________ the bright side of things, even in tough situations. |
A. look ahead |
B.look into |
C. look back on |
D. look forward to |
2) Can you ________ my dog while I’m on vacation? |
A. look down on |
B.look after |
C. look ahead |
D. look into |
3) He tends to ________ others who don’t have a high education. |
A. look after |
B. look back on |
C. look forward to |
D. look down on |
4) The police are ________ the mysterious disappearance of the documents. |
A. look away |
B. look ahead |
C. look into |
D. look forward to |
5) I always ________ my childhood with a sense of nostalgia. |
A. look in |
B. look back on |
C. look after |
D. look forward to |
6) Please ________ and make sure no cars are coming before crossing the street. |
A. look ahead |
B. look out |
C. look for |
D. look into |
7) He’s been ________ his keys all morning but still can’t find them. |
A. looking after |
B. looking for |
C. looking forward to |
D. looking into |
8) We’re ________ hearing from you soon regarding the project updates. |
A. looking back on |
B. looking forward to |
C. looking after |
D. looking out |
9) Don’t ________ when someone is talking to you. It’s disrespectful. |
A. look ahead |
B. look into |
C. look away |
D. look out |
10) She decided to ________ a few old friends during her trip to her hometown. |
A. look for |
B. look back on |
C. look into |
D. look in |
Đáp án
Câu số |
Đáp án |
1 |
A. look ahead |
2 |
B. look after |
3 |
D. look down on |
4 |
C. look into |
5 |
B. look back on |
6 |
B. look out |
7 |
B. looking for |
8 |
B. looking forward to |
9 |
C. look away |
10 |
D. look in |
5. Tổng kết
Qua bài viết này có thể thấy "Look" có rất nhiều dạng từ khác nhau và các cụm động từ đi với Look thường gặp trong tiếng Anh. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn mở rộng thêm vốn từ vựng, giúp bạn vận dụng tốt trong giao tiếp và bài tập. Đừng quên theo dõi website pantado.edu.vn để học thêm các kiến thức tiếng Anh khác nhé!
Bạn có biết rằng trạng từ là một trong những yếu tố quan trọng giúp câu tiếng Anh trở nên rõ ràng và sinh động hơn? Tuy nhiên, việc phân biệt trạng từ thường khiến người học bối rối vì không chỉ có một cách nhận biết mà có khá nhiều cách nhận biết qua hậu tố đuôi của trạng từ. Liệu trạng từ chỉ có duy nhất một dạng với đuôi -ly hay còn những đuôi khác? Vậy muốn được giải đáp thắc mắc “trạng từ trong tiếng Anh có đuôi gì?” thì hãy khám phá bài viết này cùng Pantado nhé!
>> Có thể bạn quan tâm: Tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1 cho bé
1. Trạng từ trong tiếng Anh có đuôi gì?
Trạng từ (Adverb) là một từ loại trong tiếng Anh dùng để bổ sung thông tin cho các thành phần khác trong câu. Cụ thể, trạng từ được dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ, một trạng từ khác hoặc thậm chí là cả câu. Trạng từ giúp cung cấp thông tin chi tiết về cách thức, thời gian, nơi chốn, tần suất, hoặc mức độ của hành động hoặc sự việc.
Trạng từ trong tiếng Anh thường được nhận biết qua các hậu tố (đuôi) đặc trưng. Một số đuôi trạng từ trong tiếng Anh phổ biến như -ly, -ward(s), -wise, -fold, -some,... Mặc dù đuôi -ly là phổ biến nhất nhưng trạng từ không chỉ giới hạn ở dạng này, vẫn có một số trạng từ có các đuôi khác hoặc không có đuôi cụ thể.
2. Các đuôi trạng từ trong tiếng Anh phổ biến
2.1. Trạng từ đuôi -ly
Hậu tố -ly là đuôi trạng từ được sử dụng nhiều nhất, thường được thêm vào sau tính từ để tạo trạng từ. Nhóm này chủ yếu chỉ cách thức, mức độ, hoặc thời gian của hành động.
Cách hình thành:
- Tính từ + -ly → Trạng từ
- Một số trường hợp cần thay đổi chính tả.
- Nếu tính từ kết thúc bằng “y” thì đổi thành “i” rồi thêm “ly”.
Happy → Happily
Easy → Easily
- Nếu tính từ kết thúc bằng “e” thì bỏ “e” rồi thêm “ly”.
True → Truly
Tính từ |
Trạng từ |
Ví dụ |
Quick |
Quickly |
She runs quickly to catch the bus. (Cô ấy chạy rất nhanh để bắt kịp xe buýt.) |
Happy |
Happily |
They happily agreed to help. (Họ đã đồng ý giúp đỡ một cách rất vui vẻ.) |
Angry |
Angrily |
She shouted angrily to keep order in the noisy class. (Cô ấy quát một cách giận dữ để giữ trật tự trong lớp học ồn ào.) |
Easy |
Easily |
She solved the problem easily. (Cô ấy giải quyết vấn đề một cách dễ dàng.) |
True |
Truly |
He truly loves his family. (Anh ấy thực sự rất yêu thương gia đình.) |
Basic |
Basically |
The problem is basically solved. (Vấn đề được giải quyết một cách đơn giản.) |
2.2. Trạng từ đuôi -ward(s): Chỉ hướng di chuyển
Hậu tố -ward hoặc -wards được dùng để mô tả hướng di chuyển hoặc vị trí.
Ví dụ:
Trạng từ |
Ý nghĩa |
Ví dụ |
Forward |
Hướng về phía trước |
Please move forward. (Làm ơn di chuyển về phía trước.) |
Backward |
Hướng về phía sau |
He looked backward to see who was calling him. (Anh ấy nhìn hướng về phía sau để xem người mà đang gọi anh ấy.) |
Upward |
Hướng lên trên |
The bird flew upward. (Con chim đã bay hướng lên trên.) |
Downward |
Hướng xuống dưới |
The leaves drifted downward. (Những chiếc lá trôi dạt xuống phía dưới.) |
Inward |
Hướng vào trong |
She turned inward to reflect on her decisions. (Cô ấy quay vào bên trong để suy ngẫm về quyết định của cô ấy.) |
Outward |
Hướng ra ngoài |
The door opens outward. (Cửa mở hướng ra ngoài.) |
2.3. Trạng từ đuôi -wise: Chỉ cách thức hoặc phương diện
Hậu tố -wise thường dùng để chỉ cách thức hoặc phương diện liên quan đến một hành động hoặc trạng thái.
Ví dụ:
Trạng từ |
Ý nghĩa |
Ví dụ |
Clockwise |
Theo chiều kim đồng hồ |
Turn the handle clockwise. (Xoay tay cầm theo chiều kim đồng hồ.) |
Lengthwise |
Theo chiều dài |
Cut the paper lengthwise. (Cắt giấy theo chiều dài.) |
Otherwise |
Nếu không thì |
Work harder; otherwise, you’ll fail. (Làm chăm chỉ hơn, nếu không bạn sẽ thất bại.) |
Streetwise |
Lanh lợi (hiểu đời) |
He’s very streetwise for his age. (Anh ấy rất lanh lợi so với tuổi của mình.) |
2.4. Trạng từ đuôi -ways: Chỉ hướng di chuyển hoặc cách thức
Các trạng từ kết thúc bằng -ways diễn tả hướng di chuyển hoặc cách thực hiện một hành động.
Ví dụ:
Trạng từ |
Ý nghĩa |
Ví dụ |
Sideways |
Theo chiều ngang |
The car moved sideways to avoid the barrier. (Chiếc xe di chuyển theo chiều ngang để tránh chướng ngại vật.) |
Crossways |
Theo đường chéo |
The logs were placed crossways. (Các khúc gỗ được đặt chéo nhau.) |
2.5. Trạng từ đuôi -fold: Chỉ mức độ hoặc số lượng
Hậu tố -fold dùng để diễn tả mức độ hoặc sự tăng lên gấp nhiều lần.
Ví dụ:
Trạng từ |
Ý nghĩa |
Ví dụ |
Twofold |
Gấp hai lần |
Their profits increased twofold. (Lợi nhuận của họ tăng gấp đôi.) |
Threefold |
Gấp ba lần |
The company’s revenue grew threefold. (Doanh thu của công ty tăng gấp 3 lần.) |
Manifold |
Nhiều lần, đa dạng |
The reasons for the decision are manifold. (Lý do cho quyết định rất đa dạng.) |
2.6. Trạng từ đuôi -er: Chỉ mức độ tăng dần
Hậu tố -er xuất hiện trong các trạng từ như further hoặc farther, dùng để chỉ mức độ hoặc khoảng cách lớn hơn.
Ví dụ:
Trạng từ |
Ý nghĩa |
Ví dụ |
Further |
Xa hơn, thêm nữa |
We need to discuss this issue further. (Chúng tôi cần thảo luận vấn đề thêm nữa.) |
Farther |
Xa hơn |
He walked farther into the woods. (Anh ấy đi bộ xa hơn vào rừng cây.) |
>> Xem thêm: Các đuôi tính từ thường gặp trong tiếng Anh
3. Phân loại các nhóm trạng từ không có đuôi “-ly”
3.1. Trạng từ chỉ nơi chốn (Adverbs of Place)
Trạng từ chỉ nơi chốn diễn tả vị trí hoặc hướng của hành động, trả lời câu hỏi “Ở đâu?” hoặc “Đi đâu?”.
Một số trạng từ chỉ nơi chốn phổ biến:
Trạng từ chỉ nơi chốn (Adverbs of Place)
Từ vựng |
Ý nghĩa |
Ví dụ |
Here |
Ở đây |
She is standing here. (Cô ấy đang đứng ở đây.) |
There |
Ở đó |
Put the book there. (Đặt cuốn sách ở đó.) |
Everywhere |
Khắp mọi nơi |
The smell is everywhere. (Mùi hương ở khắp nơi.) |
Nowhere |
Không nơi nào |
I have nowhere to go. (Tôi không có nơi nào để đi.) |
Nearby |
Ở gần |
A coffee shop is nearby. (Có một quán cà phê ở gần.) |
Outside |
Bên ngoài |
The kids are playing outside. (Bọn trẻ đang chơi bên ngoài.) |
Inside |
Bên trong |
Come inside, it’s raining. (Vào trong đi, trời đang mưa.) |
3.2. Trạng từ chỉ thời gian (Adverbs of Time)
Trạng từ chỉ thời gian xác định khi nào hoặc trong bao lâu hành động xảy ra. Chúng trả lời câu hỏi “Khi nào?” hoặc “Bao lâu?”.
Một số trạng từ chỉ thời gian phổ biến:
Trạng từ chỉ thời gian (Adverbs of Time)
Từ vựng |
Ý nghĩa |
Ví dụ |
Now |
Bây giờ |
She is working now. (Cô ấy đang làm việc bây giờ.) |
Then |
Khi đó |
It was easier back then. (Mọi thứ dễ dàng hơn hồi đó.) |
Today |
Hôm nay |
I have a meeting today. (Tôi có một cuộc họp hôm nay.) |
Yesterday |
Hôm qua |
He called me yesterday. (Anh ấy đã gọi tôi hôm qua.) |
Tomorrow |
Ngày mai |
I will see you tomorrow. (Tôi sẽ gặp bạn vào ngày mai.) |
Soon |
Sớm |
She will arrive soon. (Cô ấy sẽ đến sớm.) |
Lately |
Gần đây |
Have you seen him lately? (Bạn có gặp anh ấy gần đây không?) |
Frequently |
Thường xuyên |
He frequently visits his grandparents. (Anh ấy thường xuyên thăm ông bà.) Trạng từ chỉ cách thức (Adverbs of Manner) |
3.3. Trạng từ chỉ cách thức (Adverbs of Manner)
Nhóm trạng từ này mô tả cách thức mà hành động diễn ra, trả lời câu hỏi “Như thế nào?”.
Một số trạng từ chỉ cách thức phổ biến:
Trạng từ chỉ cách thức (Adverbs of Manner)
Từ vựng |
Ý nghĩa |
Ví dụ |
Fast |
Nhanh |
She drives fast. (Cô ấy lái xe rất nhanh.) |
Hard |
Chăm chỉ, khó khăn |
They worked hard. (Họ làm việc chăm chỉ.) |
Well |
Tốt |
He plays the piano well. (Anh ấy chơi piano rất giỏi.) |
Straight |
Thẳng |
He walked straight into the room. (Anh ấy đi thẳng vào phòng.) |
Tight |
Chặt chẽ |
Hold the rope tight. (Giữ chặt sợi dây.) |
Late |
Muộn |
He arrived late for the meeting. (Anh ấy đến muộn trong buổi họp.) |
3.4. Trạng từ chỉ tần suất (Adverbs of Frequency)
Trạng từ chỉ tần suất cho biết hành động xảy ra bao nhiêu lần hoặc độ thường xuyên của hành động, trả lời câu hỏi “Bao lâu một lần?”.
Một số trạng từ chỉ tần suất phổ biến:
Trạng từ chỉ tần suất (Adverbs of Frequency)
Từ vựng |
Ý nghĩa |
Ví dụ |
Always |
Luôn luôn |
She always wakes up early. (Cô ấy luôn luôn dậy sớm.) |
Sometimes |
Đôi khi |
He sometimes forgets his keys. (Anh ấy đôi khi quên chìa khóa.) |
Rarely |
Hiếm khi |
They rarely eat fast food. (Họ hiếm khi ăn đồ ăn nhanh.) |
Often |
Thường xuyên |
I often read books before bed. (Tôi thường đọc sách trước khi đi ngủ.) |
Never |
Không bao giờ |
She never lies. (Cô ấy không bao giờ nói dối.) |
Seldom |
Ít khi |
He seldom goes to parties. (Anh ấy ít khi tham gia tiệc.) |
3.5. Trạng từ chỉ mức độ (Adverbs of Degree)
Nhóm trạng từ này mô tả mức độ hoặc cường độ của hành động, tính từ, hoặc trạng từ khác, trả lời câu hỏi “Đến mức nào?” hoặc “Bao nhiêu?”.
Một số trạng từ chỉ mức độ phổ biến:
Trạng từ chỉ mức độ (Adverbs of Degree)
Trạng từ |
Ý nghĩa |
Ví dụ |
Very |
Rất |
The movie is very interesting. (Bộ phim rất thú vị.) |
Too |
Quá |
This coffee is too hot. (Cà phê này quá nóng.) |
Quite |
Khá |
She is quite tall. (Cô ấy khá cao.) |
Almost |
Gần như |
I almost missed the train. (Tôi gần như lỡ chuyến tàu.) |
Barely |
Chỉ vừa đủ |
We barely survived the storm. (Chúng tôi chỉ vừa đủ vượt qua cơn bão.) |
Fully |
Hoàn toàn |
She fully understands the topic. (Cô ấy hoàn toàn hiểu chủ đề này.) |
Enough |
Đủ |
He is strong enough to lift the box. (Anh ấy đủ khỏe để nâng cái hộp.) |
4. Một số trạng từ bất quy tắc cần lưu ý trong tiếng Anh
4.1 Good → Well
- Tính từ: Good dùng để mô tả tính chất hoặc trạng thái của danh từ.
- Trạng từ: Well dùng để mô tả cách một hành động được thực hiện.
Ví dụ:
Từ |
Loại từ |
Ví dụ |
Good |
Tính từ |
She is a good dancer. (Cô ấy là một vũ công giỏi.) |
Well |
Trạng từ |
She dances well. (Cô ấy nhảy rất giỏi.) |
4.2 Fast → Fast
- Tính từ: Fast mô tả tốc độ của danh từ.
- Trạng từ: Fast giữ nguyên khi bổ nghĩa cho động từ.
Ví dụ:
Từ |
Loại từ |
Ví dụ |
Fast |
Tính từ |
He drives a fast car. (Anh ấy lái một chiếc xe nhanh.) |
Fast |
Trạng từ |
He drives fast. (Anh ấy lái xe nhanh.) |
4.3 Hard → Hard
- Tính từ: Hard nghĩa là “khó” hoặc “cứng”.
- Trạng từ: Hard nghĩa là “chăm chỉ” hoặc “vất vả”.
Ví dụ:
Từ |
Loại từ |
Ví dụ |
Hard |
Tính từ |
This problem is hard to solve. (Vấn đề này khó giải quyết.) |
Hard |
Trạng từ |
He works hard every day. (Anh ấy làm việc chăm chỉ mỗi ngày.) |
4.4 Late → Late / Lately
- Tính từ: Late nghĩa là “muộn”.
- Trạng từ: Late nghĩa là “một cách muộn màng”, trong khi lately nghĩa là “gần đây” (mang ý nghĩa khác).
Ví dụ:
Từ |
Loại từ |
Ví dụ |
Late |
Tính từ |
He was late for the meeting. (Anh ấy đến muộn trong cuộc họp.) |
Late |
Trạng từ |
He arrived late. (Anh ấy đến muộn.) |
Lately |
Trạng từ |
I haven’t seen her lately. (Gần đây tôi không gặp cô ấy.) |
4.5 Far → Farther / Further
- Farther: Dùng để chỉ khoảng cách vật lý.
- Further: Dùng để chỉ khoảng cách trừu tượng hoặc ý nghĩa bổ sung.
Ví dụ:
Từ |
Ý nghĩa |
Ví dụ |
Farther |
Xa hơn (khoảng cách vật lý) |
He walked farther than expected. (Anh ấy đi xa hơn dự đoán.) |
Further |
Xa hơn (trừu tượng, bổ sung) |
We need to discuss this further. (Chúng ta cần thảo luận thêm về điều này.) |
Bài viết trên đã cung cấp tổng hợp các kiến thức cũng như là giải đáp thắc mắc “trạng từ trong tiếng Anh có đuôi gì?” và một số ghi chú đặc biệt, giúp bạn dễ dàng nắm vững kiến thức về trạng từ. Việc hiểu sâu và sử dụng chính xác chúng sẽ mở ra những cơ hội mới trong việc học và ứng dụng tiếng Anh hiệu quả hơn mỗi ngày. Hãy tiếp tục khám phá và trau dồi để làm giàu vốn ngôn ngữ của bản thân. Pantado sẽ luôn đồng hành cùng bạn trên chặng đường chinh phục ngôn ngữ.
Làm sao để nhận biết và sử dụng đúng các đuôi tính từ trong tiếng Anh? Việc sử dụng chính xác các đuôi tính từ sẽ giúp bạn mở rộng khả năng diễn đạt trong tiếng Anh. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn các đuôi tính từ thông dụng với nhiều ví dụ minh họa dễ hiểu, giúp bạn nhanh chóng nắm vững kiến thức và áp dụng vào thực tế nhé!
1. Đuôi tính từ trong tiếng Anh là gì?
Đuôi tính từ (adjective suffixes) là các hậu tố được thêm vào danh từ hoặc động từ để tạo thành tính từ, giúp mô tả đặc điểm hoặc tính chất của một đối tượng. Trong tiếng Anh, việc sử dụng các đuôi tính từ không chỉ là một cách hình thành từ mới mà còn mang đến sự phong phú trong cách biểu đạt. Các đuôi như -able, -ful, -ive, và -less thường được dùng để biến đổi từ loại và nhấn mạnh đặc tính của danh từ hoặc hành động.
Ví dụ:
- Comfortable: This chair is very comfortable. (Chiếc ghế này rất thoải mái.)
- Helpful: She is a helpful friend. (Cô ấy là một người bạn hữu ích.)
- Active: He is very active in class. (Anh ấy rất năng động trong lớp học.)
Các đuôi tính từ trong tiếng Anh
2. Các đuôi tính từ thông dụng trong tiếng Anh
Dưới đây là các hậu tố phổ biến để tạo ra tính từ trong tiếng Anh và cách chúng được sử dụng:
Hậu tố |
Nghĩa |
Ví dụ |
-able/-ible |
Có thể |
Understandable (có thể hiểu được), Visible (có thể nhìn thấy) |
-ful |
Đầy, có |
Beautiful (đẹp), Peaceful (yên bình) |
-ive |
Mang tính chất |
Creative (sáng tạo), Sensitive (nhạy cảm) |
-ous |
Đầy, có tính chất |
Famous (nổi tiếng), Curious (tò mò) |
-less |
Không có, thiếu |
Homeless (vô gia cư), Careless (bất cẩn) |
-al |
Thuộc về |
Cultural (thuộc văn hóa), Legal (thuộc pháp lý) |
Các đuôi tính từ thường gặp
>> Có thể bạn quan tâm: Các đuôi danh từ thường gặp trong tiếng Anh
3. Các đuôi tính từ biến đổi từ động từ
Các tính từ được biến đổi từ động từ thường dùng để diễn đạt khả năng hoặc tính chất liên quan đến hành động gốc.
Các đuôi tính từ biến đổi từ động từ
3.1 Hậu tố -able / -ible
-able và -ible được thêm vào động từ để tạo tính từ, chỉ khả năng hoặc tính chất của hành động gốc.
Ví dụ:
- Comfortable: This bed is very comfortable. (Chiếc giường này rất thoải mái.)
- Visible: The moon is clearly visible tonight. (Mặt trăng rất dễ nhìn thấy tối nay.)
- Readable: This book is very readable. (Cuốn sách này rất dễ đọc.)
3.2 Hậu tố -ful
-ful chỉ sự “đầy” của một đặc tính hoặc trạng thái và thường được thêm vào động từ để tạo thành tính từ.
Ví dụ:
- Hopeful: She remains hopeful for a positive outcome. (Cô ấy vẫn hy vọng vào kết quả tích cực.)
- Respectful: He is always respectful to elders. (Anh ấy luôn tôn trọng người lớn tuổi.)
- Powerful: The storm was very powerful. (Cơn bão rất mạnh mẽ.)
3.3 Hậu tố -ive
-ive dùng để tạo tính từ từ động từ và thường mang nghĩa diễn đạt tính chất hoặc hành động.
Ví dụ:
- Attractive: The offer was very attractive. (Lời đề nghị rất hấp dẫn.)
- Productive: She had a productive day. (Cô ấy có một ngày làm việc hiệu quả.)
- Active: He is active in his community. (Anh ấy rất tích cực trong cộng đồng của mình.)
3.4 Hậu tố -ant / -ent
-ant và -ent được dùng để tạo tính từ từ động từ, thường chỉ trạng thái hoặc đặc tính.
Ví dụ:
- Important: Education is important. (Giáo dục rất quan trọng.)
- Dependent: Children are dependent on their parents. (Trẻ em phụ thuộc vào cha mẹ của mình.)
- Pleasant: The weather today is pleasant. (Thời tiết hôm nay rất dễ chịu.)
4. Các đuôi tính từ biến đổi từ danh từ
Một số đuôi tính từ biến đổi từ danh từ giúp mô tả đặc điểm hoặc thuộc tính của danh từ đó.
4.1 Hậu tố -ful / -full
-ful thường dùng để mô tả trạng thái đầy đủ hoặc tràn đầy của một đặc điểm nào đó.
Ví dụ:
- Joyful: They had a joyful reunion. (Họ có một buổi gặp mặt tràn ngập niềm vui.)
- Thankful: I am thankful for your help. (Tôi biết ơn sự giúp đỡ của bạn.)
- Useful: This tool is useful for repairs. (Công cụ này rất hữu ích cho việc sửa chữa.)
4.2 Hậu tố -less
-less mang nghĩa “thiếu” hoặc “không có”, thường đối lập với các từ có đuôi -ful.
Ví dụ:
- Hopeless: The situation seemed hopeless. (Tình hình có vẻ vô vọng.)
- Fearless: She is fearless in her pursuit of justice. (Cô ấy không sợ hãi khi tìm kiếm công lý.)
- Careless: Be careful, don’t be careless. (Hãy cẩn thận, đừng bất cẩn.)
4.3 Hậu tố -al (-ial / -ical)
-al dùng để chỉ mối quan hệ hoặc thuộc tính của danh từ.
Ví dụ:
- Historical: This is a historical site. (Đây là một địa điểm lịch sử.)
- Medical: She works in the medical field. (Cô ấy làm việc trong lĩnh vực y tế.)
- Logical: His argument was very logical. (Lập luận của anh ấy rất hợp lý.)
4.4 Hậu tố -y
-y thêm vào danh từ để tạo tính từ chỉ tính chất.
Ví dụ:
- Rainy: It’s a rainy day. (Hôm nay là một ngày mưa.)
- Sunny: The weather is sunny. (Thời tiết rất nắng.)
- Windy: It’s too windy outside. (Bên ngoài quá gió.)
4.5 Hậu tố -ish
-ish chỉ tính chất hoặc “gần như” của một đặc tính nào đó.
Ví dụ:
- Childish: His behavior is childish. (Hành vi của anh ấy rất trẻ con.)
- Foolish: It was a foolish mistake. (Đó là một sai lầm ngớ ngẩn.)
- Stylish: She has a stylish outfit. (Cô ấy có trang phục rất phong cách.)
4.6 Hậu tố -ian
-ian chỉ sự liên quan hoặc thuộc về một lĩnh vực hoặc người.
Ví dụ:
- Musician: He is a talented musician. (Anh ấy là một nhạc sĩ tài năng.)
- Historian: She is a famous historian. (Cô ấy là một nhà sử học nổi tiếng.)
- Politician: He became a successful politician. (Anh ấy trở thành một chính trị gia thành công.)
Các đuôi tính từ biến đổi từ danh từ
5. Các đuôi tính từ biến đổi từ tính từ
Hậu tố -er / -est
-er và -est là hậu tố dùng trong so sánh hơn và so sánh nhất của tính từ.
Ví dụ:
- Taller: She is taller than her brother. (Cô ấy cao hơn anh trai mình.)
- Tallest: He is the tallest in the class. (Anh ấy là người cao nhất trong lớp.)
- Smarter: You are smarter than me. (Bạn thông minh hơn tôi.)
6. Một số đuôi tính từ đặc biệt trong tiếng Anh
6.1 Phân biệt giữa tính từ và trạng từ đuôi -ly
Trong tiếng Anh, nhiều từ kết thúc bằng “-ly” có thể là tính từ hoặc trạng từ tùy thuộc vào ngữ cảnh.
- Tính từ: Những từ đuôi "-ly" là tính từ sẽ mô tả đặc tính của một danh từ, giúp người đọc hiểu thêm về người, vật hoặc hiện tượng.
- Ví dụ: "lovely" (dễ thương), "friendly" (thân thiện).
- She has a lovely personality. (Cô ấy có một tính cách dễ thương).
- Trạng từ: Trạng từ bổ nghĩa cho động từ, chỉ cách thức hay mức độ hành động diễn ra.
- Ví dụ: "quickly" (nhanh chóng), "safely" (an toàn).
- He finished the test quickly. (Anh ấy hoàn thành bài kiểm tra một cách nhanh chóng).
Một mẹo để phân biệt là nhìn vào mục tiêu bổ nghĩa: nếu từ mô tả cách thức hay mức độ hành động, đó là trạng từ; nếu từ mô tả một đặc điểm của danh từ, nó là tính từ.
6.2 Động từ đuôi -ing và -ed có thể là tính từ
Một số động từ thêm đuôi "-ing" hoặc "-ed" có thể được dùng như tính từ, thường là để diễn tả trạng thái hoặc đặc điểm.
- Dạng "-ed" (quá khứ phân từ): Dùng để mô tả cảm giác hoặc phản ứng.
- Ví dụ: She felt overwhelmed by the news. (Cô ấy cảm thấy quá tải vì tin tức).
- Dạng "-ing" (hiện tại phân từ): Dùng để mô tả đặc điểm hoặc bản chất của người hoặc vật gây ra cảm giác đó.
- Ví dụ: The book was fascinating. (Cuốn sách rất hấp dẫn).
Những từ này khi được dùng làm tính từ sẽ giữ ý nghĩa cơ bản của động từ gốc nhưng lại diễn đạt cảm giác hoặc trạng thái của danh từ.
7. Bài tập vận dụng
Điền các đuôi tính từ thích hợp (như -ful, -less, -able, -ive, -ic, -y, -al,...) vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
1. She is a very help___ person who always assists others.
2. This story is quite interest___; I can’t put the book down.
3. The city was peace___ after the long war.
4. Many children feel power___ in difficult situations.
5. The movie was so emotion___ that it brought tears to my eyes.
6. He’s very creat___ and comes up with unique ideas.
7. The beauty of the landscape was breath___.
8. We need to find a reli___ method for this experiment.
9. It’s danger___ to cross the street without looking.
10. That was a very thought___ gesture from her.
11. She felt help___ when no one offered assistance.
12. The teacher has a friend___ approach to students.
13. These results are very scientif___ and need careful analysis.
14. She has a child___ enthusiasm about everything.
15. This tool is very use___ in our daily tasks.
Đáp án
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
helpful |
interesting |
peaceful |
powerless |
emotional |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
creative |
breathtaking |
reliable |
dangerous |
thoughtful |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
helpless |
friendly |
scientific |
childlike |
useful |
8. Tổng kết
Trên đây là những thông tin về các đuôi tính từ trong tiếng Anh và ví dụ minh họa chi tiết nhất. Hãy áp dụng các quy tắc trên vào thực tế để ghi nhớ và sử dụng chính xác đuôi tính từ trong học tập cũng như trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày nhé
Trong tiếng Anh, việc hiểu và sử dụng chính xác các thì là nền tảng để giao tiếp hiệu quả. Các thì không chỉ giúp bạn diễn đạt rõ ràng thời gian xảy ra của một hành động mà còn biểu lộ sự chính xác trong cách dùng ngữ pháp. Bài viết này sẽ giúp bạn tổng hợp các thì trong tiếng Anh và hiểu sâu hơn về khái niệm, cách dùng, công thức, dấu hiệu nhận biết của từng thì trong tiếng Anh một cách chi tiết và đầy đủ nhất.
>> Tham khảo: Tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1 cho bé
1. Khái niệm và tổng hợp các thì trong tiếng Anh
Thì (Tense) là các ngữ pháp thể hiện thời gian diễn ra của hành động, sự kiện hoặc trạng thái. Trong tiếng Anh, có 12 thì cơ bản được chia làm 3 nhóm mốc thời gian chính:
- Hiện tại (Present): Diễn tả các hành động, sự kiện xảy ra ở hiện tại.
- Quá khứ (Past): Diễn tả các hành động đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ.
- Tương lai (Future): Diễn tả các hành động sẽ xảy ra trong tương lai.
Mỗi nhóm được chia thành 4 loại nhỏ hơn:
- Thì đơn (Simple): Tập trung vào việc mô tả hành động xảy ra mà không nhấn mạnh quá trình hay kết quả.
- Thì tiếp diễn (Continuous): Nhấn mạnh tính liên tục hoặc hành động đang diễn ra.
- Thì hoàn thành (Perfect): Nhấn mạnh kết quả hoặc hoàn tất của hành động.
- Thì hoàn thành tiếp diễn (Perfect Continuous): Kết hợp cả sự liên tục và kết quả.
2. Chi tiết 12 thì trong tiếng Anh
2.1 Hiện tại đơn (Present Simple)
Cấu trúc:
- Khẳng định: S + V(s/es)
- Phủ định: S + do/does + not + V
- Nghi vấn: Do/Does + S + V?
Cách dùng:
- Diễn tả thói quen, hành động lặp đi lặp lại: I go to school every day.
- Sự thật hiển nhiên, chân lý: The sun rises in the east.
- Lịch trình cố định: The bus leaves at 7 AM.
Dấu hiệu nhận biết:
always, usually, often, sometimes, every day, never…
Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại đơn
Ví dụ:
- She walks to school every morning. (Cô ấy đi bộ đến trường mỗi ngày.)
- They don’t usually eat breakfast at home. (Họ không thường xuyên ăn sáng tại nhà.)
- Do you like playing football? (Bạn có thích chơi bóng đá không?)
2.2 Hiện tại tiếp diễn (Present Continuous)
Cấu trúc:
- Khẳng định: S + am/is/are + V-ing
- Phủ định: S + am/is/are + not + V-ing
- Nghi vấn: Am/Is/Are + S + V-ing?
Cách dùng:
- Diễn tả hành động đang diễn ra tại thời điểm nói: She is reading a book now.
- Diễn tả hành động tạm thời: I am staying with my friend this week.
- Diễn tả kế hoạch trong tương lai gần: We are meeting tomorrow.
Dấu hiệu nhận biết:
now, at the moment, currently, at present…
Dấu hiệu nhận biết các thì - thì hiện tại tiếp diễn
Ví dụ:
- He is cooking dinner. (Anh ấy đang nấu ăn.)
- She isn’t watching TV. (Cô ấy đang không xem ti vi)
- Are they playing soccer? (Họ đang chơi đá bóng phải không?)
2.3 Hiện tại hoàn thành (Present Perfect)
Cấu trúc:
- Khẳng định: S + have/has + V3/ed
- Phủ định: S + have/has + not + V3/ed
- Nghi vấn: Have/Has + S + V3/ed?
Cách dùng:
- Diễn tả hành động vừa hoàn thành: I have just finished my homework.
- Mô tả thông tin về kinh nghiệm hoặc trải nghiệm: Have you ever been to London?
- Diễn tả hành động kéo dài từ quá khứ đến hiện tại: She has lived here for 5 years.
Dấu hiệu nhận biết:
just, already, yet, since, for, ever, never…
Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại hoàn thành
Ví dụ:
- We have visited that museum before. (Chúng tôi đã viếng thăm bảo tàng kia trước đó.)
- He hasn’t finished his assignment yet. (Anh ấy đã chưa hoàn thành xong bài tập của anh ấy.)
- Have you eaten dinner? (Bạn đã ăn tối chưa?)
2.4 Hiện tại hoàn thành tiếp diễn (Present Perfect Continuous)
Cấu trúc:
- Khẳng định: S + have/has been + V-ing
- Phủ định: S + have/has not been + V-ing
- Nghi vấn: Have/Has + S + been + V-ing?
Cách dùng:
- Diễn tả hành động kéo dài từ quá khứ và vẫn đang tiếp tục: She has been studying for 3 hours.
- Nhấn mạnh tính liên tục: He has been working hard lately.
Dấu hiệu nhận biết:
for, since, how long, lately, recently…
Dấu hiệu nhận biết các thì - thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn
Ví dụ:
- They have been waiting for an hour.
- I haven’t been sleeping well.
- Have you been learning English?
2.5 Quá khứ đơn (Past Simple)
Công thức:
- Khẳng định: S + V2/ed
- Phủ định: S + did not (didn’t) + V
- Nghi vấn: Did + S + V?
Cách dùng:
- Diễn tả hành động đã kết thúc trong quá khứ: I went to Paris last year.
- Diễn tả chuỗi hành động liên tiếp trong quá khứ: She cooked dinner, cleaned the house, and went to bed.
Dấu hiệu nhận biết:
yesterday, last (week, month, year), ago, in (year)...
Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ đơn
Ví dụ:
- They visited their grandparents last weekend. (Họ đã thăm ông bà của họ vào tuần trước.)
- I didn’t watch the movie. (Tôi đã không xem phim.)
- Did you call her yesterday? (Bạn đã gọi cô ấy ngày hôm qua hả?)
2.6 Quá khứ tiếp diễn (Past Continuous)
Cấu trúc:
- Khẳng định: S + was/were + V-ing
- Phủ định: S + was/were + not + V-ing
- Nghi vấn: Was/Were + S + V-ing?
Cách dùng:
- Diễn tả hành động đang diễn ra tại một thời điểm trong quá khứ: I was reading at 9 PM last night.
- Diễn tả hành động bị gián đoạn bởi hành động khác: She was cooking when the phone rang.
Dấu hiệu nhận biết:
while, when, at that time, at (giờ cụ thể)...
Dấu hiệu nhận biết các thì - thì quá khứ tiếp diễn
Ví dụ:
- He was sleeping when I arrived.
- They weren’t studying last night.
- Were you working at 8 PM?
2.7 Quá khứ hoàn thành (Past Perfect)
Cấu trúc:
- Khẳng định: S + had + V3/ed
- Phủ định: S + had not + V3/ed
- Nghi vấn: Had + S + V3/ed?
Cách dùng:
- Diễn tả hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ: He had left before we arrived.
- Diễn tả hành động hoàn tất trước một thời điểm cụ thể trong quá khứ: By 8 PM, they had eaten dinner.
Dấu hiệu nhận biết:
before, after, by the time, already,…
Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ hoàn thành
Ví dụ:
- I had finished my work before the deadline. (Tôi đã hoàn thành xong bài tập nhà trước thời hạn.)
- She hadn’t arrived when the meeting started. (Cô ấy đã không đến khi buổi meeting bắt đầu.)
- Had they gone home by 10 PM? (Họ đã về nhà ngay khi 10 giờ phải không?)
2.8 Quá khứ hoàn thành tiếp diễn (Past Perfect Continuous)
Cấu trúc:
- Khẳng định: S + had been + V-ing
- Phủ định: S + had not been + V-ing
- Nghi vấn: Had + S + been + V-ing?
Cách dùng:
- Diễn tả hành động xảy ra liên tục trước một hành động khác trong quá khứ: She had been working for two hours before the power went out.
- Nhấn mạnh thời gian kéo dài hoặc kết quả của hành động: They had been arguing, so they were upset.
Dấu hiệu nhận biết:
for, since, by the time, before, until then,...
Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Ví dụ:
- I had been waiting for 30 minutes before the train arrived. (Tôi đã đợi trong vòng 30 phút trước khi tàu đến.)
- They hadn’t been playing soccer until then. (Họ đã không chơi đá bóng cho đến lúc đó.)
- Had she been crying before I arrived? (Có phải cô ấy đã khóc trước khi tôi đến?)
2.9 Tương lai đơn (Future Simple)
Cấu trúc:
- Khẳng định: S + will + V
- Phủ định: S + will not (won’t) + V
- Nghi vấn: Will + S + V?
Cách dùng:
- Dự đoán sự vật, sự việc sẽ xảy ra trong tương lai: It will be sunny tomorrow.
- Diễn tả một dự định hoặc quyết nào đó tại thời điểm nói: I’ll help you with that.
- Diễn tả một lời hứa, lời đề nghị hoặc lời đe dọa: I’ll always support you.
Dấu hiệu nhận biết:
tomorrow, next (week, month, year), soon, in the future,…
Dấu hiệu nhận biết các thì - thì tương lai đơn
Ví dụ:
- We will travel to Japan next summer. (Tôi sẽ du lịch Nhật Bản vào mùa hè tới.)
- He won’t come to the party. (Anh ấy sẽ không đến buổi tiệc.)
- Will you join us tomorrow? (Bạn sẽ tham gia với chúng tôi vào ngày mai chứ?)
2.10 Tương lai tiếp diễn (Future Continuous)
Cấu trúc:
- Khẳng định: S + will be + V-ing
- Phủ định: S + will not (won’t) be + V-ing
- Nghi vấn: Will + S + be + V-ing?
Cách dùng:
- Diễn tả hành động đang diễn ra tại một thời điểm cụ thể trong tương lai: At 9 PM tomorrow, I will be watching TV.
- Dùng để nói về kế hoạch đã định trước: She will be meeting her friends at the cafe.
Dấu hiệu nhận biết:
at this time tomorrow, at (giờ cụ thể) in the future,...
Dấu hiệu nhận biết thì tương lai tiếp diễn
Ví dụ:
- At 10 AM tomorrow, he will be giving a presentation. (Vào lúc 10 giờ sáng ngày mai, anh ấy sẽ thuyết trình.)
- She won’t be studying at that time tomorrow. (Cô ấy sẽ không học vào ngay lúc đó ngày mai.)
- Will they be coming at 8 PM? (Có phải họ sẽ đến vào 8 giờ tối không?)
2.11 Tương lai hoàn thành (Future Perfect)
Cấu trúc:
- Khẳng định: S + will have + V3/ed
- Phủ định: S + will not (won’t) have + V3/ed
- Nghi vấn: Will + S + have + V3/ed?
Cách dùng:
- Diễn tả hành động sẽ hoàn tất trước một thời điểm cụ thể trong tương lai: By next month, we will have completed the project.
- Diễn tả hành động hoàn tất trước một hành động khác trong tương lai: She will have finished her homework before her friend arrives.
Dấu hiệu nhận biết:
by, by the time, before, until,…
Dấu hiệu nhận biết thì tương lai hoàn thành
Ví dụ:
- They will have built the house by the end of the year. Họ sẽ xây dựng ngôi nhà vào cuối năm nay.)
- He won’t have finished the book by tomorrow. (Anh ấy sẽ không hoàn thành hết cuốn sách vào ngày mai.)
- Will you have written the report by 5 PM? (Liệu họ sẽ viết bản báo cáo vào 5 giờ tối không?)
2.12 Tương lai hoàn thành tiếp diễn (Future Perfect Continuous)
Cấu trúc:
- Khẳng định: S + will have been + V-ing
- Phủ định: S + will not (won’t) have been + V-ing
- Nghi vấn: Will + S + have been + V-ing?
Cách dùng:
- Diễn tả hành động xảy ra liên tục, kéo đến một thời điểm trong tương lai: By 8 AM, I will have been studying for three hours.
- Nhấn mạnh tính liên tục của hành động: They will have been working for 5 years by next June.
Dấu hiệu nhận biết:
for, by then, by the time/when, by + mốc thời gian cụ thể,...
Dấu hiệu nhận biết thì tương lai hoàn thành tiếp diễn
Ví dụ:
- By 6 PM, she will have been working for 8 hours. (Tính đến 6 giờ chiều, cô ấy đã làm việc được 8 tiếng.)
- He won’t have been waiting for long when we arrive. (Anh ấy sẽ không đợi được lâu cho đến khi chúng tôi đến.)
- Will they have been traveling for a month by the next Friday? (Có phải họ sẽ đi du lịch được tròn 1 tháng tính đến thứ 6 tuần sau không?)
>> Xem thêm: 9 quy tắc ngữ pháp trong tiếng Anh
3. Bài tập các thì trong tiếng Anh
Bài tập 1: Chọn thì đúng để hoàn thành các câu sau
1. She ______ (is cooking/cooks/has cooked) dinner now.
2. They ______ (have gone/went/go) to the cinema last night.
3. I ______ (will study/study/am studying) for the exam tomorrow.
4. We ______ (are living/lived/have lived) in this house since 2010.
5. By the time you arrive, I ______ (will have finished/finish/am finishing) my homework.
6. He always ______ (drinks/is drinking/drink) coffee in the morning.
7. At this time yesterday, we ______ (were watching/watched/will watch) a movie.
8. They ______ (will have been working/have worked/are working) here for five years by next month.
Đáp án:
1. is cooking
2. went
3. will study
4. have lived
5. will have finished
6. drinks
7. were watching
8. will have been working
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống với thì phù hợp
1. She ______ (not go) to school yesterday.
2. ______ (you/finish) your homework yet?
3. They ______ (play) football when it started to rain.
4. I ______ (wait) for the bus for 20 minutes before it finally arrived.
5. He ______ (work) in this company for 10 years.
6. By the end of this week, we ______ (complete) the project.
7. Look! The children ______ (swim) in the pool.
8. While she ______ (read), the phone rang.
Đáp án:
1. did not go
2. Have you finished
3. were playing
4. had been waiting
5. has worked
6. will have completed
7. are swimming
8. was reading
Bài tập 3: Sửa lỗi sai về thì trong câu
1. He is knowing her for many years.
2. We go to the park yesterday.
3. She will finished her homework by the time you arrive.
4. They has been working here since 2015.
5. At this time tomorrow, we study in the library.
Đáp án:
1. is knowing → has known
2. go → went
3. will finished → will have finished
4. has been → have been
5. study → will be studying
Bài tập 4: Đặt câu với từ gợi ý sau, sử dụng thì phù hợp
1. (He/always/forget) his keys.
2. (You/read) this book when I saw you yesterday?
3. (They/work) on the project for three weeks by next Monday.
4. (The rain/stop) before we left the house.
5. (I/not/finish) my assignment yet.
Đáp án:
1. He always forgets his keys.
2. Were you reading this book when I saw you yesterday?
3. They will have been working on the project for three weeks by next Monday.
4. The rain had stopped before we left the house.
5. I have not finished my assignment yet.
Trên đây là những kiến thức tổng hợp các thì trong tiếng Anh mà Pantado mang đến và hy vọng sẽ giúp bạn trở nên tiến bộ hơn. Việc học các thì không nên chỉ dừng ở lý thuyết, mà cần đi kèm với thực hành qua bài tập, giao tiếp thực tế và sự kiên trì. Khi hiểu và áp dụng một cách tự nhiên, bạn sẽ thấy rằng ngữ pháp không phải là trở ngại mà là chìa khóa để thể hiện bản thân tốt hơn bằng tiếng Anh. Hãy học tập chăm chỉ cùng Pantado để đạt hiệu quả ngay hôm nay nhé
Khi học tiếng Anh lớp 8, ngữ pháp là yếu tố quyết định để xây dựng nền tảng vững chắc cho các kỹ năng ngôn ngữ. Để giúp các bạn học sinh dễ dàng nắm vững các chủ điểm ngữ pháp quan trọng, bài viết này Pantado sẽ tổng hợp tất cả các nội dung cần thiết, từ các cấu trúc câu cơ bản cho đến các thì và cấu trúc phức tạp. Hãy cùng tham khảo để học tốt và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra tiếng Anh lớp 8!
1. Thì quá khứ tiếp diễn (Past Continuous)
Cách dùng: Thì quá khứ tiếp diễn dùng để:
- Diễn tả hành động đang xảy ra tại một thời điểm cụ thể trong quá khứ.
- Diễn tả hai hành động song song trong quá khứ.
- Kết hợp với thì quá khứ đơn để diễn tả một hành động đang xảy ra thì hành động khác xen vào.
Cấu trúc:
- Khẳng định: S + was/were + V-ing + O.
- Phủ định: S + was/were not + V-ing + O.
- Nghi vấn: Was/Were + S + V-ing + O?
Cấu trúc thì quá khứ tiếp diễn - tiếng Anh lớp 8
Ví dụ:
- She was reading a book at 8 p.m. yesterday.
(Cô ấy đang đọc sách lúc 8 giờ tối hôm qua.) - They were watching TV when the lights went out.
(Họ đang xem TV thì mất điện.)
2. Câu điều kiện loại 2 (Conditional Sentence Type 2)
Cách dùng: Câu điều kiện loại 2 dùng để nói về những tình huống không có thật ở hiện tại hoặc giả định.
Cấu trúc:
If + S + V2/ed, S + would/could/might + V (bare) |
Quy tắc đặc biệt:
- Với to be, tất cả các ngôi đều dùng "were."
Ví dụ:
- If I were you, I would study harder.
(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ học chăm chỉ hơn.) - If she had more money, she could travel around the world.
(Nếu cô ấy có nhiều tiền hơn, cô ấy có thể đi du lịch khắp thế giới.)
3. Thì quá khứ hoàn thành (Past Perfect)
Cách dùng: Thì quá khứ hoàn thành được dùng để diễn tả hành động đã hoàn thành trước một hành động khác hoặc một thời điểm cụ thể trong quá khứ.
Cấu trúc:
- Khẳng định: S + had + V3/ed + O.
- Phủ định: S + had not + V3/ed + O.
- Nghi vấn: Had + S + V3/ed + O?
Cấu trúc thì quá khứ hoàn thành trong tiếng Anh lớp 8
Dấu hiệu nhận biết:
- Có cụm từ chỉ thời gian như: by the time, before, after, already, until then.
- Kết hợp với quá khứ đơn: hành động xảy ra trước dùng quá khứ hoàn thành, hành động xảy ra sau dùng quá khứ đơn.
Ví dụ:
- She had finished her homework before the movie started.
(Cô ấy đã hoàn thành bài tập trước khi bộ phim bắt đầu.) - They hadn’t arrived by the time we left.
(Họ vẫn chưa đến khi chúng tôi rời đi.)
4. Câu trực tiếp và câu gián tiếp (Direct and Indirect Speech)
4.1. Câu tường thuật (Statements)
Cấu trúc:
- Trực tiếp: S + say(s)/said + “lời nói.”
- Gián tiếp: S + say(s)/said + (that) + S + V (lùi thì).
Lùi thì trong câu gián tiếp:
Thì trong câu trực tiếp |
Thì trong câu gián tiếp |
Ví dụ |
Hiện tại đơn (Present Simple) |
Quá khứ đơn (Past Simple) |
He said, "I am happy." → He said that he was happy. |
Hiện tại tiếp diễn (Present Continuous) |
Quá khứ tiếp diễn (Past Continuous) |
She said, "I am reading." → She said that she was reading. |
Hiện tại hoàn thành (Present Perfect) |
Quá khứ hoàn thành (Past Perfect) |
He said, "I have finished." → He said that he had finished. |
Quá khứ đơn (Past Simple) |
Quá khứ hoàn thành (Past Perfect) |
She said, "I went home." → She said that she had gone home. |
Quá khứ tiếp diễn (Past Continuous) |
Quá khứ hoàn thành tiếp diễn (Past Perfect Continuous) |
He said, "I was working." → He said that he had been working. |
Tương lai đơn (Will) |
Tương lai trong quá khứ (Would) |
She said, "I will go." → She said that she would go. |
4.2. Câu hỏi (Questions)
Cấu trúc:
- Câu hỏi Yes/No:
- Trực tiếp: S + ask(ed) + “lời hỏi?”
- Gián tiếp: S + ask(ed) + if/whether + S + V (lùi thì).
- Câu hỏi Wh- (What, Where, When, Why, How,...):
- Trực tiếp: S + ask(ed) + “lời hỏi?”
- Gián tiếp: S + ask(ed) + Wh- + S + V (lùi thì).
Ví dụ:
- Yes/No Questions:
- Trực tiếp: He asked, "Do you like coffee?"
- Gián tiếp: He asked if I liked coffee.
- Wh - Questions:
- Trực tiếp: She asked, "Where are you going?"
- Gián tiếp: She asked where I was going.
4.3. Câu mệnh lệnh (Commands/Requests)
Cấu trúc:
- Trực tiếp: S + say(s)/said + “lời mệnh lệnh.”
- Gián tiếp: S + tell(s)/told/ask(ed) + O + to/not to + V (bare).
Ví dụ:
- Khẳng định:
- Trực tiếp: He said, "Close the door."
- Gián tiếp: He told me to close the door.
- Phủ định:
- Trực tiếp: She said, "Don’t be late."
- Gián tiếp: She told me not to be late.
4.4 Các trạng từ chỉ thời gian và nơi chốn từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp
Trực tiếp |
Gián tiếp |
Now |
Then |
Today |
That day |
Yesterday |
The day before |
Tomorrow |
The next day |
Last week |
The previous week |
Next week |
The following week |
Here |
There |
This |
That |
These |
Those |
Ví dụ:
- Trực tiếp: She said, "I will meet you here tomorrow."
- Gián tiếp: She said that she would meet me there the next day.
4.5. Một số lưu ý quan trọng
- Không lùi thì nếu động từ tường thuật ở hiện tại.
- She says, "I am tired." → She says that she is tired.
- Không lùi thì với sự thật hiển nhiên hoặc chân lý.
- He said, "The sun rises in the east." → He said that the sun rises in the east.
- Khi chuyển từ trực tiếp sang gián tiếp, ngôi của đại từ cần thay đổi để phù hợp ngữ cảnh.
- She said, "I love my dog." → She said that she loved her dog.
5. Câu bị động (Passive Voice)
Khái niệm: Câu bị động nhấn mạnh vào hành động hoặc đối tượng chịu tác động, thay vì người thực hiện hành động.
Cấu trúc tổng quát của câu bị động
Cấu trúc câu bị động theo từng thì:
Thì |
Câu Chủ Động |
Câu Bị Động |
Ví Dụ |
Hiện tại đơn (Present Simple) |
S + V(s/es) + O |
O + is/am/are + V3/ed + (by S) |
She writes a letter. → A letter is written by her. |
Hiện tại tiếp diễn (Present Continuous) |
S + is/am/are + V-ing + O |
O + is/am/are + being + V3/ed + (by S) |
They are cleaning the room. → The room is being cleaned by them. |
Hiện tại hoàn thành (Present Perfect) |
S + have/has + V3/ed + O |
O + have/has + been + V3/ed + (by S) |
He has finished the report. → The report has been finished by him. |
Quá khứ đơn (Past Simple) |
S + V2/ed + O |
O + was/were + V3/ed + (by S) |
She painted the picture. → The picture was painted by her. |
Quá khứ tiếp diễn (Past Continuous) |
S + was/were + V-ing + O |
O + was/were + being + V3/ed + (by S) |
They were repairing the car. → The car was being repaired by them. |
Quá khứ hoàn thành (Past Perfect) |
S + had + V3/ed + O |
O + had been + V3/ed + (by S) |
She had written the book. → The book had been written by her. |
Tương lai đơn (Future Simple) |
S + will + V (bare) + O |
O + will + be + V3/ed + (by S) |
They will deliver the package. → The package will be delivered by them. |
Tương lai gần (Be going to) |
S + is/am/are + going to + V (bare) + O |
O + is/am/are + going to + be + V3/ed + (by S) |
She is going to bake a cake. → A cake is going to be baked by her. |
Tương lai hoàn thành (Future Perfect) |
S + will have + V3/ed + O |
O + will have been + V3/ed + (by S) |
He will have completed the project. → The project will have been completed by him. |
Động từ khuyết thiếu (Modal Verbs) |
S + modal verb + V (bare) + O |
O + modal verb + be + V3/ed + (by S) |
She can solve the problem. → The problem can be solved by her. |
6. Câu ước (Wish)
6.1 Các loại câu ước
-
Ước cho hiện tại
Dùng để thể hiện mong muốn thay đổi một điều gì đó ở hiện tại, nhưng điều đó không thể xảy ra hoặc trái ngược với thực tế.
Cấu trúc:
S + wish(es) + (that) + S + V2/ed |
Cấu trúc câu ước ở hiện tại trong tiếng Anh
-
Ước cho quá khứ
Dùng để thể hiện sự tiếc nuối về một điều gì đó đã xảy ra (hoặc không xảy ra) trong quá khứ.
Cấu trúc:
S + wish(es) + (that) + S + had + V3/ed |
Cấu trúc câu ước ở quá khứ
-
Ước cho tương lai
Dùng để diễn tả mong muốn điều gì đó xảy ra hoặc thay đổi trong tương lai, nhưng điều đó khó hoặc không thể xảy ra.
Cấu trúc:
S + wish(es) + (that) + S + would/could + V-inf |
Cấu trúc câu ước ở tương lai
6.2 Một số cụm từ đặc biệt trong câu ước
Cụm từ |
Ý nghĩa |
Ví dụ |
If only... |
Nhấn mạnh mong muốn trong câu ước |
If only I were rich. (Giá mà tôi giàu có.) |
Would rather... |
Thể hiện mong muốn |
I’d rather he didn’t go out late. (Tôi mong anh ấy không ra ngoài muộn.) |
It’s time... |
Nhấn mạnh điều cần làm ngay lập tức |
It’s time you went to bed. (Đã đến lúc bạn đi ngủ rồi.) |
6.3 Những lưu ý khi dùng câu ước
- Động từ trong câu ước không chia ở thì hiện tại:
- I wish I am rich. → sai
- I wish I were rich. → đúng
- Không sử dụng “would” trong mệnh đề chủ ngữ giống nhau:
- I wish I would be taller. → sai
- I wish I were taller. → đúng
- “Were” được dùng cho tất cả các ngôi trong câu ước hiện tại:
- I wish I were there.
- She wishes she were at home.
7. Mệnh đề chỉ mục đích (Purpose Clauses)
Công dụng: Mệnh đề chỉ mục đích dùng để diễn tả mục đích của một hành động.
Công thức:
- S + V + so that + S + can/could/will/would + V (bare).
- S + V + in order to/so as to + V (bare).
Dấu hiệu nhận biết:
- Có các từ chỉ mục đích: so that, in order to, for the purpose of.
Ví dụ:
- She studies hard so that she can pass the exam.
(Cô ấy học chăm chỉ để có thể vượt qua kỳ thi.)
8. Câu giả định (Subjunctive Sentences)
Khái niệm: Câu giả định được dùng để diễn tả một yêu cầu, mong muốn, hoặc giả định không có thực.
Công thức:
- S + suggest/insist/recommend + that + S + V (bare).
Ví dụ:
- The teacher insists that every student be on time.
(Giáo viên yêu cầu rằng mọi học sinh phải đúng giờ.)
9. Cấu trúc “Used to” và “Be/Get Used to”
Used to: Diễn tả thói quen hoặc trạng thái trong quá khứ nhưng không còn nữa.
- I used to play football when I was young.
(Tôi từng chơi bóng đá khi còn nhỏ.)
Be/Get used to: Diễn tả sự quen với một việc gì đó.
- I am used to waking up early.
(Tôi đã quen với việc dậy sớm.)
>> Xem thêm: Phân biệt cấu trúc Used to và Be/Get used to
10. Bài tập vận dụng tiếng Anh lớp 8
Bài tập 1: Thì quá khứ tiếp diễn (Past Continuous)
Chia động từ trong ngoặc ở thì Quá Khứ Tiếp Diễn:
1. While I __________ (read) a book, my brother __________ (play) the guitar.
2. They __________ (not/work) when I __________ (call) them.
3. At 7 PM last night, we __________ (watch) a movie.
4. He __________ (study) for his exam when the power __________ (go) out.
5. While she __________ (cook), he __________ (do) the dishes.
Đáp án:
1. was reading, was playing
2. weren’t working, called
3. were watching
4. was studying, went
5. was cooking, was doing
Bài tập 2: Câu điều kiện loại 2 (Conditional Sentence Type 2)
Hoàn thành câu điều kiện loại 2:
1. If I __________ (be) you, I __________ (not/choose) that option.
2. If it __________ (rain) tomorrow, we __________ (stay) at home.
3. If I __________ (have) more time, I __________ (learn) to play the piano.
4. If they __________ (live) closer to us, we __________ (see) them more often.
5. If he __________ (study) harder, he __________ (pass) the test.
Đáp án:
1. were, wouldn’t choose
2. rained, would stay
3. had, would learn
4. lived, would see
5. had studied, would have passed
Bài tập 3: Câu bị động (Passive Voice)
Chuyển các câu sau sang thể bị động:
1. The teacher explains the lesson every day.
2. They are preparing the food for the party.
3. The children have finished their homework.
4. They will clean the room after the meeting.
5. The company is launching a new product next month.
Đáp án:
1. The lesson is explained every day by the teacher.
2. The food is being prepared for the party.
3. The homework has been finished by the children.
4. The room will be cleaned after the meeting.
5. A new product is going to be launched next month by the company.
Bài tập 4: Câu ước (Wish)
Hoàn thành câu với cấu trúc câu ước:
1. I wish I __________ (be) taller.
2. He wishes he __________ (not/lose) his keys yesterday.
3. She wishes she __________ (can) visit Paris someday.
4. We wish they __________ (come) to the party last weekend.
5. I wish I __________ (study) harder for the exam.
Đáp án:
1. were
2. hadn’t lost
3. could
4. had come
5. had studied
Bài tập 5: Mệnh đề chỉ mục đích (Purpose Clauses)
Hoàn thành câu với "to" hoặc "so that":
1. She went to the store __________ buy some bread.
2. He studies hard __________ pass the exam.
3. They arrived early __________ get good seats for the concert.
4. I closed the door __________ the noise __________ (not/disturb) the others.
5. We ate a healthy lunch __________ feel energetic for the afternoon.
Đáp án:
1. to
2. to
3. so that
4. not disturb
5. to
Bài tập 6: Thì quá khứ hoàn thành (Past Perfect)
Chia động từ trong ngoặc ở thì Quá Khứ Hoàn Thành:
1.By the time we arrived, they __________ (leave).
2. She __________ (never/visit) that museum before the trip.
3. I __________ (not/see) him before the meeting started.
4. After they __________ (finish) the project, they went on vacation.
5. He __________ (already/eat) when I called him.
Đáp án:
1. had left
2. had never visited
3. hadn’t seen
4. had finished
5. had already eaten
Trên đây là tổng hợp toàn bộ những điểm ngữ pháp tiếng Anh lớp 8 quan trọng. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích, giúp bạn học tiếng Anh hiệu quả và đạt được kết quả mong muốn. Hãy kiên nhẫn và chăm chỉ trong mỗi buổi học để đạt được hiệu quả nhé
Bạn có biết rằng trong tiếng Anh, các đuôi danh từ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành từ vựng và nhận diện từ loại? Việc nắm vững các đuôi danh từ trong tiếng Anh không chỉ giúp bạn học từ mới dễ dàng hơn mà còn hỗ trợ trong việc phân biệt từ loại và sử dụng từ chính xác trong câu. Để hiểu rõ hơn về điểm ngữ pháp này, hãy cùng Pantado theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Đuôi danh từ trong tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh, đuôi danh từ (noun suffix) là phần đuôi của một từ, thường được thêm vào để biến một từ thành danh từ. Đuôi danh từ giúp người học nhận diện và phân loại từ loại một cách dễ dàng hơn.
Ví dụ:
- Teach (dạy - động từ) + -er → Teacher (giáo viên - danh từ).
- Kind (tốt bụng - tính từ) + -ness → Kindness (lòng tốt - danh từ).
Nhờ các đuôi danh từ, chúng ta có thể nhanh chóng biết được một từ thuộc nhóm danh từ và sử dụng đúng chức năng của từ trong câu, chẳng hạn làm chủ ngữ, tân ngữ hoặc bổ ngữ.
Các đuôi danh từ trong tiếng Anh
>> Xem thêm: Danh từ đếm được và danh từ không đếm được
2. Danh sách 15 đuôi danh từ thường gặp
Dưới đây là danh sách 15 đuôi danh từ thường gặp trong tiếng Anh:
Đuôi danh từ |
Ý nghĩa/Chức năng |
Ví dụ |
-er/-or |
Người thực hiện hành động |
Teacher, Actor, Designer |
-ist |
Người theo nghề/ngành |
Artist, Scientist, Pianist |
-ian |
Người chuyên môn |
Librarian, Musician, Historian |
-tion/-sion |
Hành động hoặc kết quả |
Action, Decision, Explosion |
-ment |
Trạng thái hoặc quá trình |
Development, Agreement |
-ness |
Tính chất hoặc trạng thái |
Kindness, Happiness |
-ity/-ty |
Tình trạng hoặc phẩm chất |
Reality, Honesty, Creativity |
-ship |
Trạng thái, quan hệ |
Friendship, Leadership |
-hood |
Trạng thái, giai đoạn |
Childhood, Neighborhood |
-ence/-ance |
Trạng thái hoặc hành động |
Difference, Importance |
-al |
Hành động hoặc kết quả |
Arrival, Refusal, Approval |
-ism |
Hệ tư tưởng, phong trào |
Communism, Optimism |
-ure |
Hành động hoặc trạng thái |
Failure, Pleasure |
-dom |
Lĩnh vực hoặc trạng thái |
Freedom, Kingdom |
-cy |
Tình trạng hoặc phẩm chất |
Accuracy, Democracy |
Các đuôi danh từ trong tiếng Anh thường gặp
3. Các đuôi danh từ biến đổi từ động từ sang danh từ
Trong tiếng Anh, các hậu tố danh từ (noun suffixes) được thêm vào động từ để tạo thành danh từ mới. Chúng giúp biến hành động hoặc trạng thái thành một sự vật, sự việc hoặc người cụ thể. Dưới đây, Pantado sẽ giới thiệu một số nhóm hậu tố phổ biến và cách sử dụng chúng cho bạn tham khảo nhé.
3.1 Nhóm hậu tố -ion (-tion, -ation, -ition, -sion), -ment, -al
Đây là nhóm hậu tố thông dụng nhất, thường được dùng để tạo ra danh từ trừu tượng, diễn tả hành động hoặc kết quả của động từ gốc.
Động từ |
Danh từ |
Ý nghĩa |
Suggest (v) |
Suggestion (n) |
Sự đề xuất |
Operate (v) |
Operation (n) |
Sự vận hành |
Invent (v) |
Invention (n) |
Sự phát minh |
Achieve (v) |
Achievement (n) |
Thành tựu |
Punish (v) |
Punishment (n) |
Sự trừng phạt |
Refuse (v) |
Refusal (n) |
Sự từ chối |
3.2 Nhóm hậu tố -ance/-ence
Nhóm hậu tố này có cách dùng tương tự nhóm trên, nhưng thường được thêm vào động từ kết thúc bằng -e hoặc -y.
Động từ |
Danh từ |
Ý nghĩa |
Perform (v) |
Performance (n) |
Màn trình diễn |
Exist (v) |
Existence (n) |
Sự tồn tại |
Depend (v) |
Dependence (n) |
Sự phụ thuộc |
Comply (v) |
Compliance (n) |
Sự tuân thủ |
Persist (v) |
Persistence (n) |
Sự bền bỉ |
3.3 Nhóm hậu tố -age
Hậu tố -age thường được dùng để chỉ một hành động, kết quả của hành động, hoặc những thứ liên quan đến hành động đó.
Động từ |
Danh từ |
Ý nghĩa |
Store (v) |
Storage (n) |
Kho lưu trữ |
Wreck (v) |
Wreckage (n) |
Đống đổ nát |
Post (v) |
Postage (n) |
Phí gửi bưu điện |
Cover (v) |
Coverage (n) |
Phạm vi bao phủ |
3.4 Nhóm hậu tố -ery
Hậu tố -ery không chỉ mang ý nghĩa về hành động mà còn có thể chỉ nghề nghiệp, địa điểm hoặc phẩm chất.
Động từ |
Danh từ |
Ý nghĩa |
Rob (v) |
Robbery (n) |
Vụ cướp |
Bribe (v) |
Bribery (n) |
Sự hối lộ |
Forge (v) |
Forgery (n) |
Sự giả mạo |
Cook (v) |
Cookery (n) |
Nghề nấu ăn |
3.5 Nhóm hậu tố -er/-or/-ar/-ant/-ent/-ee
Nhóm hậu tố này đặc biệt thường dùng để chỉ người thực hiện hoặc chịu tác động của hành động.
Động từ |
Danh từ |
Ý nghĩa |
Write (v) |
Writer (n) |
Người viết |
Direct (v) |
Director (n) |
Đạo diễn |
Beg (v) |
Beggar (n) |
Người ăn xin |
Assist (v) |
Assistant (n) |
Trợ lý |
Employ (v) |
Employee (n) |
Nhân viên |
Lưu ý: Một số từ có thể dùng cả -er và -ee, trong đó:
- -er: Người thực hiện hành động.
- -ee: Người chịu tác động của hành động.
Động từ |
Danh từ |
Ý nghĩa |
Employ (v) |
Employer (n) |
Nhà tuyển dụng |
Employ (v) |
Employee (n) |
Nhân viên |
Interview (v) |
Interviewer (n) |
Người phỏng vấn |
Interview (v) |
Interviewee (n) |
Người được phỏng vấn |
Các đuôi danh từ biến đổi từ động từ sang danh từ
4. Các đuôi danh từ biến đổi từ tính từ sang danh từ
Các tính từ trong tiếng Anh có thể được chuyển thành danh từ bằng cách thêm những hậu tố nhất định. Các danh từ này thường dùng để diễn tả tính chất, phẩm chất hoặc trạng thái được mô tả bởi tính từ gốc.
4.1 Nhóm hậu tố -y (-y, -ity, -ty, -cy)
Nhóm hậu tố này phổ biến trong việc biến tính từ thành danh từ, mang ý nghĩa chỉ tính chất, đặc điểm hoặc phẩm chất.
Tính từ |
Danh từ |
Ý nghĩa |
Curious (adj): tò mò |
Curiosity (n) |
Sự tò mò |
Real (adj): thực tế |
Reality (n) |
Thực tại/sự thật |
Accurate (adj): chính xác |
Accuracy (n) |
Sự chính xác |
Loyal (adj): trung thành |
Loyalty (n) |
Lòng trung thành |
4.2 Nhóm hậu tố -ance/-ence
Hậu tố -ance và -ence thường được thêm vào tính từ để mô tả hành động, trạng thái hoặc chất lượng. Quy tắc:
- Từ gốc kết thúc bằng -ant → Thêm -ance.
- Từ gốc kết thúc bằng -ent → Thêm -ence.
Tính từ |
Danh từ |
Ý nghĩa |
Relevant (adj): liên quan |
Relevance (n) |
Sự liên quan |
Important (adj): quan trọng |
Importance (n) |
Tầm quan trọng |
Patient (adj): kiên nhẫn |
Patience (n) |
Sự kiên nhẫn |
Competent (adj): có năng lực |
Competence (n) |
Năng lực |
4.3 Nhóm hậu tố -ness và -dom
Nhóm hậu tố này đặc biệt được sử dụng khi mô tả cảm xúc, trạng thái hoặc phẩm chất của con người.
Tính từ |
Danh từ |
Ý nghĩa |
Kind (adj): tử tế |
Kindness (n) |
Sự tử tế |
Weak (adj): yếu đuối |
Weakness (n) |
Điểm yếu/sự yếu đuối |
Free (adj): tự do |
Freedom (n) |
Sự tự do |
Wise (adj): thông thái |
Wisdom (n) |
Sự khôn ngoan |
Các đuôi danh từ biến đổi từ tính từ sang danh từ
5. Các đuôi danh từ biến đổi từ danh từ sang danh từ
Có những hậu tố được thêm vào danh từ để tạo thành danh từ mới, không làm thay đổi loại từ nhưng mang đến ý nghĩa mở rộng hoặc cụ thể hơn.
5.1 Nhóm hậu tố -ist, -an, -ian, -ess
Những hậu tố này thường được sử dụng để chỉ nghề nghiệp, nhóm người, hoặc giới tính của danh từ gốc. Đặc biệt:
- -an phổ biến khi dùng với tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ (như American, Australian).
- -ess thường chỉ giống cái của một danh từ.
Danh từ gốc |
Danh từ mới |
Ý nghĩa |
Art (n): nghệ thuật |
Artist (n): họa sĩ |
Người làm nghề nghệ thuật |
History (n): lịch sử |
Historian (n): nhà sử học |
Người nghiên cứu lịch sử |
Actor (n): diễn viên |
Actress (n): nữ diễn viên |
Chỉ giới tính nữ |
Prince (n): hoàng tử |
Princess (n): công chúa |
Chỉ giới tính nữ |
5.2 Nhóm hậu tố -hood, -ship, -ism
Những hậu tố này chủ yếu diễn tả khái niệm về tinh thần, tình cảm hoặc các hệ tư tưởng, chủ nghĩa.
Danh từ gốc |
Danh từ mới |
Ý nghĩa |
Child (n): trẻ em |
Childhood (n): tuổi thơ |
Giai đoạn tuổi thơ |
Leader (n): người lãnh đạo |
Leadership (n): khả năng lãnh đạo |
Phẩm chất của người lãnh đạo |
Patriot (n): người yêu nước |
Patriotism (n): chủ nghĩa yêu nước |
Hệ tư tưởng hoặc tinh thần yêu nước |
Hero (n): anh hùng |
Heroism (n): chủ nghĩa anh hùng |
Tinh thần hoặc hành động anh hùng |
6. Bài tập vận dụng
Chia dạng danh từ đúng của các từ trong ngoặc
1. The __________ of the problem requires immediate attention. (solve)
2. His __________ to the team was greatly appreciated. (contribute)
3. We need to focus on the __________ of the project. (develop)
4. Her __________ during the interview impressed the panel. (confident)
5. The __________ of the new policy is scheduled for next month. (implement)
6. They celebrated the __________ of their first child. (arrive)
7. The __________ between the two countries has improved recently. (relation)
8. I admire her __________ to her studies. (dedicate)
9. His __________ in the company has been instrumental to its success. (involve)
10. The __________ of the competition motivated everyone to do their best. (announce)
11. She overcame her __________ and performed brilliantly on stage. (nervous)
12. The __________ of this painting is truly remarkable. (create)
13. The __________ of the rules is essential for fairness. (apply)
14. He showed great __________ in handling the situation. (wise)
15. The __________ of the lecture bored the students. (long)
16. The __________ of the building will begin next week. (construct)
17. The __________ of the new technology has revolutionized our industry. (discover)
18. Her __________ to detail made the project a success. (attentive)
19. They expressed their __________ for the generous donation. (grateful)
20.The __________ of the environment should be a top priority. (protect)
Đáp án:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Solution |
Contribution |
Development |
Confidence |
Implementation |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Arrival |
Relationship |
Dedication |
Involvement |
Announcement |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
Nervousness |
Creativity |
Application |
Wisdom |
Length |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Construction |
Discovery |
Attention |
Gratitude |
Protection |
7. Tổng kết
Như vậy, bài viết đã liệt kê cho bạn 15 đuôi danh từ trong tiếng Anh thường gặp. Với các đuôi danh từ này, để ghi nhớ và nhận hiện chính xác chúng không phải điều khó khăn, chỉ cần bạn thường xuyên rèn luyện qua các bài tập. Hãy cố gắng ghi nhớ danh sách này và thực hành biến đổi từ loại thường xuyên để sử dụng tiếng Anh một cách linh hoạt hơn nhé
Việc nắm vững các quy tắc đánh trọng âm trong tiếng Anh là chìa khóa giúp bạn nâng cao khả năng phát âm, giao tiếp và hiểu rõ ngữ nghĩa của từ vựng. Trong bài viết này, Pantado sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ kiến thức cần thiết về trọng âm cùng 15 quy tắc đánh trọng âm cơ bản trong tiếng Anh giúp bạn tự tin giao tiếp hơn nhé!
>> Tham khảo: Học Tiếng Anh 1-1 Online Cho Bé
1. Trọng âm trong tiếng Anh là gì? (Word Stress)
Trọng âm là cách nhấn mạnh một âm tiết trong từ, làm cho âm tiết đó được phát âm nổi bật hơn, to hơn, và rõ ràng hơn các âm tiết còn lại. Việc nhấn trọng âm không chỉ giúp từ ngữ dễ nghe mà còn giúp phân biệt ý nghĩa giữa các từ có cách viết hoặc phát âm gần giống nhau. Trong từ điển, trọng âm của một từ thường được ký hiệu bằng dấu nháy đơn (') trước âm tiết được nhấn.
Ví dụ:
- Mistake /mɪˈsteɪk/: Lỗi lầm → Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai “steɪk”.
- Family /ˈfæməli/: Gia đình → Trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên “fæm”.
- Important /ɪmˈpɔːtənt/: Quan trọng → Trọng âm nằm ở âm tiết thứ hai “pɔː”.
Hiểu và sử dụng đúng trọng âm là một trong những yếu tố nền tảng để phát âm chuẩn tiếng Anh. Khi nhấn trọng âm sai, bạn không chỉ khiến người nghe khó hiểu mà còn dễ gây nhầm lẫn về ý nghĩa. Do đó, nếu muốn nói tiếng Anh tự nhiên và chuyên nghiệp như người bản xứ, việc rèn luyện cách nhấn trọng âm là vô cùng cần thiết.
2. Tại sao phải học cách đánh trọng âm?
2.1 Giúp phát âm chuẩn và tạo ngữ điệu tự nhiên
Bạn đã bao giờ nhận ra rằng người bản xứ thường nói tiếng Anh với một nhịp điệu tự nhiên, lên xuống mượt mà chưa? Đó chính là nhờ họ nhấn trọng âm đúng cách! Trọng âm không chỉ làm cho cách phát âm của bạn chuẩn xác hơn mà còn giúp lời nói trở nên sống động, cuốn hút hơn. Nếu ngữ điệu quá đều đều, câu nói sẽ mất đi sự hấp dẫn, nhưng khi bạn nhấn đúng trọng âm, tiếng Anh của bạn sẽ gần gũi và giống người bản xứ hơn rất nhiều.
2.2 Nâng cao khả năng nghe hiểu tiếng Anh
Việc học trọng âm không chỉ giúp bạn nói đúng mà còn hỗ trợ đắc lực trong việc nghe hiểu. Khi nắm rõ cách nhấn trọng âm, bạn sẽ dễ dàng nhận diện từ ngữ trong câu hơn, đặc biệt là trong các đoạn hội thoại nhanh của người bản xứ. Điều này giúp bạn hiểu đúng ý nghĩa của từ và tránh nhầm lẫn trong các ngữ cảnh khác nhau.
- Ví dụ:
- CONtract (hợp đồng - danh từ) và conTRACT (thu nhỏ lại - động từ) có trọng âm khác nhau và nghĩa hoàn toàn khác.
Nếu không nắm rõ trọng âm, bạn có thể hiểu sai ý người nói hoặc thậm chí không nhận ra từ mà họ dùng. Đặc biệt trong các bài thi nghe tiếng Anh như IELTS hay TOEIC, việc nhận biết đúng trọng âm của từ sẽ giúp bạn chọn đáp án chính xác hơn, tránh bị "đánh lừa" bởi các từ đồng âm khác nghĩa.
Tầm quan trọng của việc đánh trọng âm
2.3 Tăng sự tự tin trong giao tiếp tiếng Anh
Nhấn đúng trọng âm không chỉ giúp lời nói của bạn rõ ràng hơn mà còn giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp. Trong các tình huống quan trọng như thuyết trình, phỏng vấn xin việc hay giao tiếp kinh doanh, việc sử dụng đúng trọng âm giúp bạn nhấn mạnh các từ quan trọng, khiến thông điệp của bạn dễ hiểu và thuyết phục hơn.
Ngoài ra, trong môi trường làm việc quốc tế, khả năng nói tiếng Anh trôi chảy, nhấn đúng trọng âm sẽ giúp bạn nổi bật, tạo ấn tượng tích cực với đối tác hoặc đồng nghiệp. Đây là kỹ năng thiết yếu để thể hiện sự chuyên nghiệp và tăng cơ hội thành công trong công việc.
3. 15 quy tắc đánh trọng âm cơ bản trong tiếng Anh
3.1 Cách đánh trọng âm của từ có 2 âm tiết
Quy tắc 1: Đối với động từ có 2 âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ:
- admit /ədˈmɪt/
- arrive /əˈraɪv/
- decide /dɪˈsaɪd/
- enjoy /ɪnˈdʒɔɪ/
Ngoại lệ: Một số động từ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất, dù chỉ có 2 âm tiết.
Ví dụ:
- cancel /ˈkæn.səl/
- happen /ˈhæp.ən/
- listen /ˈlɪs.ən/
- open /ˈəʊ.pən/
Quy tắc 2: Đối với danh từ có 2 âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ:
- money /ˈmʌn.i/
- garden /ˈɡɑː.dən/
- teacher /ˈtiː.tʃər/
- river /ˈrɪv.ər/
Ngoại lệ: Một số danh từ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ:
- advice /ədˈvaɪs/
- machine /məˈʃiːn/
- estate /ɪˈsteɪt/
- hotel /həʊˈtel/
Chú ý: Với một số từ 2 âm tiết, trọng âm thay đổi tùy thuộc vào từ loại.
- Ví dụ:
- Object:
- (n) /ˈɒb.dʒɪkt/ (đồ vật)
- (v) /əbˈdʒekt/ (phản đối)
- Export:
- (n) /ˈek.spɔːt/ (hàng xuất khẩu)
- (v) /ɪkˈspɔːt/ (xuất khẩu)
- Object:
Quy tắc 3: Tính từ có 2 âm tiết thường có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ:
- sunny /ˈsʌn.i/
- lovely /ˈlʌv.li/
- noisy /ˈnɔɪ.zi/
- clever /ˈklev.ər/
Ngoại lệ: Một số tính từ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ:
- alone /əˈləʊn/
- awake /əˈweɪk/
- amazed /əˈmeɪzd/
- afraid /əˈfreɪd/
Quy tắc 4: Những từ có 2 âm tiết bắt đầu bằng chữ A thường nhấn trọng âm vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ:
- abroad /əˈbrɔːd/
- aside /əˈsaɪd/
- apart /əˈpɑːt/
- agree /əˈɡriː/
- awake /əˈweɪk/
Cách đánh trọng âm của từ có 2 âm tiết
3.2 Cách đánh trọng âm của từ có 3 âm tiết
Quy tắc 5: Động từ có 3 âm tiết, nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm ngắn và kết thúc bằng một phụ âm, trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ 2.
Ví dụ:
- encounter /ɪnˈkaʊn.tər/
- consider /kənˈsɪd.ər/
- remember /rɪˈmem.bər/
Quy tắc 6: Động từ có 3 âm tiết, nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm đôi hoặc kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên, trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ 1.
Ví dụ:
- simplify /ˈsɪm.plɪ.faɪ/
- organize /ˈɔː.ɡə.naɪz/
- energize /ˈen.ə.dʒaɪz/
Quy tắc 7: Danh từ có 3 âm tiết, nếu âm tiết thứ 2 chứa âm /ə/ hoặc /i/, trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ 1.
Ví dụ:
- manager /ˈmæn.ɪ.dʒər/
- cinema /ˈsɪn.ɪ.mə/
- animal /ˈæn.ɪ.məl/
- category /ˈkæt.ə.ɡri/
- melody /ˈmel.ə.di/
Quy tắc 8: Danh từ có 3 âm tiết, nếu âm tiết thứ 1 là /ə/ hoặc /i/ hoặc âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài/nguyên âm đôi, trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ 2.
Ví dụ:
- potato /pəˈteɪ.təʊ/
- tomato /təˈmɑː.təʊ/
- umbrella /ʌmˈbrel.ə/
- illusion /ɪˈluː.ʒən/
- committee /kəˈmɪt.i/
Quy tắc 9: Tính từ có 3 âm tiết, nếu âm tiết thứ 1 là /ə/ hoặc /i/, trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ 2.
Ví dụ:
- expensive /ɪkˈspen.sɪv/
- annoying /əˈnɔɪ.ɪŋ/
- delicious /dɪˈlɪʃ.əs/
- important /ɪmˈpɔː.tənt/
- romantic /rəʊˈmæn.tɪk/
Quy tắc 10: Tính từ có 3 âm tiết, nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm ngắn và âm tiết thứ 2 là nguyên âm dài, trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ 2.
Ví dụ:
- gigantic /dʒaɪˈɡæn.tɪk/
- terrific /təˈrɪf.ɪk/
- majestic /məˈdʒes.tɪk/
- enormous /ɪˈnɔː.məs/
- amusing /əˈmjuː.zɪŋ/
Cách đánh trọng âm của từ có 3 âm tiết
3.3 Quy tắc đánh trọng âm đặc biệt
Quy tắc 11: Trọng âm thường rơi vào các âm tiết: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self.
Ví dụ:
- insist /ɪnˈsɪst/
- convert /kənˈvɜːt/
- detect /dɪˈtekt/
- retain /rɪˈteɪn/
- prevent /prɪˈvent/
- himself /hɪmˈself/
- recur /rɪˈkɜːr/
Quy tắc 12: Các từ kết thúc bằng đuôi -how, -what, -where,… trọng âm thường rơi vào âm tiết đầu tiên.
Ví dụ:
- somehow /ˈsʌm.haʊ/
- nowhere /ˈnəʊ.weər/
- anyhow /ˈen.i.haʊ/
- somewhere /ˈsʌm.weər/
- nowhere /ˈnəʊ.weər/
Quy tắc 13: Các từ kết thúc bằng các đuôi -ety, -ity, -ion, -sion, -cial, -ically, -ious, -eous, -ian, -ior, -iar, -iasm, -ience, -iency, -ient, -ier, -ic, -ics, -ial, -ical, -ible, -uous, -ium, -logy, -sophy, -graphy, -ular, -ulum thường có trọng âm rơi vào âm tiết ngay trước các đuôi này.
Ví dụ:
- ambition /æmˈbɪʃ.ən/
- musician /mjuˈzɪʃ.ən/
- geography /dʒiˈɒɡ.rə.fi/
- psychology /saɪˈkɒl.ə.dʒi/
- luxurious /lʌɡˈʒʊə.ri.əs/
- librarian /laɪˈbreə.ri.ən/
- suspicious /səˈspɪʃ.əs/
- punctual /ˈpʌŋk.tʃu.əl/
Ngoại lệ:
- lunatic /ˈluː.nə.tɪk/
- arithmetic /əˈrɪθ.mə.tɪk/
- politics /ˈpɒl.ɪ.tɪks/
Quy tắc 14: Các từ kết thúc bằng các đuôi -ate, -cy, -ty, -phy, -gy có cách nhấn trọng âm như sau:
- Nếu từ có 2 âm tiết, trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
- Nếu từ có từ 3 âm tiết trở lên, trọng âm sẽ nhấn vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên.
Ví dụ:
- dictate /ˈdɪk.teɪt/
- accurate /ˈæk.jə.rət/
- democracy /dɪˈmɒk.rə.si/
- photography /fəˈtɒɡ.rə.fi/
- geology /dʒiˈɒl.ə.dʒi/
- philosophy /fɪˈlɒs.ə.fi/
Ngoại lệ:
- accuracy /ˈæk.jə.rə.si/
Quy tắc 15: Các từ kết thúc bằng các đuôi -ade, -ee, -ese, -eer, -ette, -oo, -oon, -ain, -esque, -isque, -aire, -mental, -ever, -self thường có trọng âm rơi vào chính các đuôi đó.
Ví dụ:
- escapade /ˌes.kəˈpeɪd/
- Vietnamese /ˌvjet.nəˈmiːz/
- volunteer /ˌvɒl.ənˈtɪər/
- shampoo /ʃæmˈpuː/
- raccoon /rəˈkuːn/
- entertain /ˌen.təˈteɪn/
- grotesque /ɡrəʊˈtesk/
- millionaire /ˌmɪl.jəˈneər/
Ngoại lệ:
- coffee /ˈkɒf.i/
- jubilee /ˈdʒuː.bɪ.li/
4. Bài tập vận dụng
Chọn từ có trọng âm khác với các từ còn lại
Câu hỏi |
A |
B |
C |
D |
1 |
important |
continue |
relation |
comfort |
2 |
computer |
banana |
potato |
family |
3 |
interesting |
important |
expensive |
attractive |
4 |
protest (v) |
protest (n) |
invite |
admit |
5 |
particular |
disagree |
understand |
volunteer |
6 |
maintain |
answer |
advance |
prepare |
7 |
teacher |
student |
manage |
advice |
8 |
education |
information |
explanation |
'picture |
9 |
decision |
comparison |
translation |
librarian |
10 |
international |
economics |
biology |
doctor |
11 |
encounter |
final |
happy |
busy |
12 |
protect |
command |
document |
prepare |
13 |
conversation |
comprehension |
persuasion |
manager |
14 |
individual |
economics |
geography |
wonderful |
15 |
baby |
hobby |
advice |
teacher |
16 |
environmental |
information |
persuasion |
holiday |
17 |
automatic |
economic |
statistic |
cultural |
18 |
comprehension |
advertisement |
understanding |
beautiful |
19 |
suggestion |
pretension |
problem |
decision |
20 |
family |
comparison |
popularity |
education |
Đáp án
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
D |
A |
B |
A |
B |
D |
D |
A |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
C |
D |
D |
C |
D |
D |
D |
C |
A |
5. Tổng kết
Các quy tắc đánh trọng âm trong tiếng Anh khá dễ nhầm lẫn nếu bạn không nắm vững và rèn luyện chúng thường xuyên. Bạn có thể luyện tập cách nhấn âm qua các dạng bài tập khác nhau hoặc tự rèn luyện trước gương. Phát âm đúng trọng âm được xem là bước đệm quan trọng để giúp bạn làm chủ tiếng Anh và tự tin hơn trong mọi tình huống giao tiếp. Hãy tiếp tục theo dõi Pantado để cập nhật thêm nhiều kiến thức về tiếng Anh nữa nhé
KET (Key English Test) và PET (Preliminary English Test) là hai cấp độ quan trọng trong hệ thống chứng chỉ tiếng Anh Cambridge, được thiết kế để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh từ cơ bản đến trung cấp. Đây là các chứng chỉ không chỉ khẳng định năng lực ngôn ngữ mà còn mở ra cơ hội học tập, làm việc trong môi trường quốc tế. Để chinh phục hai kỳ thi này, việc hiểu rõ cấu trúc bài thi và cách làm bài là rất cần thiết. Trong bài viết này, Pantado sẽ giải đáp chi tiết “KET - PET Cambridge là gì?”, đồng thời chia sẻ cấu trúc bài thi, cách tính điểm, và các mẹo làm bài để bạn đạt kết quả cao nhất.
1. KET - PET Cambridge là gì?
KET - PET Cambridge là gì?
1.1 KET – Key English Test (A2)
- Đối tượng: Người học tiếng Anh sơ cấp, thường là học sinh cấp 2 hoặc người lớn mới bắt đầu học tiếng Anh.
- Mục tiêu: Đánh giá khả năng giao tiếp cơ bản trong các tình huống hàng ngày như giới thiệu bản thân, hỏi đường, mua sắm, hoặc viết email ngắn.
- Ý nghĩa: KET chứng minh rằng bạn có thể hiểu và sử dụng các câu đơn giản, đặt nền tảng để học tiếng Anh ở các cấp độ cao hơn.
1.2 PET – Preliminary English Test (B1)
- Đối tượng: Người học ở trình độ trung cấp, có khả năng giao tiếp tốt hơn và cần tiếng Anh cho mục đích học tập hoặc công việc.
- Mục tiêu: Đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh trong các tình huống thực tế như giao tiếp xã hội, thảo luận công việc, viết thư hoặc tham gia du lịch.
- Ý nghĩa: PET khẳng định bạn có thể hiểu các đoạn hội thoại dài, viết văn bản cơ bản và giao tiếp tự tin hơn trong các tình huống đa dạng.
>> Xem thêm: Chứng chỉ Cambridge YLE là gì?
2. Cấu trúc đề thi KET PET Cambridge
Bài thi KET và PET Cambridge đều bao gồm các phần chính: Reading & Writing (Đọc & Viết), Listening (Nghe), và Speaking (Nói).
2.1 Cấu trúc đề thi KET Cambridge
Cấu trúc đề thi Ket Cambridge format mới
KET Cambridge Reading & Writing Test (60 phút)
Phần thi này gồm 7 phần với tổng cộng 32 câu hỏi, yêu cầu thí sinh đọc hiểu và hoàn thành các nhiệm vụ viết đơn giản.
- Phần 1: Chọn từ đúng (Multiple Choice). Thí sinh đọc các câu ngắn và chọn đáp án đúng trong số các từ được cung cấp.
Ví dụ: Chọn từ đúng để hoàn thành câu “I usually ___ to school.” (A. go, B. went, C. going). - Phần 2: Ghép từ với định nghĩa (Matching). Thí sinh nối từ với các câu mô tả nghĩa của chúng.
Ví dụ: "This is something you wear when it’s cold." => (Scarf). - Phần 3: Đọc hiểu đoạn văn ngắn và chọn đáp án đúng.
Ví dụ: Đọc một đoạn văn miêu tả chuyến du lịch và trả lời các câu hỏi về địa điểm hoặc thời gian. - Phần 4-5: Điền từ vào chỗ trống (Gap Fill).
Ví dụ: Một đoạn văn bị bỏ trống từ, thí sinh cần chọn từ phù hợp để hoàn thành. - Phần 6: Viết đoạn văn ngắn (20-25 từ) trả lời câu hỏi đơn giản.
Ví dụ: Viết tin nhắn mời bạn bè đến một bữa tiệc. - Phần 7: Viết thành một câu chuyện (khoảng 35 từ hoặc hơn) dựa vào những bức tranh đã cho.
KET Cambridge Listening (30 phút)
Phần thi Listening trong KET gồm 5 phần với 25 câu hỏi. Thí sinh sẽ nghe các đoạn hội thoại ngắn và trả lời câu hỏi dựa trên thông tin đã nghe.
- Phần 1: Nối hình ảnh với thông tin. Nghe một đoạn hội thoại và nối các bức tranh với tên hoặc số phù hợp.
Ví dụ: "What’s Lucy’s favorite sport? A. Tennis, B. Swimming, C. Basketball." - Phần 2: Điền từ vào chỗ trống. Thí sinh nghe một đoạn độc thoại hoặc hội thoại ngắn và ghi lại thông tin thiếu.
Ví dụ: Nghe mô tả và điền tên, ngày tháng hoặc số vào bảng. - Phần 3: Nghe và chọn đáp án đúng.
Ví dụ: Nghe đoạn hội thoại về chuyến du lịch và chọn đáp án chính xác. - Phần 4: Nghe và xác định thông tin đúng/sai.
- Phần 5: Lắng nghe và lựa chọn thông tin phù hợp.
KET Cambridge Speaking Test (8 - 15 phút)
Phần Speaking trong KET tập trung vào giao tiếp cơ bản, gồm 2 phần:
- Phần 1: Giám khảo hỏi các câu hỏi phỏng vấn trực tiếp thí sinh..
- Phần 2: Thí sinh sẽ không chỉ tương tác với giám khảo mà còn thảo luận và tương tác với thí sinh khác về chủ đề của bài thi.
2.2 Cấu trúc đề thi PET Cambridge
Cấu trúc đề thi PET Cambridge format mới
PET Cambridge Reading (45 phút)
Phần này gồm 7 phần, tổng cộng 32 câu hỏi trong vòng 45 phút.
- Phần 1: Đọc 5 đoạn văn ngắn, chọn ý nghĩa chính xác hoặc câu trả lời đúng từ các lựa chọn (A, B, hoặc C).
Ví dụ: Đọc một tin nhắn hoặc biển báo và chọn ý nghĩa đúng nhất. - Phần 2: Ghép thông tin với đoạn văn hoặc bài viết ngắn.
Ví dụ: Đọc các mô tả về người và ghép với thông tin hoặc thị trường phù hợp. - Phần 3: Đọc một bài văn dài và trả lời câu hỏi trắc nghiệm (A, B hoặc C).
- Phần 4: Điền từ vào đoạn văn (chọn từ đúng từ danh sách A, B, C, hoặc D).
- Phần 5: Đọc một bài văn dài và điền từ thích hợp vào chỗ trống dựa trên ngữ cảnh.
- Phần 6: Hoàn thành câu hoặc điền từ còn thiếu vào các câu đơn giản.
PET Cambridge Writing (45 phút)
- Phần 1: Viết một email hoặc ghi chú ngắn (khoảng 100 từ).
Ví dụ: Trả lời thư của một người bạn hoặc gửi thông báo đơn giản. - Phần 2: Viết một bài luận hoặc bài kể chuyện (khoảng 100 từ).
Ví dụ: Kể về một chuyến đi hoặc trải nghiệm đáng nhớ.
Cambridge PET Listening (30 phút)
Phần này chiếm 25% tổng số điểm và kéo dài 30 phút, gồm 4 phần với tổng cộng 25 câu hỏi.
- Phần 1: Nghe 7 đoạn hội thoại ngắn và chọn câu trả lời đúng (A, B hoặc C).
- Phần 2: Nghe một đoạn hội thoại dài và hoàn thành biểu mẫu hoặc ghi chú.
- Phần 3: Nghe các đoạn hội thoại dài và chọn hình ảnh tương ứng với nội dung.
- Phần 4: Nghe một bài độc thoại hoặc hội thoại và trả lời câu hỏi chi tiết (A, B hoặc C).
PET Cambridge Speaking (10 - 17 phút)
Phần này chiếm 25% tổng số điểm và kéo dài 10-12 phút, thực hiện theo cặp với một thí sinh khác và giám khảo.
- Phần 1: Trả lời câu hỏi cá nhân.
Ví dụ: Tự giới thiệu bản thân, nói về sở thích hoặc thói quen hàng ngày. - Phần 2: Mô tả một bức tranh đơn giản mà giám khảo cung cấp.
- Phần 3: Hai thí sinh cùng thảo luận về một tình huống được cho.
Ví dụ: Lên kế hoạch tổ chức một sự kiện hoặc chọn món ăn trong thực đơn. - Phần 4: Trả lời các câu hỏi mở rộng từ giám khảo dựa trên chủ đề của phần thảo luận.
3. Cách tính điểm cho bài thi KET - PET Cambridge
Bài thi KET và PET được đánh giá dựa trên thang điểm Cambridge English Scale, với điểm tối đa là 150.
- KET Cambridge:
- 120-150: Đạt cấp độ A2 với xuất sắc.
- 100-119: Đạt cấp độ A2.
- Dưới 100: Không đạt chứng chỉ.
- PET Cambridge:
- 140-150: Đạt cấp độ B1 với xuất sắc.
- 120-139: Đạt cấp độ B1.
- Dưới 120: Không đạt chứng chỉ.
Hệ thống đánh giá rõ ràng giúp thí sinh nhận biết được điểm mạnh và điểm yếu, từ đó cải thiện kỹ năng hiệu quả hơn.
4. Mẹo làm bài thi KET - PET Cambridge đạt kết quả cao
Mẹo đạt điểm cao trong các kì thi KET - PET
4.1 Reading & Writing (Đọc & Viết)
Mẹo làm bài phần Reading
- Đọc câu hỏi trước để biết cần tập trung vào thông tin nào trong đoạn văn.
- Tìm các từ khóa trong câu hỏi và so khớp với đoạn văn để xác định câu trả lời.
- Đọc lướt trước để nắm ý chính, sau đó đọc kỹ hơn để tìm chi tiết.
- Loại trừ các đáp án không hợp lý để thu hẹp lựa chọn.
Mẹo làm bài phần Writing
-
Bắt đầu với lời chào ngắn gọn và đúng chủ đề (ví dụ: Dear friend,).
-
Sử dụng câu văn đơn giản, đúng cấu trúc ngữ pháp.
-
Đảm bảo trả lời đầy đủ tất cả các ý được yêu cầu.
-
Phác thảo ý chính trước khi viết để bài văn mạch lạc hơn.
-
Sử dụng từ nối như and, but, because để câu văn trở nên tự nhiên.
-
Kiểm tra chính tả và ngữ pháp sau khi viết.
4.2 Listening (Nghe)
- Nghe kỹ hướng dẫn và nắm rõ yêu cầu của từng câu hỏi trước khi bắt đầu.
- Tập trung vào các từ khóa như tên riêng, con số, hoặc thông tin cụ thể trong đoạn hội thoại.
- Nếu bỏ lỡ thông tin, tiếp tục nghe và tập trung vào câu hỏi tiếp theo.
4.3 Speaking (Nói)
- Chuẩn bị trước các chủ đề thông dụng như giới thiệu bản thân, gia đình, sở thích, hoặc các hoạt động hàng ngày.
- Dùng câu ngắn, rõ ràng, đừng cố gắng nói câu phức tạp nếu không chắc chắn.
- Nếu không hiểu câu hỏi, hãy yêu cầu nhắc lại bằng cách bạn có thể nói: Can you repeat again, please?
- Khi thảo luận với bạn đồng hành, hãy lắng nghe và đáp lại ý kiến của họ một cách tích cực.
5. Luyện thi chứng chỉ KET - PET Cambridge tại Pantado
Pantado mang đến các khóa học luyện thi KET và PET hiệu quả với phương pháp giảng dạy sáng tạo và đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm.
- Giáo viên dày dặn kinh nghiệm trong việc luyện thi chứng chỉ: Giúp học viên nắm vững cấu trúc đề thi, xác định điểm mạnh - yếu và xây dựng lộ trình học hiệu quả.
- Kho tài liệu phong phú: Cung cấp bài thi thử và các tài liệu luyện tập sát với thực tế kỳ thi.
- Phương pháp học tương tác: Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành qua các trò chơi, hoạt động nhóm, giúp học viên tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên.
Với sự đồng hành của Pantado, bạn sẽ tự tin hơn để chinh phục kỳ thi KET và PET, mở ra những cơ hội mới trong học tập và công việc.
>> Tham khảo: Luyện thi chứng chỉ Cambridge uy tín, chất lượng
Bài thi KET PET Cambridge không chỉ là thước đo năng lực tiếng Anh mà còn là bước đệm quan trọng trên con đường chinh phục tiếng Anh của bạn. Qua bài viết này, hy vọng bạn đã nắm được cấu trúc đề thi, cách tính điểm và các mẹo làm bài hiệu quả. Hãy bắt đầu luyện tập ngay hôm nay để đạt kết quả tốt nhất cùng Pantado