Tin Mới

Pantado- hướng tới cộng đồng giáo dục hạnh phúc

“Mình nhận được rất nhiều lời mời từ nhiều trung tâm, đơn vị khác nhau, nhưng không có cái nào mà mình cảm thấy hứng thú như Pantado, vì ở đây, những giá trị tuyệt vời được tạo nên từ cái Tâm và cái Tầm của những người làm giáo dục thực thụ”

 

Pantado hướng tới công đồng giáo dục hạnh phúc

 

 “Một triết lý giáo dục của Pantado rất đồng cảm với mình đó là: “Giáo dục chỉ thực sự có giá trị khi bố mẹ thay đổi, thay đổi một đứa trẻ không khó, thay đổi bố mẹ mới là khó và liên kết tốt nhất sẽ là liên kết dành cho cha mẹ”. Đó cũng là lý do mình lựa chọn Anh ngữ Pantado trong hàng trăm, hàng nghìn đơn vị giáo dục hiện nay bởi đây thực sự là một triết lý rất đẹp và rất đúng. 

 “Chúng ta có thể thấy gia đình và môi trường đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Ý thức được điều này, các bậc cha mẹ cần ý thức thay đổi từ chính môi trường gia đình, tiếp đó là môi trường học tập cũng như môi trường học ngoại ngữ, từ đó góp phần giáo dục nên những đứa trẻ hạnh phúc và thành công” 

Đó là những lời chia sẻ rất chân thành từ chuyên gia giáo dục và nuôi dạy con Phan Hồ Điệp trong chuỗi các khóa học hoàn toàn miễn phí do Anh ngữ trực tuyến Pantado phối hợp tổ chức thời gian vừa qua.
Nhận được sự quan tâm và đón nhận nhiệt tình của hàng nghìn phụ huynh trên khắp cả nước, những chia sẻ của chị đã góp phần tạo nên và lan tỏa ngày càng nhiều hơn nữa những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
Thấu hiểu tâm lý trẻ, giáo dục giới tính, cha mẹ giúp con đặt mục tiêu, kế hoạch học tập hay những chủ đề trong chuỗi khóa học về trí tuệ cảm xúc,....
𝓥𝓪̀ 𝓷𝓱𝓲𝓮̂̀𝓾 𝓱𝓸̛𝓷 𝓽𝓱𝓮̂́ 𝓷𝓾̛̃𝓪…

 “Cùng với sự chia sẻ và lan tỏa những giá trị tuyệt vời, mình và Pantado sẽ có nhiều hơn nữa những khóa học hoàn toàn miễn phí dành riêng cho các bậc cha mẹ, để hành trình nuôi dạy con trở thành hành trình hạnh phúc của cả ba mẹ và con cái”

“Mình luôn sẵn lòng chia sẻ những nỗ lực và trải nghiệm của bản thân để giúp các bậc cha mẹ được gỡ rối phần nào những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình nuôi dạy nên những đứa trẻ hạnh phúc và tài năng”.
Những lời chia sẻ của chuyên gia giáo dục Phan Hồ Điệp cũng là điều mà Pantado gửi gắm đến các bậc phụ huynh. Pantado luôn hướng đến mục tiêu kiến tạo môi trường học tập và phát triển toàn diện, để những thế hệ học sinh tương lai có trải nghiệm học tập và phát triển hạnh phúc.
Pantado gửi lời cảm ơn chân thành 💝 và cam kết sẽ luôn là người bạn đồng hành cùng ba mẹ trên hành trình dựng xây nền giáo dục hạnh phúc. 

PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ HỌC ĐỌC TỪ SỚM SAO CHO HIỆU QUẢ?

Trong những năm đầu đời ở trẻ nhỏ, phương pháp giáo dục nuôi dạy con trong giai đoạn này là điều vô cùng quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của con sau này. Đồng thời phương pháp dạy trẻ đọc từ sớm cũng là vấn đề mà nhiều phụ huynh quan tâm và áp dụng cho trẻ. Vậy làm thế nào dạy tre học đọc từ sớm? Ba mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây mà Pantado sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh nhé!

 

Dưới góc độ giáo dục

Phương pháp dạy trẻ học đọc ngay từ sớm mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Đọc mở cánh cửa bước vào tri thức của nhân loại. Với kiến thức và kỹ năng tự tích lũy từ sớm, trẻ biết đọc là những đứa trẻ tự tin và tự lập so với bạn bè đồng trang lứa.
Đọc là một kỹ năng nền tảng của học tập. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ biết đọc trước khi đi học có nhiều khả năng học tập tốt hơn. Thay vì việc phải cùng lúc phát triển kỹ năng đọc và tiếp thu khối lượng lớn các kiến thức khoa học – xã hội, bé nên làm chủ việc đọc từ trước để có nhiều thời gian hơn cho những kiến thức và kỹ năng sống quan trọng khác. Trong quá trình đọc, trẻ cũng rèn luyện cho mình tính tập trung và kiên nhẫn.
Bên cạnh đó, học đọc giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng, sử dụng đúng ngữ pháp, tăng khả năng diễn đạt và giao tiếp. Một phần vốn sống được tích lũy thông qua những kiến thức, ý tưởng, hay cuốn sách mà trẻ tiếp xúc. Khi lớn lên, trẻ biết đọc từ sớm sẽ dần hình thành thói quen đọc sách thay vì chọn những hình thức giải trí khác như xem TV hay chơi điện tử.
Hãy nhìn nhận đó như một kỹ năng cơ bản mà bạn cần giúp bé phát triển thuận theo sự phát triển tự nhiên của não bộ, phát huy tiềm năng của bản thân và có một hành trang vững chắc bước vào tương lai.

Dưới góc độ khoa học

Khi trẻ học đọc từ sớm, não bộ trẻ sẽ được vận động sớm. Học đọc sớm đóng vai trò như một loại dưỡng chất cung cấp những kích thích kịp thời để thúc đẩy não bộ phát triển tốt hơn. Theo một số chuyên gia đã nghiên cứu đã chỉ ra rằng, não trẻ ở độ tuổi sơ sinh có tốc độ phát triển nhanh hơn so với các độ tuổi về sau này. Khi bé mới sinh, kích thước não bằng 25% kích thước não người lớn, 6 tháng tuổi là 50%, 1 tuổi là 75%, 2 tuổi là 80% và đến 6 tuổi não bé đã phát triển gần bằng kích thước não người lớn. Càng về sau tốc độ phát triển của não càng chậm lại. 
Đồng thời với đó với việc phát triển kích thước, các kết nối quan trọng trong não cũng hình thành từ sớm. Một em bé khỏe mạnh được sinh ra với khoảng 100 tỉ tế bào thần kinh và gần như là toàn bộ số lượng tế bào thần kinh não bộ sẽ đạt được. Trên các tế bào thần kinh có khả năng mọc lên đến hàng chục nghìn sợi nhánh thần kinh – bộ phận cấu tạo chất xám và các khớp thần kinh – bộ phận đảm bảo thông tin được truyền thông suốt trong não bộ.

Dưới góc độ tâm lý

Dạy trẻ học đọc từ sớm tận dụng giai đoạn tìm hiểu không lựa chọn của trẻ. Nó khởi nguồn từ bản tính tò mò của trẻ, đáp ứng nhu cầu khám phá thế giới vạn vật và khơi dậy khả năng tự thỏa mãn nhu cầu ấy một cách độc lập. Một đứa trẻ sinh ra đời, mở ra trước mắt một cuộc sống mới đầy ắp những điều mới mẻ và lạ kỳ. Vì nắm bắt được tâm lý này của trẻ, cha mẹ và người thân biến quá trình học đọc sớm thành một chuỗi những trò chơi vui vẻ, gắn kết, và nhất là không có áp lực. Ngược lại, ỷ lại vào sự giáo dục của nhà trường có thể sinh ra tâm lý cự tuyệt, đối phó ở trẻ.
Tại sao lại như vậy? Đọc trở thành một nhiệm vụ bắt buộc và trẻ tự ý thức rằng hoạt động vui chơi thường dễ dàng và thú vị hơn hoạt động học tập. Trẻ không ngừng tò mò về mọi thứ diễn ra xung quanh mình. Bé quan sát, sờ, nếm, ngửi, lắng nghe… để tìm hiểu xem chúng là gì và dựa vào thông tin mà bạn cung cấp để định nghĩa chúng một cách cụ thể hơn. Sử dụng giác quan và ghi nhớ chính là cách bé dần xây dựng nhận thức về các sự vật sự việc. Ba mẹ cũng có thể cho rằng bé không cần thiết phải biết đọc mới khám phá được thế giới.
Quan niệm này không sai; nhưng chưa biết đọc nghĩa là bé cũng vô tình bỏ qua một thế giới cũng sinh động và quan trọng không kém – thế giới của sức sáng tạo, trí tưởng tượng và của những tri thức mà chưa chắc bé sẽ tìm thấy từ gia đình hay trong cuộc sống thường ngày. Dạy bé học đọc từ sớm là quá trình giúp bé làm quen với chữ (ấn tượng) bằng nhiều giác quan khác nhau, sử dụng chúng một cách vô thức (ghi nhớ thông qua trải nghiệm) dần tiến đến sử dụng chúng một cách có ý thức (hiểu). Trẻ sớm biết đọc sẽ nhanh tự tư duy, không bị giới hạn bởi nguồn tri thức của bất kỳ ai để thỏa mãn nhu cầu khám phá vô hạn của bản thân. Dạy bé học đọc sớm thực chất là việc bạn khơi dậy động lực nội tại trong bé vì kỹ năng đọc của bé sẽ được hình thành và phát triển dựa trên niềm yêu thích và đam mê. Đây vốn là chìa khóa thành công của con người trong mọi lĩnh vực.

Dưới góc độ khả năng

Nhiều nghiên cứu cho rằng người bình thường trong xã hội mới chỉ khai thác được 3 – 10% khả năng tiềm ẩn của trí tuệ. Vì vậy, hãy bắt tay tạo môi trường tốt giúp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ sớm nhất có thể.
Từ 0 – 36 tháng tuổi là lứa tuổi thiên tài về trí nhớ. Trẻ ở lứa tuổi này không học theo suy luận logic hay nguyên tắc nào. Chỉ đơn giản là trẻ tiếp nhận thông tin và ghi nhớ chúng nếu chúng đủ thú vị với trẻ và được lặp đi lặp lại đủ nhiều. Bên cạnh đó, khi trẻ càng nhỏ tuổi thì khả năng học càng nhanh và dễ hơn so với lúc lớn tuổi hơn. Mọi người đều biết rằng em bé có khả năng học nói rất giỏi, nhất là khi được tạo môi trường thuận lợi. Khi bạn để bé 2 tuổi sống trong môi trường ngoại ngữ liên tục thì bé chỉ mất một vài tháng để có thể hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ đấy một cách thành thạo.
Để con được phát triển kỹ năng đọc ngay từ những năm tháng đầu đời, ba mẹ là người quan trọng trong việc truyền tải thông tin, đồng hành cùng con mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp con phát triển trong tương lai mà còn giúp con hình khả năng đọc sớm hơn. Hy vọng rằng những kiến thức bên trên mà Pantado đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh mang lại lợi ích trong quá trình nuôi dạy con của các bậc cha mẹ.

 

NGỮ ĐIỆU TRONG TIẾNG ANH LÀ GÌ? CÁCH GIÚP CON HỌC CHUẨN NGỮ ĐIỆU?

Trong tiếng Anh ngữ điệu là một phần vô cùng quan trọng mà tất cả người học cần phải nắm chắc, đó là ngữ điệu lên giọng và xuống giọng, nhấn nhá giúp các câu giao tiếp trở nên mượt mà hơn. Để thành thạo được kỹ năng phát âm chuẩn như người bản xứ thì điều đầu tiên cần phải hiểu rõ về ngữ điệu trong tiếng Anh. Vậy ngữ điệu trong tiếng Anh là gì? Và cách giúp con học chuẩn ngữ điệu như thế nào? Ba mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây cho các bạn nhỏ để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

1. Ngữ điệu trong tiếng Anh là gì?

Ngữ điệu trong tiếng Anh hiểu đơn giản là sự lên xuống, nhấn nhá của giọng nói, làm cho câu giao tiếp trở nên hay hơn và hấp dẫn hơn. Giả sử như trong một cuộc giao tiếp, nếu thiếu đi ngữ điệu trong khi giao tiếp, người nói sẽ khó có thể truyền tải cảm xúc vui vẻ, buồn bã, tức giận, hờn dỗi, ngờ vực hay lo âu của bản thân. 
Có 2 phương thức ngữ điệu chủ yếu là ngữ điệu lên (the rising tune) và ngữ điệu xuống (the falling tune). Chính vì vậy, trong quá trình con học tiếng Anh ba mẹ khuyên con cần học những quy tắc để áp dụng hai ngữ điệu lên xuống trong tiếng Anh này, tránh gây hiểu lầm cho người khác. 

2. Tại sao nên học ngữ điệu tiếng Anh ngay từ khi mới bắt đầu

Đối với ngôn ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng thì ngữ điệu đóng vai trò giúp cho người nghe dễ hiểu và ấn tượng hơn, góp phần làm cho cuộc giao tiếp trở lên thành công. Vậy tại sao cần phải học ngữ điệu tiếng Anh ngay từ khi mới tiếp cận tiếng Anh? Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu chi tiết về những lợi ích về việc học ngữ điệu ngay sau đây nhé!

2.1. Ngữ điệu làm cho cuộc giao tiếp trở nên thú vị hơn

Khi sử dụng ngữ điệu có lên, xuống, ngắt nghỉ, buộc đối phương phải chú ý vào những gì người nói đang nói chứ không còn cảm thấy nhàm chán, không chú tâm và trở nên lơ đãng. 

2.2. Ngữ điệu giúp bộc lộ cảm xúc, thái độ

Lợi ích tiếp theo đó là ngữ điệu còn có thể biểu hiện thái độ, cảm xúc. Đó có thể là những cảm xúc hạnh phúc, thật vọng, phẫn nộ. Chẳng hạn, nếu ai đó mượn sách nhưng lại trả lại quyển sách không còn nguyên vẹn và xin lỗi, ba mẹ có thể dạy cho con cách có thể trả lời “It's okay" cùng với ngữ điệu xuống giọng ở cuối. Lúc này, người đó sẽ hiểu rằng con thất vọng về điều đó. 

2.3. Thể hiện cấu trúc ngữ pháp

Trong một số trường hợp, ngữ điệu trong tiếng Anh sẽ ứng với cấu trúc ngữ pháp nào đó. Chẳng hạn, từ để hỏi và Wh-question sẽ có ngữ điệu xuống ở cuối câu, ngược lại với câu hỏi Yes-No có ngữ điệu hướng lên. Do đó, ta thấy được rằng ngữ điệu cũng đóng vai trò thể hiện cho phần ngữ pháp trong câu. 

3. Các quy tắc ngữ điệu trong câu tiếng Anh cơ bản

Để trẻ nắm chắc ngữ điệu tiếng Anh ngya từ khi còn nhỏ thì ba mẹ nên trang bị cho con các quy tắc ngữ điệu trong tiếng Anh để giúp con hiểu hơn về phần này. Dưới dây pantado có gợi ích cho các bậc phụ huynh một số những quy tắc khi học ngữ điệu trong câu tiếng Anh.

3.1. Quy tắc lên giọng

3.1.1. Lên giọng ở cuối câu hỏi Yes/No
Câu hỏi Yes/No là dạng câu nhằm hỏi về sự có hay không của một sự việc, sự vật, hiện tượng nào đó theo cách ngắn gọn, đi thẳng vào trọng tâm. Trong tiếng Anh, loại câu hỏi này sử dụng ngữ điệu lên giọng ở cuối câu để đối phương hiểu rằng bạn đang có ý định hỏi người đó.
Ví dụ: 
Have you ever been to ➚ New York?
(Dịch: Bạn đã bao giờ tới New York chưa?)
Are you ➚ an accountant?
(Dịch: Bạn có phải là một kế toán không?)
Do you want to become ➚ a singer?
(Dịch: Bạn có muốn trở thành một ca sĩ không?)
Can you show me ➚ your ID card?
(Dịch: Bạn có thể cho tôi xem thẻ căn cước của bạn không?)
3.1.2. Lên giọng ở câu cầu khiến
Khi muốn nhờ vả ai đó làm một việc gì giúp mình, các bạn học sinh cần sử dụng câu cầu khiến kèm với một chút lên giọng ở cuối câu. Điều này nhằm biểu thị sự thành khẩn, nhờ vả một cách đúng mực và lịch sự, tránh gây hiểu nhầm rằng đang ra lệnh hay ép buộc (giống như khi như xuống giọng).
Ví dụ:
Will you turn down the TV a little bit, ➚ please?
(Dịch: Làm ơn vặn nhỏ tivi một chút được không?)
Can you give me ➚ the red book?
(Dịch: Bạn có thể đưa tôi cuốn sách đỏ được không?)
3.1.3. Lên giọng nhằm thể hiện cảm xúc tích cực
Để thể hiện những cảm xúc tích cực như vui sướng, bất ngờ, hạnh phúc,..., ba mẹ hãy dạy con rằng nên lên giọng ở những tính từ đó. 
Wow, thank you guys so much! I'm really ➚ surprised!
(Dịch: Ôi, cảm ơn các bạn rất nhiều! Tôi rất bất ngờ đấy!)
I'm very ➚ happy!
(Dịch: Tôi cực kỳ hạnh phúc!)
3.1.4. Lên giọng khi xưng hô thân mật
Khi gọi tên hoặc xưng hô với một người nào đó thân mật, người bản ngữ luôn có xu hướng lên giọng ngay tại những từ đó. 
Ví dụ: 
My ➚ darling, you're so beautiful today.
(Dịch: Tình yêu à, hôm nay em trông tuyệt đẹp.)
I miss you so much, my ➚ sweetie!
(Dịch: Em nhớ anh nhiều lắm, tình yêu ạ.)
➚ Linda, my friend, come in and have a seat.
(Dịch: Nào Linda, bạn của tôi, vào đây và ngồi xuống đi nào.)
3.1.5. Lên giọng ở cuối câu hỏi đuôi
Đây cũng là một quy tắc ngữ điệu câu hỏi trong tiếng Anh tương đối phức tạp và khó xác định. Đối với câu hỏi đuôi, bạn cần áp dụng với những câu hỏi lấy thông tin bình thường để thể hiện mong muốn thẩm định lại về thông tin được nghe trước đấy. Có hai trường hợp như sau: 
Lên giọng ở cuối câu hỏi đuôi khi người hỏi muốn hỏi thông tin được nhắc lại có chính xác hay không
Ví dụ:
A: You were absent from class yesterday, ➚ weren't you?
B: Yes, I was./ No, I wasn't.
(Dịch:
A: Bạn vắng mặt ở lớp học vào hôm qua có phải không?
B: Đúng vậy./Không phải.)
Xuống giọng ở cuối câu hỏi đuôi khi người hỏi chắc chắn về thông tin mình nói và mong đợi câu trả lời đồng ý
Ví dụ: 
A: Mrs. Trang is your English teacher, ➘ isn't she?
B: Yes, she is.
(Dịch:
A: Cô Trang là giáo viên tiếng Anh của bạn phải không?
B: Đúng vậy.)

3.2. Quy tắc xuống giọng

3.2.1. Xuống giọng ở cuối câu chào hỏi
Đối với các câu chào hỏi thông dụng như ”Good morning”, ”Good afternoon”, “Good evening", “Good night" người bản xử sẽ xuống giọng ở cuối câu nhằm tạo sự thân mật nhưng vẫn lịch sự. Đây cũng là một bí kíp giúp gây thiện cảm cho đối phương ngay từ lời chào của người phương Tây.
Ví dụ: Good ➘ morning! (Dịch: Chào buổi sáng!)
3.2.2. Xuống giọng ở cuối câu hỏi WH
Trong các câu hỏi có từ để hỏi what, where, who, which, whom, whose, why, how,..., ta nên xuống giọng ở cuối câu để thể hiện thái độ nghiêm túc và mong muốn nhận được trả lời hay sự giải thích cụ thể hơn từ đối phương khi hỏi về một vấn đề nào đó liên quan đến sự vật, sự việc, hiện tượng. 
Ví dụ: 
What is your ➘ hobby?
(Dịch: Sở thích của bạn là gì?)
How often do you play ➘ football?
(Dịch: Bạn thường chơi đá bóng không?)
Why don't you submit your Science exercise ➘ yesterday?
(Dịch: Tại sao cậu không nộp bài tập Khoa học vào hôm qua?)
3.2.3. Xuống giọng ở cuối câu kể 
Câu kể hay còn được biết đến là câu trần thuật là kiểu câu kể về một sự vật, sự việc, hiện tượng trong cuộc sống. Đây là một loại câu cực kì phổ biến và được dùng nhiều nhất trong giao tiếp thường ngày. Quy tắc ngữ điệu của câu trần thuật là xuống giọng ở cuối câu để giao tiếp bằng tiếng Anh chuẩn hơn.
Ví dụ: 
I want to become a teacher in the future because I love ➘ children.
(Dịch: Tôi muốn trở thành một giáo viên trong tương lai bởi vì tôi yêu trẻ con.)
My favorite dish is ➘ spaghetti.
(Dịch: Món ăn yêu thích của tôi là mỳ Ý.)
3.2.4. Xuống giọng ở cuối câu mệnh lệnh, câu đề nghị 
Trái ngược với câu cầu khiến, câu mệnh lệnh biểu thị tính chất nghiêm trọng và xu hướng áp đặt. Chính vì vậy, những câu này thường được xuống giọng ở cuối.
Ví dụ: 
➘ Stand up!
(Dịch: Đứng lên đi!)
Don't stay up late ➘ anymore!
(Dịch: Đừng thức khuya nữa!)
Stop making ➘ noise!
(Dịch: Dừng tạo tiếng ồn đi!)
3.2.5. Xuống giọng ở câu cảm thán để thể hiện thái độ tiêu cực
Đối với những câu cảm thán biểu thị tâm trạng tồi tệ, người nói thường hơi xuống giọng một chút ở cuối câu. Như thế, đối phương sẽ hiểu rằng người nói gặp chuyện tiêu cực và thông tin trong câu ảnh hướng không tốt tới người nói, hoặc rất nghiêm trọng. 
Ví dụ:
I failed the exam. I'm so ➘ sad.
(Dịch: Tôi trượt kì thi rồi. Tôi rất buồn.)
Oh my god! I'm late ➘ again.
(Dịch: Ôi trời ơi! Tôi lại muộn mất rồi.)

4. Quy tắc ngữ điệu lên xuống trong tiếng Anh

4.1.1. Câu hỏi lựa chọn

Đối với các câu hỏi lựa chọn, quy tắc thông thường là lên giọng ở phương án đầu tiên và xuống giọng ở cuối câu, tức là phương án tiếp theo.
Ví dụ: 
Do you want a cup of ➚ tea or ➘ coffee?
(Dịch: Bạn có muốn một cốc trà hoặc cà phê?)
Is she a ➚ German or ➘ Belgian?
(Dịch: Cô ấy là người Đức hay người Bỉ nhỉ?)

4.1.2. Câu liệt kê 

Loại câu liệt kê được hiểu là câu có sự sắp xếp nối tiếp hàng loạt của từ hay cụm từ về một sự vật, sự việc, hiện tượng cùng loại. Quy tắc ngữ điệu của loại câu này trong tiếng Anh là rising, rising,… and falling. Ngoài ra, ngữ điệu xuống cũng thường rơi vào từ, cụm từ được liệt kê sau cùng để người nghe hiểu rằng danh sách liệt kê đã kết thúc.
Ví dụ: 
Today, we have ➚ hamburger, ➚ fries and ➘ pizza.
(Dịch: Hôm nay, chúng tôi có bánh hamburger, khoai tây chiên và pizza.)
The dress comes in ➚ blue, ➚ pink, ➚ white and ➘ red.
(Dịch: Chiếc váy có màu xanh, màu hồng, màu trắng và màu đỏ.)

4.1.3. Câu vẫn còn bỏ lửng, chưa suy nghĩ xong 

Thông thường, người bản xứ sẽ dùng ngữ điệu như sau đối với những câu suy nghĩ và chưa biểu đạt đủ ý (có thể do có ý chê bai, né tránh, không thích lắm):
Ví dụ:
A: Do you think this skirt is beautiful?
B: Hmm, I ➚ like its ➘ color… (but maybe it's too short.)
(Dịch:
A: Bạn có nghĩ rằng cái chân váy này đẹp không?
B: Hmm, tôi thích màu sắc của nó… (nhưng có lẽ nó hơi ngắn.)

4.1.4. Câu điều kiện 

Đối với câu điều kiện, quy tắc ngữ điệu sẽ như sau: 
Ví dụ: 
If you want to go ➚ with us, call me before ➘ 9 p.m.
(Dịch: Nếu bạn muốn đi cùng chúng tôi, hãy gọi tôi trước lúc 9 giờ.)
If you had ➚ studied harder, you wouldn't have failed ➘ the exam.
(Dịch: Nếu bạn học hành chăm chỉ hơn, bạn đã không trượt kì thi.)

4.2. Quy tắc ngữ điệu xuống lên trong tiếng Anh

Ngữ điệu xuống - lên thường chỉ được sử dụng trong cùng một từ. Thông thường, từ này nhằm biểu thị thái độ không chắc chắn về câu trả lời hay tỏ ý chần chừ. Bên cạnh đó, ngữ điệu xuống – lên còn xuất hiện trong lời yêu cầu hoặc gợi ý lịch sự.
Ví dụ: 
A: You didn't pick me up on time!
B: Sorry, I don’t quite ➘re➚member…
(Dịch:
A: Bạn không đón tôi đúng giờ!
B: Xin lỗi, tôi không nhớ lắm…) 
Do you think it's ➘al➚lowed?
(Dịch: Bạn có nghĩa điều này được cho phép không?)
Trên đây là tất cả những thông tin mà Pantado đã chia sẻ cho các bạn học sinh về ngữ điệu trong tiếng Anh, ba mẹ có thể đọc và cho con tham khảo. Hy vọng rằng những kiến thức trên mang lại lợi ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình đồng hành cùng con học tiếng Anh.

 

BẬT MÍ PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH LỚP 4 HIỆU QUẢ: BA MẸ CẦN BIẾT?

Làm thế nào để học tiếng Anh lớp 4 hiệu quả? Là một câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh có con trong độ tuổi này gặp phải. Việc để học tốt bất cứ một môn học nào đó là thì phương pháp học đóng vai trò quan trọng hàng đầu, điều này ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển trình độ tiếng Anh của con. Chương trình học tiếng Anh lớp 4 không phải là quá khó thế nhưng để nắm chắc được kiến thức nền tảng ngay trong giai đoạn này là điều hết sức cần thiết. Trong bài viết bên dưới đây, Pantado sẽ bật mí cho các bậc phụ huynh về các phương pháp học tiếng Anh lớp 4 hiệu quả 

1. Tổng hợp các phương pháp học tiếng Anh dành cho học sinh lớp 4

Nếu các bậc phụ huynh đang băn khoăn trong việc tìm hiểu và lựa chọn phương pháp học đúng đắn và mang lại hiệu quả cao thì ba mẹ có thể tham khảo một vài phương pháp học tiếng Anh sau đây nhé!

1.1 Học tiếng Anh qua các video chuẩn người bản xứ

Đối với các bạn học sinh lớp 4, việc áp dụng phương pháp học tiếng Anh qua các video chuẩn người bản xứ là một phương pháp phù hợp và mang lại hiệu quả vô cùng cao. Thông qua các video, phim hoạt hình, chương trình bằng tiếng Anh luôn là công cụ hữu ích nếu muốn trẻ cải thiện khả năng nghe nói. Có thể nói rằng phương pháp vừa học vừa chơi này hữu ích, thế nhưng cũng cần giới hạn thời gian để học sinh lớp 4 không bị ảnh hưởng tới việc học và cả thị lực của con.

1.2. Thực hành nói tiếng Anh ngay tại nhà

Không chỉ riêng tiếng Anh mà bất kỳ ngôn ngữ nào khác, thì việc sử dụng và giao tiếp tiếng Anh thường xuyên sẽ giúp trẻ cải thiện và ghi nhớ vốn từ, cách phát âm. Do đó đây cũng là cơ hội để trẻ có phản xạ nhanh nhạy và tự tin hơn, ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho các bạn học sinh lớp 4 học qua phương pháp này nhé! 

1.3. Ưu tiên nghe nói hơn là luyện viết

Trong giai đoạn đầu khi các bạn học sinh mới được tiếp cận với ngoại ngữ thì kỹ năng nghe nói vẫn cần được ưu tiên hơn. Ngữ pháp là nền tảng cơ bản đối với bất kỳ ai khi học tiếng Anh, không nên coi nhẹ phần ngữ pháp, nhưng con sẽ được học nhiều kiến thức này ở trường. Khi học tiếng Anh ở nhà, ba mẹ nên khuyến khích con nói càng nhiều càng tốt, nếu sửa lỗi ngữ pháp nhiều sẽ làm cho trẻ cảm thấy sợ nói tiếng Anh.

1.4. Cho con tham gia các lớp học tiếng Anh trực tuyến

Việc ba mẹ tìm hiểu và trò con tham gia các lớp học tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1 cũng là một trong những phương pháp học mang lại hiệu quả cao và giúp cho các con cải thiện và nâng cao trình độ tiếng Anh của mình một cách nhanh chóng. Đặc biệt, đối với những gia đình ba mẹ không giỏi ngoại ngữ thì nên áp dụng cách học tiếng Anh như thế này. Bằng phương pháp này, các bậc phụ huynh có thể tham khảo và lựa chọn cho con theo học tại trung tâm Anh ngữ Pantado với phương pháp học trực tuyến 1 thầy kèm 1 trò giúp con nhanh chóng giao tiếp tiếng Anh chuẩn người bản xứ.

2. Học sinh được học gì trong chương trình học tiếng Anh lớp 4

Chương trình học tiếng Anh lớp 4 không phải là quá khó đối với các bạn học sinh, tuy vậy ba mẹ nên tham khảo và tìm hiểu những chủ đề mà con được học trong chương trình lớp 4. Nếu ba mẹ là người hướng dẫn, giảng dạy con học thì nên bám sát theo chương trình học trên sách giáo khoa lớp 4 nếu chưa biết dạy gì. Ngay sau đây, Pantado sẽ cung cấp một số những đơn vị kiến thức mà học sinh lớp 4 học tiếng Anh cần học:

2.1. Một số từ vựng tiếng Anh lớp 4 theo chủ đề

Trong chương trình học tiếng Anh lớp 4, học sinh được học một số từ vựng liên quan đến các chủ đề gần gũi hàng ngày như thức ăn, các môn học ở trường, sở thích cá nhân…
Đồ ăn thức uống
egg /ɛg/: trứng
sausages /ˈsɒsɪʤɪz/: xúc xích
ice-cream /ˈaɪsˈkriːm/: kem
yoghurt /ˈjɒgə(ː)t/: sữa chua
juice /ʤuːs/: nước ép trái cây
biscuits /ˈbɪskɪts/: bánh quy
pizza /ˈpiːtsə/: bánh pizza
hamburger /ˈhæmbɜːgə/: bánh kẹp
chips /ʧɪps/: khoai tây chiên
cheesecake /ˈʧiːzkeɪk/: bánh phô mai
apple pie /ˈæpl paɪ/: bánh táo
Nghề nghiệp
photographer /fəˈtɑːɡrəfər/: nhiếp ảnh gia 
painter /ˈpeɪntər/: họa sĩ 
poet /ˈpəʊət/: nhà thơ 
actor /ˈæktər/: diễn viên 
director /dəˈrektər/: đạo diễn 
architect /ˈɑːrkɪtekt/: kiến trúc sư 
electrician /ɪˌlekˈtrɪʃn/: thợ điện
engineer /ˌendʒɪˈnɪr/: kỹ sư
scientist /ˈsaɪəntɪst/: nhà khoa học 
police officer /pəˈliːs ɑːfɪsər/: cảnh sát 
firefighter /ˈfaɪərfaɪtər/: lính cứu hỏa 
teacher /ˈtiːtʃər/: giáo viên
astronaut /ˈæstrənɔːt/: nhà du hành vũ trụ
Địa lý, địa danh 
school /skuːl/: trường học
library /ˈlaɪ.brer.i/: thư viện
city /ˈsɪt.i/: thành phố
village /ˈvɪl.ɪdʒ/: làng quê
circus /ˈsɜː.kəs/: rạp xiếc
cinema /ˈsɪn.ə.mə/: rạp chiếu phim
farm /fɑːrm/: trang trại
hospital /ˈhɒs.pɪ.təl/: bệnh viện
market /ˈmɑːr.kɪt/: chợ
supermarket /ˈsuː.pəˌmɑː.kɪt/: siêu thị
station /ˈsteɪ.ʃən/: nhà ga
museum /mjuːˈziː.əm/: bảo tàng
bookstore /ˈbʊk.stɔːr/: hiệu sách
zoo /zuː/: vườn bách thú
square /skweər/: quảng trường
Đồ dùng học tập
notebook /ˈnəʊtbʊk/: sổ ghi chép 
book /bʊk/: sách giáo khoa
marker /ˈmɑːkə /: bút lông
colored pencil /ˈkʌləd. ˈpensəl/: bút chì màu
crayon /ˈkreɪən/: bút màu sáp
cutter /ˈkʌtə/: dao rọc giấy
paperclip /ˈpeɪpəklɪp/: kẹp giấy
dictionary /ˈdɪkʃənəri/: từ điển
compass /ˈkʌmpəs/: compa
Trang phục
uniform /’junifɔm/: đồng phục
sandals /sændlz/: dép xăng đan
sneakers /sniːkəz/: giày thể thao
baseball cap /ˈbeɪsbɔːl ˈkæp/: nón lưỡi trai
helmet /ˈhelmɪt/: mũ bảo hiểm
coat /kōt/: áo khoác
shirt /ʃɜːt/: áo sơ mi
overalls /ˈəʊ.vər.ɔːlz/: quần yếm
parka  /ˈpɑː.kə/: áo khoác có mũ
skirt /skɜːrt/: chân váy
scarf /skɑːrf/: khăn quàng
swimsuit /ˈswɪm.sjuːt/: đồ bơi
Sở thích
To the cinema (gəʊ tuː ðə ˈsɪnəmə): đi xem phim
Go swimming (gəʊ ˈswɪmɪŋ): Đi bơi
Knit (nɪt): đan lát
Chat with friends (ʧæt wɪð frɛndz): tán gẫu với bạn bè
Gardening (ˈɡɑːr.dən);; Làm vườn
Play chess (pleɪ ʧɛs): chơi cờ
Hang out with friends (hæŋ aʊt wɪð frɛndz): đi chơi với bạn
Collect stamp (kəˈlɛkt stæmp): sưu tập con tem
Walk the dog (wɔːk ðə dɒg): dắt chó đi dạo
Do sports (duː spɔːts): chơi thể thao
Play computer games (pleɪ kəmˈpjuːtə geɪmz): chơi game
Play an instrument (pleɪ ən ˈɪnstrʊmənt): chơi nhạc cụ
Watch television (wɒʧ ˈtɛlɪˌvɪʒən): xem tivi
Go skateboarding (gəʊ ˈskeɪtbɔːdɪŋ): trượt ván
Go shopping (gəʊ ˈʃɒpɪŋ): đi mua sắm
Listen to music (ˈlɪsn tuː ˈmjuːzɪk): nghe nhạc
Go camping (gəʊ ˈkæmpɪŋ): đi cắm trại
Take photo (teɪk ˈfəʊtəʊ): chụp ảnh
Do magic tricks (duː ˈmæʤɪk trɪks): làm ảo thuật
Explore (ɪksˈplɔ): đi thám hiểm
Travel (ˈtræv.əl): Du lịch
Go partying (gəʊ ˈpɑːtɪɪŋ): Đi dự tiệc
Ngày tháng
Monday /ˈmʌndeɪ/: thứ 2
Tuesday /ˈtjuːzdeɪ/: thứ 3
Wednesday /ˈwenzdeɪ/: thứ 4
Thursday /ˈθɜːzdeɪ/: thứ 5
Friday /ˈfraɪdeɪ/: thứ 6
Saturday /ˈsætədeɪ/: thứ 7
Sunday /ˈsʌndeɪ/: chủ nhật
January /‘dʒænjʊərɪ/: tháng 1
February /‘febrʊərɪ/: tháng 2
March /mɑrtʃ /mɑːtʃ/: tháng 3
April /‘eɪprəl/: tháng 4
May /meɪ/: tháng 5
June /dʒuːn/: tháng 6
July /dʒu´lai/: tháng 7
August /ɔː’gʌst/: tháng 8
September /sep’tembə/: tháng 9
October /ɒk’təʊbə/: tháng 10
November /nəʊ’vembə/: tháng 11
December /dɪ’sembə/: tháng 12
Cách học tiếng Anh lớp 4: Môn học
Mathematics /,mæθə’mætiks/: Toán học
Literature /’litrət∫ə[r]/: Ngữ văn (Văn học)
History /ˈhɪs.tər.i/: Lịch sử
Geography /dʒi’ɒgrəfi/: Địa lý
Music /’mju:zik/:  m nhạc
Crafts /krɑːft/: Thủ công
Painting /ˈpeɪntɪŋ/: Hội họa (Mỹ thuật)
Hoạt động yêu thích
go swimming /gəʊ ˈswɪmɪŋ/: đi bơi
go camping /gəʊ ˈkæmpɪŋ/: đi cắm trại
build things /bɪld θɪŋz/: chơi xếp hình
fly kites /flaɪ kaɪts/: thả diều
travel /ˈtræv.əl/: đi du lịch
climbing /ˈklaɪmɪŋ/: leo núi
cycling /ˈsaɪklɪŋ/: đạp xe

2.2 Mẫu câu tiếng Anh lớp 4 cơ bản

Học tiếng Anh lớp 4, trẻ được làm quen và thực hành với các mẫu câu giao tiếp đơn giản trong đời sống hàng ngày. Chẳng hạn như chào hỏi, hỏi về ngày tháng, sở thích…
Chào hỏi, tạm biệt
Ví dụ:
Good morning/afternoon/evening: Chào buổi sáng/chiều/tối!
Nice to meet you/Nice to see you (again): Rất vui được gặp (lại) bạn!
Good bye: Tạm biệt!
See you later: hẹn gặp lại!
Hỏi thăm sức khỏe
How + to be + S?
S + to be + well/fine/bad, thanks.
Ví dụ:
How are you today? (Hôm nay bạn thế nào?)
I am fine, thanks (Tôi ổn, cảm ơn.)
 Quốc tịch
Where + to be + S + from?
S + to be + from + place
Ví dụ:
Where are you from? (Bạn từ đâu đến?)
I am from Vietnam. (Tôi đến từ Việt Nam.)
Thứ ngày
What is the date today?/What day is it today? 
It is + the + date + of + month
Ví dụ:
What is the date today? (Hôm nay là ngày mấy?)
Today/It is the second of December (Hôm nay là ngày 2 tháng 12)
Hỏi về ngày sinh nhật
When’s your/her/his birthday?
It’s + in + month / It’s + on + the + date
Ví dụ:
When is your birthday? (Sinh nhật của bạn ngày nào?).
It's on the eighth of June. (Mình sinh ngày 8 tháng 6).
Hỏi về môn học, trường lớp
What subject do/does + S + like?
S + like + …
Ví dụ:
What subject do you like? (Cậu thích học môn nào?)
I like math. (Tớ thích học toán).
Hỏi về sở thích
What are your hobbies? / What do you like doing?
I + like + V-ing / My hobby is + V-ing
Ví dụ:
What is your hobby? (Sở thích của bạn là gì?)
I like swimming. (Tớ thích đi bơi).
Hỏi giờ
What time is it? / What’s the time?
It’s + số giờ + (o’clock)
Ví dụ:
What time is it? / What’s the time? (Bây giờ là mấy giờ?)
It’s 6 o’clock. (Bây giờ là 6 giờ).
Mời ăn uống
Would you like some + đồ ăn/thức uống?
Yes, please.
No, thanks / No, thank you.
Ví dụ:
Would you like some chicken? (Bạn có muốn một chút thịt gà không?)
No, thank you (Không. Cảm ơn).
Rủ ai đó đi đâu
Would you like to + V?
Great! / That’s a great idea.
Ví dụ:
Would you like to go the cinema? (Bạn có muốn đi xem phim không?)
Great! (Tuyệt).

Cho con tham gia khóa học tiếng Anh trực tuyến tại Anh ngữ Pantado

Trung tâm Anh ngữ Pantado áp dụng phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn châu  u, giúp các bé phát triển toàn diện về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh, và tự tin trong giao tiếp. Pantado sẽ là người đồng hành, duy trì động lực học tiếng Anh cho con trong suốt quá trình học giúp con tự tin hơn.

Đến với Pantado các con sẽ được trải nghiệm hình thức học trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà mà không phải đi đâu xa, thời gian học tập linh hoạt, mỗi bài học được thiết kế sinh động kèm theo những trò chơi thú vị giúp con “vừa được học lại vừa được chơi”. Hơn nữa các thầy cô giáo luôn là người đồng hành cùng con, con sẽ không còn cảm thấy chán nản sợ sệt trong suốt quá trình học. 

Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!

TOP 6 TRÒ CHƠI GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH?

Đối với trẻ nhỏ, khi học bất kể một môn học nào không chỉ riêng tiếng Anh để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình học thì việc lựa chọn đúng đắn phương pháp học tập phù hợp với con là điều quan trọng hàng đầu. Với tiếng Anh trẻ em, việc học thông qua các trò chơi vừa đem lại cảm giác hứng thú cho con trong quá trình học, vừa rèn luyện trí tuệ tư duy một cách hiệu quả. Ngay bên dưới bài viết này, Pantado sẽ tổng hợp lại một số phương pháp học tiếng Anh giúp con tiến bộ và top 6 trò chơi giúp trẻ phát triển trình độ tiếng Anh của mình.

 

Phương pháp hữu hiệu giúp con học tiếng Anh hiệu quả

Trong quá trình học tiếng Anh, phương pháp học đúng đắn, khoa học và phù hợp với con như là chìa khóa giúp con nâng cao trình độ tiếng Anh của mình. Ngoài những phương pháp mà Pantado cung cấp cho ba mẹ bên dưới đây thì ba mẹ có thể áp dụng top 6 trò chơi giúp trẻ phát triển trình độ tiếng Anh của mình.

Cho trẻ tiếp cận với tiếng Anh từ nhỏ

Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, từ 2 – 6 tuổi là giai đoạn “Cửa sổ vàng” để phát triển ngôn ngữ bất kể một ngôn ngữ nào, và thời điểm này não bộ của trẻ bắt đầu phát triển một cách mạnh mẽ. Việc cho bé tiếp xúc tiếng Anh ngay từ khi còn bé sẽ giúp con phát âm chuẩn hơn. Chính bởi vậy mà việc tạo môi trường học thoải mái, tự nhiên cũng giúp con tiếp thu kiến thức nhanh và ghi nhớ từ vựng lâu hơn, làm tiền đề cho sự phát triển trình độ tiếng Anh của con sau này.

Cho trẻ học tiếng Anh thụ động

Cho trẻ nghe tiếng Anh một cách thụ động cũng được nhiều bậc phụ huynh áp dụng cho con. Bằng việc tăng cường cho bé tiếp xúc với tiếng Anh, đắm mình trong ngôn ngữ mới. Điều này sẽ giúp con tăng phản xạ và phát triển ngoại ngữ toàn diện. Ba mẹ có thể cùng con đọc truyện song ngữ, giao tiếp bằng tiếng Anh hoặc cho con học tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1.

Ba mẹ không giỏi tiếng Anh cũng có thể đồng hành cùng con

Đây là một trong những trở ngại mà nhiều bậc phụ huynh gặp phải trong quá trình dạy con học tiếng Anh. Đừng lo lắng khi ba mẹ chỉ biết nói tiếng Việt, vẫn có rất nhiều phương pháp để dạy bé học ngôn ngữ mới. Ba mẹ có thể đồng hành cùng con trong quá trình học, điều này sẽ giúp con có thêm động lực để chinh phục ngôn ngữ tiếng Anh của mình ba mẹ nhé!

Top 6 trò chơi giúp trẻ phát triển trình độ tiếng Anh

Học tiếng Anh qua trò chơi chính là cách học ngoại ngữ hiệu quả mà ba mẹ có thể áp dụng. Khi áp dụng phương pháp này sẽ giúp con thoải mái, thư giãn và hứng thú hơn trong quá trình học; từ đó tiếp thu các kiến thức nhanh và ghi nhớ lâu hơn. Ba mẹ có thể tham khảo một vài trò chơi tiếng Anh dưới đây để áp dụng cho con ba mẹ nhé!

Trò chơi đuổi hình bắt chữ

Ba mẹ có thể tự tạo trò chơi đuổi hình bắt chữ tại nhà để tăng khả năng phản xạ tiếng Anh cho bé. Theo đó, phụ huynh cần chuẩn bị trước các tấm hình có chứa hình đồ vật, con vật. Sau đó cho bé xem hình và yêu cầu bé gọi tên của đồ vật hoặc con vật có trong hình. Chẳng hạn, ba mẹ chỉ vào hình con mèo rồi yêu cầu bé gọi tên. Nếu bé trả lời đúng là Cat, ba mẹ hãy vỗ tay tán thưởng con. Học tiếng Anh thông qua trò chơi đuổi hình bắt chữ sẽ giúp bé ghi nhớ từ vựng tốt hơn.

Trò chơi nối từ thành câu

Đây cũng là một trong những trò chơi trí tuệ cho bé giúp con học tiếng Anh tốt hơn. Với trò chơi này, ba mẹ sẽ nói một câu tiếng Anh ngắn và nhiệm vụ của bé là nói từ cuối cùng trong câu của ba mẹ thành từ mở đầu của một câu khác. Chẳng hạn, sau khi ba mẹ nói “I love you” thì con phải đáp lại câu tiếng Anh khác bắt đầu bằng chữ “you”. Ví dụ như: “You are very intelligent”. Trò chơi nối từ này giúp bé rèn luyện kỹ năng nghe, nói; đồng thời kích thích sự tư duy và nhanh nhạy cho bé.

Trò chơi đảo lộn từ ngữ

Với trò chơi này, ba mẹ hãy chọn ra một từ tiếng Anh và sắp xếp lộn xộn các chữ cái của từ đó. Đồng thời yêu cầu bé phải sắp xếp và viết lại từ sao cho đúng nhất. Chẳng hạn, với các chữ cái b, l, a, e, t thì bé phải sắp xếp lại thành chữ đúng là table. Trò chơi này sẽ rèn luyện trí nhớ và giúp bé học các từ mới tốt hơn.

Trò chơi thi hát

Trò chơi trí tuệ cho bé này được tổ chức khá đơn giản. Ba mẹ và bé hãy thi nhau hát bằng tiếng Anh. Có thể là cả bài hoặc chỉ vài câu trong một ca khúc. Ai hát được nhiều hơn thì người đó sẽ giành chiến thắng. Trò chơi này sẽ giúp bé học tiếng Anh cũng như cách phát âm các từ thông qua âm nhạc.

Trò chơi tập đếm số

Với trò chơi đếm số này, ba mẹ hãy chỉ tay vào một đồ vật bất kỳ, sau đó hỏi bé xem có bao nhiêu món đồ để bé trả lời bằng tiếng Anh. Trò chơi tập đếm số có thể áp dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. 
Ví dụ như, khi ăn cam, ba mẹ hãy yêu cầu bé đếm số hạt cam đã nhả ra. Khi đi trên đường thì yêu cầu bé đếm số lượng xe bus lưu thông. Phương pháp này sẽ dạy bé đếm số bằng tiếng Anh và ghi nhớ tốt hơn.

Trò chơi thử thách liệt kê

Trò chơi trí tuệ này đòi hỏi bé phải có vốn từ vựng rộng về nhiều chủ đề khác nhau. Theo đó, ba mẹ hãy chọn một chủ đề, sau đó lần lượt cả ba mẹ và bé hãy thi nhau liệt kê những từ liên quan đến chủ đề ấy.
Ví dụ như, với chủ đề các loại trái cây bằng tiếng Anh, mẹ nói “Apple”, ba đáp “Banana” thì bé trả lời tiếp là “Orange”. Cứ lần lượt như thế cho đến khi có người bí. Đây là trò chơi đơn giản nhưng lại giúp bé học từ vựng tiếng Anh theo từng chủ đề một cách hiệu quả.

Cho con tham gia khóa học tiếng Anh trực tuyến tại Anh ngữ Pantado

Trung tâm Anh ngữ Pantado áp dụng phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn Châu  Âu, giúp các bé phát triển toàn diện về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh, và tự tin trong giao tiếp. Pantado sẽ là người đồng hành, duy trì động lực học tiếng Anh cho con trong suốt quá trình học giúp con tự tin hơn.

Đến với Pantado các con sẽ được trải nghiệm hình thức học trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà mà không phải đi đâu xa, thời gian học tập linh hoạt, mỗi bài học được thiết kế sinh động kèm theo những trò chơi thú vị giúp con “vừa được học lại vừa được chơi”. Hơn nữa các thầy cô giáo luôn là người đồng hành cùng con, con sẽ không còn cảm thấy chán nản sợ sệt trong suốt quá trình học. 

Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!
 

DẠY TIẾNG ANH TRẺ EM CÓ NÊN KẾT HỢP CÁC TRÒ CHƠI KHÔNG?

Tiếng Anh không chỉ là một môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục Việt Nam, tiếng Anh còn được xem như là ngôn ngữ được sử dụng trên toàn thế giới. Do vậy mà ngày càng nhiều các bậc phụ huynh cho con tiếp cận với tiếng Anh từ khi còn nhỏ. Thế nhưng khi dạy tiếng Anh cho trẻ có không ít bậc phụ huynh gặp phải khó khăn, trở ngại dẫn đến phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho con chưa thực sự phù hợp. Điều này vô tình khiến cho trẻ cảm thấy chán nản, sợ sệt mỗi khi phải ngồi vào bàn học tiếng Anh. Vậy làm thế nào để dạy tiếng Anh cho con đạt hiệu quả nhất? Ngay bên dưới bài viết này, Pantado sẽ giải đáp giúp các bậc phụ về việc “Dạy tiếng Anh trẻ em có nên kết hợp các trò chơi không?” 

Đâu là những trở ngại khi học tiếng Anh ở trẻ?

Không phải ba mẹ nào cho trẻ học tiếng Anh từ sớm cũng đều mang lại hiệu quả cao, nguyên nhân do đâu trở nên tình trạng như vậy? Có thể là do phương pháp giảng dạy của các bậc phụ huynh. Chính bởi vậy, ba mẹ lưu ý những điều sau trong quá trình học ngôn ngữ của con ba mẹ nhé

Không thoải mái, bị chi phối và căng thẳng

Ở bất kỳ độ tuổi nào chứ không chỉ riêng trẻ nhỏ, ba mẹ không nên ép bé học tiếng Anh qua những phương pháp truyền thống khô khan. Với trẻ nhỏ, chúng khó có thể tiếp thu kiến thức hiệu quả nếu tâm trạng không thoải mái. Nghiên cứu chỉ ra rằng, bé có thể ghi nhớ từ vựng, ngữ pháp lâu hơn chỉ khi tiếp cận đúng phương pháp khiến con hứng thú.

Học quá nhiều từ vựng ngữ pháp trên giấy mà không được áp dụng thực tế

Việc học tiếng Anh mà không được áp dụng, không được thực hành giao tiếp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển trình độ tiếng Anh của con. Bằng cách học theo cách cố ghi nhớ lý thuyết, thuộc ngữ pháp và lấy ví dụ sau mỗi câu chính là cản trở quá trình tư duy của con. Nhiều trường hợp bé không thể hiểu toàn bộ nghĩa và cấu tạo của mỗi câu. Điều này dẫn đến việc thiếu tự tin và không thể ứng dụng trong giao tiếp thực tế. Và tốt hơn hết việc sử dụng trò chơi trong dạy tiếng Anh phổ biến, giúp con hứng thú hơn trong quá trình học.

Không có động lực học dẫn đến chán nản, sợ sệt

Nếu không có động lực trong quá trình học, trẻ rất dễ xuất hiện cảm giác chán nản, không chú tâm vào học. Và việc chán nản lâu ngày hình thành sự ghét bỏ, sợ sệt khi học ngôn ngữ mới, gây khó khăn trong hành trình tiếp thu tiếng Anh của trẻ nhỏ. Hơn nữa, một khi ba mẹ ép con học nhưng chắc chắn không nhận lại được kết quả như mong đợi nếu dùng các phương pháp khiến con không thích học ngôn ngữ này.

Đòi hỏi sự tập trung trong một thời gian dài

Học tiếng Anh đòi hỏi cần một quá trình học xuyên suốt, việc học trong một khoảng thời gian dài khiến bé bị quá tải và kém hiệu quả. Não bộ của bé không thể tiếp nhận quá nhiều thông tin và tập trung quá lâu. Những tác động bên ngoài dễ gây xao lãng, chính vì những điều này mà ba mẹ chỉ nên để bé học trong khoảng từ 15 – 20 phút đều đặn mỗi ngày.

Tại sao nên sử dụng trò chơi trong dạy tiếng Anh cho trẻ?

Trẻ nhỏ thường thích thú với những trò chơi, và một khi kết hợp giữa trò chơi và học tập sẽ giúp con có cảm giác hứng thú trong quá trình học. Việc áp dụng trò chơi trong quá trình học tiếng Anh của con, ba mẹ chắc chắn sẽ rất hài lòng. Dưới đây là những lý do tại sao việc sử dụng trò chơi vào trong giảng dạy tiếng Anh lại mang đến những hiệu quả cao.

Tính tương tác cao

Việc rèn luyện tính tương tác cao trong quá trình học tập sẽ giúp con con phát triển trình độ tiếng Anh của mình một cách nhanh chóng. Con có thể giao tiếp với bạn bè, thầy cô hoặc bố mẹ tùy điều kiện. Dẫu vậy con cần được giao tiếp để tăng khả năng phản xạ ngôn ngữ. Trò chơi tiếng Anh làm rất tốt điều này vì mỗi lần chơi sẽ bao gồm một nhóm trẻ, cơ hội để con tương tác với nhau khá nhiều. 

Chơi không chỉ để giải trí

Trẻ nhỏ thường có xu hướng thích chơi nhiều hơn là học, chính vì vậy mà nhiều ba mẹ đã thay đổi suy nghĩ tích cực hơn sau khi cho bé tham gia hoạt động vui chơi trong quá trình học tiếng Anh. Các hoạt động vui chơi của các bé là nhắc đến những trò chơi miễn phí, chỉ hướng đến trẻ em mà không có sự xuất hiện của phụ huynh. Trong quá trình sử dụng trò chơi trong dạy tiếng Anh, trẻ được giáo viên và ba mẹ hướng dẫn sẽ có hứng thú học tập đồng thời nắm bắt kiến thức hiệu quả hơn. 

Hình thành khả năng phản xạ tự nhiên 

Việc học tiếng Anh qua trò chơi không chỉ giúp con phát triển thêm trình độ tiếng Anh của mình mà còn hình thành khả năng phản xạ tự nhiên ở trẻ. Không phải nghiễm nhiên mà mỗi trò chơi yêu cầu một luật chơi khác nhau, một số trò chơi có tiết tấu nhanh giúp bé hình thành khả năng phản xạ tốt. Ví dụ trò Bingo hay trò Game fishing đều bắt buộc người chơi phải nhanh chóng đưa ra đáp án đúng trong thời gian ngắn. Vì vậy khi sử dụng trò chơi trong dạy tiếng Anh thường xuyên đem lại cho bé khả năng phản xạ tốt, từ đó ứng dụng trong môi trường sống dễ dàng.

Môi trường học tập vui vẻ 

Tâm lý của mỗi đứa trẻ đều cảm thấy hứng thú khi được chơi một trò chơi nào đó Vì vậy mà khi ba mẹ kết hợp trò chơi trong khi dạy tiếng Anh cho bé tạo môi trường học tập thoải mái, dễ chịu cho con. Con không cảm thấy áp lực, ngược lại thấy vui và hạnh phúc hơn.

Giúp trẻ ôn luyện kiến thức

Các bậc phụ huynh có thể lựa chọn cho bé những trò chơi tiếng Anh theo chủ đề mà con yêu thích. Mỗi một chủ đề có cả kho tàng khối từ vựng, ngữ pháp và mẫu câu được lặp lại liên tục giúp con nhớ kiến thức lâu hơn. Trò chơi không chỉ để chơi, nó khiến con bổ sung đa dạng kiến thức về ngôn ngữ, rèn luyện và sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau.

Trẻ có cơ hội thể hiện bản thân

Học tiếng Anh qua trò chơi giúp con thể hiện được quan điểm cá nhân, hình thành nên sự tự tin trong mỗi đứa trẻ. Con biết lắng nghe và cũng biết bản thân mình biết gì, có thể đóng góp ý kiến gì. Chính vì những lý do này mà các bậc phụ huynh hãy cho con tiếp xúc với trò chơi trong quá trình học tiếng Anh sớm để con khai thác ưu điểm và thể hiện khéo léo với mọi người xung quanh.

Ngoài ra, ba mẹ có thể cho con tham gia khóa học tiếng Anh trực tuyến tại Anh ngữ Pantado

Đến với Pantado các con sẽ được trải nghiệm hình thức học trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà mà không phải đi đâu xa, thời gian học tập linh hoạt, mỗi bài học được thiết kế sinh động kèm theo những trò chơi thú vị giúp con “vừa được học lại vừa được chơi”. Hơn nữa các thầy cô giáo luôn là người đồng hành cùng con, con sẽ không còn cảm thấy chán nản sợ sệt trong suốt quá trình học. 

Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!


 

TRẺ 4 TUỔI THÌ CẦN TRANG BỊ NHỮNG KỸ NĂNG GÌ?

Nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến việc trang bị những kiến thức, kỹ năng cho trẻ ngay từ giai đoạn 4 tuổi, các kỹ năng khi bé được trang bị ngay trong giai đoạn này sẽ giúp con có một hành trang vững chắc phục vụ cho việc phát triển sau này. Tuy vậy khi trẻ 4 tuổi thì ba mẹ cần trang bị những kỹ năng gì cho trẻ! Đây cũng là vấn đề khiến cho không ít phụ huynh cảm thấy băn khoăn. Để giải đáp vấn đề này, ba mẹ có thể tham khảo những thông tin, kiến thức mà Pantado chia sẻ ngay sau đây nhé!

 

Trang bị kỹ năng tự lập cho trẻ 4 tuổi

Trong giai đoạn khi trẻ đã lên 4 tuổi, trẻ có thể tự làm một số việc nhỏ cho bản thân và gia đình như việc tự xúc ăn, tự tắm, quét nhà,...Việc giáo dục kỹ năng tự lập sẽ giúp các con từng bước chủ động trong cuộc sống. Tuy vậy, để học hỏi được kỹ năng nào đó một cách trơn tru, thành thạo sẽ khó tránh khỏi những lần mắc lỗi, do vậy mà các bậc phụ huynh nên khích lệ, động viên tinh thần con nhẹ nhàng để con cố gắng. Không nên nặng lời trách mắng để tránh mang lại những suy nghĩ tiêu cực trong tâm trí trẻ. 

Trang bị kỹ năng, quy tắc ứng xử cho trẻ

Không chỉ riêng trẻ 4 tuổi, mà hầu hết trong độ tuổi nào, giáo dục ứng xử được xem như là kỹ năng quan trọng nhất đối với trẻ. Với trẻ 4 tuổi, các con hầu hết đều ứng xử theo bản năng, thích gì làm nấy hoặc bắt chước thực hành từ những người xung quanh. Nếu không có sự chỉ dạy tận tình, đúng đắn, các bé sẽ dễ dàng học phải những thói xấu. Ngược lại, việc dạy con biết cách ứng xử ngoan ngoãn, khéo léo thì sẽ giúp trẻ tạo thiện cảm lớn với mọi người xung quanh.
Việc hiểu rõ được giá trị của lời cảm ơn và xin lỗi sẽ giúp trẻ trưởng thành văn minh hơn, có nhân cách tốt. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên dạy con biết chào hỏi, tôn trọng và quan tâm tới mọi người xung quanh. Điều này không chỉ giúp giáo dục ứng xử cho bé học mẫu giáo 4 tuổi mà còn giúp nâng cao chỉ số EQ của con. Ngoài ra, việc giáo dục con giữ gìn trật tự nơi công cộng cũng như việc giữ gìn vệ sinh môi trường cũng thể hiện sự khéo léo của ba mẹ trong việc dạy dỗ con cái.

Trang bị kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4 tuổi

Để trẻ có thể giao tiếp tốt với bạn bè, ba mẹ hãy tạo môi trường giao tiếp quen thuộc cho bé để con làm quen. Giao tiếp là kỹ năng cần một quá trình rèn luyện lâu dài nên ba mẹ là cái nôi then chốt giúp con cải thiện khả năng này tốt nhất. Ở bên con hàng ngày, ba mẹ sẽ có nhiều thời gian nói chuyện cùng con. Lắng nghe câu chuyện của con để con có cơ hội phát triển vốn từ vựng và khả năng ngôn ngữ của mình. Những lần đầu tiên có thể là những câu giao tiếp đơn giản rồi dần dần, chủ đề sẽ được mở rộng ra. Từ đó, trẻ sẽ có thể được tiếp thu thêm nhiều nguồn kiến thức xung quanh từ câu chuyện nói với bố mẹ. 
Và rồi khi biết cách giao tiếp, trẻ sẽ dần tập lắng nghe và truyền tải thông điệp tới người khác. Trẻ sẽ biết cách bày tỏ mong muốn với ba mẹ, thầy cô; dễ dàng kết thêm bạn mới. Từ đó, trẻ cũng dần phát triển các kỹ năng khác như tự tin trước đám đông, kỹ năng thuyết trình, tư duy làm việc nhóm. Chính những điều ấy, việc bé kết giao với bạn mới cũng dễ dàng hơn. Con sẽ hòa đồng với các bạn nhỏ đồng trang lứa, đặc biệt là trong môi trường học tập năng động. Khi được làm việc nhóm chung với các bạn, trẻ sẽ được tiếp xúc và giao lưu để cùng nhau đưa ra giải pháp cho vấn đề.

Giáo dục vệ sinh thân thể cho trẻ 4 tuổi

Trong giai đoạn này, ba mẹ nên giáo dục cho trẻ những kỹ năng vệ sinh thân thể như: Thói quen rửa mặt thật sạch; thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, sờ vào đồ vật bẩn; thói quen tắm rửa, gội đầu; thói quen mặc quần áo sạch sẽ, biết tự thay đồ. Thói quen vệ sinh cá nhân tốt giúp các bạn nhỏ: Luôn có một cơ thể khỏe mạnh để có đầy đủ điều kiện phát triển về mọi mặt; Xây dựng thói quen vệ sinh tốt từ bé giúp trẻ sớm có nhận thức về lối sống lành mạnh.

Hướng dẫn vệ sinh đúng cách cho các bé học mẫu giáo 4 tuổi

Rửa sạch tay thường xuyên là việc làm vô cùng cần thiết để đảm bảo vệ sinh. Đây là bộ phận tiếp xúc nhiều với các bề mặt chứa nhiều vi khuẩn nên việc giáo dục trẻ chú ý tới là nhiệm vụ của cha mẹ và cô giáo. Thói quen tắm rửa sạch sẽ cũng là việc làm không thể thiếu trong các bước vệ sinh. Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể và bảo vệ các cơ quan khác khỏi các tác nhân bên ngoài môi trường bao gồm cả khói bụi và vi khuẩn. Vậy nên, ta cần phải dạy trẻ cách vệ sinh thân thể sao cho luôn giữ được sự sạch sẽ nhất định để tránh nhiễm các bệnh về da. Vệ sinh răng miệng cũng cần thiết không kém hai thói quen trên. Với các bé học mẫu giáo 4 tuổi, các con phải được giáo dục vệ sinh răng miệng đúng cách. Trẻ cần biết nếu miệng không sạch sẽ để lại mùi hôi khó chịu và còn có khả năng gây sâu răng.
Như vậy, Pantado đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh chi tiết về những chủ đề “trẻ 4 tuổi thì nên trang bị những kỹ năng gì?” Hy vọng rằng, thông qua bài viết trên sẽ mang lại những lợi ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con.

BA MẸ ĐÃ BIẾT GÌ VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC STEAM CHƯA?

Phương pháp giáo dục trẻ của các bậc ba mẹ đóng vai trò đặc biệt trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con sau này. Có không ít những phương pháp giáo dục hiện đại giúp cho các bậc phụ huynh dễ dàng tham khảo và áp dụng cho con, và phương pháp giáo dục STEAM cũng là một trong số đó, một phương pháp vô cùng phổ biến hiện nay, vừa mang lại hiệu quả cao, vừa áp dụng một cách khoa học. Vậy ba mẹ đã biết gì về phương pháp giáo dục STEAM chưa? 

Phương pháp giáo dục STEAM là gì?

Phương pháp giáo dục STEAM là việc sáng tạo để phát triển các kỹ năng cho trẻ, giúp trẻ có thêm những bài học kinh nghiệm để phát triển và hình thành nhân cách của con sau này. STEAM được viết tắt bởi: Science - Khoa học (S); Technology - Công nghệ (T); Engineering - Kỹ thuật (E) và Mathematics - Toán học (M) và A - Art (Nghệ thuật). Với phương pháp STEAM giúp cho trẻ hình thức học chủ động, sáng tạo, kích thích trẻ tò mò về mọi thứ xung quanh. Qua việc sáng tạo và các hình thức thực hành, bé dần học và hoàn chỉnh kỹ năng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Với các kỹ năng của các môn học giúp trẻ nắm được lý thuyết lẫn thực hành. Điều này sẽ giúp cho học sinh chủ động sáng tạo, tìm hiểu môn học tạo ra các sản phẩm khoa học sáng tạo còn giáo viên chỉ hướng dẫn, bổ trợ thêm, giúp cho con có cảm giác hứng thú hơn trong quá trình học.

Phương pháp giáo dục STEAM phù hợp với trẻ mấy tuổi?

Ở Việt Nam, phương pháp STEAM đang được áp dụng vào chương trình giảng dạy tại các trường mầm non trên cả nước. Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể nói tốt, nhận biết tư duy và biết bắt chước lời giáo viên mầm non thì mới có thể áp dụng hình thức học thông qua thực hành sáng tạo nên các sản phẩm. Ba mẹ hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp steam tại nhà từ bé để bé làm quen và kích thích trí tò mò của con đối với thế giới bên ngoài. Mỗi đồ vật trong gia đình đều có thể trở thành học cụ của phương pháp STEAM.

Phương pháp STEAM mang lại lợi ích gì?

Ngoài việc xây dựng kỹ năng quan trọng để thành công hơn trong cuộc sống thì các con khi tiếp xúc với phương pháp STEAM sẽ được những lợi ích tích cực như:

Trẻ được học qua các tình huống cụ thể

Thông qua việc đã được ứng dụng thực hành kiến thức đã được dạy trực tiếp nên các bé sẽ được học qua các tình huống cụ thể. Nhờ đó mà các con biết cách ứng dụng lý thuyết vào thực tế giúp nhớ lâu và biết xử lý tình huống nhạy bén hơn. Một ví dụ đơn giản như: trẻ được học cách tính toán quả cam trong giỏ với phép cộng. Từ đó, các bé biết ứng dụng để tính những loại quả khác trong cuộc sống mỗi ngày.

Khơi gợi khả năng sáng tạo và niềm đam mê của con

Phương pháp STEAM khơi gợi và cho phép bé học bằng cách sáng tạo nghệ thuật. Thông qua những điều đó, các con được giáo viên hướng dẫn tiếp thu kiến thức: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học bằng cách tự mình khám phá chúng.

Trẻ được vừa học vừa chơi

Học trong phương pháp này trở nên thú vị hơn nhiều, bé học không bị nhàm chán khi phải ngồi cả buổi nghe cô nói lý thuyết. Thay vào đó, các con sẽ được vừa học vừa chơi, vừa sáng tạo vừa tiếp thu kiến thức. Chính bởi vậy, để học được theo cách này, giáo viên cần chuẩn bị nhiều học cụ, đồ vật và sản phẩm tương tác trực tiếp. Trẻ sẽ được học trong môi trường vui vẻ, tự do, tự nguyện chứ không bị ép buộc như trước đây. Cách học này mang đến năng lượng tích cực nên trẻ rất thích. Bởi vậy, nhiều trường mầm non cao cấp đã ứng dụng phương pháp STEAM vào giảng dạy rất hiệu quả.

Truyền cảm hứng học tập cho trẻ

Khi các bé học theo phương pháp STEAM thì chính con sẽ là người chủ động tiếp xúc với môn học. Khi đó sẽ truyền cảm hứng học tiếp đến trẻ, giúp trẻ xem việc học Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học hay Nghệ thuật là một niềm vui. Điều này sẽ làm kích thích các con đam mê học tập, sáng tạo và tìm tòi những điều mới lạ xung quanh cuộc sống.

Những cách dạy con với phương pháp STEAM 

Để giúp con phát triển thêm những kỹ năng toàn diện cho con, ba mẹ có thể áp dụng những cách dạy trẻ với phương pháp STEAM tại nhà như:
Chơi trò chơi sáng tạo nghệ thuật tại nhà với con từ những vật dụng sẵn có trong gia đình: Ba mẹ có thể ứng dụng từ giấy, bìa, chai…để làm ra các sản phẩm nghệ thuật khoa học có tính ứng dụng thực tế. Đây chính là cách để khơi gợi sức sáng tạo thực hành của bé ngay tại nhà vô cùng đơn giản.
Chơi trò chơi đố vui: Cách này giúp tạo môi trường cho trẻ kích thích khả năng tư duy và nhận thức. Phương pháp STEAM đòi hỏi bé có sự phản xạ, giải quyết tình huống nhanh nhạy. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên đặt thật nhiều câu hỏi, thắc mắc để con tư duy, suy nghĩ. Từ đó, trí não của con được phát triển toàn diện ở cả 2 bán cầu trái và phải tốt hơn.
Giới thiệu những đồ vật, con vật trong nhà trong cuộc sống hằng ngày: Mỗi ngày, ba mẹ có thể giới thiệu cho con về một số đồ vật, vật dụng, con vật trong nhà. Đồng thời, giới thiệu và giải thích cho con, đồ vật đó làm bằng nguyên liệu gì, công dụng gì, có cách sản xuất ra sao. Cách làm này vô cùng đơn giản. Ví dụ: Đây là cái nồi, làm bằng nhôm dùng để nấu thức ăn.
Phương pháp giáo dục STEAM sẽ giúp ích cho ba mẹ rất nhiều trên hành trình nuôi dạy con, giúp con khôn lớn và phát triển những kỹ năng một cách toàn diện nhất. Thông qua bài viết trên, ba mẹ có thể tìm đọc, tham khảo và có thể áp dụng cho con ba mẹ nhé!