Tin Mới

BA MẸ ĐÃ BIẾT GÌ VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC STEAM CHƯA?

Phương pháp giáo dục trẻ của các bậc ba mẹ đóng vai trò đặc biệt trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con sau này. Có không ít những phương pháp giáo dục hiện đại giúp cho các bậc phụ huynh dễ dàng tham khảo và áp dụng cho con, và phương pháp giáo dục STEAM cũng là một trong số đó, một phương pháp vô cùng phổ biến hiện nay, vừa mang lại hiệu quả cao, vừa áp dụng một cách khoa học. Vậy ba mẹ đã biết gì về phương pháp giáo dục STEAM chưa? 

Phương pháp giáo dục STEAM là gì?

Phương pháp giáo dục STEAM là việc sáng tạo để phát triển các kỹ năng cho trẻ, giúp trẻ có thêm những bài học kinh nghiệm để phát triển và hình thành nhân cách của con sau này. STEAM được viết tắt bởi: Science - Khoa học (S); Technology - Công nghệ (T); Engineering - Kỹ thuật (E) và Mathematics - Toán học (M) và A - Art (Nghệ thuật). Với phương pháp STEAM giúp cho trẻ hình thức học chủ động, sáng tạo, kích thích trẻ tò mò về mọi thứ xung quanh. Qua việc sáng tạo và các hình thức thực hành, bé dần học và hoàn chỉnh kỹ năng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Với các kỹ năng của các môn học giúp trẻ nắm được lý thuyết lẫn thực hành. Điều này sẽ giúp cho học sinh chủ động sáng tạo, tìm hiểu môn học tạo ra các sản phẩm khoa học sáng tạo còn giáo viên chỉ hướng dẫn, bổ trợ thêm, giúp cho con có cảm giác hứng thú hơn trong quá trình học.

Phương pháp giáo dục STEAM phù hợp với trẻ mấy tuổi?

Ở Việt Nam, phương pháp STEAM đang được áp dụng vào chương trình giảng dạy tại các trường mầm non trên cả nước. Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể nói tốt, nhận biết tư duy và biết bắt chước lời giáo viên mầm non thì mới có thể áp dụng hình thức học thông qua thực hành sáng tạo nên các sản phẩm. Ba mẹ hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp steam tại nhà từ bé để bé làm quen và kích thích trí tò mò của con đối với thế giới bên ngoài. Mỗi đồ vật trong gia đình đều có thể trở thành học cụ của phương pháp STEAM.

Phương pháp STEAM mang lại lợi ích gì?

Ngoài việc xây dựng kỹ năng quan trọng để thành công hơn trong cuộc sống thì các con khi tiếp xúc với phương pháp STEAM sẽ được những lợi ích tích cực như:

Trẻ được học qua các tình huống cụ thể

Thông qua việc đã được ứng dụng thực hành kiến thức đã được dạy trực tiếp nên các bé sẽ được học qua các tình huống cụ thể. Nhờ đó mà các con biết cách ứng dụng lý thuyết vào thực tế giúp nhớ lâu và biết xử lý tình huống nhạy bén hơn. Một ví dụ đơn giản như: trẻ được học cách tính toán quả cam trong giỏ với phép cộng. Từ đó, các bé biết ứng dụng để tính những loại quả khác trong cuộc sống mỗi ngày.

Khơi gợi khả năng sáng tạo và niềm đam mê của con

Phương pháp STEAM khơi gợi và cho phép bé học bằng cách sáng tạo nghệ thuật. Thông qua những điều đó, các con được giáo viên hướng dẫn tiếp thu kiến thức: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học bằng cách tự mình khám phá chúng.

Trẻ được vừa học vừa chơi

Học trong phương pháp này trở nên thú vị hơn nhiều, bé học không bị nhàm chán khi phải ngồi cả buổi nghe cô nói lý thuyết. Thay vào đó, các con sẽ được vừa học vừa chơi, vừa sáng tạo vừa tiếp thu kiến thức. Chính bởi vậy, để học được theo cách này, giáo viên cần chuẩn bị nhiều học cụ, đồ vật và sản phẩm tương tác trực tiếp. Trẻ sẽ được học trong môi trường vui vẻ, tự do, tự nguyện chứ không bị ép buộc như trước đây. Cách học này mang đến năng lượng tích cực nên trẻ rất thích. Bởi vậy, nhiều trường mầm non cao cấp đã ứng dụng phương pháp STEAM vào giảng dạy rất hiệu quả.

Truyền cảm hứng học tập cho trẻ

Khi các bé học theo phương pháp STEAM thì chính con sẽ là người chủ động tiếp xúc với môn học. Khi đó sẽ truyền cảm hứng học tiếp đến trẻ, giúp trẻ xem việc học Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học hay Nghệ thuật là một niềm vui. Điều này sẽ làm kích thích các con đam mê học tập, sáng tạo và tìm tòi những điều mới lạ xung quanh cuộc sống.

Những cách dạy con với phương pháp STEAM 

Để giúp con phát triển thêm những kỹ năng toàn diện cho con, ba mẹ có thể áp dụng những cách dạy trẻ với phương pháp STEAM tại nhà như:
Chơi trò chơi sáng tạo nghệ thuật tại nhà với con từ những vật dụng sẵn có trong gia đình: Ba mẹ có thể ứng dụng từ giấy, bìa, chai…để làm ra các sản phẩm nghệ thuật khoa học có tính ứng dụng thực tế. Đây chính là cách để khơi gợi sức sáng tạo thực hành của bé ngay tại nhà vô cùng đơn giản.
Chơi trò chơi đố vui: Cách này giúp tạo môi trường cho trẻ kích thích khả năng tư duy và nhận thức. Phương pháp STEAM đòi hỏi bé có sự phản xạ, giải quyết tình huống nhanh nhạy. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên đặt thật nhiều câu hỏi, thắc mắc để con tư duy, suy nghĩ. Từ đó, trí não của con được phát triển toàn diện ở cả 2 bán cầu trái và phải tốt hơn.
Giới thiệu những đồ vật, con vật trong nhà trong cuộc sống hằng ngày: Mỗi ngày, ba mẹ có thể giới thiệu cho con về một số đồ vật, vật dụng, con vật trong nhà. Đồng thời, giới thiệu và giải thích cho con, đồ vật đó làm bằng nguyên liệu gì, công dụng gì, có cách sản xuất ra sao. Cách làm này vô cùng đơn giản. Ví dụ: Đây là cái nồi, làm bằng nhôm dùng để nấu thức ăn.
Phương pháp giáo dục STEAM sẽ giúp ích cho ba mẹ rất nhiều trên hành trình nuôi dạy con, giúp con khôn lớn và phát triển những kỹ năng một cách toàn diện nhất. Thông qua bài viết trên, ba mẹ có thể tìm đọc, tham khảo và có thể áp dụng cho con ba mẹ nhé!

 

MẠO TỪ ĐƯỢC SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO?

Đối với các bạn đang và đã từng học ngữ pháp tiếng Anh, chắc hẳn các bạn cũng đã được biết đến với mạo từ. Đó là một phần không thể thiếu trong ngữ pháp tiếng Anh. Tuy vậy, những mạo từ này lại rất dễ gây nhầm lẫn đối với các bạn trong quá trình học. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chúng ta ghi nhớ, sử dụng thành thạo những mạo từ đó một cách hiệu quả trong giao tiếp tiếng Anh. Bài viết bên dưới đây, Pantado sẽ chia sẻ cho các bạn tất tần tật về kiến thức của các mạo từ này. Từ đó áp dụng chúng một cách nhuần nhuyễn hơn.

1. Vậy mạo từ là gì?

Mạo từ là những từ thường đứng trước danh từ, dùng để nhận biết được danh từ đó là xác định hay không xác định. Mạo từ không phải là một loại từ riêng biệt mà người ta chỉ xem nó như là một bộ phận của tính từ, dùng để bổ nghĩa cho danh từ.

Mạo từ trong tiếng Anh được chia thành hai loại chính là mạo từ xác định (definite article) “The” và Mạo từ không xác định (Indefinite article) gồm “a, an”.
Ex: I see a dog. The dog is running across the road very fast. (Tôi nhìn thấy một con chó. Con chó đang chạy qua đường rất nhanh.)
Ex: Please give me the pen on the table. (Làm ơn đưa cho tôi cái bút ở trên bàn.)

Ngay bây giờ, chúng ta hãy cùng ôn tập lại các trường hợp sử dụng mạo từ bất định a, an. Hai mạo từ này chỉ được sử dụng cho danh từ chia ở dạng số ít, đếm được. Trong đó, các danh từ mang nghĩa chung, không xác định chính xác là một người hay vật nào.

Ex:  A rubber is small. (Một cục tẩy thì bé)

Trong ví dụ trên, danh từ “a rubber” chỉ một trong rất nhiều cục tẩy, mà người nói và người nghe không thể biết chính xác đó là cục tẩy nào. Bên cạnh đó, mạo từ “a” được dùng khi đứng trước một danh từ bắt đầu bằng một phụ âm. Tiếp theo, mạo từ “an” được dùng khi đứng trước một anh từ bắt đầu bằng một nguyên âm, hoặc phụ âm câm.

2. Cách sử dụng mạo từ a, an

Việc phân biệt để sử dụng mạo từ trong tiếng Anh giao tiếp cũng sẽ gây không ít khó khăn cho các bạn mới được học về chủ đề này. Có rất nhiều ngữ cảnh người học ngôn ngữ Anh rất dễ nhầm lẫn việc sử dụng mạo từ a, an dẫn đến sai sót không đáng có. Hãy xem các trường hợp bên dưới đây nhé!
- Danh từ đếm được số nhiều. Ví dụ: There are ceiling fans in every classroom. (Trong lớp nào cũng có quạt trần cả)
- Danh từ không đếm được. Ví dụ: We have orange juice. (Chúng tôi có nước cam ép)

3. Cách dùng mạo từ “the” trong tiếng Anh

“The” là mạo từ xác định dùng cho danh từ chỉ đối tượng xác định (người nghe và người nói đều biết rõ đối tượng đang nói đến là ai). Hầu hết, “The” được sử dụng trong các trường hợp:
- Khi vật thể hay nhóm vật thể là duy nhất hoặc được xem là duy nhất. Ví dụ như: The sun (mặt trời, the world (thế giới), the earth (trái đất)
- Trước một danh từ nếu danh từ này vừa được đề cập trước đó.
Ví dụ: I see a dog. The dog is chasing a cat…(Tôi thấy 1 chú chó. Chú chó đó đang đuổi theo 1 con mèo...)
- Trước một danh từ nếu danh từ này được xác bằng 1 cụm từ hoặc 1 mệnh đề. Ví dụ: The teacher that I met yesterday is my sister in law (Cô giáo tôi gặp hôm qua là chị dâu tôi.)
- Đặt trước một danh từ chỉ một đồ vật riêng biệt mà người nói và người nghe đều hiểu.
- Trước so sánh nhất (đứng trước first, second, only..) khi các từ này được dùng như tính từ hoặc đại từ.

Trên đây là tất tần tật về mạo từ, cách sử dụng mạo từ, phân biệt mạo từ được sử dụng trong những trường hợp nào. Thông qua những kiến thức, những thông tin mà Pantado đã chia sẻ cho các bạn ở bài viết bên trên sẽ giúp cho các bạn học thêm được nhiều điều thú vị về mạo từ cũng như là nắm vững được các trường hợp khi nào sử dụng mạo từ. 

PHÁT TRIỂN TƯ DUY NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 TUỔI NHƯ THẾ NÀO?

Ở độ tuổi lên 5, trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn chuyển cấp từ mầm non lên cấp tiểu học, lúc này, các con đang hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ một cách nhanh chóng. Đó cũng là lý do mà các ba mẹ, thầy cô bắt đầu dạy ngôn ngữ cho trẻ ở giai đoạn này. Sự trang bị phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi là hành trang vững chắc giúp con tự tin hơn. Vậy phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi như thế nào?

Trẻ 5 tuổi phát triển ra sao?

Đối với ba mẹ, việc chứng kiến con mình lớn lên mỗi ngày vốn dĩ rất bình thường. Vậy nhưng đối với mỗi đứa trẻ, thêm một tuổi con lại thêm được những kỹ năng mới, biết thêm nhiều điều hay, khám phá thế giới muôn hình vạn trạng bằng cách của riêng con. Để biết chính xác cần dạy trẻ 5 tuổi những gì, ba mẹ nên nắm được một số đặc điểm của trẻ ở giai đoạn phát triển này. 
Người hiểu con nhất, chứng khiến con khôn lớn mỗi ngày không ai khác ngoài các bậc làm cha, làm mẹ. Ở trẻ lên 5 ba mẹ có thể thấy rõ những đặc điểm, hay sự phát triển của con như:

Nhận thức được kỹ năng vui chơi

Tất nhiên rằng, ba mẹ không thể ép con thích chơi bóng đá phải chơi trò xếp hình và ngược lại trong giai đoạn bé lên 5 tuổi. Lúc này, trẻ biết sử dụng tay thành thạo gần như người lớn để chơi những trò chơi tỉ mỉ như cắt dán, vẽ, luồn dây, ném bóng trúng đích. Chính bởi vậy mà, để áp dụng bài học cho trẻ 5 tuổi, ba mẹ không thể bỏ qua đặc điểm này.

Hình thành sở thích học tập tùy bộ môn

Mỗi đứa trẻ có một sở thích khác nhau, và việc học tập cũng vậy, có trẻ học Toán bằng cách đếm con số, cộng trừ nhân chia thành thạo nếu được người lớn hướng dẫn từ trước đó, có đứa trẻ lại yêu thích bộ môn vẽ bằng nét bút ngây thơ vẽ nên trang giấy những hình thù con tưởng tượng ra. Và những môn học như Tiếng Anh qua bài hát, qua nói chuyện hằng ngày, qua video hằng ngày. 

Khả năng bắt chước người lớn

Trẻ trong giai đoạn 5 tuổi con cũng có khả năng bắt trước người lớn, chúng có thể bắt trước cách ứng xử giao tiếp xã hội như người lớn. Trẻ lễ phép, ngoan ngoãn, nghe lời, nếu người lớn làm gương. Tận dụng điều đó, các bậc phụ huynh có thể áp dụng bài học cho trẻ 5 tuổi đầu tiên mà ba mẹ nên áp dụng tại nhà. Ngoài ra, khi ở trường cùng bạn bè, thầy cô, trẻ 5 tuổi cũng đã học được những bài học hay, biết hòa đồng, biết tự kết bạn, chọn bạn mà con thích để chơi. 

Trẻ 5 tuổi cần học những gì? 

“Trẻ 5 tuổi thì cần học những gì?” Đây cũng là câu hỏi mà nhiều bặc phụ huynh băn khoăn. Để trả lời câu hỏi này, ba mẹ tham khảo một vài những thông tin có thể trang bị cho trẻ 5 tuổi nhé!

Tập làm quen với bảng chữ cái và các con số 

Điều đầu tiên, ba mẹ có thể dạy con bằng việc tập làm quen với bảng chữ cái và các con số. Với trẻ 5 tuổi không chỉ đơn giản là bài học về các chữ cái, con số, về giờ giấc, quy định, về trang phục, về cách học, cách viết chữ, cầm bút mà còn học các kỹ năng khác. Theo chương trình mới nhằm tránh tâm lý sợ học, nhà trường yêu cầu ba mẹ tạo điều kiện tâm lý thoải mái nhất cho con. Ba mẹ nên tránh tối đa việc ép con học bài tại nhà, cố gắng hoàn thành chương trình học trong ngày tại lớp, về nhà con được vui chơi. 

Phát triển ngôn ngữ cho bé 5 tuổi

Khi trẻ bước vào lớp 1, con sẽ được đánh giá thường xuyên và định kỳ với các môn học cố định trong khung chương trình được quy định như Toán, Tiếng Việt, Nghệ Thuật. Theo đó, các chuyên gia ngôn ngữ và giáo dục sớm luôn khuyến khích ba mẹ cho con tiếp cận với tiếng Anh sớm, tận dụng giai đoạn “Cửa sổ vàng” (0-6 tuổi) của con. 

Bài học cho trẻ 5 tuổi phát triển tư duy

Mỗi môn học ba mẹ cần tham gia vào và tương tác với con để tăng tính gắn kết và tạo hứng thú. Trẻ luôn cần môi trường vui vẻ để hấp thụ kiến thức nên ba mẹ nên dành thật nhiều thời gian cho bé trong khoảng thời gian quan trọng nhất này. Một số bài toán tư duy sẽ là bài học cho trẻ 5 tuổi như: Bài toán so sánh các con vật, đồ vật, ghép hình tam giác, hình tròn, vuông vào chỗ trống, bài toán tô màu, bài toán tìm số đúng, số lớn, bài toán tô màu, bài toán với tiếng Anh, bài toán quy luật…đều là gợi ý mà ba mẹ nên áp dụng chơi với con từ khi bé chạm mốc 5 tuổi. Càng chơi các trò chơi này, phản xạ về màu sắc, hình khối và các con số càng nhanh. Bé làm Toán sẽ càng tốt hơn trong các lớp sau này. 

Bài học cho trẻ 5 tuổi phát triển ngôn ngữ tiếng Việt

Bên cạnh kiến thức về Toán thì trẻ 5 cần biết những bài học về phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cơ bản. Ba mẹ có thể dạy con luyện phát âm 29 chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt cơ bản bằng cách dạy từng chữ, kết hợp với các hình ảnh, chữ cái riêng biệt…để con nắm vững và không quên. Ngoài ra, ba mẹ có thể dạy con cách phát âm bằng các bài học tập tô, tập vẽ, phân biệt là gì và các dấu. Thông qua đó, để bé nhớ lâu thì nên kết hợp hình ảnh trực quan, các trò chơi nối từ, chọn từ, phân biệt, so sánh để bé hiểu rõ ý nghĩa từng cụm từ. Làm được điều này, khi bé vào lớp 1, bài học về Tiếng Việt sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. 

Bài học cho trẻ 5 tuổi phát triển ngôn ngữ tiếng Anh

Tiếng Anh dành cho trẻ nhỏ có rất nhiều phương pháp, có thể qua bài hát hằng ngày, qua video, qua trò chuyện, đồ vật, qua hội thoại, qua trò chơi, qua món ăn, qua thế giới xung quanh. Ngoài ra, ba mẹ có thể cho con tham gia khóa học tiếng Anh trực tuyến tại Anh ngữ Pantado.
Trung tâm Anh ngữ Pantado áp dụng phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn Châu Âu, giúp các bé phát triển toàn diện về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh, và tự tin trong giao tiếp. Pantado sẽ là người đồng hành, duy trì động lực học tiếng Anh cho con trong suốt quá trình học giúp con tự tin hơn.
Đến với Pantado các con sẽ được trải nghiệm hình thức học tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà mà không phải đi đâu xa, thời gian học tập linh hoạt, mỗi bài học được thiết kế sinh động kèm theo những trò chơi thú vị giúp con “vừa được học lại vừa được chơi”. Ba mẹ có thể đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!

TỔNG HỢP CHI TIẾT CÁC LOẠI CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH TIỂU HỌC MÀ BA MẸ CẦN BIẾT?

Hiện nay có rất nhiều loại chứng chỉ cho các bạn học sinh tiểu học phục vụ cho việc đánh giá trình độ và thi lấy chứng chỉ. Thế nhưng việc xuất hiện nhiều chứng chỉ như thế cũng sẽ khiến cho các bậc phụ huynh không thể nào mà nắm rõ để lựa chọn cho con thi. Vậy có bao nhiêu loại chứng chỉ dành riêng cho học sinh tiểu học và nên cho con theo học và thi loại chứng chỉ nào? Hãy cùng Pantado đi tìm hiểu tất tần tật về các loại chứng chỉ dành cho học sinh tiểu học nhé!

Những loại chứng chỉ dành cho học sinh tiểu học

Vẫn biết rằng việc thi lấy chứng chỉ tiếng Anh là không bắt buộc nhưng điều này lại rất khuyến khích việc ba mẹ cho con học tập và thi chứng chỉ bởi những lợi ích mà các chứng chỉ đó đem lại cho người thi. Pantado sẽ tổng hợp cho các bậc phụ huynh những loại chứng chỉ dành cho lứa tuổi tiểu học

Chứng chỉ tiếng Anh cho trẻ Tiểu học Cambridge  

Chắc hẳn khi nhắc đến chứng chỉ Cambridge không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi tiểu học. Chứng chỉ tiếng Anh Cambridge do Hội đồng khảo thí tiếng Anh, Đại học Cambridge tổ chức thi và cấp bằng. Đây là kỳ thi có nhiều bài kiểm tra với các cấp độ khác nhau, được nghiên cứu bởi các chuyên gia đầu ngành trong Hội đồng khảo thí của trường, đảm bảo phát triển khả năng ngôn ngữ giao tiếp lâu dài cho thí sinh cũng như tính hữu ích trong tập và cuộc sống.
Bài thi lấy chứng chỉ Cambridge kiểm tra đầy đủ 4 kỹ năng tiếng Anh cơ bản là nghe, nói, đọc và viết, nhờ đó thí sinh tham dự có thể đánh giá chính xác và toàn diện khả năng tiếng Anh của mình. Chứng chỉ này bao gồm 6 loại, được chia theo từng cấp độ với đối tượng cụ thể.
Cambridge Young Learners English (YLE) phù hợp với các bạn nhỏ ở độ tuổi tiểu học. Đây là chứng chỉ tiếng Anh cho trẻ Tiểu học của Cambridge với 3 cấp độ: Starter, Movers và Flyers dành cho các bạn học sinh từ 7-12 tuổi. Đặc điểm của các bài thi này là nội dung thiết kế sinh động, tập trung chủ yếu vào kiểm tra khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ theo ngữ cảnh và trong các tình huống thực tế.

Chứng chỉ Starters

Chứng chỉ Starters là cấp độ đầu tiên trong các chuẩn đầu ra dành cho các bạn học sinh Tiểu học đánh ra theo Cambridge Young Learners English. Cấp độ này tương đương với khả năng tiếng Anh trình độ Tiền A1 theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của châu  u. Đây là khung tham chiếu chuẩn quốc tế với những quy định cụ thể về chương trình giảng dạy, thiết kế môn học cũng như kỳ thi đánh giá kết quả đầu ra.
Starters dành cho thí sinh từ 7 tuổi sau khoảng 100 giờ học ngôn ngữ tiếng Anh. Bài thi lấy chứng chỉ tiếng Anh Starters cho trẻ Tiểu học gồm các câu hỏi kiểm tra cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Đề thi gồm 3 phần, với 40 câu hỏi (không tính phần nói) với tổng thời gian thi khoảng 45 phút:
Phần thi Listening (nghe): Bài thi gồm 4 phần, mỗi phần có 5 câu hỏi, các thí sinh được thực hiện bài trong 20 phút. Ở phần nghe 1, thí sinh được nhìn vào tranh vẽ có tên từng nhân vật có kèm theo các hoạt động. Nhiệm vụ của người thi là nghe chắt lọc để nối đúng tên của nhân vật với hoạt động được thể hiện trong hình vẽ; Ở phần nghe 2, các bạn học sinh được nghe một đoạn hội thoại ngắn để điền đáp án (tên riêng hoặc số vào chỗ trống; Ở phần nghe 3, thí sinh nghe lấy thông tin để trả lời câu hỏi trắc nghiệm; Phần 4 trong bài thi Listening là nghe lấy thông tin để tô màu.
Phần thi Reading & Writing (đọc và viết): Bài thi đọc và viết cũng có 4 phần, mỗi phần 5 câu hỏi bài thi kiểm tra khả năng đọc và nhận diện đúng sai, sắp xếp các chữ cái đã cho để ghép thành từ đúng, đọc đoạn văn và điền từ còn thiếu vào chỗ trống…
Phần thi Speaking (nói): Phần thi nói có 4 phần, thời gian 3-5 phút. Trong bài thi này, thí sinh sẽ trả lời trực tiếp các câu hỏi từ giám khảo trong Hội đồng thi. Vị giám khảo này thực hiện hỏi qua tranh để trẻ trả lời, hỏi một số câu về chủ đề gia đình, bạn bè, trường học.
Điểm thi của Starters là khiên, tối đa số khiên thí sinh có thể đạt được là 15 khiên (mỗi phần thi 5 khiên). Chứng chỉ Starters không có đỗ hay trượt nhưng thông thường trẻ phải đạt trung bình 2 khiên/ bài thi (tương ứng 10/15 khiên) mới được coi là đạt.

Chứng chỉ Movers

Chứng chỉ Movers dành cho các bạn học sinh Tiểu học từ 7-11 tuổi (tương đương lớp 2 đến lớp 6), đã hoàn thành 175 giờ học tiếng Anh. Movers tương ứng với trình độ tiếng Anh A1theo khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của châu  u.
Tương tự như Starters, cấu trúc đề thi Movers cũng có 3 phần Listening, Reading and Writing và Speaking. Cụ thể:
Listening: Bài thi có 5 phần, mỗi phần có 5 câu hỏi, thời gian thực hiện là 25 phút. Nội dung mỗi phần tương tự như Starters nhưng có độ khó cao hơn.
Reading and Writing: Đề thi có 6 phần, mỗi phần 5 câu hỏi. Các bạn học sinh có 30 phút để thực hiện phần thi này. Ở phần 1, định nghĩa của mỗi từ, tương ứng với một bức tranh mô tả sẽ được nêu ra, nhiệm vụ của thí sinh là điền đúng từ mà nó minh hoa; Ở phần 2, thí sinh được nghe một đoạn hội thoại ngắn sau đó chọn đáp án trả lời đúng; Ở phần 3, 4, thí sinh cần điền từ còn thiếu vào đoạn văn có sẵn; Phần 5, thí sinh đọc truyện và nhìn vào tranh vẽ, hoàn thành câu sử dụng 1-3 từ tóm tắt truyện; Phần 6, dựa vào bức tranh có sẵn, thí sinh hoàn thành câu và trả lời câu hỏi về nội dung tranh.
Speaking: Bài thi Speaking kéo dài khoảng 5-7 phút, gồm 4 phần hỏi đáp trực tiếp với giám khảo. Cụ thể các phần thi là: Tìm sự khác biệt giữa hai hình ảnh, kể câu chuyện dựa vào tranh đã cho trước, tìm tranh khác biệt và giải thích lý do, hỏi đáp các thông tin cá nhân.

Chứng chỉ Flyers

Chứng chỉ Flyers là cấp độ cao nhất trong Cambridge Young Learners English, dành cho các bạn học sinh từ 9-12 tuổi (tương đương lớp 4 đến lớp 7), đã hoàn thành khoảng 250 giờ học tiếng Anh. Flyer tương ứng với trình độ tiếng Anh A2 theo khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của châu  u.
Khi đã đạt được chứng chỉ Flyers, các em học sinh có thể dễ dàng ôn tập và lấy các chứng chỉ cao hơn của hệ thống Cambridge như KET hay PET. Đạt được chứng chỉ Flyers, học sinh gần như có thể giao tiếp trong các tình huống đơn giản, hiểu được các từ, mẫu câu đơn giản, tự giới thiệu bản thân và tương tác được với người bản ngữ khi họ nói chậm và rõ ràng…
Đề thi chứng chỉ Flyers cũng có 3 phần Listening, Reading and Writing và Speaking. Cụ thể nội dung từng phần thi như sau:
Listening: Bài thi có 25 câu được chia thành 5 phần, thời gian yêu cầu hoàn thành là 25 phút. Hoàn thành đúng toàn bộ 25 câu hỏi trong phần này, thí sinh sẽ được 5 khiên. Phần 1 trong bài nghe của Flyers là nối tên cho sẵn tương ứng với các hoạt động của từng nhân vật dựa vào đoạn nghe ngắn; Phần 2, thí sinh điền một từ hoặc chữ vào chỗ trống của đoạn hội thoại nghe được; Phần 3, thí sinh phải lắng nghe cuộc hội thoại để chọn đúng đáp án là các chữ cái vào ô trống; Phần 4, thí sinh nghe 5 đoạn hội thoại, mỗi đoạn tương ứng với 1 câu hỏi với 3 câu trả lời. Nhiệm vụ của người thi là tích vào ô trả lời đúng; Phần 5, thí sinh tô màu tranh vẽ theo chỉ dẫn.
Reading and Writing: Bài thi đọc và viết có 7 phần, tương ứng với 44 câu hỏi. Thời gian yêu cầu hoàn thành phần thi này là 44 phút, hoàn thành đúng các câu hỏi thí sinh được 5 khiên.
Speaking: Bài nói có thời gian khoảng 7-9 phút, gồm 4 phần. Thí sinh được giám khảo hỏi về các thông tin cá nhân, hỏi qua tranh, trả lời câu hỏi qua phiếu thông tin.

Chứng chỉ tiếng Anh Edexcel

Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế Edexcel được cấp cho nhiều đối tượng dự thi khác nhau, từ các bạn học sinh Tiểu học, trung học đến các bạn sinh viên Đại học. Đây là chứng chỉ do hội đồng khảo thí lớn nhất Vương quốc Anh trực thuộc Tập đoàn giáo dục Pearson - Pearson Edexcel cấp, có giá trị và được công nhận trên toàn cầu.
Khác với những chứng chỉ tiếng Anh phổ biến, Edexcel không chỉ kiểm tra khả năng thành thạo ngôn ngữ của thí sinh mà còn đánh giá được khả năng các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học.
Kỳ thi bao gồm nhiều môn thi như Tiếng Anh, Toán, Khoa học, các bạn học sinh có thể chọn lựa bất kì môn thi nào trong đó. Cũng tương tự như chứng chỉ tiếng Anh cho trẻ Tiểu học Cambridge, Edexcel có thời hạn suốt đời, các bạn nhỏ chỉ cần thi 1 lần duy nhất.

Chứng chỉ TOEFL Primary

Chứng chỉ TOEFL Primary là chứng chỉ được viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) cấp. Đây được xem là chứng chỉ uy tín bậc nhất đánh giá khả năng tiếng Anh của trẻ Tiểu học, giúp phụ huynh biết chính xác trình độ tiếng Anh của con để có phương pháp đồng hành phù hợp.
Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL Primary được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là tiêu chuẩn đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu ra của các bạn học sinh cấp 1.
Bài thi TOEFL Primary có 2 cấp độ, TOEFL Primary cấp độ 1 và TOEFL Primary cấp độ 2. Cả 2 đều sử dụng hình thức thi trên giấy với 72 câu hỏi và yêu cầu thời gian hoàn thành là 60 phút. Kết quả đánh giá cấp độ 1 là 1-4 sao, thang điểm 100-109 trong khi với cấp độ 2 là 1-5 huy hiệu, số điểm là 104-115 điểm.
TOEFL Primary cấp độ 1: Đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản của học sinh mới bắt đầu học tiếng Anh. Bài thi sử dụng các đoạn hội thoại với bối cảnh, từ vựng quen thuộc, các công thức toán học cơ bản…
TOEFL Primary cấp độ 2: Đánh giá khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh của những bạn học sinh cấp 1 đã có thời gian ngắn làm quen với tiếng Anh. Nội dung bài thi có những cụm từ, thành ngữ, các đoạn truyện ngắn…
Để thi lấy chứng chỉ TOEFL Primary, ba mẹ có thể đăng ký cho con qua kỳ thi TOEFL định kỳ hoặc TOEFL Challenge do IIG Việt Nam tổ chức thường xuyên.

Cho con học tập và ôn luyện thi chứng chỉ Cambridge tại Anh ngữ Pantado

Trung tâm Anh ngữ Pantado áp dụng phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn Châu Âu, giúp các bé phát triển toàn diện về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh, và tự tin trong giao tiếp. Pantado sẽ là người đồng hành, duy trì động lực học tiếng Anh cho con trong suốt quá trình học giúp con tự tin hơn.

Ba mẹ có thể tham khảo và đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!

ĐÂU LÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CẢM XÚC CHO TRẺ MẦM NON HIỆU QUẢ NHẤT?

Giáo dục cảm xúc không chỉ là nền tảng giúp con phát triển các kỹ năng quan trọng mà còn là tiền đề để hình thành thành tư duy, khả năng sáng tạo, khám phá của con sau này. Cũng chính vì lý điều đó mà các bậc phụ huynh chú trọng hơn vào việc trang bị những kiến thức giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non. Để giáo dục cảm xúc cho trẻ một cách hiệu quả nhất, ba mẹ cần áp dụng những phương pháp khoa học hơn. Vậy đâu là phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non hiệu quả nhất? Trong bài viết dưới đây, Pantado sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh về các phương pháp đó, ba mẹ cũng tham khảo nhé!

Những phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Giáo dục cảm xúc cho trẻ đạt được hiệu quả cao nhất trước tiên thì cần phải có những phương pháp khoa học, phù hợp với con, và điều này đòi hỏi ba mẹ cần phải kiên trì trong quá trình nuôi dạy con. Một số những phương pháp giáo dục cảm xúc có thể kể đến như:

Hoạt động kiểm soát cảm xúc

Trong giai đoạn trẻ mầm non, các hoạt động vui chơi là sẽ cách giáo dục tốt nhất và đạt được hiệu quả cao. Khi bé vừa được học, lại vừa được chơi sẽ khiến trẻ có cảm giác thích thú và có khả năng tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Thông qua những hoạt động liên quan đến trò chơi, cảm xúc các con được bộc lộ tính cách và suy nghĩ của mình. Từ đó, ba mẹ có thể thấu hiểu bé hơn, giáo dục bé một cách tốt nhất. Bằng phương pháp đó, ba mẹ có thể tổ chức trò chơi như biểu cảm gương mặt theo thẻ cảm xúc, dự đoán cảm xúc qua những hình ảnh, video. Hoạt động đóng vai nhân vật trong các câu chuyện, ba mẹ cũng có thể thể hiện cảm xúc để con hứng thú hơn. 

Phương pháp làm việc nhóm

Với trẻ mầm non, các bậc phụ huynh có thể chỉ cho bé cách hoạt động theo cặp, theo nhóm để chúng tự học tập lẫn nhau. Ví dụ như cho cả hai đứa trẻ cùng đọc sách. Điều đầu tiên, ba mẹ có thể làm mẫu bằng cách mở lần lượt các trang sách cho các bạn nhỏ, để ở giữa bàn. Tiếp theo đó hãy quan sát cách chúng đọc, mở sách và sự nhường nhịn giữa chúng. Việc xây dựng một nhóm học tập sẽ là cơ hội để trẻ học tập, sẻ chia, biết nghĩ cho người khác và tôn trọng lẫn nhau.

Kết hợp với tài liệu hướng dẫn cảm xúc

Ba mẹ có thể mua những món đồ chơi để phát triển cảm xúc cho các bé như tranh ảnh sách báo, tham khảo nhiều tài liệu khác để giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non đạt hiệu quả. Với mầm non, các bé cũng có thể được dạy về cảm xúc với những giáo án riêng phù hợp cho độ tuổi cũng như tính cách của trẻ. Tuy nhiên, khi bé về nhà, ba mẹ cũng cần quan sát và chú ý nhiều hơn tới bé. Đồng thời tiếp tục hướng dẫn trẻ theo những bài học mà cha mẹ đã nghiên cứu được để giúp bé luôn có cảm xúc tích cực. 

Các hoạt động giúp ích cho ba mẹ giáo dục cảm xúc cho con

Để ba mẹ hiểu được cảm xúc của con trẻ cũng như các bé sẽ nhận thức được cảm xúc của chính mình và những mối quan hệ khác, ba mẹ có thể áp dụng và xem những hoạt động ý nghĩa sau đây:

Lập kế hoạch việc cần làm

Việc duy trì hoạt động theo kế hoạch đó sẽ giúp cho trẻ hoạt động một cách có nguyên tắc. Bằng việc làm đó, ba mẹ hãy để cho trẻ tự xây dựng một kế hoạch nào đó, hoặc đơn giản là thời gian biểu. Hay tham gia hoàn thành lịch trình đó sẽ hỗ trợ cho các việc tự quyết  định, có trách nhiệm và tự quản lý bản thân mình. Điều này cũng là cơ hội để trẻ có thể suy ngẫm về những ngày trước đó, những ngày sắp tới. 

Bắt đầu với cuốn nhật ký

Bắt đầu với cuốn nhật ký, ghi chép cũng là một hoạt động bổ ích hỗ trợ cho việc phát triển cảm xúc ở trẻ. Với hoạt động này, ba mẹ hãy tạo một không gian để bé có thể viết một cái gì đó mà chúng cảm thấy biết ơn về ngày hôm đó. Hãy để cho trẻ tự tạo một cuốn sách để thể hiện quyền sở hữu, riêng tư cho trẻ. Thay vì chỉ viết những điều chung chung, hãy cố gắng khuyến khích trẻ viết những khía cạnh cụ thể ba mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ viết.

Viết một bức thư, vẽ một bức tranh

Các bậc phụ huynh có thể để cho bé thể hiện suy nghĩ của bản thân thông qua cách viết thư hoặc vẽ tranh cho người khác. Thực hành những hoạt động này, bạn có thể giúp trẻ xây dựng những kỹ năng quan hệ và nhận thức về xã hội, nay cả khi trẻ tự làm một mình. Hoạt động giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non thông qua nội dung thư, hình ảnh mà bức tranh các con thể hiện, những cảm xúc yêu thương sẽ được gửi gắm trong đó. Đừng quên, bảo “người nhận” viết một bức thư hồi đáp để giúp bé vui vẻ, hứng thú hơn. 

Luyện tập cho cơ thể

Hoạt động giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non hiệu quả lúc này chính là thực hiện một số bài tập nhất định. Chẳng hạn như tập điều khiển nhịp thở, kéo giãn cơ giúp con điều chỉnh cảm xúc của mình tốt hơn. Ba mẹ có thể cùng con thực hiện những phương pháp này vào thời điểm nhất định trong ngày như trước khi đi ngủ hoặc sau khi làm bài tập. Hoặc có thể tập luyện tại những thời điểm bất kỳ mà con và bạn cảm thấy hữu ích. 
Để giáo dục cảm xúc cho trẻ một cách có hiệu quả nhất, ba mẹ có thể tham khảo một vài những phương pháp mà Pantado đã chia sẻ ở bài viết bên trên. Chắc chắn khi ba mẹ áp dụng những phương pháp đó sẽ mang lại hiệu quả nhất định. Đồng thời những chia sẻ ấy cũng sẽ giúp cho ba mẹ thêm phần nào những thông tin, kiến thức trong hành trình đồng hành, nuôi dạy con.

 


 

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI TRẺ MẦM NON?

Ở trẻ mầm non, trẻ không chỉ được trang bị những kỹ năng sống, những kiến thức bổ ích, thú vị phù hợp với con mà ngoài ra giáo dục đạo đức cho trẻ trong giai đoạn này là điều vô cùng quan trọng, điều này các bậc ba mẹ nên dạy con ngay từ khi con ở độ tuổi mầm non. Vậy giáo dục đạo đức quan trọng như thế nào đối với trẻ mầm non? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi đó, ba mẹ cùng theo dõi nhé!

Tại sao cần giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non?

Nếu chỉ trang bị những những kiến thức kỹ năng của trẻ mầm non thôi thì chưa đủ, mà các bậc phụ huynh cần phải giáo dục cho con song song với những kỹ năng sống là rèn luyện đạo đức. Việc giáo dục đạo đức cho con mang lại một số những lợi ích như:
Hình thành nhân cách cho trẻ: Trong giai đoạn này, trẻ đang trong quá trình hoàn thiện bản thân, tính cách và việc giáo dục đạo đức sẽ giúp trẻ hình thành những tính cách tốt, hạn chế sự bướng bỉnh, cáu gắt, cứng đầu ở trẻ.
Nhận thức được điều đúng, sai trong cuộc sống: Trước mỗi sự việc trẻ sẽ biết được điều đó là đúng hay sai để có thể làm hoặc không làm. Trẻ biết được cái xấu để biết đường tránh và hạn chế những hậu quả không có lợi cho mình.
Bảo vệ cái đúng: Khi trẻ hình thành được nhận thức đúng về thế giới, trẻ sẽ có đủ tự tin, đủ mạnh mẽ để có thể đứng ra bảo vệ điều đúng, đấu tranh cho lẽ phải.
Ý thức bảo vệ bản thân: Giúp trẻ có ý thức về bảo vệ bản thân trước những cái xấu, trước những điều nguy hiểm trong cuộc sống. Khi đó trẻ sẽ có đủ những trang bị đều có thể xử lý, bảo vệ mình.
Trẻ tự lập hơn: Giáo dục đạo đức giúp trẻ biết tự lập, tự biết phương pháp học tập, biết thực hiện những công việc phục vụ bản thân.

Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non chú trọng những gì?

Không thể phủ nhận rằng giáo dục đạo đức cho trẻ trong giai đoạn này mang lại rất nhiều lợi ích cho con. Tuy nhiên, để giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non một cách khoa học và toàn diện nhất, ba mẹ cần chú trọng đến những nội dung sau:
Phát triển cảm xúc tích cực: Trẻ nhỏ sẽ nhận biết được người nào thương yêu mình và sẽ có xu hướng nghe lời, yêu thương người đó. Vì vậy nắm bắt tâm lý này, ba mẹ cần phải dạy trẻ thông qua những lời bảo ban nhẹ nhàng. Ba mẹ tuyệt đối không sử dụng đòn roi bởi sẽ làm trẻ sợ sệt và lâu dần hình thành tâm lý chống đối. Tình cảm của mọi người xung quanh đối với trẻ chính là chất xúc tác để trẻ hình thành được những cảm xúc tích cực nhất.
Biết yêu thương mọi người, biết vâng lời người lớn: Trẻ nhỏ thường có xu hướng bắt chước người lớn. Bởi vậy nếu ba mẹ là một tấm gương mẫu mực, chắc chắn trẻ sẽ trở thành một con người biết yêu thương, biểu nghe lời người lớn. Trẻ sẽ có những thái độ tích cực nhất trước những lời chỉ bảo, dạy dỗ của người lớn.
Rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự lập: Trẻ nhỏ cần được học cách tự lập. Việc tự lập giúp trẻ có sự chủ động trước mọi vấn đề trong cuộc sống. Ba mẹ cũng cần giáo dục kỹ năng sống để trẻ có đủ hành trang bước vào cuộc đời. Theo đó, trẻ mầm non cần phải biết tự phục vụ mình trong nhiều công việc như đánh răng, mặc quần áo, đi giày dép.
Hòa đồng với mọi người: Sự hòa đồng giúp trẻ có thêm tự tin hơn. Ba mẹ cần để trẻ tiếp xúc nhiều với cộng đồng để trẻ có được cái nhìn toàn diện nhất về cuộc sống. Trong quá trình khám phá trẻ cũng sẽ hình thành thái độ thân thiện, gần gũi và chan hòa với mọi người hơn.
Nhận biết được những điều phải, trái: Trong cuộc sống xung quanh chúng ta luôn tồn tại những điều đúng và không đúng. Ba mẹ cần dạy trẻ nhận thức được điều nào nên và không nên làm. Từ đó trẻ sẽ có ý thức về lẻ phải trong cuộc sống.
Ý thức được sự nguy hiểm và cách xử lý: Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non còn là việc Ba mẹ cần giúp trẻ nhận thức được những nguy hiểm có thể đến với chúng ra trong cuộc sống. Thông qua đó, Ba mẹ cần lồng ghép những cách xử lý để trẻ có thể tự tin và mạnh mẽ hơn.

>> Có thể bạn quan tâm: Học phí học tiếng Anh online là bao nhiêu?

Phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non

Để việc áp dụng phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non đạt hiệu quả cao nhất, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số những phương pháp như:
Thông qua các công việc hàng ngày: Trẻ ở nhà, ba mẹ hoàn toàn có thể giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các công việc. Việc cho trẻ thực hiện công việc nhà cũng giúp trẻ ý thức được trách nhiệm của mình với công việc chung.
Giáo dục đạo đức cho trẻ trên ghế nhà trường: Trẻ đi học sẽ được giáo viên giảng dạy những bài học đạo đức cũng như trẻ sẽ có môi trường để phát triển, hoàn thiện bản thân hơn.
Giáo dục đạo đức cho trẻ ở môi trường rộng lớn hơn: Thông qua các chuyến đi, những chuyến vui chơi, dã ngoại... là cơ hội giúp ba mẹ có thể lồng ghép nhiều bài học về đạo đức cho trẻ.
Những bài học về đạo đức cần nhẹ nhàng, gần gũi: Điều này giúp trẻ có thể thoải mái hơn trong việc tiếp thu. Ba mẹ không nên có thái độ tiêu cực trước mỗi vấn đề mà trẻ làm sai. Hãy nhẹ nhàng chỉ bảo để trẻ nhận thấy được điểm đúng và chưa đúng của vấn đề để có thể rút kinh nghiệm và sửa sai.
Trên đây, Pantado đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh về chủ đề giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non, thông qua bài viết sẽ mang lại những thông tin bổ ích và thú vị tới các ba mẹ, từ đó có thể áp dụng cho con. 

>> Tham khảo: Lớp học tiếng Anh trải nghiệm

THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!


 

CÁCH GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT SAO CHO HIỆU QUẢ?

Tuy vậy, việc cung cấp cho con những kiến thức về giáo dục thể chất là điều vô cùng quan trọng, điều này có giúp con khỏe mạnh hơn. Vậy cách giúp trẻ phát triển thế chất sao cho hiệu quả? Là câu hỏi khiến nhiều bậc phụ huynh băn khoăn và cần được giải đáp. Ngay bài viết bên dưới đây, Pantado sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh chi tiết về chủ đề giáo dục thể chất cho trẻ, ba mẹ có thể tham khảo nhé!

Tầm quan trọng khi giáo dục thể chất cho trẻ?

Khi được trang bị những kỹ năng, đầy đủ những kiến thức về phát triển thể chất chắc chắn sẽ giúp con biết cách để rèn luyện tăng khả năng sức khỏe, đề kháng cho bản thân. Không chỉ vậy, giáo dục thể chất cũng sẽ mang lại một số những điểm vượt trội, giúp ích cho con như:
Tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ: Nếu trẻ được giáo dục thể chất thì đồng nghĩa với việc giúp trẻ nâng cao đề kháng tự nhiên. Đề kháng tự nhiên này chính là một lớp áo giáp hiệu quả bảo vệ trẻ trước nhiều bệnh tật.
Giúp trẻ có thể cơ thể khỏe mạnh: Ngoài việc tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ, giáo dục thể chất còn giúp cho trẻ một cơ thể khỏe mạnh nhất. Một nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được giáo dục thể chất bài bản thường rất ít ốm.
Giúp trẻ phát triển toàn diện về nhận thức, tình cảm, kỹ năng sống: Khi cơ thể trẻ khỏe mạnh sẽ ham học hỏi hơn và hiệu quả của việc học hỏi sẽ cao hơn. Qua phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ giúp con tự cải thiện các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp được tốt hơn và giúp trẻ có được thái độ tích cực nhất để nhìn nhận mọi việc.

Các phương pháp phát triển thể chất cho trẻ

Hoạt động thể chất không dừng lại ở việc vận động, thể dục mà còn có rất nhiều hoạt động liên quan đến cơ thể giúp con khỏe mạnh hơn. Ba mẹ có thể áp dụng các phương pháp phát triển thể chất cho trẻ như:

Tổ chức trò chơi vận động cho trẻ

Với phương pháp này, ba mẹ có thể lựa chọn một số trò chơi vận động hấp dẫn như: Bịt mắt bắt dê, kéo co, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây... Những trò chơi này đều khiến mọi đứa trẻ thích thú và tất nhiên hiệu quả thể chất cũng cao hơn rất nhiều.

Tổ chức hoạt động vui chơi dã ngoại cho trẻ

Tổ chức các hoạt động vui chơi, dã ngoại là một trong những phương pháp phát triển thể chất vô cùng tốt đối với trẻ. Khi trẻ được hòa mình vào thiên nhiên bất cứ đứa trẻ nào cũng thích thú và vô cùng hiếu động. Trẻ vừa được vận động, vui chơi lại vừa có thể học hỏi được rất nhiều điều bổ ích khi tiếp xúc với thế giới rộng lớn bên ngoài.

Tổ chức những giờ thể dục cho trẻ

Ngoài các hoạt động đã được đề cập bên trên, ba mẹ cũng có thể thiết kế thời gian biểu với sự xuất hiện của những hoạt động tập thể dục. Ba mẹ cần thực hiện mẫu về các động tác thể dục để trẻ có thể bắt chước theo chuẩn xác hơn. Mỗi ngày rèn luyện sẽ giúp trẻ ý thức được tính kỷ luật và hình thành thói quen tập thể dục hiệu quả cho trẻ khi lớn lên.

Nhảy múa thông qua các bài hát

Ba mẹ hãy tận dụng âm nhạc, bài hát để lồng ghép phát triển thể chất cho trẻ bằng cách làm theo các động tác nhảy, múa theo âm nhạc, điều này sẽ giúp con có cảm giác hứng thú hơn trong quá trình vận động và phát triển thể chất một cách hiệu quả hơn.
Những lưu ý khi áp dụng các phương pháp phát triển thể chất cho trẻ
Để việc giáo dục thể chất cho trẻ đạt được hiệu quả cao nhất, bên cạnh đó các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý một số những điều sau:

Tạo cho con thói quen từ sớm

Ở trẻ nhỏ, chúng thường chưa ý thức được việc bị cho vào khuôn khổ, do vậy mà việc tạo thói quen tập thể dục, hoạt động thể chất cho trẻ cũng khá vất vả. Với việc này, ba mẹ có thể linh hoạt thay đổi các phương pháp sẽ giúp trẻ cảm thấy thú vị hơn, hào hứng hơn. 

Chú ý thời gian giáo dục hợp lý

Chắc chắn rằng không phải thời gian nào trong ngày cũng tốt cho trẻ để tập thể chất. Ba mẹ cần dựa vào thời gian biểu mỗi ngày của trẻ để có được những sắp xếp hợp lý nhất. Thời gian thích hợp nhất đó là vào buổi sáng ngủ dậy, thời gian buổi chiều chính là lúc mà cha mẹ có thể giáo dục thể chất hiệu quả. Đây đều là thời điểm mà trẻ có nguồn năng lượng dồi dào và không làm ảnh hưởng tới các hoạt động khác của con.

Đa dạng các hình thức để tạo cảm hứng cho trẻ

Để tạo cảm hứng cũng như giúp trẻ háo hức mong chờ đến giờ giáo dục thể chất cha mẹ hãy linh hoạt thay đổi các hình thức giáo dục khác nhau. Cụ thể cha mẹ có thể lựa chọn mỗi ngày một hình thức tập luyện để tạo cảm hứng cho trẻ. Đặc biệt cha mẹ cũng cần lựa chọn thêm nhiều vật dụng hỗ trợ để giúp trẻ cảm thấy thú vị hơn.

Kết hợp giáo dục thể chất với chế độ dinh dưỡng

Trẻ tập luyện thể chất để đảm bảo mang đến hiệu quả tốt nhất ba mẹ cần phải kết hợp thêm chế độ dinh dưỡng phù hợp. Sau mỗi giờ hoạt động thể chất chắc chắn trẻ sẽ nhanh đói và muốn ăn. Vì vậy sau mỗi giờ hoạt động thể chất của con, ba mẹ hãy chuẩn bị đồ ăn nhẹ cho trẻ. Các bữa chính cần đa dạng thực phẩm hơn để giúp trẻ ăn ngon hơn. Đặc biệt cha mẹ cũng cần lưu ý đến các thực phẩm giàu dinh dưỡng để giúp bổ sung năng lượng cho bé và giúp trẻ có sức khỏe tốt nhất.
Với những kinh nghiệm đã được đúc kết, Pantado đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh về cách giúp trẻ phát triển thể chất hiệu quả. Thông qua bài viết trên, hy vọng sẽ mang lại những lợi ích cho ba mẹ trong quá trình nuôi con khôn lớn, khỏe mạnh.

PHƯƠNG PHÁP NUÔI DẠY CON CỦA NGƯỜI MỸ MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ?

Phương pháp giáo dục, nuôi dạy con của người Mỹ đã vốn nổi tiếng trên khắp thế giới bởi tính khoa học, mới mẻ và đặc biệt là kích thích khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ. Vậy phương pháp nuôi dạy con của người Mỹ mang lại lợi ích gì cho trẻ? Hãy cùng Pantado đi tìm hiểu chi tiết về phương pháp nuôi dạy con của người Mỹ ở bên dưới bài viết này nhé!

Dạy con tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ

Dạy trẻ tính tự lập là một trong những phương pháp được ba mẹ Mỹ áp dụng đối với con. Bằng việc con được hướng dẫn những kỹ năng tự phục vụ như: Tự lấy đồ ăn, uống sữa, tự vui chơi, cất dọn đồ và tự đứng dậy khi ngã. Họ luôn kiên trì hướng dẫn, khích lệ để tạo những thói quen tự lập cho trẻ cho đến khi thành thạo. Và những kỹ năng cơ bản tự phục vụ sẽ giúp trẻ tăng cường tính tự lập, tinh thần trách nhiệm khi trưởng thành.

Làm gương và kiên trì trong quá trình nuôi dạy con

Tính kiên nhẫn là yếu tố quan trọng trong phương pháp dạy con của người Mỹ. Khi con hiếu kỳ và thắc mắc về cuộc sống xung quanh, ba mẹ Mỹ luôn kiên nhẫn và sẵn sàng giải đáp, hướng dẫn cho trẻ mọi thắc mắc cho đến khi con thỏa mãn. Họ duy trì sự kỳ vọng phù hợp với lứa tuổi của con và tập trung vào chất lượng mối quan hệ ba mẹ và con cái nhiều hơn kết quả học tập. Tất nhiên, sự tôn trọng này luôn song song cùng tính kỷ luật. 

Dạy con tính quyết đoán 

Một trong những phương pháp nuôi dạy con tiếp theo của người Mỹ đó là dạy con tính quyết đoán. Với phương pháp này đòi hỏi ba mẹ phải có sự tôn trọng và hợp tác với con, đồng thời duy trì quyền kiểm soát với các lựa chọn của trẻ trong những vấn đề quan trọng. Họ đóng vai trò là người hướng dẫn và đóng góp ý kiến cho con. Ngoài ra, họ sẽ đưa ra những quy tắc nhỏ cần phải tuân theo vì họ tin rằng sự nhất quán là điều quan trọng để đứa trẻ học tính trách nhiệm và biết tự kỷ luật.

Đặt câu hỏi tư duy cho con

Việc đặt ra những câu hỏi phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của con còn góp phần bồi dưỡng, nâng cao sự tự chủ trong tư duy của trẻ. Tuy vậy, những câu hỏi còn giúp trẻ phát huy tư duy sáng tạo, rèn luyện sự nhạy bén, nuôi dưỡng trí thông minh một cách tốt nhất.

Để con được phép sai

Đối với người Mỹ, thay vì quát mắng, chỉ trích con, phụ huynh Mỹ chọn cách chấp nhận những sai lầm đó của con, sau đó trò chuyện và định hướng cho trẻ cách làm đúng đắn. 

Đồng hành cùng con học tập, vui chơi

Ba mẹ ở Mỹ thường dành dành tối thiểu hai mươi phút mỗi ngày để trò chuyện, vui chơi, học tập cùng con. Một số nhà khoa học đã chỉ ra rằng, việc tiếp xúc thường xuyên với bố mẹ giúp trẻ tăng khả năng nhận thức cùng các chỉ số trí thông minh cảm xúc. Với phương pháp này, trẻ cũng mở rộng thêm nhiều thói quen và kiến thức hữu ích.

Trao quyền cho con

Điểm đặc biệt với phương pháp nuôi dạy con của người Mỹ, họ luôn tôn trọng con mình và họ hiểu rằng đó là cách trẻ tôn trọng chính bản thân chúng. Với những trẻ em tại các nước trên thế giới còn rụt rè, nhút nhát khi đi học hay giao tiếp xã hội thì ngược lại, trẻ em Mỹ rất mạnh dạn, tự tin. Bí quyết của ba mẹ là “trao quyền” cho trẻ, tin tưởng ở trẻ, khích lệ trẻ và để chúng cảm nhận được những “quyền” này. 

Dạy con trở thành đứa trẻ biết hợp tác

Trong trường hợp con ương bướng và bất hợp tác, thay vì phạt con kiểu đe dọa, mắng mỏ, hay quy chụp rằng con hư, ba mẹ Mỹ sẽ nghiêm nghị sửa chữa hoặc dựa vào sở thích của con để dẫn dụ. Cách này sẽ khiến con hợp tác với ba mẹ một cách hoàn toàn tự nguyện và tự nhiên.

Khen thưởng đúng lúc và áp dụng phạt nghiêm khắc

Trong trường hợp khi con phạm lỗi như nói dối, vô lễ, bỏ ăn, thiếu kỷ luật… tùy vào mức độ mà ba mẹ sẽ phạt trẻ bằng cách yêu cầu con ngồi tự suy nghĩ, cắt giảm đồ chơi, tiền tiêu vặt hay những thứ liên quan đến sở thích của trẻ. Ngoài ra, người Mỹ luôn cho rằng việc khen thưởng con đúng lúc sẽ giúp trẻ nỗ lực và cố gắng hơn. Đặc biệt, việc khuyến khích con đúng thời điểm sẽ giúp con luôn cảm thấy tự tin hơn vào hành động của mình, có thêm động lực để tiếp tục duy trì những hành động đúng đắn. 

Không nuông chiều con

Sự nuông chiều của ba mẹ vô hình sẽ khiến trẻ trở nên yếu đuối vì chúng tin rằng người khác cần đáp ứng mọi thứ cho chúng. Một trong những món quà tuyệt vời nhất mà người Mỹ dành tặng cho con là cho phép chúng phát triển niềm tin: “Tôi có thể.” Ba mẹ sẽ không làm thay con cái những điều mà chúng hoàn toàn có khả năng. Vì thế, con luôn cảm thấy mình có thể giải quyết mọi việc, không ỉ lại vào người khác.
Với những thông tin mà Pantado đã chia sẻ trên bài viết trên, các bậc phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng cho con trong quá trình nuôi dạy con. Hy vọng rằng những kiến thức đó mang lại những lợi ích cho ba mẹ trong quá trình nuôi dạy con.