Tin tức & Sự kiện
Câu hỏi "How are you?" dường như quá quen thuộc trong giao tiếp tiếng Anh. Tuy nhiên, câu trả lời "I'm fine, thank you. And you?" lại trở thành công thức nhàm chán mà hầu hết chúng ta đều sử dụng. Nhưng chỉ cần một chút sáng tạo, câu trả lời này có thể trở thành công cụ giúp bạn nổi bật, thu hút sự chú ý và xây dựng mối quan hệ tốt hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách trả lời “How are you” thú vị và ấn tượng hơn, giúp bạn không chỉ cải thiện kỹ năng giao tiếp mà còn tạo ấn tượng mạnh với người đối diện.
>> Tham khảo: Lớp họcTiếng Anh giao tiếp online cho bé tại nhà
1. “How are you” là gì?
“How are you?” nghĩa là “Bạn có khỏe không?”. Đây là câu hỏi thông dụng, thường được sử dụng để hỏi thăm sức khỏe của ai đó hoặc hỏi ai đó dạo này thế nào.
2. Cách trả lời phổ biến của “How are you”
Hầu hết mọi người khi được hỏi "How are you?" đều trả lời một cách máy móc như:
- I’m fine, thank you. And you” (Tôi khỏe, cảm ơn. Còn bạn?)
- Good. (Ổn)
- I’m good (Tôi ổn.)
- I’m fine (Tôi khỏe)
- Pretty good (Khá tốt)
- I’m well (tôi khỏe mà)
- I’m OK (tôi ổn)
- Not too bad (Không tệ lắm)
Dù những câu trả lời này không sai, nhưng chúng không tạo ra cảm xúc hay sự tò mò nào từ người nghe. Kết quả là cuộc trò chuyện dễ rơi vào sự nhạt nhẽo, thiếu điểm nhấn.
3. Cách trả lời “How are you?” thú vị
3.1 Nếu bạn đang có tâm trạng rất vui và thoải mái
- Very well, thanks. (And you?)
Rất tuyệt, cảm ơn cậu. (Còn cậu?)
- Pretty fair.
Rất tuyệt.
- I’m on the top of the world.
Mình đang rất sung sướng đây.
- I’m AWAP. (as well as possible).
Tốt nhất có thể.
- Better yesterday but not as good as I will be tomorrow.
Tốt hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai.
- I’m feeling really grateful for this beautiful day.
Tôi cảm thấy rất tuyệt cho ngày tuyệt đẹp hôm nay.
- Can’t complain.
Không chê vào đâu được.
- Getting stronger.
Đang trở nên mạnh mẽ hơn.
3.2 Nếu bạn đang trong trạng thái bình thường
- I’m fine, thanks/ So so, thanks/ I’m OK, thanks.
Tôi ổn, cảm ơn cậụ
- I’m good, thanks
Tôi ổn, cảm ơn
- I’m alright.
Tôi bình thường.
- Not my best day, but not my worst day either.
Không phải ngày tốt nhất, cũng không phải ngày tệ nhất của tôi.
- I’m still alive.
Tôi vẫn sống sót.
- Not giving up.
Vẫn đang cố gắng.
- Improving.
Tôi vẫn đang cố gắng cải thiện.
>> Xem thêm: Tiếng Anh giao tiếp cơ bản trong lớp học
3.3 Nếu như tâm trạng bạn không được tốt lắm
- Really bad.
Rất tệ.
- I’m not on a good mood.
Không được tốt lắm.
- I’m trying to stay positive.
Đang cố gắng lạc quan.
- Not in the mood to say how I feel, but thanks for asking me.
Không có tâm trạng để mà nói rằng tôi thấy thế nào, nhưng cảm ơn cậu vì đã hỏi han.
- I get knocked down, but I’ll get up again.
Tôi đang bị xuống tinh thần đây, nhưng rồi sẽ tốt trở lại thôi.
- You can’t know pleasure without pain, right?
Cậu không thể biết đến niềm vui mà không có đau khổ đúng không?
3.4 Thêm cảm xúc chân thật khi trả lời
Hãy trung thực và biểu lộ cảm xúc thực sự của bạn. Điều này giúp câu trả lời trở nên tự nhiên và gần gũi hơn. Ví dụ:
- “I’m feeling a bit tired today, but excited to tackle some new projects.”
=> Hôm nay tôi cảm thấy hơi mệt, nhưng rất hào hứng để bắt tay vào vài dự án mới. - “It’s been a fantastic day so far, thanks for asking!”
=> Cho đến giờ thì hôm nay là một ngày tuyệt vời, cảm ơn bạn đã hỏi!
3.5 Kể thêm câu chuyện nhỏ sau câu trả lời
Hãy sử dụng câu trả lời để kể một chút về câu chuyện hoặc trải nghiệm của bạn. Ví dụ:
- “I’m great! I just tried a new recipe for breakfast, and it was amazing.”
=> Tôi thấy rất tuyệt! Tôi vừa thử một công thức nấu ăn mới cho bữa sáng, và nó ngon tuyệt. - “Feeling good! I just got back from a quick morning jog.”
=> Tôi thấy rất tốt! Tôi vừa chạy bộ buổi sáng về.
3.6 Đặt câu hỏi ngược
Để làm cho cuộc trò chuyện tương tác hơn, hãy đặt một câu hỏi ngược lại với một chút sáng tạo:
- “I’m doing well, thanks! How about you? Did anything exciting happen to you today?”
=> Tôi ổn, cảm ơn! Còn bạn thì sao? Có điều gì thú vị xảy ra với bạn hôm nay không? - “I’m great, and you? What’s been the highlight of your day so far?”
=> Tôi rất ổn, còn bạn? Đâu là điều nổi bật nhất trong ngày của bạn tính đến giờ?
3.7 Một số cách trả lời "How Are You?" khác
- Just the same old same old (cũng như cũ thôi)
- Yeah, all right (uh, được rồi)
- I’m alive (Tôi vẫn còn sống)
- Very well, thanks (Rất tốt, cảm ơn)
- I’m hanging in there (Tôi đang cố gắng)
- I’ve been better (tôi thấy khá hơn rồi)
- Nothing much (không có gì nhiều)
- Not a lot (không nhiều)
- Nothing (
- Không có gì)
- Oh, just the usual.(Ồ, chỉ là bình thường thôi.)
- Oh gosh, all kinds of stuff! (Ôi trời, đủ thứ!)
- Like you, but better. (Giống như bạn, nhưng tốt hơn)
- I could really go for a massage. (Tôi thực sự có thể đi mát xa)
- Much better now that you are with me. (Tốt hơn nhiều bây giờ bạn ở với tôi.)
- Not so well (Không tốt lắm)
- So far, so good! (Càng xa càng tốt!)
- I’m pretty standard right now. (Bây giờ tôi khá chuẩn.)
- Happy and content, thank you. (Hạnh phúc và mãn nguyện, cảm ơn bạn.)
- Going great. Hope this status quo persists for rest of the day. (Đang rất tuyệt. Hy vọng tâm trạng này vẫn tồn tại đến hết ngày.)
- Well enough to chat with you if you wish to. (Đủ tốt để trò chuyện với bạn nếu bạn muốn.)
- I’m better than I was, but not nearly as good as I’m going to be. (Tôi tốt hơn tôi, nhưng gần như không tốt như tôi muốn)
- I think I’m doing OK. How do you think I’m doing? (Tôi nghĩ rằng tôi đang làm ổn. Bạn nghĩ tôi nên làm như thế nào?)
- I am blessed! (Tôi may mắn!)
- Way better than I deserve! (Cách tốt hơn tôi xứng đáng!)
- Better than some, not as good as others. (Tốt hơn một số, không tốt bằng những người khác.)
- I’m doing really well. (Tôi thực sự đang làm rất tốt.)
- Medium well. (Trung bình khá.)
- I would be lying if I said I’m fine. (Tôi sẽ nói dối nếu tôi nói rằng tôi ổn.)
- In need of some peace and quiet. (Cần một chút yên bình và yên tĩnh.)
- Horrible, now that I’ve met you. (Thật kinh khủng, bây giờ tôi đã gặp bạn.)
- Imagining myself having a fabulous vacation.(Tưởng tượng bản thân có một kỳ nghỉ tuyệt vời.)
- I’m better on the inside than I look on the outside (Tôi đẹp hơn ở bên trong hơn tôi nhìn bên ngoài)
- Sunshine all day long! (Nắng cả ngày dài!)
- I’m not sure yet. (Tôi vẫn chưa chắc chắn.)
- Real terrible, thanks for asking. (Thực sự khủng khiếp, cảm ơn vì đã hỏi)
- Incredibly good looking. (Cực kỳ đẹp trai.)
- I’m still sucking air. (Tôi vẫn đang hit thở không khí)
4. Ví dụ trong các ngữ cảnh khác nhau
4.1 Trong môi trường làm việc
Khi trả lời đồng nghiệp hoặc sếp, bạn nên giữ sự chuyên nghiệp nhưng vẫn thêm chút thân thiện:
- “I’m doing well, thank you. Excited to dive into today’s tasks!”
=> Tôi ổn, cảm ơn. Rất hào hứng để bắt tay vào công việc hôm nay! - “Feeling productive and ready to contribute to the team.”
=> Cảm thấy làm việc hiệu quả và sẵn sàng đóng góp cho đội nhóm.
Cách trả lời câu hỏi “How are you?” trong công việc một cách phù hợp
4.2 Khi gặp gỡ bạn bè
Với bạn bè, bạn có thể thoải mái và sáng tạo hơn:
- “Couldn’t be better! Just binge-watched my favorite series last night.”
=> Không thể tốt hơn! Tối qua tôi vừa xem liên tục bộ phim yêu thích của mình. - “Pretty good, but I think I could use a long nap!”
=> Khá ổn, nhưng tôi nghĩ mình cần một giấc ngủ dài!
Trả lời câu hỏi “How are you?” như thế nào khi gặp bạn bè
4.3 Giao tiếp với người bản xứ lần đầu
Hãy sử dụng sự lịch sự kèm chút tự nhiên để tạo ấn tượng:
- “I’m doing great, thanks! By the way, I love your accent. Where are you from?”
=> Tôi rất ổn, cảm ơn! À, tôi rất thích giọng nói của bạn. Bạn đến từ đâu vậy? - “All good here! It’s lovely to meet someone new like you.”
=> Mọi thứ đều ổn! Rất vui khi được gặp một người mới như bạn.
5. Tổng kết
Việc trả lời câu hỏi "How are you?" không chỉ là phản xạ giao tiếp mà còn là cơ hội để bạn thể hiện sự sáng tạo, cá tính và tạo ấn tượng tốt với người khác. Hãy thử áp dụng những cách trả lời thú vị trên và bạn sẽ thấy sự khác biệt trong các cuộc trò chuyện hàng ngày. Theo dõi và truy cập website của Pantado thường xuyên để khám phá thêm nhiều bài học bổ ích về tiếng Anh nhé!
>> Mời bạn tham khảo:
200 câu trả lời cho các câu hỏi tiếng Anh phổ biến
Cách trả lời phỏng vấn xin việc bằng Tiếng Anh
THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!
Trong giao tiếp, chúng ta thương thể hiện cảm xúc, thái độ theo từng lời nói trong mọi cuộc trò chuyện để câu chuyện trở nên thú vị hơn. Bởi vậy, trong tiếng Việt hay tiếng Anh đều có những từ cảm thán để thể hiện cảm xúc của người nói. Vậy các từ cảm thán trong tiếng Anh dùng trong giao tiếp như thế nào? Hãy cùng Pantado tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
>> Xem thêm: Học trực tuyến tiếng anh
12 từ cảm thán thông dụng thường dùng trong giao tiếp tiếng Anh
-
Ah! – A! dùng để diễn đạt sự ngạc nhiên, thích thú, thán phục, thông cảm
Ví dụ:
Ah! The baby’s really cute.
A, đứa bé này thật sự rất đáng yêu
Ah! I’ve won!”
A! Tôi thắng rồi!
-
Dear! (trời ơi, than ôi) biểu lộ sự thương xót
Ví dụ:
Oh dear! I lost my car key.
Ôi trời! Tôi làm mất chìa khóa xe rồi.
“Oh dear! Does it hurt?”
Ôi trời! Có đau không?
>> Mời tham khảo: Học tiếng anh online với giáo viên nước ngoài
-
My God! – Trời ơi! (ngạc nhiên cả khi tiêu cực lẫn tích cực, tùy tâm trạng lúc bạn nói)
Ví dụ:
Oh! My god! You did break your mother’s best favorite vase!
Ôi trời ơi! Em vừa làm vỡ cái lọ hoa yêu thích nhất của mẹ rồi!
Oh my god! She got an accident yesterday!
Ôi chúa ơi! Cô ấy bị tai nạn ngày hôm qua!
-
Hooray! – Hura! (dùng để biểu đạt sự tán thành, vui lòng, bày tỏ sự ngạc nhiên, phấn khích, sung sướng)
Ví dụ:
Hooray! I passed the exam!
Hura! Tớ qua kỳ thi rồi!
Hura! It's time to go home.
Hura! Giờ là lúc để về nhà.
-
Oh! – Ồ! (diễn tả sự ngạc nhiên)
- dùng để phản ứng khi nghe chuyện chưa biết,
- dùng để biểu đạt sự ngạc nhiên, vui mừng
Ví dụ:
A: He's been married three times.
Anh ấy đã kết hôn ba lần.
B: Oh, really? I didn't know that!
Ồ, vậy sao? Tôi không biết điều đó!
Oh, what an adorable face!
Ôi, gương mặt thật đáng yêu!.
-
Oops! – Úi! (dùng khi mình mắc lỗi hay gây ra sự cố nào đó một cách bất ngờ)
Ví dụ:
Oops! I did it again!
Úi! Tôi lại làm thế nữa rồi!
Oops! I typed two Ls by mistake
Ối, Tôi đã gõ nhầm hai chữ L
-
Outchy! – Ối, á (diễn tả sự đau đớn)
Ví dụ:
Ouchy! This needle hurt me.
Ối! Cái kim này làm tớ bị đau.
-
Phew! – Phù (nhẹ cả người)
dùng để biểu cảm khi đang nóng nực, mệt mỏi, hay vui mừng nhẹ nhõm khi điều gì không hay đã không xảy ra hoặc đã kết thúc
Ví dụ:
Phew! I finally completed all my homework.
Phù! Cuối cùng tớ cũng làm xong hết bài tập về nhà rồi.
-
Ugh! – Gớm, kinh quá.
Ví dụ:
Ugh! The taste of this fruit is too bad.
Kinh quá! Vị của loại quả này kinh dị quá.
Ugh! The bread in the pantry has gone moldy.
Gớm quá! Bánh mì trong tủ đựng thức ăn đã bị mốc
-
Uh-huh! – Ừ ha! (bày tỏ sự bắt đầu tán đồng)
Ví dụ:
Believe me! They did make it fake, listen to expert’s analysis! Uh-huh, sound good!
Tin tớ đi! Họ đã làm giả nó, hãy lắng nghe chuyên gia phân tích! Ừ ha, nghe cũng được!
Did you hear what I just said?" "Uh-huh."
Bạn có nghe thấy những gì tôi vừa nói không? "" Uh-huh. "
-
Well! – Chà
Ví dụ:
Well! I never did like that!
Chà! Tôi không bao giờ làm thế!
-
Wow! – Ái chà (dùng biểu đạt sự thán phục, ngạc nhiên cao độ)
Ví dụ:
Wow! that is a beautiful girl.
Chà, đó là một người phụ nữ đẹp
Wow! You look so fantastic!
Ái chà! Trông cậu tuyệt thật đấy!
>> Xem thêm: Trung tâm học tiếng anh giao tiếp trực tuyến
Một số từ cảm thán khác
- Hem /əˈhəm/: dùng để mô phỏng tiếng ho hoặc tiếng “a hèm” gây sự chú ý của ai đó
- Amen /ɑːˈmen/, /eɪˈmen/: thán từ trong đạo Chúa, dùng sau khi nói lời cầu nguyện hoặc sau khi hát xong Thánh ca, có nghĩa là “nguyện được như vậy”
- Bingo /ˈbɪŋɡoʊ/: dùng để biểu đạt cảm giác sảng khoái, ngạc nhiên vì tìm được vật gì đó, tìm được giải pháp, hoặc làm được điều gì đó
- Bravo /ˌbrɑːˈvoʊ/: dùng để tán thưởng màn trình diễn hay ho nào đó kết thúc như vở kịch hay.
- Hey /heɪ/: dùng để kêu gọi sự chú ý, để biểu đạt sự quan tâm, ngạc nhiên, hoặc tức giận tùy giọng điệu nhẹ nhàng hay quát tháo
- Holy cow /ˈhoʊli kaʊ/: dùng để biểu đạt sự ngạc nhiên cao độ, cả tốt lẫn xấu
- Holy shit /ˈhoʊli ʃɪt/ dùng để biểu đạt sự ngạc nhiên hoặc phản ứng với điều gì xấu, không hay.
- Oh no /oʊ noʊ/ dùng để biểu đạt sự thất vọng, sợ hãi
- Oh yeah: nghĩa 1: vậy hả, nghĩa 2: vậy sao! (không tin)
- Yuck /jʌk/: dùng để biểu thị sự kinh tởm, khó chịu
Trên đây là một số câu từ cảm thán trong tiếng Anh giao tiếp thường dùng. Đây đều là những từ quan trọng trong việc học giao tiếp tiếng Anh cơ bản. Ngoài ra nếu bạn đang tìm kiếm một chương trình học hiệu quả cho các bé, hãy đến với Pantado - Hệ Thống Đào Tạo Tiếng Anh Trực Tuyến Hàng Đầu Việt Nam
>>Xem thêm: 4 bộ sách tiếng Anh kinh điển dành cho dân văn phòng
Con voi trong tiếng Anh là gì? Chủ đề về các loại tên động vật rất là phong phú với nhiều con vật khác nhau. Trong tiếng Anh cũng vậy chủ đề này luôn mang đến một lượng từ vựng lớn và phong phú. Đây là chủ đề cơ bản mà ai cũng nên biết để dễ dàng giao tiếp. Trong bài viết này Pantado đã tổng hợp hơn 100 tên loài vật khác nhau theo từng nhóm. Mời bạn tham khảo.
>> Xem thêm: Phương pháp luyện thi IELTS cấp tốc tại nhà hiệu quả cao
-
Chủ đề tên tiếng Anh về loài thú
- Antelope – /æn,təloʊp/: Linh dương
- Badger – /bædʒər/: Con lửng
- Bat – /bæt/: Con dơi
- Bear – /beə/: Con gấu
- Beaver – /bivər/: Hải ly
- Camel – /kæməl/: Lạc đà
- Chimpanzee – /,ʧɪmpæn’zi/: Tinh tinh
- Deer – /dir/: Con nai
- Hart – /hɑrt.: Con hươu
- Dolphin – /dɑlfɪn/: Cá heo
- Elephant – /,ɛləfənt/: Con voi
- Elk – /ɛlk/: Nai sừng tấm
- Fox – /fɑks/: Con cáo
- Giraffe – /dʒə’ræf/: Hươu cao cổ
- Goat – /ɡoʊt/: Con dê
- Guinea pig: Chuột lang
- Hare – /hɜr/: Thỏ rừng
- Hedgehog – /hɛdʒ,hɑɡ/: Nhím
- Hyena – /haɪ’inə/: Linh cẩu
- Lynx – /lɪŋks/: Linh miêu
- Mammoth – /mæməθ/: Voi ma mút
- Mink – /mɪŋk/: Con chồn
- Mule – /mjul/: Con la
- Otter – /’ɑtər/: Rái cá
- Panda – /’pændə/: Gấu trúc
- Pony – /’poʊni/: Ngựa con
- Puma – /pjumə/: Con báo
- Racoon – /ræ’kun/: Con gấu mèo
- Reindeer – /’reɪn,dir/: Tuần lộc
- Rhinoceros – /raɪ’nɑsərəs/: Tê giác
- Seal – /sil/: Hải cẩu
- Sloth – /slɔθ/: Con lười
- Squirrel – /skwɜrəl/: Con sóc
- Zebra – /’zɛbrə/: Ngựa vằn
- Kangaroo – /,kæɳgə’ru:/: Chuột túi
- Walrus – /’wɔ:lrəs/: Con moóc
- Koala – /kou’a:lə/: Gấu túi
- Lion – /’laiən/: Sư tử
- Hippopotamus – /,hipə’pɔtəməs/: Hà mã
- Coyote – /’kɔiout/: Chó sói
- Platypus – /’plætipəs/: Thú mỏ vịt
- Yak – /jæk/: Bò Tây Tạng
- Hyena – /haɪˈiː.nə/: Linh cẩu
- Gorilla – /gəˈrɪl.ə/ : Vượn người
- Skunk – /skʌŋk/: Chồn hôi
- Cheetah – /’tʃi:tə/: Báo gêpa
- Polar bear: Gấu Bắc cực
>> Mời Tham khảo: Học tiếng anh online cho bé
-
Chủ đề tên tiếng Anh về các loài chim
- Albatross – /ˈælbəˌtros/: Hải âu
- Canary – /kəˈneə.ri/: Chim hoàng yến
- Crow – /kroʊ/: Con quạ
- Raven – /reɪvən/: Con quạ
- Cuckoo – /’kuku/: Chim cu
- Dove – /dəv/: Bồ câu
- Pigeon – /’pɪdʒən/: Bồ câu
- Duck – /dək/: Vịt
- Eagle – /iɡəl/: Đại bàng
- Falcon – /’fɔlkən/: Chim cắt
- Finch – /fɪnʧ /: Chim sẻ
- Sparrow -/spæroʊ/: Chim sẻ
- Flamingo – /flə’mɪŋɡoʊ/: Hồng hạc
- Goose – /ɡus/: Ngỗng
- Gull – /ɡəl/: Chim mòng biển
- Hawk – /hɔk/: Diều hâu
- Owl – /aʊl/: Con cú
- Parrot – /pærət/: Con vẹt
- Peacock – /pi,kɑk/: Con công
- Penguin – /pɛŋwɪn/: Chim cánh cụt
- Robin -/rɑbɪn/: Chim cổ đỏ
- Turkey – /tɜrki/: Gà tây
- Ostrich – /’ɔstritʃ/: Đà điểu
- Swan – /swɔn/: Thiên nga
- Woodpecker – /’wud,peipə/: Chim gõ kiến
- Cockatoo – /,kɔkə’tu:/: Vẹt mào
-
Chủ đề tiếng Anh về loài vật cá và động vật dưới nước
- Carp – /kɑrp/: Cá chép
- Cod -/kɑd/: Cá tuyết
- Crab – /kræb/: Cua
- Eel – /il/: Lươn
- Goldfish -/’ɡoʊld,fɪʃ/: Cá vàng
- Jellyfish – /dʒɛli,fɪʃ/: Sứa
- Lobster – /lɑbstər/: Tôm hùm
- Perch – /pɜrʧ/: Cá rô
- Plaice – /pleɪs/: Cá bơn
- Ray – /reɪ/: Cá đuối
- Salmon – /sæmən/: Cá hồi
- Sawfish – /sɑfɪʃ/: Cá cưa
- Scallop – /skɑləp/: Sò điệp
- Shark – /ʃɑrk/: Cá mập
- Shrimp – /ʃrɪmp/: Tôm
- Trout – /traʊt/: Cá hương
- Octopus – /’ɔktəpəs/: Bạch tuộc
- Coral – /’kɔrəl/: San hô
- Herring – /’heriɳ/: Cá trích
- Minnow – /’minou/: Cá tuế
- Sardine – /sɑ:’din/: Cá mòi
- Whale – /hweɪl/: Cá voi
- Clam – /klæm/: Con trai
- Seahorse: Cá ngựa
- Squid – /skwid/: Mực ống
- Slug – /slʌg/: Sên
- Orca – /’ɔ:kə/: Cá kình
-
Chủ đề tiếng Anh về các loại côn trùng
- Ant – /ænt/: Kiến
- Aphid – /eɪfɪd/: Con rệp
- Bee – /bi/: Con ong
- Caterpillar – /kætə,pɪlər/: Con sâu bướm
- Cockroach – /’kɑk,roʊʧ /: Con gián
- Dragonfly – /’dræɡ,ənflaɪ/: Con chuồn chuồn
- Flea – /fli/: Bọ chét
- Fly – /flaɪ/: Con ruồi
- Grasshopper – /græs,hɑpər/: Châu chấu
- Ladybug – /’leɪdi,bəɡ/: Con bọ rùa
- Larva – /lɑrvə/: Ấu trùng
- Louse – /laʊs/: Con rận
- Millipede – /’mɪlə,pid: Con rết
- Moth – /mɔθ/: Bướm đêm
- Nymph – /nɪmf/: Con nhộng
- Wasp – /wɑsp/: Tò vò
- Beetle – /’bi:tl/: Bọ cánh cứng
- Mosquito – /məs’ki:tou/: Con muỗi
- Ladybird – /leɪdɪ,bɜrd/: Bọ rùa
- Cricket – /’krɪkɪt/: Con dế
- Locust – /’loukəst/: Cào cào
- Cicada – /si’kɑ:də/ : Ve sầu
-
Chủ đề tiếng Anh về các loại gia súc gia cầm
- Cow – /kau/: Con bò cái
- Ox – /ɑːks/: Con bò đực
- Pig – /pig/: Con lợn
- Sheep – /ʃi:p/: Con cừu
- Chicken – /ˈtʃɪk.ɪn/: Con gà
- Cock – /kɔk/: Gà trống
- Hen – /hen/: Gà mái
- Hound – /haund/: Chó săn
>> Xem thêm: Tiếng anh trực tuyến 1 kèm 1
-
Chủ đề tiếng Anh về các loài lưỡng cư
- Frog – /frɒg/: Con ếch
- Tadpole – /’tædpoʊl/: Nòng nọc
- Toad – /toʊd/: Con cóc
- Newt – /nut/: Con sa giông
- Dragon – /ˈdræg.ən/: Con rồng
- Snail – /sneil/: Ốc sên
-
Chủ đề tiếng Anh về các loài bò sát
- Chameleon – /kə’miliən/: Con tắc kè
- Snake – /sneɪk/: Con rắn
- Crocodile – /krɑkə,daɪl/: Cá sấu
- Alligator – /ˈaliˌgātər/: Cá sấu
- Iguana – /ɪ’gwɑnə/: Kỳ nhông
- Lizard – /lɪzərd/: Thằn lằn
- Python – /paɪθɑn/: Con trăn
- Turtle – /’tɜrtəl/: Con rùa
Trên đây là một số tên vê các loài động vật trong tiếng Anh thường gặp, chúng tôi đã sắp xếp chúng theo từng nhóm để các bạn có thể dễ dàng học hơn, đặt biệt là các em nhỏ. Hi vọng qua bài viết này mọi người sẽ tích lũy được nhiều từ vừng tiếng Anh để nâng cao vốn từ của mình.
>> Xem thêm: Luyện thi chứng chỉ cho bé
Kỳ thi IELTS đánh giá khả năng của bạn dựa trên bốn khía cạnh cơ bản của ngôn ngữ tiếng Anh: Speaking, Reading, Writing và Listening. Bạn cần rất nhiều thời gian cho việc luyện thi IELTS, nhưng bạn có thể tiết kiệm nhiều giờ ngồi học chỉ bằng cách áp dụng một vài chiến lược đơn giản. Trong bài viết mới nhất của luyện IELTS cấp tốc tại nhà này, bạn sẽ học được một số mẹo hữu ích nhất để làm bài thi IELTS.
>> Xem thêm: Một số mẫu câu đơn giản sắp xếp cuộc hẹn bằng tiếng Anh
Hình thức thi IELTS có phần khác so với các kỳ thi đại học, vì vậy sự chuẩn bị của bạn cũng cần phù hợp với các mẹo IELTS đơn giản. Quan trọng nhất, hãy luôn nhớ điều này khi bạn bắt đầu chuẩn bị là thực hành mỗi ngày.
Phần khó khăn nhất của nó là các bạn quá thoải mái, và không có sự kiên nhẫn bởi ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Điều này dẫn đến hiệu suất kém và các bạn không luyện tập hàng ngày. Vì vậy, trước khi bước vào tìm hiểu các bí quyết luyện thi IELTS, chúng ta hãy nhớ rằng: Tự luyện ở nhà không có nghĩa là bạn có thể tự làm bài. Bạn cần đặt một lịch trình.
>> Mời tham khảo: Học tiếng Anh online với người nước ngoài
Bí quyết để luyện thi IELTS cấp tốc tại nhà
Những mẹo và chiến lược IELTS chuyên nghiệp này sẽ giúp bạn tiến gần hơn đến ước mơ của mình và giúp bạn chuẩn bị cho kỳ thi.
Năm mẹo giúp luyện thi IELTS tại nhà dễ dàng:
- Làm quen với các Từ vựng
- Cải thiện kỹ năng viết
- Lưu loát & Phát âm
- Nâng cao kỹ năng nghe
-
Làm quen với từ vựng
Một trong những điểm có lợi nhất là học sinh có thể học hoặc bắt đầu thực hành với từ vựng ngay lập tức. Bạn có thể lấy một tờ báo hoặc tạp chí để luyện từ vựng của mình, đọc hoặc chú ý đến những từ mà bạn không biết. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện vốn từ vựng của mình, cũng có thể ghi nhớ những từ vựng này và sử dụng chúng trong các câu của bạn khi luyện tập.
Bạn càng gặp nhiều từ phức tạp, bạn càng học được nhiều ý nghĩa và tầm quan trọng của chúng. Ngoài ra, hãy tham khảo ngữ cảnh hỗ trợ để hiểu các hình thức câu. Hơn nữa, hãy bắt đầu xem các kênh tin tức hoặc chương trình để cải thiện vốn từ vựng của bạn với nhiều từ độc đáo. Những mẹo này chắc chắn sẽ giúp bạn cải thiện vốn từ vựng của mình .
Hãy nhớ rằng: Bạn phải học từ vựng tốt hơn có thể bao gồm một vài từ phức tạp. Nhưng, nó không phải là học những từ chuyên môn cao. Đó là việc luyện viết và nói những từ phức tạp và nghe hay hơn.
Ví dụ:
- Thay vì sử dụng từ: Better (Tốt hơn)
- Bạn có thể sử dụng: Improve (Cải thiện ), Enhance (Nâng cao), Upgrade (Nâng cấp), Refine (Tinh chỉnh)
- Nhưng tránh sử dụng: Recuperate, Meliorate, Augment, v.v.
Sử dụng những từ mà bạn có thể nhớ và triển khai chúng.
>> Xem thêm: Học tiếng Anh 1 thầy 1 trò online
-
Cải thiện Kỹ năng Viết
Bạn có thể luyện một bài thi Viết IELTS mỗi ngày. Làm như vậy, bạn sẽ hoàn thành 30 Bài thi Viết IELTS trong một tháng và kỹ năng viết của bạn tốt hơn rất nhiều so với hầu hết các ứng viên.
Có các thông số cụ thể để cải thiện kỹ năng viết của bạn để đạt được điểm mong muốn trong kỳ thi IELTS. Bạn cần làm theo các mẹo IELTS Writing này để nâng cao hiệu suất của mình.
Trong quá trình chuẩn bị của bạn, hãy luôn ghi nhớ giới hạn từ.
Việc chuẩn bị cho phần Viết Task 2 mất nhiều thời gian hơn so với phần viết Task 1
Hãy nhớ: Tốc độ và Độ chính xác là chìa khóa để chuẩn bị tốt hơn.
Phân tích câu hỏi một cách cẩn thận và bao quát tất cả các điểm đã cho trong Bài Viết.
Kiểm tra các lỗi thường gặp và sửa chúng trước khi bạn gửi câu trả lời của mình.
-
Lưu loát và phát âm
Sự trôi chảy và khả năng phát âm của bạn sẽ rất quan trọng trong kỳ thi Speaking IELTS. Vì vậy, điều quan trọng là phải luyện tập hàng ngày và nhớ ghi âm lại. Phần thi nói được chia thành ba phần và thời gian làm bài từ 11-15 phút.
Bạn sẽ cần thực hành nhất quán, và bằng cách đó, học sinh tập trung vào các bài học mới với các kỹ năng mới. Với các mẹo luyện IELTS cấp tốc tại nhà hàng ngày, bạn chắc chắn sẽ cải thiện độ trôi chảy và phát âm của mình.
- Trong quá trình Chuẩn bị, hãy tự tin, trả lời các câu hỏi và nói to và rõ ràng.
- Ghi lại các buổi luyện tập của bạn và lắng nghe chúng để cải thiện mỗi ngày.
- Nghe các chương trình tiếng Anh và các kênh tin tức càng nhiều càng tốt.
-
Nâng cao kỹ năng lắng nghe
Việc học đúng kỹ thuật để đạt được điểm mong muốn trong kỳ thi IELTS Listening là điều cần thiết. Nó sẽ giúp cải thiện các nhiệm vụ Nghe khi môi trường xung quanh đầy tiếng ồn tự nhiên và sự hỗn loạn hàng ngày. Điều này sẽ giúp cải thiện sự tập trung của bạn ngay cả trong những tình huống nghiêm trọng.
Trong kỳ thi IELS, bạn sẽ nhận được một bản ghi âm. Bản ghi âm này sẽ chỉ được phát một lần nên hãy tập trung nghe toàn bộ bản ghi âm. Trong khi đó, hãy đọc câu hỏi, nghe đoạn ghi âm và ghi câu trả lời đúng vào phiếu trả lời của bạn. Nói một cách dễ hiểu, bạn sẽ là một người làm việc đa năng. Thực hành cho bài nghe sẽ giúp bạn tăng khả năng nghe của mình và chọn ra câu trả lời chính xác từ đoạn ghi âm. Điều rất quan trọng là bạn phải chú ý đến phần ghi âm vì khi các phần tăng lên, tốc độ ghi cũng tăng theo.
Hãy luôn nhớ rằng, bạn sẽ nhận được câu trả lời theo trình tự của các câu hỏi.
Ví dụ: Nếu bạn có câu trả lời thứ hai và câu trả lời thứ tư, điều đó có nghĩa là bạn đã bỏ lỡ câu trả lời thứ ba và câu trả lời nằm ở đâu đó giữa lần ghi thứ hai và thứ tư.
Nhưng đừng hoảng sợ, hãy cố gắng đoán câu trả lời và tiếp tục với bản ghi âm vì không có dấu hiệu tiêu cực cho nó. Đừng lãng phí thời gian để suy nghĩ về câu trả lời bị bỏ lỡ vì bạn sẽ không tập trung vào việc ghi âm đang diễn ra và có thể bỏ lỡ các câu trả lời hiện tại. Thực hành trả lời các câu hỏi trong khi nghe đoạn ghi âm.
Lắng nghe hướng dẫn một cách cẩn thận và viết câu trả lời của bạn trong tất cả các chữa in hoa. Viết đúng chính tả vì nếu câu trả lời của bạn sai chính tả, câu trả lời đó cũng sẽ bị đánh dấu là sai.
-
Một số mẹo luyện thi IELTS khác
Bắt buộc phải biết nghĩa của một câu và từ trước khi bạn xuất hiện trong bài thi IELTS Reading. Bạn có thể nhờ sự trợ giúp của từ điển hoặc internet để biết nghĩa của một số từ khó. Luyện thi IELTS là tất cả về việc mắc lỗi và sửa chữa chúng.
Đảm bảo bạn tiếp tục chuẩn bị và làm theo các mẹo sau để giúp bạn thành công:
- Tạo thói quen đọc lướt và đọc nhanh để hình thành ý tưởng thông qua văn bản một cách nhanh chóng.
- Trong quá trình luyện thi IELTS, hãy đọc kỹ Hướng dẫn của mọi bài tập.
- Thực hành Đánh dấu các từ khóa trong Bài kiểm tra Đọc.
- Đảm bảo bạn Thực hiện theo các Hướng dẫn được đề cập trong Kiểm tra
- Đọc báo mỗi ngày và nghe tin tức để nâng cao kỹ năng đọc của bạn.
Việc luyện tập ở nhà sẽ giúp bạn làm quen với bài kiểm tra, hiểu lĩnh vực cần cải thiện của bạn và giúp bạn đạt điểm cao hơn tròng kỳ thì IELTS Các mẹo Luyện thi IELTS này sẽ cung cấp hướng dẫn trong quá trình làm bài kiểm tra của bạn và chứng tỏ chúng hữu ích trong quá trình bạn Luyện thi IELTS cấp tốc tại nhà .
Bạn đang tìm kiếm những câu tỏ tình bằng tiếng Anh lãng mạn để bày tỏ tình cảm với người mình yêu? Hay một lời tỏ tình chân thành có thể khiến trái tim ai đó rung động? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý những câu tỏ tình bằng tiếng Anh hay nhất, giúp bạn thể hiện cảm xúc một cách ngọt ngào và đầy ý nghĩa.
1. Những lời tỏ tình bằng tiếng Anh ngắn gọn
Những lời tỏ tình đơn giản mà cực ngọt ngào bằng tiếng Anh
- "I love you more than words can express."
(Anh yêu em hơn những gì lời nói có thể diễn tả.) - "You are my sunshine on a rainy day."
(Em là ánh mặt trời trong ngày mưa của anh.) - "I have fallen for you, and I never want to get up."
(Anh đã yêu em rồi, và anh không bao giờ muốn ngừng yêu em.) - "Every love story is beautiful, but ours is my favorite."
(Mọi câu chuyện tình yêu đều đẹp, nhưng câu chuyện của chúng ta là điều anh thích nhất.)
>>> Mời xem thêm: Mẫu câu khen ngợi hay nhất trong Tiếng Anh
2. Những lời tỏ tình lãng mạn và cảm động bằng tiếng Anh
Những lời tỏ tình siêu lãng mạn và cảm động
- "I didn’t believe in love at first sight until I met you."
(Anh đã không tin vào tình yêu từ cái nhìn đầu tiên cho đến khi anh gặp em.) - "You are the reason I smile every day."
(Em là lý do khiến anh cười mỗi ngày.) - "No matter where I go or what I do, my heart always leads me to you."
(Dù anh đi đâu hay làm gì, trái tim anh luôn hướng về em.) - "Being with you feels like coming home – safe and warm."
(Ở bên em giống như trở về nhà – vì ở đó luôn bình yên và ấm áp.)
3. Những lời tỏ tình bằng tiếng Anh lãng mạn như trong phim
- "If I had to choose between breathing and loving you, I would use my last breath to say I love you."
(Nếu anh phải chọn giữa hít thở và yêu em, anh sẽ dùng hơi thở cuối cùng để nói rằng anh yêu em.) - "You stole my heart, but I’ll let you keep it forever."
(Em đã đánh cắp trái tim anh, nhưng anh sẽ để em giữ nó mãi mãi.) - "Meeting you was fate, becoming your friend was a choice, but falling in love with you was beyond my control."
(Gặp em là định mệnh, trở thành bạn của em là sự lựa chọn, nhưng yêu em là điều anh không thể kiểm soát được.) - "I want to be the reason behind your smile, because surely you are the reason behind mine."
(Anh muốn là lý do khiến em cười, vì chắc chắn em là lý do khiến anh hạnh phúc.)
4. Những lời tỏ tình bằng tiếng Anh dễ thương
Những lời tỏ tình siêu dễ thương bằng tiếng Anh
Nếu bạn muốn làm người ấy bất ngờ với một lời tỏ tình hài hước nhưng vẫn đầy yêu thương, hãy thử những câu sau:
- "Do you have a map? Because I keep getting lost in your eyes."
(Em có bản đồ không? Vì anh cứ bị lạc trong đôi mắt em mãi thôi.) - "Are you a magician? Because whenever I look at you, everyone else disappears."
(Em có phải là một ảo thuật gia không? Vì mỗi khi anh nhìn em, tất cả mọi người khác đều biến mất.) - "Can I borrow a kiss? I promise I’ll give it back."
(Anh có thể mượn một nụ hôn không? Anh hứa sẽ trả lại.) - You are an intelligent and funny guy. I let you like me!
(Anh là chàng trai thông minh và hài hước. Em cho phép anh thích em đó!) - Hey man. you drop your lover!
(Anh gì ơi, anh đánh rơi người yêu này.)
- You are such a professional thief. Within minutes it stole my heart!
(Em đúng là kẻ cắp chuyên nghiệp. Trong vài phút đã đánh cắp trái tim anh.) - Do you want to be the mother of my children?
(Em có muốn làm mẹ các con anh không?)
5. Lời tỏ tình bằng tiếng Anh của nữ dành cho nam
- Give me a password to log into your heart!
Cho em xin mật khẩu để đăng nhập vào trái tim anh! - If anyone asks me what I like, I will answer out loud that I like you!
Nếu có ai hỏi em thích gì, em sẽ thẳng thắn nói rằng em thích anh! - I love you for no reason, because you are yourself!
Em yêu anh chẳng vì lí do nào cả, đơn giản gì anh là chính anh! - Having been with me for so long, have you liked me?
Ở bên em lâu như vậy, anh đã thích em chưa? - If you don’t mind, be my lover!
Nếu anh không phiền thì làm người yêu em nhé? - I won’t tell you that I like you.
Em sẽ không nói với anh rằng em thích anh đâu. - I have loved you unilaterally for 3 years. Give me your answer!
Em đã yêu thầm anh suốt 3 năm rồi. Đáp lại tình cảm của em đi chứ! - My heart sobs because of you!
Con tim em thổn thức vì anh!
- “I don’t know when it happened, but somehow, you stole my heart.”
(Em không biết điều đó xảy ra khi nào, nhưng bằng cách nào đó, anh đã đánh cắp trái tim em.)
- “I can’t stop thinking about you. You are always on my mind.”
(Em không thể ngừng nghĩ về anh. Anh luôn ở trong tâm trí em.)
- “You make my world brighter just by being in it.”
(Anh khiến thế giới của em trở nên rực rỡ hơn bằng cách hiện diện trong đó.)
- “My heart whispers your name every time it beats.”
(Trái tim em thì thầm tên anh mỗi khi nó đập.)
- “You are not just a part of my life, you are my whole world.”
(Anh không chỉ là một phần trong cuộc sống em, mà là cả thế giới của em.)
- “I didn’t believe in soulmates until I met you.”
(Em đã không tin vào định mệnh cho đến khi gặp anh.)
6. Kết luận
Lời tỏ tình không chỉ là cách bày tỏ tình cảm mà còn giúp bạn ghi dấu ấn trong trái tim người ấy. Với những lời tỏ tình bằng tiếng Anh ngọt ngào và lãng mạn trên, Pantado hy vọng bạn sẽ có một khoảnh khắc đáng nhớ và trọn vẹn cùng người thương. Đừng quên theo dõi website pantado.edu.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin và bài học hữu ích khác nhé!
>>> Mời xem thêm:
Có một sự thật là khi giao tiếp bằng tiếng Anh, chúng ta chỉ thường chú ý đến cách bắt đầu một cuộc hội thoại nhưng lại bối rối không biết kết thúc cuộc trò chuyện như thế nào cho lịch sự. Hãy cùng Pantado nghiên cứu tổng hợp 15 cách kết thúc cuộc trò chuyện lịch sự trong tiếng Anh giao tiếp dưới đây nhé.
- Let’s organize the meeting to discuss it further.
Chúng mình hãy sắp xếp một buổi hẹn để nói nhiều hơn về cái này nhé.
- I will get in contact with you about …. tomorrow.
Vậy tớ sẽ liên lạc với cậu về vấn đề … vào ngày mai nhé.
- Well, it was nice to meet you. I really had a great time.
Thật vui khi được gặp anh. Tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời.
>>> Có thể bạn quan tâm Học tiếng anh với người nước ngoài
- I enjoyed our conversation.
Tớ rất thích cuộc nói chuyện của chúng ta đấy.
- Please excuse me, I must go. I have a meeting in 30 minutes.
Xin thứ lỗi, tôi phải đi rồi. Tôi có một cuộc hẹn trong 30 phút nữa.
- Take care.
Giữ gìn sức khỏe nhé.
- I’m sorry but I have to make an important phone call.
Tớ xin lỗi nhưng tớ có cuộc điện thoại quan trọng.
- I’m very sorry but I have to speak to Mr. Lam about something.
Tôi phải nói một vài điều với anh Lam. Xin lỗi cậu nhiều nhé.
- Let’s talk about this some more next week.
Chúng ta sẽ nói thêm về điều này vào tuần sau nhé.
- I’d love to talk some more. When we can meet again?
Tớ muốn nói chuyện nhiều hơn. Khi nào chúng ta có thể gặp lại nhau?
- It was nice to talk to you.
Thật vui khi nói chuyện với bạn.
- I’m glad we had this talk.
Mình rất vui vì chúng ta đã nói chuyện với nhau.
- Excuse me but I need to attend to something.
Xin thứ lỗi, tớ phải đi tham gia cái này một chút.
- Anyway, I’ve got to get back to work. I’m glad that we met.
Tôi phải trở lại làm việc. Rất vui vì chúng ta đã gặp nhau.
- Well, I don’t want to keep you from your work.
Tớ không muốn ngắt quãng công việc của cậu nữa.
Hãy dùng những câu nói trên để kết thúc cuộc nói chuyện của bạn một cách lịch sự và thân thiện nhất. Chúc bạn thành công trên con đường chinh phục ngôn ngữ mới.
>>> Mời xem thêm: Một số cụm từ tiếng Anh quen thuộc trong giao tiếp tiếng Anh công sở
Khi giao tiếp trong công sở ta thường gặp một số cụm từ, thành ngữ tiếng Anh dưới đây, hãy lưu ý để không bị lạ lẫm khi nghe hay gặp phải. Tránh việc khi nghe người khác nói bạn lại phải tự hỏi Water-cooler là gì?
Water-cooler chat
Đây là cụm từ Anh - Mỹ nhưng cũng dần phổ biến trong tiếng Anh-Anh. Hầu hết văn phòng hiện nay có "water cooler" (cây nước nóng lạnh), do đó "water-cooler chat" có nghĩa những mẩu trò chuyện vô thưởng vô phạt khi đồng nghiệp chạm mặt nhau ở chỗ lấy nước. Nó thường là chuyện phiếm như thảo luận về bộ phim trên TV tối qua hay những câu chuyện xã giao.
>>> Mời xem thêm: Luyện thi chứng chỉ cho bé
Close of play
"Close of play" thường được viết tắt là COP trong email và tin nhắn, hoặc EOP (end of play), được hiểu theo nghĩa đơn giản là đến cuối ngày làm việc. Tại sao sếp yêu cầu nhân viên hoàn thành công việc "by close of play" mà không phải là "today"? Có thể họ muốn khiến câu từ trở nên vui vẻ hơn, giống cuối một hiệp đấu cricket.
Think outside the box
Nếu ai đó ở nơi làm việc yêu cầu bạn "think outside the box", họ muốn bạn đừng giới hạn suy nghĩ của bản thân. Họ khuyến khích sáng tạo, đề xuất những ý tưởng ngoài xu hướng thông thường, cách tiếp cận vấn đề mới mẻ.
Brainstorming
Đây là một cách khác để khuyến khích nhân viên "think outside the box", cụ thể là thảo luận theo nhóm để nghĩ ra ý tưởng, giải quyết vấn đề. "Brainstorming" có nguồn gốc từ năm 1939, được giám đốc quảng cáo Alex F. Osborn sử dụng đầu tiên.
Annual leave
Nhân viên văn phòng thường nhắc đến kỳ nghỉ hè của mình với cụm từ "period of annual leave", ý chỉ quãng thời gian nghỉ phép hàng năm (nghỉ có trả lương). Cách nói này thường sử dụng trong email tự động nhằm thông báo không tiếp nhận công việc trong thời gian nghỉ, mang tính nghiêm túc và chuyên nghiệp hơn "go on holiday".
Hard copy
Rất nhiều tài liệu công việc hiện nay được tạo và chia sẻ online mà không cần phải in, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn buộc phải dùng đến bản cứng (hard copy).
Desk jockey
"Desk jockey" là cách chơi chữ của "disc jockey" (DJ - người chọn và chỉnh nhạc trong các bữa tiệc), chỉ những con người làm công việc bàn giấy trong văn phòng.
Thật thú vị phải không nào!
>>> Mời xem thêm: Cách viết 12 cung hoàng đạo trong tiếng Anh
Bạn có biết cung hoàng đạo của mình viết như thế nào trong tiếng Anh không? Cung hoàng đạo (Zodiac signs) có nguồn gốc từ chiêm tinh học Babylon và được phát triển bởi các nền văn minh Hy Lạp, La Mã. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách viết, phiên âm, ý nghĩa và cách sử dụng cung hoàng đạo trong giao tiếp tiếng Anh một cách dễ nhớ và hiệu quả nhất!
1. 12 cung hoàng đạo trong tiếng Anh
Cung hoàng đạo |
Tiếng Anh |
Phiên âm |
Bạch Dương (21/3 - 19/04) |
Aries |
/ˈɛəriːz/ hoặc /ˈæriːz/ |
Kim Ngưu (20/4 - 20/5) |
Taurus |
/ˈtɔːrəs/ hoặc /ˈtɔːrʊs/ |
Song Tử (21/5 - 20/6) |
Gemini |
/ˈdʒɛmɪˌnaɪ/ hoặc /ˈdʒɛmɪni/ |
Cự Giải (21/6 - 22/7) |
Cancer |
/ˈkænsər/ |
Sư Tử (23/7 - 22/8) |
Leo |
/ˈliːoʊ/ |
Xử Nữ (23/8 - 22/9) |
Virgo |
/ˈvɜːrɡoʊ/ |
Thiên Bình (23/9 - 22/10) |
Libra |
/ˈliːbrə/ hoặc /ˈlaɪbrə/ |
Bọ Cạp (23/10 - 21/11) |
Scorpio |
/ˈskɔːrpi.oʊ/ |
Nhân Mã (22/11 - 21/12) |
Sagittarius |
/ˌsædʒɪˈtɛəriəs/ |
Ma Kết (22/12 - 19/01) |
Capricorn |
/ˈkæprɪˌkɔrn/ hoặc /ˈkæprɪkən/ |
Bảo Bình (20/01 - 18/02) |
Aquarius |
/əˈkwɛəriəs/ hoặc /əˈkwæriəs/ |
Song Ngư (19/02 - 20/3) |
Pisces |
/ˈpaɪsiːz/ hoặc /ˈpaɪsiz/ |
Ý nghĩa biểu tượng của từng cung:
- Aries (Bạch Dương) – Con cừu đực, biểu tượng của sự lãnh đạo và quyết đoán.
- Taurus (Kim Ngưu) – Con bò đực, đại diện cho sự bền bỉ và ổn định.
- Gemini (Song Tử) – Hai anh em song sinh, biểu trưng cho sự linh hoạt và giao tiếp.
- Cancer (Cự Giải) – Con cua, thể hiện sự nhạy cảm và bảo vệ.
- Leo (Sư Tử) – Sư tử, tượng trưng cho sự dũng cảm và hào phóng.
- Virgo (Xử Nữ) – Trinh nữ, biểu thị sự cầu toàn và trí tuệ.
- Libra (Thiên Bình) – Cán cân, đại diện cho sự công bằng và hài hòa.
- Scorpio (Bọ Cạp) – Bọ cạp, biểu tượng của sự mạnh mẽ và bí ẩn.
- Sagittarius (Nhân Mã) – Cung thủ, thể hiện tinh thần tự do và lạc quan.
- Capricorn (Ma Kết) – Dê biển, biểu trưng cho sự kiên trì và tham vọng.
- Aquarius (Bảo Bình) – Người mang nước, đại diện cho trí tuệ và sáng tạo.
- Pisces (Song Ngư) – Hai con cá bơi ngược chiều, biểu thị sự mơ mộng và trực giác.
Tên gọi và biểu tượng của 12 cung hoàng đạo trong tiếng Anh
>> Tham khảo: Cách viết và đọc ngày tháng năm trong tiếng Anh
2. Đặc điểm tính cách của 12 cung hoàng đạo
a. Nhóm lửa (Fire Signs) – Sôi nổi, nhiệt huyết
Cung hoàng đạo |
Tính cách (Tiếng Anh) |
Phiên âm |
Nghĩa |
Aries (Bạch Dương) |
Energetic |
/ˌɛn.ɚˈdʒɛ.tɪk/ |
Tràn đầy năng lượng |
Brave |
/breɪv/ |
Dũng cảm |
|
Impulsive |
/ɪmˈpʌl.sɪv/ |
Bốc đồng |
|
Generous |
/ˈdʒen.ər.əs/ |
Hào phóng |
|
Enthusiastic |
/ɪnˌθuː.ziˈæs.tɪk/ |
Nhiệt tình |
|
Efficient |
/ɪˈfɪʃ.ənt/ |
Có hiệu quả |
|
Arrogant |
/ˈær.ə.ɡənt/ |
Ngạo mạn |
|
Quick-tempered |
/ˌkwɪkˈtem.pɚd/ |
Nóng tính |
|
Leo (Sư Tử) |
Confident |
/ˈkɒn.fɪ.dənt/ |
Tự tin |
Charismatic |
/ˌkær.ɪzˈmæt.ɪk/ |
Cuốn hút |
|
Leader |
/ˈliː.dər/ |
Lãnh đạo |
|
Independent |
/ˌɪn.dɪˈpen.dənt/ |
Độc lập |
|
Ambitious |
/æmˈbɪʃ.əs/ |
Tham vọng |
|
Bossy |
/ˈbɒs.i/ |
Hống hách |
|
Dogmatic |
/dɒɡˈmæt.ɪk/ |
Độc đoán |
|
Sagittarius (Nhân Mã) |
Adventurous |
/ədˈvɛn.tʃər.əs/ |
Ưa mạo hiểm |
Optimistic |
/ˌɒp.tɪˈmɪs.tɪk/ |
Lạc quan |
|
Optimistic |
/ˌɒp.tɪˈmɪs.tɪk/ |
Lạc quan |
|
Adventurous |
/ədˈven.tʃər.əs/ |
Thích phiêu lưu |
|
Straightforward |
/ˌstreɪtˈfɔː.wəd/ |
Thẳng thắn |
|
Careless |
/ˈkeə.ləs/ |
Bất cẩn |
|
Reckless |
/ˈrek.ləs/ |
Liều lĩnh |
|
Irresponsible |
/ˌɪr.ɪˈspɒn.sɪ.bəl/ |
Vô trách nhiệm |
b. Nhóm đất (Earth Signs) – Kiên trì, thực tế
Cung hoàng đạo |
Tính cách (Tiếng Anh) |
Phiên âm |
Nghĩa |
Taurus (Kim Ngưu) |
Reliable |
/rɪˈlaɪ.ə.bəl/ |
Đáng tin cậy |
Patient |
/ˈpeɪ.ʃənt/ |
Kiên nhẫn |
|
Stubborn |
/ˈstʌb.ɚn/ |
Cứng đầu |
|
Stable |
/ˈsteɪ.bəl/ |
Ổn định |
|
Determined |
/dɪˈtɜː.mɪnd/ |
Quyết tâm |
|
Possessive |
/pəˈzes.ɪv/ |
Có tính sở hữu |
|
Greedy |
/ˈɡriː.di/ |
Tham lam |
|
Materialistic |
/məˌtɪə.ri.əˈlɪs.tɪk/ |
Thực dụng |
|
Virgo (Xử Nữ) |
Analytical |
/ˌæn.əˈlɪt.ɪ.kəl/ |
Giỏi phân tích |
Perfectionist |
/pərˈfɛk.ʃə.nɪst/ |
Cầu toàn |
|
Hardworking |
/ˈhɑːrdˌwɜːr.kɪŋ/ |
Chăm chỉ |
|
Analytical |
/ˌæn.əˈlɪt.ɪ.kəl/ |
Thích phân tích |
|
Practical |
/ˈpræk.tɪ.kəl/ |
Thực tế |
|
Precise |
/prɪˈsaɪs/ |
Tỉ mỉ, chính xác |
|
Picky |
/ˈpɪk.i/ |
Khó tính, kén chọn |
|
Inflexible |
/ɪnˈflek.sə.bəl/ |
Cứng nhắc |
|
Perfectionist |
/pəˈfek.ʃən.ɪst/ |
Theo chủ nghĩa hoàn hảo |
|
Capricorn (Ma Kết) |
Ambitious |
/æmˈbɪʃ.əs/ |
Tham vọng |
Disciplined |
/ˈdɪs.ə.plɪnd/ |
Kỷ luật |
|
Responsible |
/rɪˈspɒn.sə.bəl/ |
Có trách nhiệm |
|
Persistent |
/pəˈsɪs.tənt/ |
Kiên trì |
|
Disciplined |
/ˈdɪs.ə.plɪnd/ |
Có kỷ luật |
|
Calm |
/kɑːm/ |
Bình tĩnh |
|
Pessimistic |
/ˌpes.ɪˈmɪs.tɪk/ |
Bi quan |
|
Conservative |
/kənˈsɜː.və.tɪv/ |
Bảo thủ |
|
Shy |
/ʃaɪ/ |
Nhút nhát |
c. Nhóm khí (Air Signs) – Thông minh, sáng tạo
Cung hoàng đạo |
Tính cách (Tiếng Anh) |
Phiên âm |
Nghĩa |
Gemini (Song Tử) |
Witty |
/ˈwɪt.i/ |
Hóm hỉnh |
Adaptable |
/əˈdæp.tə.bəl/ |
Thích nghi tốt |
|
Talkative |
/ˈtɔː.kə.tɪv/ |
Nói nhiều |
|
Creative |
/kriˈeɪ.tɪv/ |
Sáng tạo |
|
Eloquent |
/ˈel.ə.kwənt/ |
Có tài hùng biện |
|
Curious |
/ˈkjʊə.ri.əs/ |
Tò mò |
|
Impatient |
/ɪmˈpeɪ.ʃənt/ |
Thiếu kiên nhẫn |
|
Restless |
/ˈrest.ləs/ |
Không ngơi nghỉ |
|
Tense |
/tens/ |
Căng thẳng |
|
Libra (Thiên Bình) |
Charming |
/ˈtʃɑːr.mɪŋ/ |
Duyên dáng |
Diplomatic |
/ˌdɪp.ləˈmæt.ɪk/ |
Khéo léo |
|
Fair-minded |
/ˈfeərˌmaɪn.dɪd/ |
Công bằng |
|
Diplomatic |
/ˌdɪp.ləˈmæt.ɪk/ |
Khéo léo ngoại giao |
|
Easygoing |
/ˌiː.ziˈɡəʊ.ɪŋ/ |
Dễ tính, dễ chịu |
|
Sociable |
/ˈsəʊ.ʃə.bəl/ |
Hòa đồng |
|
Changeable |
/ˈtʃeɪn.dʒə.bəl/ |
Hay thay đổi |
|
Unreliable |
/ˌʌn.rɪˈlaɪ.ə.bəl/ |
Không đáng tin cậy |
|
Superficial |
/ˌsuː.pəˈfɪʃ.əl/ |
Hời hợt |
|
Aquarius (Bảo Bình) |
Innovative |
/ˈɪn.ə.veɪ.tɪv/ |
Sáng tạo |
Open-minded |
/ˌoʊ.pənˈmaɪn.dɪd/ |
Cởi mở |
|
Rebellious |
/rɪˈbɛl.i.əs/ |
Nổi loạn |
|
Clever |
/ˈklev.ər/ |
Thông minh |
|
Humanitarian |
/hjuːˌmæn.ɪˈteə.ri.ən/ |
Nhân đạo |
|
Friendly |
/ˈfrend.li/ |
Thân thiện |
|
Aloof |
/əˈluːf/ |
Xa cách, lạnh lùng |
|
Unpredictable |
/ˌʌn.prɪˈdɪk.tə.bəl/ |
Khó đoán |
d. Nhóm nước (Water Signs) – Cảm xúc mạnh, trực giác cao
Cung hoàng đạo |
Tính cách (Tiếng Anh) |
Phiên âm |
Nghĩa |
Cancer (Cự Giải) |
Emotional |
/ɪˈmoʊ.ʃən.əl/ |
Nhạy cảm |
Protective |
/prəˈtɛk.tɪv/ |
Bảo vệ |
|
Loyal |
/ˈlɔɪ.əl/ |
Trung thành |
|
Intuitive |
/ɪnˈtjuː.ɪ.tɪv/ |
Bản năng, trực giác |
|
Nurturing |
/ˈnɜː.tʃər.ɪŋ/ |
Ân cần, nuôi dưỡng |
|
Frugal |
/ˈfruː.ɡəl/ |
Giản dị, tiết kiệm |
|
Cautious |
/ˈkɔː.ʃəs/ |
Cẩn thận, dè dặt |
|
Moody |
/ˈmuː.di/ |
U sầu, ảm đạm |
|
Self-pitying |
/ˌselfˈpɪt.i.ɪŋ/ |
Tự thương hại |
|
Jealous |
/ˈdʒel.əs/ |
Ghen tuông |
|
Scorpio (Bọ Cạp) |
Mysterious |
/mɪˈstɪr.i.əs/ |
Bí ẩn |
Passionate |
/ˈpæʃ.ən.ət/ |
Đam mê |
|
Determined |
/dɪˈtɝː.mɪnd/ |
Quyết tâm |
|
Resourceful |
/rɪˈzɔːr.sfəl/ |
Tháo vát, có tài xoay xở |
|
Focused |
/ˈfəʊ.kəst/ |
Tập trung |
|
Narcissistic |
/ˌnɑːr.sɪˈsɪs.tɪk/ |
Tự mãn, ái kỷ |
|
Manipulative |
/məˈnɪp.jə.lə.tɪv/ |
Thích điều khiển người khác |
|
Suspicious |
/səˈspɪʃ.əs/ |
Hay nghi ngờ, đa nghi |
|
Pisces (Song Ngư) |
Dreamy |
/ˈdriː.mi/ |
Mơ mộng |
Empathetic |
/ˌɛmp.əˈθɛt.ɪk/ |
Đồng cảm |
|
Artistic |
/ɑːrˈtɪs.tɪk/ |
Nghệ thuật |
|
Romantic |
/rəʊˈmæn.tɪk/ |
Lãng mạn |
|
Devoted |
/dɪˈvəʊ.tɪd/ |
Hy sinh, tận tụy |
|
Compassionate |
/kəmˈpæʃ.ən.ət/ |
Đồng cảm, từ bi |
|
Indecisive |
/ˌɪn.dɪˈsaɪ.sɪv/ |
Hay do dự, thiếu quyết đoán |
|
Escapist |
/ɪˈskeɪ.pɪst/ |
Trốn tránh thực tế |
|
Idealistic |
/ˌaɪ.dɪəˈlɪs.tɪk/ |
Thích lý tưởng hóa |
3. Tiếng Anh giao tiếp về cung hoàng đạo
Cung hoàng đạo là một chủ đề thú vị để bắt đầu hoặc duy trì cuộc trò chuyện bằng tiếng Anh. Dưới đây là một số cách sử dụng từ vựng về cung hoàng đạo mà Pantado gợi ý cho bạn trong giao tiếp hàng ngày.
Mẫu câu hỏi đáp về cung hoàng đạo bằng tiếng Anh
a. Hỏi và trả lời về cung hoàng đạo
- What’s your zodiac sign?
Cung hoàng đạo của bạn là gì? - When is your birthday?
Sinh nhật của bạn là khi nào? - Do you believe in astrology?
Bạn có tin vào chiêm tinh học không? - What are the typical traits of your zodiac sign?
Đặc điểm tính cách điển hình của cung hoàng đạo của bạn là gì? - Which zodiac signs are most compatible?
Những cung hoàng đạo nào hợp nhau nhất? - Do you think Aries and Libra make a good match?
Bạn có nghĩ rằng Bạch Dương và Thiên Bình là cặp đôi hoàn hảo không? - What’s the best zodiac sign for a romantic relationship?
Cung hoàng đạo nào là biểu tượng của sự lãng mạn trong một mối quan hệ tình cảm?
Ví dụ hội thoại 1:
A: What’s your zodiac sign? (Cung hoàng đạo của bạn là gì?)
B: I’m a Leo. I was born on August 10th. (Mình là Sư Tử. Mình sinh ngày 10 tháng 8.)
Ví dụ hội thoại 2:
A: I heard that Cancer and Pisces make a great couple. (Mình nghe nói Cự Giải và Song Ngư là cặp đôi hoàn hảo đấy.)
B: Yeah, they’re both emotional and intuitive, so they understand each other well. (Đúng vậy, họ đều giàu cảm xúc và trực giác nên rất hiểu nhau.)
b. Miêu tả tính cách bằng cung hoàng đạo
Ví dụ:
- As a Virgo, I am very detail-oriented and hardworking. (Là một Xử Nữ, tôi rất tỉ mỉ và chăm chỉ.)
- Scorpios are known for being passionate and mysterious. (Bọ Cạp nổi tiếng với sự đam mê và bí ẩn.)
- My best friend is a Gemini, so she’s really witty and talkative. (Bạn thân của tôi là một Song Tử, cô ấy rất hóm hỉnh và hoạt ngôn.)
>> Xem thêm: Giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh
4. Kết luận
Pantado hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách viết tên gọi 12 cung hoàng đạo trong tiếng Anh. Cung hoàng đạo không chỉ giúp bạn khám phá thêm về tính cách của bản thân và người khác mà còn là một chủ đề thú vị để giao tiếp bằng tiếng Anh. Hãy theo dõi website pantado.edu.vn mỗi ngày để khám phá thêm nhiều bài học tiếng Anh bổ ích giúp bạn nâng cao kỹ năng và sử dụng ngôn ngữ một cách tự tin hơn!
>> Có thể bạn quan tâm: Lớp học tiếng Anh online miễn phí