Kiến thức học tiếng Anh

Mẫu câu Tiếng Anh giao tiếp nhà hàng chuẩn nhất

Tiếng Anh giao tiếp nhà hàng là một các chủ đề giao tiếp thông dụng được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Cùng tìm hiểu các mẫu câu và từ vựng trong các tình huống thường xảy ra trong nhà hàng của nhân viên nhà hàng và khách hàng dưới đây nhé!

 

 

Từ vựng tiếng Anh trong nhà hàng

 

 

  1. Starter(n): món khai vị
  2. Main course: món chính
  3. Dessert: món tráng miệng
  4. Roasted food: món quay
  5. Grilled food: món nướng
  6. Fried food: món chiên
  7. Saute (n): món áp chảo
  8. Stew (n): món ninh
  9. Steam food: thức ăn hấp
  10. Napkin(n): khăn ăn
  11. Tray(n): cái khay
  12. Spoon(n): cái thìa
  13. Knife(n): dao
  14. Fork(n): cái dĩa
  15. Bowl(n): tô
  16. Chopsticks(n): đôi đũa
  17. Ladle(n): thìa múc canh
  18. Late(n): đĩa
  19. Mug(n): ly nhỏ có quai
  20. Pepper shaker: Lọ đựng tiêu
  21. Straw(n): ống hút
  22. Tablecloth: khăn trải bàn
  23. Teapot(n): ấm trà
  24. Tongs(n): kẹp dùng để gắp thức ăn
  25. Wine(n): rượu
  26. Beer(n): bia
  27. Alcohol(n): đồ uống có cồn
  28. Coke(n): các loại nước ngọt 
  29. Juice(n): nước ép hoa quả
  30. Smoothie(n): sinh tố
  31. Coffee(n): cà phê
  32. Tea(n): trà
  33. Milk(n): sữa
  34. Sparkling water: nước có ga
  35. Cocoa(n): ca cao
  36. Ice tea: trà đá
  37. Green tea: trà xanh
  38. Lemonade(n): nước chanh
  39. Milkshake(n): sữa lắc
  40. Beef(n): thịt bò
  41. Pork(n): thịt heo
  42. Lamb(n): thịt cừu
  43. Chicken(n): thịt gà
  44. Goose(n): thịt ngỗng
  45. Duck(n): thịt vịt
  46. Seafood(n): hải sản
  47. Fish(n): cá
  48. Octopus(n): bạch tuộc
  49. Shrimps(n): tôm
  50. Crab(n): cua
  51. Lobster(n): tôm hùm
  52. Mussels(n): con trai trai
  53. Lettuce(n): rau xà lách
  54. Cabbage(n): cải bắp
  55. Apple pie: bánh táo

 

 

>>> Mời xem thêm: Ủy nhiệm chi tiếng Anh là gì? Từ vựng, mẫu câu liên quan

 

Mẫu câu tiếng Anh giao tiếp nhà hàng phổ biến

 

  1. Do you have a reservation?: Quý khách đã đặt bàn chưa
  2. I’ve got a reservation: Tôi đã bật bàn rồi
  3. How many persons, please?: Quý khách cho biết có bao nhiêu người
  4. I’ll show you to the table. This way, please: Tôi sẽ dẫn quý khách đến bàn của mình. Mời đi lối này
  5. Please take a seat: Xin mời ngồi
  6. Could I see the menu, please?: Cho tôi xem thực đơn được không?
  7. Can I get you any drinks?: Quý khách có muốn uống gì không ạ?
  8. Would you like some tea/ coffee whilst you wait?: Quý  khách có muốn uống trà hoặc cà phê trong lúc chờ không ạ?
  9. Which do you prefer, fast food or a la carte?: Quý khách thích thức ăn sẵn hay thức ăn trong thực đơn?
  10. Are you ready to order?: Quý khách đã muốn gọi món chưa?
  11. Do you have any specials?: Nhà hàng có món đặc biệt không?
  12. What’s the soup of the day?: Món súp của hôm nay là súp gì?
  13. What do you recommend?: Anh/chị gợi ý món nào?
  14. What’s this dish?: Món này là món gì?
  15. I’m on a diet: Tôi đang ăn kiêng
  16. I’m allergic to: Tôi bị dị ứng với: …
  17. I’m severely allergic to: Tôi bị dị ứng nặng với …
  18. I’m a vegetarian: Tôi ăn chay
  19. I’ll have the..: Tôi chọn món …
  20. I don’t eat…: Tôi không ăn…
  21. I’m sorry, we’re out of that: Xin lỗi nhé, nhà hàng chúng tôi hết món đó rồi
  22. For my starter I’ll have the soup, and for my main course the steak: Súp cho món khai vị, và bít tết cho món chính nhé
  23. How would you like your steak?: Quý khách muốn món bít tết thế nào?
  24. Rare: Tái
  25. Medium rare: Chín tái
  26. Medium: Chín vừa
  27. Well done: Chín kỹ
  28. Is that all?: Còn gì không ạ?
  29. Nothing else, thank you: Thế thôi, cảm ơn
  30. How long will it take?: Sẽ mất bao lâu?
  31. It’ll take about… minutes: Khoảng … phút
  32. Enjoy your meal!: Chúc quý khách ăn ngon miệng!
  33. Would you like to taste the wine?: Quý khách có muốn thử rượu không ạ?
  34. A jug of tap water: Một bình nước máy
  35. Another bottle of wine: Một chai rượu khác
  36. Some more bread: Thêm ít bánh mì nữa
  37. Still or sparkling: Nước có ga hay không có ga?
  38. Would you like any coffee or dessert?: Quý khách có muốn gọi cà phê hay đồ tráng miệng không?
  39. Thanks. That was delicious: Cảm ơn, rất ngon!
  40. The food was delicious: Thức ăn ngon!
  41. This isn’t what I ordered: Đây không phải thứ tôi gọi
  42. This is too salty: Món này mặn quá!
  43. This doesn’t taste right: Món này không đúng vị
  44. The bill, please: Cho xin hóa đơn
  45. Could we have the bill, please?: Mang cho chúng tôi hóa đơn được không?
  46. Can I pay by card?: Tôi có thể trả bằng thẻ không?
  47. Do you take credit card?: Nhà hàng có nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng không?
  48. Is service included?: Đã bao gồm phí dịch vụ chưa?
  49. Can we pay separately?: Chúng tôi trả tiền riêng được không?
  50. I’ll get this: Để tôi trả
  51. Let’s split it = Let’s share the bill: Chúng ta chia nhau trả đi

 

Mẫu câu giao tiếp tiếng Anh cho khách hàng 

 

  1. Mẫu câu giao tiếp tiếng Anh cho khách – đặt bàn ăn
  1. Do you have any free tables?: Nhà hàng còn bàn trống không vậy?
  2. A table for … persons, please: Cho tôi đặt một bàn cho … người.
  3. I’d like to make a reservation: Tôi muốn đặt bàn nhé
  4. I’d like to book a table, please: Làm ơn , Tôi muốn đặt bàn

 

 

  1. Mẫu câu giao tiếp tiếng Anh nhà hàng cho khách – Gọi món ăn
  1. Could we see the menu, please?: Chúng tôi có thể xem thực đơn được không vậy?
  2. Could we see the drinks menu, please?: Chúng tôi có thể xem thực đơn đồ uống được không vậy?
  3. Is this dish suitable for vegetarians/ vegans?: Món ăn này nó có thích hợp cho người ăn chay không?
  4. Is this dish kosher?: Món này nó có thích hợp cho việc ăn kiêng không?
  5. Do you have any desserts?: Nhà hàng này có đồ tráng miệng không?
  6. Do you have any specials?: Nhà hàng mình có món gì đặc biệt không?
  7. What’s the soup of the day?: Món súp của ngày hôm nay là gì vậy?
  8. We’re not ready to order yet. Could you give us a few more minutes, please?: Chúng tôi chưa sẵn sàng. Có thể đợi chúng tôi một vài phút nữa được không?
  9. We’re ready to order now: Chúng tôi đã sẵn sàng gọi món rồi
  10. Does this dish contain nuts?: Món này có bao gồm lạc không đó?
  11. Can/ Could I have?: Tôi có thể gọi món không?
  12. I would like….  : Tôi muốn gọi ….
  1. Mẫu câu giao tiếp tiếng Anh nhà hàng cho khách – Giải quyết vấn đề

 

Nếu bạn bị đưa nhầm đồ ăn

  1. Excuse me, I didn’t order this: Xin lỗi, tôi không gọi món này nhé.
  2. I’m sorry, I think this may be someone else’s meal: Xin lỗi, tôi nghĩ món này ngầm của ai đó đấy. 

 

Đồ ăn không ngon với bạn

  1. This is too salt: Món này mặn quá vậy.
  2. This doesn’t taste right: Món này không đúng vị

 

Nếu dao kéo dĩa không sạch sẽ 

  1. Could I have another spoon?: Tôi có thể lấy một chiếc thìa được không?
  2. Could I have another knife?: Tôi có thể lấy một chiếc dao được không?

 

Thời gian chờ đồ quá lâu

  1. We’ve been waiting a long: Chúng tôi đã đợi rất lâu rồi
  2. Is our meal on its way?: Món của chúng tôi đã được làm chưa vậy?
  3. Will our food be long?: Đồ ăn của chúng tôi phải chờ có lâu không vậy?

 

  1. Mẫu câu giao tiếp tiếng Anh nhà hàng cho khách – Kết thúc bữa ăn
  1. That was delicious! Thank you: Bữa ăn rất ngon! Cảm ơn nhé
  2. That was lovely! Thank you: Bữa ăn ngon lắm! Cảm ơn bạn
  3. Everything was great: Mọi thứ đều rất tuyệt vời.

 

 

  1. Mẫu câu giao tiếp tiếng Anh nhà hàng cho khách – Thanh toán bữa ăn
  1. Could we have the bill/ check/ receipt, please?: Cho tôi hóa đơn được không?
  2. Can I pay by credit card?: Tôi có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng không vậy?
  3. Keep the change: Hãy giữ lại tiền thừa nhé (Tip)
  4. Could you check the bill for me, please? It doesn’t seem right: Có thể kiểm tra lại hóa đơn cho tôi được không? Tôi nghĩ nó có vấn đề.
  5. I think you may have made a mistake with the bill: Tôi nghĩ là hóa đơn có nhầm lẫn.

Mẫu câu giao tiếp tiếng Anh cho nhân viên nhà hàng 

 

  1. Mẫu câu khi gặp gỡ khách hàng
  • Good evening, I’m Huyen, I’ll be your server for tonight.

       Xin chào quý khách, tôi là Huyền. Tôi sẽ là người phục vụ của quý khách trong tối nay.

 

– Ghi chú về văn hóa các nước: Ở các nước nói tiếng Anh như Anh và Mỹ trong nhà hàng, thông thường sẽ chỉ có một nhân viên phục vụ sẽ phục vụ bạn trong suốt bữa ăn. Sau đây là một số mẫu câu tiếng Anh giao tiếp nhà hàng phổ biến nhất:

  1. Would you like me to take your coat for you?: Quý khách có muốn tôi giúp cất áo khoác chứ?
  2. What can I do for you?: Tôi có thể giúp gì cho quý khách?
  3. How many persons are there in your party, sir/ madam?: Thưa anh/ thưa chị, nhóm mình đi tổng cộng bao nhiêu người ạ?
  4. Do you have a reservation?: Quý khách đã đặt trước chưa ạ?
  5. Have you booked a table?: Quý khách đã đặt bàn chưa ạ? 
  6. Can I get your name?: Cho tôi xin tên của quý khách
  7. I’m afraid that table is reserved: Rất tiếc là bàn đó đã được người khác đặt trước rồi
  8. Your table is ready: Bàn của quý khách đã sẵn sàng rồi
  9. I’ll show you to the table. This way, please: Tôi sẽ đưa ông đến bàn ăn, mời ông đi lối này
  10. I’m afraid that area is under preparation: Rất tiếc là ở khu vực đó vẫn còn đang chờ dọn dẹp

 

  1. Mẫu câu khi thực khách gọi món
  1. Are you ready to order?: Quý khách đã sẵn sàng gọi món chưa ạ?
  2. Can I take your order, sir/madam?: Quý khách gọi món chưa ạ?
  3. Do you need a little time to decide?: Mình có cần thêm thời gian để chọn món không?
  4. What would you like to start with?: Quý khách muốn bắt đầu bằng món nào trước?
  5. Oh, I’m sorry. We’re all out of the salmon: Ôi, tôi xin lỗi. Chúng tôi hết món cá hồi rồi ạ
  6. How would you like your steak? (rare, medium, well done): Quý khách muốn món bít tết như thế nào ạ? (tái, tái vừa, chín)
  7. Can I get you anything else?: Mình gọi món khác được không ạ?
  8. Do you want a salad with it?: Quý khách có muốn ăn kèm món sa lát không ạ?
  9. Can I get you something to drink?: Quý khách có muốn gọi đồ uống gì không?
  10. What would you like to drink?: Quý khách muốn uống gì ạ?
  11. What would you like for dessert?: Quý khách muốn dùng món gì cho tráng miệng ạ?
  12. I’ll be right back with your drinks: Tôi sẽ mang đồ uống lại ngay

>>> Có thể bạn quan tâm: khóa học tiếng anh cơ bản online

Ủy nhiệm chi tiếng Anh là gì? Từ vựng, mẫu câu liên quan

Gần đây, cộng đồng mạng dậy sóng với các vấn đề liên quan đến sao kê tài khoản ngân hàng. Bên cạnh thuật ngữ sao kê còn có một thuật ngữ khác đó là ủy nhiệm chi. Ủy nhiệm chi là quá trình bạn bạn thực hiện ủy quyền bằng đơn từ cho bên khác như ngân hàng, công ty, cá nhân nào đó thao tác thanh toán hộ. Vậy ủy nhiệm chi tiếng Anh là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

 

Ủy nhiệm chi tiếng Anh là gì?

 

Ủy nhiệm chi là gì?

 

Như đã giải thích bên trên, Ủy nhiệm chi có thể hiểu đơn giản là hành động một bên sẽ có nghĩa vụ thực hiện chi trả ủy nhiệm đối với ngân hàng gửi số tiền cần chi tới bên thụ hưởng khoản tiền đó.

Người ủy nhiệm phải điền vào một tờ đơn giấy xác nhận ủy nhiệm chi của bên ngân hàng.

 

Ủy nhiệm chi tiếng Anh là gì?

 

Ủy nhiệm chi tiếng Anh là: Payment Order.

Đây là một văn bản được công nhận bởi pháp luật về tính pháp lý vì vậy về mặt cơ bản thì ủy nhiệm chi tiếng Việt hoặc tiếng Anh sẽ đều có ngữ nghĩa tương tự nhau về ủy nhiệm chi như bên trên.

>>>Mời tham khảo: Cách dùng in case trong tiếng Anh chi tiết nhất

 

Từ vựng và cụm từ hay gặp trong ủy nhiệm chi bằng tiếng Anh

 

Dưới đây là một số những từ vựng và cụm từ phổ biến chủ đề ủy nhiệm chi bằng tiếng Anh:

 

Từ vựng và cụm từ tiếng Anh

Ngữ nghĩa tiếng Việt

Payment Order

Ủy nhiệm chi

Applicant

Người làm đơn ủy nhiệm chi

Account  number

Số tài khoản

Account name

Tên tài khoản

Banking procedures

Thủ tục ngân hàng

Money transfer procedure

Thủ tục chuyển tiền

Debit account

Tài khoản trả tiền

Transaction control code

Mã đối soát giao dịch

Standing orders

Đơn đặt hàng thường trực

Money order

Lệnh chuyển tiền

Bank name

Tên ngân hàng

Amount in figures

Số tiền bằng số

Amount in words

Số tiền bằng chữ

Details 

Nội dung

Supervisor

Kiểm soát viên

Teller 

Giao dịch viên

Chief accountant

Kế toán trưởng 

Token

Mã thông báo

Banker’s order

Đơn hàng của ngân hàng

 

Mẫu câu thông dụng khi nói về ủy nhiệm chi tiếng Anh

 

Ủy nhiệm chi tiếng Anh là gì?

 

Ở những đơn đề nghị ủy nhiệm chi hầu như sẽ có các đầu mục qua đó người làm đơn chỉ cần điền những thông tin cá nhân. Thế nên trong giấy ủy nhiệm chi sẽ không dùng các câu tiếng Anh. Dưới đây là một vài câu nói phổ biến trong cuộc sống.

  • My payment order is in the envelope.
    Phiếu ủy nhiệm chi tôi để trong phong bì.
  • You can sign up for a payment order with rent.
    Bạn có thể đăng ký một ủy quyền chi cho tiền thuê nhà.
  • You will need to send in payment orders a few days in advance to ensure payment will be made on time.
    Bạn cần gửi ủy nhiệm chi trước vài ngày để đảm bảo việc thanh toán các khoản chi đúng hạn.
  • You usually pay an amount in payment orders more than you intend.
    Bạn thường xuyên phải trả các khoản ủy nhiệm chi lớn hơn dự định của bạn.

>> Xem thêm: Tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm

 

Cách dùng in case trong tiếng Anh chi tiết nhất

Cấu trúc in case được sử dụng khi bạn muốn diễn tả sự đề phòng, phòng khi trong trường hợp hoặc tình huống nào đó. Cùng tìm hiểu chi tiết về cách dùng in case cũng như phân biệt với các cấu trúc tương tự khác như in case of và if qua bài viết dưới đây nhé.

 

Công thức in case và cách dùng

 

 

  • Cấu trúc in case: sự đề phòng, đề phòng, phòng khi, trong trường hợp, ngữ cảnh, tình huống. 
  • Đây là một dạng cấu trúc chúng ta dùng khi muốn diễn tả cách chúng ta sẽ đề phòng ra sao đối với khả năng xảy ra một điều gì đó. 
  • In case được sử dụng nhằm thể hiện dành cho những việc chúng ta nên làm để chuẩn bị với tình huống, ngữ cảnh có thể xảy ra ở trong tương lai.

 

Cấu trúc:

In case + S + V, S +V

Ví dụ:

  • In case John come back home with your gift, tell him I will call back later.

Nếu John có quay trở về nhà với món quà của tôi, hãy nói với anh ta tôi sẽ gọi lại sau.

  • In case you see a women stay here, please call the police.

Trong tình huống bạn gặp một người phụ nữ ở đây, hãy gọi cho cảnh sát.

 

Chú ý khi dùng cấu trúc in case:

  • Được sử dụng ở trước mệnh đề chỉ lý dó/ nguyên nhân.
  • Được dùng nhằm chỉ lý do hay nguyên nhân của hành động đã được đề cập ở trước đó.
  • In case được coi là 1 liên từ nhằm nối 2 mệnh đề (1 vế thể hiện 1 hành động, còn vế kia thể hiện lý do).
  • Thông thường, chúng ra sẽ dùng thì hiện tại đơn đối với mệnh đề bắt đầu bằng cấu trúc in case thay vì thì tương lai đơn.

 

 

Phân biệt cấu trúc in case với cấu trúc in case of

 

Cấu trúc in case of là:

In case of + N, S + V

Cấu trúc in case of sẽ không đứng trước với một mệnh đề giống như cấu trúc in case, mà có vị trí là đứng trước danh từ hoặc cụm danh động từ. Nghĩa nội dung thể hiện của 2 dạng cấu trúc này giống như nhau, tuy nhiên “in case” là một liên từ hoặc trạng từ còn “in case of” chỉ là một giới từ.

  • Đối với cách dùng in case thì theo sau sẽ là 1 mệnh đề đi kèm chủ ngữ và động từ, mang ngữ nghĩa thể hiện sự phòng khi, đề phòng hoặc lo sợ 1 việc gì đó.
  • Còn đối với cách dùng in case of luôn luôn sẽ là 1 danh từ, mang ngữ nghĩa là khi, nếu như điều gì xảy ra.
  • Theo sau In case là một mệnh đề với chủ ngữ và động từ và mang nghĩa phòng khi, đề phòng, lo sợ việc gì.
  • Còn theo sau in case of luôn luôn là một danh từ với nghĩa là khi, nếu điều gì xảy ra.

Ví dụ:

  • In case of suspension, please call me immediately.

Nếu như nó bị gián đoạn, hãy gọi cho tôi ngay lập tức.

Qua ví dụ trên, bạn có thể thấy nó mang nội dung ngữ nghĩa rằng là khi hoặc nếu như 1 điều gì đó xảy ra thì nên hay phải làm gì, đồng thời cần chuẩn bị và đối phó với việc đó như thế nào.

 

Phân biệt công thức in case và cấu trúc if

 

 

Cấu trúc in case chỉ hành động nhằm đề phòng đối với 1 tình huống có thể xảy ra ở trong tương lai, dù cho trường hợp/ tình huống đấy có xảy ra hay là không.

Cấu trúc if, đây là một câu điều kiện mang ngữ nghĩa 1 điều gì đó có thể xảy ra nếu có 1 điều kiện nhất định. Nếu không, nó sẽ không thể xảy ra đồng thời là ngược lại.

Ví dụ:

  • Please call me in case you have a problem.

Hãy gọi cho tôi phòng khi bạn có rắc rối

  • If you want to call me, you have to ask her.

Nếu bạn muốn gọi cho tôi, bạn phải hỏi cô ấy

 

Bài tập về cách dùng in case trong tiếng Anh

 

Bài 1: Viết lại câu với in case

  1. In case of misunderstanding, please explain it to me.
  2. He shouldn’t go out, in case of rain.
  3. In case of not having enough money to buy it, you can ask your brother.
  4. Adam buys a new house, in case of needing to stay in the future.

 

Đáp án

  1. In case you have misunderstanding, please explain it to me.
  2. He shouldn’t go out, in case it rains.
  3. In case you don’t have enough money to buy it, you can ask your brother.
  4. Adam buys a new house, in case she needed to stay in the future.

 

Bài 2: Sử dụng công thức in case hoặc if để hoàn thành câu

  1. _________  your girlfriend calls you – call him back.
  2. _________ you want to someone to share your problem – please call me.
  3. _________ you run out of money to buy anything, please call my family.
  4. Please call me immediately __________ you meet him.
  5. He asked me for her phone number _______ he needed to call her.

 

Đáp án:

  1. If
  2. If
  3. In case
  4. if
  5. in case

>>> Mời tham khảo: Kiến thức về trạng từ trong tiếng Anh đầy đủ nhất

Kiến thức về trạng từ trong tiếng Anh đầy đủ nhất

Trạng từ trong tiếng Anh là phần kiến thức quan trọng. Chúng ta cần hiểu rõ về chức năng, cách sử dụng, vị trí cũng như ý nghĩa của trạng từ trong câu để có thể cải thiện khả năng ngữ pháp của mình.

 

Trạng từ trong tiếng Anh là gì?

 

trạng từ trong tiếng Anh

 

Trạng từ là từ dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ, trạng từ khác hoặc cho cả câu.

Vị trí của trạng từ thường đứng trước từ hay mệnh đề mà trạng từ đó cần bổ nghĩa. Nhưng bạn có thể hiểu rằng cũng tùy trường hợp câu nói mà người ta có thể đặt trạng từ đứng sau hay cuối câu.

 

Các loại trạng từ trong Tiếng Anh

 

Trạng từ được phân loại theo nghĩa hoặc theo vị trí của chúng trong câu, tuỳ vào ý nghĩa chúng diễn tả, có thể được phân loại thành các loại:

  • Trạng từ chỉ cách thức (manner)

Diễn đạt cách thức 1 hành động được thực hiện như thế nào? Dùng để trả lời các câu hỏi với từ để hỏi là How?

Ví dụ: He runs fast. John dances badly. I can sing very well

Vị trí của trạng từ chỉ cách thức: thường đứng sau động từ hoặc đứng sau tân ngữ (nếu câu đó có tân ngữ).

Ví dụ: He speaks English well. She can play the guitar well.

 

  • Trạng từ chỉ thời gian (Time)

Diễn tả thời gian sự việc, hành động được thực hiện, dùng để trả lời với câu hỏi When? (Khi nào?)

Các trạng từ chỉ thời gian thường được đặt ở cuối câu hoặc đầu câu (nếu muốn nhấn mạnh)

Ví dụ: He wants to do the exercise now! Marry came yesterday. Last Tuesday, we took the final exams.

 

  • Trạng từ chỉ tần suất (Frequency)

Dùng để diễn tả mức độ thường xuyên của một hành động, dùng để trả lời câu hỏi How often? Và được đặt sau động từ “to be” hoặc trước động từ chính trong câu.

Ví dụ: Jack  is always on time He seldom works hard.

 

  • Trạng từ chỉ nơi chốn (Place)

Dùng để diễn tả hành động diễn tả nơi nào , ở đâu hoặc gần xa thế nào, dùng để trả lời cho câu hỏi Where?

Một số trạng từ chỉ nơi chốn thông dụng là here, there, out, away, everywhere, somewhere… above (bên trên), below (bên dưới), somewhere (đâu đó), through (xuyên qua), along (dọc theo), around (xung quanh), away (đi xa, khỏi, mất), back (đi lại), …..

Ví dụ: I am standing here. She went out.

 

  • Trạng từ chỉ mức độ (Grade)

Diễn tả mức độ, cho biết hành động diễn ra đến mức độ nào, thường các trạng từ này được đứng trước các tính từ hay một trạng từ khác hơn là dùng với động từ:

Ví dụ: This food is very bad. He speaks English too quickly for me to follow. He can dance very beautifully.

Đây là một số trạng từ mức độ phổ biến: too (quá), absolutely (tuyệt đối), completely (hoàn toàn), entirely (hết thảy), greatly (rất là), exactly (quả thật), extremely (vô cùng), perfectly (hoàn toàn), slightly (hơi), quite (hoàn toàn), rather (có phần).

 

  • Trạng từ chỉ số lượng (Quantity)

Dùng để diễn tả số lượng (ít hoặc nhiều, một, hai … lần…)

Ví dụ: My children learn rather little The champion has won the prize twice.

 

  • Trạng từ nghi vấn (Questions)

Trạng từ nghi vấn là những trạng từ đứng đầu câu dùng để hỏi, gồm: When, where, why, how: Một số trạng từ khẳng định, phủ định, phỏng đoán: certainly (chắc chắn), perhaps (có lẽ), maybe (có lẽ), surely (chắc chắn), of course (dĩ nhiên), willingly (sẵn lòng), …

Ví dụ: When is she going to take it?

 

  • Trạng từ liên hệ (Relation)

Trạng từ liên hệ là các trạng từ được sử dụng để nối 2 mệnh đề với nhau. Chúng có thể diễn tả địa điểm (where), thời gian (when) hoặc lí do (why):

Ví dụ: She remembers the day when she met her on the beach. This is the room where she were born.

 

Cách hình thành trạng từ trong tiếng Anh

 

trạng từ trong tiếng Anh

 

Tính từ + -ly: Phần lớn trạng từ chỉ thể cách có hể được thành lập bằng cách thêm -ly vào tính từ:

  • Quick -quickly
  • Kind – kindly
  • Bad – badly
  • Easy – easily

 

Vị trí của trạng từ trong tiếng Anh

 

Trước động từ thường (đặc biệt là các trạng từ chỉ tần suất: often, always, usually, seldom….)

  • Ví dụ: They often get up at 7 am.

 

Giữa trợ động từ và động từ thường

  • Ví dụ: She has recently finished her homework.

 

Sau động từ “to be/seem/look”… và trước tính từ: “tobe/feel/look”… + adv + adj

  • Ex: He is very nice.

 

 Sau “too”: V(thường) + too + adv

  • VD: He speaks too quickly.

 

Trước “enough”: V + adv + enough

  • VD: The teacher speaks slowly enough for his to understand.

 

Trong cấu trúc so….that: V + so + adv + that

  • VD: John drove so fast that he caused an accident.

 

Đứng cuối câu

  • VD: The nurse told me to breathe in slowly.

 

Trạng từ cũng thường đứng một mình ở đầu câu,hoặc giữa câu và cách các thành phần khác của câu bằng dấu phẩy(,)

  • VD: Last summer, I came back my home country
  • My father had gone to bed when I got home.

 

Mỗi trạng từ bổ nghĩa cho những từ loại nào thì phải đứng gần từ loại ấy. Quy tắc này thường được coi là Quy tắc “cận kề”.

VD: He often says he visits his grandmother. (Often bổ nghĩa cho “says”). He says he often visits his grandmother. (Often bổ nghĩa cho “visits”)

Trạng từ chỉ thời gian thường đặt nó ở cuối câu

VD: They visited their mother yesterday. She took the exams last week.

Trạng từ không được đặt hay sử dụng giữa Động từ và Tân ngữ.

VD: He speaks English slowly. He speaks English very fluently.

 

Một khi có nhiều trạng từ trong một câu, vị trí của trạng từ nằm ở cuối câu sẽ có thứ tự ưu tiên như sau: [ Nơi chốn – Cách thức – Tần suất – Thời gian]

Chủ ngữ

Nơi chốn

Cách thức

Tần suất

Thời gian

động từ

địa điểm

by plane

everyday

yesterday

I went

to Bankok

by jet plane

once a week

last month

I walked

to the library

   

last year

He flew

to London

     

Những trạng từ chỉ phẩm chất cho cả một câu như Luckily, Eventually, Certainly hoặc Surely … thường được đặt ở đầu của mỗi câu.

 

Một số trạng từ có chung cách đọc và viết với tính từ

 

trạng từ trong tiếng Anh

 

Nhiều tính từ và trạng từ trong tiếng Anh có cách viết tương tự do đó các bạn phải dựa vào cấu trúc và vị trí của chúng để xác định xem từ đó dùng trong câu với mục đích là tính từ hay trạng từ.

Adjectives

Adverbs

fast

fast

only

only

late

late

pretty

pretty

right

right

short

short

sound

sound

hard

hard

fair

fair

even

even

cheap

cheap

early

early

much

much

little

little

 

Hình thức so sánh của trạng từ

 

Ví dụ: Peter ran as fast as his close friend. I’ve been waiting for her longer than you

Cũng như tính từ, Trạng từ cũng có hình thức so sánh kép:

Ví dụ: They are going more and more slowly. He is working harder and harder.

Chú ý: Trong so sánh khác với tính từ, trạng từ kết thúc bằng đuôi – ly (ending by – ly) sẽ được so sánh như tính từ đa âm (hai âm trở lên).

 

Bài tập trạng từ và đáp án

 

  1. John is careful. He drives ………………….
  2. The boy is slow. He walks ……………………
  3. His English is perfect. He speaks English……….
  4. Our teacher is angry. He shouts………
  5. My neighbor is a loud speaker. She speaks ………
  6. Jack is a bad writer. He writes……..
  7. Marry is a nice guitar player. She plays the guitar ……….
  8. Petter is a good painter. He paints ……………
  9. He is a quiet boy. He does his job ……………..
  10. This exercise is easy. She can do it ………………

 

Đáp án:

  1. John is careful. He drives carefully.
  2. The boy is slow. He walks slowly.
  3. His English is perfect. He speaks English perfectly.
  4. Our teacher is angry. He shouts angrily.
  5. My neighbor is a loud speaker. She speaks loudly.
  6. Jack is a bad writer. He writes badly.
  7. Marry is a nice guitar player. She plays the guitar nicely.
  8. Peter is a good painter. He paints well.
  9. He is a quiet boy. He does her job quietly.
  10. This exercise is easy. She can do it easily.

 

Cách Đọc Số Thập Phân Trong Tiếng Anh Đơn Giản, Dễ Nhớ

Số thập phân xuất hiện khá thường xuyên trong nhiều lĩnh vực như toán học, tài chính, khoa học và đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người học tiếng Anh thường gặp khó khăn khi đọc số thập phân đúng chuẩn. Việc đọc sai có thể dẫn đến hiểu nhầm hoặc làm mất đi sự chuyên nghiệp trong giao tiếp. Vì thế, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đọc số thập phân trong tiếng Anh một cách chính xác và dễ hiểu.

>> Có thể bạn quan tâm: Lớp học tiếng Anh giao tiếp online cho bé

1. Số thập phân trong tiếng Anh là gì?

Số thập phân trong tiếng Anh gọi là "decimal". Chúng thường xuất hiện trong các lĩnh vực như toán học, tài chính, khoa học và đời sống hàng ngày, đặc biệt khi bạn xem báo cáo, thống kê hoặc đi mua sắm.


Số thập phân trong tiếng Anh là gì?

Số thập phân trong tiếng Anh là gì?

Ví dụ:

  • 14.7Fourteen point seven
  • 10.8Ten point eight
  • $6.4Six dollars four (cents)
  • £2.50Two pounds fifty (pence)
  • €360.05Three hundred and sixty euros, five (cents)

Lưu ý: Trong tiếng Anh, dấu thập phândấu chấm (.) còn dấu phẩy (,) dùng để phân tách hàng nghìn, triệu.

2. Nguyên tắc khi đọc số thập phân trong tiếng Anh

 Ba nguyên tắc quan trọng mà bạn cần nắm vững khi đọc số thập phân như sau:

  • Đọc số trước dấu thập phân bình thường (như cách đọc số nguyên).
  • Dấu thập phân trong tiếng Anh đọc là "point".
  • Đọc từng chữ số sau dấu thập phân một cách riêng lẻ.

Nguyên tắc đọc số thập phân trong tiếng Anh

Nguyên tắc đọc số thập phân trong tiếng Anh

Ví dụ:

  • 2.5Two point five
  • 3.14Three point one four
  • 0.75Zero point seven five (hoặc Point seven five)

>> Xem thêm: Cách đọc giờ trong Tiếng Anh chính xác nhất

3. Quy tắc chi tiết để đọc số thập phân đúng chuẩn

3.1. Cách đọc số thập phân có một, hai, ba chữ số sau dấu thập phân

Số thập phân

Cách đọc chuẩn

4.6

Four point six

8.75

Eight point seven five

12.345

Twelve point three four five

3.2. Cách đọc số thập phân có số 0 đứng đầu hoặc cuối

Khi số thập phân có số 0 sẽ được đọc là "zero" hoặc "nought"

  • 0.09Zero point zero nine

Lưu ý: Nếu số 0 ở phần nguyên, ta có thể lược bỏ và không cần đọc => 0.09  Point zero nine

 

  • 0.5 nought point five
  • 0.05 nought point nought five 
  • 7.04Seven point zero four
  • - 5.68 → Minus five point six eight
  • 1.3333333… one point three recurring
  • 3.123412341234... three point one two three four recurring

3.3. Cách đọc số thập phân và số mũ bằng tiếng Anh

Trong khoa học và kỹ thuật, số thập phân đôi khi được viết dưới dạng số mũ (scientific notation).

Ví dụ:

  • 6.02 × 10³ (hằng số Avogadro) đọc là Six point zero two times ten to the power of three.
  • 3.0 × 10⁸ (tốc độ ánh sáng) đọc là Three point zero times ten to the power of eight.

4. Cách đọc số thập phân trong tiếng Anh ở các ngữ cảnh khác nhau

Trường hợp

Số thập phân

Cách đọc

Giá tiền

$9.99

Nine point nine nine dollars

Điểm số

7.85

Seven point eight five

Nhiệt độ

36.5°C

Thirty-six point five degrees Celsius

Số liệu thống kê

99.9%

Ninety-nine point nine percent

 

5. Lỗi sai thường gặp khi đọc số thập phân

Lỗi 1: Đọc dấu thập phân là "comma" thay vì "point"

Ví dụ: Số “3.4”

Sai: Three comma fourteen → Đúng: Three point fourteen.

Lỗi 2: Đọc số sau dấu thập phân thành số nguyên

Ví dụ: Số “5.75”

Sai: Five point seventy-five → Đúng: Five point seven five.


Lỗi đọc sai số sau dấu thập phân

Lỗi đọc sai số sau dấu thập phân

Lỗi 3: Không đọc số 0 quan trọng trong một số trường hợp

Ví dụ: Số3.04”

Sai: Three point four  → Đúng: Three point zero four.

6. Bài tập vận dụng

Hãy đọc các số thập phân sau bằng tiếng Anh:

1. "5.678"

2. "0.02"

3. "19.85"

4. "12.034"

5. "100.001"

Đáp án:

1. Five point six seven eight

2. Point zero two

3. Nineteen point eight five

4. Twelve point zero three four

5. One hundred point zero zero one

7. Kết luận

Pantado hy vọng bài viết này đã giúp bạn nắm vững cách đọc số thập phân trong tiếng Anh một cách chính xác và dễ hiểu. Để ghi nhớ lâu hơn, hãy luyện tập thường xuyên bằng cách áp dụng những quy tắc trên khi đọc báo cáo, giá cả, số liệu thống kê hay bất kỳ con số nào bạn gặp trong cuộc sống. Chỉ cần kiên trì, bạn sẽ nhanh chóng thành thạo và tự tin khi sử dụng số thập phân trong tiếng Anh. Đừng quên theo dõi website pantado.edu.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức và khóa học bổ ích. 

>> Tham khảo: Cách viết và đọc Ngày - tháng - năm chuẩn Anh - Mỹ

 

THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!

Tổng hợp mẫu câu tiếng Anh giao tiếp nói về thời gian thông dụng nhất

Cách nói giờ hay hỏi hoặc trả lời các câu hỏi về giờ trong tiếng Anh là phần kiến thức khá phổ biến và quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẫu câu tiếng Anh giao tiếp nói về thời gian thông dụng nhất nhé!

 

mẫu câu tiếng Anh giao tiếp nói về thời gian

 

Một số câu hỏi thời gian bằng tiếng Anh

 

  • Could you tell me the time, please? Bạn có thể xem giúp tôi hiện tại là mấy giờ được chứ?
  • Do you happen to have the time? Bạn có biết mấy giờ rồi không?
  • Do you know what time it is? Bạn có biết mấy giờ rồi không?
  • What’s the time? Bây giờ là mấy giờ?
  • What time is it? Mấy giờ rồi?

 

Cách nói giờ hơn ( số phút hơn)

 

Cấu trúc: số phút + past + số giờ

Ví dụ:

  • 6h20 => twenty past six
  • 2h15 => a quarter past two (15 phút = a quarter)

>>> Có thể bạn quan tâm: Học tiếng Anh 1 kèm 1 online cho trẻ em

 

Cách nói giờ kém ( số phút >30)

 

mẫu câu tiếng Anh giao tiếp nói về thời gian

 

Giờ kém chúng ta dùng từ “to“.

Cấu trúc: số phút + to + số giờ

Ví dụ:

  • 1h55 => five to two
  • 11h45 => a quarter to twelve

Đặc biệt, đối với cách nói giờ kém, chúng ta cần để ý:

  • số phút (tiếng Anh) = 60 – số phút (tiếng Việt)
  • số giờ (tiếng Anh) = số giờ (tiếng Việt) + 1

Sơ đồ thể hiện cách nói giờ hơn và giờ kém (sử dụng “to” và “past”)

 

Cách nói chung cho cả giờ hơn và giờ kém

 

Cấu trúc: số giờ + số phút

Ví dụ:

  • 2h58 => two fifty-eight
  • 1h45 => one forty-five.

 

Những lưu ý trong Cách diễn đạt thời gian trong tiếng Anh:

 

Hãy lưu ý những cách diễn đạt sau khi sử dụng tiếng Anh giao tiếp nói về thời gian nhé!

  • Sử dụng cấu trúc: “It’s + time” để trả lời cho câu hỏi What’s the time /What time is it?
  • Sử dụng “at + time” ở câu trả lời khi bạn muốn nói tới thời gian thực hiện một hành động nào đó.
  • Ta thường dùng “o’clock” để nói giờ đúng.
  • Trước 12 giờ trưa, chúng ta sẽ  dùng a.m. (Ante Meridiem)
  • Sau 12 giờ trưa, chúng ta sẽ dùng p.m. (Post Meridiem)

 

Từ vựng tiếng Anh về thời gian theo đơn vị 

 

mẫu câu tiếng Anh giao tiếp nói về thời gian

 

1.second

2.Minute

3. Hour

4. Week

5. Decade

6. Century

7. Weekend

8. Month

9. Year

10. Millennium

/ˈsek.ənd/

/ˈmɪn.ɪt/

/aʊr/

/wiːk/

/dekˈeɪd/

/ˈsen.tʃər.i/

/ˈwiːk.end/

/mʌnθ/

/jɪr/

/mɪˈlen.i.əm/

Giây

Phút

Tiếng

Tuần

Thập kỷ

Thế kỷ

Cuối tuần

Tháng

Năm

Thiên niên kỷ

Từ vựng tiếng Anh về thời gian của một ngày 

1. Morning

2. Afternoon

3. Evening

4. Midnight

5. Dusk

6. Dawn

/ˈmɔːr.nɪŋ/

/ˌæf.tɚˈnuːn/

/ˈiːv.nɪŋ/

/ˈmɪd.naɪt/

/dʌsk/

/dɑːn/

Buổi sáng

Buổi chiều

Buổi tối

Nửa đêm

Hoàng hôn

Bình minh

Từ vựng tiếng Anh về các từ chỉ tần suất

1. Never

2. Often

3. Occasionally

4. Rarely

5. Normally

6. Alway

7. Sometimes

8. Seldom

9. Usually

/ˈnev.ɚ/

/ˈɒf.tən/

/əˈkeɪʒ.nəl.i/

/ˈrer.li/

/ˈnɔːr.mə.li/

/ˈɑːl.weɪz/

/’sʌmtaimz/

/’seldəm/

/’ju:ʒəli/

Không bao giờ

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi

Thường xuyên

Luôn luôn

Thỉnh thoảng

Ít khi

dThường xuyên

Từ vựng tiếng Anh về giờ trong ngày

1. Am

2. Pm

3. Two o’clock am/pm:

4. Two fifteen/A quarter after two am/pm

5. Two thirty/Half past two am/pm:

6. Two forty-five/A quarter to three am/pm

7. Noon/Twelve noon:

8. Midnight/Twelve midnight

Buổi sáng

Buổi chiều

Hai giờ sáng/chiều

Hai giờ mười lăm sáng/chiều

Hai giờ ba mươi sáng/chiều

Ba giờ kém mười lăm sáng/chiều

Mười hai giờ trưa

Mười hai giờ đêm

>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về câu trực tiếp, câu gián tiếp trong tiếng Anh

Tìm hiểu về câu trực tiếp, câu gián tiếp trong tiếng Anh

Viết lại câu trực tiếp sang câu gián tiếp là một dạng bài thường xuyên bắt gặp ở tất cả các bài kiểm tra hoặc bài thi xét năng lực. Trong tiếng Anh, phần kiến thức câu gián tiếp tiếng Anh là phần ngữ pháp vô cùng quan trọng. Cùng ôn lại và tìm hiểu thêm phần kiến thức này nhé!

 

Định nghĩa câu trực tiếp gián tiếp tiếng Anh

 

câu trực tiếp, câu gián tiếp trong tiếng Anh

 

Trong tiếng Anh khi chúng ta nhắc lại lời nói của một ai đó, chúng ta sẽ sử dụng câu tường thuật gián tiếp hoặc câu tường thuật trực tiếp.

  • Câu trực tiếp sẽ là dạng câu dùng để nhắc lại chính xác từng từ câu của người nói.
  • Câu gián tiếp sẽ là dạng câu dùng để diễn đạt lại nội dung của người nói nhưng lại không cần phải chính xác đến từng từ.

Câu trực tiếp tiếng Anh:

 

  • Mệnh đề tường thuật + “mệnh đề được tường thuật”

Chú ý: Mệnh đề ở đây được tường thuật đặt ở trong dấu ngoặc kép, diễn đạt lại một cách chính xác từng từ đã được ai đó nói trước đó.

Câu gián tiếp tiếng Anh:

  • Mệnh đề tường thuật + (that) + mệnh đề được tường thuật.

Chú ý: Ở dạng câu gián tiếp tiếng Anh sẽ thường có thêm “that” để nối giữa 2 mệnh đề với nhau. Mệnh đề được tường thuật sẽ không có dấu ngoặc kép và không cần thuật lại chính xác từng từ.

Ví dụ:

Câu trực tiếp:

  • My wife says “I miss you” with me.

Câu gián tiếp:

  • His wife said that she missed him.

 

Cách chuyển câu trực tiếp sang câu gián tiếp

 

câu trực tiếp, câu gián tiếp trong tiếng Anh

 

Để chuyển câu trực tiếp sang câu gián tiếp ta cần làm theo 4 bước sau: 

  • Bước 1: Xác định từ tường thuật trong câu
  • Bước 2: Lùi thì của động từ ở câu tường thuật
  • Bước 3: Thay đổi đại từ nhân xưng/ đại từ sở hữu/ tính từ sở hữu.
  • Bước 4: Thay đổi cụm từ chỉ thời gian/ nơi chốn

Ví dụ:

  • Jane says with me: “My staff will come here to meet me tomorrow”.

(Jane nói với tôi: “Nhân viên của tôi sẽ tới đây để gặp tôi vào ngày mai”).

 

Bước 1: Xác định từ tường thuật trong câu

Ở ví dụ này, khi “tôi” tường thuật đối với lời nói của Jane, sẽ nói: “Jane nói rằng”.

Với câu tường thuật, chúng ta sẽ có 2 động từ sau:

  • Said: Tường thuật lại khi không nói tới người thứ 3.
  • Told: Sử dụng bắt buộc khi chúng ta tường thuật lại Jane nói với 1 người thứ 3 nào đó.

Bên cạnh đó, một số động từ phổ biến mà chúng ta thường thấy như: promised, asked, hoặc denied,… sẽ không dùng dạng cấu trúc tương tự như said that hay told that.

Chú ý: That có thể có hoặc không có ở trong câu gián tiếp.

Ở bước 1, chúng ta sẽ có câu tường thuật như sau:

-> Jane said me that my staff will come here to meet me tomorrow.

 

Bước 2: Lùi thì của động từ ở câu tường thuật

Đối với mệnh đề được tường thuật, chúng ta đều biết rằng đó là một sự việc không còn xảy ra ở tại thời điểm nói nữa thay vào đó là lời nói trong quá khứ. Bởi vậy, động từ ở câu sẽ được lùi về 1 thì so với tại thời điểm nói. Cụ thể:

  • Thì hiện tại lùi về quá khứ
  • Thì quá khứ lùi về quá khứ hoàn thành
  • Thì tương lai lùi về tương lai trong quá khứ
  • ….

 

Bảng tổng hợp cách lùi thì trong câu gián tiếp tiếng Anh:

Thì trong câu trực tiếp

Thì trong câu gián tiếp

Hiện tại đơn/ tiếp diễn/  hoàn thành

Quá khứ đơn/ tiếp diễn/ hoàn thành

Quá khứ đơn

Quá khứ hoàn thành

Quá khứ tiếp diễn

Quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Quá khứ hoàn thành

Quá khứ hoàn thành

Tương lai đơn

Tương lai trong quá khứ

Tương lai gần (Am/is/are + going to V)

Was/ were going to V

Will (các thì tương lai)

Would

Shall/ Can / May

Should / Could/ Might

Should / Could/ Might/ Would/ Must

Giữ nguyên

Ở bước 2, chúng ta sẽ có câu tường thuật với ví dụ trên như sau:

-> Jane said me that my staff would come here to meet me tomorrow.

Động từ will ở thì tương lai đã được chuyển sang would ở trong câu.

 

Bước 3: Thay đổi đại từ nhân xưng/ đại từ sở hữu/ tính từ sở hữu.

Đối với ví dụ: “Jane says with me: “My staff will come here to meet me tomorrow”. Nếu tường thuật lại câu nói này của Jane, bạn không thể nói rằng “Nhân viên của tôi sẽ tới nơi đây để gặp gỡ tôi vào ngày mai”. Bạn sẽ phải diễn đạt lại lời nói của John rằng ” Nhân viên của Jane sẽ đến gặp gỡ anh ta vào ngày mai”.

Chính vì vậy, chúng ta sẽ phải thay đổi đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu cũng như tính từ sở hữu ở mệnh đề sao cho tương ứng và phù hợp với nội dung của câu.

Câu trực tiếp

Câu gián tiếp

I

She/ he

We

They

You (số ít) / you (số nhiều)

I, he, she/ they

Us

Them

Our

Their

Myself

Himself / herself

Yourself

Himself / herself / myself

Ourselves

Themselves

My

His/ Her

Me

Him/ Her

Your (số ít) / your (số nhiều)

His, her, my / Their

Our

Their

Mine

His/ hers

Yours (số ít)/ Yours (số nhiều)

His, her, mine/ Theirs

Us

Them

Our

Their

Ở bước 3, chúng ta sẽ có câu tường thuật với ví dụ trên như sau:

-> Jane said me that his staff would come here to meet him tomorrow.

 

Bước 4: Thay đổi cụm từ chỉ thời gian/ nơi chốn

Ở trong câu tường thuật thì thời điểm chủ thể nói không còn xảy ra nữa. Vì vậy, nơi chốn hoặc thời gian chúng ta sẽ cần phải thay đổi như sau: 

Câu trực tiếp

Câu gián tiếp

Here

There

Now

Then

Today/ tonight

That day/ That night

Yesterday

The previous day, the day before

Tomorrow

The following day, the next day

Ago

Before

Last (week)

The previous week, the week before

Next (week)

The following week, the next week

This

That

These

Those

Ở bước 4, chúng ta sẽ có câu tường thuật với ví dụ trên như sau:

-> Jane said me that his staff would come there to meet him the next day.

Here được thay đổi sang there, Tomorrow thay đổi sang the next day.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách dùng cấu trúc Allow và phân biệt allow với cấu trúc Permit

 

Các dạng chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp

 

Khi chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp trong tiếng Anh sẽ có 3 dạng chính dưới đây:

  • Chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp dạng câu hỏi
  • Chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp dạng câu trần thuật
  • Chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp dạng câu mệnh lệnh

 

Chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp dạng câu hỏi

 

câu trực tiếp, câu gián tiếp trong tiếng Anh

 

Ở dạng câu hỏi, bạn có thể dùng những động từ thông dụng: wanted to know, wondered, asked.

  1. Câu hỏi có từ để hỏi WH:

Cấu trúc câu gián tiếp dạng câu hỏi:

S + asked/ wondered/ wanted to know + WH + S + V…

Ví dụ:

  • “What is love?” Susan asked

Susan asked what love was.

  • “What are you doing?” Adam asked

Adam asked what i was doing.

  1. Câu hỏi dạng Yes/ No:

Ở dạng câu hỏi Yes/ No, bạn cần:

  • Đổi lại vị trí đối với chủ ngữ và động từ ở câu.
  • Thêm if hoặc whether vào phía trước câu hỏi.

Cấu trúc câu gián tiếp dạng câu hỏi:

S + asked/ wondered/ wanted to know + if/ whether + S +V…

Ví dụ:

  • “Did you finish your report?” She asked.

She asked me whether i had finished my report.

  • “Are you thirsty?” My brother asked.

My brother asked if I was thirsty.

 

Chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp dạng câu trần thuật

 

Cấu trúc câu gián tiếp dạng câu trần thuật:

S + say(s)/ said (that) + Mệnh đề được tường thuật

Ví dụ:

  • “I’m going to study abroad next year”, she said.

She said that she was going to study abroad the following year.

 

Chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp dạng câu mệnh lệnh, yêu cầu

 

Một số động từ thông dụng thường được sử dụng ở trong câu gián tiếp tiếng Anh dạng câu mệnh lệnh: told, requested, asked, required, demanded,… 

Những câu thể hiện sự yêu cầu bắt buộc sẽ được nhấn mạnh với động từ ordered.

Cấu trúc câu gián tiếp dạng câu mệnh lệnh, yêu cầu:

S + asked/ told/ required/ requested/ demanded + O +(not) + to V…

S + ordered + somebody + to do something

Ví dụ:

  • “Open the window, please”, she said.

She told me to open the window.

  • He said to me angrily: “Shut down the music”.

He ordered me to shut down the music.

 

Các dạng đặc biệt của câu gián tiếp tiếng Anh khác

 

Bên cạnh những dạng chủ yếu ở trên, cấu trúc reported speech còn có 1 vài trường hợp ngữ cảnh khác nhau:

Can/ will/ could/ would sử dụng nhằm thể hiện sự yêu cầu lịch sự:

  • Susan asked me: “Can you call him for me?”

-> Susan asked me to call him for her.

Câu cảm thán:

  • “What an interesting film!” He said

He exclaimed that the film was interesting.

Shall/ would sử dụng nhằm thể hiện sự đề nghị hoặc lời mời:

  • “Shall I bring you a cup of coffee?” Susan asked.

-> Susan offered to bring me a cup of coffee

 

Bài tập về câu gián tiếp tiếng Anh

 

Bài tập: Chuyển các câu sau sang câu gián tiếp

  1. “You will be happy if you call him.”, Marie said to Susan.

Marie told Susan that….

  1. “What would you do if you meet John?” Adam asked Zulie.

Adam asked Zulie….

  1. “What would you do if you had two weeks off ?” I asked her.

I asked her...

  1. “Open the car” he said to me.

He told me...

  1. “Where are you going?” she asked him.

She asked him where...

  1. “Where is my dog?” he asked.

He asked...

  1. “How are you?” Faker asked her.

Faker asked her...

  1. “Which dress do you like best?” she asked her boyfriend.

She asked her boyfriend...

  1. “How do you know her?” he asked me.

He asked me...

  1. “Are you going to the restaurant?” she asked him.

She wanted to know...

 

Đáp án:

  1. Marie told Susan that she would be happy if she call him.
  2. Adam asked Zulie what she would do if she meet John.
  3. I asked her what ahe would do if ahe had (had) two weeks off.
  4. He told me to open the car.
  5. She asked him where he was going.
  6. He asked where his dog was.
  7. Faker asked her how she were.
  8. He asked his girlfriend which house she liked best.
  9. He asked me how I knew her.
  10. She wanted to know if he was going to the restaurant.

>>> Có thể bạn quan tâm: xem lại khóa học tiếng anh giao tiếp trực tuyến

Cách dùng cấu trúc Allow và phân biệt allow với cấu trúc Permit

Bạn có biết cấu trúc Allow đi với to V hay Ving chưa?  Hãy cùng ôn tập lại cấu trúc allow và cách phân biệt cấu trúc allow và permit trong bài viết này nhé!

 

Cấu trúc Allow

 

 

Allow: chấp nhận, cho phép, thừa nhận.

Ba cách dùng của Allow như sau: 

  • Diễn tả sự cho phép ai đó làm gì.
  • Diễn tả việc chấp nhận ai đó làm việc gì hoặc điều gì đó được phép xảy ra
  • Biểu hiện thái độ lịch sự khi đề nghị sự giúp đỡ từ người khác.

 

Cấu trúc 1: Allow + somebody + to V 

Ở đây, cấu trúc Allow được sử dụng để diễn tả sự cho phép một ai đó làm việc gì.

Khi ở dạng câu phủ định ta thêm trợ động từ dạng phủ định (don’t/ doesn’t/ didn’t) vào phía sau chủ ngữ và trước Allow.

Ví dụ:

  • My father allows me to go to the party with my friend tomorrow.

Bố tôi đã đồng ý cho tôi đi dự tiệc với bạn vào ngày mai. 

  • The teacher doesn’t allow students to go out at breaktime. 

Giáo viên không cho phép học sinh ra ngoài vào giờ ra chơi. 

 

Cấu trúc 2: Allow for + something

Cấu trúc Allow for mang ý nghĩa diễn tả việc chủ ngữ chấp nhận việc nào đó xảy ra, thường gặp khi lên kế hoạch, cân nhắc việc gì đó. 

Có thể dịch Allow for là kể đến, tính đến việc gì. 

Ví dụ: 

  • You should always allow for the possibility that it might rain.

Bạn nên luôn luôn chấp nhận khả năng rằng nó có thể mưa. 

  • It will take about an hour to get there, allowing for traffic delays.

Sẽ tốn khoảng 1 giờ để đến đó, tính cả tắc đường.

 

Cấu trúc 3: Allow someone + up/in/out/…

Đây là một thành ngữ (idiom) trong tiếng Anh. Khi muốn diễn tả sự cho phép ai đó đi vào, rời đi hoặc đứng dậy làm một việc gì đó bạn hãy sử dụng cấu trúc này nhé. 

Ví dụ: 

  • The doctor doesn’t allow his patient up. 

Bác sĩ không cho bệnh nhân của ông ấy đứng lên. 

  • I won’t allow the police in my house. 

Tôi sẽ không cho cảnh sát đi vào nhà tôi. 

  • My father never allows me out with strangers. 

Bố tôi không bao giờ cho phép tôi đi ra ngoài với người lạ. 

 

Cấu trúc 4: Allow of + something

Dùng để diễn tả sự chấp nhận, cho phép hay nhường chỗ cho cái gì, khiến việc đó trở nên khả thi. 

Ví dụ: 

  • This rule allows of no exceptions.

Quy tắc này không cho phép ngoại lệ nào. 

  • The evidence allowed of one and only interpretation.

Bằng chứng đã chỉ ra một sự thật duy nhất. 

Lưu ý: Trong tất cả các cấu trúc trên, động từ Allow sẽ được chia tùy theo thời và chủ ngữ của câu.

>>> Có thể bạn quan tâm: Học tiếng Anh 1 kèm 1 online cho trẻ em

 

Câu bị động với cấu trúc Allow 

 

Câu bị động với cấu trúc Allow mang nghĩa là ai, cái gì được cho phép làm gì.

Công thức: 

Chủ động: S + allow + O + to V 

Bị động: S (O) + (tobe) allowed + to V+ … + by O (S).

Ví dụ: 

  • My father allowed me to drive his car last month. 

Bố tôi đã cho phép tôi lái xe của ông ấy từ tháng trước.

➔ I was allowed to drive my father’s car by him last month.

Tôi được bố tôi cho phép sử dụng chiếc xe của ông ấy. 

  • The doctor allows my family to enter the hospital room to visit my uncle. 

Bác sĩ cho phép gia đình tôi tôi vào phòng bệnh thăm bác tôi. 

➔ My family is allowed to enter the hospital room to visit uncle by the doctor. 

Gia đình tôi được cho phép bởi bác sĩ để vào phòng bệnh thăm bác tôi. 

So sánh cấu trúc Allow, Let, Permit, Advise 

 

1. Allow/Permit

 

 

Hai từ Allow và permit mang ý nghĩa giống nhau, vì vậy chúng có cấu trúc sử dụng như nhau và có thể thay thế cho nhau.

 

Cấu trúc:

Permit somebody to do something 

Tuy nhiên permit được sử dụng trong câu với ý nghĩa trang trọng hơn và KHÔNG dùng với giới từ đứng một mình (in/ on/ at) như allow. 

Ví dụ:

  • The teacher wouldn’t allow me in = The teacher wouldn’t permit me to go into class. 

Cô giáo không cho tôi vào. 

  • Smoking is not allowed/ permitted in the hospital

Việc hút thuốc là không được cho phép trong bệnh viện.

Lưu ý: Những cấu trúc câu bị động sử dụng “it” chỉ được phép dùng “permit”.

 

2. Allow/Let

 

Trong một vài trường hợp, Let có sắc thái nghĩa tương tự với Allow và Permit. Tuy nhiên cách sử dụng của Let khác hoàn toàn với 2 từ trên.

 

Cấu trúc:

Let somebody do something 

Ví dụ:

  • Please allow me to help you – Lịch sự và trang trọng

Vui lòng cho phép tôi giúp bạn nhé. 

  • Let me help you – thân thiện hơn và không trang trọng

Để tôi giúp bạn. 

Lưu ý: Ngoài nghĩa cho phép giống với Allow và Permit, cấu trúc Let trong tiếng Anh cũng có nhiều cách dùng và ý nghĩa khác.

 

3. Allow/Advise

 

Cấu trúc Advise được sử dụng khi muốn diễn đạt một lời khuyên trong một vấn đề nhất định.

 

Cấu trúc:

Advise somebody to do something

Ví dụ: 

  • His girlfriend usually advises him not to smoke.

Bạn gái anh ấy thường xuyên khuyên anh ấy không nên. 

  • My brother advised me that I should study harder.

Anh trai  khuyên tôi rằng tôi nên học tập chăm chỉ hơn.

 

Bài tập cấu trúc Allow

 

Bài tập 1. Chia động từ trong ngoặc

  1. They don’t allow visitors ………….(take) photos in the museum.
  2. My doctor doesn’t permit ……….(eat) red meat.
  3. I wasn’t allowed ………….(go) to the movies.
  4. We won’t let you……………(know) what we are going to do with him.
  5. He never allows anybody ………………….(give) advice.
  6. My mother permit me……..(go) out tonight.
  7. The biologist doesn’t allow …………………(smoke) in the laboratory

 

Bài tập 2: Viết lại câu

  1. The doctor doesn’t allow me to go out.

The doctor doesn’t let ……………………………………………….

  1. Authorities in Tehran do not let him leave the country.

Authorities in Tehran do not allow ………………………………….

  1. Her husband will not let her go on a business trip with her boss.

Her husband will not allow ………………………………………….

  1. The teacher didn’t let us speak freely.

The teacher didn’t allow ……………………………………………..

  1. Will your parents let you go to the party tonight?

Will your parents allow………………………………………………

 

Đáp án 

 

Bài tập 1:

1.to take

2.eating

3.to go

4.know

5.to give

6.to go

7.smoking

 

Bài tập 2:

  1. The doctor doesn’t let go out
  2. Authorities in Tehran do not allow him to leave the country
  3. Her husband will not allow her to go on a business trip with her boss.
  4. The teacher didn’t allow us to speak freely.
  5. Will your parents allow you to go to the party tonight.

>>> Mời xem thêm: Phân biệt like và as trong tiếng Anh cơ bản nhất