Cách ứng xử với con
Điện thoại không phải là vật sống, cũng không phải là thứ mọc ra từ trên người con, phải học cách sống mà không có điện thoại. Đừng lúc nào cũng sợ rằng mình bỏ lỡ thứ gì đó, con phải khiến mình mạnh mẽ hơn ngay cả trong suy nghĩ nội tâm.



Trích: Nguồn giasuhalong.
Dùng thiết bị điện tử sớm khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Dùng thiết bị điện tử sớm khiến trẻ biếng ăn

Dùng thiết bị điện tử sớm tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư
Tâm sinh lý bị ảnh hưởng

Cách khắc phục
1. Chúng ta không nên tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiết bị. Rèn thói quen từ khi con còn nhỏị. Khi cha mẹ chăm sóc con, cần để thiết bị ở thật xa. Khi con ít tiếp xúc sẽ ít có những nhu cầu chơi với thiết bị.
2. Cha mẹ cũng nên hạn chế sử dụng các thiết bị khi ở gần con. Nếu cần làm việc với máy tính, hãy vào phòng riêng và làm việc khi không có con ở bên cạnh.
3. Dạy con không được động vào máy tính và điện thoại, đồ vật của người khác, giúp con tránh xa thiết bị điện tử.
4.Cùng con chơi các trò chơi của con như chơi xếp hình, vẽ tranh, …. Tạo cho con sự hưng thú khám phá .Con có nhiều mối quan tâm thì thiết bị cũng ít ảnh hưởng đến con.
5. Cho con tham gia các hoạt động thể thao. Chọn lựa môn thể thao mà con yêu thích rồi khuyến khích con đi theo.
6. Cho con vui chơi với các bạn, tham gia các hoạt động tập thể.
7. Dạy con các kĩ năng sống và dạy con giúp đỡ việc nhà cùng gia đình.
8. Dành thời gian để chơi, chia sẻ tâm sự nhiều với con. Con càng gần gũi cha mẹ, nghe lời chia sẻ của cha mẹ nhiều thì càng trưởng thành và ngoan hơn.
9. Lập thời gian biểu hoạt động của con. Giám sát con thực hiện theo thời gian biểu đó. Cố gắng tránh mọi khoảng thời gian trống.
10. Giải thích rõ cho con về tác hại của thiết bị và lý do tại sao con cần tránh xa nó. Điều này vô cùng quan trọng trẻ hiểu được lý do, chúng sẽ có thái độ tự động tránh xa.
>>> Xem thêm: Có nên học tiếng Anh online không? Cách học tiếng Anh qua mạng hiệu quả
Một hiện tượng đáng báo động đang diễn ra trong nhiều gia đình, đó là việc chúng ta chỉ quan tâm tới vấn đề chăm sóc đầy đủ cho con cái về mặt vật chất. Mà vô hình chung chúng ta quên mất rằng những đứa trẻ luôn cần sự yêu thương để được phát triển toàn diện. Đừng khiến con cô đơn ngay trong chính gia đình mình.
Nhiều bậc cha mẹ bị cuốn vào vòng xoáy cơm, áo, gạo, tiền với cuộc sống mưu sinh, những công việc bận rộn mà bỏ lỡ thời gian yêu thương và bên con.
Bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận được tầm quan trọng của INTERNET đối với đời sống con người. Công nghệ đã len lỏi vào từng ngóc ngách, từng gia đình mở mang kiến thức trí tuệi, nhưng cũng kèm theo đó là những hệ luỵ, trong đó có MỐI QUAN HỆ giữa CHA MẸ - CON CÁI.
>> có thể bạn quan tâm: Tổng hợp những kinh nghiệm lựa chọn các khóa học tiếng Anh online cho trẻ em
Chúng ta đã từng thấy những cảnh này chưa?
- Những đứa trẻ không chịu ăn, cha mẹ dí điện thoại vào cho xem, chúng thật ngoan há miệng nuốt thức ăn "như một cái máy".
- Những đứa trẻ mới tập bò, cha mẹ cho chúng xem điện thoại để chúng ngồi yên, ngừng phá phách, để người lớn tập trung làm việc.
- Cả nhà ngồi với nhau, nhưng mỗi người một chiếc điện thoại...
Cha mẹ dành nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử hơn là nhìn sâu vào đôi mắt con và lắng nghe con.
Nếu một ngày nào đó đi làm về, nhìn khuôn mặt đờ đẫn của đứa bé, chúng ta ngay lập tức hiểu rằng người lớn đã chọn chơi với trẻ bằng cách an nhàn nhất.
Chúng ta có thể mua rất nhiều sách hướng dẫn về cách nuôi dạy con. Nhưng sẽ đều lãng phí, không áp dụng được nếu chúng ta không DÀNH THỜI GIAN cho con.
Trong 6 năm đầu đời - cửa sổ vàng, con rất cần được bố mẹ dành thời gian bên cạnh, có thể chỉ khoảng 1 giờ mỗi ngày nhưng với 100% SỰ TẬP TRUNG chứ không phải bên con mà tâm trí lại ở một nơi khác.
>> Mời bạn xem thêm: Cách mẹ ‘thần đồng’ Đỗ Nhật Nam dạy tiếng Anh sớm cho con
Có thể công việc “DÀNH THỜI GIAN CHO CON” thật sự khó giữa bộn bề công việc. Nhưng nếu thật sự quan tâm, chúng ta sẽ có cách để tận dụng mọi cơ hội để chơi cùng con. Đưa đón con đi học, nấu ăn và cùng nhau dọn nhà, nuôi chó mèo, trồng cây cối, học về từng loại cây cỏ và loài vật,… Đừng coi đấy là chuyện nhỏ cha mẹ ạ. Bởi chính từ những câu chuyện nhỏ đó sẽ là cách để chúng ta làm bạn với con và ĐỊNH HÌNH được ĐỜI SỐNG TINH THẦN của con ngay từ khi còn bé.
Thời đại 4.0 kéo đến ồ ạt như một cơn bão, sự KẾT NỐI thật sự giữa cha mẹ và những đứa trẻ là một điều hoàn toàn cần thiết. Hãy tạo ra những ký ức hồn nhiên, sống động và vui vẻ trong thời thơ ấu của con bằng những trải nghiệm bình dị trong đời sống hằng ngày ba mẹ nhé.
>>> Mời xem thêm: Kỹ năng sống là gì? Tại sao phải cho bé học kỹ năng sống ngay từ nhỏ?

>> Có thể bạn quan tâm: BA MẸ CÓ THƯỜNG PHẠT CON ÚP MẶT VÀO TƯỜNG HOẶC Ở TRONG PHÒNG TỐI KHI CON MẮC LỖI?
Do đâu trẻ hay đòi hỏi vô lý và ra lệnh cho ba mẹ mình như vậy?

Vậy thì dạy con như thế nào để trẻ không trở thành những “ông tướng”, “bà hoàng”?
- Không cấm ba mẹ nuông chiều theo cảm xúc của con, nhưng cần nuông chiều một cách hợp lý và đúng hoàn cảnh.
- Ba mẹ không nên nghĩ “Con nhỏ không biết gì”, “Chiều một chút có sao đâu” và đợi “Con lớn rồi dạy”. Thật ra, tính cách của con dần hình thành ngay từ lúc còn bé. Từ những việc nhỏ như xếp quần áo, gấp chăn, quét nhà, để giày dép ngăn nắp,... ba mẹ nên để con làm trong khả năng của mình để con quen dần. Mai sau, bé sẽ biết tự lo những việc cần thiết cho bản thân mà không phải việc gì cũng ba mẹ làm giúp.
- Ba mẹ nào cũng yêu thương con nhưng yêu thương không đồng nghĩa với chiều chuộng. Ba mẹ không cấm con, mà mỗi việc làm, mỗi đòi hỏi nên kèm theo một điều kiện nào đó.
- Ví dụ, mẹ cho con xem phim hoạt hình nhưng trước hết con phải làm bài tập về nhà xong đã. Có thể vài lần con trẻ sẽ khó chịu, thậm chí có thể từ chối, nhưng ba mẹ cần kiên trì và khéo léo giải thích cho con hiểu, vài lần con sẽ thích nghi.
- Khi ba mẹ mua gì cho con, cần dạy con biết quý trọng món quà đó. Mai này, nếu ai cho trẻ cái gì, con sẽ biết ơn chứ không phải xem là lẽ tất nhiên, rồi lần sau lại đòi hỏi.


Cho con ngồi trong phòng tối để con biết sợ
Mặt trái của việc phạt con úp mặt vào tường vào tường hoặc nhốt vào phòng tối


Ba mẹ nên làm gì?
Bố mẹ hãy làm gương cho con và tôn trọng con
Những lời nói và hành động của bố mẹ rất ảnh hưởng đến con cái mình. Vì vậy cha mẹ hãy luôn để trẻ nhìn thấy những điều tích cực. Con sẽ học hỏi từ chính bố mẹ và bắt trước hành động của bố mẹ mình đầu tiên. Trẻ nhỏ sẽ không ngừng học hỏi bố mẹ về cách cư xử hành động và thái độ. Đó là lý do tại sao các hành vi ở nhà cha mẹ cần phải làm gương đúng đắn. Khi bố mẹ hỏi con nói chuyện với con cũng nên hỏi có chủ ngữ vị ngữ: "Con có ăn gì không, mẹ lấy cho" thay vì "Ăn gì không?"

Hôm nay mình đi hiệu sách, tìm các đầu sách hay cho các bạn nhỏ. Tự dưng mình thấy có bộ tô tượng hay hay, có sẵn bảng màu nước, khay pha màu. Chợt nhớ tới con gái ở nhà. Mình chọn luôn 1 bộ cho con. Ngắm con gái tô màu, chợt mình nghĩ tới niềm trăn trở của các ông bố bà mẹ ngày hè, làm sao để con không xem điện thoại và ipad quá nhiều? Mình suy luận được mấy điều:
1. Tại sao trẻ con lại thích xem ipad và điện thoại đến vậy? Bởi smartphone quá hấp dẫn, chứa nhiều thứ hấp dẫn! Đến cả người lớn chúng ta, rất nhiều người cũng nghiện lượt FB, nghiện game online... Thì trẻ em thích dùng smartphone cũng là điều dễ hiểu. Không có lí do gì để trách con cả.
2. Về thời lượng con dùng smartphone? Mình nghĩ thời lượng hoàn toàn do người lớn quy định. Nếu không muốn con dùng nhiều, cứ tắt wifi máy hay wifi của nhà đi cũng được! Và smartphone cũng không cần download game offline làm gì cả. Trẻ con có nhiều hoạt động bổ ích hơn để làm mà. Tốt nhất là, thời gian con được dùng smartphone trong ngày không quá 20 phút. Và thời gian các con dùng, người lớn cần có mặt để luôn kiểm soát từ xa những chương trình con xem. Nếu để con thấy chúng ta kiểm soát quá chặt cũng không tốt. Chúng sẽ có tâm lí xem giấu diếm những gì chúng thích mà ta không thích Nên mình cứ kiểm soát từ xa và giả vờ như không kiểm soát thì tốt hơn
3. Về những chương trình con được phép xem Mình thấy có rất nhiều app học hay, hoặc chương trình hoạt hình kĩ năng sống rất bổ ích mà các con có thể vừa xem vừa học. Hãy cho con xem những chương trình bổ ích, đừng để con tự do xem mấy chương trình vô bổ, mình không lường được hết những tác hại của nó với con đâu.
>>Mời xem thêm: Trung tâm anh ngữ Pantado luôn đi đầu trong việc dạy và học
4. Làm sao để con thích các hoạt động mình đưa ra, thay vì xem smartphone? Mình hãy tìm cách tiếp cận để con thấy hoạt động của mình vui và lí thú không kém gì những thứ mà con xem trên điện thoại. Thay bằng “Con lấy sách ra luyện đọc ngay cho mẹ” - Hãy khuyến khích con đọc những cuốn truyện ngắn, phù hợp lứa tuổi, vừa rèn được kĩ năng đọc, vừa học được những bài học bổ ích. Thay bằng “Con hãy tô màu ngay cho mẹ” - Có thể cho con tô một bức tranh, sau đó tìm cách treo bức tranh đó ở góc học tập của con, hoặc cho con tô tượng, và trưng bày đâu đó trong nhà. Trẻ con luôn thích tác phẩm của chúng được trưng bày
Thay bằng “Con học thuộc các phép tính này ngay đi” - Hãy cùng con chơi một trò chơi bốc thăm, với các mảnh giấy ghi phép tính. Ai bốc thăm được phép tính nào, phải trả lời đúng để được tính điểm... Cuối cùng xem ai chiến thắng.
Hãy dành thời gian để tiếp cận với con như một người bạn. Và đừng quên mỗi đứa trẻ có nhu cầu vận động khác nhau. Bên cạnh hoạt động tư duy, con cũng cần hoạt động thể chất, như nhảy dây, đạp xe, trượt patin, đá cầu... Mấy cái môn ngày xưa hồi bé mình hay chơi ngoài ngõ với mấy bạn hàng xóm ý
Mình thấy nó thực sự vui và lành mạnh! Mình còn phát hiện ra, trẻ con khi không có đồ chơi gì, chúng có thể tự chơi trò sắm vai, đóng làm anh - em, mẹ - con, cô giáo - học sinh.... Ôi nhiều vai lắm mà người lớn không bao giờ nghĩ ra nổi. Tác dụng những trò này là tăng kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, xử lí tình huống... Nên bố mẹ cứ mạnh dạn cho con tránh xa smartphone - là lựa chọn hoàn toàn đúng đắn! Mình thấy các bạn lớp 1 cận thị nhiều lắm rồi
Bố mẹ hãy lưu tâm vấn đề này nhé!
À còn một điều vô cùng quan trọng nữa! Người lớn luôn là tấm gương của trẻ. Để con hạn chế dùng smartphone, người lớn cũng cần hạn chế tối đa việc dùng smartphone để lướt web, FB hay game online trước mặt con nhé. Chỉ dùng cho công việc hoặc việc thực sự cần thiết! Bao nhiêu bố mẹ đủ quyết tâm làm được điều này nào?
Chúc các con có một mùa hè lành mạnh, tuyệt vời!
>>Xem thêm: BA MẸ LÀM Gì ĐỂ XỬ LÝ KHI CON “THÔNG MINH GIẢ”

Điều đầu tiên, cần dạy trẻ biết cách phân biệt đúng sai
Trước khi dạy trẻ xin lỗi, cha mẹ cần dạy trẻ hiểu và phân biệt được rõ đúng sai trong cuộc sống hằng ngày. Chỉ có như thế, trẻ mới nhận rõ được trẻ thực sự sai ở đâu và cần rút kinh nghiệm về điều gì. Tránh những lời xin lỗi xáo rỗng.
Để có thể giúp con hiểu được, bố mẹ cần phải quan sát mọi hành động của con. Từ đó có thể kịp thời chỉ cho con những lỗi sai mà con đang mắc phải. Con đã sai ở đâu? Khi con làm sai mọi việc sẽ như thế nào? Và con nên làm như thế nào?
Ba mẹ hãy dạy trẻ biết cách tự nhận lỗi:
