Cách ứng xử với con

Ba mẹ hãy dạy con nói lời " xin lỗi"
Thật khó khăn để nhận lỗi lầm hay nói lời xin lỗi về một ai đó và trẻ con cũng thế...
Có không ít ba mẹ thường nghĩ rằng khi con làm trái lời mẹ thì đồng nghĩa với việc con phải xin lỗi. Điều đó hoàn toàn sai! Nếu lời xin lỗi là ép buộc thì các con sẽ lại mắc lỗi, lại xin lỗi mà không biết cách giải quyết và khắc phục vấn đề như thế nào để không tái phạm.
>>Xem thêm :Top 5 trung tâm học tiếng Anh giao tiếp trực tuyến tốt nhất bạn nên biết

Điều đầu tiên, cần dạy trẻ biết cách phân biệt đúng sai

Trước khi dạy trẻ xin lỗi, cha mẹ cần dạy trẻ hiểu và phân biệt được rõ đúng sai trong cuộc sống hằng ngày. Chỉ có như thế, trẻ mới nhận rõ được trẻ thực sự sai ở đâu và cần rút kinh nghiệm về điều gì. Tránh những lời xin lỗi xáo rỗng.

Để có thể giúp con hiểu được, bố mẹ cần phải quan sát mọi hành động của con. Từ đó có thể kịp thời chỉ cho con những lỗi sai mà con đang mắc phải. Con đã sai ở đâu? Khi con làm sai mọi việc sẽ như thế nào? Và con nên làm như thế nào?

 

Ba mẹ hãy dạy trẻ biết cách tự nhận lỗi:

- Hãy để con nói lời xin lỗi kèm lý do càng cụ thể càng tốt.
- Giải thích cho trẻ về những điều chúng làm là sai và hậu quả mang lại là gì?
- Trò chuyện, thảo luận với con về một số cách giải quyết tích cực để con có thể sử dụng nếu tình huống tương tự xảy ra.
- Dạy trẻ biết cách tha thứ cho bản thân mình và có ý thức sửa lỗi.
- Những lời quát mắng hay, nặng lời có sát thương rất lớn gây cho chúng một cảm giác bị tổn thương.
Ba mẹ nên nhẹ nhàng cùng con giải quyết lỗi sai và giúp con biết cách xin lỗi phù hợp nhất bởi đây chính là một hành trang tuyệt vời cho sự phát triển tính cách bé.
 
1001 CÂU HỎI "VÌ SAO" Ở TRẺ VÀ CÂU TRẢ LỜI CỦA CHA MẸ
Ở trẻ nhỏ, chúng có bản tính tò mò thích khám phá những thứ mới nên con sẽ luôn hỏi mẹ “vì sao”, “tại sao”. Dựa vào những câu hỏi của con mẹ biết được chúng đang cần tìm hiểu cuộc sống xung quanh và hình thành dần lên những tư duy logic ở trẻ.
Đã bao giờ bạn thường gặp những câu hỏi kiểu như thế này:
- Tại sao máy bay lại bay được vậy ạ?
- Tại sao bầu trời lại có màu xanh thế mẹ?
- Mẹ ơi, tại sao trái bắp lại có râu?
- Tại sao mẹ lại có tóc dài còn ba lại để tóc ngắn?
- Tại sao hoa cũng có cánh nhưng không bay được như chim hả mẹ?
Những câu hỏi ngộ nghĩnh của trẻ tuy non nớt nhưng ẩn đằng sau đó là cả một quá trình: mắt quan sát, tai lắng nghe, óc so sánh, kết nối các dữ kiện khác nhau lại thành nhóm, sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt thành câu hỏi.
Thế nhưng, rất nhiều cha mẹ thú nhận rằng, khi nghe con liên tục hỏi “tại sao?” thường có hai cách phản ứng. Một là gạt phăng câu hỏi của trẻ đồng thời nóng giận nói “Trẻ con biết gì mà hỏi”. Thứ hai là trả lời qua loa cho xong chuyện.
Do đó, cha mẹ cần quan tâm đến việc hình thành và định hướng thói quen hỏi nhiều cho trẻ ngay từ bé và học cùng trẻ một cách tích cực qua những câu hỏi.
 
Vậy ba mẹ nên trả lời những câu hỏi đó như thế nào là hợp lý?
Cách 1: "Mình cùng khám phá theo cách khác nhé"
Trẻ con học được rất nhiều điều qua quá trình khám phá sự vật, hiện tượng. Nếu con muốn đổ một ly nước hoa quả ra sàn, hãy gợi ý con lấy một ly nước khác và đổ vào chậu. Đừng vội quy kết rằng con đang nghịch ngợm và phá phách, con chỉ đang muốn xem đổ nước ra sàn sẽ như thế nào thôi mà. Nếu bố mẹ cứ gào thét và cấm đoán, con sẽ càng nghịch ngợm hơn.
Cách 2: "Con tự nghĩ nhé"
Khi trẻ thắc mắc điều gì đó, bố mẹ đừng vội trả lời ngay. Nếu trả lời ngay, trẻ sẽ hình thành tâm lý ỷ lại, lười suy nghĩ và bị động. Thay vào đó, bạn hãy nói: “Con tự nghĩ nhé, mẹ không biết” hoặc “Theo con thì tại sao lại như vậy?”
Cách 3: "Mình cùng hỏi chuyên gia nhé"
Cách này càng khiến trẻ tò mò và hồi hộp chờ được nhận câu trả lời hơn. Cha mẹ có thể nhờ sự trợ giúp từ mạng Internet, trong sách báo, tài liệu để tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc của trẻ.
Trẻ giả vờ “ốm” nguyên nhân do đâu và những điều cha mẹ cần biết
Có một phụ huynh băn khoăn chia sẻ rằng: "Bé nhà mình bị viêm ruột thừa mãn tính, lần trước khi phát hiện bệnh, bé phải nghỉ học một tuần nằm truyền dịch ở bệnh viện, cả ngày vất vả chăm sóc bé từng li từng tí. Sau lần đó, thỉnh thoảng bệnh cũ lại tái phát, lúc đầu cứ tưởng thật, nhưng khi đưa bé đi bệnh viện bác sĩ lại chẩn đoán là không sao thậm chí có lúc không cần đi bệnh viện, chỉ về nhà một lúc là thấy khỏe. Hơn nữa mình phát hiện chỉ có những hôm giờ vấn đáp, kiểm tra bài cũ thì bệnh mới tái phát. Đây rõ ràng là giả ốm rồi còn gì!
Thật sự mình không biết phải xử lý như thế nào? Lần sau bé lại giả ốm thì có nên kệ không? Có nên “lật tẩy” chiêu trò giả vờ đó của bé không?
Chắc chắn phải có điều gì đó khiến cho bé “giả ốm” như thế?"

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ giả ốm

Thông thường, nguyên nhân khiến trẻ giả ốm thường có: Một là làm nũng cha mẹ để được quan tâm, chiều chuộng, hai là không thích làm một điều gì đó, ví dụ như đi học hoặc kiểm tra nên mới kiếm cớ bị bệnh, ba là giả vờ ốm để thu hút sự chú ý của ba mẹ.
Cha mẹ không để ý hoặc “lật tẩy” những trò giả vờ đó đều không phải là biện pháp thỏa đáng vì khi trẻ bị bệnh thật nếu cha mẹ không quan tâm khiến cho trẻ tủi thân, còn nếu như “lật tẩy” trò giả vờ này thì chẳng khác gì nói với trẻ rằng “chiêu này không hiệu quả” nếu vậy thì chiêu nào mới có tác dụng đây. Lần sau sau phải giả ốm hơn nữa hay là tìm những chiêu trò khác. Chính vì thế, ba mẹ bắt buộc phải tìm hiểu nhu cầu thật sự của trẻ để đưa ra những giải cụ thể và thích đáng.

Vậy liệu có cách nào giúp cho ba mẹ có những giải pháp khi con “giả ốm” không?

Quan tâm trẻ nhiều hơn
Có lẽ đứa trẻ nào nào cũng đã từng bị ốm và nhận thấy rằng khi ốm mọi người quan tâm đến mình nhiều hơn, ngay cả bố hằng ngày nghiêm khắc cũng trở lên hiền từ, lo lắng khi con bị ốm. Đặc biệt là trẻ có cha mẹ bận rộn ít có thời gian ở cùng con hay để cho ông bà .
Khi trẻ bị ốm, cha mẹ không được đáp ứng vô điều kiện mọi yêu cầu của trẻ
Ngoài yếu tố tình cảm, trẻ còn có động lực khác, đó là những “đặc quyền” được hưởng khi bị ốm. Ví dụ như không phải đi học, được thỏa sức xem phim hoạt hình…Càng nhiều đặc quyền giúp cho trẻ càng muốn giả bệnh. Do đó khi trẻ bị ốm, cha mẹ nên cân nhắc việc nào có thể buông lỏng, việc nào không thể. Khi trẻ bị ốm mệt, cần nghỉ ngơi, không nên cho trẻ xem phim hoạt hình quá nhiều hay nếu bị đau họng thì không được ăn kem, uống nước đá.
Quy định tình huống nào có thể nghỉ học
Khi trẻ cảm thấy khó chịu trong người ba mẹ không nên võ đoán cho rằng trẻ đang giả bệnh, hãy quan tâm và hỏi han thật kỹ. Ví dụ có thể nói với trẻ rằng nhiệt độ cơ thể phải trên 38 độ mới được nghỉ học.
Tìm hiểu áp lực và nhu cầu của trẻ
Khi trẻ giả ốm vì sợ kiểm tra hoặc áp lực học tập quá nặng thì ba mẹ cần quan tâm và uốn nắn. Một phần cũng xuất pháp từ những áp lực của ba mẹ về điểm số, con phải đạt điểm cao trong kỳ thi, bài kiểm tra nên ba mẹ chú ý hơn một chút.