Cách ứng xử với con

Ba mẹ sẽ trả lời như thế nào khi con nói “Mẹ ơi, con không muốn học”?
Sẽ có những giai đoạn con bạn cảm thấy chán học, không muốn đến trường vì mệt mỏi với áp lực bài vở hay một nguyên nhân nào đó. Khi đối diện với sự chán chường này của con, cha mẹ phải đối phó như thế nào? Làm thế nào để con hiểu rõ được tầm quan trọng của việc học, làm thế nào để giúp con có động lực học trở lại?
 
Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người và văn bản cho biết 'Ba mẹ sẽ trả lời như thế nào khi con nói: "Mẹ ơi, conkhông không muốn học"'
 
>>>Có thể bạn quan tâm: luyện thi chứng chỉ tiếng anh online
 
Khi con nói: "Con đã cố gắng học tập chăm chỉ trong một thời gian dài mà kết quả không cải thiện". Ý con là sự cố gắng của mình là vô nghĩa, và tại sao con lại phải học tiếp?
 
Cha mẹ nên trả lời: "Khi chúng ta đói, chúng ta cắn một miếng cơm nhưng chưa cảm thấy bớt đói ngay được, nhưng khi chúng ta tiếp tục ăn, từng miếng một thì từ từ sẽ no. Học cũng như ăn cơm vậy, nên tích lũy từng chút một rồi dần dần kiến thức sẽ được nạp đầy và kết quả sẽ được cải thiện".
 
"Con sợ mọi nỗ lực của con sẽ chẳng có kết quả gì", khi con nói ra điều này là bé ngụ ý sợ thất bại.
 
Thực tế là con người ai cũng sợ thất bại và cha mẹ nên trả lời: "Ai trong số chúng ta cũng đều mong muốn thành công. Giống như khi gặp bài thi trắc nghiệm, ai cũng muốn khoanh vào đáp án đúng, nhưng thực tế sẽ có người khoanh phải đáp án sai. Tuy nhiên, sai một lần hay sai một vài đáp án sẽ giúp chúng ta biết đâu là câu trả lời đúng vào lần sau và sẽ không bị mắc lỗi sai đó nữa".
 
 
"Con không thể tiếp tục, con có thể từ bỏ không?". Ý muốn nói là việc kiên trì học tập không còn ý nghĩa và không còn động lực cố gắng nữa.
Câu trả lời của cha mẹ nên là: "Bố mẹ cũng đã làm việc rất chăm chỉ một thời gian dài nhưng cũng chưa nhìn thấy kết quả đâu. Bố/mẹ cũng rất buồn, cũng từng nghĩ sẽ không cố gắng nữa, nhưng thực sự là có phải việc làm của bố mẹ không có kết quả không?.
 
Thực tế là thay đổi về lượng sẽ dẫn tới thay đổi về chất, do đó mọi nỗ lực của chúng ta không phải là không có kết quả. Có thể là chúng ta chưa thể nhìn ra kết quả thôi. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy kết quả khi chúng ta thay đổi chất lượng, vì vậy, bố/mẹ tin rằng mọi nỗ lực của chúng ta đã được tích lũy. Nếu chúng ta kiên định với việc đang làm chúng ta sẽ thấy sự thay đổi về chất".
 
"Con không dám hỏi lại câu hỏi của thầy cô giáo". Lý do là vì con sợ giáo viên nghĩ mình chậm hiểu.
 
Bố mẹ nên giải thích cho con: "Mỗi ngày thầy cô giáo đứng lớp giảng bài cho rất nhiều học sinh và sẽ không thể hỏi từng em xem có hiểu bài hay không, hiểu đến đâu rồi. Nhưng nếu con chưa hiểu gì và hỏi lại thầy, bố/mẹ nghĩ là thầy cô sẽ rất vui vì đã được học sinh hồi đáp lại bài giảng của mình. Và bố/mẹ tin con sẽ rất vui với cách học chủ động này. Con sẽ vui hơn khi con gần gũi với giáo viên hơn và cho họ cơ hội để nhớ tới con cũng như con thêm cơ hội giao lưu và biết thêm về thầy cô giáo của mình".
 
"Con không muốn từ bỏ, nhưng lại chán học, con phải lựa chọn như thế nào?".
 
Câu trả lời của bố/mẹ nên là: "Trong cuộc sống và học tập, chúng ta luôn phải đưa ra lựa chọn và chịu trách nhiệm với lựa chọn của chính mình. Nhưng con đừng sợ, hãy lựa chọn thật kỹ trước khi đưa ra quyết định và hãy kiên định theo đuổi những gì mình đã lựa chọn. Nhiều khi có những việc chúng ta không muốn từ bỏ, nhưng rồi vẫn phải buông".
Bố mẹ nên giúp con không sợ hãi khi phải đối mặt với những khó khăn hay sự lựa chọn. Tuy nhiên phụ huynh không nên can thiệp vào lựa chọn của con mà hãy để con trưởng thành dần trong suy nghĩ, học cách từ bỏ để nhận được nhiều hơn.
~~st~~
 
 
 
Câu chuyện dạy con ý nghĩa "Dắt ốc sên đi dạo"

<Dạy dỗ trẻ đòi hỏi sự kiên nhẫn, thấu hiểu, bao dung giống như câu chuyện có tựa đề "Dắt con ốc sên đi dạo>


"Thượng Đế giao cho tôi một nhiệm vụ, đó là dắt con ốc sên đi dạo. Tôi không thể đi quá nhanh, con ốc sên đang cố gắng nhưng nó chỉ bò từng chút một. Tôi sử dụng đủ mọi cách, chẳng hạn hối thúc, dọa dẫm và trách móc nó, nhưng con ốc sên vẫn chậm chạp nhích từng chút một. Nó chỉ biết dùng ánh mắt hối lỗi nhìn tôi, dường như nó đang nói rằng: "Tôi đã cố gắng lắm rồi!".
 
Tôi mặc kệ ánh mắt nó khẩn cầu sự thấu hiểu và bao dung của tôi. Tôi muốn lôi kéo nó, tôi đẩy nó đi nhanh hơn, thậm chí tôi muốn đá nó thật đau. Con ốc sên đã bị thương khi cố gắng bám theo bước chân của tôi. Nó đang đổ mồ hôi đầm đìa, nó thở hổn hển khi cố gắng bò về phía trước.
 
Thật kì lạ, tại sao Thượng Đế giao cho tôi một nhiệm vụ khó khăn như vậy? Thượng Đế không trả lời tôi, ngài im lặng giống như mặc kệ mọi chuyện đang xảy ra với tôi. Tôi muốn buông tay, Thượng Đế không quản, hà cớ gì tôi phải bận tâm? Con ốc sên vẫn cố gắng bò về phía trước, còn tôi ở phía sau đốc thúc nó và hờn dỗi số phận của chính mình.
 
 
 
 
Bỗng nhiên, tôi ngửi thấy mùi hương nồng nàn của những bông hoa. Hóa ra gần đây có một khu vườn hoa rực rỡ khoe sắc màu. Tôi cảm nhận cơn gió đang vuốt ve khuôn mặt của tôi, thì ra cơn gió đêm dịu dàng đến thế. Tôi còn nghe tiếng chim hót, tiếng côn trùng kêu râm ran trong bụi rậm. Tôi ngước mắt nhìn thấy những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời. Tại sao trước đây tôi không hề nhận ra những điều tuyệt vời này nhỉ?
 
Tôi bất chợt nhận ra sai lầm của mình. Thượng Đế chỉ đơn giản muốn tôi dắt con ốc sên đi dạo, đáng lẽ tôi phải tận hưởng mọi khoảnh khắc đẹp đẽ khi đi dạo cùng con ốc sên. Nhưng thay vào đó, tôi đã phí phạm quá nhiều thời gian và sức lực vào việc trách móc và hối thúc nó phải theo kịp bước chân của tôi".

- Dạy dỗ con cái giống như việc bạn đang dắt một con ốc sên đi dạo. Bạn sẽ cùng con trải qua những tháng ngày tươi đẹp, tuy nhiên mọi con đường luôn có những chông gai. Đôi khi bạn sẽ tức giận và đánh mất lý trí, bạn không còn tâm trí để ý đến những khía cạnh tốt đẹp của con, chẳng hạn ánh mắt ngây thơ của con hay góc nhìn của con về sự vật xung quanh. Đáng lẽ bạn phải bước chậm lại cùng con, bước đi thật thong thả, thoải mái.

- Hãy gạt những suy nghĩ chủ quan của người lớn sang một bên, điều bạn cần làm là lặng lẽ bên con, lắng nghe tiếng lòng của con, cho chính mình thêm thời gian và tận hưởng cuộc sống nhiều màu sắc.

- Nếu bạn sợ hãi khi thấy con mình thua "con người ta" ngay từ vạch xuất phát, nghĩa là bạn đã quên cuộc đời không phải là cuộc đua ngắn hay trung bình, mà đó là cuộc đua marathon có vạch đích rất xa, đòi hỏi người chạy phải có sự bền bỉ và dẻo dai. Con của bạn không cần phải quá vội vàng chạy theo bước chân của bạn hay bất kì ai, điều bạn cần làm là thong thả đi bên cạnh con như cách bạn dắt con ốc sên đi dạo tiến về phía trước.

- Quá trình dạy dỗ con cái không thể nào chỉ diễn ra trong thời gian ngắn liền có kết quả. Bạn cần phải tiến hành từng bước một và có trật tự rõ ràng. Mỗi khi con hoàn thành 1 nhiệm vụ, nghĩa là con đang từng bước góp nhặt kiến thức cho chính mình. Bạn hãy để con học 1 cách tự nhiên, học có mục tiêu và sự chủ động, đừng gò ép con phải theo ý muốn của bạn.

- Cuộc sống hiện nay, bố mẹ và thầy cô luôn là người ở phía sau hối thúc đứa trẻ phải bắt kịp "con nhà người ta". Họ không quan tâm cảm nhận của đứa trẻ, họ chỉ nhìn vào tốc độ mà đứa trẻ sẽ đạt đến. Họ khiến đứa trẻ và ngay cả bản thân bỏ lỡ những điều tốt đẹp nhất trên hành trình tìm kiếm tri thức. Họ khiến thời gian ở bên con trở thành cơn ác mộng, bố mẹ cảm thấy con luôn khiến mình lo nghĩ, còn đứa trẻ cảm thấy bố mẹ thật phiền phức.

=> Phương pháp dạy trẻ đúng đắn là thuận theo ưu điểm của trẻ rồi từ đó phát huy. Hãy chấp nhận những tính cách cũng như con người trẻ, đừng cố gắng thay đổi hay thúc ép con. Dạy dỗ trẻ là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, thấu hiểu, bao dung giống như cách bạn dắt con ốc sên đi dạo. Đừng vì sự nóng vội của người lớn mà khiến những đứa trẻ trở thành những con ốc sên biết khóc và mệt mỏi trên hành trình tìm kiếm tri thức.
9 mẹo hiệu quả trị 'chiêu trò' của con

1. Con hay ăn vạ

Thay vì dọa nạt con hay yêu cầu chúng phải ngừng khóc, nếu không sẽ ăn roi, bạn có thể đánh lạc hướng chúng bằng cách hỏi về những thứ xung quanh, ví dụ: "Ồ, áo/giày con có màu gì thế?". Vấn đề chính là con đang không nghĩ về những thứ con mặc trên người, thế nên con sẽ bắt đầu tập trung vào điều đó. Như thế con sẽ ngừng khóc vì bận đi tìm câu trả lời cho cha mẹ.
 


2. Con đòi chơi tiếp khi cha mẹ yêu cầu dừng

 
Con đang chơi vui mà cha mẹ yêu cầu con về, chắc chắn sẽ không thích chút nào. Nếu cha mẹ nói "Cho con 5 phút nữa thôi rồi ta về nhé", con sẽ bối rối vì không thể đếm phút và không hiểu thời gian trôi nhanh thế nào. Cảm giác đó sẽ khiến con cảm thấy bị hối thúc, thế nên con sẽ khóc “ăn vạ” cha mẹ.
Thay vì nói "5 phút nữa nhé", cha mẹ nên nói rằng "5 lượt chơi nữa nhé", "10 vòng nữa nhé", "ba lần đu quay nữa nhé", ví dụ như vậy, con sẽ tự ước lượng được và vui vẻ chơi hết lượt của mình.


3. Lười vệ sinh cá nhân

 
Nếu các con không đánh răng, không lau mặt, cứ thử mẹo này mà xem.
Đầu tiên, cha mẹ đưa con đứng kế bên mình, rồi làm gương cho con bằng cách thực hiện việc làm này trước. Giao tiếp không lời nói cho phép con hiểu những gì đang diễn ra. Tuy nhiên việc này có thể không hiệu quả ngay tức thì, cha mẹ cần kiên trì, cho đến khi con bắt đầu bắt chước bạn.


4. Con không biết cảm ơn, xin lỗi

 
Nếu con có thiện chí giúp đỡ cha mẹ việc nhà, đừng quên nói lời cảm ơn. Ai cũng muốn nghe những lời đánh giá, nhận xét tích cực. Cha mẹ cần học cách nói cảm ơn và xin lỗi với con, điều này thực sự cần thiết. Kiểu hành vi này giúp cho cha mẹ cảm thấy gần gũi hơn với con cái, củng cố mối quan hệ, dù con ở độ tuổi nào đi nữa. Thêm vào đó, con cũng lấy bạn làm tấm gương để sẵn sàng nói cảm ơn, xin lỗi khi ứng xử với mọi người.
 

5. Con lười ăn rau

 
 
Không phải con nào cũng dễ ăn, hầu hết các con cứ thấy rau, củ là gạt ra, dù đó là đồ ăn rất tốt cho sức khỏe. Một mẹo vặt cho cha mẹ trong tình huống này là bắt đầu bằng việc cho con ăn rau trước khi bước vào bữa tối, bởi vì đó là khi con đói và sẽ chịu ăn mọi thứ, kể cả carot, rau xanh...


6. Khi con tranh giành với anh chị

 
Khi gia đình không chỉ có một, mà có đến vài con nhỏ, thì việc con giành đồ chơi là việc rất dễ hiểu. Thay vì yêu cầu con lớn phải nhường con nhỏ hơn hay con nhỏ hơn phải nghe lời anh, chị, thì giải pháp chính là phân chia theo ngày. Mỗi con sẽ được chơi món đồ đó một ngày trong tuần và buộc phải tuân thủ theo quy định, nhờ vậy, con sẽ không giành nhau nữa.


7. Con hay vòi vĩnh

 
Nhiều con khi vào cửa hàng, siêu thị thường nài nỉ đòi mua bằng được những món đồ con thích. Khi không được đáp ứng, con sẽ lăn ra ăn vạ.
Mẹo của cha mẹ chính là không đưa ra cho con quá nhiều lựa chọn. Trước khi đi mua sắm, hãy yêu cầu con lập ra một danh sách vài món con thích mua, và chỉ mua trong số đó. Nếu con muốn món đồ khác, cha mẹ có thể nói: "Hãy cho nó vào danh sách lần sau, mẹ sẽ suy nghĩ". Như vậy, con sẽ hiểu ra vấn đề và không đòi các thứ ngoài danh sách.
 


8. Con thiếu độc lập, thiếu chủ động

 
Mỗi khi ra ngoài, con thường không tự giác mặc đồ, đi giày dép mà phải để cha mẹ hỗ trợ. Hãy bắt đầu bằng việc cho con sự lựa chọn. Các con luôn thích sự lựa chọn và làm chủ vấn đề của mình, vì vậy, khi cha mẹ ra ngoài với con, hãy hỏi con xem con thích mặc chiếc áo thế nào? Tuy nhiên, cần phải cụ thể với câu hỏi của bạn. Thay vì hỏi: "Con mặc cái nào?", hãy hỏi: "Con thích áo, giày màu vàng hay màu đỏ nào?".
 

9. Con không chịu đi ngủ đúng giờ

 
Thay vì yêu cầu con lên giường đi ngủ đúng giờ, cha mẹ nên làm gương cho con bằng việc tự mình lên giường vào giờ đó. Nếu cha mẹ bảo con đi ngủ trong khi vẫn ngồi lỳ trước tivi hay lướt điện thoại, con sẽ đặt câu hỏi thắc mắc: Vì sao bố mẹ chưa đi ngủ mà mình phải ngủ? Cha mẹ nên làm tấm gương để con học theo. Dần dần sẽ hình thành nên thói quen ngủ đúng giờ.
st...
Tại sao trẻ 'quậy' khi ở cạnh cha mẹ?
Cha mẹ như một "miền êm đềm" để trẻ được nhõng nhẽo, thu hút sự chú ý, cảm thấy an toàn và được bảo vệ. Chúng biết dù có quậy đến đâu thì vẫn được yêu.
 
 
1. Cảm thấy an toàn khi ở bên mẹ
 
Một nghiên cứu của khoa Tâm lý học, Đại học Washington tiết lộ những đứa trẻ thường "cư xử tệ" gấp 8 lần khi có mẹ ở gần.

Lý do duy nhất để giải thích cho hiện tượng này là vì mẹ như một miền êm đềm trong cuộc đời một đứa trẻ. Trẻ em có xu hướng hành động nhiều hơn ở trước mặt cha mẹ chúng, đặc biệt người mẹ.

Không ai muốn phô những cá tính xấu trước mặt người lạ. Mọi người dường như chỉ muốn dành những nghịch ngợm hay phô bày cảm xúc thật với những người thân yêu và gần gũi. Trẻ em cũng như vậy. Vì thế lần tới khi bạn phát hiện con như thiên thần trước mặt người khác, mà lại vô tổ chức trước mình thì câu trả lời là: bởi vì bạn là mẹ của nó.
 
 

2. Trẻ cần cha mẹ để tốt hơn
 
Chúng ta thường dè dặt, khép kín và cảm thấy cần phải cư xử tốt nhất trước những người mà chúng ta không quen biết. Điều này cũng đúng với trẻ em. Bất kỳ tình huống xã hội nào liên quan đến người lạ đều khiến trẻ không thoải mái.

Bộ não của trẻ chưa hoàn thiện nên cần nhiều thời gian để kiểm soát các cơn kích động của mình. Nhất là sau một ngày đi học về, chúng có thể gặp áp lực và những cơn giận dữ dành cho mẹ chỉ là cách để giải tỏa.

Tiến sĩ Heather Wittenberg giải thích rằng trẻ em để dành những gì tốt nhất và tệ nhất cho cha mẹ: "Đó là 'con người thật của chúng' trước cha mẹ. Chúng cần năng lượng để 'trở nên tốt', vì vậy khi về nhà chúng sẽ bộc lộ ra hết. Tin tốt là chúng dành tình yêu, sự ngưỡng mộ và cả sự ngốc nghếch cho chúng ta".
 
 
 
 
 
3. Chúng thu hút sự chú ý
 
Một lý do khác khiến trẻ nghịch là muốn giành được sự chú ý của mẹ với các anh chị em, những người lớn khác, vật nuôi hoặc thậm chí là công việc của mẹ. Nghịch ngợm để thu hút bạn chính là con át chủ bài của trẻ. Điều này chủ yếu xảy ra xung quanh các bà mẹ bởi vì mẹ là người mà trẻ khao khát nhất.
 

4. Chúng đang đo giới hạn
 
Bạn nhẹ nhàng nói với trẻ: "Con đừng ném đồ chơi nữa". Nhưng con bạn cười và tiếp tục ném. Kiểm tra giới hạn là một điều tự nhiên, đặc biệt là đối với những đứa trẻ. Chúng biết mối quan hệ của chúng với mẹ là an toàn, vì vậy chúng cảm thấy có thể ngỗ ngược, không vâng lời và vượt quá giới hạn. Điều đó không có nghĩa là đứa trẻ hư, mà đang phát triển bình thường và có mối quan hệ tốt với cha mẹ.

Tiến sĩ Tovah Klein, tác giả của How Toddlers Thrive , cho biết: "Trẻ em thích ra quyết định của riêng mình. Con cũng đang đánh giá xem chúng có thể và không thể làm gì".
 

5. Thể hiện sức mạnh
 
Trong một số trường hợp, cơn giận dữ của trẻ không có nghĩa là điều trẻ đang thể hiện trước mặt bạn, mà chúng đang cố gắng thao túng và thể hiện sức mạnh trước bạn.

Ví dụ con muốn ăn bữa pizza thứ tư liên tiếp và tức giận tuyên bố: "Con ghét mẹ. Mẹ không bao giờ phục vụ bất cứ thứ gì con thích, con không ăn". Ngay sau đó bạn thấy con vẫn bình thường mà chẳng cần chút thời gian nào để hồi phục cảm xúc, bạn có thể xác định nó đã sử dụng thành công chiến lược thao túng mẹ.

Về mặt phát triển, những đứa trẻ bắt đầu khám phá và thể hiện sức mạnh của chúng là hoàn toàn bình thường. Bạn có thể dễ dàng "trấn áp" tư tưởng này bằng việc xác lập lại sức mạnh của mình. Nhưng kiểu nuôi dạy con cái này có thể có vấn đề về lâu dài. Ở tuổi này con đang lắng nghe bạn và quan tâm đến những gì bạn nói. Đây là giai đoạn quan trọng để dạy con lắng nghe tiếng nói bên trong của chúng và truyền dạy cho con sự tự tin vào bản thân. Khi con lớn lên, con sẽ có kỹ năng tránh được các cám dỗ.
Nguồn: ST
 
🔊🔊🔊 HỘI THẢO TRỰC TUYẾN: GIÁO DỤC GIỚI TÍNH SỚM CHO TRẺ - PHÒNG NGỪA NGUY CƠ XÂM HẠI TÌNH DỤC

Như vậy là buổi hội thảo chỉ còn cách chúng ta 2 ngày nữa thôi và chắc hẳn ai cũng rất mong chờ đến ngày chủ nhật để cùng được gặp mặt diễn giả Phan Hồ Điệp thân yêu đúng không ạ?

Trong nội dung của buổi hội thảo có mục hỏi và đáp nên quý ba mẹ hãy để lại câu hỏi trong form này nhé!  BTC sẽ chọn ra 5 câu hỏi hay nhất, nóng bỏng nhất và có tính thời sự nhất để được đưa ra bàn luận trong buổi hội thảo “Giáo dục giới tính sớm cho trẻ - Phòng ngừa nguy cơ xâm hại tình dục”.

👉 Form để lại câu hỏi cho buổi hội thảo: https://forms.gle/zkkFEJbfRvXjHive9

 

Ngoài ra, ba mẹ đừng quên để lại con số may mắn trên bài đăng cá nhân của chị Phan Hồ Điệp để sau buổi hội thảo chúng ta cũng đến phần “Quay số trúng thưởng” và chọn ra 20 khán giả có con số may mắn được xướng tên nhận phần quà từ chị Phan Hồ Điệp là bộ sách “Giáo dục giới tính cho con” ba mẹ nhé.

👉 Link bài chị Điệp để ba mẹ bình luận con số may mắn: https://bom.to/jwETju

 

👉 Tham gia cộng đồng “Hội phụ huynh tinh hoa” tại: https://bom.to/aPCtpQ

👉 Tìm hiểu thêm thông tin về Hội thảo trực tuyến: Giáo dục giới tính sớm cho trẻ - Phòng ngừa nguy cơ xâm hại tình dục: https://bom.to/rrQo13

 

~Pantado~

 

#Pantado #Pantado5nam #donghanh #tuonglaiViet #sinhnhat5tuoi #Pantadofiveyears #lophocmienphiPantado #lophocmienphi #superkid #superkid #moonlight #hoccungconyeu

 

🔊🔊🔊🔊🔊🔊 HỘI THẢO TRỰC TUYẾN: GIÁO DỤC GIỚI TÍNH SỚM CHO TRẺ - PHÒNG NGỪA NGUY CƠ XÂM HẠI TÌNH DỤC

“Tôi giật mình khi tỷ lệ xâm hại tình dục ở trẻ em Việt Nam có xu hướng gia tăng và diễn ra ngày càng phức tạp hơn. Theo thống kê, mỗi ngày có khoảng hơn 17 trẻ em bị xâm hại tình dục. Một con số vô cùng đáng buồn và không biết bao giờ mới có hồi kết”.
Phải chăng đó cũng là những hậu quả mà ba mẹ chưa trang bị những kiến thức về giáo dục giới tính ngay từ khi còn trẻ cho các con.

Hầu hết ba mẹ cũng đã nghe nói về giáo dục giới tính cho trẻ nhưng ít ai đã dạy bảo về những vấn đề đó cho con ngay từ nhỏ. Có thể khẳng định một điều rằng giáo dục giới tính có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách của trẻ nhỏ, giúp các con nhận thức và biết cách bảo vệ khỏi các tệ nạn xã hội về giới tính.

Vì dịch bệnh Covid làm ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động chia sẻ kiến thức giáo dục, nuôi dạy con nhiều hơn tới các ba mẹ và việc làm các hội thảo để có cơ hội gặp mặt trực tiếp các ba mẹ cũng chẳng được tổ chức do dịch. Chính bởi vậy, việc làm hội thảo online dành cho ba mẹ là hoàn toàn hợp lý và tối ưu trong thời điểm hiện nay.

Điều quan trọng là làm thế nào để ba mẹ trang bị cho con về những kiến thức giáo dục giới tính cho trẻ. Hiểu được những băn khoăn này, Pantado xin hân hạnh thông báo về việc tổ chức Hội thảo “Giáo dục giới tính sớm cho trẻ - Phòng ngừa nguy cơ xâm hại tình dục” với diễn giả là chị Phan Hồ Điệp - chuyên gia nuôi dạy con đã rất quen thuộc với bậc làm cha mẹ chúng ta. 

📌 Thời gian tổ chức: 10h00 sáng chủ nhật (19/9/2021)

 

📌 Diễn giả: Chuyên gia nuôi dạy con Phan Hồ Điệp


📌 Hình thức: Ba mẹ tham gia hội thảo qua phần mềm zoom

 

📌 Cách tham gia: Ba mẹ vào nhóm “Hội phụ huynh tinh hoa” tại: https://bom.to/aPCtpQ

 

📌 Nội dung:
- Chia sẻ những kiến thức về giáo dục giới tính sớm cho trẻ.
- Giải đáp những thắc mắc của ba mẹ trong quá trình nuôi dạy con.
- Hướng dẫn ba mẹ cách làm bạn với con.
- Bốc thăm may mắn để tìm ra phụ huynh may mắn nhận được giải thưởng của chương trình hội thảo.

Hy vọng sau buổi hội thảo, quý ba mẹ có thể nhận được nhiều những kiến thức về giáo dục giới tính để trang bị cho con và những kỹ năng nuôi dạy con thông minh. Đặc biệt hơn, ba mẹ cũng có thể nhận được những phần quà vô cùng ý nghĩa từ buổi hội thảo cùng với chuyên gia.



Chúc các ba mẹ có một những trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ vào 10 giờ sáng chủ nhật tuần này nhé!

👉 Tham gia cộng đồng “Hội phụ huynh tinh hoa” tại: https://bom.to/aPCtpQ

👉 Ba mẹ cùng tham gia thi và chia sẻ những hình ảnh, trạng thái giàu cảm xúc nhất tại nhóm “Giỏi tiếng Anh cùng con”: https://bom.to/klP4u8
👉 Tìm hiểu về thể lệ cuộc thi ảnh “Học cùng con yêu”: https://bom.to/ITPCcP
👉 Chi tiết về cuộc thi Superkid - The Moonlight: Tròn vành trăng - Đầy hạnh phúc: https://bom.to/iU4mvd
👉 Theo dõi chi tiết về chuỗi sự kiện "Pantado - 5 năm đồng hành cùng tương lai Việt" tại: https://bom.to/idRyDr

~Pantado~

#Pantado #Pantado5nam #donghanh #tuonglaiViet #sinhnhat5tuoi #Pantadofiveyears #lophocmienphiPantado #lophocmienphi #superkid #superkid #moonlight #hoccungconyeu



7 nỗi khổ mà càng yêu con, càng phải cho con đương đầu và học cách đón nhận
Trên thế giới, mỗi bà mẹ lại có cách nuôi dạy con cái của riêng mình. Cách dạy con của mỗi người ít nhiều lại có những điểm tương đồng hoặc khác nhau nhất định.
 
“Đại bàng mẹ vì muốn dạy cho đại bàng con tập bay, đã đưa đại bàng con lên đỉnh một vách đá cao, rồi bất ngờ thả ra để đại bàng con rơi xuống vực.
Vì để sống sót, đại bàng con ra sức vỗ đôi cánh non nớt của mình. Và cuối cùng, một giây trước khi rơi xuống đáy vực, nó đã thành công cất cánh bay ngược trở lên.”
Con người chúng ta cũng giống như vậy.
Khi con còn nhỏ, nếu cha mẹ chỉ biết thương yêu đùm bọc chiều chuộng con mà quên mất việc chỉ bảo con những kỹ năng trong cuộc sống, đợi đến khi con trưởng thành mới bắt đầu cho ra ngoài xã hội va chạm, con sẽ không biết làm sao để chống chọi lại những phong ba bão táp của cuộc đời.
Sự nuông chiều đùm bọc của cha mẹ vô tình cắt đi đôi cánh của con trẻ.
Mầm non ươm trồng trong nhà kính sẽ chẳng thể nào trở thành cây đại thụ vươn tới tận mây xanh.
Những đứa trẻ luôn sống trong mật ngọt sẽ chẳng thể nào biết cách đối mặt với những thử thách của xã hội.
Cho dù bạn có thương, có yêu con đến đâu, thì bạn cũng phải để con trải qua bảy nỗi khổ sau thì mai này nó mới có sức gồng gánh tương lai.1. Nỗi khổ học hành
Cuộc đời của mỗi con người chúng ta vốn chẳng có thứ gì là do định mệnh an bài cả, mà tất cả là do bản thân ta nỗ lực mà thành.
Những học sinh có xuất thân khốn khó đến đâu, chỉ cần chăm chỉ học hành thi đậu vào trường đại học danh giá, chúng đều có thể thay đổi vận mệnh của mình.
Ông cha ta có câu:"Cần cù bù thông minh" - một người cho dù tiếp thu có chậm đến đâu, nhưng chỉ cần người đó chăm chỉ học tập, họ vẫn có thể là một người trí tuệ.
Tương lai của một người chăm chỉ học hành với một người lười học sẽ hoàn toàn khác hẳn nhau.
Những đứa trẻ lười học, thời đi học sẽ rất nhàn nhã và thoải mái. Lúc người khác học thì mình chơi, người khác chăm chú nghe giảng thì mình lại nghĩ ngợi viển vông.
Nhưng khi lớn lên, những người không có kiến thức, chỉ có thể làm những công việc mệt nhất, sống một cuộc đời đầy chật vật.
Sướng trước khổ sau, nếu nửa đời đầu lười biếng thì chắc hẳn nửa đời sau vất vả bù lại. Học hành mặc dù rất vất vả nhưng không học thì còn vất vả hơn.
Nỗi khổ của học hành các bậc cha mẹ nhất định phải để con trẻ trải qua ngay từ khi còn bé. Khi còn bé cực khổ càng nhiều, tương lai của con mới càng trở nên tươi sáng.

2. Nỗi khổ lao động

Lao động là vinh quang, nhưng đồng thời lao động cũng là việc vất vả và mệt mỏi nhất.
Những người sẵn sàng đổ mồ hôi, hăng say lao động sẽ luôn tạo ra được những thành tựu xuất sắc. Cuộc sống của họ sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Có một câu nói rất hay:
"Càng không nỡ dùng con, thì con trẻ ngày càng trở nên vô dụng."
Cha mẹ khuyến khích con cái làm việc nhà, năng lao động không chỉ là chia sẻ trách nhiệm gia đình với con, mà còn để con hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của lao động.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ yêu thích lao động khi lớn lên sẽ dễ tìm việc hơn, có nhiều niềm vui hạnh phúc trong cuộc sống hơn. Đây là điều mà những đứa trẻ lười lao động không có được.
Yêu con không phải là luôn để cho con sống trong sự nuông chiều bảo bọc của cha mẹ, mà là buông tay con ra, tập cho con thói quen tự lập.
Lao động là nguồn giáo dục tốt nhất. Những bậc cha mẹ có tầm nhìn xa đều sẵn sàng giáo dục con cái thông qua lao động.

3. Nỗi khổ từ việc bị phê bình, khiển trách

Nuôi con thì dễ, dạy con mới khó.
Có biết bao bậc cha mẹ vì thương con mà không nỡ phê bình con, khiến con cái ngày càng không hiểu chuyện, ngày càng trở nên ngang bướng.
Cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Khi một đứa trẻ được sinh ra, cha mẹ phải biết loại bỏ, uốn nắn những tính xấu của con.
Cha mẹ nào không nỡ phê bình dạy dỗ con, họ đang dung túng nuông chiều con cái.
Phê bình chắc chắn sẽ làm cho trẻ buồn, nhưng vì buồn thì trẻ mới biết mình chưa làm tốt chỗ nào, mình sai chỗ nào để lần sau có thể làm tốt hơn.
Một nền giáo dục tốt là một nền giáo dục đan xen giữa nghiêm khắc và khoan dung, thưởng phạt nghiêm minh.
Người xưa có câu: "Cây bé phải tỉa, con bé phải dạy".
Những cây non đang lớn chỉ sau khi được cắt tỉa mới có thể phát triển tốt hơn. Những đứa trẻ đang trưởng thành sẽ càng trở nên ưu tú nếu chúng được dạy bảo tốt.
"Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Nghiêm khắc chính là yêu thương con trẻ, tha thứ bao dung là hủy hoại. Chỉ có những phê bình góp ý của cha mẹ mới có thể thúc đẩy sự tiến bộ và trưởng thành của trẻ.

4. Nỗi khổ suy nghĩ

Khổng Tử có câu: "Học mà không suy nghĩ thì vô dụng, còn nghĩ mà không học thì cũng coi như bỏ đi".
Một số trẻ cảm thấy việc học là đến lớp đúng giờ, làm bài tập đúng giờ, nếu thành tích tốt thì vui còn thành tích mà không tốt thì là do mình dốt.
Trên đời này không có đứa trẻ nào sinh ra đã dốt cả, mà chúng đều là những đứa trẻ "do lười biếng mà trở nên dốt nát mà thôi".
Những đứa trẻ này không tích cực động não, không chịu suy nghĩ cách giải quyết vấn đề khiến bản thân rơi vào trạng thái tê liệt.
Tất cả sự trì hoãn, thụ động, chán học, thành tích học tập thụt lùi hay trì trệ đều là do trẻ lười suy nghĩ.
Để rèn luyện một đứa trẻ chăm chỉ học tập, cha mẹ phải quản thúc con một cách thích hợp.
Thái độ của cha mẹ phải luôn dịu dàng, nhưng đồng thời cũng phải nghiêm khắc. Tôn trọng con, đặt ra mục tiêu cho con, con sẽ biết mình cần làm gì, và cũng sẽ tự nguyện làm theo.
Chỉ có để trẻ siêng năng học tập, kiên trì suy nghĩ thì mới có thể thoát khỏi "sự ngu ngốc do lười biếng mà thành".
Cha mẹ phải quản thúc con, không dung túng, không lười biếng để trẻ thực sự cảm nhận được lợi ích của việc học.

5. Nỗi khổ nghèo đói

Tôi từng đọc qua một bài báo có tiêu đề "Người giàu càng chăm chỉ, người nghèo càng ham chơi" và đồng cảm sâu sắc với bài viết này.
He You Jun mặc dù sinh ra trong một gia đình giàu có, nhưng anh ấy lại luôn nỗ lực chăm chỉ hơn rất nhiều so với các bạn bè đồng trang lứa.
Vì vậy, anh không những trở thành thạc sĩ tài chính trẻ tuổi nhất của Học viện Công nghệ Massachusetts mà còn năm năm liên tiếp giành huy chương vàng Olympic môn toán học nước Anh.
Ngược lại, thành tích của những đứa trẻ có gia cảnh không mấy khá giả lại đáng quan ngại.
Có những bậc cha mẹ điều kiện gia đình chỉ ở mức trung bình, nhưng lại dành tất cả những gì tốt nhất cho con cái, khiến con không có khái niệm đồng tiền tiêu xài phung phí.
Lại có những bậc cha mẹ nuông chiều con cái vô điều kiện và lo cho con mọi thứ, khiến con trẻ thụ động lười biếng và ỷ lại.
Hãy để cho con trẻ trải qua nghèo đói, khổ cực thì chúng mới hiểu được cuộc sống ngoài kia khó khăn và vất vả đến nhường nào, để mà biết tự giác nỗ lực.
"Giàu có" thực sự không phải là thỏa mãn trẻ về mặt vật chất, mà là để rèn luyện cho trẻ tính tự lập, mạnh mẽ, là người có tri thức.

6. Nỗi khổ khi cố gắng kiên trì, bền bỉ

Các bậc cha mẹ có lẽ đều thấu hiểu, khi trưởng thành con người đều sẽ hối tiếc một số chuyện trong quá khứ.
Hối hận bản thân không học một sở trường nào đó, để rồi khi trưởng thành bản thân cứ mờ nhạt không có gì nổi bật.
Hối hận bản thân đã không cố gắng chăm chỉ học hành, để rồi khi trưởng thành không được sống cuộc sống như mong muốn.
Vì vậy cha mẹ hãy để con trẻ trải qua những đắng cay của kiên trì bền bỉ.
Để trẻ học cách kiên trì, không phải là để chúng chịu những nỗi đau da thịt, mà là để chúng trải nghiệm cảm giác tự chạy đua với chính mình.
Không phải vì muốn chúng trở thành một người thành công, mà là muốn chúng học được cách khi làm bất cứ việc gì, chỉ cần kiên trì đến cùng thì cũng đều là chiến thắng.
Dạy con biết kiên trì là dạy nó đam mê với mọi thứ, có mục tiêu, có tầm nhìn và sẵn sàng kiên trì bất kể khó khăn hay thất bại.
Trong cuộc sống luôn có những điều hối tiếc và chỉ có sự kiên trì mới có thể hóa giải được chúng.
Hạnh phúc thực sự là thành quả đánh đổi từ sự kiên trì bền bỉ.
Nếu bạn chưa từng mệt mỏi đến tận cùng, bạn sẽ không thể hiểu được thế nào là cảm giác hạnh phúc tột độ.
Trên con đường giáo dục, người không nên lười biếng nhất lại chính là cha mẹ, còn người không nên lơ là nhất chính là con trẻ.
Kiên trì đến cùng những gì nên kiên trì mới là có trách nhiệm đối với con cái.

7. Nỗi khổ thất bại

Trong cuộc sống luôn có những điều không như ý ta muốn.
Những bậc cha mẹ kém hiểu biết thì chỉ biết trách móc khi con làm sai hoặc làm không đúng ý cha mẹ, khiến cho trẻ trở nên rụt rè nhút nhát.
Những bậc cha mẹ có tầm hiểu biết rộng, họ không chỉ nói cho con biết làm thế nào mới thành công mà còn dạy con biết cách đối mặt với thất bại.
Trên con đường trưởng thành luôn có những đoạn đường gập ghềnh trắc trở, cha mẹ phải dạy con học cách chấp nhận thất bại, vì đó là liều thuốc tốt nhất cho sự trưởng thành của con.
Tâm trí được mài dũa bởi những thất bại sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, cuộc sống đã được tôi luyện bởi thất bại sẽ trở nên sáng lạn hơn.
Càng đối mặt với khó khăn, bạn càng phát hiện ra tài năng của một người. Chỉ khi đủ dũng cảm vượt qua giông bão cuộc đời thì mới có thể mở ra cánh cửa tương lai tươi sáng hơn.
Sống cả một đời, nếu bây giờ không chịu khổ, thì tương lai nhất định sẽ khổ.
Vì tương lai con trẻ, cha mẹ hãy buông tay ra để chúng trưởng thành đi.
~ CafeF ~ Những điều tinh túy.
Vì sao la mắng không phải cách dạy con hiệu quả?
Khi bị quát mắng, trẻ sẽ xem bố mẹ như mối đe dọa, cảm thấy lo lắng, không có giá trị và không muốn tương tác. Dưới đây là 5 lý do mà ba mẹ không nên la mắng trẻ nhỏ.

Trẻ không thể học trong chế độ chống trả hay bỏ chạy

"Quát mắng là cách giải tỏa sự tức giận nhưng đó không phải cách hiệu quả để thay đổi hành vi", tiến sĩ Laura Markham, nhà tâm lý học lâm sàng kiêm tác giả cuốn Peaceful Parent, Happy Kids: How to Stop Yelling and Start Connecting, cho hay. Khi một đứa trẻ sợ hãi, chúng sẽ chuyển sang chế độ chống trả hoặc bỏ chạy và các vùng trung tâm học tập của não bộ sẽ đóng lại.
Phản ứng chống trả hay bỏ chạy xảy ra khi con người trải qua việc gì đó khiến bộ não hiểu rằng đó là sự hăm dọa. Chẳng hạn, trẻ không thể học khi bạn lớn tiếng do lúc này bộ não nói với chúng rằng người đang quát là mối đe dọa.
"Việc giao tiếp, truyền đạt bình tĩnh và nhẹ nhàng giúp trẻ cảm thấy an toàn, làm chúng tiếp nhận tốt hơn bài học mà bạn đang dạy", tiến sĩ Markham nói.

Quát mắng khiến trẻ cảm thấy không có giá trị

"Điểm chung kết nối mọi người với nhau là muốn cảm thấy có giá trị", tiến sĩ Shrand giải thích. Với hầu hết mọi người, cảm giác được ai đó trân trọng là cách chúng ta đo lòng tự trọng và quyết tâm. Khi bị quát mắng, chúng ta nhìn thấy bản thân không xứng đáng và nghi ngờ khả năng của mình.
"Quát mắng là một trong những cách nhanh nhất làm cho ai đó thấy không có giá trị", Shrand cho hay.
Đồng ý với quan điểm trên, tiến sĩ Markham phân tích: "Khi giận dữ và bắt đầu la mắng, chúng ta đang xem bản thân như một cái búa và mọi người xung quanh giống như cái đinh". Trong trường hợp này, trẻ bị xem như kẻ thù và không giống người mà chúng yêu quý.
 

Quát mắng phá vỡ các mối quan hệ

"Quát mắng phá vỡ sự kết nối của bạn với trẻ và đặt mối quan hệ này vào tình trạng báo động", tiến sĩ Markham cảnh báo. Lúc này trẻ sẽ cảm thấy bạn không cùng phe với chúng, không muốn tương tác khi cảm thấy sự thách thức, phòng thủ từ bạn. Chúng sẽ không cởi mở để thay đổi, tiếp thu và kết nối sâu hơn.
"Trong 40 năm làm nghề tư vấn tâm lý, tôi gặp hàng nghìn trẻ và chưa từng ai nói với tôi rằng cảm thấy gần gũi với bố mẹ sau khi bị mắng", nhà tâm lý học lâm sàng Bernstein chia sẻ.

Quát mắng gây ra sự tổn hại

Một nghiên cứu chứng minh quát mắng có hậu quả tương tự lên trẻ như một hình phạt về thân thể. Các công trình nghiên cứu khác rút ra rằng bạo hành ngôn từ và bị mắng thường xuyên thậm chí có thể làm thay đổi cách bộ não trẻ phát triển.

Quát mắng làm mẫu các kỹ năng truyền đạt nghèo nàn

"Trẻ gặp khó khăn khi học cách điều chỉnh cảm xúc nếu bố mẹ không chỉ cho chúng cách làm thế nào", tiến sĩ Markham cho biết. Những phụ huynh nổi giận bất chợt sẽ dạy cho con cái cách phản ứng tương tự khi đương đầu với tình huống không kiềm chế được cảm xúc.
Tiến sĩ Shrand giải thích rằng điều này xảy ra một phần là do khi mắng con, cha mẹ kích hoạt "các tế bào thần kinh gương" của chúng. Các tế bào thần kinh gương (mirror neurons) là một phần của bộ não, đảm nhiệm chức năng phản chiếu những gì chúng nghe, nhìn, ngửi, cảm giác.
"Sự giận dữ sinh ra sự giận dữ và việc la mắng con khiến chúng cũng muốn quát lại bạn", tiến sĩ Shrand nói.

Cần làm gì với cơn giận dữ thay vì chỉ biết la mắng?

Bước đầu tiên để hạ hỏa là nhận ra cơn giận. "Khi đó bạn hãy kích hoạt vùng vỏ não trước trán và ngắt những cảm xúc theo đường xoắn ốc. Hãy đưa bộ não của bạn từ chế độ cảm nhận tới chế độ suy nghĩ", tiến sĩ Shrand khuyên.
Để kiềm chế, các chuyên gia gợi ý bạn có thể hít thở sâu, đếm ngược, chạy tại chỗ, lắc hai bàn tay, nói càng ít càng tốt cho tới khi bình tĩnh, đặt hai bàn tay dưới vòi nước máy, thậm chí gượng cười cũng có thể gửi một thông điệp tới não của bạn rằng tình huống này không phải là trường hợp khẩn cấp.
Nguồn: vnexpress