Từ vựng thông dụng

Tìm hiểu cấu trúc interested in trong tiếng Anh

Có lẽ cụm từ Interested in đã quen thuộc với chúng ta, nó mang nghĩa là thích thú, quan tâm đến điều gì.Trong khi Like, Enjoy, LoveAdore cũng có nghĩa là thích, yêu thích.Tuy nhiên cách dùng của chúng lại không giống nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu cấu trúc Interested in và so sánh các cấu trúc Interested in, Like, Enjoy, Love, Adore, Be fond of, Be keen on trong tiếng Anh nhé!

Cấu trúc Interested in

Trong tiếng Anh, cấu trúc Interested in được sử dụng để diễn tả sự yêu thích, quan tâm, hứng thú đối với một đối tượng cụ thể nào đó. 

Ví dụ:

I’m interested in Philosophy, Literature and Psychology. / (Tôi thích môn triết học, văn học và lịch sử.)

Khi sử dụng trong các câu văn cụ thể, interested in đứng sau động từ tobe và trước một danh từ hoặc danh động từ (V-ing)

Cấu trúc:

S + tobe + interested in + Noun/ V-ing

Ví dụ:

  • The politician’s son was not interested in politics. / (Con trai của nhà chính trị gia không hứng thú với chính trị.)
  • He is more interested in exploring the world than waiting long enough to see what happened. / (Anh ấy thích việc khám phá thế giới hơn là chờ đợi đủ lâu để xem thứ gì xảy ra.)

So sánh các cấu trúc diễn tả sự yêu thích

Cấu trúc Like

  • Like mang nghĩa là thích, thường sử dụng trong những tình huống chung chung, không cụ thể. 
  • Like là một cảm xúc thích thú đơn giản, thường đến rất nhanh, tuy nhiên chúng có thể duy trì lâu dài hoặc không. Đây là đặc điểm phân biệt like với love (tình yêu mãnh liệt, lãng mạn), adore (tình yêu với sự say mê, ngưỡng mộ, tôn kính), và be fond of (thích một người đã biết nhau lâu rồi).
  • Động từ Like miêu tả cảm giác dễ chịu, hài lòng về điều được nói đến. Điều này cũng khác với động từ enjoy, được dùng khi bạn có được cảm giác hài lòng, nhận được niềm vui từ điều gì đó. 

 Ví dụ:

  • I like my experiences here = I think my experience here is very good. / (Tôi nghĩ những trải nghiệm của tôi rất tốt.)
  • I enjoy my experience here = I have satisfaction from my experience here. / (Tôi hài lòng với những trải nghiệm của mình ở đây.)

Cấu trúc Enjoy

  • Động từ Enjoy được dùng khi bạn cảm thấy hài lòng, vui vẻ, thích thú bởi những thứ bạn đã làm hay trải qua. So với likelove thì enjoy nhấn mạnh sự tận hưởng hơn.

Ví dụ:  She really enjoyed her holiday in Nha Trang. / (Cô ấy đã thực sự tận hưởng kỳ nghỉ ở Nha Trang.)

  • Khác với like, love, adore, fancy, be fond of, be keen on, be interested in thì enjoy không được dùng để nói thích ai đó. 
  • Động từ enjoy còn được sử dụng để diễn tả rằng bạn hi vọng người đó sẽ thích thứ mà bạn gợi ý cho họ, có thể là tặng, mời, đọc, xem hoặc thưởng thức.

Ví dụ: This is your concert ticket. I hope that you will enjoy it. / (Đây là vé xem biểu diễn của bạn. Mình hi vọng bạn sẽ thích nó.)

>>> Có thể bạn quan tâm: chương trình học tiếng anh online cho trẻ em

Cấu trúc Love

  • Từ love nhấn mạnh yếu tố lãng mạn trong tình yêu. Nó thường là cảm xúc thu hút mạnh mẽ, dựa trên ham muốn tình dục và có nhu cầu được ràng buộc gắn bó với người đó. Trong khi đó, like chỉ là cảm xúc quý mến ai đó. Do đó, love có cảm xúc mạnh hơn like.

Ví dụ: This is my wife. I love her so much. / (Đây là vợ tôi. Tôi yêu cô ấy rất nhiều.)

  • Love có xu hướng nói đến một tình cảm nghiêm túc, kéo dài trong khoảng thời gian trung đến dài hạn. Ngược lại, like, fancy là một cảm xúc thích thú, ham muốn đơn giản, thường đến rất nhanh, có thể duy trì lâu dài hoặc không. 
  • Love còn được dùng để nói đến tình yêu giữa các thành viên trong gia đình hay bạn bè. Với cách dùng này, love tương tự adore. Tuy nhiên, adore lại nhấn mạnh yếu tố ngưỡng mộ và tôn kính hơn. 

Ví dụ: I love/adore my parents because they have worked so hard to raise me. / (Tôi rất yêu bố mẹ mình vì họ đã làm việc rất vất vả để nuôi tôi khôn lớn.)

Cấu trúc adore

  • Adore trong tiếng Anh có nghĩa là yêu và tôn trọng ai đó rất nhiều; hoặc thích cái gì đó rất nhiều
  • Adore diễn đạt tình cảm mãnh liệt, say mê đắm đuối và tận tụy, theo cái cách cho thấy sự ngưỡng mộ hoặc tôn kính người đó. Trong khi Love lại nhấn mạnh yếu tố lãng mạn, nồng nàn giữa những người yêu nhau hay một mối quan hệ gắn bó như ba mẹ, con cái, vợ chồng. Ngoài ra, so với love, adore thường được sử dụng trong ngữ cảnh không trang trọng, thường được thấy trong lời bài hát hay thơ văn.
  • Adore, với nghĩa trang trọng, còn để nói đến sự tôn thờ, sùng bái thần thánh. Đặc điểm này phân biệt adore với like, enjoy, love, fancy, be fond of, be keen on, be interested in.
  • Adore còn được dùng để nói thích ai theo kiểu thần tượng ai đó (ca sĩ, diễn viên). 

Ví dụ: Benedict Cumberbatch is a talented actor. We adore him. / (Benedict Cumberbatch là một nam diễn viên tài năng. Chúng tôi thần tượng anh ấy.)

Cấu trúc Fancy

  • Trong tiếng Anh, Fancy nghĩa là muốn điều gì hoặc bị thu hút bởi ai đó.

Ví dụ: I fancy a cup of bubble tea. / (Tôi muốn một cốc trà sữa.)

  • Fancy thường được dùng trong Anh-Anh. Trong Anh-Mỹ, mọi người có xu hướng dùng want to hơn.
  • Fancy someone có nghĩa rằng bạn bị thu hút bởi ai đó. Mức độ thích cao hơn like someone. Cách dùng này được sử dụng như be keen on. 

Ví dụ: She knew he fancies her, but she didn’t give him any chance. / (Cô ấy biết anh ta thích mình, nhưng cô không cho anh ta cơ hội nào.)

  • Fancy yourself để nói rằng bạn tự cho là mình đẹp, thông minh, nổi tiếng. Trong khi đó, enjoy yourself để nói rằng bạn có được niềm vui từ việc mà bạn đang làm.

Cấu trúc Be Fond Of 

  • Be fond of diễn tả cảm xúc thích một ai đó rất nhiều, đặc biệt khi bạn đã biết họ trong thời gian lâu.
  • Trong khi like someone để nói đến cảm giác thích, hoặc quý mến ai đó một cách nhanh chóng thì be fond of someone thể hiện tình cảm mạnh hơn, thích rất nhiều, nhấn mạnh việc bạn đã biết người này một thời gian khá lâu, đã gặp gỡ, nói chuyện nhiều lần.

Ví dụ: I am fond of the boy next door. He has helped me a lot since I moved to this area. / (Tôi thích chàng trai nhà bên. Anh ấy đã giúp tôi rất nhiều từ khi tôi chuyển đến khu vực này.)

  • Bên cạnh đó, so với love someone, thì be fond of someone thể hiện tình cảm nhẹ hơn. Nó không thể hiện được sự lãng mạn, thân mật trong tình yêu, và cũng không có sự ràng buộc. Nó cũng khác với sự yêu thích theo kiểu tôn sùng, ngưỡng mộ như adore someone.
  • Ngoài ra, be fond of còn mang nghĩa là thích làm điều mà người khác cảm thấy khó chịu, không hài lòng. Các từ like, enjoy, love, adore, fancy, be keen on, be interested in không có nét nghĩa này.

Ví dụ: My boss is fond of forcing employees work overtime. / (Sếp của tôi thích ép buộc nhân viên làm thêm giờ.)

Cấu trúc Be Keen On 

  • Be keen on diễn tả cảm xúc mong muốn làm việc gì hoặc rất mong việc đó sẽ xảy ra. Nó nhấn mạnh sự nhiệt tình, hăng hái, háo hức và sẵn sàng tham gia hoạt động đó. Đặc điểm này phân biệt be keen on với likeenjoy (thích làm một việc gì đó bởi vì cảm thấy vui), be fond of (thích làm việc đã quen thuộc trong khoảng thời gian lâu).

Ví dụ: She is not keen on going to the super market at weekend. / (Cô ấy không hăng hái đi siêu thị vào cuối tuần.)

  • Khi nói be keen on somebody, có nghĩa rằng bạn bị người đó thu hút, theo kiểu “sexual attraction”. Đối với nghĩa này, ta có thể sử dụng be keen on như fancy.

Ví dụ: I am keen on a girl who work in the library. / (Tôi thích một cô gái làm việc ở thư viện.)

  • Be keen on thường được sử dụng trong câu phủ định.

Cấu trúc  Interested In 

  • Be interested in được dùng để nhấn mạnh mong muốn tìm hiểu /khám phá nhiều hơn về ai đó/ việc gì đó. Đặc điểm này phân biệt be interested in với be keen on (nhấn mạnh sự hăng hái, nhiệt tình, muốn làm), hay be fond of (nhấn mạnh khoảng thời gian thích từ lâu).

Ví dụ: I am interested in Marketing. I want to delve into this in the future. / (Tôi có hứng thú với Marketing. Tôi muốn  tìm hiểu sâu hơn về nó trong tương lai.)

>>> Mời xem thêm: Cấu trúc “Try” trong tiếng Anh chi tiết nhất

Cấu trúc “Try” trong tiếng Anh chi tiết nhất

“Try hard” có lẽ là cụm từ chúng ta gặp nhiều và quen thuộc nhất. Cụm từ này mang nghĩa là gì nhỉ? Chúng ta cùng tìm hiểu cấu trúc Try một cách chi tiết nhất nhé!

Try nghĩa là gì?

Trong tiếng Anh, try mang nghĩa là cố gắng, nỗ lực. 

Như vậy, cụm từ “Try hard” được nhắc đến ở phía trên mang nghĩa là cố gắng rất nhiều. Đây là thuật ngữ ám chỉ hành động cày cuốc ngày đêm, thường gắn với các game thủ.

Một cụm từ cũng mang nghĩa tương tự “Try hard” nhưng hay xuất hiện hơn là “Try one’s best”.

Ví dụ:

They tried their best to win the contest. / (Họ đã cố gắng hết sức để thắng cuộc thi.)

Ngoài ra, động từ try còn mang nghĩa là thử, kiểm tra một thứ gì đó

Ví dụ: 

Many customers have tried our new products and gave positive feedback. / (Rất nhiều khách hàng đã dùng thử sản phẩm mới của chúng tôi và đưa ra phản hồi tích cực.)

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh trực tuyến dành cho trẻ em

Cấu trúc Try trong tiếng Anh

Cấu trúc 1

  • Khi try mang nghĩa là cố gắng, nỗ lực làm gì đó, theo sau nó sẽ là dạng động từ nguyên thể có to (To V)

Cấu trúc: 

S + Try + To V

Ví dụ: 

  • He is trying to remember all the details of the story. / (Anh ấy đang cố gắng nhớ lại tất cả chi tiết của câu chuyện.)
  • We will try to make you feel comfortable in here. / (Chúng tôi sẽ cố gắng làm cho bạn cảm thấy thoải mái ở đây.)
  • She tries to explain to her students about the new lesson. / (Cô ấy đã cố gắng giải thích cho học sinh của cô ấy về bài học mới.)

Cấu trúc 2

  • Khi try mang nghĩa là thử điều gì đó, theo sau nó là dạng danh động từ (Ving)

Cấu trúc:

S + try + Ving

Ví dụ:

  • During the lockdown, we tried cooking new dishes. / (Trong thời kỳ phong tỏa, chúng tôi đã thử nấu những món ăn mới.)
  • They tried making a cheesecake for the party and were successful. / (Họ đã thử làm bánh pho mát cho buổi tiệc và thành công.)

Một số cụm từ với Try

Ngoài 2 cấu trúc try cơ bản ở trên, try còn được sử dụng trong một số cụm từ sau đây.

  • try something on: thử quần áo, phụ kiện,…

Ví dụ: 

Yesterday afternoon, Daisy went to my shop and tried some new dresses on. After all, she decided to buy the yellow ones. / (Chiều hôm qua, Daisy đến cửa hàng của tôi và thử vài chiếc váy mới. Sau cùng thì cô ấy quyết định mua chiếc màu vàng.)

  • try for: cố gắng, nỗ lực vì điều gì đó

Ví dụ:

The final match will be on the next sunday, our team has tried very hard for it. / (Trận đấu cuối cùng sẽ diễn ra vào chủ nhật tuần tới, đội của chúng tôi đã rất cố gắng vì điều đó.)

  • try out: thử nghiệm điều gì đó mới

Ví dụ: 

They tried out the new shampoo before it was officially launched. / (Họ đã thử nghiệm loại dầu gội đầu mới từ trước khi chúng được ra mắt.)

  • Try out for something: Cạnh tranh, cố gắng cho một vị trí nào đó. 

Ví dụ:

Jake is trying out for the captain of the basketball team. / (Jake đang cạnh tranh cho vị trí đội trưởng đội bóng rổ.)

  • Try something out on somebody: khảo sát ý kiến của ai đó về cái gì

Ví dụ: 

Their company tried out the new product on teenagers in pedestrian zones. / (Công ty của họ đã khảo sát ý kiến của những thanh thiếu niên trên phố đi bộ về sản phẩm mới.)

  • Give (something) a try: thử điều gì đó, thường nói về lần đầu tiên.

Ví dụ: 

I don’t think I will be good at ice skating, but I will give it a try. / (Tôi không nghĩ mình sẽ giỏi trượt băng, nhưng tôi sẽ thử xem sao.)

  • Have a try/ go: cố gắng, hoặc thử điều gì mới.

Ví dụ:

  • At least let me have a try, maybe I can fix it. / (Ít nhất hãy để tôi thử, biết đâu tôi có thể sửa được nó.)
  • You have been standing there with the jar for twenty minutes. Let me have a go at it. / (Bạn đã đứng đó với cái hũ được 20 phút rồi đấy. Hãy để mình thử xem nào.)

Bài tập cấu trúc Try

Chọn từ thích hợp để hoàn thiện câu

  1. My sister has tried (making/ to make/ to made) dalgona coffee for the first time.
  2. Peter and his colleagues tried their best (finish/ to finish/ finishing) the task before 5 p.m.
  3. I think the best thing to do is try ( to remembered/ to remembering/ to remember) all the good times you had.
  4. I will (try to make/ tried to make/ try making) friends instead of enemies. 
  5. She has tried (learning/ to learn/ has learnt) French for the first time and felt so excited. 
  6. Lucy is in the dressing room. She is (trying out/ trying on/ try for) new clothes for the party tonight.
  7. He (tried her best for/ has tried his best on/ tried his best for) the test and got the highest mark in our class. 
  8. Many beauty bloggers have ( tried on /tried out/ trying) our new serum and gave positive feedback.
  9. Doing yoga is relaxing and good for your health. You should (give it a try/ give it a moment/ make it a try).
  10. I tried (to call/ to calling/ called) you on your cell phone, but I didn’t get an answer.

Đáp án:

  1. My sister has tried making dalgona coffee for the first time.
  2. Peter and his colleagues tried their best to finish the task before 5 p.m.
  3. I think the best thing to do is try to remember all the good times you had.
  4. I will try to make friends instead of enemies. 
  5. She has tried learning French for the first time and felt so excited. 
  6. Lucy is in the dressing room. She is trying on new clothes for the party tonight.
  7. He tried his best for the test and got the highest mark in our class. 
  8. Many beauty bloggers have tried out our new serum and gave positive feedback.
  9. Doing yoga is relaxing and good for your health. You should give it a try
  10. I tried to call you on your cell phone, but I didn’t get an answer.

>>> Mời xem thêm: Phân biệt cấu trúc “deny” và “refuse” trong tiếng Anh

Cấu trúc Avoid đầy đủ và chi tiết nhất trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, avoid mang nghĩa là tránh xa, né tránh ai hoặc cái gì đó. Hãy cùng Pantado.edu.vn tìm hiểu cấu trúc avoid một cách chi tiết nhất.

Ví dụ: 

  • Josh moved to another city to avoid his ex-wife.. / (Josh đã chuyển đến một thành phố khác để tránh gặp lại vợ cũ của anh ấy. )
  • Sometime, she avoids my eyes. / (Đôi lúc cô ấy tránh ánh mắt của tôi.)

Ngoài ra, avoid còn mang nghĩa là tránh một điều có thể xảy ra. 

Ví dụ:

  • Communication plays a very important role in avoiding conflicts at work places. / (Giao tiếp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tránh những xung đột xảy ra ở nơi làm việc.)
  • I always try to avoid borrowing money from my friends./ (Tôi luôn tránh việc phải vay tiền của các bạn mình.)

>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu cấu trúc “How many” - Cách phân biệt “How many” và “How much”

Cách sử dụng cấu trúc avoid trong tiếng Anh

Trong câu cụ thể, theo sau avoid sẽ là danh từ, đại từ hoặc danh động từ (Ving). Avoid không đi kèm với to V

Cấu trúc:

Avoid + Noun/ pronoun/ Ving

Ví dụ: 

  • There are plenty of things that you can do to help you avoid procrastination. / (Có rất nhiều thứ bạn có thể làm để giúp bản thân tránh khỏi sự trì hoãn.)
  • Nam had avoided me since our argument last week. / ( Nam đã tránh mặt tôi từ cuộc tranh luận của chúng tôi tuần trước.)
  • Lisa avoids going to the zoo on weekends because she doesn’t like children. / (Lisa tránh đi đến sở thú vào cuối tuần vì cô ấy không thích trẻ con.)

Mở rộng:

Ngoài cấu trúc avoid cơ bản, mình muốn giới thiệu đến bạn một số cấu trúc thú vị khác dưới đây.

Cấu trúc avoid thể bị động.

Với avoidđộng từ chính trong câu

S + tobe + avoided + …

Ví dụ:

Caffeine should be avoided during your pregnancy. / (Caffeine nên được tránh sử dụng trong thời kỳ mang thai của bạn. )

Với avoidbổ ngữ cho động từ chính. 

S + V + to avoid + being + Vpp(quá khứ phân từ)

Ví dụ:

Celebrities usually wear dark glasses to avoid being recognized in the streets. / (Những người nổi tiếng thường đeo kính râm để tránh bị nhận ra trên đường phố.)

Một số idioms với avoid

  • avoid somebody/something like the plague 

Plague khi đứng một mình nghĩa là tai ương, tai hoạ. Do vậy, cụm này mang nghĩa là cố gắng để tránh ai, hoặc điều gì đó như tránh tai hoạ xảy đến. Bạn có thể liên hệ nó với câu “tránh như tránh tà” hoặc “tránh như tránh hủi” trong tiếng Việt. 

Ví dụ: 

After watching the movie IT, she hates clowns. She avoids them like the plague. / (Sau khi xem phim IT, cô ấy ghét những chú hề. Cô ấy tránh họ như tránh tà.)

  • avoid the trap of (doing something)

Cụm này mang nghĩa là tránh mắc bẫy, tránh khỏi cám dỗ của việc gì.

Ví dụ: 

She can not avoid the trap of comparing herself to other people. / (Cô ấy đã không thể tránh khỏi cái bẫy tự so sánh bản thân với người khác. )

Phân biệt cấu trúc Avoid và Prevent

Hai động từ Avoid và Prevent đều mang nghĩa là ngăn cản một điều xấu xảy ra. Cho nên, nhiều bạn sẽ lúng túng và dễ nhầm lẫn trong quá trình sử dụng chúng. Hãy theo dõi tiếp cách phân biệt 2 động từ này dưới đây nhé!

Về cách dùng:

Avoid : Diễn tả sự né tránh 1 sự việc đã và đang xảy ra rồi. (nói về quá khứ và hiện tại)

Prevent: Diễn tả sự ngăn chặn 1 sự việc chưa xảy ra (dự đoán tương lai)

Về cấu trúc:

  • Avoid + something
  • Prevent + someone + FROM something/Ving (cần có FROM)

           Prevent something

Ví dụ: 

Now is the rush hour, we should choose another way to avoid the traffic jam. / (Bây giờ đang là giờ cao điểm, chúng ta nên chọn một con đường khác để tránh bị tắc đường.)

They prevented Rose from drinking too much alcohol. / (Họ đã ngăn cản Rose khỏi việc uống quá nhiều bia rượu.) 

She eats a healthy diet to prevent cancer. / (Cô ấy ăn theo một chế độ lành mạnh để phòng 

Bài tập cấu trúc Avoid

Bạn đã nắm được hết những lý thuyết về cấu trúc mình vừa nêu ra ở trên chưa? Bây giờ hãy vận dụng chúng để làm bài tập nhỏ dưới đây nhé!

Đề bài: Chọn từ chính xác để hoàn thành câu

  1. The doctor advised him to avoid (smoking/ smoke/ to smoke) and follow a healthy diet. 
  2. She’s been taught (to prevent/ to avoid/ to like) strangers.
  3. Pierre turned away to avoid (to see/ seeing/ saw) what was going to happen.
  4. Why did he avoid (has answered/ had answered/ answering) her question?
  5. Laura did not speak to Jennifer again and (avoid/ avoided/ prevent) her.
  6. Mr Peter gave her a list of things that should (be avoided/be avoid/ be avoiding) during pregnancy. 
  7. His leg injury may (prevented him from/ prevent him from/ prevent from him) playing in tomorrow’s game.
  8. There are rumors that she was a witch. People in that town avoid her (like cats and dogs/ like chalk and cheese/ like plague.) 
  9. It is not easy for business owners to (avoid the trap of/ avoid like plague/ make use of)  overcomplicating their systems.
  10. Gilbert has tried many ways to avoid (being nervous/ be nervous/ has been nervous) during the job interviews. 

Bạn hãy so sánh với đáp án dưới đây để xem mình làm đúng hay chưa nhé!

Đáp án:

  1. The doctor advised him to avoid smoking and follow a healthy diet. 
  2. She’s been taught to avoid strangers.
  3. Pierre turned away to avoid seeing what was going to happen.
  4. Why did he avoid answering her question?
  5. Laura did not speak to Jennifer again and avoided her.
  6. Mr Peter gave her a list of things that should be avoided during pregnancy. 
  7. His leg injury may prevent him from playing in tomorrow’s game.
  8. There are rumors that she was a witch. People in that town avoid her like plague.
  9. It is not easy for business owners to avoid the trap of overcomplicating their systems.
  10. Gilbert has tried many ways to avoid being nervous during the job interviews. 

>>> Mời xem thêm: học tiếng anh giao tiếp 1 kèm 1 online

Tìm hiểu cấu trúc “How many” - Cách phân biệt “How many” và “How much”

“How many” được biết đến với nghĩa là “bao nhiêu” và được sử dụng rất nhiều trong văn nói cũng như văn viết tiếng Anh. Tuy nhiên cũng còn một dạng cấu trúc khác với nghĩa tương đương là “How much”. Vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách phân biệt “How many” và “How much” nhé!

Cấu trúc “How many” và cách dùng

Cách dùng của “How many”

“How many” mang nghĩa là “bao nhiêu”, được sử dụng để hỏi về số lượng của một vật nào đó.

“How many” chỉ áp dụng được cho danh từ đếm được, và theo sau How many phải là danh từ đếm được số nhiều Plural noun).

Ví dụ:

  • How many students are there in your class? / (Có bao nhiêu học sinh trong lớp học của bạn)
  • How many rulers do you have? / (Bạn có bao nhiêu cái thước kẻ)

Cấu trúc của “How many”

How many + danh từ đếm được số nhiều + are there?

→ There is/ There are + từ chỉ số lượng

Ví dụ: How many people are there in your office? (Có bao nhiêu người trong cơ quan của bạn)

There are 30 people (Có 30 người)

How many + danh từ đếm được số nhiều + do/does/did + S + have?

→ S + V + từ chỉ số lượng

Ví dụ: How many books do you want to buy? (Bạn muốn mua bao nhiêu cuốn sách)

I want to buy two books (Tôi muốn mua 2 cuốn)

>>> Có thể bạn quan tâm: khóa học tiếng anh giao tiếp trực tuyến hiệu quả

Cấu trúc “How much” và cách dùng

Cách dùng của “How much”

Giống với How many, How much cũng mang nghĩa là “bao nhiêu” và được sử dụng để hỏi về số lượng. Nếu như trong tiếng Anh, How many chỉ đi với danh từ đếm được thì How much lại chỉ đi với danh từ không đếm được (Uncountable Noun).

Những danh từ không đếm được này thường có một đại lượng khác để đo lường chúng (lít, kilogam, cốc, bình,…)

Cấu trúc của “How much”

How much + danh từ không đếm được + is there?

→ There is/are + từ chỉ số lượng

Ví dụ: How much juice is there in the fridge? (Có bao nhiêu nước trái cây trong tủ lạnh)

About 2 bottle. (Khoảng 2 chai)

How much + danh từ không đếm được + do/does/did + S + V?

→ S + V + Từ chỉ số lượng

Ví dụ: How much water do you need? (Bạn cần bao nhiêu nước?)

I need about 2 liters (Tôi cần khoảng 2 lít)

Lưu ý: Muốn hỏi “bao nhiêu” thì bạn có thể dùng cả “How much” và “How many” nhưng để hỏi về giá tiền của một món đồ thì chỉ dùng cấu trúc How much mà thôi.

How much + do/does + S + cost? Hoặc How much + is/are + S? (có giá là bao nhiêu?)

→ S + cost/costs + giá tiền/ S + is/are + giá tiền

Ví dụ: How much does this bag cost? (Cái túi này giá bao nhiêu)

It is 5000.000 VND (Giá của nó là 500.000 đồng

How much is your mobile phone? (Cái điện thoại của bạn bao nhiêu tiền vậy?)

It is $1000 USD. (Nó có giá là 1000 đô la)

Bài tập

Dựa vào từ gợi ý để hoàn thành cách câu sau:

Ví dụ: e.g. coffee/in the cup? => How much coffee is there in the cup?

Sugar/she/have? => _____________________

lemons/ on the table? => _____________________

milk/ in the fridge? => _____________________

notebooks/ you? => _____________________

shoes/he? => _____________________

pencil/desk? => _____________________

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp cấu trúc và cách sử dụng của “want” đầy đủ nhất

Tổng hợp cấu trúc và cách sử dụng của “want” đầy đủ nhất

Want” là động từ được sử dụng rất phổ biến trong tiếng Anh ở cả văn nói và văn viết. Vì vậy nắm chắc cấu trúc “Want” và cách sử dụng là một điều vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây, Pantado.edu.vn xin chia sẻ với bạn về tất cả cấu trúc “WANT”.

Cách sử dụng “Want”

“Want” có nghĩa là “muốn”. Người ta sử dụng Want để diễn tả việc mong muốn, ý muốn về điều gì đó.

Ví dụ: I want to kiss her (Tôi muốn hôn cô ấy)

Cấu trúc Want

S + want(s) + N (danh từ): Ai đó muốn cái gì

Ví dụ: Voters want answers to these questions

(Những cử tri muốn câu trả lời cho những vấn đề này)

S + want(s) + to + V (động từ): Ai đó muốn làm gì

Ví dụ: I want to hang out with my close friends on the weekend

(Tôi muốn ra ngoài hẹn hò cùng với những người bạn thân của mình vào cuối tuần)

 S + want(s) + tên người/tân ngữ + to V: Muốn ai đó làm gì

Ví dụ: My mother wants me to study hard to pass the university entrance exams

(Mẹ tôi muốn tôi học hành chăm chỉ để thi đỗ đại học)

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh giao tiếp trực tuyến cho bé

Cách sử dụng cấu trúc want

Giống như tiếng Việt, một từ có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh thì “Want” cũng vậy, “Want” có thể được dùng với nhiều ý nghĩa:

“Want” dùng để diễn tả mong muốn

Có lẽ là cách dùng phổ biến nhất của “Want”. Với ý nghĩa này “Want” giữ vai trò là một mệnh đề bổ ngữ và nó quyết định ý nghĩa của toàn bộ câu.

Ví dụ:

  • Do you want some coffee? It is very delicious.(Bạn có muốn một chút café không? Nó rất ngon.)
  • I’ve been wanting to thank you for helping me. (Tôi muốn cảm ơn bạn vì đã giúp tôi)

Trong những câu trả lời ngắn, chúng ta có thể lược bỏ động từ phía sau và chỉ dùng “want to”

Ví dụ: Elise didn’t go to the cinema with me because she didn’t want to. (Elise không đi xem phim cùng với tôi bởi vì cô ấy không muốn)

“Want” dùng để diễn tả sự cần thiết

Trong trường hợp này, chúng ta sử dụng cấu trúc “want” + V-ing thể hiện một việc gì đó rất cần thiết, nên được hoàn thành.

Ví dụ:

  • I don’t want you coming home so late. (Mẹ không muốn con về nhà muộn như vậy)
  • The plants want watering daily. (Những cái cây này cần được tưới nước hằng ngày)

“Want” dùng để đưa ra lời cảnh báo, lời khuyên

Cách dùng này thường được sử dụng trong thì hiện tại đơn hoặc thì tương lai đơn (tương lai đơn ít sử dụng).

Ví dụ: 

  • What you’ll want to do, you’ll ask my permission first / (Con muốn làm gì thì cần phải hỏi ý kiến của mẹ trước)
  • You want to be careful when going out because the pandemic of coronavirus disease is very dangerous (Bạn nên cẩn thận khi ra ngoài bởi đại dịch bệnh vi rút corona rất nguy hiểm)

Chúng ta có thể sử dụng một số “wh-questions” như what, when, whatever, whenever, whoever,… trước “want”.

Ví dụ:

  • He will answer whatever question you want to ask (Anh ta sẽ trả lời bất cứ câu hỏi nào bạn muốn hỏi)
  • You can take whatever you want (Bạn có thể lấy bất cứ thứ gì bạn muốn)

Lưu ý:

“Want” là một động từ chỉ cảm giác, vì vậy chúng ta thường không dùng “Want” trong các thì tiếp diễn.

Không sử dụng “want” khi trong câu có “that”.

Ví dụ:

  • I want that she tells the truth – Câu sai.
  • I want her to tell the truth – Câu đúng.

(Tôi muốn cô ấy nói sự thật.)

>>> Mời xem thêm: Cách đọc giờ trong tiếng anh chuẩn xác nhất

10 cách để nói "shit" trong tiếng Anh

Trong các bài học khác, chúng ta đã thảo luận về  cách nói “Không” một cách lịch sự  hoặc  cách yêu cầu lặp lại một cách lịch sự . Bài học này chúng ta sẽ học một từ xúc phạm " shit ",  nói bậy bằng tiếng Anh. Đó là một từ rất phổ biến nhưng không phải là một từ lịch sự để nói. Tuy nhiên, nhiều người đang sử dụng nó hàng ngày. Bạn không nên nói điều đó với những người mà bạn không biết rõ, cũng như với những người ở những nơi trang trọng như ở cơ quan hoặc trường học… Nhưng bạn có thể sử dụng từ này với bạn bè của mình khi bạn đang trò chuyện hoặc bạn đang nói chuyện một cách thân mật. Bạn rất có thể nghe thấy từ này trên các bộ phim tiếng Anh, các chương trình giải trí (với tiếng bíp để ẩn các từ xúc phạm) hoặc nhạc tiếng Anh. Tất nhiên, “Shit” không phải là một từ đẹp, vì vậy bạn phải rất cẩn thận khi sử dụng nó ở đâu và như thế nào.

Biết một từ xúc phạm không có nghĩa là bạn xấu. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu bạn biết nó được sử dụng như thế nào và ở đâu để bạn có thể hiểu các cuộc hội thoại tiếng Anh rõ ràng hơn. Có rất nhiều cụm từ liên quan đến từ “shit”, ở đây chúng tôi chỉ thảo luận về 10 cụm từ phổ biến nhất.

>> Mời bạn quan tâm: Cách đề nghị trợ giúp bằng tiếng Anh

  • shit! Chết tiệt!

để bày tỏ sự tức giận hoặc khó chịu của một người

Ví dụ:

  • Shit! I was so stupid to tell him the truth. 

Chết tiệt! Tôi đã rất ngu ngốc khi nói cho anh ấy biết sự thật.

  • shitty. khốn nạn

không tốt hoặc không đủ năng lực

Ví dụ:

That shitty worker destroyed the machine and the whole production line stopped working.

Tên công nhân chết tiệt đó đã phá hủy máy móc và toàn bộ dây chuyền sản xuất ngừng hoạt động.

Cảm thấy ốm yếu hoặc đau khổ

  • She feels shitty about how badly they treated her.

Cô ấy cảm thấy tồi tệ về việc họ đã đối xử tệ bạc với cô ấy như thế nào.

Một cái gì đó chất lượng kém

  • This shitty bike that breaks down all the time.

Cái xe đạp chết tiệt này mà hỏng hoài.

  • Shit-faced. mặt chết tiệt

khi say

Ví dụ:

  • He went out with friends last night and got shit-faced.

Tối qua anh ấy đã đi chơi với bạn bè và có bộ mặt chết tiệt.

>> Tham khảo: Học tiếng Anh giao tiếp 1 kèm 1 tại nhà

  • Shit hole

Một nơi tồi tệ, một nơi bẩn thỉu hoặc khó chịu mà không ai muốn sống.

Ví dụ:

  • This apartment is a shithole. I hope you can find a better one.

Căn hộ này là một shithole. Tôi hy vọng bạn có thể tìm thấy một cái tốt hơn.

  • To know one’s shit. để biết cái gì của một người

Là rất hiểu biết về một chủ đề cụ thể.

Ví dụ:

  • He really knows his shit when it comes to classical music.

Anh ấy thực sự biết điều tồi tệ của mình khi nói đến âm nhạc cổ điển.

  • Don’t give a shit. Đừng quan tâm

Ví dụ:

  • His wife is dying but he doesn’t give a shit.

Vợ anh ta sắp chết nhưng anh ta không thèm đoái hoài.

Không quan tâm đến những gì người khác nói.

Ví dụ:

  • What he said could be true. Anyway, I don’t give a shit.

Những gì anh ấy nói có thể là sự thật. Dù sao, tôi không quan tâm.

  • To be full of shit. đầy những thứ vớ vẩn

Vớ vẩn không trung thực, không đáng tin cậy, không lố bịch

Ví dụ:

  • The new president is full of shit. He didn’t do anything he promised.

Tổng thống mới là một kẻ khốn nạn. Anh ấy đã không làm bất cứ điều gì anh ấy đã hứa.

  • To scare the shit out of someone. để dọa một người nào đó

Để thực sự làm ai đó sợ hãi

Ví dụ:

  • He scared the shit out of me when he entered the room so suddenly.

Anh ta làm tôi sợ hãi khi bước vào phòng đột ngột như vậy.

  • Bullshit. Nhảm nhí

Một lời nói dối rõ ràng

Ví dụ:

  • What he said is bullshit. Don’t believe in him.

Những gì anh ta nói là nhảm nhí. Đừng tin vào anh ta.

Cái gì đó không có giá trị, vô nghĩa

Ví dụ:

  • Bullshit. You wasted your whole life for her.

Vớ vẩn. Bạn đã lãng phí cả cuộc đời mình vì cô ấy.

  • To talk shit. nói chuyện vớ vẩn

để nói điều gì đó thô lỗ

Ví dụ:

  • He always talks a lot of shit when he gets drunk.

Anh ấy luôn nói rất nhiều thứ vớ vẩn khi say.

Nói một cách xúc phạm

Ví dụ:

  • They talked shit for a while and started fighting.

Họ nói chuyện vớ vẩn một lúc và bắt đầu đánh nhau.

Chà, chúng ta đã học cách nói chuyện vớ vẩn quá nhiều. Một lưu ý nữa tôi muốn giải thích ở đây là cách phát âm của "shit" . Nhiều người học ESL có thể nói sai từ. Vì vậy, nếu bạn tình cờ sử dụng bất kỳ từ nào được đề cập ở trên trong cuộc trò chuyện tiếng Anh, đây là những gì bạn cần biết.

Shit, sheet and sit

Nguyên âm “ i ” của từ shit là một nguyên âm ngắn. Cách phát âm từ “ it ” cũng giống như vậy , bạn chỉ cần thêm âm “ sh ” vào đầu và tạo thành âm “ shit ”. Bạn có thể phát âm sai từ “ sit ”, chỉ cần nhớ cách phát âm “sh” và “s”. Và cả từ “ sheet ” có nguyên âm dài là “ i: ”. Đó là nó. Hãy viết ngắn gọn và cẩn thận khi bạn muốn sử dụng từ này trong một cuộc trò chuyện thực sự vì người khác sẽ cảm thấy khó chịu.

>> Mời xem thêm: Lớp học tiếng anh trực tuyến

80 cụm từ tiếng Anh phổ biến nhất mà bạn có thể sử dụng hàng ngày

Trong bài học Từ vựng tiếng Anh, bạn sẽ học 80 Cụm từ tiếng Anh thông dụng. Bạn sẽ học các cụm từ thông dụng để hỏi ai đó như thế nào, thể hiện bạn thế nào, cách mời ai đó ở đây, cách ứng phó với các tình huống… trong số các tình huống khác để bạn có thể cải thiện vốn từ vựng tiếng Anh của mình và sử dụng các cụm từ tiếng Anh thông dụng này khi nói tiếng Anh .

80 Cụm từ tiếng Anh thông dụng đã được chia thành 18 chủ đề, để giúp bạn ghi nhớ chúng tốt hơn và sử dụng chúng trong các tình huống thích hợp khi thể hiện bản thân bằng tiếng Anh.

Các cụm từ phổ biến để hỏi ai đó như thế nào

  • What’s up? Có chuyện gì vậy?
  • What’s new? Có gì mới?
  • What have you been up to lately? bạn có ngủ dậy trễ không?
  • How’s it going?  Thế nào rồi?
  • How are things? Mọi thứ thế nào?
  • How’s life? Cuộc sống thế nào?

>> Mời tham khảo: Cách bắt đầu một cuộc trò chuyện tiếng Anh

Các cụm từ phổ biến để nói bạn là người như thế nào

  • I’m fine, thanks. How about you? Tôi khỏe cảm ơn. Còn bạn thì sao?
  • Pretty good. Khá tốt.
  • Same as always Vẫn như mọi khi
  • Not so great. Không quá tuyệt.
  • Could be better Có thể tốt hơn
  • cant complain không thể phàn nàn

>> Có thể bạn quan tâm: Tiếng Anh 1 kèm 1 cho người đi làm

Những cụm từ phổ biến để nói lời cảm ơn

  • I really appreciate it. Tôi rất trân trọng điều này.
  • I’m really grateful. Tôi thực sự biết ơn
  • That’s so kind of you. Bạn thật là tốt.
  • I owe you one. Tôi nợ bạn một cái. (điều này có nghĩa là bạn muốn / cần phải giúp đỡ người kia trong tương lai)

Các cụm từ phổ biến để  đáp lại lời cảm ơn

  • No problem. Không vấn đề gì.
  • No worries . Đừng lo lắng
  • Don’t mention it. Đừng đề cập đến nó.
  • My pleasure. Hân hạnh.
  • Anytime. Bất cứ lúc nào.

Các cụm từ phổ biến để kết thúc cuộc trò chuyện một cách lịch sự

  • It was nice chatting with you. Thật vui khi được trò chuyện với bạn.
  • Anyway, I should get going. Dù sao thì tôi cũng nên đi thôi.

Các cụm từ phổ biến để hỏi thông tin

  • Do you have any idea…? Bạn còn ý kiến ​​nào không…?
  • Would you happen to know…? Bạn có tình cờ biết…? (khi bạn không chắc người kia có thông tin hay không.)
  • I don’t suppose you (would) know. Tôi không cho là bạn (sẽ) biết…? (khi bạn không chắc người kia có thông tin hay không.)

Những cụm từ phổ biến để nói mà tôi không biết

  • I have no idea/clue. Tôi không có ý tưởng / manh mối.
  • I can’t help you there. Tôi không thể giúp bạn ở đó.
  • (informal) Beats me. (thân mật) Đánh bại tôi.
  • I’m not really sure. Tôi không thực sự chắc chắn.
  • I’ve been wondering that, too. Tôi cũng tự hỏi điều đó.

Các cụm từ phổ biến để không có ý kiến

  • I’ve never given it much thought. Tôi chưa bao giờ suy nghĩ nhiều về nó.
  • I don’t have strong feelings either way. Tôi cũng không có cảm xúc mạnh mẽ.
  • It doesn’t make any difference to me. Nó không tạo ra sự khác biệt nào đối với tôi.
  • I have no opinion on the matter. Tôi không có ý kiến ​​về vấn đề này.

Các cụm từ phổ biến để đồng ý

  • Exactly. Chính xác.
  • Absolutely. Chắc chắn rồi.
  • That’s so true. Đúng là như vậy.
  • That’s for sure. Chắc chắn rồi.
  • I agree 100%. Tôi đồng ý 100%
  • I couldn’t agree with you more. Tôi không thể đồng ý với bạn nhiều hơn.
  • (informal) Tell me about it! / You’re telling me! (không chính thức) Hãy kể cho tôi nghe về nó! / Bạn nói với tôi!
  • (informal) I’ll say! (thân mật) Tôi sẽ nói!
  • I suppose so. Tôi cho là vậy. (sử dụng cụm từ này cho thỏa thuận yếu - bạn đồng ý, nhưng miễn cưỡng)

Các cụm từ phổ biến để không đồng ý

  • I’m not so sure about that. Tôi không chắc lắm về điều đó.
  • That’s not how I see it. Đó không phải là cách tôi nhìn thấy nó.
  • Not necessarily. Không cần thiết

Các cụm từ phổ biến để trả lời những tin tức tuyệt vời

  • That’s great! Thật tuyệt!
  • How wonderful! Thật tuyệt vời!
  • Awesome! Đáng kinh ngạc!

Các cụm từ phổ biến để phản ứng với tin xấu

  • Oh no… Ôi không…
  • That’s terrible. Đó là khủng khiếp.
  • Poor you. Tội nghiệp bạn. (Sử dụng điều này để ứng phó với những tình huống xấu không quá nghiêm trọng)
  • I’m so sorry to hear that. Tôi rất tiếc khi nghe điều đó.

Các cụm từ phổ biến để mời ai đó đi đâu đó

  • Are you free… [Saturday night?] Bạn có rảnh không… [tối thứ bảy?]
  • Are you doing anything… [Saturday night?] Bạn có đang làm gì không… [tối thứ bảy?]
  • (informal) Do you wanna… [see a movie?] (thân mật) Bạn có muốn… [xem một bộ phim không?]
  • (formal)Would you like to… [join me for dinner?] (trang trọng) Bạn có muốn… [tham gia cùng tôi ăn tối không?]

Các cụm từ phổ biến cho thực phẩm

  • I’m starving! (= I’m very hungry) Tôi đang đói! (= Tôi rất đói)
  • Let’s grab a bite to eat. Hãy cắn một miếng để ăn.
  • How about eating out tonight? (eat out = eat at a restaurant) Tối nay đi ăn thì sao? (ăn ngoài = ăn ở nhà hàng)
  • I’ll have… Tôi sẽ có… (sử dụng cụm từ này để đặt hàng trong nhà hàng)

Các cụm từ phổ biến để chỉ giá

  • It cost a fortune. Nó tốn một gia tài.
  • It cost an arm and a leg. Nó tốn một cánh tay và một cái chân.
  • That’s a rip-off. (= overpriced; far more expensive than it should be) Đó là một rip-off. (= quá đắt; đắt hơn nhiều so với mức cần thiết)
  • That’s a bit pricey. Đó là một chút đắt tiền.
  • That’s quite reasonable. (= it’s a good price) Điều đó khá hợp lý. (= đó là một mức giá tốt)
  • That’s a good deal. (= a good value for the amount of money) Đó là một thỏa thuận tốt. (= một giá trị tốt cho số tiền)
  • It was a real bargain.  Đó là một món hời thực sự.
  • It was dirt cheap. (= extremely inexpensive) Nó rẻ mạt. (= cực kỳ rẻ)

Các cụm từ thông dụng về thời tiết

  • It’s a little chilly. Nó hơi lạnh.
  • It’s freezing. (= extremely cold) Nó đang đóng băng. (= cực kỳ lạnh)
  • Make sure to bundle up. (bundle up = put on warm clothes for protection against the cold) Đảm bảo bó gọn. (bó lại = mặc quần áo ấm để chống lạnh)

Các cụm từ phổ biến cho thời tiết nóng

  • It’s absolutely boiling! (boiling = extremely hot). Nó hoàn toàn sôi! (sôi = cực nóng)
  • it scorching hot outside. ngoài trời nóng như thiêu đốt

Các cụm từ phổ biến để nói về sự mệt mỏi

  • I’m exhausted. Tôi kiệt sức rồi.
  • I’m dead tired. Tôi mệt chết đi được.
  • I’m beat. tôi bị đánh
  • I can hardly keep my eyes open. Tôi khó có thể mở mắt ra
  • I’m gonna hit the sack. (hit the sack = go to bed). Tôi sẽ đánh bao tải. (đánh bao = đi ngủ)

>> Mời xem thêm: Học tiếng anh trực tuyến với giáo viên nước ngoài

Tổng hợp từ vựng tiếng Anh về mùa hè

Mùa hè mùa của những ánh nắng, mùa của những loại trái cây, mùa của những chuyến du lịch với rất nhiều điều thú vị. Cùng tìm hiểu từ vựng tiếng Anh về mùa hè để khám phá những điều tuyệt vời của mùa hè nhé! 

A

– air conditioner: máy lạnh

– August: tháng 8

B

– backpacking: du lịch bụi

– baseball: bóng chày

– bathing suit: đồ bơi

– beach: bãi biển

 

– blistering heat: bỏng rộp do nóng

– boating: chèo thuyền

C

– camp: trại, khu trại

– camping: cắm trại

– canoeing: chèo xuồng

D

– daisy: hoa cúc

– diving: lặn, đi lặn

E

– ease: làm dịu bớt

F

– fan: quạt

– flowers: hoa

– fourth of July: ngày 4 tháng 7

– fresh fruit: trái cây tươi

 

G

– gardening:làm vườn

– grass: cỏ

H

– heat: nhiệt

– hiking: đi bộ đường dài

– holiday: ngày nghỉ, kỳ nghỉ

– hot: nóng

– humidity: độ ẩm

I

– ice cream: kem

J

– journey: chuyến đi

– July: tháng 7

– June: tháng 6

L

– lightning: sấm chớp

M

– muggy: oi bức, ngạc hơi

O

– ocean: đại dương

– outdoors: ngoài trời

– outings: đi chơi, đi ra ngoài chơi

– outside: bên ngoài

P

– park: công viên

– picnic: dã ngoại

– play: chơi

– popsicle: que kem

R

– recreation: khu giải trí

– relax: thư giãn

– rest: nghỉ ngơi

– road trip: chuyến đi đường bộ

– rose: hoa hồng

S

– sandals: giày sandal

– sandcastle: lâu đài cát

– sailing: đi thuyền buồm

– sea: biển

– searing heat: bỏng rát

– seashore: bờ biển

– shorts: quần ngắn

– showers: tắm vòi hoa sen

– sightseeing: đi ngắm cảnh

– stifling: ngột ngạt

– summer: mùa hè

– summer solstice: hạ chí

– sun: mặt trời

– sundress: váy mùa hè

– sunflower: hoa hướng dương

– sunhat: mũ đi nắng

– sunny: nắng

– sunscreen: kem chống nắng

– sweltering: oi ả

– swim: bơi

– swimming cap: mũ bơi

T

– tan: rám nắng

– thunder: sấm

– thunderstorm: giông

– travel: du lịch

– trip: chuyến đi

V

– vacation: kỳ nghỉ

– visit: chuyến thăm

– voyage: chuyến đi trên biển

W

– warm weather: thời tiết ấm áp

– watermelon: dưa hấu

– waterpark: công viên nước

– water ski: trượt nước, ván lướt

– wave: Lướt sóng

Các bạn có thể bổ sung vốn từ vựng cho mình với chủ đề thú vị này nhé.

Chúc các bạn học tốt và thành công!

>>> Mời xem thêm: 7 nỗi khổ mà càng yêu con, càng phải cho con đương đầu và học cách đón nhận