Ngữ pháp

Bỏ túi các mẫu câu giao tiếp tiếng anh khi đi du lịch

Thật thú vị và tuyệt vời biết bao khi bạn được trải nghiệm các chuyến du lịch nước ngoài phải không nào? Hãy bỏ túi cho mình những mẫu câu giao tiếp tiếng Anh khi đi du lịch để có những chuyến đi tuyệt vời nhất nhé!

Một số mẫu câu tại sân bay dùng để giao tiếp với nhân viên phục vụ

Khi mua vé máy bay

  1. I’d like to buy a ticket to…- Tôi muốn mua một vé đến…
  2. You like one way or round trip? – Bạn muốn mua vé một chiều hay khứ hồi?
  3. How much is a one way ticket? – Vé một chiều bao nhiêu tiền?
  4. When will you leaving? – Bạn sẽ đi khi nào?
  5. Would you like a special ticket or an economic ticket? – Bạn muốn mua vé ở hạng nhất hay hạng thường?
  6. Would you like to buy extra luggage weight? – Bạn có muốn mua thêm cân cho hành lý không?
  7. Would you like to buy by cash or by credit card? – Bạn muốn trả bằng tiền mặt hay bằng thẻ tín dụng?

Khi Check-in thông tin

  1. Can I see your ticket and passport, please? – Tôi có thể xem vé và hộ chiếu của bạn được không?
  2. Is anybody travelling with you today? – Có ai đi cùng bạn chuyến này không?
  3. How many luggage are you checking in? – Bạn mang theo bao nhiêu kiện hành lý?
  4. Could I see your hand baggage, please? – Cho tôi xem hành lý xách tay của bạn?
  5. Where can I get a trolley? – Tôi có thể lấy xe đẩy ở đâu?
  6. Are you carrying any liquids? – Bạn có mang theo chất lỏng không?
  7. Could you put any metallic objects into the tray, please? – Đề nghị bạn bỏ các đồ kim loại vào khay.
  8. Please empty your pockets – Đề nghị bạn bỏ hết đồ trong túi ra.
  9. I’m afraid you can’t take that through – Tôi e rằng bạn không thể mang nó được.
  10. In the departure lounge – Phòng đợi khởi hành.
  11. What’s the flight number? – Số hiệu chuyến bay là gì?
  12. The flight’s been delayed – Chuyến bay đã bị hoãn.
  13. The flight’s been cancelled Chuyến bay đã bị hủy.
  14. 21. Last call for passenger Hanh to Maldives, please proceed immediately to Gate number 23 – Lần cuối cùng hành khách Hạnh tới Maldives, đề nghị tới ngay cổng 23.
  15. Could I see your passport and boarding card, please? Xin vui lòng cho tôi kiểm tra hộ chiếu và thẻ lên máy bay.

Khi lên máy bay

  1. What’s your seat number? – Số ghế của quý khách là bao nhiêu?
  2. Could you please put that in the overhead locker? – Xin quý khách vui lòng để túi đó lên ngăn tủ phía trên đầu.
  3. Please turn off all mobile phones and electronic devices – Xin quý khách vui lòng tắt điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác.
  4. Would you like any food or refreshments? – Bạn có muốn đồ ăn chính hoặc đồ ăn nhẹ không?
  5. Please fasten your seatbelt and return your seat to the upright position – Xin quý khách vui lòng thắt dây an toàn và điều chỉnh ghế theo tư thế ngồi thẳng

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh trực tuyến miễn phí cho trẻ em

Một số mẫu câu hỏi đường

Bạn có thể gặp khó khăn đi tìm đường, đừng lo lắng hãy hỏi người đi đường để nhận được chỉ dẫn bằng những câu hỏi sau:

  1. Where is the nearest bathroom? – Phòng vệ sinh gần nhất ở đâu?
  2. Where can I find a train/metro? – Tôi có thể tìm thấy tàu/tàu điện ngầm ở đâu?
  3. Where is the exchange, please? – Có thể đổi tiền ở đâu?
  4. Can you take me to the airport, please? – Anh có thể đưa tôi tới sân bay được không?
  5. Where can I find a grocery store? – Tôi có thể tìm cửa hàng tạp hóa ở đâu?

Grocery stores – Cửa hàng tạp hóa – là nơi bạn có thể mua thức ăn nếu bạn không muốn ăn ở nhà hàng.

Khi bạn hỏi đường trong tiếng Anh, mọi người sẽ dùng những mẫu câu này để giúp bạn tới được nơi bạn muốn đến:

It’s to the right. Nó ở phía bên tay phải.

It’s to the left. Nó ở phía bên tay trái.

It’s straight ahead. Nó ở ngay phía trước. Điều này có nghĩa là bạn đang đi đúng hướng và hãy tiếp tục đi thẳng.

It’s at the corner. Nó ở trong góc (nơi giao nhau của hai con đường)

Một số mẫu câu trong trường hợp khẩn cấp

Khi đi du lịch điều không ai mong muốn đó là gặp phải tình huống xấu, tuy nhiên bạn cũng đừng vội lo lắng. Với những mẫu câu dưới đây sẽ giúp bạn xử lý trong những tình huống cấp bách:

  1. I’m lost. – Tôi bị lạc đường.
  2. I need help. – Tôi cần sự giúp đỡ.
  3. Please call the Vietnamese Embassy. – Làm ơn hãy gọi Đại Sứ quán Việt Nam.
  4. Please call the police. – Làm ơn gọi cảnh sát giúp tôi.
  5. I need a doctor. – Tôi cần gặp bác sĩ.

Một số mẫu câu khi đi mua sắm

  1. How much is this/ How much does this cost? – Cái này bao nhiêu tiền?
  2. Have you got anything cheaper? – Anh/ chị có cái nào rẻ hơn không?
  3. Do you have this item in stock? – Anh/ chị còn hàng loại này không?
  4. Do you know anywhere else I could try? – Anh/ chị có biết nơi nào khác có bán không?

Một số mẫu câu tiếng Anh du lịch tại khách sạn

  1. I would like to book a room for my family. – Tôi muốn đặt phòng cho gia đình tôi.
  2. Do you have any vacancies? – Còn phòng trống không?
  3. Do you have a reservation? – Quý khách đã đặt phòng trước chưa?
  4. How many nights? – Quý khách đặt phòng trong bao nhiêu đêm?
  5. I’d like a room for 2 nights, please? – Tôi muốn đặt một phòng trong 2 đêm.
  6. Do you want a single room or a double room? – Quý khách muốn đặt phòng đơn hay phòng đôi?
  7. I’d like a single room. – Tôi muốn đặt phòng đơn.
  8. Can I see the room, please? – Tôi có thể xem qua phòng được chứ?
  9. I’d like to check out, please. – Tôi muốn trả phòng.

Một số mẫu câu ở nhà hàng

  1. Where can I get something to eat? – Tôi có thể tìm thấy đồ ăn ở đâu?

A table for two/four. – Một bàn dành cho hai/bốn người.

  1. May I see a menu? Cho tôi xem menu được không?
  2. I would like to order ____. Tôi muốn gọi món ____.

Hãy điền vào chỗ trống món mà bạn muốn gọi, ví dụ như:

I’ll have soup. Tôi muốn ăn súp.

Soup – súp – luôn là món khai vị tuyệt vời.

I’ll have a salad. Tôi muốn ăn sa-lát.

Salad – sa-lát – Nếu thời tiết quá nóng và bạn không muốn ăn súp, hãy thử một đĩa sa-lát.

I’ll have a hamburger. Tôi muốn một chiếc ham-bơ-gơ.

Hamburger – ham-bơ-gơ – khá phổ biến ở những nhà hàng nước ngoài.

I’ll have chicken. Tôi muốn ăn gà.

Bạn không thích ăn thịt bò? Hãy thử một chút gà nhé!

  1. I would like dessert. Tôi muốn một món tráng miệng.

A dessert – Món tráng miệng – là một món ngọt bạn ăn sau bữa chính.

  1. May I have the bill? – Cho tôi xin hoá đơn được không?

The bill – Hóa đơn – cho bạn biết bạn phải trả bao nhiêu tiền cho bữa ăn của bạn. Ở một vài nhà hàng, phục vụ sẽ không đem hóa đơn ra cho đến khi bạn hỏi.

  1. I would like to drink… Tôi muốn uống…

Bạn hãy kết thúc câu này với tên đồ uống mà bạn muốn gọi, và cơn khát của bạn sẽ được làm dịu. Những thức uống quen thuộc thường là :

Water: nước lọc

Soda pop: nước ngọt có ga

Beer: bia

Wine: rượu vang

>>> Mời xem thêm: Bộ Giáo trình Cambridge: Giáo trình Fun for Starters, Movers, Flyers 

20 cách nói “rất nhiều” trong tiếng Anh thay cho “a lot”

Bạn có biết “rất nhiều” tiếng Anh là gì không? Thay vì nói “a lot” hãy cùng tìm hiểu các từ đồng nghĩa với nó nhé. Học những từ đồng nghĩa sẽ giúp bạn mở rộng vốn từ và tăng tính sinh động cho các bài viết. Cùng tìm hiểu nhé!

A good deal – lượng lớn, số lớn

We had a good deal of orders last week.

Chúng ta có một lượng lớn đơn hàng trong tuần trước.

A great deal – lượng lớn, rất lớn

He can solve a great deal of company’s problems last year. He saved the company.

Anh ấy đã giải quyết rất nhiều vấn đề của công ty năm ngoái. Anh ấy đã cứu công ty.

A large number/amount – số lớn, lượng lớn

A large numbers of people did gather in front of the building.

Rất nhiều người đứng tụ tập trước tòa nhà.

Ample – rất nhiều, vô số

You’ll have ample of opportunities to get the scholarship.

Cậu sẽ có vô số cơ hội nhận học bổng.

Heaps – rất nhiều

My new garden is heaps larger than my previous one.

Khu vườn mới của tôi rộng hơn rất nhiều so với cái cũ.

Abundance – dư thừa, rất nhiều

There is an abundance of water for us here.

Ở đây có rất nhiều nước cho chúng ta.

A bunch – một mớ, một bó, một lượng đáng kể

We has wasted a whole bunch of food everyday.

Chúng ta đã lãng phí một lượng lớn thức ăn.

Endless amount – vô số, vô kể

There are endless amount of vine wine.

Ở đây có vô số rượu vang.

Enormous amount – rất nhiều, nhiều không đếm được

They spent enormous amount of money on that evil persecution.

Họ đã chi vô số tiền của cho cuộc bức hại tàn ác đó.

Excessive amount – dư thừa, quá nhiều

He died yesterday due to an excessive amount of drugs.

Anh ta chết ngày hôm qua vì sử dụng thuốc quá liều.

Infinite – rất nhiều, rất lớn, không giới hạn

With infinite patience, she persuaded them successfully.

Với sự nhẫn nại phi thường, cô ấy đã thuyết phục họ thành công.

Loads – rất nhiều

They give us loads of food.

Họ đã mang cho chúng tôi rất nhiều đồ ăn.

Tons (of) – hàng tấn, rất nhiều

We did waste tons of time and money on that plan.

Chúng tôi đã lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc cho dự án đó.

Myriad – rất nhiều

There are myriad hotels along the coast.

Có rất nhiều khách sạn dọc bờ biển.

Numerous – vô số, vô kể

Numerous rubbish are produced everyday.

Có vô số rác thải được tạo ra hàng ngày.

Plenty – rất nhiều

There are plenty of types of flowers in this garden.

Có rất nhiều loài hoa ở trong khu vườn này.

>> Tham khảo: Make sense of trong tiếng Anh là gì?

Scads – lượng lớn

She earned scards of money.

Cô ấy kiếm bội tiền.

Surplus – rất nhiều

We are producing surplus of produce lines now.

Chúng ta đang sản xuất ra rất nhiều dòng sản phẩm.

A stack – rất nhiều

Don’t worry, we still have a stack of time to complete this job.

Đừng lo, chúng ta còn rất nhiều thời gian để hoàn thành công việc này.

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp một số cách dùng thêm của If trong tiếng Anh

THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!

Tổng hợp một số cách dùng thêm của If trong tiếng Anh

Cùng tìm hiểu một số cách dùng thêm của If qua các cấu trúc dưới đây:

  1. If....then :Nếu...thì

Ví dụ: If she can't come to us,then we will have to go and see her

  1. If dùng trong dạng câu không phải điều kiện: Động từ ở các mệnh đề diễn biến bình thường theo thời gian của chính nó

Ví dụ:

. If you want to learn a musical instrument,you have to practice

If you did not do much maths at school,you will find economics difficult to understand

.If that was Marry,why didn't she stop and stay hello

  1. ....should = If... happen to... =If... should happen to... diễn đạt sự không chắc chắn

Ví dụ: If you should happen to pass a supermarket,perhaps you could get some eggs (ngỗ nhỡ anh có tình cờ đi qua chợ có lẽ mua cho em ít đường)

4 .If...was/were to...

- Diễn đạt điều kiện không có thật hoặc tưởng tượng ở tương lai

Ví dụ:

. If the boss was/were to come in now (= if the boss came in now) ,we would be in real trouble

. What would we do if I was/were to lose my job?

- Hoặc có thể diễn đạt một ý lịch sự khi đưa ra lời đề nghị

Ví dụ: If you were to move your hair a bit,we could all sit down

(nếu anh vui lòng dich ghế của anh ra một chút thì chúng ta có thể cùng ngồi được)

Note:Cấu trúc này tuyệt đối không được dùng với các động từ tĩnh hoặc chỉ trạng thái tư duy.

Ví dụ:

Correct:If I knew her name,I would tell you

Incorrect:If I was/were to know...

5.If it + to be+ not+ for : Nếu không vì,nếu không nhờ vào.

-Thời hiện tại:

Ví dụ: If it wasn't/weren't for the children,that couple wouldn't have any thing to talk about.

(nếu không vì những đứa con thì vợ chồng nhà ấy chả có chuyện gì để mà nói)

-Thời quá khứ:

Ví dụ: If it hadn't been for your help,I don't know what we would have done

(Nếu không nhờ vào sự giúp đỡ của anh thì tôi cũng không biết là chúng tôi sẽ làm gì đây)

 

  1. "Not" đôi khi được thêm vào những động từ sau "IF" để bày tỏ sự nghi ngờ không chắc chắn(Có nên... hay không )

Ví dụ: I wonder if we shouldn't ask the doctor to look at Mary

  1. It would... if + subject + would...(sẽ là... nếu- không được dùng trong văn viết )

Ví dụ:

. It would be better if they would tell everybody in advance.

(Sẽ là tốt hơn nếu họ không kể cho mọi người từ trước. )

. How would we feel if this would happen to our family?

(Ta sẽ cảm thấy thế nào nếu điều này xảy ra đối với gia đình chúng ta? )

  1. If...'d have...' have dùng trong văn nói không dùng trong văn viết ,diễn đạt điều kiện không thể xảy ra trong quá khứ.

Ví dụ: If I'd have known,I'd have told you

If she'd have recognized him it would have benn funny

  1. If +  preposition + noun/verb...(subject + be bị lược bỏ)

Ví dụ: If in doubt,ask for help (= if you are in doubt)

If about to go on a long journey,try to have a good night's sleep

(=If you are about to go on...)

  1. If được dùng khá phổ biến với một số từ như " any/ anything/ever/ not " diễn đạt ý phủ định

Ví dụ: I'm not angry .If anything,I feel a little surprised.

(Tôi không giận dữ gì đâu. mà trái lại tôi cảm thấy hơi ngạc nhiên.)

-Thành ngữ này còn diễn đạt ý ướm thử: Nếu có...

Ví dụ:

. I'd say he was more like a father,if anything

(Tôi xin nói rằng ông ấy còn hơn cả một người cha,nếu có thể nói thế )

. He seldom if ever travel abroard.

(Anh ta chả mấy khi đi ra nước ngoài.)

. Usually,if not always,we write "cannot" as one word.

(Thông thương nhưng không phải là luôn luôn.)

  1. If + Adjective= although(cho dù là )

- Nghĩa không mạnh bằng although-Dùng để diễn đạt quan điểm riêng hoặc vấn đề gì đó không quan trọng

Ví dụ: His style,if simple,is pleasant to read.

(Văn phong của ông ta,cho dù đơn giản,thì đọc cũng thú.)

- Cấu trúc này có thể thay bằng may... ,but

Ví dụ: His style may be simple,but it is pleasant to read

>>> Mời xem thêm: Các dạng thức của động từ: V-ing và To-V trong tiếng Anh

Các dạng thức của động từ: V-ing và To-V trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh khi học và làm bài tập về chia động từ ta thường gặp các dạng thức của từ: V-ing và To-V. Cùng tìm hiểu để làm bài tập một cách chính xác nhất nhé!

Gerund verb (V-ing) – Danh động từ

Cách sử dụng “V-ing”

– Là chủ ngữ của câu:

Reading bored him very much.

– Bổ ngữ của động từ:

Her hobby is painting.

– Là bổ ngữ:

Seeing is believing.

– Sau giới từ:

He was accused of smuggling.

– Sau một vài động từ: avoid, mind, enjoy,…

Một số cách dùng đặc biệt của “V-ing”

* Những động từ sau được theo sau bởi “V-ing”: admit, avoid, delay, enjoy, excuse, consider, deny, finish, imagine, forgive, keep, mind, miss, postpone, practise, resist, risk, propose, detest, dread, resent, pardon,  fancy…

Ex:

  1. He admitted taking the money. (Anh ta thừa nhận đã lấy tiền.)
  2. Would you consider selling the property? (Bạn sẽ xem xét bán nhà chứ?)
  3. He kept complaining. (Anh ta vẫn tiếp tục phàn nàn.)
  4. He didn’t want to risk getting wet. (Anh ta không muốn bị ướt.)

* V + giới từ: apologize to sb for, accuse sb of, insist on, feel like, congratulate sb on, suspect sb of, look forward to, dream of, succeed in, object to, approve/ disapprove of…

* Gerund verb cũng theo sau những cụm từ như:

– It’s no use / It’s no good…

– There’s no point (in)…

– It’s (not) worth …

– Have difficult (in) …

– It’s a waste of time/ money …

– Spend/ waste time/money …

– Be/ get used to …

– Be/ get accustomed to …

– Do/ Would you mind … ?

– Be busy …

– What about … ? How about …?

– Go …(go shopping, go swimming…)

To V (Verb infinitive) – Động từ nguyên thể

Verb + to V

Những động từ sau được theo sau trực tiếp bởi to-infinitive: agree, appear, arrange, attempt, ask, decide, determine, fail, endeavour, happen, hope, learn, manage, offer, plan, prepare, promise, prove, refuse, seem, tend, threaten, volunteer, expect, want, …

Ex:

  1. She agreed to pay $50.(Cô ấy đã đồng ý trả 50 đô la.)
  2. Two men failed to return from the expedition.(Hai người đàn ông đã không thể trở về từ cuộc thám hiểm.)
  3. The remnants refused to leave.(Những người còn sót lại từ chối rời đi.)
  4. She volunteered to help the disabled. (Cô ấy tình nguyện giúp đỡ người tàn tật.)
  5. He learnt to look after himself. (Anh ấy học cách tự chăm sóc mình.)

Verb + how/ what/ when/ where/ which/ why + to V

Những động từ sử dụng công thức này là: ask, decide, discover, find out, forget, know, learn, remember, see, show, think, understand, want to know, wonder…

Ex:

  1. He discovered how to open the safe. (Anh ấy đã phát hiện ra làm thế nào để mở két sắt.)
  2. I found out where to buy cheap fruit. (Tôi đã tìm ra nơi mua hoa quả rẻ.)
  3. She couldn’t know what to say. (Cô ấy không thể nghĩ ra điều gì để nói.)
  4. I showed her which button to press. (Tôi chỉ cho cô ấy phải ấn nút nào.)

Verb + Object + to V

Những động từ theo công thức này là: advise, allow, enable, encourage, forbid, force, hear, instruct, invite, order, permit, persuade, request, remind, train, urge, want, tempt…

Ex:

  1. These glasses will enable you to see in the dark. (Cái kính này sẽ cho phép bạn nhìn trong bóng tối.)
  2. She encouraged me to try again. (Cô ấy khuyến khích tôi thử lại lần nữa.)
  3. They forbade her to leave the house. (Họ cấm cô ấy rời khỏi nhà.)
  4. They persuaded us to go with them. (Họ đã thuyết phục chúng tôi đi với họ.)

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh trực tuyến miễn phí cho trẻ em

Một số động từ đặc biệt có thể kết hợp với cả V-ing và to V

Một số động từ có thể đi cùng với cả V-ing và to V, hãy cùng Elight so sánh sự khác nhau về ý nghĩa giữa chúng ngay bây giờ nhé ?

STOP 

Stop V-ing: dừng làm gì (dừng hẳn)

Stop to V: dừng lại để làm việc gì

Ex:

  1. He has lung cancer. He needs to stop smoking. (Anh ấy bị ung thư phổi. Anh ấy cần phải dừng hút thuốc.)
  2. He was tired so he stopped to smoke. (Anh ấy thấy mệt nên đã dừng lại để hút thuốc.)

REMEMBER 

Remember/ forget/ regret to V: nhớ/ quên/ tiếc sẽ phải làm gì (ở hiện tại – tương lai)

Remember/ forget/ regret V-ing: nhớ/ quên/ tiếc đã làm gì (ở quá khứ)

Ex:

  1. Remember to send this letter (Hãy nhớ gửi bức thư này.)
  2. Don’t forget to buy flowers (Đừng quên mua hoa nhé.)
  3. I regret to inform you that the train was cancelled (Tôi rất tiếc phải báo tin cho anh rằng chuyến tàu đã bị hủy.)
  4. I paid her $2. I still remember that. I still remember paying her $2. (Tôi nhớ đã trả cô ấy 2 đô la rồi.)
  5. She will never forget meeting the Queen. (Cô ấy không bao giờ quên lần gặp nữ hoàng.)
  6. He regrets dropping out of school early. It is the biggest mistake in his life. (Anh ấy hối tiếc vì đã bỏ học quá sớm. Đó là lỗi lầm lớn nhất trong cuộc đời anh ấy.)

TRY

Try to V: cố gắng làm gì

Try V-ing: thử làm gì

Example:

  1. I tried to pass the exam. (Tôi đã cố gắng vượt qua kỳ thi.)
  2. You should try unlocking the door with this key. (Bạn nên thử mở cửa với chiếc khóa này.)

LIKE

Like V-ing: Thích làm gì vì nó thú vị, hay, cuốn hút, làm để thường thức.

Like to do: muốn làm gì, cần làm gì

Ex:

  1. I like watching TV. (Tôi thích xem TV.)
  2. I want to have this job. I like to learn English. (Tôi muốn có công việc này. Tôi muốn học tiếng Anh.)

PREFER

Prefer V-ing to V-ing

Prefer + to V + rather than (V)

Ex:

  1. I prefer driving to traveling by train. (Tôi thích lái xe hơn đi tàu.)
  2. I prefer to drive rather than travel by train. (Tôi thích lái xe hơn đi tàu.)

MEAN

Mean to V: Có ý định làm gì.

Mean V-ing: Có nghĩa là gì.

Ex:

  1. He doesn’t mean to prevent you from doing that. (Anh ấy không có ý ngăn cản bạn làm việc đó.)
  2. This sign means not going into. (Biển báo này có ý nghĩa là không được đi vào trong.)

NEED

Need to V: cần làm gì

Need V-ing: cần được làm gì (= need to be done)

Ex:

  1. I need to go to school today. (Tôi cần đến trường hôm nay.)
  2. Your hair needs cutting. (= your hair needs to be cut) (Tóc bạn cần được cắt.)

USED TO/ GET USED TO

Used to V: đã từng/ thường làm gì trong quá khứ (bây giờ không làm nữa)

Be/ Get used to V-ing: quen với việc gì (ở hiện tại)

Ex:

  1. I used to get up early when I was young. (Tôi thường dậy sớm khi còn trẻ.)
  2. I’m used to getting up early. (Tôi quen với việc dậy sớm rồi.)

ADVISE/ ALLOW/ PERMIT/ RECOMMEND

Advise/ allow (permit)/ recommend + Object + to V: khuyên/ cho phép/ đề nghị ai làm gì.

Advise/ allow (permit)/ recommend + V-ing: khuyên/ cho phép/ đề nghị làm gì.

Ex:

  1. He advised me to apply at once. (Anh ấy khuyên tôi ứng tuyển vị trí đó ngay lập tức.)
  2. He advised applying at once. (Anh ấy khuyên nộp đơn cho vị trí đó ngay lập tức.)
  3. They don’t allow us to park here. (Họ không cho phép chúng tôi đỗ xe ở đây.)
  4. They don’t allow parking here. (Họ không cho phép đỗ xe ở đây.)

SEE/ HEAR/ SMELL/ FEEL/ NOTICE/ WATCH

See/ hear/ smell/ feel/ notice/ watch + Object + V-ing: cấu trúc này được sử dụng khi người nói chỉ chứng kiến 1 phần của hành động.

See/ hear/ smell/ feel/ notice/ watch + Object + V: cấu trúc này được sử dụng khi người nói chứng kiến toàn bộ hành động.

Ex:

  1. I see him passing my house everyday. (Tôi thấy anh ấy đi qua nhà tôi mỗi ngày.)
  2. She smelt something burning and saw the smoke rising. (Cô ấy ngửi thấy mùi cái gì đó đang cháy và nhìn thấy khói đang bốc lên cao.)
  3. We saw him leave the house. (Chúng tôi đã nhìn thấy anh ấy rời khỏi nhà.)

>>> Mời xem thêm: 10+ tính từ đồng nghĩa với ‘Kind’ (Tốt bụng) trong tiếng Anh

Tổng hợp các quy tắc sử dụng dấu phẩy trong tiếng Anh

Việc sử dụng các dấu câu chấm, phẩy, hỏi chấm, chấm than… trong một câu tưởng chừng như rất dễ nhưng lại khá phức tạp, ngay cả trong tiếng Anh cũng thế. Cùng tìm hiểu tổng hợp các quy tắc sử dụng dấu phẩy trong tiếng Anh mà bạn cần biết.

Quy tắc 1. Sử dụng dấu phẩy để tách 3 hoặc nhiều từ, cụm từ hoặc mệnh đề được viết trong một câu dài.

VD: The candidate promised to lower taxes, protect the environment, and reduce crime. (Các ứng cử viên hứa sẽ giảm thuế, bảo vệ môi trường, và làm giảm tội phạm.)

Quy tắc 2. Sử dụng dấu phẩy để tách các mệnh đề độc lập khi chúng được gắn kết bởi 1 trong 7 từ nối sau: and, but, for, or, nor, so, yet.

VD: I have painted the entire house, but he is still working on sanding the doors. (Tôi đã sơn được toàn bộ ngôi nhà, mà anh ấy vẫn đang sơn mấy cánh cửa.)

Quy tắc 3. Sử dụng dấu phẩy sau mệnh đề, cụm động từ hoặc từ ngữ phụ đi trước mệnh đề chính.

VD: While I was eating, the cat scratched at the door. (Trong khi tôi đang ăn, con mèo cào vào cánh cửa.)

Quy tắc 4. Sử dụng một cặp dấu phẩy ở giữa một câu để thiết lập các mệnh đề, cụm từ và từ ngữ mà không phải là thiết yếu đối với ý nghĩa của câu. Nếu những từ này bị bỏ đi, thì câu văn vẫn có ý nghĩa và giữ lại ý nghĩa cơ bản của nó.

VD: I am, as you have probably noticed, very nervous about this. (Tôi đang, như bạn có thể thấy đấy, rất lo lắng về điều này.)

>>> Mời xem thêm: học tiếng anh trực tuyến với giáo viên nước ngoài

Quy tắc 5. Dùng dấu phẩy để tách 2 hoặc nhiều tính từ mà nó cùng diễn đạt cho một danh từ khi từ “and” (và) có thể được thêm vào giữa chúng.

VD: He is a strong, healthy man (He is a strong and healthy man). (Anh ấy là một người đàn ông tráng kiện, khỏe mạnh (Anh ấy là một người đàn ông tráng kiện và khỏe mạnh)).

Quy tắc 6.  Dùng dấu phẩy để làm nổi bật tất cả địa danh, các mục trong ngày, các chức danh trong tên gọi.

VD: I lived in San Francisco, California for 20 years. (Tôi sống ở San Francisco, California trong 20 năm.)

Nếu lược bỏ đi ngày thì ta lược bỏ luôn cả dấu phẩy sau đó:     

VD: Kathleen met her husband on December 5, 2003, in Mill Valley, California.(Kathleen gặp chồng mình vào ngày 05 tháng 12 năm 2003, tại Mill Valley, California.)

=>  Kathleen met her husband on December 2003 in Mill Valley, California. (Kathleen gặp chồng mình vào tháng 12 năm 2003 tại Mill Valley, California.)

Quy tắc 7. Dùng dấu phẩy để phân biệt một câu trích dẫn trong cả một câu.

VD: Mother asked, “Who wants to get ice cream?” “I do”, he said. (Mẹ hỏi: “Ai muốn ăn kem?” “Con muốn”, anh ấy nói.)

Quy tắc 8. Dùng dấu phẩy ở bất  cứ chỗ nào mà để tránh người đọc bị bối rối hay hiểu nhầm.

VD: To Steve, Lincoln was the greatest president. (Đối với Steve, Lincoln là vị Tổng thống vĩ đại nhất.)

Quy tắc 9. Dùng dấu phẩy trước và sau tên viết in hoa của một người được chỉ đích danh.

VD: Will you, Sam, have the surgery? Yes, Doctor, I will. (Còn anh, Sam, sẽ phẫu thuật chứ? Vâng, Bác sĩ, tôi sẽ làm.)

Quy tắc 10. Dùng dấu phẩy để tách 1 câu khẳng định khỏi câu hỏi (dạng câu hỏi đuôi Tag-question)

VD: I can go, can’t I? (Tôi có thể đi, đúng không?)

Quy tắc 11. Dùng dấu phẩy để tách 2 phần đối lập trong một câu.

VD: That is my money, not yours. (Đó là tiền của tôi, không phải của bạn.)

Quy tắc 12. Sử dụng dấu phẩy khi bắt đầu một câu với những từ mang tính chất giới thiệu như: As well, Now hoặc Yes.

VD: Yes, I do need that report. (Có, tôi thật sự cần báo cáo đó.)

Quy tắc 13. Sử dụng dấu phẩy trước và sau những liên từ như “therefore” và “however”.

VD: I would, therefore, like a response. (Vì thế, tôi muốn một lời hồi đáp.)

      I will be happy, however, to volunteer my time. (Tuy vậy, tôi sẽ vui lòng tình nguyện dành thời gian của mình (cho ai hoặc việc gì đó).)

Nguồn sưu tầm

>>> Có thể bạn quan tâm: Altogether là gì - Phân biệt All together và Altogether

Altogether là gì - Phân biệt All together và Altogether

Bạn từng bắt gặp All together và Altogether, vậy bạn có biết altogether là gì? Và phân biệt chúng như nào? Altogether và altogether đều là trạng từ. Trong một số trường hợp, all together cũng được dùng như một tính từ, trong khi đó altogether là một liên trạng từ.

All togetheraltogether đều là trạng từ. Trong một số trường hợp, all together cũng được dùng như một tính từ, trong khi đó altogether là một liên trạng từ.

 

All together nói đến một nhóm. Nó có nghĩa là at the same time (đồng thời), as one (như một), hoặc unanimously (nhất trí).

 

Altogether có nghĩa là in total (cả thảy), overall (toàn bộ), wholly (toàn bộ), entirely (toàn vẹn), completely (hoàn toàn), all in all (nói chung), in general (nhìn chung), hoặc on the whole (tổng cộng).

>>> Có thể bạn quan tâm: Phân biệt Defer, Delay, Postpone và Cancel trong tiếng Anh

 

 

Một cách để phân biệt cách sử dụng all togetheraltogether là nếu câu vẫn có nghĩa mà không cần it thì all together là câu trả lời. Ngược lại, altogether sẽ được dùng.

 

Ví dụ:

The unsuspecting butler walked in the drawing room while they were in the altogether.

Người quản gia không hề nghi ngờ bước vào phòng khách trong khi họ đang trần truồng.

 

She was delighted to see us all together.

Cô đã rất vui mừng khi gặp tất cả chúng tôi.

 

Let's dance all together now.

Giờ tất cả chúng ta hãy khiêu vũ cùng nhau đi nào.

 

The party was altogether exhilarating. It was fun overall.

Bữa tiệc đã hoàn toàn vui vẻ. Nói chung là vui.

 

Phân biệt Defer, Delay, Postpone và Cancel trong tiếng Anh

Postpone, defer, delaycancel đều nhắc đến một sự việc nào đó bị trì hoãn. Tuy nhiên cách dùng các từ này lại không hoàn toàn giống nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Điểm giống nhau:

Cả 3 động từ delay, defer và postpone đều chỉ hành động bị trì hoãn lại cho đến một thời điểm nào đó trong tương lai.

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh giao tiếp trực tuyến với người nước ngoài

Khác nhau:

Defer  – /dɪˈfɜːr/ có nghĩa trì hoãn, làm chậm lại. Động từ này diễn tả ý định có chủ tâm muốn để cho sự việc chậm lại.

Ví dụ:

The decision has been deferred by the board until next week.

Hội đồng quản trị đã trì hoãn quyết định cho đến tuần tới.

Delay – /dɪˈleɪ/ có nghĩa chậm trễ, lề mề, trì hoãn, ám chỉ đến kiểu cách hành động.

Ví dụ:

She delayed until I asked her to do it.

Cô ta chần chừ cho đến khi tôi yêu cầu cô ta làm.

Khi diễn tả hành động trì hoãn, delay tương đương với defer nhưng nguyên nhân là do khách quan như trường hợp các chuyến bay, xe, tàu,… bị hoãn lại vì lý do thời tiết hay trục trặc kỹ thuật.

Ví dụ:

The flight was delayed because of the storm.

Chuyến bay đã bị hoãn bởi vì cơn bão.

Postpone – /pəʊstˈpəʊn/ là hoãn lạivà sắp xếp tiến hành vào thời gian sau. Postpone đặc biệt dùng với những công việc chính thức, các cuộc họp quan trọng … vốn đã được lập kế hoạch trước.

Ví dụ:

We can’t postpone the meeting anymore.

Chúng ta không thể trì hoãn cuộc họp này thêm nữa.

Cancel – /ˈkæn.səl/ có nghĩa hủy bỏ và sự việc sẽ không xảy ra nữa.

Ví dụ:

The trip was cancelled because it rained heavily.

Chuyến đi đã bị hủy bỏ vì mưa quá to.

>>> Mời xem thêm: Phân biệt 'convince' và 'persuade" trong tiếng Anh

Phân biệt “some time”, “sometime” và “sometimes”

Khi gặp các từ Sometimes, “some time”“sometime” bạn thường nghĩ ngay đến nghĩa là "Thỉnh thoảng" đúng không? Trên thực tế, mỗi từ lại có một nhiệm vụ, ý nghĩa khác hẳn nhau.

Xem thêm: >> Học tiếng anh online với người nước ngoài

 

Phân biệt “some time”, “sometime” và “sometimes”

 

Some time  /sʌm taɪm/

Cụm từ này tương tự như khi bạn dùng "some food", "some people". "Some" là tính từ có nghĩa "một số, một vài". Vì vậy, "some time" được hiểu đơn giản là "một khoảng thời gian, một ít thời gian". Ví dụ:

- You know it takes some time to get used to going to work at 7.00. (Bạn biết đấy, phải mất một thời gian mới quen được việc đi làm lúc 7h sáng)

- I think I’ll spend some time on reading that article. (Tôi nghĩ là mình sẽ dành một ít thời gian đọc bài báo kia)

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh giao tiếp trực tuyến ở đâu tốt nhất

Sometime /ˈsʌmtaɪm/

 

 

Sometime là một tính từ có nghĩa "in the past but not any longer" - trước đây nhưng bây giờ không còn nữa, đã từng. Tính từ này thường được dùng khi nói về một công việc (a job) hay một ví trí (a position). Ví dụ:

- The sometime editor of the "Daily News" - Rebecca Jones will head a newspaper. (Rebecca Jones - biên tập trước đây của tờ "Daily News" sẽ quản lý một tờ báo mới)

Sometime còn là một phó từ có nghĩa "at a time in the future or the past that is not known or not stated" - một khoảng thời gian không rõ ràng, có thể trong quá khứ hoặc tương lai, một lúc nào đó". Ví dụ:

- The cure for cancer will be found sometime. (Đến lúc nào đó, cách chữa bệnh ung thư sẽ được tìm ra)

- Give me a call sometime, and we’ll have coffee. (Lúc nào đó gọi điện cho tôi, chúng ta đi uống cà phê)

Sometimes  /ˈsʌmtaɪmz/

 

 

Sometimes là một trạng từ (adv) chỉ tần suất, đồng nghĩa với "occasionally"  - thỉnh thoảng. Ví dụ:

- Sometimes it's ​best not to say anything. (Thỉnh thoảng không nói gì mới là điều tốt nhất).

- English grammar sometimes follows its own rules, and sometimes it doesn’t. (Ngữ pháp tiếng Anh thỉnh thoảng tuân theo những quy tắc của riêng nó, và thỉnh thoảng lại không như vậy)

>>> Mời xem thêm: Tại sao bạn cần học tốt phát âm tiếng anh?