Ngữ pháp
Trong giao tiếp tiếng Anh, khi muốn thể hiện mong muốn ai đó sẽ làm việc gì, thay vì sử dụng các cấu trúc đơn giản như I hope, I want,… chúng ta có thể sử dụng cấu trúc giả định. Cùng tìm hiểu ngay cấu trúc giả định nhé!
Câu giả định là gì?
Câu giả định (Subjunctive) hay còn được gọi là câu cầu khiến, được sử dụng khi người nói mong muốn ai đó làm việc gì.
Lưu ý: Cấu trúc giả định mang tính chất cầu khiến chứ không biểu đạt tính ép buộc như câu mệnh lệnh.
Ví dụ:
-
The doctor suggested that Jane stop smoking. (Bác sĩ khuyên bảo Jane nên dừng hút thuốc.)
-
It is necessary that you buy a map before going on a trip. (Điều cần thiết là bạn mua 1 cái bản đồ trước khi đi du lịch.)
>>> Mời xem thêm: Top lời chúc 20/11 bằng tiếng Anh hay ý nghĩa nhất dành tặng thầy cô
Cấu trúc câu giả định
Cấu trúc giả định là một phần ngữ pháp khó trong tiếng Anh bởi sự đa dạng về cách sử dụng cũng như các cấu trúc khác nhau cho từng trường hợp. Hãy cùng tổng hợp lại các dạng câu giả định thường gặp nhất để hiểu rõ hơn về loại câu này nhé.
Câu giả định với Would rather that
Cấu trúc giả định với would rather that được dùng trong các trường hợp như sau:
-
Cấu trúc giả định với ‘would rather’ ở hiện tại hoặc tương lai
Cấu trúc:
S1 + would rather that + S2 + V-ed/PI
Lưu ý: động từ sau chủ ngữ thứ 2 sẽ chia ở thì quá khứ đơn. Riêng với động từ “to be” phải chia thành “were” ở tất cả các ngôi trong tiếng Anh.
Ví dụ:
-
I would rather it were spring now. (Tôi mong bây giờ là mùa xuân)
-
Tom would rather Lien bought that laptop. (Tôm mong Liên mua chiếc máy tính đó.)
-
Cấu trúc giả định với ‘would rather’ ở quá khứ
Cấu trúc giả định với ‘would rather’ ở quá khứ thể hiện mong muốn, nuối tiếc vì một điều gì đó trong quá khứ.
Cấu trúc:
S1 + would rather that + S2 + had + V-ed/PII
Ví dụ:
-
Linh would rather his new friend had called him yesterday. (Linh muốn người bạn mới của anh ấy gọi mình vào hôm qua.)
-
My mother would rather that I had gone to school yesterday. (Mẹ tôi mong tôi đã đi học vào hôm qua.)
Câu giả định với các động từ
Trong ngữ pháp tiếng Anh, chúng ta có thể nhận biết cấu trúc giả định qua một số động từ có mệnh đề that theo sau như:
Động từ |
Nghĩa |
Động từ |
Nghĩa |
advise |
khuyên nhủ |
ask |
yêu cầu |
command |
bắt buộc |
demand |
yêu cầu |
desire |
mong ước |
insist |
khăng khăng |
propose |
đề xuất |
recommend |
đề nghị |
request |
yêu cầu |
suggest |
gợi ý |
urge |
giục giã |
move |
điều khiển |
Ví dụ:
-
The doctor advised that she stop staying up too late. (Bác sĩ khuyên cô ấy nên dừng thức quá khuya.)
-
The teacher requires that all his students learn this lesson. (Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh học tiết học này.)
Câu giả định với các tính từ
Các tính từ được sử dụng trong cấu trúc giả định nhằm diễn tả các ý nghĩa quan trọng và cấp thiết. Theo sau các tính từ này là mệnh đề có that.
Tính từ |
Nghĩa |
Tính từ |
Nghĩa |
Advised |
được khuyên |
Necessary |
cần thiết |
Important |
quan trọng |
Imperative |
cấp bách |
Crucial |
cốt yếu |
Desirable |
đáng khao khát |
Vital |
sống còn |
Best |
tốt nhất |
Urgent |
khẩn thiết |
Essential |
thiết yếu |
Recommended |
được đề xuất |
Obligatory |
bắt buộc |
Cấu trúc:
It + to be + adj + that + S + V-inf
Ví dụ:
-
It was urgent that Mary leave for the office at once. (Việc khẩn cấp là Mary cần tới văn phòng ngay lập tức.)
-
It is best that Vu find his key. (Tốt nhất là Vũ tìm thấy chìa khóa của anh ấy.)
Câu giả định dùng với It is time
Cấu trúc giả định với “It’s time” dùng để diễn tả tính cấp thiết của một hành động cần được thực hiện tại thời điểm nói.
Cấu trúc:
It’s time + S + V-ed/P2: đã đến lúc ai đó phải làm gì
It’s time + (for sb) + to + V-inf ….: đã đến lúc ai đó phải làm gì
Ví dụ:
-
It’s time Linh left for the office. (Đến lúc Linh phải đến văn phòng làm việc rồi.)
-
It’s time for our children to go to school. (Đã đến lúc những đứa trẻ của chúng tôi phải đi học.)
Bài tập cấu trúc câu giả định
Hãy cùng luyện tập qua một số bài tập về cấu trúc giả định ngay sau đây để tổng hợp lại kiến thức vừa học được ở trên nhé.
Bài tập: Chia động từ trong ngoặc theo dạng đúng của nó
-
It’s a good idea for her _________ (learn) Vietnamese.
-
The teacher _________ (suggest) that parents _________ (help) their children to do their homework.
-
I would rather that Luna _________ (tell) me about her difficulties.
-
It’s about time she _________ (apply) for a new job.
-
It’s important that she _________ (receive) this document before 4 pm.
-
Linda _____ (advise) that we _____ (try) samgyetang when we ______ (come) to Seoul.
-
Son _________ (say) that it’s high time _________ (buy) a new TV.
-
It is best that we _________ (have) our foods now.
-
It’s about time you _________ (call) your father.
-
I would rather you ____ (go) home now.
Đáp án:
-
to learn
-
suggests – help
-
told
-
applied
-
receive
-
advised – try – come
-
said – to buy
-
have
-
called
-
went
>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh giao tiếp cấp tốc trực tuyến
Trong tiếng Anh, chúng ta dùng Wonder if khi muốn nói mời ai đó làm gì một cách lịch sự. Cùng tìm hiểu về cách dùng cấu trúc Wonder if qua bài viết sau đây nhé.
Wonder if là gì?
Wonder if: thắc mắc rằng…, tự hỏi là.., muốn biết là,…,
Wonder if thường được sử dụng trong những câu mời lịch sự.
Ví dụ:
- I wonder if you’d like to have dinner with me?
Liệu bạn có muốn ăn tối với tôi không? - I wonder if you could tell me more about her?
Tôi không biết là bạn có thể nói thêm cho tôi về cô ấy không? - I was wondering if you’d like to come to my house this Sunday?
Không biết bạn có muốn tới nhà tôi vào Chủ Nhật tuần này không?
>>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học Tiếng Anh tích hợp EQ
Cách sử dụng cấu trúc Wonder If
- Cấu trúc Wonder if được dùng trong các câu mời.
- Wonder if được đặt ở đầu câu, trước một lời đề nghị, yêu cầu để khiến lời đề nghị lịch sự và trang trọng hơn. Những câu đề nghị cũng thường ở dạng lịch sự (would like, might, could,…)
- Ngoài ra, whether có thể dùng để thay thế cho if.
Ví dụ:
- I wonder if/whether you guys would like to join the party?
Liệu các bạn có muốn tham gia buổi tiếc không? - I wonder if I might have a drink?
(= May I have a drink?)
Liệu tôi có thể có một đồ uống không?
Trong các trường hợp trang trọng, ta chia động từ wonder ở thì quá khứ tiếp diễn.
Ví dụ:
- I was wondering if/ whether you could lend me your laptop?
Không biết là bạn có thể cho tôi mượn laptop không? - We were wondering if/whether you might give us more information.
Liệu bạn có thể cho chúng tôi thêm thông tin không?
Lưu ý khi sử dụng cấu trúc Wonder If
Các bạn cần phân biệt được cấu trúc Wonder if và động từ Wonder khi đứng lẻ.
Wonder chỉ đơn giản mang nghĩa: tự hỏi, băn khoăn điều gì đó. Còn khi đi với if hoặc whether thì cấu trúc Wonder if mang nghĩa đề nghị hay yêu cầu.
Ví dụ:
- Your mother are wondering where you are.
Mẹ cậu đang thắc mắc cậu ở đâu đấy. - I’ve been wondering about (= considering) going to Paris.
Tớ đang cân nhắc việc đi đến Paris. - Will this cake be big enough for four, I wonder?
Chiếc bánh này có đủ cho 4 người không ta, tôi tự hỏi?
Bài tập về cấu trúc Wonder If trong tiếng Anh
Luyện tập một chút đề ghi nhớ hơn về cấu trúc này nha!
Bài tập: Điền wonder hoặc wonder if vào chỗ trống
- I ______ how he could do that!
- I ______ you might visit my apartment?
- I was ______ you could pass me the book?
- I ______ what it was about her childhood.
- When did he last brush his teeth, she ______.
Đáp án
- wonder
- wonder if
- wondering if
- wonder
- wonders/wondered
>>> Mời xem thêm: Cách dùng cấu trúc Be able to, should be able to trong tiếng Anh
THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!
Ngoài cách dùng Can bạn có thể dùng be able to để diễn tả ai có thể làm điều gì đó trong tiếng Anh. Cùng tìm hiểu cấu trúc Be able to , cấu trúc should be able to một cách chi tiết nhất qua bài viết này nhé!
Be able to là gì?
Able: có thể, có đủ khả năng (để làm gì đó).
Be able to là một cụm từ đầy đủ đứng trong câu, theo sau là một động từ để diễn tả ai đó có thể làm gì.
Ví dụ:
- I’m able to take care of my cats.
Tớ có thể chăm sóc lũ mèo của tớ. - It’s able to see the Fansipan mountain from here.
Có thể thấy được núi Fansipan từ đây đó. - Linh wasn’t able to meet me yesterday.
Linh đã không thể gặp tôi vào ngày hôm qua.
Cách sử dụng cấu trúc Be able to trong tiếng Anh
- Dạng khẳng định
S + be (chia) + able to + V
Ý nghĩa: Ai đó có thể làm gì
Ví dụ:
- Don’t worry. He will be able to come.
Đừng lo, anh ấy sẽ tới được thôi. - That boy is able to speak 5 languages.
Cậu bé kia có thể nói được 5 thứ tiếng. - Huong is able to drive but she doesn’t have a car.
Hương lái xe được nhưng cô ấy không có ô tô.
- Dạng phủ định
S + be (chia) + not able to + V
Ý nghĩa: Ai đó không thể làm gì
Ví dụ:
- I’m not able to access the wifi.
Tớ không thể vào được wifi. - The boy hasn’t been able to ride a bike.
Cậu bé vẫn chưa đi được xe đạp đâu. - Hung is not able to swim today because the pool is closed.
Hùng không thể bơi hôm nay được vì bể đóng cửa rồi.
Nếu không muốn dùng “not”, ta có thể dùng từ trái nghĩa với Able là Unable.
Ví dụ:
- I’m unable to understand this lesson.
Tôi không thể hiểu được bài học này
>>> Mời xem thêm: cách học tiếng anh giao tiếp trực tuyến
Lưu ý khi sử dụng cấu trúc Be able to trong tiếng Anh
- Dùng Can cho những kỹ năng, năng khiếu có được theo thời gian và mang tính cố định.
- Dùng Be able để nói những khả năng tạm thời, cụ thể hơn.
Ví dụ:
- Hana can’t swim, she has never learned how.
Hana không thể bơi được, cô ấy chưa từng học bơi.
(Trong trường hợp nay, thay thế Can = Be able to cũng không sao) - Linh’s not able to swim, the swimming pool is closed today.
Linh không thể bơi do hồ bơi đóng cửa vào hôm nay.
(Trong trường hợp này, người nước ngoài thường KHÔNG dùng Can)
Ngoài ra, cấu trúc Be able to có thể sử dụng được ở tất cả các thì (còn Can thì không).
Ví dụ:
- He will be able to join the party.
He will can join the party.
Anh ấy sẽ có thể tham gia buổi tiệc. - I have been able to speak English since I was 5.
Tôi đã có thể nói được tiếng Anh kể từ khi 5 tuổi.
Lưu ý thêm là cấu trúc Be able to ít được sử dụng ở câu bị động.
Ví dụ:
- He can’t be allowed to do this.
Anh ấy không thể được chấp nhận làm việc này. - He’s not able to be allowed to do this
(THƯỜNG KHÔNG DÙNG)
Should be able to là gì?
“Should be able to là động từ khiếm khuyết có nghĩa là “có khả năng làm gì”, “sẽ có thể làm gì”.
Ví dụ:
- He should be able to win this match
Anh ấy có khả năng thắng trận đấu này. - This song should be able to become the top trending of this year.
Ca khúc này có khả năng trở thành xu hướng hàng đầu của năm nay. - The police should be able to find the criminal quickly.
Cảnh sát sẽ có thể tìm ra tên tội pham nhanh thôi. - They should be able to run away by sea.
Chúng có khả năng sẽ chạy trốn bằng đường biển. - Close the window! The cats should be able to come out through that slot.
Đóng cửa sổ vào! Những con mèo sẽ có thể chui qua cái khe đó.
>>> Mời xem thêm: Cách dùng cấu trúc Afraid of trong tiếng Anh chi tiết nhất
Trong tiếng Anh khi nói về cảm giác sợ sệt, sợ hãi một điều gì đó, ta có thể dùng cấu trúc Afraid of. Cùng tìm hiểu về định nghĩa, cách sử dụng của cấu trúc này trong bài viết sau nhé!
Afraid là gì? Afraid đi với giới từ gì?
Có thể rất nhiều bạn đã biết Afraid nghĩa là sợ hãi, sợ sệt, tuy nhiên lại chưa biết afraid đi với giới từ gì? Cấu trúc của Afraid như thế nào và cách sử dụng ra sao? Cùng Pantado tìm hiểu ngay nhé!
Afraid là một tính từ có nghĩa là "lo lắng, sợ hãi".
Afraid of là cụm từ mang nghĩa sợ hãi về một thứ, một việc gì đó.
Ví dụ:
- I’ve always been afraid of heights.
Tớ luôn sợ độ cao. - Are you afraid of spiders?
Cậu có sợ nhện không? - She’s not afraid of losing.
Cô ấy không hề sợ thua cuộc.
>>> Mời xem thêm: phần mềm học tiếng anh giao tiếp trực tuyến
Cách sử dụng cấu trúc Afraid of
S + be + afraid of + N/V-ing
Ý nghĩa: Ai đó sợ điều gì đó
Ví dụ:
- I was afraid of the dark.
Tôi đã từng sợ bóng tối. - The president is afraid of being attacked suddenly.
Ngài tổng thống sợ bị tấn công đột ngột. - Don’t try skydiving if you are afraid of flying.
Đừng thử môn nhảy dù nếu như bạn sợ bay.
Phân biệt cấu trúc Afraid of và Afraid to
Ngoài cấu trúc Afraid of, ta còn có thể sử dụng Afraid to + V.
Afraid of + N/V-ing: sợ điều gì
Afraid to + V: sợ làm gì
Nhìn cấu trúc trên, các bạn có tự hỏi: Afraid of V-ing khác gì Afraid to V?
Trong các trường hợp chỉ “sợ làm gì”, cả hai cấu trúc này đều mang nghĩa giống nhau.
Ví dụ:
- I’m afraid of telling/to tell her the truth.
Tôi sợ phải nói với cô ấy sự thật. - Don’t be afraid of saying/to say what you think.
Đừng sợ nói ra những gì bạn nghĩ.
Tuy nhiên, khi muốn biểu hiện sự sợ hãi điều gì đó xảy ra bất chợt/không theo ý, người bản xứ thường dùng cấu trúc Afraid of + V-ing (không dùng Afraid to V)
Ví dụ:
- I was afraid to go near the dog because I was afraid of being bitten.
Tôi sợ phải đi gần chú chó vì tôi sợ bị cắn. - The path was slippery. We were afraid of falling.
Đường trơn quá. Chúng tôi sợ bị ngã.
Lưu ý khi sử dụng cấu trúc Afraid of trong tiếng Anh
- Afraid of đi với danh từ hoặc V-ing
- Afraid có thể đi với các trường hợp động từ, đặc biệt là các trường hợp chỉ những hành động không lường trước/không theo ý muốn.
- Afraid to + V nguyên thể
Ngoài ra, bạn có thể dùng Afraid + that + S + V để nói về việc chủ thể sợ một việc gì đó
Ví dụ:
- I’m afraid that I cannot come home early.
Tôi e rằng tôi không thể về nhà sớm được.
Bài tập về cấu trúc Afraid of trong tiếng Anh
Bài 1: Chọn đáp án đùng vào chỗ trống
- My little daughter is afraid of ______.
- swim
- swimming
- swims
- Students are often afraid of ______.
- exams
- do exam
- examing
- Don’t be afraid ______ what you want.
- doing
- done
- to do
- Being afraid ______ the dark, she always slept with the light on.
- in
- on
- of
- What ______ you afraid of?
- is
- are
- do
Bài 2: Tìm lỗi sai trong các câu sau:
- He didn’t afraid to stand up to bullies.
- Don’t go up the tower if you’re afraid with heights.
- Dad’s afraid of I’ll lose my job.
- She was afraid to made a speech.
- Thomas are afraid of dogs.
Đáp án
Bài 1:
- B
- A
- C
- C
- B
Bài 2:
- He wasn’t afraid to stand up to bullies.
- Don’t go up the tower if you’re afraid of heights.
- Dad’s afraid I’ll lose my job.
- She was afraid to make a speech.
- Thomas is afraid of dogs.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách dùng cấu trúc According to trong tiếng Anh
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách dùng cấu trúc According to trong tiếng Anh. Đây là một cấu trúc rất thông dụng và phổ biến trong văn nói và văn viết nên hãy cùng theo dõi ngay nhé.
According to là gì?
Theo từ điển Cambridge, "According to" là một giới từ, có nghĩa là “theo như, theo (nguồn tin)”, được sử dụng để đưa ra quan điểm, ý kiến của ai đó.
Ví dụ:
- According to Susan, the teacher will give us a test tomorrow.
Theo như Susan thì thầy giáo sẽ cho chúng ta một bài kiểm tra vào ngày mai đó. - According to reports, the ceasefire is holding.
Theo báo cáo, lệnh ngừng bắn đang được duy trì. - According to these documents, you still owe us £5,000.
Theo như những tài liệu này, bạn vẫn nợ chúng tôi 5000 bảng đó.
Cách dùng cấu trúc According to trong tiếng Anh
"According to" thường được dùng khi nói về quan điểm của người nào đó, hoặc căn cứ vào cái gì đó .
Cấu trúc này được sử dụng phổ biến trong cả văn viết và văn nói.
According to + N, S + V
(or) S + V, according to + N
Ví dụ:
- You are a good kid, according to your mother.
Cháu là một đứa trẻ ngoan, theo như mẹ cháu cho biết. - According to the doctor, you have to eat three meals a day every day.
Theo như bác sĩ, cậu cần phải ăn đủ 3 bữa ăn mỗi ngày. - According to the latest news, 60 people have had negative test results with the virus.
Theo tin tức mới nhất, 60 người đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus.
- Students are all put in different groups according to their ability.
Học sinh được xếp vào các nhóm khác nhau căn cứ theo năng lực. - The books in the bookstore are classified according to subject.
Những cuốn sách trong hiệu sách được phân loại theo chủ đề. - He grouped the children according to age.
Anh ấy chia nhóm bọn trẻ con theo tuổi.
Ngoài ra, cụm từ “according to plan” mang nghĩa làm một việc gì đó theo kế hoạch, cũng được sử dụng phổ biến.
Ví dụ:
- Did it all go according to plan?
Mọi việc đi theo kế hoạch chứ?
>> Xem thêm: Phân biệt Sensitive và Sensible
Phân biệt cách dùng According to, by, in my opinion
Khi nói về quan điểm, ý kiến, cấu trúc According to gần giống với In my opinion/In my view.
Lưu ý: KHÔNG DÙNG "According to" với “me/ opinion/ view”.
Ví dụ:
According to her, there were some mistakes in the essay.
= In her opinion/In her view, there were some mistakes in the essay.
Theo cô ấy, có vài lỗi trong bài viết.
Khi nói về ý kiến cá nhân, người bản xứ sẽ KHÔNG dùng “According to me” (nghe thiếu tự nhiên). Thay vào đó, họ sẽ dùng “In my opinion”, “From my point of view”,…
Cấu trúc According to được sử dụng để diễn tả “căn cứ theo điều gì/được thấy theo điều gì”, ta có thể thay According to = By.
Ví dụ:
- The documents are graded according to their topics.
= The documents are graded by their topics.
Các tài liệu được phân loại theo chủ đề. - It’s 2.30 according to the station clock.
= It’s 2.30 by the station clock.
Đã 2:30 theo như đồng hồ ở nhà ga
Lưu ý khi sử dụng cấu trúc According to
- According to không đi cùng với “opinion” và “view”
- Không sử dụng “According to me” khi nói về ý kiến cá nhân
- According to = By khi mang nghĩa “căn cứ theo điều gì “.
Bài tập về cấu trúc According trong tiếng Anh
Sau đây, hãy cùng Pantado luyện tập một chút với cấu trúc According to nhé.
Bài 1: Viết lại những câu sau:
- Jane told us to submit all the reports by Friday.
=> ______ Jane, ___________________________________
- Fruit prices fluctuate by season.
=> Fruit __________________________________________
- The laptops were organized on the shelves by size.
=> The laptops ___________________________________
- The teacher sorted the exams from the highest grade to the lowest.
=> The exams ____________________________________
- I think you should say sorry to her.
=> ________________________________________________
Đáp án
Bài 1:
- According to Jane, all the reports should be submitted by Friday.
- Fruit prices fluctuate according to the season.
- The laptops were organized on the shelves according to size.
- The exams are sorted according to grade by the teacher.
- In my opinion, you should say sorry to her.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tiếng Anh trực tuyến 1 thầy 1 trò
Hy vọng với những chia sẻ trên của Pantado về ý nghĩa và cách dùng cấu trúc According to, các bạn sẽ hiểu rõ hơn và áp dụng tốt trong các bài tập và giao tiếp. Theo dõi Pantado để học thêm nhiều cấu trúc tiếng Anh hay nữa nhé.
Cấu trúc Appreciate được dùng dể thể hiện sự trân trọng hay sự đánh giá cao một ai đó hay việc gì đó trong tiếng Anh. Cùng tìm hiểu chi tiết về cấu trúc Appreciate trong tiếng Anh nhé!
Định nghĩa Appreciate
Appreciate là một động từ mang nghĩa trân trọng, đánh giá cao, coi việc gì đó hay ai đó là quan trọng.
Ngoài ra, Appreciate còn có nghĩa là thấu hiểu, thừa nhận một điều gì đó quan trọng hoặc chỉ sự tăng lên về giá trị của thứ gì đó.
Ví dụ:
- He really appreciates his wife.
Anh ấy rất trân trọng người vợ của mình.
- Your support is greatly appreciated.
Sự giúp đỡ của bạn được đánh giá rất cao.
- I appreciate that this is a difficult decision for you.
Tôi biết đây là một quyết định khó khăn cho bạn. - The value of my house has appreciated by 20%.
Giá trị căn nhà của tôi đã tăng lên 20%.
>>> Mời xem thêm: Tìm hiểu về cấu trúc Blame trong tiếng Anh
Cách sử dụng cấu trúc Appreciate trong tiếng Anh
Appreciate somebody/something
Appreciate + Đạitừ/Danhtừ/V-ing
hoặc Appreciate + that + S + V
Ý nghĩa: trân trọng, đánh giá cao, biết ơn ai/điều gì đó
Ví dụ:
- We really appreciate all the help you gave us.
Chúng tôi rất trân trọng sự giúp đỡ bạn đã dành cho chúng tôi. - I would appreciate it if you could let me know (= please let me know) that information.
Tôi sẽ biết ơn nếu bạn có thể nói cho tôi thông tin đó. - Your timely presence is highly appreciated.
Sự có mặt kịp thời của bạn được đánh giá rất cao.
(Thể hiện sự cảm ơn) - Tom appreciates Mary’s giving him a gift.
Tôm trân trọng việc Mary tặng quà cho anh ấy.
Appreciate + something
Appreciate + Danh từ hoặc Appreciate + that + S + V
Ý nghĩa: hiểu, thừa nhận điều gì
Ví dụ:
- We appreciate the need for immediate action.
Chúng tôi thừa nhận sự cần thiết của những hành động ngay tức thì. - I appreciate that you need that amount of money.
Tôi hiểu là bạn cần số tiền đó. - We all appreciate that this situation is hard for you.
Chúng tôi đều hiểu tình huống này rất khó cho bạn.
Appreciate + Ving
Ý nghĩa: trân trọng việc gì
Ví dụ:
- We appreciate having desserts.
Chúng tôi trân trọng việc ăn đồ tráng miệng. - I appreciate having a holiday.
Tớ trân trọng việc có ngày nghỉ lễ.
S + appreciate
Ý nghĩa: Cái gì đó tăng giá trị
Ví dụ:
- The pound has appreciated against the euro.
Đồng bảng Anh đã tăng giá trị hơn cả đồng Euro. - Our car has appreciated (in value) by 30 percent.
Chiếc xe của chúng tôi đã tăng lên 30%. - Our investment has appreciated significantly (in value).
Khoản đầu tư của chúng tôi đã tăng rõ rệt.
Lưu ý khi sử dụng cấu trúc Appreciate
Appreciate không được sử dụng trong các thời tiếp diễn như: hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành tiếp diễn, quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành tiếp diễn, tương lai tiếp diễn,…
Ví dụ:
- She appreciates your advice so much.
She is appreciating your advice so much.
(Cô ấy rất trân trọng lời khuyên của bạn)
Đây là lỗi cơ bản mà khá nhiều người vẫn mắc phải. Bạn nên chú ý thêm về điều này khi sử dụng.
Bài tập về cấu trúc Appreciate
Bài 1: Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống
- I appreciate ______ time off work.
- have
- to have
- having
- I really appreciate your ______.
- help
- to have
- helped
- I appreciate ______ making the effort to come.
- you
- your
- yours
- There’s no point buying him books – he ______ them.
- appreciate
- appreciates
- doesn’t appreciate
- I appreciate ______ this is a difficult decision for you.
- so
- that
- for
Bài 2: Viết lại những câu sau dùng cấu trúc Appreciate
- I’m grateful for your kindness.
- So much thanks to your help!
- We were very glad of some extra support.
- She is precious to me!
- The price of my house increased by 15%!
Đáp án
Bài 1:
- C
- A
3.B
4.C
- B
Bài 2:
- I appreciate your kindness.
- I appreciate your help!
- We appreciate some extra support.
- I appreciate her!
- The price of my house appreciated by 15%!
>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh giao tiếp trực tuyến cho bé
Trong tiếng Anh khi muốn nói về hành động đổ lỗi hay nhận lỗi người ta dùng cấu trúc Blame. Cùng tìm hiểu về cách sử dụng cấu trúc này và phân biệt từ Blame với những từ tương đồng như Fault, Accuse of, Mistake nhé!
Blame là gì?
Blame là động từ có nghĩa là “đổ lỗi” (cho ai hay cái gì).
Ví dụ:
- Patrick blamed me for losing his shoes.
Patrick đổ lỗi cho tớ vì làm mất giày của cậu ấy. - You always blame me for everything, which makes me angry.
Cậu luôn đổ lỗi cho tớ vì mọi thứ, điều đó làm tớ tức.
Blame cũng có thể đóng vai trò danh từ, mang nghĩa là “lỗi lầm”.
Ví dụ:
- I’ll take the blame because you helped me last time.
Tớ sẽ đứng ra nhận lỗi vì lần trước cậu giúp tớ rồi.
- I can’t believe Sara is going to take the blame! She didn’t do it.
Tớ không thể tin Sara sẽ đứng ra nhận lỗi! Bạn ấy không làm điều đó.
>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh theo cambridge chuẩn
Cách sử dụng cấu trúc Blame trong tiếng Anh
Cấu trúc Blame mang nghĩa ai đổ lỗi cho ai, cái gì. Động từ Blame đứng trước một danh từ chỉ người, vật hoặc việc gì. Sau cụm từ này có thể đi cùng for sth nghĩa là vì việc gì.
S + blame + N (for + sth).
Ví dụ:
- One time, I tore my sister’s shirt and blamed our dog for it.
Một lần, tớ xé rách áo chị tớ và đổ lỗi cho con chó vì chuyện ấy. - Hannah blamed the rain for making her late for school.
Hannah đổ lỗi cho cơn mưa vì đã làm bạn ấy muộn học.
Chúng ta cũng có thể nói Blame sth on N, có nghĩa là “đổ lỗi lên đầu ai”.
(S) + blame sth + on + someone + (for sth)
Ví dụ:
- Just blame it on Ben and watch his reactions.
Cứ đổ lỗi lên đầu Ben đi và xem phản ứng của cậu ấy. - We should not blame it on our grandmother. She didn’t know about it.
Chúng ta không nên đổ lỗi lên đầu bà. Bà lúc đó có biết gì về chuyện ấy đâu.
Để nói “nhận lỗi, chịu trách nhiệm” vì điều gì, chúng ta sử dụng cụm từ take the blame. Khi này Blame là một danh từ có nghĩa là “lỗi”.
S + take the blame (+ for sth)
Ví dụ:
- Thankfully, my friend took the blame for it.
May mắn là bạn tôi đã nhận lỗi vì chuyện đó. - Since no one is going to take the blame, I will have to punish everyone.
Vì không ai sẽ chịu trách nhiệm, tôi sẽ phải trừng phạt tất cả mọi người.
Ngoài những cấu trúc Blame thường gặp ở trên, còn nhiều cụm từ với Blame cũng rất hay được sử dụng.
Have oneself to blame
Cụm từ này có nghĩa là “chỉ có thể trách chính mình”, hay được dùng trong văn nói.
S + (only) have oneself (myself, yourself,…) to blame.
Ví dụ:
- I broke my ankle so I only have myself to blame.
Tôi tự làm gãy mắt cá chân của mình nên tôi chỉ có thể trách chính mình thôi. - Candice spent all of her money on clothes and now she is broke. She only has herself to blame.
Candice vung hết tiền vào quần áo và giờ thì cô ấy hết sạch tiền rồi. Cô ấy chỉ có thể tự trách mình thôi.
Be to blame (for sth)
Cấu trúc Be to blame có nghĩa là “chịu trách nhiệm cho điều gì xấu”.
S + be to blame (for sth)
Ví dụ:
- Suzy is to blame, not me. She was in the room when it happened.
Suzy phải chịu trách nhiệm, không phải em. Chị ấy ở trong phòng khi chuyện đó xảy ra. - If anyone’s to blame then it should be me.
Nếu có ai phải chịu trách nhiệm thì đó nên là tôi.
Don’t blame me
Don’t blame me là câu nói mang nghĩa “đừng trách tôi nhé”, thường dùng khi muốn bảo ai làm điều gì nhưng nếu có hậu quả gì thì không muốn nhận trách nhiệm.
- Fine, just go and talk to him face to face. But don’t blame me if it ends up in a fight.
Được thôi, cứ đi và nói chuyện trực tiếp với anh ta đi. Nhưng đừng trách tớ nếu kết cục là cãi nhau đấy nhé. - You keep dressing like that in this weather, but don’t blame me if you catch a fever!
Con cứ mặc như thế trong cái thời tiết này đi, nhưng đừng trách mẹ nếu bị cảm cúm đấy!
Phân biệt fault/ blame for/ accuse of
Chúng ta có 3 từ Fault, Blame for và Accuse of đều liên quan đến chủ đề lỗi lầm.
Fault
Danh từ Fault có nghĩa là “lỗi, khuyết điểm” của con người, máy móc.
Ví dụ:
- Guys, stop fighting with each other. This is no one’s fault.
Các bạn ơi, đừng cãi nhau nữa. Đây không phải là lỗi của ai cả. - While checking the car, I found a serious fault.
Lúc kiểm tra chiếc ô tô, cháu đã tìm được một lỗi nghiêm trọng.
Blame
Blame vừa có thể là động từ hoặc danh từ.
Động từ Blame là “đổ lỗi” (cho ai, cái gì). Khi là một danh từ, Blame mang nghĩa “trách nhiệm, lỗi”.
Ví dụ:
- The two kids like to blame each other for many things.
Hai đứa trẻ đó thích đổ lỗi cho nhau vì nhiều chuyện. - The teacher asked but no one wanted to take the blame.
Giáo viên đã hỏi rồi nhưng không ai muốn nhận lỗi.
Accuse of
Accuse of là cụm động từ chỉ hành động kết tội ai đó vì chuyện nghiêm trọng.
- I am afraid that she is going to accuse me of cheating in class.
Tớ sợ cô ấy sẽ kết tội tớ vì gian lận trong lớp. - At last, the robber was accused of stealing $500.
Cuối cùng, tên trộm bị kết tội ăn cắp 500 đô-la.
Bài tập về cấu trúc blame trong tiếng Anh
Dịch các câu dưới đây sang tiếng Anh, sử dụng cấu trúc Blame vừa học.
- Tôi đã đổ lỗi cho chị tôi vì chuyện làm hỏng chiếc máy tính.
- Có phải bạn sẽ đổ lỗi lên đầu Becky không?
- Không ai muốn nhận lỗi cả.
- Minh Anh đã đổ lỗi lên đầu tớ vì bạn ấy không thích tớ.
- Chắc là tôi chỉ có thể tự trách mình vì đã quá ngây thơ thôi.
- Trong tình huống này, tất cả mọi người đều có lỗi.
Đáp án:
(không nhất thiết phải sử dụng chính xác những từ này, miễn là đúng ngữ pháp)
- I blamed my sister for breaking the computer.
- Are you going to blame it on Becky?
- No one wants to take the blame.
- Minh Anh blamed it on me because she didn’t like me.
- I guess I only have myself to blame for being too naive.
- In this situation, everyone is to blame.
>>> Mời xem thêm: Tìm hiểu về cấu trúc Decide trong tiếng Anh đầy đủ
Cấu trúc Decide trong tiếng Anh là một cấu trúc rất quen thuộc. Hãy cùng ôn tập và tìm hiểu về cấu trúc này ngay thôi nào!
Decide là gì?
Decide : quyết định làm gì hoặc lựa chọn gì đó.
Trong một số trường hợp khác, từ Decide có nghĩa là ai hay cái gì đã quyết định kết quả của việc gì đó.
Ví dụ:
- Have you decided where to eat yet?
Cậu đã quyết định đi ăn ở đâu chưa? - Help, I need to decide between these two pairs of shoes!
Giúp tôi, tôi cần chọn giữa hai đôi giày này! - It is you who decides the game’s result.
Bạn là người đã quyết định kết quả ván game.
Cách sử dụng cấu trúc decide trong tiếng Anh
Có 4 cấu trúc decide trong tiếng Anh mà chúng ta cần nhớ.
- Decide + to V-inf
Cấu trúc decide đầu tiên thường gặp đó là ai quyết định làm gì hay lựa chọn gì.
S + decide + to V-inf
Ví dụ:
- Marry has decided to move to a new apartment.
Marry đã quyết định chuyển tới căn hộ mới. - We decided to get back together.
Chúng tôi đã quyết định quay lại với nhau. - Janna decided to throw away his present.
Janna đã quyết định vứt quà của cậu ấy đi.
- Decide + Wh- (what, whether,…), How
Cấu trúc decide thứ hai là quyết định dựa trên một yếu tố cụ thể như ai/như thế nào/cái gì…, sử dụng cấu trúc Wh-.
S + decide + Wh- (what, whether, how, who, where, when) + to V-inf
Ví dụ:
- He can’t decide when to leave that job.
Anh ấy không thể quyết định khi nào thì rời bỏ công việc ấy. - Paul is going to decide how to fix this situation.
Paul sẽ quyết định cách khắc phục tình trạng này. - You can’t decide whether the answer is true or false, can you?
Bạn không thể quyết định câu trả lời ấy là đúng hay sai đúng không?
- Decide (that) + mệnh đề
Cấu trúc decide cũng có thể đi cùng một mệnh đề. Cấu trúc này cũng có nghĩa là ai quyết định cái gì, lựa chọn gì.
S + decide (that) + mệnh đề
Ví dụ:
- John decided that he would get another burger.
John đã quyết định là anh ấy sẽ mua thêm cái bơ-gơ nữa. - The judges have decided that Belle is moving to the next round.
Các giám khảo đã quyết định Belle sẽ qua vòng tiếp theo. - Mai decides that she is going to study a foreign language.
Mai quyết định là cô ấy sẽ học một ngoại ngữ.
- Decide + danh từ
Cấu trúc decide đi với danh từ, dùng để chỉ ai hay cái gì đã quyết định kết quả của sự việc nào đó.
S/N + decide + N
Ví dụ:
- Having Eric play has really decided the result of the game because he is the best player in school.
Việc có Eric vào chơi đã thực sự quyết định kết quả của trận đấu ấy bởi vì cậu ta là cầu thủ giỏi nhất trường. - The weather can probably decide everything. If it rains, they won’t be able to make it on time.
Thời tiết có thể sẽ quyết định mọi thứ. Nếu trời mưa, họ sẽ không thể đến nơi kịp giờ. - Flipping a coin will decide who can go home first.
Tung đồng xu sẽ quyết định ai được về nhà trước.
>>> Có thể bạn quan tâm: Từ vựng, đoạn văn mẫu viết về bộ sưu tập của em bằng tiếng Anh
Các cụm từ với decide thường gặp
Cấu trúc decide còn có thể kết hợp với từ khác để tạo thành cụm động từ (phrasal verb) với ý nghĩa khác.
.
S + decide on + N
Cụm từ decide on có nghĩa là quyết định lựa chọn gì hay ai một cách kỹ lưỡng
Ví dụ:
- Fred decided on the black suit for the prom.
Fred đã quyết định lựa chọn bộ suit màu đen cho buổi dạ hội. - After careful consideration, Tuan Anh decides on Phuong for the last member in the group.
Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Tuấn Anh quyết định chọn Phương làm thành viên cuối cùng trong nhóm. - When class is over, I will decide on the winner.
Khi lớp học kết thúc, thầy sẽ quyết định người chiến thắng.
Để nói lựa chọn giữa những cái gì hay những ai, ta sử dụng cấu trúc decide between.
S + decide between + N and N/ N số nhiều
Ví dụ:
- I am trying to decide between Nam and Minh.
Tôi đang cố gắng quyết định lựa chọn giữa Nam và Minh. - My mother must decide between the two houses.
Mẹ tôi phải quyết định lựa chọn giữa hai ngôi nhà. - His uncle must decide between getting the phone fixed and buying a new one.
Bác của cậu ta phải lựa chọn giữa việc đem điện thoại đi sửa và mua một cái mới.
Nếu muốn nói ai quyết định chống lại cái gì, ai hoặc không làm gì, ta có thể dùng cấu trúc decide against.
S + decide against + N
Ví dụ:
- Yesterday, they both decided against signing the contract.
Hôm qua, cả hai bọn họ đã quyết định không ký hợp đồng đó. - Peter decided against everyone because his wife told him to.
Peter đã quyết định không làm theo mọi người vì vợ bảo anh ấy làm vậy. - I can’t believe he decided against my opinion.
Tôi không thể tin anh ấy đã quyết định không nghe theo ý kiến của tôi.
Bài tập về cấu trúc decide
Để nắm chắc kiến thức về cấu trúc decide, bạn hãy làm bài tập nhỏ dưới đây nhé!
Chia động từ đúng và điền một trong các cấu trúc decide sau vào chỗ trống:
decide (that), decide to, decide on, decide between, decide against.
- Last week, Linda ____________ cancel the show.
- It is so hard to ____________ the black dress and the white dress.
shocked that she fainted.
- It took me months and months to ____________ where to live.
- Just now, we ____________ we are going to Da Nang next month!
- Hannah was quick to ____________ she was going to take a day off.
- The whole class couldn’t ____________ Korea and Thailand for the next trip.
- I ____________ quit the game 2 minutes ago.
- It is an important decision. They need to ____________ who to leave behind.
- The accident ____________ the movie’s ending.
Đáp án:
- decided to
- decide between
- decide on
- decided that
- decide that
- decide between
- decided to
- decide on
- decides/decided
>>> Mời xem thêm: cách học tiếng Anh trực tuyến cho bé