Kiến thức học tiếng Anh
Con có đang học tiếng Anh hay một ngôn ngữ khác nhưng không hiệu quả? Vậy làm thế nào để con học tiếng Anh hiệu quả? Đó là một trong những vấn đề mà ba mẹ thường hay băn khoăn trong quá trình cho con học tiếng Anh. Không ít phụ huynh than rằng: “Con học tiếng Anh mãi mà chẳng giỏi, trình độ tiếng Anh cứ ậm à ậm ừ”. Đó có thể là con chưa tìm được phương pháp, nguyên tắc để học ngôn ngữ một cách hiệu quả, vậy nguyên nhân con không học tốt là do đâu, có thể những nguyên tắc trong quá trình học chưa chuẩn. Sau đây Pantado sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh và các bạn học sinh về các nguyên tắc quan trọng khi học ngoại ngữ, hãy cùng tìm hiểu những nguyên tắc rất quan trọng trong quá trình học môn ngôn ngữ pử bên dưới bài viết này ba mẹ nhé!
1. Học ngôn ngữ thường xuyên, đều đặn mỗi ngày
Chắc chắn rồi việc rèn luyện học ngôn ngữ thường xuyên, đều đặn mỗi ngày sẽ giúp con ghi nhớ bài học lâu hơn. Dần dần việc rèn luyện nói tiếng Anh hằng cũng sẽ giúp con tăng khả năng phản xạ tiếng Anh và tự tin hơn trong quá trình giao tiếp. Để học tiếng Anh, hay một ngôn ngữ khác hiệu quả thì thay vì tập trung học vào cuối tuần, duy trì học 15-30 phút mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
2. Thực hành nhiều hơn lý thuyết
Tất nhiên không ai muốn rằng cứ ngồi mãi một góc phòng học, vùi đầu vào những trang sách lý thuyết dài đằng đẵng cả. Ba mẹ hãy thử đặt mình vào vị trí của trẻ, liệu bạn có mong muốn một giờ học toàn là những lý thuyết, những cách học rập khuôn đọc chép không? Chắc chắn là không rồi. Trẻ em cũng vậy, chúng cần được học hỏi hiệu quả từ những bài thực hành, những hành động thực tế bởi bản chất trong trẻ lúc này là sự tò mò, tìm tòi, bắt chước cực kỳ giỏi. Không phải tự nhiên độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi được coi là độ tuổi vàng để con học ngôn ngữ.
3. Ưu tiên nghe và đọc
Nghe, đọc nên chiếm 8 phần thời gian, trong khi nói, viết chỉ chiếm 2 phần. Học sinh không nên quá phụ thuộc vào người nước ngoài để thực hành. Thay vào đó, luyện nghe và đọc tiếng Anh thật nhiều. Người học sẽ giỏi nói và viết nếu đủ từ vựng, phát âm tốt, có kiến thức và vững ngữ pháp.
4. Không học dồn tập trung hết vào ngữ pháp
Việc học ngữ pháp không phải câu chuyện đơn giản trẻ sẽ sớm cảm thấy chán nản, bực bội và không thể khám phá nhiều khía cạnh quan trọng hơn của ngôn ngữ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc ngồi một chỗ, học thuộc bảng động từ là phương pháp kém hiệu quả.
5. Phương pháp học cho trẻ chủ động nói nhiều hơn nghe và đọc
Đối với trẻ, kỹ năng nói, nhại lại và bắt chước dễ học, dễ tiếp cận nhất trong ngôn ngữ học. Khi trẻ nói được, con sẽ tự tin hơn rất nhiều và chủ động sử dụng tiếng anh nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày. Và việc sử dụng tiếng Anh sẽ giúp trẻ hình thành quy tắc phát âm chuẩn hơn. Việc trẻ luyện tập tiếng Anh, nói tiếng Anh mỗi ngày sẽ giúp cho con nắm được những mẫu câu, nhờ đó mã khả năng phản xạ trong những tình huống giao tiếp thực tế. Chính điều này sẽ góp phần làm cho con thêm tự tin và thích học tiếng Anh hơn.
Trên đây, Pantado đã chia sẻ cho các ba mẹ những nguyên tắc quan trong khi học một ngoại ngữ, từ đó ba mẹ có thể cho con tham khảo thêm. Hy vọng rằng những thông tin đó sẽ đem lại hữu ích cho các bạn học sinh, và cũng chính từ đó sẽ lựa chọn một trong những nguyên tắc phù hợp với mình trong quá trình học tiếng Anh, chinh phục tiếng Anh một cách trọn vẹn.
Con học tiếng Anh mãi mà không nói nổi đến ba câu? Vậy làm sao để giúp con giao tiếp tiếng Anh “như gió”? Đó là những băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi đang học tiếng Anh ở trường hoặc cho con học thêm tiếng Anh ở các trung tâm Anh ngữ, hay thậm chí cho con luyện tiếng Anh giao tiếp tại nhà. Vấn đề này cũng làm cho không ít các bậc phụ huynh đắn đo suy nghĩ. Liệu có một “bí kíp” nào giúp con luyện tiếng Anh giao tiếp vừa hiệu quả, giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của mình không nhỉ? Ba mẹ đừng quá lo lắng về vấn về này bởi ngay sau đây, Pantado sẽ bật mí cho các bậc phụ huynh những “bí kíp” luyện tiếng Anh giao tiếp cho trẻ ngay tại nhà. Ba mẹ đừng bỏ lỡ mà hãy tìm hiểu, tham khảo và áp dụng cho con mình càng sớm càng tốt nhé!
Vậy tại sao cần luyện tiếng Anh giao tiếp cho trẻ?
1. Cho trẻ tiếp xúc tiếng Anh từ nhỏ
Có không ít ba mẹ quan niệm rằng: Trẻ còn nhỏ rất khó để học một ngôn ngữ, hay trẻ nhỏ chưa phải là độ tuổi thích hợp để con học tiếng Anh, đợi con lên chương trình tiểu học rồi cho con học cả thể? Trẻ nhỏ thì biết cái gì mà học? Nhiều ba mẹ chưa muốn cho trẻ luyện nói tiếng Anh khi còn học tiểu học vì cho rằng con còn quá nhỏ để học tiếng Anh. Thế những điều này hoàn trái ngược lại, theo một số nghiên cứu từ chuyên gia cho rằng ở độ tuổi vàng là giai đoạn để phát triển ngôn ngữ của con bởi lúc này, não bộ của trẻ rất nhạy cảm, chúng thấm thấu, tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Với ngôn ngữ nước ngoài nói chung và tiếng Anh nói riêng, bé học càng sớm thì càng dễ tiếp thu so với bạn học muộn. Vì thế, luyện nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học tạo điều kiện cho bé được tiếp xúc với tiếng Anh sớm. Từ đó, bạn sẽ hình thành sự yêu thích và đam mê với ngôn ngữ này, tránh tình trạng sợ hoặc ngại học tiếng Anh.
2. Giúp con tự tin khi giao tiếp tiếng Anh
Mỗi một độ tuổi trẻ có những bước phát triển khác nhau, càng lớn khi tâm sinh lý thay đổi và phát triển, trẻ có xu hướng trầm hơn, không còn sôi nổi như hồi nhỏ. Đó là nguyên nhân vì sao càng lớn khi đi học, bé càng ít phát biểu ý kiến trong lớp. Cũng chính vì lý do đó mà ba mẹ nên tận dụng khoảng thời gian con học tiểu học để luyện nói tiếng Anh cho bé. Điều này giúp bé tự tin và hình thành tư duy sắc bén khi nói tiếng Anh.
3. Giai đoạn vàng để con tự tin phát âm tiếng Anh chính xác
Việc rèn luyện cho con khả năng phát âm chuẩn ngay từ khi con nhỏ là điều rất quan trọng. Ba mẹ tránh để việc con phát âm không chuẩn từ nhỏ sẽ dẫn đến tình trạng con hay nói theo tiếng mà mình đang sử dụng thường xuyên. Việc sửa lỗi phát âm tiếng Anh khi bé còn nhỏ dễ hơn nhiều so với khi lớn lên. Và giai đoạn học tiểu học là “giai đoạn vàng" để làm việc này. Phụ huynh sẽ kịp thời phát hiện và uốn nắn phát âm tiếng Anh, giúp bé có được “accent" và cách phát âm chuẩn ngay từ đầu, tránh mắc những lỗi cơ bản.
Bí kíp luyện nói tiếng Anh giao tiếp cho trẻ
1. Chú trọng phát âm tiếng Anh
Như đã đề cập ở phần bên trên, phát âm chính là nền tảng cơ bản và quan trọng nhất khi luyện nói tiếng Anh. Độ tuổi trẻ nhỏ chính là“giai đoạn vàng" để sửa lỗi phát âm cho bé. Chính vì vậy mà, các bậc phụ huynh hãy tập cho bé thói quen phát âm chuẩn, phát âm có âm cuối và nhấn trọng âm rõ ràng. Điều này giúp bé tránh mắc lỗi phát âm thường gặp và phát âm chuẩn ngay từ nhỏ.
2. Chú trọng về ngữ điệu nói tiếng Anh
Một trong những điều quan trong khi giao tiếp tiếng Anh đó chính là ngữ điệu. Phần đông, ở Việt Nam chúng ta khi giao tiếp tiếng Anh đều mắc lỗi nói không có ngữ điệu, nhấn nhá, nói đều đều khiến bài nói thiếu hấp dẫn. Vì thế, khi luyện nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học, ba mẹ hoặc giáo viên cần chú ý rèn ngữ điệu cho con, hướng dẫn con cách lên xuống, nhấn mạnh, ngắt nghỉ giữa các câu.
3. Luyện nói theo các chủ đề đơn giản
Ba mẹ không nhất thiết phải buộc bé học những từ vựng và luyện nói theo các chủ đề phức tạp. Việc này là quá sức với con vì con chưa đủ hiểu hết những chủ đề đó, hơn nữa, còn làm con mau chán tiếng Anh. Thay vào đó, bạn hãy luyện cho con giao tiếp thật thành thạo những chủ đề cơ bản và thường gặp hằng ngày như: gia đình, chào hỏi, hỏi đường, hỏi sức khoẻ,... Tuy là những chủ đề quen thuộc nhưng chúng lại là nền tảng để con học tiếng Anh lên cao sau này.
4. Cho bé luyện nói tiếng Anh thường xuyên
Để con được nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh thì việc nói tiếng Anh thường xuyên chính là cơ sở trong việc quyết định sự thành công khi con học tiếng Anh. Đó chính là tuyệt chiêu vô cùng quan trọng khi luyện nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học. Ngoài những kiến thức được học trên trường, bé cần có môi trường để luyện tập nói tiếng Anh hằng ngày. Ba mẹ có thể trò chuyện trực tiếp cùng con bằng tiếng Anh, hoặc đưa bé đến những nơi có nhiều người nước ngoài như bờ hồ, các nhà thờ, khu du lịch,...
5. Cho bé nói nhại theo người bản xứ
Trẻ nhỏ có tính bắt chước khá nhanh, tận dụng điều này, ba mẹ hãy áp dụng vào việc cho học tiếng Anh. Ba mẹ có thể bật một đoạn băng ngắn như trích đoạn phim hoạt hình, bài hát ngắn,..., sau đó cho bé nghe và bắt chước y hệt ngữ điệu và cách phát âm của từng từ, từng câu một. Bằng cách này, bé không chỉ được cải thiện khả năng phát âm mà còn nâng cao trình độ nghe tiếng Anh.
Thông qua bài viết đã được chia sẻ bên trên, hy vọng rằng ba mẹ cũng đã phần nào hiểu được những bí kíp luyện tiếng Anh giao tiếp trong quá trình học cho con. Qua đây, ba mẹ có thêm được những thông tin có thể cho con tham khảo và làm theo những gì mà Pantado đã chia sẻ, điều đó cũng sẽ giúp ích trong quá trình cho học tiếng Anh và nâng cao trình độ tiếng Anh của mình.
Tiếng Anh giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời đại phát triển như vũ bão ngày nay. Việc trang bị cho mình những kỹ năng giao tiếp, sử dụng thành thạo tiếng Anh trong học tập, làm việc và trong thực tiễn cuộc sống là điều hoàn toàn cần thiết. Quan trọng là vậy thế nhưng khi học tiếng Anh không phải ai ai cũng kiên trì, rèn luyện học tập tiếp đó là sử dụng thành thạo tiếng Anh. Vậy tại sao chúng ta học mãi cũng chỉ bập bõm đôi ba câu cơ bản? Nguyên nhân có thể là do phương pháp học của chúng ta đang gặp vấn đề, chưa thực sự hiệu quả trong quá trình học. Đừng lo, ngay sau đây, Pantado sẽ chia sẻ cho các bạn một số cách học tiếng Anh giao tiếp tại nhà vô cùng hiệu quả! Các bậc phụ huynh và các bạn nhỏ hãy cùng theo dõi những phương pháp sau đây nhé!
1. Học tiếng Anh giao tiếp qua hội thoại ngắn, truyện song ngữ, video
Một trong những phương pháp học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả đó là học tiếng Anh qua video, phim truyện bằng tiếng Anh, các bạn nhỏ vừa được học tiếng Anh, vừa giải trí đầu óc qua những thước phim mà mình yêu thích. Một số kênh mà ba mẹ có thể lựa chọn cho các bạn nhỏ đó là:
- Youtube: Ba mẹ có thể tìm kiếm những video mà con yêu thích bằng tiếng Anh để giúp con luyện tập kỹ năng nghe, nói hoặc đọc đối với một số video có phụ đề.
- TED Talks: Những video tiếng Anh giúp các bạn nhỏ có thêm kiến thức từ các nhà diễn giả về vô số chủ đề như kinh tế, diễn thuyết, truyện kể, khoa học...
- Study Movie: Tiếp theo là một kênh học tiếng Anh giao tiếp vô cùng hiệu quả. Trang web phân chia các video phim theo từng trình độ khác nhau và thiết kế giao diện song phù hợp với người vừa bắt đầu học tiếng Anh.
2. Tập luyện nói tiếng Anh trước gương thường xuyên, mỗi ngày
Để giao tiếp tiếng Anh một cách thành thạo, việc luyện nói tiếng Anh hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì thế việc tập nói trước gương là điều rất tốt, điều đó có thể giúp các con tự tin hơn và bớt ngại ngùng khi nói chuyện bằng tiếng Anh. Mặc nhiên, việc giao tiếp tiếng Anh trong khi trình độ hiện tại còn hạn chế phần nào, khiến không chỉ riêng các bạn nhỏ mà người lớn chúng ta có thể cảm thấy lúng túng và gượng gạo. Nguyên nhân là do bạn không biết khẩu hình miệng của mình trông như thế nào khi nói những âm thanh không có trong tiếng mẹ đẻ, thậm chí là ngay cả khi chúng ta đang phát âm chúng một cách chính xác.
Chính vì thế, hãy xem cách miệng của bạn di chuyển khi bạn nói tiếng Anh trước gương. Một điều tốt đó là chúng ta hãy so sánh cách phát âm của chính mình với những người nói tiếng Anh bản địa. Một ví dụ điển hình đó là, chúng ta có thể lặp lại một số đoạn hội thoại từ một chương trình truyền hình và cố gắng bắt chước các cử động miệng của diễn viên. Điều này không chỉ giúp các bạn nhỏ rèn luyện sự tự tin mà còn giúp con cải thiện việc phát âm tiếng Anh chuẩn chỉnh hơn.
3. Hãy đánh dấu, ghi nhớ những từ lạ khi đọc
Chắc chắn rồi, khi chúng ta giao tiếp tiếng Anh sẽ phải dùng đến rất nhiều vốn từ vựng của mình đã học được để giao tiếp phù hợp với các tình huống. Bởi vậy, khi đọc một cuốn sách tiếng Anh, ba mẹ hãy nhắc nhở con đánh dấu, ghi lại những từ không biết và đừng tra từ điển cho đến tận cuối chương. Ngay sau đó, những từ đã được ghi chú lại, các con cần phải học và ghi nhớ lại những từ đó thường xuyên.
Đó chính là cách tốt nhất để cải thiện vốn từ vựng và khả năng đọc hiểu tiếng Anh của người học. Chúng ta chỉ cần chọn ra một cuốn sách có vẻ thú vị và ngồi xuống với một cây bút và sổ ghi chép. Cuối cùng, chắc hẳn các bạn nhỏ sẽ có ít nhất một vài từ để tra cứu.
4. Cố gắng luyện tập với các video tiếng Anh thực tế mỗi ngày
Đã bao giờ, các bạn đã tự hỏi rằng tại sao mình học mãi mà không giao tiếp được hay chưa? Đó là chúng ta cứ học trước quên sau, không chịu luyện tập lại. Một trong những điều khó nhất khi cố gắng cải thiện tiếng Anh là bạn không được tiếp xúc nhiều với tiếng Anh thực tế ngoài đời. Các chuỗi video Hội đồng Anh sẽ là giải pháp hoàn hảo cho bạn. Thông qua các video tiếng Anh thực tế, mỗi video đi kèm với kịch bản bên dưới, bạn có thể nhìn vào để tra cứu định nghĩa, ngữ pháp.
Điều này, các bạn nhỏ có thể cải thiện từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh trong khi hiểu được cách người bản ngữ thực sự sử dụng tiếng Anh như thế nào. Khi các bạn học sinh xem xong một video, nó có những bài tập nho nhỏ để đảm bảo con nhớ mọi thứ đã được học. Loại thực hành này đảm bảo rằng bạn tích cực cải thiện tiếng Anh với các video. Có hàng ngàn video cho mọi cấp độ tiếng Anh từ sơ cấp đến nâng cao.
5. Ghi âm lại phát âm tiếng Anh của mình mỗi ngày
Ba mẹ hãy giúp con sử dụng ứng dụng ghi âm giọng nói để tạo bản ghi âm đoạn nói tiếng Anh của bạn mỗi ngày. con có thể chỉ cần nói về một ngày đã trôi qua trong vài phút, đọc một đoạn văn từ một cuốn sách hoặc tờ báo tiếng Anh, nói một số từ tiếng Anh mới mà con đã học được hoặc bất cứ điều gì phù hợp với bạn!
Sau các lần ghi âm, giúp các bạn học sinh cần nghe lại chúng và cố gắng bắt lỗi của mình, cho dù đó là lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp hay từ sử dụng sai, v.v. Đây là một trong những cách thiết thực và tức thời nhất để cải thiện tiếng Anh đó.
Như vậy, Pantado đã chia sẻ cho các ba mẹ những cách học tiếng Anh giao tiếp vô cùng hiệu quả cho con, theo những cách đó, ba mẹ có thể giúp con áp dụng. Chắc chắn điều đó sẽ cải thiện trình độ giao tiếp tiếng Anh của con một cách đáng kể đó. Cuối cùng, Pantado chúc các bạn học sinh học tốt và sớm làm chủ tiếng Anh nhé!
Một vài năm trở lại đây, hình thức học tiếng Anh như là một giải pháp giáo dục được coi là vô cùng hiệu quả, tiện lợi, và tối ưu dành cho tất cả mọi người. Tiện lợi là vậy, tuy nhiên không phải ai học tiếng Anh trực tuyến cũng đạt kết quả tốt, có một số điểm hạn chế nhưng nguyên nhân lại đến từ chính bản thân người học. Để người học nắm được những khó khăn mà phần lớn họ gặp phải, từ đó. Hãy cùng theo dõi những sai lầm khi học tiếng Anh trực tuyến mà người học dễ gặp phải để từ đó người học có thể nắm được từ đó đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn trong quá trình học tiếng Anh của mình. Cùng tìm hiểu kỹ về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Không biết năng lực, trình độ tiếng Anh của mình đang ở đâu
Một trong những sai lầm phổ biến của nhiều người khi tham gia các lớp học tiếng Anh trực tuyến đó là không đánh giá và phân tích rõ trình độ bản thân trước khi lựa chọn. Việc biết rõ được năng lực tiếng Anh của mình đang ở mức nào sẽ giúp đỡ cho mình rất nhiều trong việc lựa chọn chính xác môi trường học, giáo trình và lộ trình học. Chỉ khi biết được năng lực tiếng Anh của mình đang ở đâu thì mới đưa ra những lộ trình phát triển chính xác cho mình.
Mỗi lớp học sẽ hướng tới các đối tượng khác nhau, và tập trung vào các kỹ năng khác nhau. Chính vì thế người học buộc phải hiểu rõ năng lực bản thân: mạnh/yếu kỹ năng gì, cần bổ sung kỹ năng gì,… để lựa chọn lớp học với phương pháp học phù hợp.
Một ví dụ minh họa như: bạn mất gốc tiếng Anh, không có khả năng nghe hiểu, thì lớp trực tuyến bạn tham gia phải đảm bảo truyền tải những kiến thức cơ bản. Nếu bạn đã có kiến thức tiếng Anh, chỉ chưa có khả năng giao tiếp, bạn lại cần các lớp học chuyên về thực hành, để rèn luyện kỹ năng nghe, nói, phát âm của mình.
2. Không có lộ trình học rõ ràng
Không có lột trình học rõ ràng là một trong số những sai lầm căn bản mà nhiều người mắc phải nhất khi bắt đầu học tiếng Anh trực tuyến đó là không có lộ trình phát triển rõ ràng. Không có lộ trình học tập, thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ ngập trong bể kiến thức, cố gắng nhồi nhét rất nhiều thứ nhưng cuối cùng lại không đạt kết quả gì. Có rất nhiều cách để xây dựng lộ trình học tiếng Anh online, có thể là từ dễ đến khó, từ kiến thức căn bản đến luyện giải đề thi, từ lý thuyết đến thực hành,… tùy vào mục tiêu bạn muốn đạt được. Có lộ trình học thì mới có được kết quả học tập tốt, trình độ học tiếng Anh bám theo lộ trình đó mà nâng lên.
Chính bởi vậy nên người học cần xác định mục đích học tiếng Anh là gì? Phục vụ cho mục đích vì? Để từ đó vạch ra lộ trình học tập cụ thể, chi tiết.
3. Không tự giác học tập
Bên cạnh những ưu điểm của việc học tiếng Anh online là bạn có thể học mọi lúc, mọi nơi, nhưng đây cũng có thể được coi là con dao hai lưỡi đối với một số người. Đôi khi có không ít người phụ thuộc vào điều này để tự cho mình quyền học khi nào cũng được. Việc chủ quan cùng với tư tưởng vừa học vừa chơi đã khiến nhiều học viên dù đã học online trong thời gian dài mà trình độ học tiếng Anh cũng chẳng khá nên được là bao, thậm chí năng lực tiếng Anh lại còn đi xuống trầm trọng.
Để khắc phục vấn đề đó, người học cần tự đưa ra quy luật học tập cho bản thân, tối thiểu 3 giờ học online mỗi tuần hoặc không sẽ bị phạt. Tốt nhất là dành ra khoảng 1 giờ mỗi ngày. Tạo thói quen học tập, thực hành bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu có thể, tuyệt đối không do dự, chần chừ mà phải học tập theo kế hoạch đã đề ra.
4. Không kiểm tra, đánh giá thường xuyên
Chắc chắn rồi, việc học tiếng Anh online cần phải có sự chủ động trong học tập, cũng vì thế mà, bạn nên cho mình một quy tắc kỷ luật áp dụng với chính bản thân mới có thể đạt được hiệu quả sau quá trình dài. Bạn nên thường xuyên đánh giá trình độ của mình thông qua các bài kiểm tra. Một trong những cách tốt nhất là hãy thực hiện bài kiểm tra, bài thi đánh giá định kỳ từ giáo viên trực tuyến. Để từ đó, giáo viên sẽ góp ý, nhận xét và đưa ra lời khuyên để bạn có sự thay đổi kịp thời để có thể đạt kết quả mong muốn trong quá trình học tiếng Anh của mình.
3. Học nhiều giáo trình cùng lúc
Hãy chọn chương trình phù hợp với mục đích học học tập như để thi, để du học, hay để xin việc…Tiếp theo, cố gắng hoàn thiện các bài học theo lộ trình, các trình độ trong mỗi chương trình. Điều quan trọng là cần phải học chắc theo lộ trình học thông qua các bài đã được học.
Trên đây, Pantado đã chia sẻ cho các bạn những sai lầm nghiêm trọng và phổ biến thường xảy ra khi học tiếng Anh trực tuyến. Hy vọng rằng những thông tin đó sẽ đem lại hữu ích cho các bạn, nhận ra những sai lầm phổ biến trong quá trình học tiếng Anh từ đó đưa ra những giải pháp của mình để học tiếng Anh tốt hơn.
Chứng chỉ Cambridge là một hệ thống bài kiểm tra đánh giá kỹ năng tiếng Anh với nhiều cấp độ. Kỳ thi được tổ chức do hội đồng khảo thí tiếng Anh trường Đại học Cambridge, vương quốc Anh đánh giá. Thông qua các bài dự thi, các bạn học sinh có thể biết được trình độ tiếng Anh của mình đang ở mức độ nào. Chứng chỉ Cambridge dành cho các bạn học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông hay còn được gọi là KET, PET, FCE là cấp độ cao hơn Cambridge YLE. Ở Việt Nam chương trình tiếng Anh chuẩn Cambridge được áp dụng rộng rãi tại các trường quốc tế ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh dành cho học sinh từ cấp độ tiểu học đến trung học cơ sở, trung học phổ thông và cao hơn. Đó sẽ là những cơ hội mở rộng để các bạn học sinh có cơ hội thử sức với tiếng Anh bằng việc thi chứng chỉ, đạt những kỹ năng giao tiếp, sử dụng thành thạo tiếng Anh. Ngay sau đây hãy cùng Pantado đi tìm hiểu chi tiết hơn về chứng chỉ KET, PET, FCE này nhé!
Chứng chỉ A2 KET
Cấp độ KET hay còn được gọi là Key English Test là một trong những cấp độ của chứng văn bằng chứng chỉ Cambridge, một cấp độ cơ bản cho biết bạn có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong các tình huống đơn giản. Nó chứng tỏ bạn đã có một khởi đầu tốt trong việc học tiếng Anh. Dành cho học sinh có độ tuổi 12 -14 tuổi. KET là văn bằng chứng chỉ cấp độ cơ bản cho biết người học có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong các tình huống đơn giản. Cấp độ này được xếp ở trình độ A2 trong Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu u. Khi đạt đến cấp độ này thì đồng nghĩa với việc các bạn học sinh có thể hiểu và nắm được Hiểu và sử dụng các cụm từ và mẫu câu cơ bản, tiếp theo là có kỹ năng tự giới thiệu về bản thân và trả lời các câu hỏi cơ bản về thông tin cá nhân, giao tiếp với những người nói tiếng Anh khi họ nói chậm và rõ ràng, viết được những câu ngắn gọn, đơn giản. Chuẩn bị cho kỳ thi Cambridge English: Key sẽ cung cấp cho bạn những dạng kỹ năng thực hành ngôn ngữ này.
Cấp độ PET
Cấp độ PET hay còn gọi là B1 Preliminary là một trong các kì thi tổ chức và cấp chứng chỉ bởi Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge. Đây là kỳ thi trình độ trung cấp dành cho lứa tuổi học sinh sau A2 Key – Key for Schools Về cấp độ PET (Preliminary English Test) là văn bằng chứng chỉ trình độ trung cấp. Độ tuổi phù hợp cấp độ PET học sinh từ 15 - 16 tuổi. Cấp độ PET tương đương B1 theo khung tham chiếu châu u. Đạt đến cấp độ này đồng nghĩa với việc khả năng sử dụng các kỹ năng tiếng Anh trong công việc, học tập và du lịch một cách khá tốt. Khi học sinh đạt đến cấp độ này, đồng nghĩa với việc các bạn học sinh có sử dụng thành thạo, xử lý các tình huống hàng ngày, việc đọc các sách tài liệu đơn giản hay các bài báo trong tạp chí, viết thư về các chủ đề quen thuộc cũng trở nên dễ dàng hơn. Đó là tiền đề cho sự phát triển trình độ tiếng Anh của con thông qua việc nắm chắc kiến thức nền tảng.
Cấp độ FCE
Chứng chỉ Cambridge B2 First (FCE) First Certificate in English là chứng chỉ tiếng Anh tương đương với trình độ trung cao cấp (B2) trên khung Tham Chiếu Chung Châu u. Và đó cũng là kỳ thi phổ biến nhất của Cambridge, được công nhận bởi hàng ngàn doanh nghiệp và tổ chức giáo dục trên toàn thế giới.
Khi đã đạt đến cấp độ này, các bạn học sinh có thể tự tin giao tiếp và sử dụng thành thạo tiếng Anh, khả năng giao tiếp, phản xạ, kỹ năng xử lý tình huống trong hội thoại giao tiếp cũng được nâng lên đáng kể. Độ tuổi phù hợp là học sinh từ 16 - 18 tuổi tương đương với bằng B2 của Châu u. Tại cấp độ ngày người học có thể giao tiếp những tình huống đa dạng hơn trong học tập, công việc, có thể dùng để du học hay làm việc tại nước ngoài.
Với việc đạt chứng chỉ Cambridge FCE cho thấy trình độ tiếng Anh khá tốt có thể sử dụng hầu hết các tình huống trong giao tiếp thực tế cho các công việc khác nhau, việc học tập, làm việc và giao tiếp tiếng Anh với người cũng trở nên dễ dàng hơn.
Chương trình đào tạo tại Pantado sử dụng các cấp độ tương tương như vậy để đào tạo cho các bạn học sinh để đạt được kết quả tốt nhất trong suốt quá trình học.
- Giáo trình giảng dạy chuẩn Cambridge
- Đội ngũ giáo viên chuyên môn cao, chứng chỉ TOEIC, IELTS, TESOL,...
- Lộ trình cá nhân hóa theo năng lực của con
- Phát triển 4 kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết
- Cam kết đầu ra rõ ràng
Chứng chỉ Cambridge dành cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông tương ứng với các cấp độ trên là chứng chỉ mà các bạn học sinh nào cũng ước mơ thi đạt. Hy vọng rằng những thông tin mà Pantado đã chia sẻ cho các bạn ở bên trên sẽ giúp ích phần phần nào cho các bạn trong quá trình học tập, tìm hiểu và tham khảo cho những bạn có ý định thi lấy chứng chỉ và phục vụ mục đích cao cả hơn đó là du học trên các nước khác.
>> Gợi ý bài viết cùng chủ đề:
> Lộ Trình Học Tiếng Anh Chuẩn Cambridge Tại Anh Ngữ Pantado
> Chứng chỉ Cambridge là gì? Cách đăng ký học và thi như nào?
> [PDF] Giáo trình tiếng Anh Cambridge Fun For Starters 4th Edition
Trong giai đoạn 3 tuổi, đây là thời điểm mà trẻ dễ tiếp thu kiến thức mới, thích thú và tò mò bởi những điều xung quanh. Ngoài việc sử dụng các trò chơi sẽ khiến các bạn nhỏ có cảm giác hứng thú và thích được trải nghiệm, ngoài những lợi ích đơn thuần như giải trí, vận động bên cạnh đó cũng giúp phát triển trí tuệ cho trẻ. Tuy vậy, nhiều ba mẹ lại gặp phải khó khăn trong việc sưu tập trò chơi để áp dụng với các con. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các trò chơi phát triển trí tuệ dành cho trẻ 3 tuổi, các bậc phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng cho con!
Trò chơi “Khám phá nhiều màu sắc”
Với trò chơi này, ba mẹ sẽ rấp dễ áp dụng bằng việc dành thời gian chơi với con để giúp con nhận biết các màu sắc khác nhau. Ba mẹ có thể chuẩn bị vô cùng đơn giản: 1 tấm bìa cứng nhiều hình dáng với nhiều màu sắc sặc sỡ khác nhau. Các trẻ giai đoạn đầu rất được kích thích bởi đồ vật nhiều màu sắc và học hỏi rất nhanh.
Trò chơi “Tìm hình giống nhau”
Có thể nói đây là một trong những trò luyện trí não tốt nhất dành cho trẻ, ba mẹ có thể chuẩn bị những hình giống nhau và sắp xếp lộn xộn. Trò chơi trí tuệ buộc trẻ phải suy nghĩ kỹ lưỡng, cân nhắc và suy đoán để tìm ra đáp án đúng nhất. Một giải pháp hiệu quả giúp trẻ phát triển IQ giúp các bậc phụ huynh thoát khỏi khủng hoảng tuổi lên 3 của trẻ.
Trò chơi “Nắm bắt chữ cái và số đếm”
Ở trẻ 3 tuổi, chúng cực kỳ thích thú với những kiến thức mới như chữ cái và số đếm. Các bậc phụ huynh có thể mua cho trẻ những món đồ liên quan để tăng khả năng nhạy bén và tư duy học hỏi của trẻ. Và việc nếu các bậc phụ huynh áp dụng đúng cách, việc trẻ 4 tuổi học thuộc hết bảng chữ cái và đếm số thành thạo là một điều không khó để thành hiện thực.
Trò chơi “Thẻ bài và Board game”
Trò chơi thẻ bài & board game là điển hình cho trò chơi phát triển trí tuệ hữu hiệu và thông minh đối với các bậc ba mẹ. Tham gia các board game như: Đâm hải tặc, Candy Land. Điều này sẽ giúp trẻ trò chuyện, thảo luận với các bạn xung quanh, luyện tập trí não một cách nhanh chóng mà ba mẹ sẽ không ngờ đến.
Đồ chơi hình khối & chuỗi hạt
Ba mẹ có thể tìm đến các trò chơi dạng hình khối và chuỗi hạt để tăng trí tò mò và tưởng tượng ở trẻ. Bé từ 0 - 3 tuổi hoặc 3 - 4 tuổi đều thích thú và sáng tạo nên những bộ hình với hình dáng riêng, độc nhất. Bộ trò chơi thông minh không nên là khuôn mẫu có sẵn, cần để trẻ thoả sức phiêu lưu và thử nghiệm trong thế giới lắp ráp của mình.
Trò chơi nhận thức về không gian & thời gian
Trong giai đoạn đầu, trẻ rất tò mò về thế giới xung quanh, đặc biệt là những hình dáng và hình khối khác nhau. Ba mẹ có thể tìm mua các bộ đồ chơi với nhiều hình khối khác nhau, giúp trẻ thỏa sức lắp ráp và có những sự phát hiện đặc biệt về không gian. Các bậc phụ huynh không nên giới hạn trí tưởng tượng và tò mò của trẻ ở độ tuổi này.
Đoán đồ vật
Phụ huynh có thể chơi cùng các con trong trò chơi trí tuệ vô cùng đơn giản. Bằng việc miêu tả hình dáng, màu sắc của đồ vật và chờ trẻ có thể đoán đồ vật dựa vào các gợi ý. Trò chơi giúp trẻ phát huy tối đa năng lực sáng tạo, liên tưởng và học hỏi.
Xếp hình khối
Một cách giúp trẻ nâng cao tư duy toán học là trò chơi xếp hình khối thông minh. Ba mẹ có thể khuyến khích trẻ tìm hiểu toán học từ sớm, học về cách tư duy, phát triển bán cầu trái của trẻ. Chỉ với bộ trò chơi thông minh dạng hình khối, trẻ sẽ vừa chơi vừa học một cách hiệu quả, không khô khan.
Nâng cao vốn từ vựng
Với trò này phụ huynh cần chuẩn bị các hình ảnh về sự vật xung quanh, đó có thể là những tấm flashcard học chữ cái. Khi chơi cùng con, ba mẹ sẽ đưa cho trẻ từng tấm thẻ và đọc cho bé nghe, ví dụ: Cái Ca - Chữ A, Con Cá - Chữ C, Con Dê - Chữ D. Sau đó, ba mẹ khuyến khích trẻ lập lại các từ này.
Trò chơi giúp trẻ nâng cao vốn từ vựng, kích thích tinh thần học hỏi của trẻ. Khả năng tư duy của trẻ sẽ được phát huy theo thời gian - một điều quan trọng trong những năm đầu phát triển của trẻ.
Vậy có nên áp dụng trò chơi trên thiết bị điện tử cho trẻ?
Không thể phủ nhận rằng trẻ nhỏ thường dễ bị thu hút bởi các thiết bị công nghệ, bởi tính tò mò, thích khám phá. Nhưng ba mẹ hết sức lưu ý, bởi nếu cho con lợi dụng điều này mà sử dụng điện thoại quá nhiều sẽ khiến cho trẻ “nghiện” thiết bị điện tử.
Tuy nhiên, những trò chơi trí tuệ trên thiết bị điện thoại là một giải pháp thông minh giúp con trẻ có thể tiếp xúc với công nghệ một cách chủ động và nâng cao IQ của con từ sớm. Cách học này giúp trẻ vừa chơi vừa học nhanh chóng qua các hình ảnh sinh động từ điện thoại. Ba mẹ nên tạo cơ hội giúp trẻ học hỏi và tận dụng lợi thế công nghệ để phát triển tư duy và trí não. Từ đây, trẻ sẽ được tập thói quen chủ động trong các hoạt động, vừa chơi vừa học thông minh và hiệu quả.
Trên đây là tất cả những trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ 3 tuổi, bằng việc áp dụng những điều đó, con sẽ phát triển trí tuệ và khả năng ghi nhớ tốt hơn. Hy vọng rằng những kiến thức đó mang lại những lợi ích cho các bậc phụ huynh.
Giáng sinh là một dịp lễ kỹ niệm vô cùng đặc biệt đối với tất cả mọi người, và lại càng thêm háo hức đối với các bạn nhỏ. Lại một mùa Giáng Sinh đang đến rất gần và để con vừa được đón mua giáng sinh hạnh phúc, vui vẻ, hứng thú và vừa được học tiếng Anh hiệu quả. Ngay bên dưới bài viết này, Pantado sẽ cung cấp và chia sẻ cho tất cả các bạn học sinh tổng hợp những từ vựng về lễ Giáng Sinh, các bậc phụ huynh có thể tham khảo cho con nâng cao vốn từ vựng nhé!
20 từ vựng tiếng Anh về ngày lễ Giáng Sinh
Christmas (ˈkrɪsməs): là lễ Giáng Sinh , tên này được hình thành bởi 2 từ: Christ là tước hiệu của chúa Jesus, còn chữ Mas nghĩa là thánh lễ. Christmas còn thường được viết tắt là X-mas (‘eksməs) hay Noel (noʊˈel) cho gần gũi.
Santa Claus (ˈsænt̬ə klɑːz) hay Father Christmas (ˌfɑːðə ˈkrɪsməs): ông già Noel. Ngoài tên này, ông già Noel còn thường được gọi bằng một số tên khác như: Santa (ˈsæntə), Kris Kringle (ˌkrɪs ˈkrɪŋɡl),
Winter (ˈwɪnt̬ɚ): mùa đông
Reindeer (ˈreɪndɪr): con tuần lộc
Santa sack (ˈsæntə sæk): túi quà của ông già Noel
Gift/ Present (ɡɪft) /(ˈprezənt): quà tặng
Sled/ Sleigh (sled) / (sleɪ): xe trượt tuyết
Elf (elf): chú lùn
Snowman (’snoumən): người tuyết
Fireplace (’faɪə.pleɪs) : lò sưởi
Scarf (skɑ:rf) : khăn quàng
A carol(ˈkærəl): một bài hát thánh ca hoặc bài hát không tôn giáo về Giáng sinh
A White Christmas (ˌwaɪt ˈkrɪsməs): tuyết rơi vào ngày Giáng sinh hay còn được gọi là ngày Giáng sinh trắng
Church (tʃɜːtʃ): nhà thờ
10 Từ vựng về đồ ăn truyền thống nhân dịp lễ Giáng Sinh
Turkey (ˈtɜːki): gà Tây
Gingerbread man (ˈdʒɪndʒəbred mæn): bánh quy gừng hình người
Candy cane (ˈkændi keɪn): cây kẹp hình gậy (nhiều màu sắc)
A pudding(ˈpʊdɪŋ): một món đồ tráng miệng được làm bằng trái cây khô ngâm trong rượi, được ăn trong ngày Giáng sinh
Eggnog (ˈeɡ.nɑːɡ): đây là đồ uống truyền thống vào ngày Giáng sinh. Đồ uống được làm từ kem hoặc sữa, trứng đánh tan, đường và 1 ít rượu
Hot chocolate ( hɒt ˈtʃɒklət) : socola nóng
Cookie ( ˈkʊki) : bánh quy
15 từ vựng về đồ trang trí Giáng Sinh
Ornament /’ɔ:nəmənt/: vật trang trí (được treo trên cây thông Giáng sinh)
Christmas card (ˈkrɪs.məs ˌkɑːrd): thiệp Giáng sinh
Christmas stocking (krɪsməs ˈstɑːkɪŋ): tất Giáng sinh (chiếc tất rộng treo cạnh lò sưởi, treo đầu giường và trang trí trên cây thông, người ta tin rằng khi viết điều mong muốn để trong tất thì ông già Noel sẽ bỏ quà vào chiếc tất đó).
Christmas tree (ˈkrɪsməs tri:) hoặc Pine (paɪn): cây thông Noel. Cây thông được xem là một trong những biểu tượng của Giáng sinh với ngôi sao trên đỉnh và các đồ trang trí khác.
Spruce (spruːs): cây tùng. Đây là loại cây cùng họ với cây thông.
Candle (ˈkændəl): nến
Ribbon (ˈrɪbən): dây ruy băng
Tinsel (ˈ tɪn.səl) : dây kim tuyến
Fairy lights (ˈ fer.i ˌlaɪts) : đèn nháy
Bell (bel): chuông
Wreath (riθ): vòng hoa
Mistletoe (ˈmɪsəltoʊ): cây tầm gửi
Snowflake (’snəʊ.fleɪk): bông tuyết
Card (kɑ:rd) : thiệp chúc mừng
12 lời chúng Giáng Sinh bằng tiếng Anh đầy ý nghĩa
1. May your Christmas be filled with special moment, warmth, peace and happiness, the joy of covered ones near, and wishing you all the joys of Christmas and a year of happiness. (Chúc bạn một Giáng sinh chứa chan những giây phút đặc biệt, bình yên, hạnh phúc, vui vẻ bên người nhà. Chúc bạn một mùa Giáng sinh vui và một năm hạnh phúc.)
2. With all good wishes for a brilliant and happy Christmas season. Hope things are going all right with you. (Gửi đến bạn những lời chúc tốt đẹp cho một mùa Giáng sinh an lành và vui tươi. Ngó mọi điều bình an sẽ đến với bạn.)
3. It seems that Christmas time is here once again, and it is time again to bring in the New Year. We wish the merriest of Christmas to you and your loved ones, and we wish you happiness and prosperity in the year ahead. (Một mùa Giáng sinh lại về và một năm mới sắp đến. Chúng tôi gởi đến bạn và những người thân yêu lời chúc Giáng Sinh lành, và chúc bạn một năm mới hạnh phúc, thịnh vượng.)
4. Christmas time is here. I hope you have a wonderful New Year. May every day hold happy hours for you. (Giáng sinh đã đến. Tôi chúc bạn một năm mới thật tuyệt vời. Mong mỗi ngày qua đi sẽ là những giờ phút hạnh phúc nhất dành cho bạn.)
5. Christmas waves a magic wand over this world, making everything softer than snowflakes and all the more beautiful. Wish you a Magical Christmas. (Giáng sinh vẫy cây gậy thần kỳ làm cho mọi thứ mềm mại hơn cả bông tuyết rơi và đẹp hơn bao giờ hết. Chúc bạn một Giáng Sinh thần kỳ.)
6. Sending the warmest Christmas wishes to you and your family. May God shower his choicest blessings on you and your family this Christmas! (Gửi đến bạn và gia đình những lời chúc Giáng sinh ấm áp nhất . Xin Chúa ban phúc lành đến bạn và người nhà trong mùa Giáng sinh năm nay!)
7. May joy and happiness snow on you, may the bells jingle for you and may Santa be extra good to you! Merry Christmas! (Mong bạn luôn tràn đầy niềm vui và hạnh phúc, những tiếng chuông ngân lên dành cho bạn và ông già Noel sẽ hào phòng với bạn! Giáng Sinh vui vẻ!)
8. You are special, you are unique; may your Christmas be also as special and unique as you are! Merry Christmas! (Bạn thật đặc biệt. Bạn thật tuyệt vời! Chúc Giáng sinh của bạn cũng đặc biệt và tuyệt vời như bạn vậy.)
9. Love, Peace and Joy came down on earth on Christmas day to make you happy and cheerful. May Christmas spread cheer in your lives! (Tình Yêu, An Bình và Niềm Vui đã đến trên địa cầu trong lễ Giáng sinh để làm cho bạn hạnh phúc và hân hoan. Chúc cho niềm hạnh phúc tràn ngập cuộc đời bạn.)
10. Faith makes all things possible; Hope makes all things work and Love makes all things beautiful. May you have all the three for this Christmas. Merry Christmas! (Niềm tin làm mọi thứ trở nên khả thi; Hi vọng làm mọi thứ hoạt động và Tình yêu làm mọi thứ đẹp đẽ. Chúc bạn có cả 3 điều ấy trong mùa Giáng Sinh này.)
11. This is another good beginning. May you be richly blessed with a succesfull new year. May my sincere blessing suround spendid travel of you life. (Mọi việc lại bắt đầu tốt đẹp. Chúc bạn thành công trong năm mới. Những lời chúc chân thành của tôi đến với cuộc sống huy hoàng của bạn.)
12. Bringing your good wishes of happiness this Chritmas and on the coming year. (Gửi đến bạn những lời chúc hạnh phúc trong ngày lễ Giáng Sinh và năm mới.)
Trên đây là tất những từ vựng và các lời chúc dành cho các bạn học sinh nhân dịp lễ Giáng. Hy vọng rằng thông qua bài viết trên giúp cho con có thêm kiến thức để nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh của mình.
Để học tốt tiếng Anh, ngoài việc nắm vững những kiến thức ngữ pháp nền tảng thì trong giao tiếp, ngữ điệu và phản xạ sẽ là điều giúp cho các bạn học sinh phát triền trình độ tiếng Anh của mình một cách nâng tốt hơn. Ngữ điệu và phản xạ không chỉ giúp cho các tình huống giao tiếp trở nên hay hơn mà còn mang ý nghĩa truyền tải thông tin một cách rõ ràng. Vậy ngữ điệu và phản xạ tiếng Anh quan trọng như thế nào đối với các bạn học sinh? Trong bài viết dưới đây, Pantado sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh về chủ đề này để từ đó có thể áp dụng đối với con ba mẹ nhé!
1. Ngữ điệu trong tiếng Anh như thế nào?
Ngữ điệu trong tiếng Anh được thể hiện rõ từ cao độ, độ dài, trọng âm trong một từ và giai điệu của một câu mà người nói thể hiện trong giao tiếp.Điều này có thể hiểu như nếu coi một đoạn tiếng Anh là một đoạn nhạc, thì mỗi từ chính là một nốt nhạc với độ cao, độ ngân khác nhau. Ngay trong tiếng Việt, khi tức giận, khi vui vẻ, khi đau buồn hay ngạc nhiên, phấn khích, chúng ta đều sử dụng nhưng tông giọng khác nhau. Điều đó thể hiện cảm xúc của bản thân và khiến cho người nghe có thể hiểu được cảm giác đó thông qua lời nói. Điều đó hoàn toàn giống với tiếng Anh, ngữ điệu rất quan trọng trong việc thể hiện cảm xúc khi giao tiếp tiếng Anh.
Chính vì những điều trên nên các bậc phụ huynh hãy dạy cho con rằng tiếng Anh thể hiện chính xác ngữ điệu khi nói có vai trò quan trọng như một người nước ngoài nói chính xác sáu thanh điệu trong tiếng Việt. Điều đó giúp cho người nghe có thể hiểu được ý nghĩa cũng như thái độ và cảm xúc của người nói.
2. Tại sao cần có ngữ điệu trong tiếng Anh?
Trong giao tiếp không phải ai cũng giống ai, mỗi người đều có một cách thể hiện của riêng mình và nhấn mạnh vào các từ mà được cho là quan trọng trong một câu một cách khác nhau. Hay nói cách khác, cùng một câu nói nhưng ngữ điệu và cách nhấn trọng âm vào các từ quan trọng khác nhau tạo nên nghĩa khác nhau.
Việc sử dụng ngữ điệu trong tiếng Anh giúp người nghe hiểu được đâu là ý quan trọng cũng như thể hiện ý nghĩa của câu nói. Trong mỗi trường hợp thì người nói sẽ nhấn mạnh và sử dụng ngữ điệu khác nhau. Nhưng có một vài quy tắc cơ bản cho tất cả các trường hợp.
3. Nhấn mạnh từ quan trọng trong câu
Đối với các từ vựng thể hiện nội dung như là danh từ, động từ, tính từ, trạng từ. Các từ vựng này làm nên nghĩa của câu, có chức năng truyền tải thông tin đến người nghe.
Việc nhấn mạnh với các từ chức năng như là giới từ, động từ to be, mạo từ. Các từ này chỉ đóng vai trò tạo nên một câu văn hoàn chỉnh và đúng ngữ pháp. Do đó, tiếng anh sẽ nhấn mạnh vào các từ thể hiện nội dung và lướt qua các từ chức năng, với các từ quan trọng sẽ phát âm dài hơn, to hơn, và với âm cao hơn.
4. Thể hiện nghĩa của câu
Trong tiếng Anh có ba cách thể hiện ngữ điệu: Lên giọng; xuống giọng; xuống giọng một phần. Và trong từng trường hợp thì chúng ta sẽ sử dụng các cách khác nhau.
4.1. Khi đặt câu hỏi
Với những câu hỏi Yes/No ngữ điệu của bạn nên thấp ở phần đầu và lên dần ở đoạn cuối câu. Ví dụ như:
Are you a teacher? – Bạn là giáo viên đúng không?
Do you like music? – Bạn có thích âm nhạc không?
Ta cũng cần lên giọng ở cuối những câu xác định nhưng mang ý nghĩa của một câu hỏi. Ví dụ như:
You really think so? – Cậu thực sự nghĩ vậy sao?
You don’t like this food? – Cậu không thích món này à?
Đối với các dạng câu hỏi có từ để hỏi, bạn lại phải xuống giọng ở cuối câu để thể hiện sự nghiêm túc và yêu cầu câu trả lời từ người đối diện. Nếu bạn lên giọng trong câu hỏi có từ để hỏi, thì người bản xứ sẽ thấy khá là kỳ quặc nên hãy cẩn thận nhé. Ví dụ như:
What are you doing here? – Cậu đang làm gì ở đây thế?
Why don’t you like her? – Sao cậu lại không thích cô ấy?
4.2. Dùng trong câu trần thuật bình thường
Với những câu mang tính chất trần thuật thông thường chúng ta sử dụng ngữ điệu xuống vào cuối câu. Ví dụ như: I’ve been learning English for 5 years – Tớ đã học tiếng Anh được 5 năm rồi; She is one of my classmates. – Cô ấy là một người bạn học cùng lớp của tớ.
4.3. Dùng trong câu hỏi đuôi
Lên giọng ở cuối câu hỏi đuôi nếu người đặt câu hỏi đang muốn biết câu trả lời chứ không phải là để xác định lại điều đã biết. Ví dụ như:
She is a teacher, isn’t she? – Cô ấy là giáo viên, phải không?
Nếu để xác định lại điều đã biết hay mong đợi một câu trả lời đồng ý với mình, chúng ta sẽ phải xuống giọng ở cuối câu. Ví dụ như:
This place is beautiful, isn’t? – Nơi này đẹp nhỉ?
That guy is quite smart, isn’t he? – Anh chàng đó thông minh phết nhờ?
4.4. Dùng trong câu liệt kê
Trong câu liệt kê, chúng ta sẽ lên giọng ở mỗi từ trong danh sách, duy chỉ có từ cuối cùng trong danh sách thì cần xuống giọng. Ví dụ như:
I love chocolate, strawberry and pistachio ice cream.” – Tớ thích kem socola, kem dâu và kem hạt dẻ.
4.5. Khi muốn bộc lộ cảm xúc
Những cảm xúc mạnh như hạnh phúc, hào hứng, sợ hãi, bực bội, ngạc nhiên thường sẽ lên giọng. Ví dụ như:
I can’t believe he gave you this camera! – Tớ không thể tin được là anh ấy tặng cho cậu cái máy ảnh này!
Ngược lại, chúng ta sẽ dùng ngữ điệu xuống đối với các trường hợp như chán nản, mỉa mai, không quan tâm. Chẳng hạn như ở ví dụ phía dưới, nếu dùng tông giọng thấp câu nói nghe sẽ khá mỉa mai. Và nếu là giọng mỉa mai thì thực chất người nói chả hào hứng hay vui mừng chút nào cả:
I’m so excited for you. – Tôi rất lấy làm mừng cho anh (thực ra tôi đang mỉa mai anh thôi).
4.6. Dùng trong câu cảm thán
Trong câu cảm thán chúng ta cần xuống giọng để thể hiện cảm xúc của mình. Tránh lên giọng, bởi như thế người nghe sẽ nhầm tưởng bạn đang có thái độ mỉa mai, châm biếm. Ví dụ như: What a beautiful smile you have! – Ồ, cô có nụ cười đẹp làm sao!
5. Cách luyện tập thể hiện ngữ điệu
Cách dễ dàng nhất đó là nhắc lại theo câu nói của người bản xứ (Imitation technique). Nghe thật kỹ lần đầu tiên và đọc phụ đề, sau đó nghe lại lần hai và nhắc lại. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi bạn tập nói không phải là nói, mà là nghe lại những gì bạn vừa nói và so sánh với cách nói của người bạn địa. Bởi thực sự thì những gì người nghe sẽ nghe không giống với những gì bạn tưởng tượng đâu, bạn cần phải ghi âm giọng của mình để đối mặt với sự thật.
Để giao tiếp tiếng Anh một cách thành thạo và khiến cho người nghe dễ hiểu được các câu từ khi giao tiếp thì việc rèn luyện ngữ điệu kết hợp với hình thành kỹ năng phản xạ sẽ giúp cho các con tự tin sử dụng tiếng Anh hơn. Thông qua bài viết trên mà Pantado đã chia sẻ hy vọng rằng đem lại những thông tin, kiến thức bổ ích cho các bạn học sinh.