Kiến thức học tiếng Anh
Cấu trúc no longer dùng để nói về sự kết thúc của một hành động hoặc trạng thái. “There is no failure except in no longer trying.” (Không có cái gọi là thất bại, trừ khi bạn ngừng cố gắng.) Cùng tìm hiểu chi tiết cấu trúc No longer và any more trong bài viết đưới đây nhé!
Cấu trúc No longer và cách dùng
No longer là gì?
Trong tiếng Anh, No longer (hoặc Not any longer) được dùng để nói về sự kết thúc của một hành động hoặc trạng thái. Có thể dịch hai từ này ra là “không còn nữa”, trái nghĩa với từ “still” (vẫn).
Cấu trúc No longer
S + no longer + V
S + modal verb/ to be + no longer
hoặc
S + trợ động từ + not + V + any longer
(Ai đó không còn làm gì nữa)
Lưu ý: một chút là cấu trúc No longer là cấu trúc mang tính trang trọng hơn Not any longer.
Ví dụ:
- Daniel no longer works for that company. He got a new job.
= Daniel doesn’t work for that company any longer. He got a new job.
Daniel không còn làm việc cho công ty đó nữa. Anh ấy đã có việc mới.
- I could no longer stand it.
= I couldn’t stand it any longer.
Tôi không thể chịu nổi việc này nữa.
- She is no longer a bad student.
= She is not a bad student any longer.
Cô ấy không còn là một học sinh kém nữa.
>>> Có thể bạn quan tâm: các khóa học tiếng anh online uy tín
Cách dùng cấu trúc No longer
Ta có thể bắt gặp cấu trúc No longer ở nhiều vị trí khác nhau trong câu.
- No longer đứng giữa chủ ngữ và động từ chính
Ví dụ:
- My family no longer lives here, we moved 4 months ago.
Gia đình tôi không còn sống ở đây nữa, chúng tôi đã chuyển đi 4 tháng trước.
- If you no longer love me, I will let you go.
Nếu như em không còn yêu anh nữa, anh sẽ để em đi.
- It no longer rains.
Trời hết mưa rồi.
- Khi có động từ tình thái (modal verb), no longer sẽ đứng sau động từ tình thái
Ví dụ:
- I can no longer run as quickly as I used to.
Tôi không thể chạy nhanh như ngày trước nữa.
- Sarah could no longer sing. She has been singing for 2 hours.
Sarah không thể hát nữa. Cô ấy đã hát liên tục 2 tiếng rồi.
- They should no longer help him. He needs to do things on his own.
Họ không nên giúp anh ấy nữa. Anh ấy cần làm mọi việc tự lập.
- No longer đứng sau động từ to be
Ví dụ:
- Lily said she was no longer a cashier, she worked as a housewife then.
Lily không còn là thu ngân nữa, giờ cô ấy là nội trợ.
- This dress is no longer mine. I gave it to my sister.
Chiếc váy này không còn là của tôi nữa. Tôi đã đưa cho em gái.
- The computer is no longer broken. John has fixed it.
Chiếc máy tính không còn hỏng nữa. John đã sửa nó.
- Cấu trúc No longer đảo ngữ
Trong phong cách trang trọng, cấu trúc no longer thường được đứng ở vị trí đầu câu
No longer + trợ động từ/ to be + S + V-inf
Ví dụ:
- No longer does Jane dream of becoming a supermodel.
Jane không còn mơ được làm siêu mẫu nữa.
- No longer is he poor, he became rich suddenly last year.
Anh ấy không còn nghèo nữa, anh ấy đột nhiên giàu lên năm ngoái.
- No longer did Maika study in England.
Maika đã không còn học ở Anh nữa.
Phân biệt cấu trúc No longer và Any more
Hai cấu trúc này có ý nghĩa trong câu là “không còn nữa” nhưng cách dùng lại có sự khác biệt.
Cấu trúc No longer trang trọng hơn any more
Đôi khi No longer có thể nghe không tự nhiên lắm khi nói chuyện với nhau hàng ngày.
Ví dụ:
- John and Sarah broke up and aren’t wife and husband any more.
John và Sarah đã chia tay và không còn là vợ chồng nữa.
- John and Sarah divorced last month, therefore, they are no longer wife and husband.
John và Sarah đã ly hôn tháng trước, do đó, họ không còn là vợ chồng nữa.
Anymore đứng ở cuối câu, dùng trong câu phủ định, No longer dùng trong câu khẳng định
- I don’t want to talk to him any more/ anymore.
= I no longer want to talk to him.
Tôi không muốn nói chuyện với anh ấy nữa.
- They don’t play football any more/ anymore.
= They no longer play football.
Any more còn mang nghĩa “nữa” về mặt số lượng, thường dùng trong câu hỏi
Ví dụ:
- Hey, are there any more apples?
Có còn quả táo nào nữa không?
- Is there any more milk tea?
Còn chút trà sữa nào nữa không?
Lưu ý:
- “Any more” và “Anymore” không phải một từ.
- Khi nói về “không còn nữa” về mặt thời gian, cả hai cấu trúc này mang nghĩa như nhau (giống cấu trúc no longer).
- Khi nói về mặt số lượng, ta chỉ dùng được Any more.
>>> Mời xem thêm: Các tính từ ngắn và tính từ dài trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, tính từ được gọi là dài hay ngắn là phụ thuộc vào số lượng âm tiết của từ đó. Học và nhận biết được tính từ dài và ngắn sẽ giúp bạn làm tốt hơn bài tập về so sánh. Hãy cùng Pantado tìm hiểu tính từ ngắn và tính từ dài trong tiếng Anh.
Tính từ ngắn
Định nghĩa
Tính từ ngắn (one syllable adjective) là các tính từ có một âm tiết, nghĩa là chỉ một âm được phát ra. Một số tính từ có 2 âm tiết được kết thúc bằng: –y, –le,–ow, –er, và –et cũng được coi là tính từ ngắn.
Ví dụ:
- Big /big/: To, lớn
- Short – /ʃɔːrt/: Ngắn
- Fast – /fæst/: Nhanh
- Heavy /ˈhev.i/: Nặng
- Happy /ˈhæp.i/: Vui vẻ
- Noble /ˈnoʊ.bəl/: Sang trọng
- Little
- Slow /sloʊ/: Chậm rãi
- Sweet /swiːt/: Ngọt ngào
Cách sử dụng tính từ ngắn trong câu so sánh
Trong các loại câu so sánh, tính từ ngắn sẽ được sử dụng với nhiều hình thức khác nhau để đúng cấu trúc câu.
Công thức chung: ADJ ngắn ER/ EST
Trong câu so sánh hơn, tính từ ngắn được thêm đuôi -er, theo sau bởi giới từ THAN khi có 2 vật cần so sánh
Ví dụ:
- I’m taller than my older sister
Tôi cao hơn chị gái tôi.
- It is getting darker and darker
Trời đang ngày càng tối hơn.
Trong so sánh hơn nhất, tính từ ngắn được thêm đuôi -est và phía trước có mạo từ THE.
Ví dụ:
- They are playing the hardest game in the world
Bọn họ đang chơi trò chơi khó nhất thế giới.
- This is the smartest student in my class.
Đây là học sinh thông minh nhất lớp tôi.
Với tính từ ngắn kết thúc bằng -y
Trong câu so sánh hơn ta bỏ -y thay bằng -ier, trong câu so sánh nhất ta bỏ -y thay bằng – iest.
Ví dụ:
- You look happier. What happened?
Bạn trông vui vẻ hơn đấy. Chuyện gì đã xảy ra thế?
- Going on a diet makes you become healthier than eating without control.
Ăn uống theo chế độ sẽ giúp bạn khỏe hơn là ăn uống không kiểm soát.
- John is the funniest guy I have ever met.
John là người vui vẻ nhất tôi từng gặp.
- Your plan is the craziest one.
Kế hoạch của bạn là kế hoạch điên rồ nhất.
Với tính từ ngắn kết thúc bằng -e
Trong câu so sánh hơn: Thêm -r vào sau cùng, Trong câu so sánh nhất, thêm -st vào sau cùng
Ví dụ:
- This T-shirt looks nicer than the last one.
Chiếc áo này trông đẹp hơn chiếc lúc nãy.
- Your house is larger than mine.
Nhà bạn rộng hơn nhà tôi đấy.
- My crush is always the nicest on my heart.
Crush của tôi lúc nào cũng là tuyệt vời nhất trong tim tôi.
- He is the wisest person in this town.
Anh ấy là người khôn ngoan nhất thị trấn.
Với tính từ ngắn có nguyên âm đứng trước phụ âm sau cùng
Trong câu so sánh hơn và so sánh nhất, tính từ ngắn có nguyên âm (u, e, o, a, i – uể oải) đi liền với phụ âm thì cần gấp đôi phụ âm sau cùng và thêm theo quy tắc ER/ EST như thông thường.
Ví dụ:
- My thumb is bigger than my pinky.
Ngón tay cái của mình to hơn ngón út.
- Don’t eat too much, you will get fatter.
Đừng ăn nhiều quá, bạn sẽ béo hơn đó.
- She is the thinnest person in the team.
Cô ấy là người gầy nhất trong đội.
- This will be the saddest moment in my life.
Đây sẽ là khoảnh khắc buồn nhất trong cuộc đời tôi.
>>> Có thể bạn quan tâm: cách nhận biết trung tâm tiếng Anh online uy tín
Tính từ dài
Định nghĩa
Tính từ dài là tính từ có từ 2 âm tiết trở lên, trừ những trường hợp các từ có 2 âm tiết được gọi là tính từ ngắn ở trên.
Ví dụ:
- Useful /ˈjuːs.fəl/: Hữu ích
- Intelligent /ɪnˈtel.ə.dʒənt/: Thông minh
- Beautiful /ˈbjuː.t̬ə.fəl/: Xinh đẹp
Cách sử dụng tính từ dài
Với tính từ dài, mọi việc trở nên đơn giản hơn rất nhiều, không còn nhiều dạng như tính từ ngắn nữa.
Trong câu so sánh hơn, phía trước tính từ dài có MORE và phía sau có THAN nếu so sánh với 1 vật khác.
Ví dụ:
- This bed is more comfortable than the one in my room.
Chiếc giường này thoải mái hơn chiếc giường phòng tôi.
- You should be more careful in your exam.
Bạn nên cẩn thận hơn trong bài kiểm tra.
Trong câu so sánh nhất phía trước tính từ dài cần thêm THE MOST
Ví dụ:
- The most important thing in this life is family.
Điều quan trọng nhất trên đời chính là gia đình.
- To me, Mai Phuong Thuy is the most beautiful “Miss Vietnam”.
Đối với tôi, Mai Phuong Thuy là hoa hậu Việt Nam đẹp nhất.
Các trường hợp đặc biệt khác của tính từ ngắn và tính từ dài
Những tính từ kết thúc bằng –le,–ow, –er, và –et được coi vừa là tính từ ngắn, vừa là tính từ dài.
Vậy nên, có thể vừa thêm -er, -iest vào sau tính từ hoặc thêm more, the most vào trước tính từ.
Ví dụ:
- Happy – happier/ more happy – the happiest/ the most happy: Hạnh phúc
- Simple – simpler/ more simple – the simplest/ the most simple: Đơn giản
- Quiet – quieter – quietest /more quiet – the most quiet: yên lặng – yên lặng hơn – yên lặng nhất
- Clever – cleverer/ – cleverest/ more clever – the most clever: khéo léo – khéo léo hơn – khéo léo nhất
- Narrow – narrower – narrowest /more narrow – the most narrow: hẹp – hẹp hơn – hẹp nhất
Những tính từ ngắn kết thúc bằng –ed vẫn dùng more hoặc most trước tính từ trong câu so sánh.
Ví dụ:
- Pleased – more pleased – the most pleased: hài lòng
- Tired – more tired – the most tired: mệt mỏi
>> Xem thêm: Các tính từ kết thúc bằng ed và ing
Tính từ bất quy tắc
Chắc các bạn đã nghe quen với động từ bất quy tắc rồi phải không, bây giờ là tới tính từ bất quy tắc. Với tính từ trong câu so sánh, có một số tính từ đặc biệt, có dạng so sánh hơn và so sánh nhất riêng biệt, không đi theo quy tắc chung của tính từ ngắn hay dài. Cùng điểm qua một số trường hợp hay gặp nhất nhé:
bad |
worse |
worst |
far |
farther |
farthest |
far (place or time) |
further |
furthest |
good |
better |
best |
little (amount) |
less |
least |
many/ much/ some |
more |
most |
old (people) |
elder |
eldest |
>>> Mời xem thêm: Cách dùng cấu trúc Enjoy trong tiếng Anh
THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!
Thông thường mọi người đều hiểu Enjoy mang nghĩa là “thích” giống như Like hoặc Love. Tuy nhiên chúng ta phải phân biệt rõ “yêu” và “thích” nhé. Ba từ nay có nghĩa và cách dùng khá khác nhau trong tiếng Anh. Cấu trúc Enjoy thể hiện việc thưởng thức, hưởng thụ nhiều hơn. “Love yourself” là yêu bản thân nhưng “Enjoy yourself” lại là hãy tận hưởng.
Enjoy là gì?
Enjoy vừa là một ngoại động từ, vừa là một nội động từ dùng để để chỉ sự yêu thích, hào hứng hay tận hưởng một điều gì đó.
Đằng sau Enjoy có thể có tân ngữ hoặc không, phụ thuộc vào các trường hợp sử dụng khác nhau.
Chỉ sự yêu thích, thích thú, hào hứng
Ví dụ:
- I enjoy reading books.
Tôi thích đọc sách.
- My mother enjoys cooking a lot.
Mẹ tôi rất thích nấu ăn.
- Do you enjoy going out today?
Bạn có muốn ra ngoài hôm nay không?
Trong trường hợp này, Enjoy mang nghĩa giống với like và love nhất, tuy nhiên vẫn nhấn mạnh vào cảm giác hài lòng, thoải mái khi làm việc đó.
>>> Có thể bạn quan tâm: các trang web học tiếng anh online uy tín
Chỉ sự hưởng thụ, tận hưởng, thưởng thức cụ thể
Ví dụ:
- Enjoy the sunset moment.
Tận hưởng khoảnh khắc mặt trời lặn.
- Let’s enjoy this delicious dish.
Hãy thưởng thức món ăn ngon này thôi.
- She enjoys Pop music.
Cô ấy yêu thích nhạc Pop.
Chỉ lời chúc, sự hy vọng ai đó thích thứ mà bạn gợi ý, tặng, mời họ
Ví dụ:
- I bought this dress for you. Hope you enjoy it!
Tôi đã mua chiếc váy này cho bạn. Hi vọng bạn sẽ thích nó!
- I heard that you are going to dine out with friends today. Enjoy yourself!
Tôi nghe rằng bạn sẽ ra ngoài ăn tối với bạn bè hôm nay. Tận hưởng nhé!
- Here is your meal. Enjoy!
Đây là bữa ăn của bạn. Ăn ngon nhé!
Cấu trúc Enjoy và cách dùng
Cấu trúc Enjoy thông dụng nhất:
- S + enjoy(s) + V_ing
Dùng khi bạn muốn thể hiện hoặc nói về niềm vui thích, sự thích thú, khoái chí khi được làm một việc gì đó.
Trong trường hợp này, Enjoy có nghĩa gần giống như like và love, nhưng nhấn mạnh hơn về cảm giác tận hưởng.
Ví dụ:
- She enjoyed hanging out with old friends of hers.
Cô ấy đã rất thích thú khi gặp lại những người bạn cũ.
- Hoa enjoys listening to her father’s story.
Hoa rất thích khi nghe câu chuyện của bố cô ấy.
- My classmates really enjoy going for a trip together.
Lớp tôi rất thích thú với chuyến đi dã ngoại tập thể.
Lưu ý: Đừng quên chia động từ enjoy nhé!
- S + enjoy(s) + Noun (something)
Sử dụng khi nói về cảm giác thích thú, hào hứng, tận hưởng thứ gì đó hoặc cảm giác gì đó.
Ví dụ:
- My team really enjoyed the football match today.
Đội của tôi rất tận hưởng trận bóng ngày hôm nay (chơi với cảm giác hứng thú).
- He always enjoys this mountain scenery.
Anh ấy luôn luôn tận hưởng phong cảnh núi non như thế này.
- I enjoy Marvel films.
Tôi cảm thấy hào hứng và thích xem phim Marvel.
- Enjoy myself, enjoy himself, enjoy herself , enjoy yourself…
Khi nói về trạng thái vui vẻ, thích thú, hào hứng, hạnh phúc của bản thân khi ở trong một trường hợp, trạng thái nào đó, bạn có thể dùng cấu trúc Enjoy Oneself.
Ví dụ:
- I always enjoy myself when I go to the beach.
Tôi luôn cảm thấy vui vẻ khi tôi đi ra biển.
- He usually enjoys himself when he goes swimming.
Anh ấy luôn luôn vui vẻ khi đi bơi.
- They enjoy themselves whenever they are together.
Họ luôn vui vẻ khi ở cùng nhau.
- Cấu trúc Enjoy oneself còn có thể đứng một mình thay cho một lời chúc dành cho ai đó. Ngoài ra, chúng ta có thể dùng Enjoy yourself để hồi đáp lại những lời chúc từ người khác như một lời cảm ơn.
Ví dụ:
- Happy birthday! – Enjoy yourself!
Chúc bạn sinh nhật vui vẻ! – Cảm ơn, hãy vui vẻ ở sinh nhật tớ nhé!
- I’m going to have a holiday. – Enjoy yourself!
Tôi chuẩn bị có một kỳ nghỉ. – Chúc bạn một kỳ nghỉ vui vẻ!
- Cấu trúc “Enjoy!” thường được sử dụng trong tiếng Anh giao tiếp giữa các mối quan hệ gần gũi, thân thiết với nhau, có nghĩa như một lời chúc, mong muốn ai đó sẽ vui vẻ hoặc thích một thứ gì đó.
Ví dụ:
- A: Mom, we’re now hanging out. – Enjoy!
Mẹ ơi, chúng con đang đi chơi ở ngoài. – Đi chơi vui nhé!
- I’m going to the concert. Do you want to join? – Oh I’m busy. Enjoy!
Tôi đang tới buổi hòa nhạc. Bạn muốn đi cùng không? – Ôi tôi bận rồi. Chúc vui nhé!
- Enjoy your meals!
Chúc ngon miệng!
Cấu trúc Enjoy your meals là cấu trúc đặc biệt, được nói trước khi ăn để chúc mọi người ăn ngon miệng.
Phân biệt Enjoy với Like và Love
- Enjoy nhấn mạnh hơn về cảm giác tận hưởng so với Like và Love.
Enjoy được dùng khi bạn cảm giác nhận được sự hài lòng, vui vẻ với điều bạn đã trải qua và bạn có một khoảng thời gian tốt đẹp để tận hưởng nó.
- Khi bạn “like something”, bạn cảm thấy nó có các điểm tốt.
Ví dụ:
- Did you like your meal? = Did you think the meal is good?
Bạn nghĩ bữa ăn này tốt (đủ dưỡng chất, vừa miệng) chứ?
- I like playing football = I feel good when I play football.
Tôi thấy vui khi chơi bóng đá.
- “enjoy something” dùng khi bạn cảm thấy hài lòng, thỏa mãn, vui vẻ khi làm điều đó.
Ví dụ:
- Did you enjoy your meal? = Did you have satisfaction/pleasure from your meal?
Bạn có cảm thấy thích, hài lòng từ bữa ăn không?
- I enjoy playing football = I am satisfied, pleased when I play football.
Tôi cảm thấy thoải mái, hài lòng khi được chơi bóng đá.
- Enjoy được dùng khi bạn mong muốn hay chúc ai đó cảm thấy vui vẻ
- Còn Like và Love KHÔNG sử dụng cách dùng này.
Ví dụ:
- I have a party tonight with my company. – Enjoy your time!
Tôi có bữa tiệc với công ty tối nay. – Chúc vui nhé!
- Enjoy your birthday, my friend!
Chúc một sinh nhật vui vẻ nhé, bạn tôi!
Một số cấu trúc Enjoy dễ sai cần nhớ
Chúng ta thường dễ sử dụng sai một số cấu trúc Enjoy. Dưới đây là một số trường hợp bạn cần lưu ý:
- Câu đúng: Thanks, I really enjoyed it.
Thanks, I really enjoyed. – thiếu tân ngữ.
- Câu đúng: I enjoyed myself at the party.
I enjoyed at the party. – thiếu đại từ phản thân sau enjoy
- Câu đúng: I enjoy playing basketball.
I enjoy to play basketball. – sai dạng của động từ sau enjoy
- Câu đúng: I enjoy reading very much.
I enjoy very much reading. – trạng từ đặt sai chỗ
- Câu đúng: I hope you enjoy your trip.
I hope you enjoy with your trip. – thừa giới từ
>>> Mời xem thêm: Cách dùng cấu trúc If /Whether chi tiết nhất
Phụ âm hay là nguyên âm đều là những kiến thức cơ bản nhất trong việc học tiếng Anh, và nó bắt buộc mọi người nắm rõ được. Tuy nhiên, có rất nhiều người học ngoại ngữ đã lâu những lại vẫn chưa rõ được về phụ âm. Trong bài viết ngày hôm nay Pantado xin chia sẻ tới mọi người về các phụ âm trong tiếng Anh, cũng như cách phát âm chuẩn xác để bạn luyện tập.
>> Mời bạn quan tâm: gia sư tiếng anh trực tuyến 1 kèm 1
Phụ âm là gì?
Phụ âm chính là âm mà khi chúng ta phát ra âm thanh qua miệng thì luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở hoặc là nó bị tắc nên không thể phát ra thành tiếng. Và để muốn nó phát ra được thành tiếng thì nó phải được ghép với nguyên âm.
Có bao nhiêu phụ âm trong tiếng Anh?
Có 20 phụ âm trong tiếng Anh. Đó là b, c, d, f, g, h, j, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, w, x, z.
Các phụ âm khác là ch, ng, qu, sh, th, wh và bán nguyên âm y
Phụ âm |
Âm thanh |
Ví dụ |
b |
[b] |
baby, best, buy, bring, blind, absent, about, number, labor, robber, tub |
c |
[s] |
center, cellar, cigarette, cinema, agency, notice |
[k] |
cake, come, cucumber, clean, cry, scratch, act, panic |
|
d |
[d] |
day, dear, die, door, duty, admire, hidden, lady, kind, ride, ended |
f |
[f] |
fast, female, five, forest, fund, fry, flight, often, deaf, cuff |
g |
[g] |
game, gap, get, go, gun, great, global, giggle, ago, begin, dog, egg; |
[j] |
general, gin, giant, agent, suggest, Egypt, energy, huge, manage; |
|
[zh] |
mirage, garage, beige, rouge |
|
h |
[h] |
hair, help, history, home, hotel, hunt, behind, inherit; |
[-] |
hour, honor, honest, heir, vehicle, Sarah |
|
j |
[j] |
jam, Jane, jet, jelly, Jim, jingle, joke, John, June, just |
k |
[k] |
Kate, kind, kill, kilogram, sky, blanket, break, take, look |
l |
[l] |
late, let, live, alone, close, slim, please, old, nicely, table, file, all |
m |
[m] |
make, men, mind, mother, must, my, common, summer, name, form, team |
n |
[n] |
napkin, never, night, no, nuclear, funny, student, kindness, ton, sun |
p |
[p] |
paper, person, pick, pour, public, repair, apple, keep, top, crisp |
q (qu) |
[kw] |
quality, question, quite, quote, equal, require; |
[k] |
unique, technique, antique, grotesque |
|
r |
[r] |
rain, red, rise, brief, grow, scream, truck, arrive, hurry, turn, more, car |
s |
[s] |
send, simple, song, system, street, lost, kiss, release; |
[z] |
cause, present, reason, realism, advise, always, is, was |
|
t |
[t] |
task, tell, time, tone, tune, hotel, attentive, student, boat, rest |
v |
[v] |
vast, vein, vivid, voice, even, review, invest, give, move, active |
w |
[w] |
wall, war, way, west, wind, word, would, swear, swim, twenty, twist |
x |
[ks] |
exercise, exchange, expect, ex-wife, axis, fix, relax; |
[gz] |
exam, exact, executive, exert, exist, exit, exult; |
|
[z] |
Xenon, Xerox, xenophobia, xylophone |
|
z |
[z] |
zero, zoo, horizon, puzzle, crazy, organize, quiz, jazz; |
[ts] |
pizza, Mozart, Nazi, waltz |
>> Có thể bạn quan tâm: Trọng âm của từ có thể thay đổi nghĩa của câu
Chú ý: Về chữ Y
Chữ Y được gọi là bán nguyên âm. Nó có thể hoạt động như một nguyên âm hoặc một phụ âm.
Là một nguyên âm, Y có các nguyên âm [i], [ai].
Là một phụ âm, Y có phụ âm là [y] (tức là một bán nguyên âm), thường ở đầu từ và chỉ trong âm tiết trước một nguyên âm.
- [i]: any, city, carry, funny, mystery, synonym;
- [ai]: my, cry, rely, signify, nylon, type;
- [y]: yard, year, yes, yet, yield, you.
Trên đây là 20 phụ âm trong tiếng Anh mà bạn cần phải nhớ, trong cách phát âm tiếng Anh chúng ta phải biết kết hợp cả nguyên âm và phụ âm vào thì sự phát âm của chúng ta mới mang đến sự tự nhiên nhất. Hãy luyện tập mỗi ngày để nâng cao khả năng phát âm như người bản ngữ và tự tin trong giao tiếp nhé.
Để hiểu sâu hơn về các nguyên âm phụ âm, các bạn có thể đăng ý ngay khóa Học tiếng Anh giao tiếp 1 kèm 1 tại nhà để hiểu rõ hơn về cách phát âm, ngữ pháp trong tiếng Anh. Với khóa học các bạn có thể thoải mái học với thời gian linh hoạt, chỉ cần có kết nói internet thì bạn có thể học mọi lúc mọi nơi. Với lợi thế 1 thầy 1 trò nên các bạn thoải mái trao đổi mọi kiến thức với thây cô. Đối với những người bận rộn thì khóa học này sẽ mang đến rất nhiều lợi ích, đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp như vậy. Hãy học tiếng Anh tại nhà cùng Pantado.edu.vn để nâng cao trình độ tiếng Anh của mình nhé.
Khi bạn đang nói tiếng Anh, những từ bạn nhấn trọng âm có thể thay đổi ý nghĩa cơ bản của một câu. Chúng ta hãy xem xét câu sau:
>> Mời bạn quan tâm: Chọn từ nào để nhấn trọng âm sẽ cải thiện khả năng nói tiếng Anh của bạn
-
I don’t think he should get the job.
Tôi không nghĩ anh ấy nên nhận công việc.
Câu đơn giản này có thể có nhiều cấp độ nghĩa dựa trên từ bạn nhấn trọng âm. Hãy xem xét ý nghĩa của các câu sau với từ được nhấn mạnh được in đậm . Đọc to từng câu và nhấn trọng âm mạnh cho từ in đậm :
- I don’t think he should get the job.
Tôi không nghĩ anh ấy nên nhận công việc.
Ý nghĩa: Ai đó khác nghĩ rằng anh ta nên nhận được công việc.
- I don’t think he should get the job.
Tôi không nghĩ anh ấy nên nhận công việc.
Ý nghĩa: Không đúng khi tôi nghĩ anh ấy nên nhận công việc.
- I don’t think he should get that job.
Tôi không nghĩ anh ấy nên nhận công việc đó.
Ý nghĩa: Đó không thực sự là những gì tôi muốn nói. HOẶC tôi không chắc anh ấy sẽ nhận được công việc đó.
- I don’t think he should get that job.
Tôi không nghĩ anh ấy nên nhận công việc đó.
Có nghĩa là: Ai đó sẽ nhận được công việc đó.
- I don’t think he should get that job.
Tôi không nghĩ anh ấy nên nhận công việc đó.
Ý nghĩa: Theo ý kiến của tôi, thật sai lầm khi anh ấy sẽ nhận được công việc đó.
- I don’t think he should get that job.
Tôi không nghĩ anh ấy nên nhận công việc đó.
Ý nghĩa: Anh ta nên phải kiếm được (xứng đáng với, làm việc chăm chỉ cho) công việc đó.
- I don’t think he should get that job.
Tôi không nghĩ anh ấy nên nhận công việc đó.
Ý nghĩa: Anh ấy nên kiếm một công việc khác.
- I don’t think he should get that job.
Tôi không nghĩ anh ấy nên nhận công việc đó.
Ý nghĩa: Có lẽ anh ấy nên lấy thứ khác thay thế.
Như bạn thấy, có nhiều cách hiểu khác nhau về câu này. Điểm quan trọng cần nhớ là ý nghĩa thực sự của câu cũng được thể hiện thông qua từ hoặc từ được nhấn trọng âm.
Đây là một bài tập để giúp bạn phát triển nghệ thuật của chính xác trọng âm của từ. Lấy câu sau:
I said she might consider a new haircut.
Tôi nói cô ấy có thể cân nhắc một kiểu tóc mới.
Nói to câu bằng cách sử dụng từ nhấn đậm được đánh dấu trọng âm . Khi bạn đã nói câu một vài lần, hãy ghép phiên bản câu với nghĩa bên dưới.
- I said she might consider a new haircut.
- I said she might consider a new haircut.
- I said she might consider a new haircut.
- I said she might consider a new haircut.
- I said she might consider a new haircut.
- I said she might consider a new haircut.
- I said she might consider a new haircut.
Not just a haircut. Không chỉ là cắt tóc.
It’s a possibility. Đó là một khả năng.
It was my idea. Đó là ý tưởng của tôi.
Not something else. Không phải cái gì khác.
Don’t you understand me? Bạn không hiểu tôi sao?
Not another person. Không phải người khác.
She should think about it. it’s a good idea. Cô ấy nên nghĩ về nó. đó là một ý kiến hay.
Bài tập: Viết ra một số câu. Mỗi lần bạn đọc chúng, hãy đọc từng từ nhấn trọng âm của một từ khác nhau. Chú ý nghĩa thay đổi như thế nào tùy thuộc vào từ mà bạn nhấn trọng âm. Đừng ngại phóng đại trọng âm, trong tiếng Anh, chúng ta thường sử dụng thiết bị này để bổ sung ý nghĩa cho một câu. Rất có thể khi bạn nghĩ rằng bạn đang phóng đại, nó sẽ nghe khá tự nhiên với người bản ngữ.
Đáp án cho bài tập về trọng âm:
- I said she might consider a new haircut.
It was my idea.
- I said she might consider a new haircut.
Don’t you understand me?
- I said she might consider a new haircut.
Not another person.
- I said she might consider a new haircut.
It’s a possibility.
- I said she might consider a new haircut.
She should think about it. it’s a good idea.
- I said she might consider a new haircut.
Not just a haircut.
- I said she might consider a new haircut.
Not something else.
Làm thế nào để rèn luyện trí não của bạn để tư duy nhanh bằng tiếng Anh? Sử dụng 3 bước sau để giúp bạn bắt đầu rèn luyện trí não của mình để tư duy nhanh bằng tiếng Anh. Cùng nhau điểm qua 3 bước bạn nên thực hiện để giúp bạn rèn luyện trí não của mình để suy nghĩ nhanh bằng tiếng Anh, và một số mẹo giúp bạn luôn kiên định và có động lực để suy nghĩ nhanh khi nói bằng tiếng Anh.
>> Mời bạn quan tâm: Làm thế nào để mọi người hiểu tiếng Anh khi bạn nói
Dưới đây, bạn sẽ tìm thấy 3 bước đơn giản để rèn luyện trí não của bạn để tư duy nhanh hơn bằng tiếng Anh
-
Chìm đắm trong ngôn ngữ
Chìm đắm với ngôn ngữ tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Chìm đắm có nghĩa là bạn đang nghe và đọc càng nhiều tiếng Anh càng tốt. Tạo thói quen hàng ngày để nghe podcast, bài hát hoặc xem phim hoặc chương trình truyền hình bằng tiếng Anh để nghe người bản ngữ nói tiếng Anh bằng tiếng Anh. Bạn cũng có thể đọc một cuốn sách, tờ báo hoặc các bài báo bằng tiếng Anh để xem các từ mới, ngữ pháp, cụm từ và cách diễn đạt được sử dụng trong tiếng Anh một cách tự nhiên. Bằng cách đắm mình trong tiếng Anh, bạn sẽ đào tạo tiềm thức cho bộ não của mình để xử lý thông tin bằng tiếng Anh nhanh hơn và sử dụng thông tin mới này trong tương lai,
-
Hạn chế việc dịch từ lại
Bằng cách dịch, bạn đang làm nhiều việc hơn mức cần thiết và nó không cải thiện khả năng tư duy bằng tiếng Anh của bạn. Thay vì sử dụng từ điển song ngữ, hãy sử dụng từ điển đơn ngữ để tra cứu định nghĩa của các từ mới. Ngoài ra, khi bạn xác định một từ mới, hãy đảm bảo sử dụng từ mới đó trong một câu hoặc trong ngữ cảnh, để bạn nhớ cách sử dụng từ đó và nghĩ ra nó nhanh hơn khi bạn phải nói bằng tiếng Anh.
>> Tham khảo: Học tiếng Anh online 1 kèm 1 giá rẻ
-
Sử dụng tiếng Anh của bạn
Nếu bạn không sử dụng tiếng Anh thường xuyên, bạn sẽ không bao giờ thấy khả năng tư duy bằng tiếng Anh của mình được cải thiện. Bạn càng sử dụng tiếng Anh ở dạng nói và viết, bạn sẽ thấy khả năng tư duy bằng tiếng Anh của mình được cải thiện nhanh hơn. Sử dụng tiếng Anh của bạn bằng cách viết hàng ngày hoặc nói chuyện với ai đó mỗi ngày, để sử dụng kiến thức mới bạn đã học. Điều này cũng sẽ giúp bạn có cơ hội kiểm tra bản thân và thấy được sự tiến bộ trong khả năng tư duy tiếng Anh nhanh hơn của mình. Nếu bạn cảm thấy mình không đạt được tiến bộ nào, hãy áp dụng những mẹo dưới đây để giúp bạn rèn luyện trí não của mình để tư duy nhanh hơn bằng tiếng Anh.
>> Xem thêm: Học tiếng Anh online 1 kèm 1 ở đâu tốt
Một số mẹo dưới đây có thể giúp bạn rèn luyện trí não để suy nghĩ nhanh hơn bằng tiếng Anh
- Không sử dụng từ điển song ngữ
- Học từ vựng theo cụm từ, không phải từ đơn lẻ
- Bắt đầu sử dụng từ vựng càng sớm càng tốt.
- Nói chuyện với chính mình bằng tiếng Anh.
- Các tình huống nhập vai và trò chuyện với chính bạn
- Ghi lại bản thân bạn đang nói bằng tiếng Anh
- Có được một người bạn hoặc đối tác nói tiếng Anh
- Nói chuyện với người thật.
Học tiếng Anh không phải là chuyện đơn giản và dễ dàng gì, ngoài việc chăm chỉ học thì bạn cũng cần phải có một phương pháp học đúng đắn thì mới nâng cao được trình độ của mình lên được. Hãy tự rèn luyện khả năng tư duy của mình bằng việc nói tiếng Anh trong các tình huống thực tế, đừng ngại và sợ sai vì điều đó càng khiến bạn thêm tự ti hơn. Nếu bạn đang cần một phương pháp học tiếng Anh hiệu quả ngay tại nhà thì hãy tham gia khóa học tiếng anh online 1 kèm 1 tại Pantado ngay nhé. Tại đây các bạn sẽ được học theo chương trình chuẩn bản ngữ với các giáo viên nước ngoài và trong nước. Không chỉ tăng thêm vốn từ vựng, nâng cao trình độ ngoại ngữ mà còn giúp bạn tự tin trong giao tiếp hơn. Hãy đăng ký ngay để mở rộng tương lai nhé.
Bạn có biết rằng phát âm ảnh hưởng đến điểm IELTS của bạn ? Có một thực tế là 1/4 điểm Band của bạn phụ thuộc vào cách bạn phát âm các từ tiếng Anh.
Nếu tiếng Anh của bạn nói chung là tốt và bài viết của bạn dễ hiểu (có thể là email, ghi chú, bài luận hoặc bất cứ thứ gì khác), nhưng khi bạn mở miệng và nói điều gì đó mọi người trông có vẻ lạc lõng, thì có thể là do bạn nói không rõ ràng. Có thể rất bực bội khi bạn nghĩ rằng không có gì sai với cách bạn nói, nhưng mọi người rõ ràng là vật lộn - họ di chuyển khuôn mặt của họ gần bạn hơn (như thể họ muốn nghe bạn rõ hơn), họ tiếp tục nói "Tôi xin lỗi?" hoặc "Nói lại lần nữa?" và từ câu trả lời của họ, bạn thấy họ hoàn toàn không hiểu những gì bạn đang hỏi. Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu giám khảo IELTS của bạn không thể hiểu bạn đang nói gì!
>> Có thể ban quan tâm: Dạng mạnh và dạng yếu trong hội thoại tiếng Anh
Và lý do là cách phát âm của bạn. Trong khi học tiếng Anh, chúng tôi chọn ra một cách phát âm các từ, và chúng tôi tuân theo nó, nhưng nó không phải lúc nào cũng chính xác. Vấn đề là, chúng ta quan tâm đến những gì chúng ta nói , hơn là cách chúng ta nói nó . Chúng ta hiếm khi nghĩ đến cách phát âm của mình, mặc dù cách chúng ta phát âm các từ có thể khiến một câu hoàn hảo nghe như vô nghĩa .
"Nhưng tại sao họ không thể hiểu tôi ?!"
Georgie Taylor, một nhà nghiên cứu bệnh học nổi tiếng người Úc, nói rằng hai điều cơ bản này rất quan trọng - tốc độ và âm lượng bài nói của bạn. Thông thường, nếu bạn nói chậm lại và nói to hơn , mọi người sẽ không phải tập trung cao độ để hiểu bạn. Hãy xem video ngắn này, Georgie giải thích cách bạn có thể dễ dàng khắc phục các vấn đề với hai lĩnh vực này và cải thiện khả năng phát âm ngay lập tức.
https://www.youtube.com/watch?v=dbFwf7XPj8E
>> Mời xem thêm: học tiếng anh giao tiếp trực tuyến ở đâu tốt nhất
Lời chia sẻ Georgie Taylor trong video:
Xin chào và chào mừng bạn đến với các mẹo Phát âm ngôi sao để giúp bạn trên con đường học tiếng Anh rõ ràng hơn.
Tên tôi là Georgie Taylor và tôi là một nhà nghiên cứu bệnh về giọng nói, người chuyên giúp đỡ những người không nói tiếng Anh nói tiếng Anh rõ ràng và tự tin hơn.
Trong mẹo nhanh hôm nay, tôi muốn nói với bạn về hai lĩnh vực, tốc độ nói và âm lượng nói. Bây giờ, có rất nhiều điều phải nghĩ đến khi bạn đang cố gắng cải thiện khả năng phát âm tiếng Anh của mình, nhưng tốc độ nói và âm lượng của bài nói thực sự là nền tảng cho một bài phát biểu rõ ràng. Vì vậy, đó là lý do tại sao tôi muốn bắt đầu với họ ngày hôm nay.
Vì vậy, trước tiên tôi muốn bạn suy nghĩ, bạn có bao giờ nói tiếng Anh quá nhanh, hay bạn có bao giờ nói tiếng Anh quá nhỏ không? Nếu bạn làm vậy, bạn có thể biết điều này bởi vì mọi người sẽ yêu cầu bạn nói chậm lại hoặc lên tiếng, hoặc đôi khi bạn nhận thấy rằng họ không nắm bắt được những gì bạn nói qua biểu hiện trên khuôn mặt của họ hoặc bạn có thể có cảm giác rằng họ đang đoán một số từ của bạn. Tất cả những điều này thực sự gây khó chịu cho những người gặp một vài khó khăn trong việc phát âm tiếng Anh. Vì vậy, chúng tôi muốn giúp bạn được hiểu lần đầu tiên.
Vì vậy, nếu đôi khi bạn nói quá nhanh, tôi muốn bạn suy nghĩ về thời điểm điều này xảy ra. Nó có trong những tình huống nhất định không? Có phải khi bạn đang nói chuyện với sếp của mình không? Có phải khi bạn đang nghe điện thoại? Hoặc có thể là khi bạn đưa ra phản hồi trong cuộc họp hoặc một bài thuyết trình, hoặc khi bạn cảm thấy lo lắng. Vì vậy, hãy suy nghĩ về các tình huống khi bạn có khả năng nói quá nhanh.
Điều tiếp theo cần làm là cố gắng nhắc nhở bản thân trong những tình huống đó để giảm tốc độ và kiểm soát tốc độ của bạn. Bây giờ rất dễ quên khi bạn đang cố gắng tập trung vào những gì bạn đang nói. Thật khó để tập trung vào cách bạn đang nói nó. Vì vậy, có một. vài thủ thuật. Bí quyết yêu thích của tôi là viết ra giấy dính màu vàng hoặc ghi chú sau nó bằng ngôn ngữ đầu tiên của bạn “chậm lại”. Được chứ? Cho dù đó là tiếng Quan Thoại hay tiếng Sinhalla hay tiếng Nga, hãy viết "chậm lại", dán nó lên đầu ghi chú của bạn và giữ nó trong khi bạn đang thuyết trình. Đặt một ghi chú dán trên điện thoại của bạn để khi bạn gọi điện thoại, bạn liên tục được nhắc nhở để kiểm soát tốc độ của mình và giảm tốc độ. Chúng ta cần giúp bản thân ghi nhớ. Có khả năng là bạn có thể chậm lại, những gì xảy ra là bạn chỉ đang quên. Vì vậy, đây là mẹo nhỏ của tôi.
Bây giờ tôi có nhiều khách hàng nói với tôi vào thời điểm này “nhưng tôi muốn nói tiếng Anh một cách nhanh chóng. Nó giúp tôi nói tiếng Anh trôi chảy hơn và thành thạo hơn ”. Vâng, cá nhân tôi không đồng ý và điều này là vì một vài lý do.
Đầu tiên là những người nói tiếng Anh giỏi, hiệu quả không có xu hướng nói thực sự, thực sự nhanh chóng trong môi trường chuyên nghiệp. Chúng tôi sử dụng nhiều khoảng dừng và chúng tôi sử dụng một tỷ lệ tốt để người nghe của chúng tôi có thể tiếp thu và tiếp thu thông điệp của chúng tôi.
Điều khác cần nghĩ đến là với tư cách là một người không phải là người bản ngữ, bạn sẽ tạo ra một số âm thanh, trọng âm và nhịp điệu của tiếng Anh khác với người bản ngữ. Điều này có nghĩa là người nghe phải tập trung cao độ hơn một chút để nắm bắt được những gì bạn đang nói. Khi bạn tăng tốc, bạn sẽ cho họ ít thời gian hơn để làm việc này. Vì vậy, khi bạn nói nhanh, chúng tôi có ít thời gian hơn để nắm bắt những từ bạn nói và ít thời gian hơn để xử lý chúng.
Ngoài ra, khi bạn nói nhanh, bạn có nhiều khả năng mắc nhiều lỗi hơn. Bài nói của bạn có khả năng trở nên phẳng hơn, các nguyên âm của bạn có nhiều khả năng trở nên ngắn hơn và bạn có nhiều khả năng làm những việc như, bỏ phần cuối của từ, bạn có nhiều khả năng mắc lỗi ngữ pháp hơn, bạn có nhiều khả năng chọn từ sai và mắc lỗi diễn đạt. Vì vậy, nếu đôi khi bạn nói tiếng Anh quá nhanh, hãy cố gắng kiểm soát tốc độ nói của bạn. Mọi thứ thực sự sẽ được cải thiện. Đó là một việc nhỏ dễ dàng mà bạn có thể làm để thực sự cải thiện sự rõ ràng của mình. Bạn sẽ thấy rằng ngữ pháp của bạn được cải thiện và cách diễn đạt cũng như cách phát âm của bạn, bởi vì bạn có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về những gì bạn sẽ nói. Ngoài ra, bạn cho người nghe nhiều thời gian hơn để tiếp thu và tiếp thu thông điệp của bạn. Họ sẽ tập trung vào những gì bạn đang nói, không cố gắng theo kịp để hiểu bạn. Được chứ?
Bây giờ điều tiếp theo tôi nhanh chóng muốn đề cập là âm lượng. Đôi khi bạn có đang nói quá nhỏ? Nếu đúng như vậy, hãy nghĩ về thời điểm điều này xảy ra và cố gắng nhắc nhở bản thân sử dụng giọng nói to hơn. Được chứ? Quay lại với các ghi chú dính, bằng ngôn ngữ đầu tiên của bạn "hãy lên tiếng". Đặt nó vào điện thoại của bạn, ghi nó vào ghi chú của bạn khi bạn đang ở trong cuộc họp hoặc thuyết trình. Được chứ? Đồng thời luyện đọc với giọng to hơn ở nhà. Bạn có thể cảm thấy như bạn đang hét lên, bạn có thể cảm thấy như bạn đang nói rất to. Bạn chỉ cần làm quen với việc nghe một giọng nói to hơn và bạn sẽ quen với nó, chỉ cần một chút thời gian.
Vì vậy, hai điều cần suy nghĩ trong hai ngày tới: Nếu đôi khi bạn nói tiếng Anh quá nhanh, hãy kiểm soát tốc độ của mình và nhớ sử dụng các ghi chú để nhắc nhở bản thân nói chậm lại. Nếu đôi khi bạn nói quá nhỏ, hãy nhắc nhở bản thân trong những tình huống đó phải lên tiếng và cũng luyện tập sử dụng giọng nói to hơn hết mức có thể.
Đó là nó cho ngày hôm nay. Chúc may mắn
Cấu trúc if/whether được sử dụng khi bạn đang phân vân tự hỏi về 1 vấn đề, ý kiến hoặc 1 sự việc nào đó đúng hay sai.
Định nghĩa If/whether
Cấu trúc if whether thường được sử dụng ở trong câu hỏi Yes-No và câu hỏi gián tiếp Or. Bên cạnh đó, If sẽ được dùng thông dụng hơn so với Whether.
Ví dụ:
- I don’t know if Susie is coming or not, she says nothing about the party.
(Tôi không biết Susie có tới không nữa, cô ấy không đề cập đến buổi tiệc.)
- Whether or not Marshall resigned from his job is none of my business.
(Việc liệu Marshall đã xin từ chức hay chưa không liên quan đến tôi.)
- His father is still wondering if he will choose the red car or the blue car.
Bố của anh ta vẫn đang phân vân không biết sẽ chọn xe màu đỏ hay xe màu xanh.
>>>Có thể bạn quan tâm: trung tâm học tiếng anh cho trẻ em tại hà nội
Cấu trúc If whether và cách dùng
Cấu trúc if/whether sẽ thường xuất hiện ở trong câu hỏi gián tiếp “Or” hoặc câu hỏi Yes-No. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách dùng if whether ở 2 dạng này nhé.
Cấu trúc whether (if) or not
Dạng cấu trúc này sẽ diễn nghĩa “liệu 1 điều gì đó có đúng hay không” hoặc “cho dù điều gì đó có đúng hay không”.
Cấu trúc whether (if):
S + V + whether (if) + S + V + or not
hoặc
S + V + whether or not + S + V
Ví dụ:
- My sister and I wanted to know whether our parents were going to eat out.
(Em gái và tôi muốn biết liệu bố mẹ chúng tôi có định đi ăn ở ngoài không.)
- Adam called July to ask whether she finished the report or not.
Adam đã gọi cho July để hỏi cô ấy đã hoàn thành bản báo cáo hay chưa.
- Workers have to process the packing cartons whether or not the boss is here.
Những người công nhân phải tiếp tục đóng thùng hàng hóa, kể cả sếp có ở đây hay không.
Cấu trúc if (whether) trong câu gián tiếp
Dạng cấu trúc này sẽ được dùng ở những câu hỏi, đồng thời sẽ được chuyển sang câu trần thuật (câu gián tiếp).
Cấu trúc if (whether):
S + V + whether (if) + S + V
Ví dụ:
- Zulie asked her husband if he could pick her up after company.
Zulie đã hỏi chồng của cô ấy liệu anh ta có thể đón cô ấy sau khi tan làm không.
- I wanted to know whether my family were going to restaurant.
Tôi muốn biết liệu gia đình tôi có ý định ăn ở nhà hàng không.
Lưu ý về cách dùng cấu trúc if whether
- Whether sẽ được dùng nhiều ở văn phong viết, thể hiện tính lịch sự và trang trọng.
- Whether hoặc If đi với or nếu như có nhiều hơn 1 sự chọn lựa ở câu hỏi gián tiếp.
- If có thể dùng với to V nhằm diễn đạt dự định trong tương lai, còn Whether thì không.
- Whether sẽ được dùng theo sau giới từ còn If thì không.
>>> Mời xem thêm: Học từ vựng Toeic tiếng Anh theo chủ đề