Tin Mới
Tiếng Anh giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời đại phát triển như vũ bão ngày nay. Việc trang bị cho mình những kỹ năng giao tiếp, sử dụng thành thạo tiếng Anh trong học tập, làm việc và trong thực tiễn cuộc sống là điều hoàn toàn cần thiết. Quan trọng là vậy thế nhưng khi học tiếng Anh không phải ai ai cũng kiên trì, rèn luyện học tập tiếp đó là sử dụng thành thạo tiếng Anh. Vậy tại sao chúng ta học mãi cũng chỉ bập bõm đôi ba câu cơ bản? Nguyên nhân có thể là do phương pháp học của chúng ta đang gặp vấn đề, chưa thực sự hiệu quả trong quá trình học. Đừng lo, ngay sau đây, Pantado sẽ chia sẻ cho các bạn một số cách học tiếng Anh giao tiếp tại nhà vô cùng hiệu quả! Các bậc phụ huynh và các bạn nhỏ hãy cùng theo dõi những phương pháp sau đây nhé!
1. Học tiếng Anh giao tiếp qua hội thoại ngắn, truyện song ngữ, video
Một trong những phương pháp học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả đó là học tiếng Anh qua video, phim truyện bằng tiếng Anh, các bạn nhỏ vừa được học tiếng Anh, vừa giải trí đầu óc qua những thước phim mà mình yêu thích. Một số kênh mà ba mẹ có thể lựa chọn cho các bạn nhỏ đó là:
- Youtube: Ba mẹ có thể tìm kiếm những video mà con yêu thích bằng tiếng Anh để giúp con luyện tập kỹ năng nghe, nói hoặc đọc đối với một số video có phụ đề.
- TED Talks: Những video tiếng Anh giúp các bạn nhỏ có thêm kiến thức từ các nhà diễn giả về vô số chủ đề như kinh tế, diễn thuyết, truyện kể, khoa học...
- Study Movie: Tiếp theo là một kênh học tiếng Anh giao tiếp vô cùng hiệu quả. Trang web phân chia các video phim theo từng trình độ khác nhau và thiết kế giao diện song phù hợp với người vừa bắt đầu học tiếng Anh.
2. Tập luyện nói tiếng Anh trước gương thường xuyên, mỗi ngày
Để giao tiếp tiếng Anh một cách thành thạo, việc luyện nói tiếng Anh hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì thế việc tập nói trước gương là điều rất tốt, điều đó có thể giúp các con tự tin hơn và bớt ngại ngùng khi nói chuyện bằng tiếng Anh. Mặc nhiên, việc giao tiếp tiếng Anh trong khi trình độ hiện tại còn hạn chế phần nào, khiến không chỉ riêng các bạn nhỏ mà người lớn chúng ta có thể cảm thấy lúng túng và gượng gạo. Nguyên nhân là do bạn không biết khẩu hình miệng của mình trông như thế nào khi nói những âm thanh không có trong tiếng mẹ đẻ, thậm chí là ngay cả khi chúng ta đang phát âm chúng một cách chính xác.
Chính vì thế, hãy xem cách miệng của bạn di chuyển khi bạn nói tiếng Anh trước gương. Một điều tốt đó là chúng ta hãy so sánh cách phát âm của chính mình với những người nói tiếng Anh bản địa. Một ví dụ điển hình đó là, chúng ta có thể lặp lại một số đoạn hội thoại từ một chương trình truyền hình và cố gắng bắt chước các cử động miệng của diễn viên. Điều này không chỉ giúp các bạn nhỏ rèn luyện sự tự tin mà còn giúp con cải thiện việc phát âm tiếng Anh chuẩn chỉnh hơn.
3. Hãy đánh dấu, ghi nhớ những từ lạ khi đọc
Chắc chắn rồi, khi chúng ta giao tiếp tiếng Anh sẽ phải dùng đến rất nhiều vốn từ vựng của mình đã học được để giao tiếp phù hợp với các tình huống. Bởi vậy, khi đọc một cuốn sách tiếng Anh, ba mẹ hãy nhắc nhở con đánh dấu, ghi lại những từ không biết và đừng tra từ điển cho đến tận cuối chương. Ngay sau đó, những từ đã được ghi chú lại, các con cần phải học và ghi nhớ lại những từ đó thường xuyên.
Đó chính là cách tốt nhất để cải thiện vốn từ vựng và khả năng đọc hiểu tiếng Anh của người học. Chúng ta chỉ cần chọn ra một cuốn sách có vẻ thú vị và ngồi xuống với một cây bút và sổ ghi chép. Cuối cùng, chắc hẳn các bạn nhỏ sẽ có ít nhất một vài từ để tra cứu.
4. Cố gắng luyện tập với các video tiếng Anh thực tế mỗi ngày
Đã bao giờ, các bạn đã tự hỏi rằng tại sao mình học mãi mà không giao tiếp được hay chưa? Đó là chúng ta cứ học trước quên sau, không chịu luyện tập lại. Một trong những điều khó nhất khi cố gắng cải thiện tiếng Anh là bạn không được tiếp xúc nhiều với tiếng Anh thực tế ngoài đời. Các chuỗi video Hội đồng Anh sẽ là giải pháp hoàn hảo cho bạn. Thông qua các video tiếng Anh thực tế, mỗi video đi kèm với kịch bản bên dưới, bạn có thể nhìn vào để tra cứu định nghĩa, ngữ pháp.
Điều này, các bạn nhỏ có thể cải thiện từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh trong khi hiểu được cách người bản ngữ thực sự sử dụng tiếng Anh như thế nào. Khi các bạn học sinh xem xong một video, nó có những bài tập nho nhỏ để đảm bảo con nhớ mọi thứ đã được học. Loại thực hành này đảm bảo rằng bạn tích cực cải thiện tiếng Anh với các video. Có hàng ngàn video cho mọi cấp độ tiếng Anh từ sơ cấp đến nâng cao.
5. Ghi âm lại phát âm tiếng Anh của mình mỗi ngày
Ba mẹ hãy giúp con sử dụng ứng dụng ghi âm giọng nói để tạo bản ghi âm đoạn nói tiếng Anh của bạn mỗi ngày. con có thể chỉ cần nói về một ngày đã trôi qua trong vài phút, đọc một đoạn văn từ một cuốn sách hoặc tờ báo tiếng Anh, nói một số từ tiếng Anh mới mà con đã học được hoặc bất cứ điều gì phù hợp với bạn!
Sau các lần ghi âm, giúp các bạn học sinh cần nghe lại chúng và cố gắng bắt lỗi của mình, cho dù đó là lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp hay từ sử dụng sai, v.v. Đây là một trong những cách thiết thực và tức thời nhất để cải thiện tiếng Anh đó.
Như vậy, Pantado đã chia sẻ cho các ba mẹ những cách học tiếng Anh giao tiếp vô cùng hiệu quả cho con, theo những cách đó, ba mẹ có thể giúp con áp dụng. Chắc chắn điều đó sẽ cải thiện trình độ giao tiếp tiếng Anh của con một cách đáng kể đó. Cuối cùng, Pantado chúc các bạn học sinh học tốt và sớm làm chủ tiếng Anh nhé!
Một vài năm trở lại đây, hình thức học tiếng Anh như là một giải pháp giáo dục được coi là vô cùng hiệu quả, tiện lợi, và tối ưu dành cho tất cả mọi người. Tiện lợi là vậy, tuy nhiên không phải ai học tiếng Anh trực tuyến cũng đạt kết quả tốt, có một số điểm hạn chế nhưng nguyên nhân lại đến từ chính bản thân người học. Để người học nắm được những khó khăn mà phần lớn họ gặp phải, từ đó. Hãy cùng theo dõi những sai lầm khi học tiếng Anh trực tuyến mà người học dễ gặp phải để từ đó người học có thể nắm được từ đó đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn trong quá trình học tiếng Anh của mình. Cùng tìm hiểu kỹ về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Không biết năng lực, trình độ tiếng Anh của mình đang ở đâu
Một trong những sai lầm phổ biến của nhiều người khi tham gia các lớp học tiếng Anh trực tuyến đó là không đánh giá và phân tích rõ trình độ bản thân trước khi lựa chọn. Việc biết rõ được năng lực tiếng Anh của mình đang ở mức nào sẽ giúp đỡ cho mình rất nhiều trong việc lựa chọn chính xác môi trường học, giáo trình và lộ trình học. Chỉ khi biết được năng lực tiếng Anh của mình đang ở đâu thì mới đưa ra những lộ trình phát triển chính xác cho mình.
Mỗi lớp học sẽ hướng tới các đối tượng khác nhau, và tập trung vào các kỹ năng khác nhau. Chính vì thế người học buộc phải hiểu rõ năng lực bản thân: mạnh/yếu kỹ năng gì, cần bổ sung kỹ năng gì,… để lựa chọn lớp học với phương pháp học phù hợp.
Một ví dụ minh họa như: bạn mất gốc tiếng Anh, không có khả năng nghe hiểu, thì lớp trực tuyến bạn tham gia phải đảm bảo truyền tải những kiến thức cơ bản. Nếu bạn đã có kiến thức tiếng Anh, chỉ chưa có khả năng giao tiếp, bạn lại cần các lớp học chuyên về thực hành, để rèn luyện kỹ năng nghe, nói, phát âm của mình.
2. Không có lộ trình học rõ ràng
Không có lột trình học rõ ràng là một trong số những sai lầm căn bản mà nhiều người mắc phải nhất khi bắt đầu học tiếng Anh trực tuyến đó là không có lộ trình phát triển rõ ràng. Không có lộ trình học tập, thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ ngập trong bể kiến thức, cố gắng nhồi nhét rất nhiều thứ nhưng cuối cùng lại không đạt kết quả gì. Có rất nhiều cách để xây dựng lộ trình học tiếng Anh online, có thể là từ dễ đến khó, từ kiến thức căn bản đến luyện giải đề thi, từ lý thuyết đến thực hành,… tùy vào mục tiêu bạn muốn đạt được. Có lộ trình học thì mới có được kết quả học tập tốt, trình độ học tiếng Anh bám theo lộ trình đó mà nâng lên.
Chính bởi vậy nên người học cần xác định mục đích học tiếng Anh là gì? Phục vụ cho mục đích vì? Để từ đó vạch ra lộ trình học tập cụ thể, chi tiết.
3. Không tự giác học tập
Bên cạnh những ưu điểm của việc học tiếng Anh online là bạn có thể học mọi lúc, mọi nơi, nhưng đây cũng có thể được coi là con dao hai lưỡi đối với một số người. Đôi khi có không ít người phụ thuộc vào điều này để tự cho mình quyền học khi nào cũng được. Việc chủ quan cùng với tư tưởng vừa học vừa chơi đã khiến nhiều học viên dù đã học online trong thời gian dài mà trình độ học tiếng Anh cũng chẳng khá nên được là bao, thậm chí năng lực tiếng Anh lại còn đi xuống trầm trọng.
Để khắc phục vấn đề đó, người học cần tự đưa ra quy luật học tập cho bản thân, tối thiểu 3 giờ học online mỗi tuần hoặc không sẽ bị phạt. Tốt nhất là dành ra khoảng 1 giờ mỗi ngày. Tạo thói quen học tập, thực hành bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu có thể, tuyệt đối không do dự, chần chừ mà phải học tập theo kế hoạch đã đề ra.
4. Không kiểm tra, đánh giá thường xuyên
Chắc chắn rồi, việc học tiếng Anh online cần phải có sự chủ động trong học tập, cũng vì thế mà, bạn nên cho mình một quy tắc kỷ luật áp dụng với chính bản thân mới có thể đạt được hiệu quả sau quá trình dài. Bạn nên thường xuyên đánh giá trình độ của mình thông qua các bài kiểm tra. Một trong những cách tốt nhất là hãy thực hiện bài kiểm tra, bài thi đánh giá định kỳ từ giáo viên trực tuyến. Để từ đó, giáo viên sẽ góp ý, nhận xét và đưa ra lời khuyên để bạn có sự thay đổi kịp thời để có thể đạt kết quả mong muốn trong quá trình học tiếng Anh của mình.
3. Học nhiều giáo trình cùng lúc
Hãy chọn chương trình phù hợp với mục đích học học tập như để thi, để du học, hay để xin việc…Tiếp theo, cố gắng hoàn thiện các bài học theo lộ trình, các trình độ trong mỗi chương trình. Điều quan trọng là cần phải học chắc theo lộ trình học thông qua các bài đã được học.
Trên đây, Pantado đã chia sẻ cho các bạn những sai lầm nghiêm trọng và phổ biến thường xảy ra khi học tiếng Anh trực tuyến. Hy vọng rằng những thông tin đó sẽ đem lại hữu ích cho các bạn, nhận ra những sai lầm phổ biến trong quá trình học tiếng Anh từ đó đưa ra những giải pháp của mình để học tiếng Anh tốt hơn.
Rèn luyện tiếng Anh giao tiếp cơ bản là tiền đề giúp con nâng cao năng lực tiếng Anh sau này. Tuy nhiên, để giúp con tự tin giao tiếp tiếng Anh thì đòi hỏi cần phải có quá trình rèn luyện và thực hành đều đặn hằng ngày, mà việc này không phải là dễ thực hiện bởi ở trẻ có tính hiếu động, ham chơi, chúng không thể nào mà ngồi yên một chỗ để học được. Chính vì vậy ba mẹ cần phải chọn cho con một phương pháp, các học phù hợp với con. Và học tiếng Anh qua những mẫu câu giao tiếp cơ bản, gần gũi với cuộc sống thì hoàn toàn hiệu quả. Ở bài viết dưới đây, Pantado sẽ chia sẻ cho các ba mẹ về tổng hợp những mâu câu tiếng Anh giao tiếp cơ bản, ba mẹ có thể lưu về cho bé học tập và tham khảo để nâng cao khả năng tiếng Anh của các con ba mẹ nhé!
Các mẫu câu giao tiếp cơ bản về chủ đề chào hỏi
Với các bạn nhỏ khi mới tiếp xúc với tiếng Anh, ba mẹ nên cho con tiếp cận với những mẫu câu giao tiếp cơ bản dành sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Từ đó ba mẹ có thể cùng con rèn luyện nói mỗi ngày như thế các con sẽ nhớ được lâu và nhận biết được những mẫu câu tiếng Anh giao tiếp cơ bản. Dưới đây mà một mẫu câu về chủ đề giao tiếp cơ bản về chủ đề chào hỏi:
Hello/ Hi (Xin chào)
Good morning/ Good afternoon/ Good evening ( Chào buổi …).
Goodbye (Tạm biệt).
Goodbye, see you later! (Tạm biệt, hẹn gặp lại!).
Take care! (Bảo trọng nhé!).
How are you?/ I’m fine. Thanks you ( Bạn có ổn không? / Cảm ơn. Tôi ổn)
Các mẫu câu giao tiếp cơ bản về chủ đề cảm ơn và xin lỗi:
Một trong những chủ đề rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, đó là chủ đề cảm ơn và xin lỗi. Ba mẹ có thể cho con rèn luyện về các chủ đề hàng ngày để con rèn luyện thói quen sử dụng tiếng Anh giao tiếp hằng ngày. Ở trẻ nhỏ, chúng có khả năng bắt chước rất nhanh, chính vì vậy ba mẹ nên đồng hành cùng con nói tiếng Anh, tương tác với con bằng tiếng Anh nhiều hơn nhé! Một số mẫu câu cơ bản mà ba mẹ có thể áp dụng cho con đó là:
Thank you/ Thanks (Cảm ơn bạn).
Many thanks!/ Thank you very much! (Cảm ơn rất nhiều).
Thank you anyway! (Dù sao cũng cảm ơn bạn).
Sorry! / I’m sorry!/ I apologise (Xin lỗi/ Tôi xin lỗi)
I’m so sorry! (Tớ rất xin lỗi/ Tớ rất tiếc).
Please forgive me! (Xin hãy tha lỗi cho tôi).
Thank you/ Thanks (Cảm ơn bạn).
Các mẫu câu giao tiếp cơ bản về chủ đề giới thiệu bản thân:
Giao tiếp tiếng Anh về chủ đề giới thiệu bản thân, để các con tự tin nói tiếng Anh về chủ đề này thì ba mẹ cùng con giới thiệu về bản thân. Đây cũng là chủ đề khá dễ nên các bạn nhỏ hoàn toàn có thể luyện tập hằng ngày. Ba mẹ cùng cho bé thử về chủ đề này nhé!
What your name?/ My name is… (Bạn tên là gì vậy?/ Tên tôi là…).
How old are you?/ I’m… years old ( Bạn bao nhiêu tuổi rồi?/ Năm nay tôi … tuổi).
What is your hobby?/ My hobby is… (Bạn có sở thích gì vậy?/ Sở thích của tôi là…).
How many people are there in your family?/ My family have … peoples ( Gia đình bạn có bao nhiêu thành viên?/ Gia đình tôi có … thành viên).
Các mẫu câu giao tiếp cơ bản về chủ đề sở thích:
Tất nhiên rồi! Dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì tất cả chúng ta đều hứng thú khi nói về chính bản thân mình. Và ở trẻ nhỏ, chúng sẽ rất thích nói về những điều mà chúng thích thú, những kỷ niệm với bạn bè. ngay cả những bé nhút nhát cũng sẽ sẵn sàng kể cho bạn nghe màu sắc yêu thích hay chương trình truyền hình mà chúng thích. Dưới đây là một số câu hỏi để bạn gợi ý cho trẻ thảo luận:
Do you play any sports? / Yes, I play... (Bạn có chơi môn thể thao nào không? / Có, Tôi chơi...).
What is your favorite color? / My favorite color are... (Bạn thích những màu sắc nào? / Tôi thích màu...).
Which animal do you like best? / I like cat and dog ( Bạn thích con vật nào nhất? / Tớ thích mèo và chó).
Các mẫu câu giao tiếp cơ bản giữa ba mẹ và bé hằng ngày:
Đối với trẻ nhỏ, gia đình chính là toàn bộ thế giới của chúng, điều này giúp chủ đề giữa ba mẹ trở thành chủ đề khá thú vị khi cho con luyện tập. Ở bên dưới đây là bộ câu hỏi về chủ đề gia đình dành cho trẻ
Keep quiet please! (Trật tự đi nào).
Good job! (Tốt lắm con).
Good Night! (Chúc mẹ ngủ ngon).
Have a nice day! (Chúc ba mẹ một ngày tốt lành).
What is this? (Đây là cái gì?).
What time is it? (Mấy giờ rồi con nhỉ).
What are you doing? (Con yêu đang làm gì thế?).
Clean up your toy! (Hãy thu xếp đồ chơi của con lại).
Time to brush your teeth! (Đã đến giờ đi đánh răng rồi, con).
Have you brush your teeth yet! (Con đánh răng chưa nhỉ).
Have you done your homework! (Con đã làm xong bài tập về nhà chưa vậy).
Time to go to sleep/ Time to go to bed! (Đã tới giờ đi ngủ rồi)
Như vậy, Pantado đã chia sẻ cho các ba mẹ về tổng hợp những mẫu câu tiếng Anh giao tiếp về các chủ đề cơ bản, hy vọng rằng những mẫu câu giao tiếp đó sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng rèn luyện trong quá trình học tập.
Chứng chỉ Cambridge là một hệ thống bài kiểm tra đánh giá kỹ năng tiếng Anh với nhiều cấp độ. Kỳ thi được tổ chức do hội đồng khảo thí tiếng Anh trường Đại học Cambridge, vương quốc Anh đánh giá. Thông qua các bài dự thi, các bạn học sinh có thể biết được trình độ tiếng Anh của mình đang ở mức độ nào. Chứng chỉ Cambridge dành cho các bạn học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông hay còn được gọi là KET, PET, FCE là cấp độ cao hơn Cambridge YLE. Ở Việt Nam chương trình tiếng Anh chuẩn Cambridge được áp dụng rộng rãi tại các trường quốc tế ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh dành cho học sinh từ cấp độ tiểu học đến trung học cơ sở, trung học phổ thông và cao hơn. Đó sẽ là những cơ hội mở rộng để các bạn học sinh có cơ hội thử sức với tiếng Anh bằng việc thi chứng chỉ, đạt những kỹ năng giao tiếp, sử dụng thành thạo tiếng Anh. Ngay sau đây hãy cùng Pantado đi tìm hiểu chi tiết hơn về chứng chỉ KET, PET, FCE này nhé!
Chứng chỉ A2 KET
Cấp độ KET hay còn được gọi là Key English Test là một trong những cấp độ của chứng văn bằng chứng chỉ Cambridge, một cấp độ cơ bản cho biết bạn có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong các tình huống đơn giản. Nó chứng tỏ bạn đã có một khởi đầu tốt trong việc học tiếng Anh. Dành cho học sinh có độ tuổi 12 -14 tuổi. KET là văn bằng chứng chỉ cấp độ cơ bản cho biết người học có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong các tình huống đơn giản. Cấp độ này được xếp ở trình độ A2 trong Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu u. Khi đạt đến cấp độ này thì đồng nghĩa với việc các bạn học sinh có thể hiểu và nắm được Hiểu và sử dụng các cụm từ và mẫu câu cơ bản, tiếp theo là có kỹ năng tự giới thiệu về bản thân và trả lời các câu hỏi cơ bản về thông tin cá nhân, giao tiếp với những người nói tiếng Anh khi họ nói chậm và rõ ràng, viết được những câu ngắn gọn, đơn giản. Chuẩn bị cho kỳ thi Cambridge English: Key sẽ cung cấp cho bạn những dạng kỹ năng thực hành ngôn ngữ này.
Cấp độ PET
Cấp độ PET hay còn gọi là B1 Preliminary là một trong các kì thi tổ chức và cấp chứng chỉ bởi Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge. Đây là kỳ thi trình độ trung cấp dành cho lứa tuổi học sinh sau A2 Key – Key for Schools Về cấp độ PET (Preliminary English Test) là văn bằng chứng chỉ trình độ trung cấp. Độ tuổi phù hợp cấp độ PET học sinh từ 15 - 16 tuổi. Cấp độ PET tương đương B1 theo khung tham chiếu châu u. Đạt đến cấp độ này đồng nghĩa với việc khả năng sử dụng các kỹ năng tiếng Anh trong công việc, học tập và du lịch một cách khá tốt. Khi học sinh đạt đến cấp độ này, đồng nghĩa với việc các bạn học sinh có sử dụng thành thạo, xử lý các tình huống hàng ngày, việc đọc các sách tài liệu đơn giản hay các bài báo trong tạp chí, viết thư về các chủ đề quen thuộc cũng trở nên dễ dàng hơn. Đó là tiền đề cho sự phát triển trình độ tiếng Anh của con thông qua việc nắm chắc kiến thức nền tảng.
Cấp độ FCE
Chứng chỉ Cambridge B2 First (FCE) First Certificate in English là chứng chỉ tiếng Anh tương đương với trình độ trung cao cấp (B2) trên khung Tham Chiếu Chung Châu u. Và đó cũng là kỳ thi phổ biến nhất của Cambridge, được công nhận bởi hàng ngàn doanh nghiệp và tổ chức giáo dục trên toàn thế giới.
Khi đã đạt đến cấp độ này, các bạn học sinh có thể tự tin giao tiếp và sử dụng thành thạo tiếng Anh, khả năng giao tiếp, phản xạ, kỹ năng xử lý tình huống trong hội thoại giao tiếp cũng được nâng lên đáng kể. Độ tuổi phù hợp là học sinh từ 16 - 18 tuổi tương đương với bằng B2 của Châu u. Tại cấp độ ngày người học có thể giao tiếp những tình huống đa dạng hơn trong học tập, công việc, có thể dùng để du học hay làm việc tại nước ngoài.
Với việc đạt chứng chỉ Cambridge FCE cho thấy trình độ tiếng Anh khá tốt có thể sử dụng hầu hết các tình huống trong giao tiếp thực tế cho các công việc khác nhau, việc học tập, làm việc và giao tiếp tiếng Anh với người cũng trở nên dễ dàng hơn.
Chương trình đào tạo tại Pantado sử dụng các cấp độ tương tương như vậy để đào tạo cho các bạn học sinh để đạt được kết quả tốt nhất trong suốt quá trình học.
- Giáo trình giảng dạy chuẩn Cambridge
- Đội ngũ giáo viên chuyên môn cao, chứng chỉ TOEIC, IELTS, TESOL,...
- Lộ trình cá nhân hóa theo năng lực của con
- Phát triển 4 kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết
- Cam kết đầu ra rõ ràng
Chứng chỉ Cambridge dành cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông tương ứng với các cấp độ trên là chứng chỉ mà các bạn học sinh nào cũng ước mơ thi đạt. Hy vọng rằng những thông tin mà Pantado đã chia sẻ cho các bạn ở bên trên sẽ giúp ích phần phần nào cho các bạn trong quá trình học tập, tìm hiểu và tham khảo cho những bạn có ý định thi lấy chứng chỉ và phục vụ mục đích cao cả hơn đó là du học trên các nước khác.
>> Gợi ý bài viết cùng chủ đề:
> Lộ Trình Học Tiếng Anh Chuẩn Cambridge Tại Anh Ngữ Pantado
> Chứng chỉ Cambridge là gì? Cách đăng ký học và thi như nào?
> [PDF] Giáo trình tiếng Anh Cambridge Fun For Starters 4th Edition
Những kiến thức giáo dục sớm dành cho con được biết đến như là một công cụ giúp con phát triển trí tuệ một cách mạnh mẽ. Điều này đã được các chuyên gia giáo dục sớm trên khắp thế giới đã chứng minh. Vậy đâu là những lợi ích khi giáo dúc sớm cho trẻ thông qua sách? Nếu các bậc phụ huynh gặp phải những băn khoăn như vậy thì bài viết dưới đây sẽ dành cho các ba mẹ. Hãy cùng theo dõi ba mẹ nhé!
Những lợi ích khi giáo dục sớm cho trẻ thông qua sách
Có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm cho trẻ, thế nhưng việc cho con tiếp xúc với sách vở từ sớm bằng những cuốn truyện tranh đầy màu sắc hấp dẫn sẽ giúp trẻ hứng thú hơn, chính bởi vậy nên rất nhiều phụ huynh quan tâm đến việc đọc sách cho trẻ mỗi ngày, ngay từ khi con mới chào đời. Một trong những lợi ích khi giáo dục sớm cho trẻ thông qua sách vở có thể kể đến như:
Giúp kích thích trí tuệ ở trẻ
Lợi ích đầu tiên mà việc đọc sách giáo dục sớm mang lại đó là giúp kích thích phát triển trí tuệ ở trẻ. Tuy rằng hai bán cầu não của bé đạt tốc độ phát triển lớn nhất trong giai đoạn từ 0-6 tuổi. Tuy nhiên, não phải sẽ phát triển nhanh hơn và cơ bản hoàn thiện vào lúc 6 tuổi, trong quá trình học tập tại trường lớp giúp não trái phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, những cuốn sách giáo dục sớm cho trẻ là công cụ giúp kích hoạt cả hai bán cầu não trở nên linh hoạt, có thể “thẩm thấu” thông tin và kiến thức đa dạng. Trẻ sẽ tiếp thu thông tin nhanh chóng, tập trung cao độ, hơn nữa kiến thức có sẵn trước khi bước vào tiểu học giúp con thích nghi nhanh chóng với kiến thức học tập về sau.
Góp phần hình thành nhân cách
Sách giáo dục sớm cho trẻ không chỉ bổ trợ cho bé về trí tuệ mà còn giúp bé hình thành nhân cách sau này. Trẻ được giáo dục sớm trở nên độc lập, tự chủ, thông minh và có những tiềm năng phát triển vượt bậc. Thông qua mỗi trang sách, các con hiểu hơn về thế giới, học tập được cách kiên nại, nhẫn nhịn đây là nền tảng quan trọng cho tương lai sau này.
Phát triển khả năng ngôn ngữ
Trẻ ở độ tuổi từ 0 đến 6 tuổi, khả năng nói và ngôn ngữ của bé sẽ phát triển vượt trội. Trong khoảng thời gian này, việc giáo dục sớm cho trẻ thông qua sách sẽ giúp bé tiếp nhận được vốn từ vựng phong phú và học được nhiều thứ như ngữ pháp hay thuật lại câu chuyện.
Phát triển cảm xúc
Những chủ đề trong sách giáo dục sớm cho trẻ sẽ giúp bé hiểu được những cảm xúc nhất định và học cách kiểm soát cảm xúc. Đọc sách còn giúp bé tiếp nhận từ ngữ để chỉ một sự vật cụ thể, sử dụng bộ nhớ ngắn hạn, tăng khả năng chú ý và phát triển cảm xúc một cách tự nhiên.
Việc nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp này, giúp ba mẹ chủ động tìm tòi và khơi dậy những tiềm năng của con mình trong giai đoạn đầu đời.
Bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ
Sách là nguồn kiến thức vô tận giúp cho cúng ta phát triển tâm hồn trẻ thơ. Bởi vậy nên những cuốn sách dường như không thể thiếu để bầu bạn bên mỗi đứa trẻ. Và tất nhiên, sách giáo dục sớm cho trẻ không chỉ là nền tảng kiến thức mà còn giúp tâm hồn trẻ trở nên phong phú hơn. Hình thành một thế giới đầy sắc màu cho trẻ để giúp con luôn lạc quan và hạnh phúc.
Hình thành thói quen đọc sách
Dành đôi chút thời gian để cùng con đọc sách chính là cách dựng những “viên gạch” đầu tiên cho nền móng thói quen đọc sách sau này. Những cuốn sách giáo dục sớm cho trẻ với hình ảnh phong phú, tương tác linh hoạt giúp bé hứng thú hơn với việc đọc sách. Bé sẽ hiểu rằng những trang giấy đó là thế giới muôn màu đang chờ đợi con khám phá và khiến bé càng yêu thích hơn.
Tạo nền tảng vững chắc cho trẻ
Thông qua sách giáo dục sớm cho trẻ, các con sẽ trở nên tự tin, linh hoạt hơn và hình thành được nhiều thói quen tốt qua rèn luyện hành vi hàng ngày. Chẳng hạn như biết cách dọn dẹp sách sau khi học, học được những đức tính tốt thông qua những câu chuyện trong sách. Bên cạnh đó, các con còn thể hiện được đam mê nhất định trong một số lĩnh vực nhất định qua những chủ đề trên sách.
Tăng sự gắn kết gia đình
Một trong những lợi ích khi giáo dục sớm cho trẻ thông qua sách vở sẽ giúp tăng sự gắn kết gia đình. Cùng bé đọc, cảm nhận từng câu chữ, hình ảnh trong trang sách chính là sự xây dựng liên kết với con cùng cha mẹ. Bé có thể không ngồi yên để cha mẹ đọc hết cuốn sách, nhưng khoảng thời gian đó đã tạo nên những tương tác thú vị. Từ đó, trẻ có thể cảm nhận được tình yêu thương trong gia đình và học cách đáp lại nó.
Như vậy, bằng những kinh nghiệm đã được đúc kết từ trước, các bậc phụ huynh có thể nắm rõ hơn về những lợi ích khi trang bị kiến thức giáo dục sớm cho trẻ một cách khóa học và hiệu quả nhất.
Ngữ pháp tiếng Anh là một phần vô cùng quan trọng đối với bất kỳ người học ngôn ngữ này. Có bao giờ bạn vứng mắc trong một mớ hỗn độn ngữ pháp chưa? Hay gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các cấu trúc ngữ pháp? Đây là một trong những vấn đề ảnh hưởng nghiệm trọng đến quá trình ghi nhớ và tiếp thu kiến thức. Mà điều này lại vô tình khiến cho người học, đặc biệt là các bạn nhỏ mất đi nguồn cảm hứng học tập, dần dần dẫn đến chán nản, thậm chí là sợ sệt với tiếng Anh.
Ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ em quan trọng ra sao?
Đối với việc học ngữ pháp tiếng Anh, có thể hiểu đơn giản là việc học, tìm hiểu về các từ và cách chúng được sử dụng trong câu. Qúa trình học ngữu pháp cũng như vậy, các quy tắc và ý nghĩa câu tiếng Anh thay đổi trong các tình huống khác nhau vì không theo một khuôn mẫu nào cả.
Những quy tắc tiếng Anh cho bé biết cách sử dụng các loại từ và câu khác nhau. Ngữ pháp tiếng Anh bao gồm thứ tự từ trong câu (cú pháp), các thì (quá khứ, hiện tại, tương lai, hiện tại tiếp diễn) và các loại từ khác nhau (danh từ, động từ, tính từ). Có thể kết luận rằng, ngữ pháp tiếng Anh là nền tảng của giao tiếp, đọc hiểu, viết và diễn đạt văn nói tốt.
5 Tips học ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ em hiệu quả
Để học bất kỳ ngôn ngữ nào trở nên hiệu quả, điều đầu tiên là phải nắm vững những kiến thức nền tảng trong quá trình học. Ngoài ra những phương pháp, những cách học cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập. Vậy làm thế nào để học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả? Ba mẹ có thể tham khảo một số tips học ngữ pháp tiếng Anh trẻ em:
Học các thì tiếng Anh hiệu quả
Trong các thì tiếng Anh, động từ được chia ở thể khác nhau. Ví dụ hiện tại là go nhưng quá khứ là went, tương lai là will. Làm sao bạn giúp bé thực hành thành thạo nhớ những dạng chia động từ này? Thay vào đó, hãy tạo các cột khác nhau với mỗi thì nằm ở mỗi cột. Chuẩn bị vài động từ khác nhau chẳng hạn went, sing, will go và bé sẽ thực hiện chuyển mỗi động từ vào cột chia thì đúng của động từ đó.
Sử dụng từ điển
Bé không chỉ học ngữ pháp tiếng Anh đơn lẻ mà còn nên kết hợp với học từ vựng để bổ trợ. Thử thách bé với hai từ viết đúng và viết sai chính tả, gợi ý bé sử dụng từ điển tra xem từ viết đúng là như thế nào. Hoặc đố bé một từ lạ nào đó, trong thời gian 1 phút bé cần tìm ra từ đó trong từ điển.
Bài tập sắp xếp lại câu
Với tips này sẽ giúp trẻ em học ngữ pháp tiếng Anh đơn giản hơn qua bài tập sau: Ví dụ bạn hãy chuẩn bị một câu tiếng Anh ngắn - My house is near the supermarket.Sau đó viết từng từ trong câu một cách lộn xộn không theo đúng thứ tự ban đầu. Bé sẽ cần sắp xếp lại (viết hoặc đọc) câu sao cho đúng. Từ đầu tiên viết hoa, kết thúc câu có dấu chấm.
Lấy ví dụ minh hoạ
Trong khi đang dạy bạn cần đưa ra ví dụ cụ thể giúp bé dễ dàng liên hệ so sánh để hiểu bài. Các ví dụ đều phù hợp để giảng giải tuy nhiên nếu bạn muốn bé tập trung hay thậm chí bật cười thì bạn hãy tìm cách liên hệ ví dụ với những sự việc liên quan trực tiếp đến bé. Bởi mỗi khi thấy chính mình trong ví dụ đó bé cảm thấy thân thuộc và bị thu hút hơn.
Chuẩn bị bài dạy kỹ càng
Nếu chưa nắm chắc trước nội dung bài dạy, đôi khi bạn có thể phải dừng lại bất chợt để suy nghĩ sẽ nói gì tiếp theo. Cảm giác khi ấy không thực sự thoải mái. Khi chuẩn bị bài, tìm hiểu nội dung cụ thể bạn muốn dạy hôm đó là gì tránh lan man đưa quá nhiều kiến thức bắt trẻ tiếp thu cùng một lúc.
Dùng màu sắc làm nổi bật nội dung
Khoa học đã chỉ ra rằng hình ảnh và màu sắc lại góp phần to lớn giúp trí nhớ của bé được lâu hơn. Trong các phần ghi chép ngữ pháp, hướng dẫn bé sử dụng các màu khác nhau để làm nổi bật từng phần rất quan trọng. Ví dụ danh từ màu hồng, các động từ màu xanh…các mục cũng có màu sắc highlight. Chắc hẳn bé cũng muốn xem lại trang vở sinh động của mình.
Sử dụng biểu tượng cảm xúc
Khi ghi chép các câu trong vở, bé hoàn toàn có thể thêm các biểu tượng mặt cười hay ngạc nhiên…bất cứ hình ảnh icon nào sáng tạo biểu đạt ý nghĩ cảm xúc của bé tại thời điểm đó. Dùng cách này tạo thêm động lực cho trẻ em học tại nhà.
Trò chơi từ đồng nghĩa, trái nghĩa
Một trong những trò chơi yêu thích của thầy cô hay các bậc phụ huynh muốn cho bé thử đó là sử dụng cặp từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Giúp bé nhớ các cặp từ đối lập bằng cách nói tên 1 từ như “big, white, hot,...” sau đó bé sẽ nói từ trái nghĩa với những từ đó. Làm tương tự khi học bài về các cặp từ đồng nghĩa.
Viết những câu hài hước
Một cách cực kỳ hay là dạy bé tập viết những câu, đoạn văn có ý nghĩa ngớ ngẩn cũng được, hài hước cũng được miễn sao điều đó giúp bé nhớ bài hơn. Giải thích cho phương pháp này bởi vì bé sẽ nhớ lâu hơn khi đó là những câu chuyện, đặc biệt câu chuyện do bé nghĩ ra đều thú vị.
Ngoài ra ba mẹ có thể tham khảo phương pháp học ngữ pháp tại Anh ngữ Pantado vô cùng hiệu quả
Đến với Pantado các con sẽ được trải nghiệm hình thức học trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà mà không phải đi đâu xa, thời gian học tập linh hoạt, mỗi bài học được thiết kế sinh động kèm theo những trò chơi thú vị giúp con “vừa được học lại vừa được chơi”. Hơn nữa các thầy cô giáo luôn là người đồng hành cùng con, con sẽ không còn cảm thấy chán nản sợ sệt trong suốt quá trình học.
Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!
Trong giai đoạn 3 tuổi, đây là thời điểm mà trẻ dễ tiếp thu kiến thức mới, thích thú và tò mò bởi những điều xung quanh. Ngoài việc sử dụng các trò chơi sẽ khiến các bạn nhỏ có cảm giác hứng thú và thích được trải nghiệm, ngoài những lợi ích đơn thuần như giải trí, vận động bên cạnh đó cũng giúp phát triển trí tuệ cho trẻ. Tuy vậy, nhiều ba mẹ lại gặp phải khó khăn trong việc sưu tập trò chơi để áp dụng với các con. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các trò chơi phát triển trí tuệ dành cho trẻ 3 tuổi, các bậc phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng cho con!
Trò chơi “Khám phá nhiều màu sắc”
Với trò chơi này, ba mẹ sẽ rấp dễ áp dụng bằng việc dành thời gian chơi với con để giúp con nhận biết các màu sắc khác nhau. Ba mẹ có thể chuẩn bị vô cùng đơn giản: 1 tấm bìa cứng nhiều hình dáng với nhiều màu sắc sặc sỡ khác nhau. Các trẻ giai đoạn đầu rất được kích thích bởi đồ vật nhiều màu sắc và học hỏi rất nhanh.
Trò chơi “Tìm hình giống nhau”
Có thể nói đây là một trong những trò luyện trí não tốt nhất dành cho trẻ, ba mẹ có thể chuẩn bị những hình giống nhau và sắp xếp lộn xộn. Trò chơi trí tuệ buộc trẻ phải suy nghĩ kỹ lưỡng, cân nhắc và suy đoán để tìm ra đáp án đúng nhất. Một giải pháp hiệu quả giúp trẻ phát triển IQ giúp các bậc phụ huynh thoát khỏi khủng hoảng tuổi lên 3 của trẻ.
Trò chơi “Nắm bắt chữ cái và số đếm”
Ở trẻ 3 tuổi, chúng cực kỳ thích thú với những kiến thức mới như chữ cái và số đếm. Các bậc phụ huynh có thể mua cho trẻ những món đồ liên quan để tăng khả năng nhạy bén và tư duy học hỏi của trẻ. Và việc nếu các bậc phụ huynh áp dụng đúng cách, việc trẻ 4 tuổi học thuộc hết bảng chữ cái và đếm số thành thạo là một điều không khó để thành hiện thực.
Trò chơi “Thẻ bài và Board game”
Trò chơi thẻ bài & board game là điển hình cho trò chơi phát triển trí tuệ hữu hiệu và thông minh đối với các bậc ba mẹ. Tham gia các board game như: Đâm hải tặc, Candy Land. Điều này sẽ giúp trẻ trò chuyện, thảo luận với các bạn xung quanh, luyện tập trí não một cách nhanh chóng mà ba mẹ sẽ không ngờ đến.
Đồ chơi hình khối & chuỗi hạt
Ba mẹ có thể tìm đến các trò chơi dạng hình khối và chuỗi hạt để tăng trí tò mò và tưởng tượng ở trẻ. Bé từ 0 - 3 tuổi hoặc 3 - 4 tuổi đều thích thú và sáng tạo nên những bộ hình với hình dáng riêng, độc nhất. Bộ trò chơi thông minh không nên là khuôn mẫu có sẵn, cần để trẻ thoả sức phiêu lưu và thử nghiệm trong thế giới lắp ráp của mình.
Trò chơi nhận thức về không gian & thời gian
Trong giai đoạn đầu, trẻ rất tò mò về thế giới xung quanh, đặc biệt là những hình dáng và hình khối khác nhau. Ba mẹ có thể tìm mua các bộ đồ chơi với nhiều hình khối khác nhau, giúp trẻ thỏa sức lắp ráp và có những sự phát hiện đặc biệt về không gian. Các bậc phụ huynh không nên giới hạn trí tưởng tượng và tò mò của trẻ ở độ tuổi này.
Đoán đồ vật
Phụ huynh có thể chơi cùng các con trong trò chơi trí tuệ vô cùng đơn giản. Bằng việc miêu tả hình dáng, màu sắc của đồ vật và chờ trẻ có thể đoán đồ vật dựa vào các gợi ý. Trò chơi giúp trẻ phát huy tối đa năng lực sáng tạo, liên tưởng và học hỏi.
Xếp hình khối
Một cách giúp trẻ nâng cao tư duy toán học là trò chơi xếp hình khối thông minh. Ba mẹ có thể khuyến khích trẻ tìm hiểu toán học từ sớm, học về cách tư duy, phát triển bán cầu trái của trẻ. Chỉ với bộ trò chơi thông minh dạng hình khối, trẻ sẽ vừa chơi vừa học một cách hiệu quả, không khô khan.
Nâng cao vốn từ vựng
Với trò này phụ huynh cần chuẩn bị các hình ảnh về sự vật xung quanh, đó có thể là những tấm flashcard học chữ cái. Khi chơi cùng con, ba mẹ sẽ đưa cho trẻ từng tấm thẻ và đọc cho bé nghe, ví dụ: Cái Ca - Chữ A, Con Cá - Chữ C, Con Dê - Chữ D. Sau đó, ba mẹ khuyến khích trẻ lập lại các từ này.
Trò chơi giúp trẻ nâng cao vốn từ vựng, kích thích tinh thần học hỏi của trẻ. Khả năng tư duy của trẻ sẽ được phát huy theo thời gian - một điều quan trọng trong những năm đầu phát triển của trẻ.
Vậy có nên áp dụng trò chơi trên thiết bị điện tử cho trẻ?
Không thể phủ nhận rằng trẻ nhỏ thường dễ bị thu hút bởi các thiết bị công nghệ, bởi tính tò mò, thích khám phá. Nhưng ba mẹ hết sức lưu ý, bởi nếu cho con lợi dụng điều này mà sử dụng điện thoại quá nhiều sẽ khiến cho trẻ “nghiện” thiết bị điện tử.
Tuy nhiên, những trò chơi trí tuệ trên thiết bị điện thoại là một giải pháp thông minh giúp con trẻ có thể tiếp xúc với công nghệ một cách chủ động và nâng cao IQ của con từ sớm. Cách học này giúp trẻ vừa chơi vừa học nhanh chóng qua các hình ảnh sinh động từ điện thoại. Ba mẹ nên tạo cơ hội giúp trẻ học hỏi và tận dụng lợi thế công nghệ để phát triển tư duy và trí não. Từ đây, trẻ sẽ được tập thói quen chủ động trong các hoạt động, vừa chơi vừa học thông minh và hiệu quả.
Trên đây là tất cả những trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ 3 tuổi, bằng việc áp dụng những điều đó, con sẽ phát triển trí tuệ và khả năng ghi nhớ tốt hơn. Hy vọng rằng những kiến thức đó mang lại những lợi ích cho các bậc phụ huynh.
Tiếng Anh là một ngôn ngữ không phải dễ chinh phục được, bởi những khó khăn trở ngại mà người học thường gặp là lẽ tất nhiên mà đặc biệt đối với tiếng Anh trẻ em. Chính bởi vậy, trong giai đoạn mới trẻ mới học tiếng Anh, ba mẹ thường nhận thấy rằng trẻ có xu hướng chán nản, thậm chí là tìm cách lé tránh? Câu hỏi đặt ra rằng tại sao trẻ nhỏ thường có xu hướng sợ học tiếng Anh? Hãy cùng Pantado đo tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc đó, giúp con có thể khơi gợi lại nguồn cảm hứng khi học tiếng Anh ba mẹ nhé!
Những trở ngại mà con hay gặp phải trong quá trình học
Phải chăng những trở ngại và khó khăn hay gặp phải là điều thường xuyên trong quá trình học tiếng Anh đối với bất kể người mới tiếp cận với tiếng Anh. Dưới đây là một vài những trở ngại mà con hay thường gặp phải trong quá trình học
Trẻ cảm thấy bỡ ngỡ khi lần đầu tiếp cận tiếng Anh
Đối với các bạn nhỏ khi làn đầu tiên tiếp cận với ngoại ngữ hoàn mới như tiếng Anh sẽ không tránh khỏi tình trạng bỡ ngỡ, gặp khó khăn trong bước đầu làm quen. Vì những điều đó mà ba mẹ cần phải lưu ý rằng nếu như ngay lần đầu tiên bé được học tiếng Anh thì ba mẹ nên có cách dẫn dắt, hướng dẫn tận tình để bé có thời gian làm quen với tiếng Anh. Tránh tình trạng tránh việc ép con học quá nhiều. Điều này vô tình khiến trẻ cảm thấy mất hứng thú, chán nản hay thậm chí là sợ sệt với việc học tiếng Anh.
Trẻ khó có thể ghi nhớ từ vựng trong quá trình học
Điều này cũng chính là cản trở dễ thấy khi con mới tiếp cận với tiếng Anh. Có không ít trường hợp các bé không thể ghi nhớ hết từ vựng tiếng Anh hoặc là chỉ có thể ghi nhớ được một thời gian ngắn rồi lại quên hết. Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân của những trường hợp này xuất phát từ phương pháp học từ vựng tiếng Anh không phù hợp. Đa phần các bạn học sinh được học với phương pháp ghi chép lại và học thuộc, việc này sẽ không thể khiến cho não bộ ghi nhớ những từ mới lâu được.
Vậy làm sao để tránh được tình trạng đó xảy ra đối với con trong quá trình học? Và để có thể cải thiện việc ghi nhớ từ vựng tiếng Anh cho bé tốt hơn, cha mẹ nên áp dụng những phương pháp học tiếng Anh mới, hiện đại. Một trong những phương pháp có thể kể đến như thông qua tranh ảnh, video, âm nhạc, vận động, để ghi nhớ. Bởi não bộ có khả năng ghi nhớ thông tin bằng hình ảnh và âm thanh tốt hơn rất nhiều so với việc là những chữ tiếng Anh khô khan trên mặt giấy. Đồng thời, những hoạt động mà bé được tham gia trong quá trình học tiếng Anh, được trải nghiệm thực tế cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình học tiếng Anh.
Trẻ cảm thấy khó khăn khi luyện kỹ năng nghe
Một trong những điều nữa mà con hay gặp phải đó là khó khăn trong việc nghe tiếng Anh nguyên nhân chủ yếu là từ việc phát âm tiếng Anh không chuẩn, không thể hình dung được cách đọc chính xác của các từ vựng tiếng Anh dẫn đến việc nghe không chuẩn. Và để giải quyết được những trường hợp như vậy không ai khác là ba mẹ nên tạo điều kiện cho bé có cơ hội được nghe, tiếp xúc thật nhiều với tiếng Anh thông qua việc xem phim, nghe nhạc hoặc tiếp xúc với người bản ngữ.
Trẻ phát âm không chuẩn trong quá trình học
Tại sao trẻ phát âm không chuẩn trong quá trình học là do đâu? Nguyên nhân là do đa số chúng ta đều nghe phải nguồn tiếng Anh không chuẩn, có thể là từ cha mẹ dạy hoặc từ giáo viên phát âm không chuẩn. Chính bởi vậy, ngay từ lúc ban đầu cho con làm quen với tiếng Anh hãy tạo điều kiện cho con nghe nguồn tiếng Anh chuẩn nhất, tốt nhất là từ các giáo viên bản ngữ. Điều này sẽ giúp bé dễ dàng học được cách phát âm cũng như ngữ điệu khi nói tiếng Anh giống như người bản xứ.
Phản xạ với tiếng Anh chưa tốt, không tự tin khi giao tiếp tiếng Anh
Khó khăn này là hệ quả xuất phát từ ghi nhớ từ vựng, nghe và phát âm tiếng Anh không tốt. Chính điều này dẫn tới việc con trẻ không tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Chúng có tâm lý do dự, sợ rằng những điều mình nói ra không đúng, không chính xác, không ai có thể hiểu những gì chúng nói. Thay vào đó, ba mẹ hãy là người bạn đồng hành cùng con, thường xuyên rèn luyện giao tiếp tiếng Anh với con. Đó vừa là cách giúp tăng phản xạ tiếng Anh vừa là cách để con có thể tự tin hơn khi giao tiếp.
Trẻ khó giữ được tính kiên trì trong quá trình học
Để giữ được sự kiên trì đối với người lớn đã khó, đối với trẻ em lại càng khó hơn. Điều này đòi hỏi phải đảm bảo một môi trường học tập thoải mái, một phương pháp học tập lý tưởng và hợp lý khiến cho trẻ thực sự có hứng thú và nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc học tiếng Anh của bản thân mình. Để giúp con có thể vượt qua toàn bộ những khó khăn trong việc học tiếng Anh ngoài việc cần có sự quan tâm, chăm lo của cha mẹ khi con rèn luyện tiếng Anh tại nhà, còn có việc tìm cho con một môi trường học tập tiếng Anh chuyên nghiệp để con được rèn luyện tiếng Anh một cách bài bản và có hệ thống.
Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo cho con học tiếng Anh tại trung tâm Pantado
Pantado là trung tâm Anh ngữ trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam với phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn châu u, giúp các bé phát triển toàn diện về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh, và tự tin trong giao tiếp.
Đến với Pantado các con sẽ được trải nghiệm hình thức học trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà mà không phải đi đâu xa, thời gian học tập linh hoạt, mỗi bài học được thiết kế sinh động kèm theo những trò chơi thú vị giúp con hứng thú hơn trong quá trình học.
Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!