Tin Mới

GIÚP CON ĐẠT 5 KHIÊN TRONG PHẦN THI NÓI STARTER SAO CHO HIỆU QUẢ?

Khi nhắc đến chứng chỉ Cambridge Starters, chắc hẳn đã không còn quá xa lạ gì đối với các bậc phụ huynh rồi đúng không nhỉ? Và một trong những phần vô cùng quan trọng trong bài thi Starters đó là phần thi nói hay còn gọi là Speaking Starters. Vậy làm thế nào để đạt được tối đa 5 khiên trong phần thi này? Ngay bên dưới đây, Pantado sẽ chia sẻ bí quyết cách giúp con đạt 5 khiên trong phần thi nói Starters một cách hiệu quả nhất!

1. Để nắm rõ về các phần trong bài thi Speaking Starters?

Trong bài thi Speaking Starters gồm 4 phần tương ứng với 4 part, độ khó sẽ tăng theo cấp độ, bao gồm:

1.1. Speaking Part 1 (Phần thi nói 1)

Trong phần đầu tiên, giám khảo chào hỏi thí sinh, tiếp theo đó giám khảo mô tả yêu cầu phần thi, cho thí sinh xem 1 bức tranh lớn và yêu cầu thí sinh chỉ vào các đồ vật trong tranh. Một số ví dụ cho vấn đề này như: Where’s the chair?; Where are the bananas?
Tiếp theo đó, giám khảo cho thí sinh xem 8 bức tranh nhỏ, mỗi tranh là 1 đồ vật khác nhau, sau đó yêu cầu thí sinh đặt lần lượt 2 bức tranh nhỏ vào vị trí nhất định trong bức tranh lớn.
Để con nắm được rõ hơn về thông tin phần này, có thể kể đến như: Put the robot next to the chair; Put the carrot on the table; Phần thi này kiểm tra khả năng hiểu các chỉ dẫn của thí sinh.

1.2. Speaking Part 2 (Phần thi nói 2)

Giám khảo hỏi thí sinh một số câu hỏi về bức tranh lớn. Thí sinh chỉ cần trả lời bằng một từ. Đồng thời giám khảo sẽ hỏi thêm chi tiết về bức tranh, thí sinh trả lời bằng một câu đơn giản. Ví dụ như: What’s the man doing? (reading); Tell me about the boat. (It’s blue/red. It’s on the floor.)

1.3. Speaking Part 3 (Phần thi nói 3)

Trong phần này, giám khảo hỏi thí sinh về 04 bức tranh nhỏ. Thí sinh chỉ cần trả lời bằng một từ. Ví dụ: What’s this? (crocodile); What colour is it? (green); What’s your favourite animal? (cat)

1.4. Speaking Part 4 (Phần thi nói 4)

Giám khảo sẽ hỏi một số câu hỏi về các chủ đề như trường học, gia đình, bạn bè.Ví dụ: What’s your friend’s name?; Is your house/apartment big or small?; Can you play table tennis?; What’s your favourite colour/animal/sport/food? Phần thi này kiểm tra khả năng hiểu và trả lời các câu hỏi về bản thân thí sinh.

2. Một số các bài thi mẫu Speaking Starters ba mẹ có thể tham khảo

2.1. Phần thi Speaking của bạn Paolo
https://youtu.be/1EJ0047E3vk

Part 1: Trong phần 1, thí sinh được yêu cầu chỉ vào người/đồ vật được giám khảo hỏi. Khi giám khảo đặt câu hỏi: ‘Where’s the guitar?’ Paolo không những chỉ vào hình cây đàn guitar trong tranh mà còn nói ‘The guitar is this.’ Điều này chứng tỏ em hoàn toàn hiểu câu hỏi, có thể trả lời bằng cả hành động và lời nói. Đây là một điểm cộng cho Part 1 của em.
Tuy nhiên, khi được hỏi ‘Where are the flowers?’ Palo có phần ngập ngừng khi trả lời ‘The flowers are in the … vase?’ Vì thế, giám khảo đã giúp em bằng cách chỉ tay vào những bông hoa và hỏi lại: ‘Are these the flowers?’
Khi chưa chắc chắn về một câu trả lời nào đó trong bài thi Speaking Starters Cambridge, thí sinh không cần phải quá lo lắng vì giám khảo sẽ luôn sẵn sàng trợ giúp cho em.
Part 2: Trong phần này, thí sinh sẽ trả lời 5 câu hỏi về bức tranh lớn, sử dụng càng nhiều từ vựng mà các em biết càng tốt.
Khi được hỏi “‘What’s this?’ Paolo không những trả lời đúng đồ vật được chọn, mà còn sử dụng câu trả lời hoàn chỉnh, thay vì trả lời bằng một từ. Paolo tiếp tục phát huy ưu điểm khi liên tục trả lời các câu hỏi tiếp theo bằng những câu hoàn chỉnh.
Part 3: Trong phần này, thí sinh trả lời câu hỏi về 4 bức tranh nhỏ. Paolo vẫn tiếp tục đưa ra những câu trả lời đúng và đầy đủ chi tiết, chứng tỏ khả năng hiểu rõ câu hỏi và giao tiếp tự tin của mình.
Part 4: Paolo hiểu và trả lời được hầu hết các câu hỏi của giám khảo một cách tự tin. Em chỉ bị mắc một chút khi miêu tả địa điểm mình chơi đá bóng. Tuy nhiên, em có thể trả lời xuất sắc câu hỏi tiếp theo sau đó.

2.2. Phần thi Speaking của bạn Rebecca

https://youtu.be/S_hUXoKYg6g


Part 1: Thí sinh được yêu cầu chỉ vào người/đồ vật được giám khảo hỏi.
Rebecca hiểu câu hỏi “ Where’s the girl?” và trả lời chính xác. Tuy nhiên, em không chỉ vào bức tranh.  Khi được yêu cầu đặt lần lượt 2 các bức tranh nhỏ vào bức tranh lớn, Rebecca hoàn thành rất tốt.
Part 2: Giám khảo hỏi Rebecca, “What’s this?” và chỉ vào hình quả bóng bay. Rebecca trả lời “It’s balloon.’ Câu trả lời của các em không nhất thiết phải đúng ngữ pháp 100%, chỉ cần dễ hiểu là được. Rebecca đã chứng tỏ em hiểu rõ các câu hỏi giám khảo đưa ra và thường trả lời bằng các câu hoàn chỉnh, thay vì câu trả lời ngắn gọn chỉ có từ/cụm từ như  ‘There are 6 balloons.’ ‘The cat is sleeping, it’s white, yellow and orange.’ Điều này rất đáng khen.
Part 3:  Trong phần này, thí sinh trả lời câu hỏi về 4 bức tranh nhỏ. Rebecca vẫn trả lời bằng những câu hoàn chỉnh. Điều đó chứng tỏ em hiểu câu hỏi và có từ vựng cần thiết để trả lời. Em đã hoàn thành phần thi này rất tốt.
Part 4: Trong phần này, thí sinh sẽ trả lời 3 câu hỏi về bản thân các em.
Rebecca hiểu rõ câu hỏi và đều đưa ra các câu trả lời chính xác, nhanh chóng trong phần thi này.

3. LƯU Ý CHO THÍ SINH TRONG BÀI THI SPEAKING

Một số những lưu ý nho nhỏ với bài thi Speaking Starters, ba mẹ có thể tham khảo cho con, các em nhớ nói “Hello” và “Goodbye” khi bước vào và khi rời khỏi phòng thi. Đừng lo lắng nếu có điều gì các em không hiểu. Chỉ cần nói “Sorry, I don’t understand” là giám khảo sẽ nhắc lại câu hỏi cho các em, gợi ý hoặc cho các em biết đáp án của câu đó. Một trong những yếu tố nữa đó là sự tự tin, điều này sẽ giúp con làm bài thi một cách tốt nhất và hoàn chính nhất.

Các bậc phụ huynh có thể cho con ôn luyện thi chứng chỉ tại Anh ngữ Pantado

Đến với Pantado các con sẽ được trải nghiệm hình thức học trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà mà không phải đi đâu xa, thời gian học tập linh hoạt, mỗi bài học được thiết kế sinh động kèm theo những trò chơi thú vị giúp con “vừa được học lại vừa được chơi”. Hơn nữa các thầy cô giáo luôn là người đồng hành cùng con, con sẽ không còn cảm thấy chán nản sợ sệt trong suốt quá trình học. 

Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!
 

TOP 6 BÀI HÁT HỌC TIẾNG ANH HAY NHẤT DÀNH CHO TRẺ NHỎ

Ở giai đoạn trẻ nhỏ, khả năng hấp thụ một ngôn ngữ mới vô cùng hiệu quả, vì lẽ đó mà các bậc ba mẹ thường cho con học tiếng Anh thông qua các bài hát tiếng Anh vui nhộn, giúp con vừa được tiếp cận với tiếng Anh và vừa được nghe nhạc. Vậy những ca khúc tiếng Anh nào sẽ là phù hợp với con và dễ học nhất đối với chúng? Nếu ba mẹ đang gặp phải những băn khoăn đó thì bài viết dưới đây sẽ dành cho các ba mẹ đó, hãy cùng Pantado tìm hiểu những bài hát học tiếng Anh hay nhất dành cho trẻ ngay sau đây nhé!

1. Baby Shark

Chắc hẳn, bài hát này đã không còn xa lạ gì đối với các bậc ba mẹ và các bạn nhỏ đúng không nhỉ? Bài hát này được xây dựng với giai điệu vô cùng thú vị, đồng thời có những hình ảnh hoạt hình rất ngộ nghĩnh, đáng yêu để trẻ em bắt chước và hát theo. Đồng thời đó cũng là bài hát tiếng anh được nhiều các bạn nhỏ yêu thích nhất, ba mẹ có thể tìm kiếm trên kênh youtube với bài hát này và có thể áp dụng cho con mình nhé! 
Dưới đây là lời bài hát Baby shark giúp cho ba mẹ và các bạn nhỏ dễ dành theo dõi hơn:
Pinkfong!
Go, go, go, go
Go, go, go, go
Go, go, go, go
Go!
Baby shark, doo doo doo doo doo doo
Baby shark, doo doo doo doo doo doo
Baby shark, doo doo doo doo doo doo
Baby shark!
Mommy shark, doo doo doo doo doo doo
Mommy shark, doo doo doo doo doo doo
Mommy shark, doo doo doo doo doo doo
Mommy shark!
Daddy shark, doo doo doo doo doo doo
Daddy shark, doo doo doo doo doo doo
Daddy shark, doo doo doo doo doo doo
Daddy shark!
Grandma shark, doo doo doo doo doo doo
Grandma shark, doo doo doo doo doo doo
Grandma shark, doo doo doo doo doo doo
Grandma shark!
Grandpa shark, doo doo doo doo doo doo
Grandpa shark, doo doo doo doo doo doo
Grandpa shark, doo doo doo doo doo doo
Grandpa shark!
Let’s go hunt, doo doo doo doo doo doo
Let’s go hunt, doo doo doo doo doo doo
Let’s go hunt, doo doo doo doo doo doo
Let’s go hunt!
Run away, doo doo doo doo doo doo
Run away, doo doo doo doo doo doo
Run away, doo doo doo doo doo doo
Run away, doo doo doo doo doo doo
Run away, doo doo doo doo doo doo
Run away, doo doo doo doo doo doo
Run away!
Safe at last, doo doo doo doo doo doo
Safe at last, doo doo doo doo doo doo
Safe at last, doo doo doo doo doo doo
Safe at last!
It’s the end, doo doo doo doo doo doo
It’s the end, doo doo doo doo doo doo
It’s the end, doo doo doo doo doo doo
One more time! Yeah!
It’s the end, doo doo doo doo doo doo
It’s the end, doo doo doo doo doo doo
It’s the end, doo doo doo doo doo doo
It’s the end!
2. Happy Birthday
Một trong những bài hát tiếng Anh vô cùng quen thuộc mà ba mẹ có thể tham khảo nữa đó là Happy Birthday, bài hát này sẽ dễ để lại ấn tượng sâu đậm hơn với các bạn nhỏ. Với bài hát này, các bạn nhỏ sẽ ghi nhớ dễ dàng bởi những giai điệu quen thuộc và chỉ cần nghe vài lần là trẻ hoàn toàn có thể thuộc và hát theo.
Dưới đây là lời bài hát Happy Birthday giúp cho ba mẹ và các bạn nhỏ dễ dành theo dõi hơn:
Happy birthday to you
Happy birthday to you
Happy birthday – happy birthday – happy birthday to you
Happy birthday to you
Happy birthday to you
Happy birthday – happy birthday – happy birthday to you

3. Jingle Bells

Ca khúc Jingle Bells là một trong những bài hát phổ biến nhất trong mỗi mùa Giáng sinh. Bài hát này được xây dựng cùng với những giai điệu sôi động cùng ca từ ý nghĩa của bài hát đã trở thành một phần không thể thiếu trong dịp lễ Giáng sinh, không chỉ với trẻ em mà cả người lớn.

4. Twinkle Twinkle Little Star 

Với những giai điệu của bài hát này chắc hẳn đã khá quen thuộc với nhiều bạn khi còn nhỏ và có thể ba mẹ đã nghe đâu đó vài lần trong đời sống hàng ngày. Bài hát này cũng là một trong những bài hát tiếng Anh thiếu nhi phổ biến nhất trên toàn cầu.

5. Alphabet song/ ABC song

Với những năm đầu khi tiếp cận với tiếng Anh, bảng chữ cái sẽ là nền tảng cơ bản đầu tiên mà ba mẹ cần dạy cho con. Việc cho con tập đánh vần từng chữ cái một có vẻ khá nhàm chán, và ba mẹ sẽ khó có thể bắt con tập trung lâu khi con không hứng thú. Thay vào đó, phụ huynh có thể cho con xem và nghe bài hát ABC song. Đây là một bài hát tiếng Anh trẻ em cực vui nhộn về bảng chữ cái. Giai điệu của bài hát này sẽ giúp con nhớ nhanh và có hứng thú hơn nhiều với việc học tiếng Anh.

6. Finger Family

Đây cũng là bài hát ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho con bởi trong lời tiếng Anh của bài hát, các thành viên trong gia đình thể hiện bản thân qua các ngón tay một cách đầy sáng tạo. Nếu ba mẹ đang muốn con tiếp thu vốn từ vựng tiếng Anh về chủ đề gia đình gia đình, hãy cho con xem video bài hát Finger Family hoặc hát cho con nghe.
Lời bài hát Finger Family:
Daddy finger, daddy finger, where are you?
Here I am, here I am. How do you do?
Mommy finger, Mommy finger, where are you?
Here I am, here I am. How do you do?
Brother finger, Brother finger, where are you?
Here I am, here I am. How do you do?
Sister finger, Sister finger, where are you?
Here I am, here I am. How do you do?
Baby finger, Baby finger, where are you?
Here I am, here I am. How do you do?

Như vậy, Pantado đã cung cấp và chia sẻ cho các bậc phụ huynh top 6 bài hát học tiếng Anh hay nhất dành cho trẻ nhỏ, từ đó ba mẹ có thể áp dụng cho con để giúp con tiếp cận với tiếng Anh dễ dàng hơn.
 

CÁCH DẠY TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 2 HIỆU QUẢ

Trong những năm đầu khi tiếp xúc với tiếng Anh, đặc biệt là đối với các bạn học sinh lớp hai, chắc hẳn ba mẹ đã dần quan tâm đến những cách, những phương pháp dạy tiếng Anh cho con trong giai đoạn này sao cho hiệu quả nhất. Vậy đâu là những phương pháp giảng dạy tiếng Anh phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất cho con khi học. Trong bài viết bên dưới đây, Pantado sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh về một vài phương pháp dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 2 tốt nhất, ba mẹ hãy cùng theo dõi nhé!

Không nên quá phụ thuộc vào việc làm bài tập trên giấy

Đối với việc học tiếng Anh cho các bạn học sinh lớp 2, một trong những điều mà ba mẹ cần lưu ý đó chính là không nên cho con phụ thuộc quá nhiều vào phương pháp làm bài tập trên giấy. Không thể phủ nhận những lợi ích mà phương pháp truyền thống này mang lại. Tuy nhiên, nếu quá chú trọng vào lý thuyết, chỉ cho còn làm bài tập trên giấy sẽ hạn chế khả năng giao tiếp và nghe hiểu của con. Các bài tập tiếng Anh trên giấy có thể giúp củng cố cấu trúc ngữ pháp vừa học nhưng nếu không được áp dụng trực tiếp, con sẽ khó hiểu rõ được cách sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau. Chính vì những điều này nên cách dạy tiếng Anh lớp 2 trên giấy khiến các con luyện tập một cách thụ động. Các bậc cha mẹ khi dạy tiếng Anh lớp 2 cho trẻ nên chú trọng giúp con nói và giao tiếp nhiều hơn nhằm giúp bé tạo được thói quen, phản xạ trong tiếng Anh.

Không nên tập trung quá nhiều vào lý thuyết

Có một sai lầm khi dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 2 là bố mẹ quá chú trọng vào lý thuyết hoặc những vấn đề học thuật, ngữ pháp mà quên rằng con muốn học thật sự thoải mái. Vì thế, khi học thay vì ép con thì nên để con tham gia một số hoạt động như diễn kịch, nhạc hoạ, trò chơi, hình ảnh tương tác, sinh động…sẽ giúp con học tiếng Anh tự nhiên hơn. Bên cạnh đó, con sẽ có thêm trải nghiệm, sáng tạo và hình thành phong cách, cá tính trong việc học tập của con. Điều này, sẽ giúp con được tiếp thu kiến thức một cách chủ động, nâng cao tinh thần ham học hỏi và đạt kết quả cao hơn.

Thực hành giao tiếp tiếng Anh nhiều hơn

Không chỉ riêng tiếng Anh mà bất kể một ngôn ngữ nào đi chăng nữa thì mục đích sau cùng của việc học ngoại ngữ là trao đổi, giao tiếp với mọi người xung quanh. Vậy nên, ngay từ những năm đầu, ba mẹ nên hướng dẫn con thực hành giao tiếp tiếng Anh nhiều hơn là kỹ năng đọc, viết. Hơn nữa, trong 4 kĩ năng thì con cần phải học nghe nói trước để bé phát huy vào thực tế và ứng dụng dễ dàng hơn. Điều này sẽ mang đến cho trẻ tâm lý tự tin khi giao tiếp.

>> Tham khảo: Tiếng Anh giao tiếp online cho trẻ lớp 2

Không nên quá ép con trong quá trình học 

Một điều nữa ba mẹ cần lưu ý đó là không nên bắt ép hay đặt kỳ vọng quá nhiều vào con trong một khoảng thời gian nào đó. Việc học tiếng Anh cần phải qua một thời gian dài chứ không phải một vài tuần mà con đã thành thạo ngay được. Việc ba mẹ thường cố tình đưa con đến các tuyến phố hoặc công viên và yêu cầu con nói chuyện với người nước ngoài mà quên mất rằng, trẻ em rất ngại nói chuyện với người lạ. Đặc biệt với người nước ngoài, khi lần đầu tiên tiếp xúc trẻ lại càng sợ hơn bởi ngoại hình, ngôn ngữ và cách họ giao tiếp của họ. Bố mẹ chỉ nên đưa các con đi chỉ khi nào các con thích và muốn thử trải nghiệm. 
Cách tốt nhất để dạy con trong giai đoạn này đó chính là tạo ra môi trường học tập thoải mái là điều vô cùng quan trọng và cần thiết bởi vì nếu conbị ép buộc hay tạo áp lực học tiếng Anh thì sự yêu thích, hứng thú của con sẽ không còn. Từ đó, tạo ấn tượng xấu hay ám ảnh cho con đối với ngôn ngữ này về sau.

Dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 2 theo các bước

Mỗi đứa trẻ đều có một năng khiếu riêng, khả năng tiếp thu kiến thức của chúng cũng hoàn toàn khác nhau. Do vậy mà có những đứa trẻ có khả năng tiếp thu ngôn ngữ rất nhanh nhưng có trẻ lại chỉ thích các con số. Vậy nên, ba mẹ cần phải kiên nhẫn và thật bình tĩnh với việc học ngôn ngữ của con. Đừng tỏ ra thất vọng nếu như bạn đánh giá trình độ tiếp thu bài của con chỉ qua việc học tiếng Anh. 
Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo một vài cách dạy tiếng Anh cho trẻ em lớp 2 như sau:

  • Cho con làm quen với tiếng Anh thông qua truyện tranh, câu chuyện, kênh youtube. Dạy tiếng Anh cho bé thông qua các bài hát, bộ phim hoạt hình, trò chơi, thơ ca, đôi khi chẳng cần phải liên quan đến môn học.
  • Mỗi buổi học ở nhà không nên đưa quá nhiều kiến thức mới vào môn học, chủ đề cần cụ thể, không lan man và chỉ dạy khoảng 5 từ mới trong thời lượng từ 45-60 phút.
  • Xây dựng tình huống bằng cách tích sử dụng màu sắc, hình ảnh sinh động qua các tình huống cụ thể. Đặc biệt, đưa con đến tham gia các hoạt động tập thể, câu lạc bộ tiếng Anh với tần suất lớn sẽ giúp con cải thiện trình độ đáng kể.

Cuối cùng, hãy luôn khuyến khích, động viên con trong quá trình học hay vì chê bai, điều đó khiến con không có động lực để chinh phục tiếng Anh.

Học tiếng Anh online 1-1 cho trẻ lớp 2 tại nhà

Pantado là trung tâm Anh ngữ trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam với phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn châu Âu, giúp các  con phát triển toàn diện về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh, và tự tin trong giao tiếp. 

Đến với Pantado các con sẽ được trải nghiệm hình thức học trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà mà không phải đi đâu xa, thời gian học tập linh hoạt, mỗi bài học được thiết kế sinh động kèm theo những trò chơi thú vị giúp con hứng thú hơn trong quá trình học. 

Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!

 
ĐỂ CON PHÁT ÂM TIẾNG ANH CHUẨN NHƯ NGƯỜI BẢN XỨ THÌ CẦN NHỮNG GÌ?

Đối với bất kỳ một ngôn ngữ nào đó thì việc học phát âm, ngữ điệu là điều vô cùng quan trọng. Và tiếng Anh cũng không phải ngoại lệ, việc học phát âm ngay từ khi mới tiếp xúc với tiếng Anh sẽ giúp cho người học dễ dàng nâng cao trình độ tiếng Anh và thuận tiện cho quá trình học sau này. Có rất nhiều ba mẹ không khỏi băn khoăn rằng để con phát âm tiếng Anh chuẩn như người bản xứ thì cần những gì? Đừng lo lắng, ngay sau đây Pantado sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh về chủ đề này một cách chi tiết nhất, ba mẹ cũng theo dõi nhé!

 

1. Tại sao cần học phát âm chuẩn?

Trong tiếng Anh, nghe và nói là hai trong bốn kỹ năng quan trọng bao gồm cả đọc, viết. Chính vì vậy nên việc dạy cho trẻ cách phát âm chuẩn xác ảnh hưởng rất lớn đến hai kỹ năng này, và ảnh hưởng đến quá trình học sau này nữa. Một trong những lý do khiến con học phát âm tiếng Anh không nói chuẩn như người bản xứ, có thể kể đến như: 

1.1. Phát âm chuẩn giúp cuộc trò chuyện được dễ dàng hơn

Việc dạy cho trẻ phát âm đúng sẽ giúp tạo tiền đề cho quá trình giao tiếp, trò chuyện của trẻ một cách tự nhiên, lưu loát như người bản xứ sau này. Đồng thời, nếu trẻ không giỏi dùng các cấu trúc ngữ pháp phức tạp thì có thể dùng những mẫu câu giao tiếp xã hội thông thường để nói. Vậy nên việc phát âm chính xác sẽ giúp đối phương hiểu trẻ đang nói gì và ngược lại.

1.2. Phát âm sai có thể gây nên những tình huống khó xử

Ngoài việc giúp cho cuộc trò chuyện được dễ dàng hơn, khi trẻ phát âm sai sẽ dễ gây ra những tình huống khó xử. Người nghe khó tiếp thu và hiểu sai ý của trẻ, dẫn đến hiểu lầm hoặc làm sai mong ước mà trẻ muốn truyền đạt đến.

1.3. Phát âm sai trong thời gian dài sẽ tạo thành thói quen khó sửa cho trẻ

Việc con khó phát âm tiếng Anh chuẩn đó chính là tránh thói quen phát âm sai trong thời gian dài. Nếu dạy phát âm cho trẻ sai ngay từ đầu, điều này sẽ tạo thành thói quen cho trẻ và rất khó sửa đổi sau này. Ngoài ra, việc dạy cho trẻ cách phát âm chuẩn xác từ khi còn bé có tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc học một ngôn ngữ mới. Và đây cũng là yếu tố gần như bắt buộc nếu ba mẹ muốn con em mình phát triển khả năng tiếng Anh một cách tốt nhất.

2. Các phương pháp dạy phát âm tiếng Anh cho trẻ chuẩn người bản xứ

Để học tốt tiếng Anh thì phương pháp học cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình học. Các bé cần phải có một lộ trình học tập hợp lý, cách tiếp xúc với tiếng Anh phải được tự nhiên để bé có sự yêu thích và đạt hiệu quả tốt.

2.1. Bắt đầu với bảng phiên âm tiếng Anh 

Đầu tiên, ba mẹ cần giúp con học cách phát âm chuẩn về bảng phiên âm chữ cái Alphabet và các ký tự phát âm trong tiếng Anh. Ba mẹ có thể tham khảo bảng 44 bằng nguyên âm theo chuẩn tiếng Anh quốc tế và cách đọc tiếng Anh.

2.2. Ba mẹ đồng hành cùng bé học phát âm tiếng Anh 

Ba mẹ nên đồng hành cùng con trong quá trình học, điều này sẽ làm con tập trung hơn và thích thú với việc học tập. Bằng các này, ba mẹ hãy dành cho con ít nhất 30 phút mỗi ngày để cùng trẻ đọc truyện, xem chương trình thiếu nhi bằng tiếng Anh, sau đó cùng nói chuyện để con có thể lắng nghe và nói theo. Hãy kiên trì sửa lỗi phát âm của con bằng cách đọc lại từ đó bằng phát âm chính xác thay vì bắt lỗi bé, như thế bé sẽ tự động ghi nhớ rồi phản xạ lại tự nhiên. 

2.3. Thu âm lại phát âm của bé

Ba mẹ nên thu âm lại các phát âm của bé, từ đó đều có thể nghe lại và dễ dàng phân tích, nhận diện những lỗi phát âm của con, từ đó giúp bé cải thiện khả năng phát âm của mình. Ba mẹ có thể sử dụng máy ghi âm hoặc phần mềm ghi âm trên các thiết bị có sẵn như ipad, điện thoại,... sau đó hãy cho bé đọc một vài đoạn văn ngắn hay nói một vài từ mà bé đã được học. Sau khi đã thu âm, hãy cùng con nghe lại và nhẹ nhàng chỉ cho bé các từ phát âm sai, chỉnh sửa và cùng bé đọc lại những từ đó.

2.4. Tham gia khóa học phát âm tại trung tâm Anh ngữ Pantado

Pantado là trung tâm Anh ngữ trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam với phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn Châu  Âu, giúp các bé phát triển toàn diện về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh, và tự tin trong giao tiếp. 

Đến với Pantado các con sẽ được trải nghiệm hình thức học trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà mà không phải đi đâu xa, thời gian học tập linh hoạt, mỗi bài học được thiết kế sinh động kèm theo những trò chơi thú vị giúp con “vừa được học lại vừa được chơi”.
Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!
Trên đây là tất cả những kinh nghiệm mà Pantado đã đúc kết được, hy vọng rằng những thông tin, kiến thức đó sẽ mang lại lợi ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình lựa chọn và định hướng cho con học tiếng Anh hiệu quả hơn.


 

TẠI SAO NÊN CHO TRẺ HỌC TIẾNG ANH QUA BÀI HÁT?

Để giúp con phát triển trình độ tiếng Anh của mình thì việc lựa chọn một phương pháp học phù hợp, giúp con cảm thấy hứng thú trong quá trình học là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ. Phương pháp học tiếng Anh qua bài hát ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều các bậc phụ huynh áp dụng cho con mình, chưa kể phương pháp này mang lại hiệu quả vô cùng cao. Câu hỏi đặt ra rằng tại sao ba mẹ nên cho trẻ học tiếng Anh qua bài hát? Để trả lời câu hỏi trên một cách chi tiết và đầy đủ nhất, ba mẹ hãy cùng tham khảo bài viết bên dưới đây nhé!

 

1. Cho trẻ học tiếng Anh qua bài hát có những lợi ích gì?

Bất kể phương pháp học tiếng Anh nào cũng đều mang lại hiệu quả cao trong quá trình học. Và việc học tiếng Anh qua bài hát cũng không phải là ngoại lệ, một trong những lợi ích, hay những điều nên áp dụng mà phương pháp này mang lại là gì?

1.1. Lượng từ vựng xuất hiện nhiều trong lời bài hát

Hầu hết, các lời bài hát tiếng Anh luôn chứa đựng những từ vựng, cụm từ và cách diễn đạt gần gũi, thông dụng. Do vậy mà việc học từ vựng tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn. Và đây cũng chính là vốn ngôn ngữ rất hữu dụng cho học tập cũng như giao tiếp sinh hoạt hàng ngày.

1.2. Quen dần với âm thanh, ngữ điệu của ngôn ngữ mới

Việc làm quen với âm nhạc tiếng Anh sẽ giúp các con tập trung hơn vào cách phát âm cũng như ngữ điệu, cách nhấn nhá trong từng câu nói. Càng nghe nhiều, trẻ càng quen thuộc với âm thanh của ngôn ngữ, theo đó các bé cũng dần hoàn thiện phát âm tiếng Anh hơn.

1.3. Bài hát có tính liên kết với cảm xúc của con người

Không thể phủ nhận rằng âm nhạc là chìa khóa mở ra những xúc cảm trong tâm hồn. Khi trẻ nghe một bài hát, những giai điệu, ca từ của ca khúc đó sẽ ảnh hưởng tới cảm xúc và tâm trạng của trẻ. Mà những gì tác động tới cảm xúc, tâm trạng sẽ đọng lại trong trí não rất lâu. Vì vậy, phương pháp học tiếng Anh qua bài hát giúp trẻ tăng khả năng ghi nhớ cao hơn. 

1.4. Hình thành thói quen một cách dễ dàng

Việc hình thành thói quen ngồi vào bàn, mở sách vở ra học khiến các con luôn cảm thấy khó khăn. Trái lại, âm nhạc là một thói quen dễ thực hiện. Dù khi đang đi trên đường hay đang ngồi ở một nơi nào đó, dù lúc đang vui chơi hay khi chuẩn bị đi ngủ thì việc bật một bài hát yêu thích lên và nghe cũng có thể trở thành một thói quen không khiên cưỡng, gượng ép. 

2. Cách học tiếng Anh qua bài hát hiệu quả

Một số những phương pháp học mà ba mẹ có thể tham khảo ở bên dưới đây, từ đó có thể áp dụng cho các bạn nhỏ để con học tiếng Anh một cách hiệu quả hơn ba mẹ nhé!

2.1. Lựa chọn bài hát tiếng Anh phù hợp cho con

Để giúp phương pháp học tiếng Anh qua bài hát đạt hiệu quả tốt nhất đó chính lựa chọn bài hát phù hợp. Bằng cách này, ba mẹ không nên lựa chọn bài hát quá dài. Một bài hát có độ dài khoảng 1 tới 3 đoạn là lựa chọn thích hợp nhất. Khi mới bắt đầu, hãy cho bé “thử sức” từ những bài hát ngắn rồi tăng độ dài lên dần dần. Như vậy sẽ không tạo ra sự choáng ngợp và gồng mình quá sức.
Nên lựa chọn bài hát có từ ngữ thông dụng, không quá khó. Việc nhanh chóng nắm bắt được ngữ nghĩa của lời bài hát sẽ tạo nên động lực giúp các con hứng thú với cách học tiếng Anh này hơn. Quan trọng là trẻ nâng cao được phát âm, cách luyến láy, nhấn nhá, nhịp điệu theo chuẩn phong cách người bản xứ. Vì vậy, hãy cứ bắt đầu từ những điều cơ bản và nâng độ khó lên dần dần. Và hãy lựa chọn thể loại nhạc mà con yêu thích. Làm những gì mình thích vẫn luôn giúp các con có thêm cảm xúc và động lực hơn. 

2.2. Tập hát theo lời bài hát

Ba mẹ hãy khuyến khích con hát theo lời bài hát, điệu nhạc, bởi những từ, cụm từ nào chưa được phát âm đúng ba mẹ hãy động viên bé nghe và luyện tập lại theo nhé. Nhớ rằng đừng nên vội vàng. Hãy giúp các con kiên trì, tập từng từ, cụm từ, từng câu cho quen trước. Dần dần con sẽ có thể hát cả bài trôi chảy lúc nào không hay.

2.3. Ghi chú lại những câu từ trong lời bài hát mà khó nhớ

Để phương pháp này đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình học, trước khi học qua bài hát, điều đầu tiên mà ba mẹ nên làm đó là in lời bài hát ra cho con, xem kỹ một lượt. Tiếp theo đó, ba mẹ hãy ghi chú lại những từ mới mà con không biết, hoặc những cụm từ, câu nào con thấy lạ, sau đó giải thích cho con. Việc làm này cũng chính là cách để các bé gia tăng vốn từ vựng cũng như tìm hiểu thêm về các cấu trúc ngữ pháp được sử dụng trong bài hát.  Và nếu có thể đồng hành cùng con, ba mẹ cũng có thể thực hành tự đặt câu theo cấu trúc hoặc chứa các từ mới vừa tìm ra  từ đó nhé.

2.4. Thường xuyên ôn tập lại bài hát đã được nghe

Điều này cũng đóng vai trò rất quan trọng bởi sau khi con đã ghi nhớ giai điệu, đây là lúc các bậc phụ huynh nên giúp con thoát dần khỏi lời bài hát. Hãy cố gắng giúp con ghi nhớ và hát lại theo trí nhớ của mình. Chỉ khi không còn lệ thuộc vào lời in sẵn, các bé mới có thể biến những điều xa lạ đó trở thành của chính mình và ghi nhớ chúng lâu hơn.

2.5. Sưu tầm thêm các bài hát mới

Không chỉ ở trẻ nhỏ mà người lớn cũng vậy, những điều mới mẻ luôn kích thích sự tò mò và khao khát chinh phục của chúng ta bằng việc học tập qua các bài hát này. Hãy tìm kiếm cho bé những bài hát mới để thử sức và luôn thay đổi và tạo ra tính mới mẻ sẽ giúp các con không thấy nhàm chán, buồn tẻ.

3. Những lưu ý mà ba mẹ cần nắm được trong quá trình dạy con học tiếng Anh qua bài hát

Một phương pháp học tiếng Anh qua bài hát rất đơn giản và có thể dễ dàng áp dụng đối với tất cả các các bạn học sinh. Tuy nhiên, để giúp việc học tiếng Anh được hiệu quả cao nhất trong quá trình học, ba mẹ cũng nên phải lưu ý một vài điều nho nhỏ như sau:

3.1. Áp dụng phương pháp này đối với trẻ từ mấy tuổi

Không thể phủ nhận rằng âm nhạc chính là yếu tố cực kỳ thu hút các bé. Cungx chính vì điều này mà việc phụ huynh áp dụng phương pháp dạy bé học tiếng Anh qua bài hát sẽ mang lại hiệu quả lớn. Nhưng câu hỏi đặt ra rằng, nên áp dụng phương pháp này đối với trẻ từ mấy tuổi. Chắc chắn các bậc phụ huynh đều nắm được rằng ở độ tuổi từ 0 – 6 tuổi là khoảng “giai đoạn vàng” cho bé tiếp thu và phát triển ngôn ngữ một cách thần kỳ. Trong giai đoạn này nếu cho bé tiếp xúc càng sớm và càng nhiều với tiếng Anh ba mẹ sẽ thấy sự khác biệt tới rõ rệt trong khả năng ngôn ngữ của trẻ. Vì lý do này mà các bậc phụ huynh đừng ngần ngại bật các bài hát tiếng Anh cho bé hàng ngày. Hãy cứ để trẻ được “tắm” mình trong những giai điệu đó. Hãy luôn tạo ra sự hứng thú và kích thích mỗi khi bật nhạc. Và chắc chắn một điều rằng các ba mẹ sẽ thấy bé hấp thụ ngôn ngữ tự nhiên và hiệu quả rõ rệt bởi phương pháp này mang lại đó.

3.2. Học tiếng Anh qua những đồ chơi âm nhạc có bài hát

Khi áp dụng phương pháp dạy bé học tiếng Anh qua bài hát, nhiều phụ huynh thường xuyên cho con tiếp xúc với điện thoại, iPad, tivi hoặc máy tính. Cách thức này rất có hiệu quả. Tuy nhiên, việc để trẻ tiếp xúc thiết bị điện tử trong thời gian dài là điều không tốt. Chính vì vậy, nhiều đồ chơi âm nhạc để giúp bé học tiếng Anh đã ra đời. Đồ chơi vừa chứa đựng những bài hát tiếng Anh cho bé, vừa cho trẻ nhỏ tăng khả năng cầm nắm, khám phá đồ vật. Sự kết hợp này mang lại nhiều lợi ích hơn rất nhiều. Dưới đây là một số loại đồ chơi thông minh cho trẻ để ba mẹ có thể tham khảo.

3.3. Học tiếng Anh qua sách phát nhạc

Ba mẹ có thể tham khảo điều này bởi đó chính là món đồ chơi thông minh hỗ trợ phụ huynh rất tốt trong việc dạy bé học tiếng Anh qua bài hát. Món đồ chơi này phù hợp cho những bé ở độ tuổi từ 6 đến 36 tháng tuổi. Với kiểu dáng đáng yêu, sinh động, chất liệu nhựa cao cấp, nhẵn bóng, các góc được bo tròn, chắc chắn đây sẽ là món đồ chơi an toàn và thú vị đối với các bạn nhỏ. Trẻ cũng sẽ cảm thấy thích thú khi cuốn sách sẽ phát ra những ánh sáng nhấp nháy kết hợp cùng với âm thanh từ các bài hát tiếng Anh được tuyển chọn kỹ càng phù hợp cho độ tuổi của trẻ. Với mỗi trang sách, trẻ sẽ được khám phá những nội dung bài học khác nhau như chữ cái, số… Với món đồ chơi này trẻ không chỉ được kích thích phát triển ngôn ngữ qua âm nhạc mà cả hình ảnh trực quan sinh động.

3.4. Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo cho con học tiếng Anh tại trung tâm Pantado 

Pantado là trung tâm Anh ngữ trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam với phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn châu  u, giúp các bé phát triển toàn diện về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh, và tự tin trong giao tiếp. 

Đến với Pantado các con sẽ được trải nghiệm hình thức học trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà mà không phải đi đâu xa, thời gian học tập linh hoạt, mỗi bài học được thiết kế sinh động kèm theo những trò chơi thú vị giúp con “vừa được học lại vừa được chơi”. Hơn nữa các thầy cô giáo luôn là người đồng hành cùng con, con sẽ không còn cảm thấy chán nản sợ sệt trong suốt quá trình học. 

Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!
Trên đây là tất cả những kinh nghiệm mà Pantado đã đúc kết được, hy vọng rằng những thông tin, kiến thức đó sẽ mang lại lợi ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình lựa chọn và định hướng cho con học tiếng Anh hiệu quả hơn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ GHI NHỚ ĐƯỢC TỪ VỰNG HIỆU QUẢ?

Trong tiếng Anh, từ vựng là nền tảng cốt lõi để giúp cho việc giao tiếp tiếng Anh trở nên thuận lợi hơn. Có bao giờ ba mẹ gặp phải trường hợp con học từ vựng theo kiểu “học trước quên sau”. Điều này chẳng thể đem lại những lợi ích gì cho quá trình phát triển trình độ sau này cả, việc không nắm chắc được những từ vựng cơ bản mà các con đã được học qua sẽ góp phần làm cản trở trong quá trình học. Vậy làm thế nào để trẻ ghi nhớ được từ vựng hiệu quả, ghi nhớ từ đã được học lâu hơn? Hãy cùng Pantado tìm hiểu cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả ở ngay trong bài viết bên dưới đây nhé!

 

1. Những khó khăn thường gặp khi học từ vựng tiếng Anh là gì?

Bất kể đối với những người học đã lâu, hay những bạn học sinh mới tiếp cận với tiếng Anh được một vài năm thì đều gặp phải những khó khăn khi học từ vựng như nhau cả. Vây những khó khăn thường gặp đó là gì? Dưới đây là một vài những trở ngại thường gặp nhất trong quá trình học. 

1.1. Học từ vựng tiếng Anh không khoa học

Hầu hết các bạn nhỏ khi học từ vựng nhưng lại không có thói quen tạo ra một hệ thống từ vựng riêng cho mình. Thậm chí, có không ít bạn còn không có quyển sổ tay ghi chép những từ vựng đã học. Vô hình chung việc làm này sẽ khó có thể ghi nhớ từ vựng một cách dễ dàng cả. Việc hệ thống từ vựng theo chủ đề hoặc loại từ là một cách học vô cùng khoa học. Kết hợp với thói quen ghi chép sẽ giúp từ vựng được in sâu hơn trong bộ nhớ của các bạn học sinh. 
Hãy thay đổi cách học từ vựng tiếng Anh bằng việc gắn từ đó trong mối liên kết với các từ khác, hoặc với sự vật, hiện tượng cụ thể. Bằng hình thức đặt câu với từ mới học, bạn sẽ dễ dàng hình dung và ghi nhớ từ hơn rất nhiều.

1.2. Học từ vựng không đặt chúng vào ngữ cảnh 

Hãy nhớ lại cách chúng ta học tiếng mẹ đẻ khi còn nhỏ nào. Mọi từ vựng luôn được gắn liền với một tình huống hay một sự vật cụ thể nào đó. Và chúng ta luôn nhớ mọi thứ thật dễ dàng. Vậy tại sao bạn không vận dụng cách học từ vựng tiếng Anh cho người mất gốc theo đúng như vậy. Hãy gắn mỗi từ vựng vào một ngữ cảnh nhất định. Mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

1.3. Từ vựng tiếng Anh rất đa dạng

Từ vựng tiếng Anh đa dạng cũng chính là một trong những khó khăn thường thấy đối với các bạn học sinh trong quá trình học tiếng Anh. Chính điều này gây ra trở ngại không hề nhỏ trong quá trình học từ vựng tiếng Anh. Ví dụ như cùng là một từ nhưng khi được sử dụng ở vị trí danh từ thì sẽ có nghĩa này, lúc ở vị trí tính từ hay động từ thì lại mang một nghĩa hoàn toàn khác. Hơn nữa trong quá trình học sẽ gặp những từ có nghĩa gần gần giống nhau. Đây là những từ chúng ta rất dễ nhầm lẫn nếu không hiểu đúng bản chất và sắc thái nghĩa của chúng.

1.4. Từ vựng trong sách vở khác với từ vựng thực tế

Hầu hết vốn từ vựng trong sách vở chỉ là những từ cốt lõi. Nếu chỉ “bê nguyên” những kiến thức sách vở ra thực tế trong nhiều tình huống các bạn nhỏ sẽ cảm thấy bối rối.

2. Phương pháp học từ vựng tiếng Anh hiệu quả

Để học từ vựng tiếng Anh một cách hiệu quả thì phương pháp học là một trong những yếu tố cốt lõi của vấn đề này. Hãy cùng tìm hiểu một số những phương pháp học từ vựng tiếng Anh hiệu quả ở bên dưới đây nhé!

2.1. Viết ra những từ mới đã được học 

Đối với phương pháp này, sẽ hoàn toàn phù hợp khi học từ vựng tiếng Anh. Không gì giúp các bạn học sinh ghi nhớ lâu và nhớ chính xác từ vựng bằng cách trực tiếp viết lại từ đó ra giấy hoặc ghi vào sổ tay từ vựng.

2.2. Sử dụng từ vựng đã được học trong các tình huống thực tế

Để đạt được hiệu quả cao nhất khi học từ vựng, hãy áp dụng vào các tình huống thực tế để giúp con ghi nhớ lâu hơn. 

2.3. Học từ vựng qua các đoạn văn, hội thoại, câu chuyện

Thay vì việc mải miết học hàng loạt những cách nói “xin chào” ba mẹ khuyên các bạn nhỏ rằng hãy tạo nên những cuộc hội thoại ngắn như sau: Hello, how are you? I’m fine, thank you,… để ghi nhớ tốt hơn.

2.4. Liên kết các từ vựng đã được học với những câu từ có ý nghĩa

Một trong những cách học tốt từ vựng tiếng Anh là gắn từ vựng vào hoàn cảnh cụ thể. Đặc biệt nếu tạo ra được mối liên hệ với bản thân thì các bạn nhỏ sẽ càng nhanh thuộc nhớ lâu những từ đó. Chẳng hạn nếu con là người mê truyện tranh trinh thám thì chắc hẳn khi gắn liền cụm từ “detective Conan” con sẽ khó mà quên được nghĩa “nhà thám tử” của từ “detective”.

2.5. Hình dung, tưởng tượng với những từ vựng đã được học

Cách học này khá hữu ích với những bạn nhỏ có óc tưởng tượng phong phú. Bằng cách này con có thể phác họa lại hình ảnh ý nghĩa của từ vựng để tạo ra dấu ấn đặc biệt. Với cách học từ vựng tiếng Anh này, và con cũng có thể mở rộng ra để học các từ đồng nghĩa hoặc các từ liên kết.

Tại Pantado các con sẽ được trải nghiệm hình thức học trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà mà không phải đi đâu xa, thời gian học tập linh hoạt, mỗi bài học được thiết kế sinh động kèm theo những trò chơi thú vị giúp con “vừa được học lại vừa được chơi”. Hơn nữa các thầy cô giáo luôn là người đồng hành cùng con, con sẽ không còn cảm thấy chán nản sợ sệt trong suốt quá trình học. 

Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!


 

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN GIAO TIẾP TIẾNG ANH CHO CON: BA MẸ CẦN BIẾT?

Đã bao giờ ba mẹ có cảm thấy rằng việc rèn luyện giao tiếp tiếng Anh cho trẻ lại gặp không ít khó khăn và trở ngại? Hay con học giao tiếp tiếng Anh mãi mà chẳng thể giao tiếp câu nào, thậm chí là đọc một từ cũng cảm thấy khó. Vậy nguyên nhân từ những điều đó đến từ đâu? Phải chăng là do phương pháp học? Thực tế, phương pháp học chính là một trong những bước đầu hình thành và đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển giao tiếp tiếng Anh. Vậy những phương pháp đó là gì thì ba mẹ hãy cùng Pantado tìm hiểu chi tiết vể vấn đề này ở trong bài viết dưới đây nhé! 

 

Hãy lựa chọn những chủ đề tiếng Anh mà trẻ thích

Một trong những phương pháp học giao tiếp tiếng Anh hiệu quả nhất đó chính là ba mẹ hãy lựa chọn những chủ đề tiếng Anh mà trẻ thích. Điều này cũng giúp cho trẻ hào hứng với việc luyện nói tiếng Anh nhiều hơn. Hãy tận dụng những điều đó ba mẹ nên lựa chọn các chủ đề mà con thích. Bên cạnh đó ba mẹ hãy để ý sở thích của trẻ nhằm ứng dụng các trò chơi, hoạt động hoặc các bài hát để thúc đẩy trẻ học. Và việc chắc chắn việc tập trung vào chủ đề mà trẻ quan tâm sẽ giúp trẻ tránh nhàm chán khi học tiếng Anh.

Khơi gợi sự hứng thú cho trẻ bằng việc sử dụng đồ vật, cử chỉ 

Với phương pháp này, ba mẹ cũng có thể sử dụng các đồ vật hay cử chỉ, nét mặt. Ví dụ, khi ba mẹ dạy từ vựng “tomato”, hãy sử dụng ngay một quả cà chua trong nhà bếp để giúp trẻ hình thành mối liên hệ giữa từ và đồ vật. Tiếp theo đó, ba mẹ cố gắng sử dụng các đồ vật để trẻ dễ liên kết cũng như tăng sự thích thú cho con khi học tiếng Anh. Và các cử chỉ và biểu hiện trên khuôn mặt cũng là những hành động giúp trẻ cảm thấy vui nhộn hơn khi học tiếng Anh.

Duy trì thói quen giao tiếp tiếng Anh trong gia đình

Ba mẹ có thể chọn những thời điểm mà trẻ dễ tập trung nhất bởi đó sẽ là thời gian hằng ngày mà ba mẹ dành cho các hoạt động liên quan đến tiếng Anh. Bằng việc các thành viên trong gia đình nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh, trong bữa ăn chẳng hạn. Việc áp dụng phương pháp này đôi khi phải là học quá nhiều mà quan trọng là việc duy trì điều đó như thế nào, và với trẻ  việc duy trì đều đặn trong khoảng 10-15 phút mỗi ngày là quá đủ. 

Bên cạnh đó, ba mẹ vẫn có thể linh hoạt về thời gian nói tiếng Anh. Thông thường, tâm trạng cũng như mức năng lượng của trẻ có thể ảnh hưởng đến động lực học tập của con. Theo đó, trẻ có thể không chú ý khi bị mệt mỏi, không khỏe. Do đó, cha mẹ có thể linh động cho con học vào những giờ trẻ thấy khỏe hoặc cho con nghỉ ngơi một ngày để lấy lại năng lượng.

Không chỉ chú trọng quá nhiều vào ngữ pháp

Điều này rất có thể sẽ khiến trẻ bị áp lực, chán nản khi học tiếng Anh. Nếu ba mẹ thấy trẻ sử dụng ngữ pháp không chính xác, thì có thể bỏ qua nếu đó là lỗi nhỏ và để trẻ thể hiện bản thân mình. Đôi khi ba mẹ có thể sửa nhưng đừng quá tập trung vào việc chỉ ra các lỗi của con. Trẻ em thường học thông qua sự lặp lại. Bởi vậy mà hãy kiên nhẫn với con. Và việc ba mẹ lặp lại một từ hoặc một cấu trúc ngữ pháp thường xuyên, có thể con sẽ học nó một cách tự nhiên mà không cảm thấy áp lực.

Áp dụng tiếng Anh vào thực tế cuộc sống

Với phương pháp này, các con có thể sẽ tiến bộ giao tiếp một cách rõ rệt đó ba mẹ. Ví dụ như nếu gia đình bạn thường xuyên đi chơi trong công viên, bạn có thể giới thiệu các từ vựng liên quan đến động vật, cây cối mà trẻ nhìn thấy trên đường đi. Bằng điều này ba mẹ có thể thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách chỉ ra những điều thú vị, giúp trẻ tò mò hơn về những sự vật đó. Hình thức học này sẽ giúp trẻ luyện nói tiếng Anh trong môi trường thoải mái, vui vẻ. Ba mẹ hãy cố gắng chỉ ra các từ vựng cho trẻ ở bất cứ đâu để giúp trẻ học tiếng Anh một cách tự nhiên nhất.

Học tiếng Anh qua các kênh trực tuyến

Ba mẹ có thể tận dụng các kênh học tiếng Anh trực tuyến. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng dạy tiếng Anh qua các câu chuyện, ảnh động hay bài hát. Và ba mẹ có thể tham khảo một số kênh học tiếng Anh dưới đây như:

PBS Kids: là kênh luyện nói tiếng Anh cho trẻ thông qua các trò chơi, bài hát và video cực thú vị. Trang web được thiết kế để cho các em luyện nói tiếng Anh bản xứ. Các đồ họa tại trang web này khá sinh động và hấp dẫn. Những bài học xoay quanh các chủ đề quen thuộc như: con vật, đồ ăn, trường học.

FluentU: Là kênh cung cấp các video ngắn như hoạt hình, quảng cáo hài hước, vlog,…giúp tăng sự thích thú khi luyện nói tiếng Anh cho trẻ. Các video đều có phụ đề, khi bạn di chuột vào một từ, hệ thống sẽ hiển thị nghĩa của từ đó. Tại app FluentU, trẻ có thể luyện nói tiếng Anh thông qua các câu hỏi. Theo đó, các em sẽ trả lời các câu hỏi bằng tiếng Anh qua điện thoại. Khi sử dụng FluentU, ba mẹ nên lựa chọn các video phù hợp để tăng hiệu quả học tập cho trẻ.

Pantado là trung tâm Anh ngữ trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam với phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn châu  u, giúp các bé phát triển toàn diện về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh, và tự tin trong giao tiếp. 

Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!

CÁCH PHÒNG TRẺ BỊ CẢM LẠNH MÙA ĐÔNG NHƯ THẾ NÀO?

Cảnh lạnh là bệnh thường thấy vào mùa đông đối với trẻ nhỏ, được gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, bắt nguồn từ bệnh viêm đường hô hấp. Vậy nếu trẻ có triệu chứng bị cảm lạnh, ba mẹ nên điều trị như thế nào? Hãy cùng Pantado đi tìm hiểu kỹ hơn về bệnh cảm lạnh và cách điều trị khi con bị cảm lạnh một cách hiệu quả và cách chăm sóc trẻ bị cảm lạnh mùa đông như thế nào để trẻ nhanh khỏi, tất cả sẽ có ở dưới bài viết ba mẹ nhé!

 

1. Vậy cảm lạnh mùa đông ở trẻ đến từ đâu?

Cảm lạnh gây ra bởi các loại virus, chúng phát triển mạnh nhất vào mùa đông bởi thời tiết lạnh và khô cực thích hợp cho sự tồn tại của các loại virus này. Ở trẻ nhỏ, sức đề kháng khá yếu nên khi bị nhiễm lạnh các loại virus này dễ dàng tấn công và gây hại cho trẻ. Bên cạnh đó, một số các nguyên nhân khác gây cảm lạnh ở trẻ có thể kể đến như:

1.1. Mặc quá nhiều quần áo cho trẻ

Hầu hết các bậc phụ huynh thường có thói quen mặc cho trẻ nhiều lớp áo trong ngoài từ áo len, áo khoác vào mùa đông. Thế nhưng, không phải cứ cho trẻ mặc quá nhiều áo mà đã tốt bởi trẻ nhỏ có thân nhiệt cao hơn người lớn, hơn nữa chúng lại ưa vận động, thường xuyên chạy nhảy, vui chơi vì vậy rất dễ đổ mồ hôi. Từ đó khiến mồ hôi ngấm vào quần áo làm trẻ mặc quần áo ẩm trong thời gian dài, do vậy mà trẻ rất dễ bị nhiễm cảm lạnh.

1.2. Để mồ hôi thấm ngược vào người trẻ

Vào mùa đông, nền nhiệt trong nhà và ngoài trời khá chênh lệch, do vậy mà khi trẻ mặc nhiều quần áo chạy nhảy vui chơi rất dễ bị đổ mồ hôi. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh do bị thấm ngược mồ hôi và cùng với tác động của gió lạnh. Vì vậy mà ba mẹ cần lưu tâm đến trẻ, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của cơ thể và đặc biệt kiểm tra lớp áo bên trong cùng của trẻ ba mẹ nhé.

1.3. Phòng ngủ bí bách

Ngoài những nguyên nhân được kể trên thì việc phòng ngủ của trẻ quá kín cũng có thể dẫn đến trẻ bị cảm lạnh. Tại sao lại như vậy? Bởi khi đóng kín cửa thường xuyên không khí trong nhà sẽ không được lưu thông, vi khuẩn và vi rút trú ngụ trong nhà sẽ phát triển nhanh và gây bệnh cho trẻ. 

1.4. Trẻ bị cảm lạnh do lây bệnh từ người khác

Đây cũng là một loại bệnh rất dễ bị lây lan qua đường hô hấp. Vì vậy, ba mẹ cần lưu ý khi cho trẻ đến những chỗ đông người như siêu thị, cửa hàng, khu vui chơi. Ở trường học của trẻ cũng là nơi trẻ dễ bị lây nhiễm bởi các con tiếp xúc với nhiều bạn bè. Để có thể ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh cho con thì ba mẹ nên khuyên con đeo khẩu trang khi đến nơi đông người để hạn chế bị dính giọt bắn từ người bệnh, đồng thời thường xuyên rửa tay sạch sẽ và hạn chế đưa tay lên mắt mũi miệng.

2. Làm thế nào để nhận biết trẻ bị cảm lạnh?

Biểu hiện cảm lạnh dễ thấy nhất ở trẻ đó là trẻ rất uể oải, mệt mỏi, xuất hiện các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, ngoài ra trẻ cũng có biểu hiện sốt cao hơn 38 độ C. Những triệu chứng khác có thể xuất hiện khi trẻ bị cảm lạnh mùa đông là: Đau rát họng, ho, mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, niêm mạc mũi bị đỏ và sưng.

Bên cạnh đó ba mẹ cần lưu ý một số điều như: Thời gian bệnh cảm lạnh mùa đông của trẻ diễn biến mạnh nhất là 10 ngày đầu tiên sau đó giảm dần. Các triệu chứng bệnh có thể kéo dài hơn 10 ngày tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ. Cảm lạnh ở trẻ không quá nguy hiểm tuy nhiên chúng có thể kéo dài hàng tuần thậm chí nhiều tháng trong trường hợp bệnh không nặng.

3. Cách điều trị và chăm sóc khi trẻ bị cảm lạnh vào mùa đông

Trong trường hợp trẻ bị cảm lạnh , ba mẹ nên chăm sóc và điều trị cho con như thế nào là hiệu quả nhất? Ba mẹ hãy theo dõi chi tiết ở bên dưới đây nhé!

3.1. Vệ sinh mũi cho trẻ

Cảm lạnh khiến trẻ bị sổ mũi, chảy dịch làm bé khó thở, cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ để trẻ dễ chịu hơn. Với trẻ sơ sinh, cha mẹ cần thường xuyên hút dịch mũi, rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để hút mũi và đờm cho trẻ do trẻ còn quá nhỏ không thể tự khạc đờm và tự hỉ mũi ra ngoài. Có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ cho trẻ trên 2 tuổi nếu bé bị mệt mỏi quá sức.

3.2. Cho trẻ uống thuốc

Có thể sử dụng một số loại thuốc không cần kê toa tại để làm giảm bớt các triệu chứng cảm lạnh cho trẻ nhỏ.
Paracetamol (Acetaminophen): Dùng hạ sốt cho trẻ khi trẻ sốt cao trên 38 độ C
Phenylephrine: Giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi
Thuốc ức chế ho Guaifenesin: Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ho có đờm ở trẻ
(Codeine và Dextromethorphan): Giảm đau họng, ngăn ngừa viêm phế quản
Thuốc kháng Histamine (Brompheniramine): Ngăn ngừa các cơn dị ứng ở trẻ

Ngoài ra ba mẹ có thể tham khảo các loại thuốc sử dụng cho trẻ bị cảm lạnh như:
Thuốc ức chế ho (Dextromethorphan hoặc DM)
Dextromethorphan được chỉ định dùng trong các trường hợp ho do đau họng và điều trị chứng viêm phế quản do cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên thuốc chống chỉ định sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi và có mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc. 
Hiện nay thuốc được điều chế dưới dạng viên nén, viên nang, dang ngậm hay siro. Và được điều chế dưới dạng đơn độc (Chỉ bao gồm 1 thành phần duy nhất là dextromethorphan) hoặc kết hợp với một số thành phần khác. Hàm lượng của thuốc khá đa dạng với viên nén 10 - 60mg hoặc siro với nồng độ dextromethorphan 5mg/5ml; 7,5mg/5ml; 30mg/5ml…
Liều dùng của thuốc: Do có nhiều hàm lượng và điều chế dưới nhiều dạng khác nhau nên khi sử dụng cho trẻ cha mẹ hãy tham khảo các bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để có thể đảm bảo an toàn.
Trẻ em ≥12 tuổi: Sử dụng 10 – 20mg mỗi 4 giờ hoặc 20-30mg mỗi 6-8 giờ. Không quá 120mg/ngày
Trẻ em < 6 tuổi: Cho trẻ uống 5mg mỗi 4 giờ, không vượt quá 6 liều trong 24 giờ. Không quá 30mg/ngày
Trẻ em <12 tuổi: Cho trẻ dùng 10mg mỗi 4 giờ, không vượt quá 6 liều trong 24 giờ. Không quá 60mg/ngày
Có thể sử dụng thuốc cho trẻ trước hoặc sau bữa ăn tuy nhiên tốt nhất nên cho trẻ uống sau ăn để tránh kích thích hệ tiêu hóa. Tuyệt đối không tự ý tăng liều dùng của thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ để tránh gây nguy hiểm cho trẻ.
Thuốc ho (Guaifenesin)
Guaifenesin dùng để điều trị các triệu chứng ho có đờm, ứ đọng đờm, gây cản trở đường hô hấp. Chúng giúp làm loãng dịch đờm, ngăn ngừa tắc nghẽn giúp bệnh nhân dễ thở hơn và làm long đờm.
Chống chỉ định sử dụng thuốc cho trẻ quá mẫn với guaifenesin và trẻ em dưới 4 tuổi.
Liều dùng của thuốc: Thuốc Guaifenesin được bào chế dưới nhiều dạng thuốc như viên nang, viên nén và dạng uống với các hàm lượng khác nhau như:
Viên nang hàm lượng 200mg; viên nang giải phóng kéo dài 300 mg.
Viên nén hàm lượng 100mg hoặc loại 200 mg; viên nén giải phóng kéo dài loại 1200 mg.
Dạng dung dịch để uống loại 100 mg/5 ml, loại 200 mg/5ml.
Chế phẩm dạng thuốc phối hợp với Diaphyllin, Theophylline, Pseudoephedrine, Codeine, Dextromethorphan.
Ba mẹ cần lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ với các liều lượng như sau: Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Cho trẻ uống 200 - 400 mg mỗi 4 giờ. Với chế phẩm tác dụng kéo dài: sử dụng 600 mg hoặc 1,2 g mỗi 12 giờ. Sử dụng không quá: 2,4 g mỗi ngày. Trẻ em 6 đến dưới 12 tuổi: Cho trẻ uống 100 - 200 mg mỗi 4 giờ. Với chế phẩm tác dụng kéo dài: sử dụng 600 mg mỗi 12 giờ. Sử dụng không quá: 1,2 g mỗi ngày.
Trẻ em 4 đến dưới 6 tuổi: Cho trẻ uống 50 - 100 mg mỗi 4 giờ. Với chế phẩm tác dụng kéo dài: 300 mg mỗi 12 giờ. Sử dụng không quá: 600 mg mỗi ngày.
Nếu viên nén quá lớn với trẻ có thể bẻ nhỏ hoặc tán thành bột để cho trẻ uống
Thuốc thông mũi (pseudoephedrine và phenylephrine)
Pseudoephedrine và phenylephrine là loại thuốc chống xung huyết mũi giúp làm giảm các triệu chứng xung huyết đường mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch và viêm mũi cấp do cảm lạnh.
Do một số độc tố và tác dụng phụ phát sinh nên các bác sĩ khuyến cáo không sử dụng loại thuốc này cho trẻ em dưới 4 tuổi.
Liều lượng và cách sử dụng: Thuốc được bào chế dưới các dạng khác nhau và với nhiều hàm lượng như:
Viên nén 10mg
Viên tan trong miệng loại 1,25mg và 2.5mg
Dạng dung dịch uống loại 1,25mg/5 ml;  7,5 mg/5 mL và dạng phóng thích kéo dài 10 mg/5 mL
Với từng dạng thuốc khác nhau cha mẹ cần lưu ý sử dụng chúng với liều lượng như sau:
Trẻ từ 2 đến 5 tuổi: Với dạng uống loại 1,25 mg/0,8 mL, uống 1,6 mL mỗi 4 giờ, không quá 6 liều hàng ngày và với loại 7,5 mg/5 mL sử dụng cách 12 giờ cho mỗi liều 3,75mg và không quá 15mg mỗi ngày. Dạng viên nén 10mg: cho trẻ uống 5 mg uống mỗi 4 giờ khi cần thiết. Viên ngậm: cho trẻ sử dụng 2,5 mg mỗi 4 giờ, không quá 15 mg trong 24 giờ 
Trẻ từ 6 - 11 tuổi: Sử dụng loại 7,5 mg/5 mL sử dụng cách 12 giờ cho mỗi liều 7,5 mg và không quá 30 mg mỗi ngày. Dạng viên nén 10mg: cho trẻ uống 10 mg uống mỗi 4 giờ khi cần thiết. Viên ngậm: cho trẻ sử dụng 2,5 mg mỗi 4 giờ, không quá 30 mg trong 24 giờ.
Trẻ trên 12 tuổi: Sử dụng loại 7,5 mg/5 mL sử dụng cách 12 giờ cho mỗi liều 7,5 mg và không quá 30 mg mỗi ngày. Dạng viên nén 10mg: cho trẻ uống 10 mg uống mỗi 4 giờ khi cần thiết, uống không quá 4 liều 1 ngày. Viên ngậm: cho trẻ sử dụng 10 mg mỗi 4 giờ, không quá 60 mg trong 24 giờ.
Khi sử dụng thuốc cho trẻ hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được tư vấn chính xác. Khi có các biểu hiện dị ứng với thuốc hay phản ứng khác lạ do tác dụng phụ của thuốc cần mang bé đến bệnh viện ngay lập tức để được chữa trị.
Thuốc kháng histamine
Histamin là nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngứa, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt nhằm chống lại các chất lạ, bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại. Thuốc kháng histamin được sử dụng với tác dụng làm giảm và ngăn chặn các triệu chứng này. 
Trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc kháng histamin như như brompheniramine, chlorpheniramine maleate, diphenhydramine và các loại khác.
Thuốc kháng histamin khá an toàn tuy nhiên cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ nhỏ. Lưu ý không sử dụng cho trẻ dưới 2 toàn để đảm bảo an toàn.
Khi sử dụng thuốc dưới dạng uống cần sau bữa ăn hoặc uống thuốc với sữa hoặc nước để chống kích ứng dạ dày. Với dạng viên nén phóng thích kéo dài, để đảm bảo phát huy hoàn toàn công dụng của thuốc cần cho trẻ nuốt nguyên viên mà không bẻ nhỏ, nghiền nát hay nhai nuốt.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ. Những người có chuyên môn mới có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác và kê đơn thuốc phù hợp cho trẻ. Vì thế khi lựa chọn mua thuốc trị cảm lạnh cho trẻ cha mẹ cần mua thuốc của các thương hiệu nổi tiếng, có uy tín để đảm bảo về chất lượng cũng như sự an toàn của trẻ khi sử dụng. Ngoài ra, ba mẹ lưu ý chỉ được dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C để tránh gây hại cho gan. Ba mẹ cần lưu ý rằng, không nên sử dụng một lúc cùng một hoạt chất dưới dưới các dạng bào chế khác nhau để tránh việc bị sử dụng quá liều. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc giảm đau, hạ sốt có kết hợp chất chống dị ứng bởi chúng gây nguy hiểm cho trẻ.

3.3. Bổ sung dinh dưỡng và nước

Bổ sung thức ăn dạng mềm cho trẻ để trẻ dễ nuốt hơn, cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để cơ thể bé nhanh hồi phục hơn. Trẻ bị cảm lạnh cũng cần bổ sung nhiều nước để làm loãng dịch mũi cũng như chống khô da. Bổ sung đủ cho trẻ 2 lít nước mỗi ngày từ nước lọc, nước ép hoa quả, sữa và điện giải. Với trẻ đang còn bú mẹ nên cho trẻ bú đủ sữa, có thể vắt sẵn sữa cho trẻ để trẻ có thể bú thường xuyên hơn.

3.4. Cho trẻ đến bệnh viện nếu cần

Nếu trẻ có những triệu chứng nặng như sốt cao nhiều ngày, khó thở, mệt mỏi, khóc yếu,...cần mang trẻ đi bệnh viện ngay lập tức để tránh nguy hiểm do các biến chứng nặng liên quan đến hô hấp.

4. Các cách phòng ngừa bệnh cảm lạnh mùa đông ở trẻ

Để phòng ngừa bệnh cảm lạnh mùa đông ở trẻ, ba mẹ có thể tham khảo một số điều như sau:

4.1. Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống cho trẻ

Điều đầu tiên là ba mẹ nên nhắc nhở và cung cấp thông tin kiến thức cho con rằng mùa đông là thời điểm thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn vì vậy ba mẹ cần lưu ý tới việc vệ sinh môi trường sống của trẻ. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, khử khuẩn, mở cửa sổ để không khí lưu thông và cho vi khuẩn thoát ra ngoài. Dạy trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ, tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh và sau khi ra ngoài trở về.

4.2. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Một trong những cách phòng ngừa bệnh cảm lạnh tiếp theo đó là ba mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ vô cùng quan trọng vừa giúp trẻ có đủ dinh dưỡng để phát triển đồng thời tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ theo một chế độ ăn cân đối, lành mạnh, đồng thời bổ sung thêm vitamin cho trẻ để trẻ có thể xây dựng sức đề kháng tự nhiên.

4.3. Vận động thường xuyên

Vận động thường xuyên cũng sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng, ít ốm vặt. Bằng những việc làm cụ thể như ba mẹ có thể cùng con vận động và tham gia các hoạt động ngoài trời như đạp xe, đi bộ, leo núi, tập thể dục.

4.4. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ vô cùng quan trọng nó giúp cơ thể phục hồi sau một ngày mệt mỏi đồng thời tăng cường sản sinh sức đề kháng cho cơ thể. Ngủ đủ giấc sẽ khiến cơ thể bé khỏe khoắn, tinh thần thoải mái dễ chịu hơn, hạn chế mắc bệnh tật so với những đứa trẻ ít ngủ. Tập cho trẻ thói quen ngủ trước 9h tối và dậy sớm để có nhịp sinh hoạt điều độ.

Trên đây là tất cả những kiến thức mà Pantado đã tham khảo và đúc kết được chia sẻ chi tiết nhất đến tất cả các bậc phụ huynh. Thông qua những chia sẻ trên ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng trong trường hợp con bị cảm lạnh mùa đông, tham khảo được cách điều trị khoa học nhất cho con. Hy vọng rằng những kiến thức trên mang lại lợi ích cho ba mẹ phần nào trong quá trình nuôi dạy con.