Tin Mới
Giáo dục giới tính là một trong những chủ đề nóng bỏng khiến nhiều ba mẹ không khỏi quan tâm đến, giáo dục giới tính không dừng lại ở bất kỳ độ tuổi nào kể cả với lứa tuổi mầm non. Vậy làm thế nào để trang bị những kiến thức về giáo dục giới tính cho một cách khoa học và hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến các bậc phụ huynh tất cả những thông tin về giáo dục giới tính cho trẻ mầm non, ba mẹ hãy cùng theo dõi nhé
1. Vậy giáo dục giới tính cho trẻ mầm non là gì?
Giáo dục giới tính là một vấn đề nóng bỏng của tất cả mọi người và của cả xã hội, và đây cũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Mà điều này, thông thường những bài học về giáo dục giới tính thường là ở thanh thiếu niên đã gần như hoàn thiện về nhận thức. Dẫu vậy, đáng quan tâm hơn cả là đối với những bạn nhỏ ở độ tuổi mầm non mới chính là độ tuổi cần quan tâm tới việc trang bị những kiến thức một cách khoa học và hiệu quả.
Giáo dục giới tính đơn thuần là cung cấp những thông tin về giới tính, sự phát triển của cơ thể, các bộ phận sinh dục, quan hệ tình cảm, sức khỏe sinh sản, quyền sinh sản, những thái độ về tình dục ở người... một cách chuẩn xác và khoa học nhất. Tuy rằng đây là vấn đề giáo dục khá nhạy cảm này khi giáo dục cho trẻ mầm non cần được khéo léo và dễ hiểu. Cũng chính bởi vậy mà rất ít người hiện nay có ý thức trong việc giáo dục giới tính cho trẻ mầm non.
Thực tế cho thấy, trẻ càng được giáo dục giới tính từ sớm càng giúp giảm tối đa tỷ lệ bị xâm hại. Vì vậy mà, tùy vào từng độ tuổi cụ thể của trẻ mà sẽ có những nội dung giáo dục phù hợp nhất để trẻ có thể nhận biết từ từ và mang đến hiệu quả tốt nhất.
2. Cần trang bị cho trẻ những kiến thức gì về giáo dục giới tính?
Việc cho trẻ tiếp nhận thông tin về giới tính từ những nguồn không chính thống có thể khiến trẻ có những suy nghĩ lệch lạc, vì thế nên ba mẹ hãy chuẩn bị, tham khảo những kiến thức về giáo dục giới tính một cách khoa học nhất. Chính bởi vậy, tùy vào từng độ tuổi cụ thể mà ba mẹ nên cân nhắc và lựa chọn những nội dung giáo dục giới tính như sau:
Ở trẻ 2 tuổi: Ba mẹ cần dạy trẻ biết cách nhận biết và gọi tên các bộ phận sinh dục. Đặc biệt, ba mẹ và bé cần có quy tắc chung về vùng riêng tư, ai sẽ là người được chạm và ai là người không được chạm vào vùng đó.
Ở trẻ 2 – 5 tuổi: Ba mẹ cần chia sẻ với trẻ rằng trẻ được tạo ra như thế nào, trẻ có nên và không nên chạm vào người khác không, khi nào trẻ sẽ được chạm vào người khác, có cho người lạ chạm vào người hay không.
Điều quan trọng nhất là ba mẹ cần giúp trẻ nhận biết và gọi tên được bộ phận sinh dục và vùng cấm trên cơ thể. Ba mẹ hãy dạy trẻ rằng những ai sẽ được chạm vào vùng riêng tư của bé và những ai không được. Đó chính là tiền đề quan trọng để trẻ nhận thức được những kiến thức sơ khai về giới tính.
3. Vì sao cần giáo dục giới tính cho trẻ mầm non?
Việc trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng về giáo dục giới tính cho trẻ mầm non không chỉ giúp con nhận thức về vấn đề nóng bỏng này mà còn mang lại những lợi ích như:
3.1. Giúp trẻ có thể tự bảo vệ mình
Khi trẻ có kiến thức về giới tính và có kỹ năng thì việc tự bảo vệ mình sẽ hiệu quả hơn. Trong những trường hợp xấu, trẻ sẽ biết làm gì khi phải đối diện với người lạ, với những người có ý đồ xấu. Mà điều này lại càng quan trọng hơn ở những nơi công cộng, những nơi không có người thân hay ba mẹ đi cùng thì việc giúp trẻ nhận biết và bảo vệ mình là vô cùng quan trọng.
3.2. Tránh những hậu quả đáng tiếc sau này
Theo các thống kê cho thấy, chỉ khi những vụ việc đau lòng xảy ra khi các bé bị xâm hại tình dục thì khi đó ba mẹ mới ý thức được việc giáo dục giới tính cho trẻ. Những con số về việc trẻ bị xâm hại, những ca phá thai ở độ tuổi vị thành niên ba mẹ cần có ý thức hơn về việc giáo dục giới tính sớm cho trẻ.
3.3. Giảm độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu
Khi đề cập đến vấn đề này, chắc hẳn sẽ có không ít những phụ huynh lảng tránh với vấn đề nhạy cảm này. Điều này vô tình đã dẫn tới sự tò mò, muốn thử của trẻ. Việc giáo dục giới tính sớm cho trẻ mầm non cũng giúp trẻ nhận biết được các bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục.
3.4. Giúp bé biết tránh xa các tệ nạn xã hội
Xã hội hiện nay có rất nhiều những tệ nạn nguy hiểm, việc giáo dục giới tính sớm cho trẻ mầm non sẽ giúp ba mẹ có thể yên tâm hơn phần nào khi bé bước vào xã hội. Trẻ sẽ biết được những tệ nạn cần tránh và có được những thái độ dứt khoát với điều đó. Việc hình thành những kiến thức về giáo dục giới tính sẽ giúp các bé nữ giảm thiểu tối đa những rủi ro có thai ngoài ý muốn khi lớn lên.
3.5. Định hướng cho trẻ lối sống lành mạnh
Đối với trẻ ngay từ khi còn nhỏ đã có kiến thức về giới tính, về quan hệ tình dục về các kỹ năng bảo vệ bản thân, về vùng cấm của cơ thể sẽ giúp trẻ có một lối sống lành mạnh hơn. Sự tò mò có thể khiến trẻ rơi vào những điều nguy hiểm. Vì vậy mà khi ba mẹ có ý thức giáo dục giới tính, sẽ giúp trẻ có được kiến thức đầy đủ, biết nhiều điều để từ đó biết giữ gìn và bảo vệ bản thân mình.
4. Các nguyên tắc giáo dục giới tính cho trẻ mầm non
Khi đề cập đến vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ, không ít ba mẹ còn có thái độ lảng tránh trước những câu hỏi của trẻ về giới tính. Vì vậy để đảm bảo trẻ có đầy đủ những nhận thức, kỹ năng về giới tính. Dưới đây là một số những nguyên tắc giáo dục giới tính mà ba mẹ có thể tham khảo như:
Nguyên tắc trung thực, tương tác hai chiều: Ba mẹ cần trung thực, chân thành giải đáp mọi thắc mắc của trẻ. Những câu hỏi về giới tính cần được giải đáp đúng nhất để hình thành những kiến thức đúng chuẩn cho trẻ. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần có những sự tương tác hai chiều với bé về vấn đề giáo dục giới tính. Ba mẹ không được ngại ngùng khi chỉ cho bé các bộ phận sinh dục cũng như những điều cấm kỵ của vùng nhạy cảm.
Nguyên tắc tích cực, chủ động: Ba mẹ cần chủ động, tích cực chia sẻ cho trẻ các tình huống nguy hiểm và hướng dẫn bé có cách xử lý hiệu quả nhất. Đặc biệt khi ở trong gia đình, khi ra môi trường ngoài ba mẹ cần lồng ghép các bài học thông qua các sự việc cụ thể.
Nguyên tắc lặp lại: Mọi kiến thức ba mẹ đều cần có sự nhắc lại để bé nhớ lâu hơn. Độ tuổi mầm non trẻ thường nhanh quên những kiến thức của ba mẹ, người lớn dạy. Vì vậy hãy kiên nhẫn để nhắc lại các kiến thức đó.
Phương pháp giáo dục giới tính cho trẻ mầm non
Để ba mẹ có thể thoải mái chia sẻ và giúp trẻ có được đầy đủ nhận thức về giáo dục giới tính ba mẹ có thể áp dụng và tham khảo những phương pháp giáo dục giới tính cho trẻ mầm non như sau:
Giáo dục giới tính cho bé tuổi mầm non thông qua các trò chơi, hoạt động vui chơi: Hoạt động vui chơi được coi là một phần quan trọng của trẻ mầm non. Nói vui rằng vui chơi chính là cuộc sống của những đứa trẻ. Chính vì vậy mà ba mẹ có thể tận dụng những khoảng thời gian này để lồng ghép các bài học giáo dục giới tính cho trẻ. Các trò chơi giúp trẻ nhận biết được bộ phận sinh dục, biết được những nguy hiểm hay giáo dục bé những quy tắc riêng cho vùng nhạy cảm chính là những chủ đề mà ba mẹ có thể lựa chọn để tổ chức trò chơi.
Giáo dục giới tính cho bé mầm non thông qua các sinh hoạt hàng ngày: Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, ba mẹ càng cần nên lồng ghép các bài học giáo dục giới tính cho bé. Những bài học, những kiến thức, những kỹ năng được nhắc lại hàng ngày chắc chắn sẽ mang đến hiệu quả tích cực nhất.
Giáo dục giới tính cho bé thông qua những hoạt động ngoài trời: Ba mẹ có thể cho trẻ tham gia các buổi lễ, các hoạt động chủ đề giáo dục giới tính. Ngoài ra khi ba mẹ cùng bé có những chuyến du lịch, vui chơi ngoài trời thì cũng cần lồng ghép thêm các bài học giới tính để trẻ chủ động trong việc tiếp thu và hình thành nhận thức đúng đắn nhất.
Những lưu ý khi giáo dục giới tính cho trẻ mầm non
Giáo dục giới tính mang đến vô vàn lợi ích cho trẻ mầm non. Trẻ có được hệ thống kiến thức chuẩn và sớm nhất về giới tính sẽ giúp bé hình thành nhân cách tốt, biết bảo vệ mình trước mọi cám dỗ và sự nguy hiểm của cuộc sống sau này. Vì vậy để giúp việc giáo dục giới tính cho trẻ được hiệu quả ba mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
Học mọi lúc, mọi nơi: Tận dụng mọi tình huống, mọi hoàn cảnh để lồng ghép bài học về giới tính cho trẻ.
Kiểm soát nội dung con xem: Có sự kiểm soát những nội dung mà trẻ sẽ tiếp cận trong thực tế, sách vở, tivi, mạng internet.
Hướng dẫn con sử dụng thiết bị công nghệ an toàn: Ba mẹ cần hướng dẫn trẻ sử dụng điện thoại, ipad... một cách thông minh, nên vào những trang nào, những trang nào cần tránh...
Chủ động dạy con: Bố mẹ luôn là người chủ động trong việc truyền tải thông tin về giới tính cho trẻ để giúp trẻ có luồng thông tin chuẩn xác và chính thống nhất.
Thái độ tích cực: Ba mẹ luôn có thái độ nhẹ nhàng, tích cực trước mỗi vấn đề của trẻ, nhất là những sai lầm của trẻ để trẻ có được nhận thức đúng đắn hơn.
Trên đây là tất cả những thông tin mà Pantado muốn chia sẻ tới các bậc phụ huynh, hy vọng rằng những kiến thức đó sẽ mang lại lợi ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con.
Ngày nay hầu hết các bậc phụ huynh cho con theo học tiếng Anh từ nhỏ, đặc biệt ở lứa tuổi tiền tiểu học đến tiểu học, việc các bạn nhỏ học thêm tiếng Anh ở các đơn vị đào tạo như một xu hướng. Mặc dù vậy, phần đông lại có không ít các bậc phụ huynh băn khoăn rằng liệu có phương pháp nào để dạy con ôn tập, rèn luyện tiếng Anh hiệu quả mà đặc biệt là các bạn học sinh lớp 2 hay không? Ba mẹ đừng lo lắng, ngay bên dưới đây Pantado sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh về chủ đề phương pháp dạy tiếng Anh lớp 2 cho trẻ hiệu quả.
Đối với những bạn nhỏ đang ở độ tuổi học lớp 2, ba mẹ nên xen kẽ giữa các hoạt động vừa học lại vừa chơi, điều đó sẽ giúp các bạn nhỏ sẽ hứng thú hơn với việc học và từ đó học tập hiệu quả hơn. Bằng những cách sau ba mẹ có thể lựa chọn và áp dụng những phương pháp sau:
1. Dạy bé học tiếng Anh lớp 2 qua các trò chơi
Trong độ tuổi này, các bạn nhỏ thường rất thích ham chơi, tò mò, thích khám phá tất cả mọi thứ. Chính vì thế việc lựa chọn cách dạy học tiếng Anh thông qua các trò chơi là điều vô cùng hiệu quả và thú vị. Bởi học tiếng Anh qua các trò chơi giúp cho các bạn nhỏ dễ thu hút, cảm giác hứng thú, cảm xúc vui vẻ và mau tiếp thu kiến thức lẫn tích lũy kỹ năng. Một số cách mà ba mẹ có thể sử dụng đó là các bộ ghép hình, bộ flashcard hay những trò chơi được khéo léo lồng ghép vào trong bài học để dạy các bé học học tiếng Anh lớp 2.
2. Duy trì thói quen học tiếng Anh và thực hành hàng ngày
Một trong những phương pháp học tiếng Anh vô cùng hiệu quả đó là các bậc phụ huynh duy trì cho trẻ có thói quen học và thực hành tiếng Anh thường xuyên mỗi ngày. Tốt hơn hết các bậc phụ huynh nên đồng hành cùng với các bạn nhỏ, hãy cùng bé tham gia học từ 15 đến 20 phút mỗi ngày. Điều này sẽ giúp con có niềm động lực để học tập và rèn luyện khả năng tiếng Anh của mình. Việc duy trì học tập hằng ngày cũng sẽ giúp con tăng khả năng ghi nhớ bài học.
Bên cạnh đó ba mẹ cũng nên lưu ý rằng mỗi ngày học tiếng Anh chỉ nên kéo dài từ 15 đến 20 phút. Thời gian học ngắn sẽ dễ bắt tâm lý vui vẻ của các cháu, nếu học quá lâu sẽ gây nhàm chán.
3. Đóng vai nhân vật trong các câu chuyện để tương tác giúp trẻ học nói tiếng Anh
Nếu các bậc phụ huynh muốn con phát triển kỹ năng giao tiếp, phản xạ, hãy yêu cầu bé cùng tham gia diễn kịch để giúp các bé có thêm hứng khởi khi học tiếng Anh. Bằng cách nào đó, ba mẹ có thể đóng vai thầy cô giáo và sử dụng các bài thoại trong sách giáo khoa học tiếng Anh lớp 2 để làm mẫu. Hoặc ba mẹ cũng có thể sử dụng các đoạn phim hoạt hình mà con yêu thích, cho chúng đóng vai các nhân vật anh hùng và cùng nhau thực hành nói tiếng Anh.
4. Dạy trẻ học từ vựng qua flashcard
Điều đặc biệt ở trẻ em ưa thích các hình ảnh sáng màu, các nhân vật hoạt hình dễ thương và ngộ nghĩnh. Hãy tận dụng sở thích này của bé, các vị phụ huynh hãy sử dụng hình ảnh để giúp các bé học từ vựng trong chương trình học tiếng Anh lớp 2. Ví dụ như khi các bé học đến một bài khóa nào đó trong chương trình học tiếng Anh lớp 2, các bạn xem xét các từ vựng có trong bài khóa và sử dụng các hình ảnh thích hợp với từng bài học. Các bạn có thể chỉ vào một tấm ảnh một con ngựa và nói cho chúng biết đây là hình gì.
5. Dạy trẻ nói tiếng Anh qua các bài hát
Một trong những cách rất trẻ học tiếng Anh hiệu quả đó là dạy trẻ nói tiếng Anh qua các bài hát. Trước tiên hãy xem xét bài khóa của các bé trong trương trình học tiếng Anh lớp 2 trong tuần này là gì. Nếu các bé đang học tiếng Anh với chủ đề về gia đình thì các bạn có thể tìm các video có bài hát về chủ đề gia đình để giúp bé học tiếng Anh. Các video bài hát có vần điệu sẽ giúp trẻ dễ hiểu ý nghĩa của câu, hoặc cụm từ ngay cả khi chúng không thể hát theo bài hát.
6. Sử dụng truyện tranh để giúp trẻ nghe và đọc tiếng Anh
Sử dụng câu chuyện song ngữ tiếng Anh giúp con học tập và phát triển kỹ năng thêm từng ngày, hãy thường xuyên đọc hoặc mở những câu chuyện tiếng Anh cho các bé nghe các mẩu chuyện Anh ngữ.
7. Áp dụng tiếng Anh vào các tình huống giao tiếp thực tế
Có thể nói rằng đây là phương pháp dạy tiếng Anh cho các bạn học sinh lớp 2 khá hiệu quả bởi đó chính là lồng các bài học trong sách học tiếng Anh vào các tình huống hằng ngày để dạy. Thực tế như, nếu chủ đề tiếng Anh mà bé học là nói về gia đình thì hãy yêu cầu bé giới thiệu về các thành viên trong nhà trước khi bước vào bữa ăn. Hoặc ba mẹ cũng có thể chuẩn bị quần áo cho bé đến trường hãy yêu cầu chúng nói tiếng Anh về chủ đề quần áo. Ví dụ như màu sắc của quần áo là gì, con thích hoặc không thích một màu sắc nào đó.
8. Đăng ký cho bé học một khóa học tiếng Anh online
Tại Pantado, với hình thức học tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1 con sẽ được lựa chọn thời gian học theo thời khóa biểu của mình, việc tương tác liên tục trong giờ học cũng sẽ giúp con tăng khả năng phản xạ và phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh một cách hoàn hảo.
- Giáo trình chuẩn quốc tế Cambridge : Việc lựa chọn giáo trình học Cambridge chuẩn quốc tế làm giáo trình giảng dạy giúp các con nâng cao khả năng vốn từ vựng của mình, có cơ hội được khám phá với các nền văn hóa trên thế giới thông qua hàng ngàn bài học được thiết kế sinh động, câu chuyện thực tế giúp con có cảm giác hứng thú với môn học
- Lộ trình cá nhân hóa phù hợp với năng lực của con
Mỗi đứa trẻ sẽ có khả năng nhận thức và tiếp thu bài học khác nhau, vì vậy việc xây dựng lộ trình riêng biệt cho từng bạn nhỏ sẽ là điều rất quan trọng trong việc phát triển trình độ ngoại ngữ của con. Hơn nữa, việc xây dựng lộ trình chuyên biệt cho con cũng sẽ giúp ba mẹ thấy được năng lực của con đang ở mức nào
- Khơi gợi niềm đam mê tiếng Anh, giúp con yêu thích tiếng Anh hơn: Trong mỗi giờ học, các con không chỉ được học những kiến thức về chuyên môn tiếng Anh mà các con còn được học những kiến thức thú vị, những câu chuyện thực tế liên quan đến tiếng Anh, con sẽ không còn cảm cảm thấy chán nản trong quá trình học, ngược lại con sẽ cảm thấy hứng thú hơn với tiếng Anh.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tận tâm: Đội ngũ giáo viên Pantado luôn đem nguồn cảm hứng và tình yêu tiếng Anh cho trẻ bằng hình thức học tập vui vẻ yêu thương, điều này khiến trẻ ngày càng đam mê, yêu thích học tiếng Anh hơn nữa.
Hãy để Pantado trở thành người bạn đồng hành cùng con chinh phục tiếng Anh toàn diện ba mẹ nhé!
Ngày nay, xu hướng đặt tên, đặt biệt danh cho con bằng tiếng Anh được nhiều ba mẹ quan tâm và lựa chọn một cái tên cho con. Với tên gọi tiếng Anh không chỉ tạo được ấn tượng đối với những người khác mà còn chứa đựng được nhiều ý nghĩa sâu sắc. Tuy vậy, có không ít ba mẹ muốn đặt cho con bằng tên tiếng Anh lại trở nên băn khoăn và không biết phải lựa chọn như thế nào? Ba mẹ đừng lo, dưới đây Pantado sẽ gợi ý, hướng dẫn cho ba mẹ cách đặt tên tiếng Anh cho bé tại nhà, đồng thời cũng sẽ liệt kê cho các ba mẹ những cái tên tiếng Anh “hot” nhất và chứa đựng được nhiều ý nghĩa. Các bậc phụ huynh cùng tham khảo nhé!
Vậy làm thế nào để đặt tên cho con thật hay và ý nghĩa?
Thực tế, việc đặt tên tiếng Anh cho con không phải là chuyện đơn giản, mà cần phải đặt tên sao cho hay và ý nghĩa mới thực sự quan trọng. Đây là một trong những băn khoăn của không ít ba mẹ, ngay sau đây, Pantado sẽ hướng dẫn ba mẹ cách đặt tên tiếng Anh cho bé tại nhà luôn nhé!
Đặt tên cho con theo tên người nổi tiếng
Ba mẹ có thể tham khảo cách này, bởi những người nổi tiếng họ là những bậc thiên tài, ca sĩ, diễn viên, những người có ảnh hưởng rất lớn đối với cộng đồng, công chúng. Điều này, sẽ làm cho không chỉ ba mẹ, con mà những người xung quanh cũng cảm thấy thích thú.
Đặt tên tiếng Anh có ý nghĩa giống với tên tiếng Việt
Hầu hết các ba mẹ khi đặt tên con đều phải tốn khá nhiều thời gian vào việc lựa chọn và tìm hiểu thật kỹ ý nghĩa sâu xa bên trong. Điều này cũng sẽ được áp dụng với tên Tiếng Anh ở nhà của con. Việc lựa chọn một cái tên tiếng Anh có ý nghĩa giống với tên tiếng Việt là điều thật tuyệt vời. Ví dụ nếu con tên Dũng, ý nghĩa là là "dũng mãnh" thì ba mẹ có thể chọn tên Tiếng Anh với hàm ý "cam đảm” Leonard (sư tử dũng mãnh), hay Richard (sự mạnh mẽ).
Tổng hợp các tên tiếng Anh dành cho bé hay và ý nghĩa nhất
Những cái tên tiếng Anh mà Pantado sẽ liệt kê, hứa hẹn sẽ mang lại sự lựa chọn tuyệt vời cho các ba mẹ, cùng chờ đón thôi nào!
Tên Tiếng Anh cho con tại nhà mang ý nghĩa “Thông thái”, “cao quý”
Albert – Mang ý nghĩa cao quý, sáng dạ.
Donald – Mang ý nghĩa người trị vì thế giới.
Frederick – Mang ý nghĩa người trị vì hòa bình.
Eric – Mang ý nghĩa vị vua muôn đời.
Henry – Mang ý nghĩa người cai trị đất nước.
Harry – Mang ý nghĩa người cai trị đất nước.
Maximus – Mang ý nghĩa tuyệt vời nhất, vĩ đại nhất.
Raymond – Mang ý nghĩa người bảo vệ luôn đưa ra những lời khuyên đúng đắn.
Robert – Mang ý nghĩa người nổi danh sáng dạ.
Roy – Mang ý nghĩa vị vua.
Titus – Mang ý nghĩa danh giá.
Tên Tiếng Anh cho con mang ý nghĩa “tốt bụng”, “thánh thiện”, “chân thành”
Clement – Mang ý nghĩa lad sự độ lượng, nhân từ.
Curtis – Mang ý nghĩa của sự lịch sự, nhã nhặn.
Dermot – Mang ý nghĩa (người) không bao giờ đố kỵ.
Enoch – Mang ý nghĩa tận tụy, tận tâm, đầy kinh nghiệm.
Finn/Finnian/Fintan – Mang ý nghĩa của sự tốt đẹp, trong trắng.
Gregory – Mang ý nghĩa cảnh giác, thận trọng.
Hubert – Mang ý nghĩa đầy nhiệt huyết.
Phelim – Mang ý nghĩa luôn tốt.
Tên Tiếng Anh cho con tại nhà mang ý nghĩa “Hạnh phúc”, “may mắn”, “thịnh vượng”
Alan – Mang ý nghĩa sự hòa hợp.
Asher – Mang ý nghĩa người được ban phước.
Benedict – Mang ý nghĩa được ban phước.
Darius – Mang ý nghĩa người sở hữu sự giàu có.
David – Mang ý nghĩa là người yêu dấu.
Felix – Mang ý nghĩa hạnh phúc, may mắn.
Edgar – Mang ý nghĩa giàu có, thịnh vượng.
Edric – Mang ý nghĩa người trị vì gia sản.
Edward – Mang ý nghĩa người giám hộ của cải.
Kenneth – Mang ý nghĩa đẹp trai và mãnh liệt.
Paul – Mang ý nghĩa bé nhỏ, nhún nhường.
Victor – Mang ý nghĩa của sự chiến thắng.
Douglas – Mang ý nghĩa dòng sông/suối đen.
Dylan – Mang ý nghĩa biển cả.
Neil – Mang ý nghĩa mây, nhà vô địch, đầy nhiệt huyết.
Samson – Mang ý nghĩa đứa con của mặt trời.
Tên Tiếng Anh cho con tại nhà hay mang ý nghĩa tôn giáo, tín ngưỡng
Abraham – Mang ý nghĩa là Cha của các dân tộc.
Daniel – Mang ý nghĩa Chúa - Người phán xử.
Elijah – Mang ý nghĩa là Chúa (Yah/Jehovah trong tiếng Do Thái)
Emmanuel/Manuel – Mang ý nghĩa rằng Chúa ở bên ta.
Gabriel – Mang ý nghĩa Chúa hùng mạnh.
Issac – Mang ý nghĩa Chúa cười, tiếng cười.
Jacob – Mang ý nghĩa Chúa chở che.
Joel – Mang ý nghĩa Yah là Chúa (trong tiếng Do Thái).
John – Mang ý nghĩa Chúa từ bi.
Joshua – Mang ý nghĩa rằng Chúa cứu vớt linh hồn.
Jonathan – Mang ý nghĩa Chúa ban phước.
Matthew – Mang ý nghĩa món quà của Chúa.
Nathan – Mang ý nghĩa món quà, Chúa đã trao.Michael – Mang ý nghĩa kẻ nào được như Chúa.|
Raphael – Mang ý nghĩa là Chúa (người chữa lành).
Samuel – Mang ý nghĩa nhân danh Chúa / Chúa đã lắng nghe.
Theodore – Mang ý nghĩa món quà của Chúa.
Như vậy, Pantado đã chia sẻ cho các ba mẹ về cách đặt tên tiếng Anh cho con hay và ý nghĩa, hy vọng rằng thông qua đó giúp ba mẹ dễ dàng lựa chọn một cái tên phù hợp cho con.
Mùa Giáng sinh 2022 đang đến rất gần với nhà nhà, là một dịp đặc biệt để các thành viên trong gia đình bày tỏ lòng biết ơn, yêu thương lẫn nhau. Nhân dịp ý nghĩa này, ba mẹ có thể dạy hoặc cho con tham khảo những lời chúc nhân dịp giáng sinh hay và ý nghĩa nhất. Và không để các bậc phụ huynh chờ lâu nữa, Pantado sẽ chia sẻ ngay cho các bậc phụ huynh những lời chúc vô cùng ý nghĩa, từ đó ba mẹ có thể cho con tham khảo và áp dụng nhé!
1. Lời chúc giáng sinh bằng tiếng Anh gửi đến ba mẹ
1.1. Merry Christmas! I wish you a wonderful Christmas day with all the warmest things and full of love. (Chúc mừng Giáng sinh! Con chúc bố/mẹ một mùa Giáng sinh diệu kỳ với ngập tràn tình yêu và những điều ấm áp.)
1.2. Noel has just come, I will beg Santa to bring you the gift of love, health and happiness. I wish we would live together forever and share many joys and hardships. (Noel đã đến rồi, con cầu chúc ông già Noel mang tới cho bố mẹ những món quà tràn ngập tình yêu, sức khỏe và hạnh phúc. Con mong ước chúng ta sẽ sống cùng nhau mãi mãi và chia sẻ cả những niềm vui lẫn khó khăn.)
1.3. I was very lucky to be your child. For me, you are the world’s best parents in the world! You always support me and forgive me when I make a mistake. I love my parents very much. Merry Christmas! (Con đã rất may mắn được là con của ba mẹ. Đối với con, hai người là ba mẹ tốt nhất trên thế giới! Ba mẹ luôn ủng hộ con và tha thứ cho con khi con mắc lỗi. Con yêu bố mẹ rất nhiều. Giáng sinh vui vẻ!)
1.4. For me, the Christmas season is only truly complete when I’m with my parents. I hope this happiness will last forever and the best things will come to you. (Đối với con, một mùa Giáng sinh chỉ thật sự trọn vẹn khi được bên cạnh bố mẹ. Con mong niềm hạnh phúc này sẽ kéo dài mãi mãi và những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bố mẹ.)
1.5. Noel came to our family again. This year, I wish you all the best, stay strong and always happy.(Một mùa Giáng Sinh nữa lại đến với gia đình chúng ta. Năm nay, con xin chúc bố mẹ những điều tốt đẹp nhất, luôn khỏe mạnh và hạnh phúc ạ.)
2. Lời chúc giáng sinh bằng tiếng Anh gửi đến thầy cô
2.1. Merry Christmas, teacher. I hope you also receive meaningful gifts like the knowledge you have given me. (Giáng sinh vui vẻ, thầy giáo. Em hy vọng thầy cũng nhận được những món quà ý nghĩa như những kiến thức mà thầy đã trao cho em.)
2.2. Merry Christmas to a teacher who not only taught me from the textbook but taught me to love the knowledge. (Giáng sinh vui vẻ tới người thầy, người không chỉ dạy em từ sách giáo khoa mà còn dạy em cách yêu kiến thức.)
2.3. If Christmas is the season to give thanks, my list has to begin with you, my respectable teacher. (Nếu Giáng sinh là mùa để tạ ơn, thì danh sách của em phải bắt đầu từ cô, cô giáo đáng kính của em.)
2.4. If you ever think that your job as a teacher is simply going to work like any other job, I want to use this Christmas wish to tell you that you inspire me every day, and that means a lot to all students like us. (Nếu cô từng nghĩ rằng công việc giáo viên của cô chỉ đơn giản là đi làm như bao công việc khác, thì em muốn dùng lời chúc Giáng sinh này để nói với cô rằng cô đã truyền cảm hứng cho em mỗi ngày, và điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với tất cả học sinh.)
3. Lời chúc giáng sinh bằng tiếng Anh gửi đến bạn bè
3.1. Christmas is here. I hope you have a wonderful new year. Every minute and every second is a joy. (Giáng sinh đã tới. Mình hy vọng bạn có một năm mới tuyệt vời. Mỗi phút mỗi giây là một niềm vui.)
3.2. With all good wishes for a brilliant and happy Christmas season. I hope things are going well with you. (Với tất cả những lời chúc tốt đẹp cho một mùa Giáng Sinh rực rỡ và hạnh phúc. Mình hy vọng cho những điều tốt đẹp sắp diễn ra với bạn.)
3.3. You make the stars shine brighter and winter days warmer just by appearing in my life. Merry Christmas to my soulmate in this world. (Bạn làm cho những ngôi sao tỏa sáng hơn và những ngày mùa đông trở nên ấm áp hơn chỉ bằng cách xuất hiện trong cuộc đời mình. Cầu chúc Giáng Sinh vui vẻ đến người bạn tâm giao của mình trên thế giới này.)
3.4. I always cherish our friendship. I wish you a Merry Christmas and that we can enjoy many more years together as friends. (Mình luôn trân trọng tình bạn của chúng ta. Mình chúc bạn một Giáng sinh vui vẻ và chúng ta có thể tận hưởng thêm nhiều năm tiếp theo bên nhau như những người bạn.)
3.5. Christmas is about spending time with family and friends. One more Christmas season, one more memory for our friendship. Merry Christmas to you and your family! (Giáng sinh là để dành thời gian bên gia đình và bạn bè. Thêm một mùa Noel nữa, thêm một kỷ niệm cho tình bạn của chúng ta. Chúc mừng giáng sinh tới bạn và gia đình!)
Trên đây là những lời chúc Giáng sinh mà Pantado muốn gửi tới các bậc phụ huynh, bằng những lời chúc đó, ba mẹ có thể cho con tham khảo và học tập để tăng thêm khả năng sử dụng tiếng Anh. Pantado xin chúc ba mẹ và các bạn nhỏ có một mùa Giáng Sinh an lành, ấm áp và bình yên!
Ngay từ những năm đầu khi trẻ được tiếp cận và học tiếng Anh thì đồng nghĩa với việc con được học các chủ đề đơn giản, mẫu câu thông dụng, phổ biến. Một trong số đó, thì(thời) cũng là một chủ đề đóng vai trò vô cùng quan trọng trên hành trình học tiếng Anh của con. Đây sẽ là một nền tảng để con phát triển trình độ, sử dụng thành thạo tiếng Anh của mình. Ở bài viết, Pantado sẽ chia sẻ cho các bạn về tổng hợp các thì trong tiếng Anh, để từ đó các bạn có thêm phần nào kiến thức và học chắc kiến thức nền tảng tiếng Anh. Còn chần chờ gì nữa hãy cùng Pantado học tiếng Anh miễn phí thông qua các thì hiện tại đơn thôi nào!
Trở lại với các thì trong tiếng Anh, một thuật ngữ tưởng chừng như đơn giản thế nhưng có không ít người bối rối khi định nghĩa hay giải thích về từ đó. Thì(thời) là một thuật ngữ mô tả trạng thái của 1 động từ (hành động) xảy ra vào 1 thời điểm bất kỳ. Tương ứng với 13 thì trong ngữ pháp tiếng anh, các động từ này được chia ở 3 thời khác nhau dựa theo diễn biến sự kiện gồm hiện tại, quá khứ và tương lai
1. Thì hiện tại đơn giản (Present Simple)
Định nghĩa: Thì hiện tại đơn dùng để diễn đạt 1 hành động xảy ra thường xuyên, 1 thói quen, lặp đi lặp lại có tính quy luật hoặc 1 sự thật hiển nhiên, 1 hành động diễn ra ở hiện tại.
Cấu trúc:
- Đối với động từ thường:
Khẳng định: S + V(s/es) + O
Ex: I get up at 6 o’clock.
Phủ định: S + do not /does not + V_inf
Ex: I don’t like to eat fruit. (Tôi không thích ăn các loại hoa quả).
Nghi vấn: Do/Does + S + V_inf?
Ex: Do you love me?
- Đối với động từ "to be":
Khẳng định: S + am/is/are + O
Ex: I am a student.
Phủ định: S + am/is/are + not + O
Ex: I am not a student.
Nghi vấn: Am/is/are + S + O?
Ex: Are you ready? (Bạn đã sẵn sàng chưa?)
Cách dùng:
Diễn tả 1 hành động xảy ra thường xuyên, lặp đi lặp lại theo quy luật, thói quen.
Ví dụ: He learns English everyday at 8 o’clock. (Anh ấy học tiếng anh mỗi ngày lúc 8h).
Diễn tả 1 sự thật hiển nhiên, chân lý.
Ví dụ: Water boils at 100 degrees Celsius. (Nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C).
Diễn tả 1 lịch trình, thời gian biểu, kế hoạch đã biết trước. (Thì hiện tại đơn mang ý nghĩa tương lai)
Ví dụ: The English lesson starts at 7 o’clock tomorrow morning. (Tiết học Tiếng Anh bắt đầu lúc 7h sáng mai).
Dấu hiệu nhận biết:
Trong câu có các trạng từ chỉ tần suất như: always (luôn luôn), often (thường xuyên), usually (thông thường), sometimes (thỉnh thoảng), every day/ week, month (mỗi ngày/ tuần/ tháng).
2. Thì hiện tại tiếp diễn (Present Continuous)
Định nghĩa: Thì hiện tại tiếp diễn biểu đạt 1 hành động đang xảy ra, kéo dài 1 khoảng thời gian
Công thức:
Khẳng định: S + am/is/are + V_ing
Ex: He is watching TV now. (Anh ấy đang xem ti vi)
Phủ định: S + am/is/are + not + V_ing
Ex: He is not doing his homework now. (Anh ấy không đang làm bài tập)
Nghi vấn: Am/Is/Are + S + V_ing?
Ex: Is she studying English? (Có phải cô ấy đang học tiếng Anh? )
Cách dùng:
- Diễn tả hành động đang xảy ra và kéo dài ở hiện tại.
Ex: I am doing my homework. (Tôi đang làm bài tập về nhà).
- Diễn tả dự định, kế hoạch sẽ xảy ra trong tương lai.
Ex: We are going on a picnic on Sunday. (Chúng tôi sẽ đi dã ngoại vào chủ nhật này)
- Diễn tả sự phàn nàn, dùng với "Always"
Ex: He is always talking in class. (Cậu ấy lúc nào cũng nói chuyện trong giờ học)
- Diễn tả sự việc bất thường mang tính chất tạm thời.
Ex: He is working overtime this month. (Tháng này anh ta làm việc quá giờ)
Dấu hiệu nhận biết:
Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian: now (hiện nay, ngay lúc này), at present (hiện tại), at the moment (tại thời điểm này), right now (ngay bây giờ)hoặc các động từ có tính đề nghị, mệnh lệnh như: look, listen, be quiet,…
3. Thì hiện tại hoàn thành (Present Perfect)
Định nghĩa: Thì hiện tại hoàn thành diễn tả 1 hành động đã kết thúc cho đến thời điểm hiện tại mà không nhắc lại thời gian diễn ra hành động đó nữa.
Công thức:
Khẳng định: S + have/has + V3/ed + O
Ex: I have done my homework. (Tôi hoàn thành xong bài tập)
Phủ định: S + have/has + not + V3/ed + O
Ex: I haven’t done my homework. (Tôi chưa làm xong bài tập)|
Nghi vấn: Have/has + S + V3/ed + O?
Ex: Have you done your homework? (Em đã làm xong bài tập về nhà chưa ?)
Cách dùng:
- Diễn tả 1 sự việc xảy ra trong quá khứ nhưng vẫn còn ở hiện tại và tương lai.
Ex: I have learned English for 5 years. (Tôi đã học tiếng Anh được 5 năm.
- Diễn tả hành động xảy ra và kết quả trong quá khứ nhưng không nói rõ thời gian xảy ra.
Ex: I have lost my wallet. (Tôi đã làm mất cái ví rồi)
- Diễn tả hành động vừa mới xảy ra.
Ex: I have just eaten. (Tôi vừa mới ăn xong)
- Nói về kinh nghiệm, trải nghiệm.
Ex: I have never gone to Paris. (Tôi chưa bao giờ đến Paris)
Dấu hiệu nhận biết:
Trong câu có chứa các từ All day/week, since, for, for a long time, recently, lately, up until now,…
4. Thì quá khứ đơn (Past Simple)
Định nghĩa: Thì quá khứ đơn diễn tả 1 sự việc, hành động xảy ra và kết thúc trong quá khứ.
Công thức:
Khẳng định: S + have/has + been + V_ing
Ex: He has been running all day. (Anh ấy đã chạy liên tục cả ngày)
Phủ định: S + have/has + not + been + V_ing
Ex: He has not been running all day. (Anh ấy không chạy liên tục cả ngày)
Nghi vấn: Has/ Have + S + been+ V_ing?
Ex: Has he been running all day? (Có phải anh ấy đã chạy liên tục cả ngày? )
Dấu hiệu nhận biết
Diễn tả hành động đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ.
I did my homework yesterday. (Tôi đã làm bài tập hôm qua.)
Diễn tả hành động xảy ra liên tiếp trong quá khứ.
I had breakfast then I went to school. (Tôi đã ăn sáng rồi đến trường.)
Diễn tả thói quen trong quá khứ.
I used to go swimming with friends when I was young. (Tôi thường đi bơi cùng các bạn khi còn nhỏ.)
Diễn tả 1 hành động xen vào 1 hành động đang xảy ra trong quá khứ.
When I was studying, my brother watched a movie. (Khi tôi đang học thì anh trai tôi xem phim).
Dùng trong câu điều kiện loại 2
If you studied hard, you could pass the exam. (Nếu bạn học chăm chỉ thì bạn đã vượt qua kỳ thi này).
Dấu hiệu nhận biết:
Trong câu có các từ: ago (cách đây), yesterday (hôm qua), last day/ month/ year (hôm trước, tháng trước, năm ngoái), v.v…
5. Thì quá khứ tiếp diễn (Past Continuous)
Định nghĩa: Thì quá khứ tiếp diễn biểu đạt 1 hành động, sự việc đang xảy ra tại 1 thời điểm nhất định trong quá khứ. (Nhấn mạnh khoảng thời gian)
Công thức:
Khẳng định: S + was/were + V_ing + O
Ex: She was watching TV at 8 o’clock last night. (Tối hôm qua lúc 8 giờ cô ấy đang xem tv)
Phủ định: S + was/were + not + V_ing + O
Ex: She wasn’t watching TV at 8 o’clock last night. (Tối hôm qua lúc 8 giờ cô ấy không xem tv)
Nghi vấn: Was/were + S + V_ing + O?
Ex: Was she watching TV at 8 o’clock last night? (Có phải tối hôm qua lúc 8 giờ cô ấy đang xem TV?)
Cách dùng:
Diễn tả 1 hành động, sự việc đang diễn ra tại 1 thời điểm xác định trong quá khứ.
Hoa was watching TV at 8 o’clock last night. (Hoa đang xem ti vi lúc 8h tối qua).
Diễn tả 1 hành động đang xảy ra thì hành động khác xen vào.
I was having dinner at 7 o’clock when Hoa came. (Hoa đã đến khi tôi đang ăn tối lúc 7h).
Diễn tả hành động xảy ra song song.
While Tom was reading a book, Mary was watching television. (Trong khi Tom đọc sách thì Mary đang xem ti vi).
Dấu hiệu nhận biết:
Trong câu có chứa trạng từ chỉ thời gian có thời điểm xác định ở quá khứ: at/ at this time, when, while, as.
6. Thì quá khứ hoàn thành (Past Perfect)
Định nghĩa: Thì quá khứ hoàn thành diễn tả 1 hành động xảy ra trước 1 hành động, sự việc khác trong quá khứ.
Khẳng định: S + had + V3/ed + O
Ex: The storm had attacked my city before last night. (Cơn bão đã tấn công thành phố trước tối hôm qua)
Phủ định: S + had + not + V3/ed + O
Ex: The storm hadn’t attacked my city before last night. (Cơn bão đã chưa tấn công thành phố trước tối hôm qua)
Nghi vấn: Had + S + V3/ed + O?
Ex: Had you left home before 2015? (Có phải bạn đã bỏ nhà đi trước năm 2015?)
Cách dùng:
Diễn tả hành động đã hoàn thành, kết thúc trước 1 thời điểm xác định trong quá khứ.
By 3pm yesterday, she had left her house. (Cô ấy đã rời khỏi nhà trước 3h chiều hôm qua).
Diễn tả 1 hành động xảy ra trước 1 hành động khác trong quá khứ.
Before he went to bed, he had done his homework. (Trước khi anh ấy đi ngủ, anh ấy đã làm xong bài tập).
Dùng trong câu điều kiện loại 3
If you had studied hard, you could have passed the English examination. (Nếu bạn học chăm chỉ, bạn đã vượt qua kỳ thi Tiếng Anh).
Dấu hiệu nhận biết:
Trong câu có chứa các từ: By the time (vào lúc), prior to that time (thời điểm trước đó), as soon as (càng sớm càng…), when (khi nào), before (trước khi, trước đó), after (sau khi, sau đó), until then (cho đến lúc đó)
7. Thì tương lai đơn (Simple Future)
Định nghĩa:
Thì tương lai đơn diễn tả 1 hành động không có dự định trước. Hành động này được quyết định tại thời điểm nói.
Công thức:
Khẳng định: S + will/shall/ + V_inf + O
Phủ định: S + will/shall + not + V_inf + O
Nghi vấn: Will/shall + S + V_inf + O?
Cách dùng:
Diễn tả 1 dự đoán không có căn cứ.
I think it will be sunny. (Tôi nghĩ trời sẽ nắng).
Diễn đạt 1 quyết định đột xuất ngay tại thời điểm nói.
I will bring tea to you. (Tôi sẽ mang trà cho bạn).
Diễn tả 1 đề nghị, 1 lời hứa, đe dọa.
I will never speak to you again. (Tôi sẽ không nói lại điều đó với bạn nữa).
Dùng trong mệnh đề chính của câu điều kiện loại 1.
If it’s rainy, I will not go out. (Nếu trời mưa, tôi sẽ không ra ngoài).
Bạn đã từng nghe ai đó nhắc tới một phương pháp học tiếng Anh P.P.P hay còn là Presentation – Practice – Production chưa nhỉ? Một phương pháp học tiếng Anh tuy hoàn toàn mới thế nhưng hiệu quả mang lại thì vô cùng hiệu quả. Hãy cùng Pantado đi tìm hiểu về phương pháp P-P-P này nhé! Biết đâu lại phù hợp với các bạn trong quá trình học tiếng Anh một cách thuận lợi và hiệu quả.
Phương pháp Presentation – Practice – Production là gì?
Theo Jeremy Harmer - một giảng viên, soạn giả của nhiều ấn phẩm nổi tiếng về phương pháp giảng dạy tiếng Anh thì phương pháp Presentation – Practice – Production là một quy trình dạy học ngôn ngữ gồm 3 bước mà trong đó, đầu tiên giáo viên sẽ trình bày một ngữ liệu (ngữ pháp, từ vựng, phát âm…), sau đó học sinh sẽ có cơ hội được thực hành qua các hoạt động học tập nhằm tăng độ chính xác, cũng như độ trôi chảy khi sử dụng ngữ liệu đó.
PPP (Presentation – Practice – Production) là phương thức tiếp cận thân thiện dễ dạy dễ học giúp giáo viên chuẩn bị bài nhanh và học sinh lĩnh hội ngôn ngữ một cách tự nhiên và sử dụng ngôn ngữ ngay trong lớp học. Trong đó Presentation là quá trình giáo viên dạy và Practice là quá trình học sinh thực hành với những bài tập hoặc hoạt động trắc nghiệm đúng/sai – sau đó Production là quá trình học sinh thực hành ở những đề tài mở rộng hơn và gần với đời sống thực hơn, trong đó học sinh có toàn quyền quyết định nội dung và cấu trúc ngôn ngữ mà trẻ sẽ sử dụng.
>> Chi tiết: Phương pháp dạy tiếng Anh P-P-P tại Pantado
Phương pháp Presentation – Practice – Production có lợi ích gì?
Mục tiêu của phương pháp tiếp cận PPP là giúp học sinh tiếp thu và nắm chắc được lượng kiến thức mà giáo viên truyền tải, sau đó vận dụng vào những tình huống thực tế trong cuộc sống. Học sinh được tiếp thu kiến thức một cách trực tiếp, nhanh chóng, đồng thời được thực hành ngay với kiến thức vừa học.
Làm thế nào để ứng dụng được phương pháp Presentation – Practice – Production trong quá trình học?
Việc áp dụng PPP vào trong các bài giảng ngữ pháp, từ vựng và phát âm trong quá trình học rất phù hợp với học sinh mới bắt đầu học tiếng Anh, do kiến thức được trình bày trực tiếp và dễ hiểu.
Giai đoạn Presentation: Giáo viên đưa ra một tình huống có sử dụng ngữ liệu sẽ dạy trong bài học, thông qua các ngữ cảnh gần gũi như: hoạt cảnh, câu chuyện, tranh ảnh… Sau đó giáo viên sẽ trình bày kiến thức một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất dựa trên ngữ cảnh đó.
Giai đoạn Practice: Giáo viên cho học sinh làm bài tập luyện tập những kiến thức vừa được học, với định hướng các bài tập tiếng Anh tùy theo mức độ đại trà hay nâng cao.
Giai đoạn Production: Giáo viên sẽ cho học sinh nhiệm vụ về nhà để tập nói/ viết bằng tiếng Anh, có sử dụng kiến thức vừa được học. Việc ứng dụng phương pháp Presentation – Practice – Production kết hợp học qua ngữ cảnh vào bài giảng sẽ giúp học sinh được học ngôn ngữ một cách trực quan, dễ hiểu.
Như vậy Pantado đã chia sẻ cho các bạn về phương pháp Presentation – Practice – Production trong tiếng Anh. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ mang lại hữu ích cho phụ huynh và các bạn học sinh có thể áp dụng phương pháp này vào trong quá trình học tiếng Anh của mình. Chúc bạn sớm chinh phục được môn tiếng Anh một cách hoàn hảo nhé!
>> Có thể bạn quan tâm: Đăng ký học tiếng Anh online 1-1 miễn phí tại Pantado
THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!\
Con có đang học tiếng Anh hay một ngôn ngữ khác nhưng không hiệu quả? Vậy làm thế nào để con học tiếng Anh hiệu quả? Đó là một trong những vấn đề mà ba mẹ thường hay băn khoăn trong quá trình cho con học tiếng Anh. Không ít phụ huynh than rằng: “Con học tiếng Anh mãi mà chẳng giỏi, trình độ tiếng Anh cứ ậm à ậm ừ”. Đó có thể là con chưa tìm được phương pháp, nguyên tắc để học ngôn ngữ một cách hiệu quả, vậy nguyên nhân con không học tốt là do đâu, có thể những nguyên tắc trong quá trình học chưa chuẩn. Sau đây Pantado sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh và các bạn học sinh về các nguyên tắc quan trọng khi học ngoại ngữ, hãy cùng tìm hiểu những nguyên tắc rất quan trọng trong quá trình học môn ngôn ngữ pử bên dưới bài viết này ba mẹ nhé!
1. Học ngôn ngữ thường xuyên, đều đặn mỗi ngày
Chắc chắn rồi việc rèn luyện học ngôn ngữ thường xuyên, đều đặn mỗi ngày sẽ giúp con ghi nhớ bài học lâu hơn. Dần dần việc rèn luyện nói tiếng Anh hằng cũng sẽ giúp con tăng khả năng phản xạ tiếng Anh và tự tin hơn trong quá trình giao tiếp. Để học tiếng Anh, hay một ngôn ngữ khác hiệu quả thì thay vì tập trung học vào cuối tuần, duy trì học 15-30 phút mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
2. Thực hành nhiều hơn lý thuyết
Tất nhiên không ai muốn rằng cứ ngồi mãi một góc phòng học, vùi đầu vào những trang sách lý thuyết dài đằng đẵng cả. Ba mẹ hãy thử đặt mình vào vị trí của trẻ, liệu bạn có mong muốn một giờ học toàn là những lý thuyết, những cách học rập khuôn đọc chép không? Chắc chắn là không rồi. Trẻ em cũng vậy, chúng cần được học hỏi hiệu quả từ những bài thực hành, những hành động thực tế bởi bản chất trong trẻ lúc này là sự tò mò, tìm tòi, bắt chước cực kỳ giỏi. Không phải tự nhiên độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi được coi là độ tuổi vàng để con học ngôn ngữ.
3. Ưu tiên nghe và đọc
Nghe, đọc nên chiếm 8 phần thời gian, trong khi nói, viết chỉ chiếm 2 phần. Học sinh không nên quá phụ thuộc vào người nước ngoài để thực hành. Thay vào đó, luyện nghe và đọc tiếng Anh thật nhiều. Người học sẽ giỏi nói và viết nếu đủ từ vựng, phát âm tốt, có kiến thức và vững ngữ pháp.
4. Không học dồn tập trung hết vào ngữ pháp
Việc học ngữ pháp không phải câu chuyện đơn giản trẻ sẽ sớm cảm thấy chán nản, bực bội và không thể khám phá nhiều khía cạnh quan trọng hơn của ngôn ngữ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc ngồi một chỗ, học thuộc bảng động từ là phương pháp kém hiệu quả.
5. Phương pháp học cho trẻ chủ động nói nhiều hơn nghe và đọc
Đối với trẻ, kỹ năng nói, nhại lại và bắt chước dễ học, dễ tiếp cận nhất trong ngôn ngữ học. Khi trẻ nói được, con sẽ tự tin hơn rất nhiều và chủ động sử dụng tiếng anh nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày. Và việc sử dụng tiếng Anh sẽ giúp trẻ hình thành quy tắc phát âm chuẩn hơn. Việc trẻ luyện tập tiếng Anh, nói tiếng Anh mỗi ngày sẽ giúp cho con nắm được những mẫu câu, nhờ đó mã khả năng phản xạ trong những tình huống giao tiếp thực tế. Chính điều này sẽ góp phần làm cho con thêm tự tin và thích học tiếng Anh hơn.
Trên đây, Pantado đã chia sẻ cho các ba mẹ những nguyên tắc quan trong khi học một ngoại ngữ, từ đó ba mẹ có thể cho con tham khảo thêm. Hy vọng rằng những thông tin đó sẽ đem lại hữu ích cho các bạn học sinh, và cũng chính từ đó sẽ lựa chọn một trong những nguyên tắc phù hợp với mình trong quá trình học tiếng Anh, chinh phục tiếng Anh một cách trọn vẹn.
Con học tiếng Anh mãi mà không nói nổi đến ba câu? Vậy làm sao để giúp con giao tiếp tiếng Anh “như gió”? Đó là những băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi đang học tiếng Anh ở trường hoặc cho con học thêm tiếng Anh ở các trung tâm Anh ngữ, hay thậm chí cho con luyện tiếng Anh giao tiếp tại nhà. Vấn đề này cũng làm cho không ít các bậc phụ huynh đắn đo suy nghĩ. Liệu có một “bí kíp” nào giúp con luyện tiếng Anh giao tiếp vừa hiệu quả, giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của mình không nhỉ? Ba mẹ đừng quá lo lắng về vấn về này bởi ngay sau đây, Pantado sẽ bật mí cho các bậc phụ huynh những “bí kíp” luyện tiếng Anh giao tiếp cho trẻ ngay tại nhà. Ba mẹ đừng bỏ lỡ mà hãy tìm hiểu, tham khảo và áp dụng cho con mình càng sớm càng tốt nhé!
Vậy tại sao cần luyện tiếng Anh giao tiếp cho trẻ?
1. Cho trẻ tiếp xúc tiếng Anh từ nhỏ
Có không ít ba mẹ quan niệm rằng: Trẻ còn nhỏ rất khó để học một ngôn ngữ, hay trẻ nhỏ chưa phải là độ tuổi thích hợp để con học tiếng Anh, đợi con lên chương trình tiểu học rồi cho con học cả thể? Trẻ nhỏ thì biết cái gì mà học? Nhiều ba mẹ chưa muốn cho trẻ luyện nói tiếng Anh khi còn học tiểu học vì cho rằng con còn quá nhỏ để học tiếng Anh. Thế những điều này hoàn trái ngược lại, theo một số nghiên cứu từ chuyên gia cho rằng ở độ tuổi vàng là giai đoạn để phát triển ngôn ngữ của con bởi lúc này, não bộ của trẻ rất nhạy cảm, chúng thấm thấu, tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Với ngôn ngữ nước ngoài nói chung và tiếng Anh nói riêng, bé học càng sớm thì càng dễ tiếp thu so với bạn học muộn. Vì thế, luyện nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học tạo điều kiện cho bé được tiếp xúc với tiếng Anh sớm. Từ đó, bạn sẽ hình thành sự yêu thích và đam mê với ngôn ngữ này, tránh tình trạng sợ hoặc ngại học tiếng Anh.
2. Giúp con tự tin khi giao tiếp tiếng Anh
Mỗi một độ tuổi trẻ có những bước phát triển khác nhau, càng lớn khi tâm sinh lý thay đổi và phát triển, trẻ có xu hướng trầm hơn, không còn sôi nổi như hồi nhỏ. Đó là nguyên nhân vì sao càng lớn khi đi học, bé càng ít phát biểu ý kiến trong lớp. Cũng chính vì lý do đó mà ba mẹ nên tận dụng khoảng thời gian con học tiểu học để luyện nói tiếng Anh cho bé. Điều này giúp bé tự tin và hình thành tư duy sắc bén khi nói tiếng Anh.
3. Giai đoạn vàng để con tự tin phát âm tiếng Anh chính xác
Việc rèn luyện cho con khả năng phát âm chuẩn ngay từ khi con nhỏ là điều rất quan trọng. Ba mẹ tránh để việc con phát âm không chuẩn từ nhỏ sẽ dẫn đến tình trạng con hay nói theo tiếng mà mình đang sử dụng thường xuyên. Việc sửa lỗi phát âm tiếng Anh khi bé còn nhỏ dễ hơn nhiều so với khi lớn lên. Và giai đoạn học tiểu học là “giai đoạn vàng" để làm việc này. Phụ huynh sẽ kịp thời phát hiện và uốn nắn phát âm tiếng Anh, giúp bé có được “accent" và cách phát âm chuẩn ngay từ đầu, tránh mắc những lỗi cơ bản.
Bí kíp luyện nói tiếng Anh giao tiếp cho trẻ
1. Chú trọng phát âm tiếng Anh
Như đã đề cập ở phần bên trên, phát âm chính là nền tảng cơ bản và quan trọng nhất khi luyện nói tiếng Anh. Độ tuổi trẻ nhỏ chính là“giai đoạn vàng" để sửa lỗi phát âm cho bé. Chính vì vậy mà, các bậc phụ huynh hãy tập cho bé thói quen phát âm chuẩn, phát âm có âm cuối và nhấn trọng âm rõ ràng. Điều này giúp bé tránh mắc lỗi phát âm thường gặp và phát âm chuẩn ngay từ nhỏ.
2. Chú trọng về ngữ điệu nói tiếng Anh
Một trong những điều quan trong khi giao tiếp tiếng Anh đó chính là ngữ điệu. Phần đông, ở Việt Nam chúng ta khi giao tiếp tiếng Anh đều mắc lỗi nói không có ngữ điệu, nhấn nhá, nói đều đều khiến bài nói thiếu hấp dẫn. Vì thế, khi luyện nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học, ba mẹ hoặc giáo viên cần chú ý rèn ngữ điệu cho con, hướng dẫn con cách lên xuống, nhấn mạnh, ngắt nghỉ giữa các câu.
3. Luyện nói theo các chủ đề đơn giản
Ba mẹ không nhất thiết phải buộc bé học những từ vựng và luyện nói theo các chủ đề phức tạp. Việc này là quá sức với con vì con chưa đủ hiểu hết những chủ đề đó, hơn nữa, còn làm con mau chán tiếng Anh. Thay vào đó, bạn hãy luyện cho con giao tiếp thật thành thạo những chủ đề cơ bản và thường gặp hằng ngày như: gia đình, chào hỏi, hỏi đường, hỏi sức khoẻ,... Tuy là những chủ đề quen thuộc nhưng chúng lại là nền tảng để con học tiếng Anh lên cao sau này.
4. Cho bé luyện nói tiếng Anh thường xuyên
Để con được nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh thì việc nói tiếng Anh thường xuyên chính là cơ sở trong việc quyết định sự thành công khi con học tiếng Anh. Đó chính là tuyệt chiêu vô cùng quan trọng khi luyện nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học. Ngoài những kiến thức được học trên trường, bé cần có môi trường để luyện tập nói tiếng Anh hằng ngày. Ba mẹ có thể trò chuyện trực tiếp cùng con bằng tiếng Anh, hoặc đưa bé đến những nơi có nhiều người nước ngoài như bờ hồ, các nhà thờ, khu du lịch,...
5. Cho bé nói nhại theo người bản xứ
Trẻ nhỏ có tính bắt chước khá nhanh, tận dụng điều này, ba mẹ hãy áp dụng vào việc cho học tiếng Anh. Ba mẹ có thể bật một đoạn băng ngắn như trích đoạn phim hoạt hình, bài hát ngắn,..., sau đó cho bé nghe và bắt chước y hệt ngữ điệu và cách phát âm của từng từ, từng câu một. Bằng cách này, bé không chỉ được cải thiện khả năng phát âm mà còn nâng cao trình độ nghe tiếng Anh.
Thông qua bài viết đã được chia sẻ bên trên, hy vọng rằng ba mẹ cũng đã phần nào hiểu được những bí kíp luyện tiếng Anh giao tiếp trong quá trình học cho con. Qua đây, ba mẹ có thêm được những thông tin có thể cho con tham khảo và làm theo những gì mà Pantado đã chia sẻ, điều đó cũng sẽ giúp ích trong quá trình cho học tiếng Anh và nâng cao trình độ tiếng Anh của mình.