Tin Mới

9 cách dạy con ngoan hữu ích dành cho bố mẹ

Làm cha mẹ tưởng chừng như đơn giản nhưng để con trẻ sau này trở thành một người có ích cho xã hội, vui vẻ với cuộc sống thì cha mẹ cần học cách nuôi dạy con đúng cách. Dưới đây là các cách dạy con hữu ích cho bố mẹ, giúp bé phát triển ngoan.

>> Xem thêm:

>>  Học tiếng anh trực tuyến

>> Học tiếng anh trực tuyến với giáo viên nước ngoài

 

1. Cách dạy con tự lập sớm

Yêu con không có nghĩa phải nuông chiều con, nếu muốn con mình tốt lên thì ngay từ khi con còn nhỏ cha mẹ nên nuôi dạy con cách tự giác để con không có tính ỷ lại. Chẳng hạn như cha mẹ yêu cầu con tự sắp xếp lại đồ chơi của mình sau khi chơi xong, hướng dẫn con tự làm những công việc nhà phù hợp với khả năng của con. Cho trẻ quyền tự quyết, tự giác thực hiện mọi việc theo suy nghĩ của trẻ. Cách dạy con này sẽ giúp trẻ học được cách tự thân vận động và rút ra được nhiều kinh nghiệm theo thời gian. Cha mẹ chỉ nên giúp đỡ con khi thật sự cần thiết đây là cách dạy con tự lập mà ba mẹ nên áp dụng.

 

 Cách dạy con ngoan hữu ích dành cho bố mẹ

Cha mẹ nên dạy con tính tự lập từ nhỏ bằng những việc đơn giản như sắp xếp lại đồ chơi, vệ sinh cá nhân.

 

2.Nuôi dạy con tự chịu trách nhiệm của bản thân

Sai lầm của một số cha mẹ trong cách dạy con đó chính là sự bao che những hành động sai của con. Cha mẹ nên chỉ ra các lỗi của con và để con tự chịu trách nhiệm và sửa đổi. Một đứa con ngoan là một đứa con có ý thức và tự chịu trách nhiệm về những việc mình làm mà không đùn đẩy, trốn tránh. Để bé tự giải quyết vấn đề cũng là cách giúp nâng cao sự tư duy của con.

Ngoài ra, cha mẹ nên dạy bé cách biết tự yêu thương bản thân mình. Chẳng hạn như việc chăm sóc bản thân sạch sẽ, biết cách sắp xếp quần áo gọn gàng, không làm bẩn quần áo,... để bé biết cách bảo vệ mình từ những điều nhỏ nhặt nhất.

Cha mẹ dạy con rằng một đứa trẻ ngoan là một đứa con có ý thức và tự chịu trách nhiệm về những việc mình làm.

 

3. Nuôi dạy con bằng việc chỉ con cách dọn dẹp nhà cửa

Với những bé từ 5 tuổi trở lên, cha mẹ có thể hướng dẫn bé cách quét nhà khi nhà bẩn, dọn rác trong phòng ngủ, tránh bày bừa đồ chơi hay xả rác khắp mọi nơi, dọn dẹp nhà cửa... Đó là điều đơn giản nhưng hầu như vì ngày nay nhiều cha mẹ quá cưng chiều con mà thường quên đi việc này. Bố mẹ nhớ tập và dạy con thói quen làm những công việc đơn giản hằng ngày, tránh cho bé có thói quen lười biếng nhé.

 

 Cách dạy con ngoan hữu ích dành cho bố mẹ

 

Cha mẹ đừng quá cưng con mà hãy dạy bé cách làm việc nhà. Đây là kỹ năng rất quan trọng với cuộc sống của trẻ sau này.

 

4. Cha mẹ phải là tấm gương cho con noi theo

Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của con mình. Những thói quen, tính cách, cách cư xử của con đều bị ảnh hưởng từ cha mẹ. Trẻ em có khả năng nhận thức và tư duy rất nhanh, kể từ khi nhận biết về thế giới xung quanh thì cũng là lúc con bắt đầu học hỏi và dần trở thành thói quen sau này.

Để con học hỏi, tiếp thu được những cái tốt thì cha mẹ nên cẩn trọng hơn trong cách giao tiếp của mình. Tránh những lời thiếu văn hóa, cãi vã hay thô bạo trước mặt con. Những điều bố mẹ làm đều ảnh hưởng đến ý thức và sự phát triển của con, vì vậy cách dạy con tốt nhất chính là những hình ảnh tốt của cha mẹ.

Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con mình. Vì vậy hãy cố gắng dạy trẻ những điều tốt nhất.

 

5. Dạy con là không trách phạt con trước mặt người khác

Trẻ con thường rất dễ bị xấu hổ, đặc biệt là khi mắc sai. Vì thế, khi trẻ có lỗi, việc bạn trách phạt và nuôi dạy con trước mặt những người khác trong gia đình hay bạn bè của con đều khiến con cảm thấy không thoải mái. Con sẽ trở nên tự ti, rụt rè hơn và ảnh hưởng đến tâm lý của con.

 

 Cách dạy con ngoan hữu ích dành cho bố mẹ

 

Cách dạy con này thường để lại hậu quả nặng nề trong tâm trí của trẻ, khiến trẻ dần hình thành tính cách sợ đám đông, sợ thể hiện mình vì lo lắng nếu mình làm sai, mình sẽ là tâm điểm của sự chú ý. Chính bạn đã tước đi sự tự tin vốn có của con chỉ vì sự vô ý của mình.

Vì thế, khi trẻ hư hoặc không vâng lời, bạn nên đưa trẻ vào phòng riêng của bố mẹ, phòng của con hoặc nơi vắng chỉ có bạn và con, sau đó mới bắt đầu nói với trẻ rằng hành động của con là không đúng bạn nhé!

Trách phạt con trước mặt người lạ vô tình làm con tổn thương, gây ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.

 

6. Dạy con biết cách nói không trong những tình huống không phù hợp

Khi áp dụng những cách dạy con khác nhau, điểm chung của hầu hết bố mẹ là muốn con trở thành một đứa trẻ ngoan, biết vâng lời. Vì thế, từ nhỏ trẻ đã được “lập trình” sẵn phải làm theo ý muốn của người lớn. Tuy nhiên, sẽ nguy hiểm biết bao nếu trẻ không thể học cách nói không với những gì mà mình cảm thấy không phù hợp.

 

 Dạy con biết cách nói không với trường hợp không phù hợp

 

Khi nuôi dạy con, bạn nên khuyến khích trẻ suy nghĩ, phân tích các tình huống, biết tình huống nào thì nên từ chối. Ví dụ như khi có người lạ yêu cầu con mở cửa nhà hay có người cố tình chạm vào vùng kín của con, con phải biết nói không và phản kháng lại những hành động xấu như thế.

Trẻ con cũng có quyền bày tỏ ý kiến cá nhân. Hãy dạy trẻ cách từ chối khi bản thân không muốn.

 

7. Giáo dục con kiến thức quan trọng hơn điểm số

Không ít bố mẹ đã tức giận, trách phạt con khi con bị điểm kém trong bài kiểm tra trên trường. Nhưng liệu bạn có biết, đây là một cách dạy con phản khoa học bởi trẻ sẽ cố gắng tìm mọi cách để đạt điểm cao, cho dù có gian lận đi chăng nữa?

Một đứa trẻ luôn đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chưa chắc đã là một đứa trẻ luôn luôn thành công trong cuộc sống. Nếu bạn liên tục bắt ép con phải đạt được điểm cao, trẻ có thể sẽ bị áp lực dẫn đến rối loạn, ám ảnh tâm lý. Thậm chí, con sẽ bắt đầu tìm mọi cách như hỏi bài bạn, đem “phao” vào phòng thi chỉ để đạt được điều mà bố mẹ mong muốn.

Cha mẹ hãy nhớ rằng một đứa trẻ luôn đạt điểm cao không hẳn là một đứa trẻ luôn luôn thành công trong cuộc sống.

 

8. Giáo dục con biết đặt câu hỏi

Trẻ em luôn thích được khen ngợi. Hơn nữa, con cũng rất sợ bố mẹ, thầy cô không hài lòng về mình. Vì thế con thường trả lời rằng mình đã biết, đã hiểu những gì người lớn nói dù chưa thật sự hiểu.

 

 Giáo dục con bắt đầu câu hỏi

 

Ông bà ta ngày xưa có câu “muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Dù áp dụng cách dạy con nào đi chăng nữa, bạn cũng nên khuyến khích con biết cách đặt ra những câu hỏi khi có thắc mắc. Hãy chia sẻ với con rằng bố mẹ và thầy cô luôn muốn giải thích với con nhiều hơn và luôn sẵn sàng để trả lời những thắc mắc của con, sẽ không ai trách phạt con khi con đặt câu hỏi cả.

Dạy con đặt câu hỏi để con được tự tin và phát triển kiến thức.

 

9. Nuôi dạy con cách cư xử đúng đắn

Làm gương cho con cái noi theo

Nếu bạn muốn con mình có cách cư xử tốt, bạn phải chắc chắn rằng mình cũng làm như vậy. Đây chắc chắn không phải là cách dạy con ngoan đúng đắn trong khi bạn bắt buộc con mình làm theo như những gì bạn nói chứ  không phải theo những gì bạn làm. Bước đầu tiên để có giúp đứa trẻ có hành vi đúng mực là bạn hãy trở thành một bậc cha mẹ lịch sự.

 

 Dạy con cách cư xử đúng đắn

 

Nuôi dạy con thì luôn đề cao tính thực hành thay vì chỉ nói suông

Sẽ không thực tế nếu con bạn chỉ có thói quen cư xử tốt trong suy nghĩ của mình. Cậu bé hoặc cô bé cần biết được điều này cần phải được làm trong thực tế. Nói với con bạn, viết những thói quen cư xử tối vào tờ giấy và thử áp dụng các thói quen này một cách vui vẻ vào các giờ chơi.

Giúp con hòa đồng với xã hội

Khi bạn đã dạy và củng cố các quy tắc cư xử ở nhà, hãy đưa con bạn đến các nhà hàng bình dân, thư viện, trung tâm mua sắm và những nơi khác để chúng có thể thực hành những gì chúng đã học.

Chuẩn bị những từ ngữ giao tiếp

Có 5 từ và cụm từ lịch sự nên nằm trong số những từ đầu tiên trong vốn từ vựng cơ bản của mỗi đứa trẻ. Chúng nên được sử dụng khi nói với trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ là  "Xin vui lòng", "Cảm ơn", "Tôi có thể”, "Xin lỗi" và "Không, xin cảm ơn" nếu như điều đó cần thiết.

Lúc nuôi dạy nên khen ngợi con kịp lúc

Trẻ em thích lời khen ngợi, đặc biệt là khi lời khen ngợi đó đến từ cha mẹ hoặc người mà chúng kính trọng. Các bậc cha mẹ thường chỉ phản ứng với hành vi không mong muốn của con cái họ, bỏ qua những chiến thắng và hành động tích cực của chúng. Sự lựa chọn này thực sự có thể có kết quả ngược lại. Trẻ em muốn nhận được sự chú ý bằng mọi cách, ngay cả khi điều đó có nghĩa là làm những điều xấu. hãy luôn khuyến khích và khen ngời khi trẻ cư xử lễ phép, lịch sự và ngoan ngoãn.

 

Khen ngợi động viên cổ vũ cho con

 

Nuôi dạy con phải Kiên nhẫn

Đúng là bản chất hầu hết của mọi trẻ em đều tự cho mình là trung tâm của vũ trụ. Mỗi bậc cha mẹ đều nhận ra điều này rất sớm trong vấn đề nuôi dạy con cái, và bạn có thể xoay chuyển điều này. Dạy những đứa trẻ tầm quan trọng của việc tôn trọng cảm xúc và nhu cầu của người khác. Khi đứa trẻ biết cách lắng nghe nhiều hơn, ít nói hơn, có sự đồng cảm với người khác và hạ mình, thì hành vi trong Quy tắc vàng của đứa trẻ đã bắt đầu được bộc lộ.

Đồng hành giúp con thiết lập mục tiêu và thực hiện

Nhiều đứa trẻ nhận ra rằng chúng cần một người không chỉ chịu trách nhiệm mà còn lắng nghe những ước mơ, mong muốn và mục tiêu của chúng. Giúp con bạn thiết lập các mục tiêu xã hội sẽ trang bị tốt hơn cho trẻ trong việc giao tiếp và giao tiếp hàng ngày với người khác. Không có gì phải ngạc nhiên khi mọi người đều thật sự không thích tiếp xúc, ở gần hoặc xung quanh những con người cư xử thô lỗ và đáng ghét. Và không có bậc cha mẹ nào muốn điều này xảy đến với con mình. Hãy dành thời gian để ngồi xuống và nói chuyện với con cái mình và lắng nghe những lĩnh vực mà chúng có thể gặp khó khăn khi giao tiếp với người khác.

Dạy cách cư xử trên bàn ăn

Phép xã giao đúng cách rõ ràng bao gồm cách cư xử trên bàn ăn, vì vậy hãy bắt đầu dạy con bạn những điều cơ bản này ngay từ khi chúng còn rất nhỏ. Sử dụng các bài học phù hợp với lứa tuổi và thưởng cho chúng khi tuân theo các quy tắc mà bạn đặt ra trên bàn ăn.

Sửa lỗi ngay tại chỗ

Trẻ nhỏ thường không nhận ra những điều sai trái mà mình đang làm. Ví dụ, nếu bạn đang nói chuyện với một người bạn, con bạn có thể nghĩ rằng việc ngắt lời bạn sẽ không ảnh hưởng gì. Cầu xin sự tha thứ của bạn mình và cho con bạn biết rằng sự gián đoạn của con bạn là không phù hợp. Làm điều này đối với bất kỳ vi phạm nào mà con bạn phạm phải. Hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng đúng đắn sự nhạy cảm trong những loại tình huống này. Nếu bạn có một đứa con quá nhạy cảm, bạn có thể muốn cáo lỗi với người đối diện và nói chuyện riêng với con.

Rèn dũa những thói quen tốt

Thông thường, cha mẹ có thể phá hoại cách nói của con mình bằng cách sử dụng ngôn ngữ mà họ không muốn con mình bắt chước. Một lần nữa, đây là một cách dạy con ngoan mà bạn cần phải mô phỏng hành vi và lời nói chính xác. Trừ khi bạn muốn con mình nói một cách cẩu thả và ngọng nghịu, nếu không điều đó xảy ra thì hãy tự mình tập nói những ngôn từ đúng mực và lịch sự trước.

Dạy con bỏ đi những định kiến

Con cái của bạn sẽ mô phỏng và bắt chước những thành kiến ​​của bạn. Nếu bạn có quan điểm không tốt về một nhóm hoặc người cụ thể, bạn không nên công khai điều này. Dạy con bạn đánh giá một người theo tính cách của họ chứ không phải chủng tộc, giới tính, tôn giáo hay quốc tịch của họ.

 

Các bậc phụ huynh nên biết 5 giá trị này trong cách dạy con ngoan

Giá trị nuôi dạy con số 1: Trung thực 

Giúp trẻ tìm cách nói sự thật

Cách tốt nhất để khuyến khích dạy con sự trung thực là bản thân bạn phải trở thành một người trung thực trước. Hãy xem xét câu chuyện này: Chị Diễm quyết định giới hạn số lần chơi giữa cậu con trai 3 tuổi của cô, Bi, và bạn của cậu ấy Bo. Bởi vì gần đây các chàng trai nhỏ này đã đánh nhau rất nhiều, và chị Diễm nghĩ rằng họ nên dành thời gian xa nhau. Vì vậy, khi mẹ của Bo - chị Lệ gọi điện vào một buổi chiều để sắp xếp một cuộc gặp gỡ, chị Diễm đã nói với chị Lệ rằng Bi đang bị ốm.

>> Mời xem thêm: Học tiếng Anh online cho bé

 

 Giá trị nuôi dạy con ngoan

 

Nghe được điều này, con trai chị Diễm hỏi: "Con bị ốm hả mẹ? Con bị sao vậy?" chị Diễm sửng sốt trước vẻ mặt sợ hãi của con trai, nói với Bi là cô chỉ nói rằng anh bị ốm, vì cô không muốn làm tổn thương tình cảm của mẹ Bo. Chị Diễm sau đó lại đưa ra một lời giải thích phức tạp về sự khác biệt giữa các kiểu nói dối với nhau, và Bi cảm thấy bối rối. Tất cả những gì cậu bé hiểu là việc nói dối đôi khi không có vấn đề gì - và thực tế, đó là những gì mọi người trong chúng ta thường làm trước mặt con trẻ.

 

Con bạn luôn lấy những gợi ý cho hành động của bản thân từ bạn, vì vậy điều quan trọng là bạn phải cố gắng tránh bất kỳ hình thức lừa dối nào, ngay cả hành động tưởng như vô hại. (Chẳng hạn, đừng bao giờ nói điều gì đó như "Đừng kể với ông nội rằng chúng ta có kẹo chiều nay."). Để con bạn nghe thấy bạn nói thật với những người lớn khác. Trường hợp của chị Diễm có lẽ sẽ tốt hơn khi nói với mẹ của Bo - Chị Lệ rằng, "Đây không phải là một ngày đẹp trời để đi chơi và tôi đang rất lo ngại về việc những đứa con của chúng ta đã đánh nhau rất nhiều vào tuần trước. Tôi nghĩ rằng mấy đứa nhỏ cần nên nghỉ chơi một thời gian."

 

Một cách khác để thúc đẩy giá trị của sự trung thực: Đừng phản ứng thái quá nếu con bạn lỡ nói dối bạn. Thay vào đó, hãy giúp con mình tìm cách nói ra sự thật. Vào một buổi chiều, khi mẹ của cô bé Lan Chi (4 tuổi) bước vào phòng của gia đình, cô ấy đã thấy chậu cây của mình đã bị đổ và một số nhánh cây bị gãy. Cô biết ngay điều gì đã xảy ra: Một lần trước đây, cô đã thấy bé Lan Chi bắt búp bê Barbie của mình "trèo cây", và lúc đó cô đã nói với con gái rằng thực vật luôn có giới hạn nhất định của mình và chúng sẽ bị tổn thương nếu con làm điều đó. Khi mẹ yêu cầu một lời giải thích, Lan Chi trông có vẻ sợ hãi đã đổ lỗi cho con chó của gia đình.

 

 Giá trị nuôi dạy con ngoan hơn

 

Mẹ của Lan Chi đã phản ứng rất hợp lý: Cô ấy cắt ngang câu chuyện của con mình và nói, "Lan Chi à, mẹ hứa là con sẽ không la rầy. Hãy suy nghĩ về điều đó một phút, và sau đó kể cho mẹ nghe chuyện thực sự đã xảy ra." Sau một lúc, đứa trẻ đã làm chủ hành vi sai trái của mình. Kết quả là, Lan Chi phải giúp dọn dẹp đống lộn xộn và không được phép xem tivi vào chiều hôm đó, nhưng mẹ cô luôn nhấn mạnh rằng bà đánh giá cao sự trung thực của con gái mình như thế nào. Khi làm như vậy, mẹ của Lan Chi đã dạy cho con gái bé nhỏ của mình một bài học quan trọng: Ngay cả khi trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng hoặc thoải mái cho bạn và những người khác - Nhưng nếu bạn nói sự thật thì bạn sẽ luôn cảm thấy tốt hơn.

Muốn con cái trung thực, cha mẹ cần là tấm gương tốt cho con.

 

Giá trị nuôi dạy con số 2: Công lý

Hãy luôn nhấn mạnh rằng trẻ em phải sửa đổi

Trong một buổi họp mặt gia đình gần đây, Chích Bông và Đại Bàng, hai chị em họ 4 tuổi, đang làm lâu đài từ các khối gỗ. Đột nhiên, Chích Bông đã xô ngã lâu đài của Đại Bàng, và cậu bé bắt đầu khóc. Chứng kiến ​​cảnh tượng đó, cha của Chích Bông đã dạy con bằng cách dằn mặt con gái và ra lệnh cho cô bé phải xin lỗi. Chích Bông nghiêm túc nói "Tôi xin lỗi."

 

 Nhấn mạnh cho trẻ phải luôn sửa đổi

 

Sau đó, bố Chích Bông đưa cô ấy sang một bên và hỏi, "Con có biết tại sao con lại đẩy đổ dãy nhà của Đại Bàng không?" Chích Bông nói với bố rằng cô ấy đã phát điên vì lâu đài của Đại Bàng lớn hơn mình. Người bố nói với Chích Bông rằng mặc dù đây không phải là lý do để phá hủy lâu đài của em họ cô, nhưng ông có thể hiểu cảm xúc của cô lúc đó. Sau đó bố của Chích Bông đã gửi cô ấy trở lại chơi đùa cùng với Đại Bàng.

Phản ứng của người bố này tương tự như phản ứng của nhiều bậc cha mẹ hiểu biết về tâm lý: Ông muốn con gái mình xác định lỗi sai rồi bày tỏ cảm xúc của mình và hiểu tại sao con lại cư xử như vậy. Điều đó không sao, nhưng vẫn chưa đủ. Để giúp trẻ em có ý thức thật sự về tính công lý, cha mẹ cần dạy con khuyến khích con thực hiện một số hành động để khắc phục điều sai trái. Ví dụ, cha của Chích Bông có thể đã gợi ý rằng cô ấy nên giúp em họ của mình là Đại Bàng xây dựng lại lâu đài của anh ấy hoặc cô ấy mang cho anh ấy một ít bánh quy như một cử chỉ xin lỗi.

Nói "Tôi xin lỗi" là điều khá dễ dàng đối với một đứa trẻ và nó giúp trẻ hiểu ra lỗi sai mà không buộc trẻ phải suy nghĩ quá nhiều. Việc để một đứa trẻ tự giác chủ động sửa đổi sẽ truyền tải một thông điệp mạnh mẽ hơn nhiều khi bắt buộc chúng phải sửa đổi. Nếu bạn biết rằng con bạn đã có hành động xấu với ai đó, hãy giúp trẻ nghĩ ra cách để đền bù cho người đó. Có lẽ gợi ý cho con của bạn rằng có thể tặng một trong những chiếc xe tải của cậu bé cho một người bạn - mà cậu bé đã làm hư đồ chơi của người bạn đó. Hoặc có lẽ con của bạn có thể vẽ một bức tranh cho em gái mình sau khi trêu chọc cô ấy cả ngày. Bằng cách khuyến khích con bạn làm những cử chỉ như vậy, bạn đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối xử công bằng với mọi người - một giá trị thiết yếu mà một ngày nào đó sẽ giúp con ứng phó được với thế giới phức tạp của các mối quan hệ xã hội.

 

Dạy con đối xử công bằng với mọi người từ nhỏ để con có hành trang vững bước khi lớn lên.

 

Giá trị nuôi dạy con số 3: Quyết tâm

Khuyến khích con tham gia thử thách

Cậu bé 5 tuổi - Tuấn Kiệt đã cho mẹ mình xem bức vẽ mà cậu bé đã vẽ bằng những chiếc bút màu mới của mình. "Con vẽ đẹp đấy! Bức tranh thật tươi sáng, đầy màu sắc và sự sáng tạo”, người mẹ đưa ra lời khen như vậy khi thấy bức tranh cậu bé đã vẽ. Sau đó, Tuấn Kiệt chạy ngay về phòng của mình và tức tốc vẽ một bức tranh khác rồi mang đến cho mẹ mình xem để nhận được lời khen ngợi - rồi nhiều bức bức tranh khác lại tiếp tục được mang đến.

 

 Khuyến khích con tham gia thử thách

 

"Mỗi bức vẽ sau đều cẩu thả hơn lần trước", mẹ cậu bé liền nói "Mẹ thật sự không biết phải nói gì". Nhưng sự phản hồi sẽ trở nên tích cực hơn nếu được nói như sau "Chà, Tuấn Kiệt à, các bức vẽ đó không được làm cẩn thận như bức vẽ ban đầu của con, con đã thật sự cố gắng hết sức với các bức vẽ chưa?"

Sự quyết tâm là một giá trị tinh thần mà bạn có thể dạy con từ khi còn rất nhỏ. Cách dễ nhất để tăng ý chí quyết tâm của trẻ nhỏ đó là tránh khen ngợi quá mức và cung cấp cho trẻ những phản hồi trung thực, được đưa ra một cách nhẹ nhàng, mang tính hỗ trợ.

Một cách hữu hiệu khác để nuôi dạy con phát triển lòng quyết tâm là khuyến khích chúng làm những việc không dễ dàng và khen ngợi chúng vì sự chủ động của chúng. Ví dụ, nếu con trai của bạn nhút nhát, hãy lặng lẽ khuyến khích con đến gần những đứa trẻ đang trên sân chơi, ngay cả khi điều đó khiến cậu bé cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Còn nếu con gái bạn nhanh nhạy như một cái cầu chì, thì hãy dạy cô bé các chiến lược (chẳng hạn như đếm đến mười hoặc hít thở sâu) để kiềm chế cơn tăng động của bản thân. Chúc mừng những đứa trẻ khi chúng làm được những điều khó khăn đối với chúng. Nếu đứa trẻ nghe thấy sự động viên rằng "Làm tốt lắm, bố biết rằng biết rằng điều đó thực sự khó khăn với con!" thì đứa trẻ biết rằng sự nỗ lực của mình đã công nhận và càng trở nên quyết tâm hơn để tiếp tục cố gắng.

 

Cách dễ nhất dạy con quyết tâm đó là không khen ngợi con quá mức.

 

Giá trị số 4: Dạy con sự cân nhắc

Dạy con suy nghĩ về cảm xúc của người khác

Nhã Phương thất vọng vì các cô con gái của cô, 3 tuổi và 4 tuổi, luôn than vãn và đánh nhau mỗi khi cô đưa chúng đi mua sắm ở siêu thị. Nhã Phương nói: “Cuối cùng, tôi đã nói với bọn trẻ rằng chúng tôi cần phải tìm cách mua sắm mà không để mọi người hay kể cả bản thân tôi phải cảm thấy khó chịu”.

Người mẹ đã hỏi các cô con gái về cách làm thế nào để chuyến đi đến siêu thị trở thành một trải nghiệm tốt hơn cho tất cả mọi người. Cô con gái 4 tuổi gợi ý rằng họ nên mang đồ ăn nhẹ từ nhà để chúng không mè nheo đòi bánh quy. Cô bé 3 tuổi cho biết sẽ nhẹ nhàng hát một mình để mẹ cảm thấy vui vẻ.

 

 Dạy con cách quan tâm người khác

 

Các cô con gái đã nhớ lời hứa của mình, và chuyến đi siêu thị tiếp theo đã diễn ra suôn sẻ hơn rất nhiều. Rời khỏi siêu thị, cô con gái 3 tuổi hỏi rằng: "Mẹ có còn cảm thấy khó chịu không hả mẹ?" Người mẹ chắc chắn với cô bé rằng bà ấy cảm thấy ổn và nhận xét rằng thật tuyệt khi các cô bé không còn cãi nhau với nhau khi đi siêu thị.

Bạn có dám đặt cược rằng những bài tập giải quyết vấn đề nhỏ này có thực sự giúp nuôi dạy con về sự cân nhắc không? Theo thời gian, ngay cả một đứa trẻ nhỏ cũng thấy rằng những lời nói hoặc hành động của bản thân có thể khiến người khác mỉm cười hoặc cảm thấy tốt hơn. Và mỗi khi đứa trẻ tử tế với người khác, thì người đó cũng sẽ đối xử tốt lại với đứa trẻ này. Phản hồi này khuyến khích các hành vi tích cực khác được xem xét.

 

Cha mẹ nên giúp trẻ hình thành thói quen biết suy nghĩ đến người khác từ những bài học thực tế cuộc sống.

 

Giá trị thứ 5: Dạy con tình yêu

Hãy hào phóng với tình cảm của bạn

Cha mẹ có xu hướng nghĩ rằng con cái luôn yêu thương và hào phóng với tình cảm của mình. Điều này đúng, nhưng để tình cảm yêu thương bền lâu, chúng cần được đáp lại. Thật ớn lạnh khi nhận ra rằng trong suốt một ngày dài bận rộn, cụm từ "Mẹ yêu con” có lẽ là câu nói mà một đứa trẻ ít có khả năng nghe thấy nhất.

 

 Dạy con về tình yêu thương

 

Hãy để con bạn thấy bạn thể hiện tình yêu thương và tình cảm của bạn đối với những người trong cuộc sống của bạn. Hôn và ôm vợ/ chồng của mình khi bọn trẻ ở xung quanh. Nuôi dạy con của bạn về việc bạn yêu quý và biết ơn ông bà, cô chú, anh chị của trẻ như thế nào.

Và tất nhiên, đừng để một ngày trôi qua mà bạn không tự mình bày tỏ tình cảm với những đứa con bé nhỏ của mình. Thể hiện tình yêu của bạn bằng những cách bất ngờ như: Gói một tờ giấy bạc kèm theo những lời yêu thương vào hộp cơm trưa của đứa trẻ; Hay dán một hình trái tim vào gương trong phòng tắm để đứa trẻ nhìn thấy nó khi đánh răng; Hãy luôn ôm con của mình - không vì lý do gì. Đừng cho phép những cuộc rượt đuổi điên cuồng vào buổi sáng vì sợ trễ giờ làm/ giờ học; Hoặc những thói quen điên cuồng vào buổi chiều do không đủ thời gian nấu nướng,.. vắt kiệt đi những cử chỉ yêu thương trong ngày của bạn đối với con mình.

 

10+ Cách dạy con tiếng Anh tại nhà nhàn tênh kích thích đam mê

Giờ đây, thành thạo tiếng Anh trở thành một kỹ năng bắt buộc, giúp trẻ tự tin trong việc tiếp cận tri thức mới. Do đó, hầu hết các bậc cha mẹ đều quan tâm đến việc dạy con học tiếng Anh từ nhỏ, giúp trẻ sớm thành thạo ngôn ngữ này.

Xem thêm: 

>> Tiếng anh trực tuyến 1 kèm 1

>> Trung tâm học tiếng anh cho trẻ em tại hà nội

 

Dạy trẻ học tiếng Anh tại nhà hiệu quả

 

Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được cách dạy con học tiếng Anh tại nhà đúng chuẩn. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo bí quyết dạy con trẻ học tiếng Anh thành công mà Pantado chia sẻ sau đây nhé.

 

1. Khi nào nên cho trẻ học tiếng Anh?

Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ phát triển mạnh mẽ về ngôn ngữ từ 20 tháng đến 8 tuổi. Thời kỳ này, não bộ của trẻ có thể hút thông tin một cách nhanh chóng và nhạy bén. Do đó, bé có thể nghe và bắt chước các phát âm khác nhau một cách dễ dàng.

 

Dạy trẻ học tiếng Anh tại nhà

 

Tuy nhiên, ở độ tuổi này, trẻ em thường ham chơi, chưa có khả năng tập trung tốt. Chính vì vậy, việc theo học tại các trung tâm, trường lớp có thể chưa mang lại hiệu quả cao. Do đó, các bậc phụ huynh nên nuôi dạy con mình bắt đầu học tiếng Anh từ khoảng 3-4 tuổi, là hiệu quả nhất.

 

2. Bí quyết dạy con tiếng Anh thành công từ chuyên gia

Nhiều phụ huynh sẽ thắc mắc, nên dạy trẻ học tiếng Anh như thế nào? Thực ra, cha mẹ hoàn toàn có thể dạy con học tiếng Anh tại nhà. Theo kinh nghiệm của những người đã dạy con học tiếng Anh thành công, việc dạy con học tiếng Anh, cha mẹ nên lưu ý tuân theo 2 nguyên tắc đó là thiết lập thói quen và tạo sự tương tác.

Từ đó, để phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, cha mẹ có thể lựa chọn những phương pháp cụ thể để cùng con học tiếng Anh tại nhà dễ dàng.

 

3. Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non

Lứa tuổi mầm non thường hay chú ý đến sự khác biệt của màu sắc, nhịp điệu, và dễ dàng ghi nhớ bằng hình ảnh. Phương pháp phù hợp ở độ tuổi này đó là kết hợp việc học và chơi với nhau. Hãy tạo ra môi trường cho bé được “tắm ngôn ngữ” và từ từ tiếp thu kỹ năng nghe và nói cho trẻ.

Học tiếng Anh qua tô màu tranh

Cha mẹ có thể mua cho con những quyển tập tô màu. Mỗi ngày, chúng ta cùng bé tô màu theo các chủ đề khác nhau như đồ vật, hoa quả, động vật...Qua đó, bé được kích thích khả năng nhận thức màu và từ từ tiếp cận được với khối lượng từ vựng khá phong phú. 

Học tiếng Anh qua trò chơi

Trẻ con luôn tò mò và ưa khám phá. Thông qua các trò chơi, cha mẹ có thể hướng dẫn bé cách sờ, chạm, cảm nhận đồ vật và gọi tên chúng bằng tiếng Anh. Đây là một phương pháp khá thú vị giúp bé dễ dàng ghi nhớ từ vừng mà còn khơi gợi được hứng thú với việc học tiếng Anh cho bé.

Học tiếng Anh qua thẻ tranh

Việc học tiếng Anh bằng flashcard rất phổ biến. Kinh nghiệm của cha mẹ có con học tiếng Anh thành công cho rằng, ghi nhớ từ vựng thông qua flashcard là phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ hiệu quả.

Điều này có thể được lý giải do não bộ của trẻ em thường ghi nhớ mọi thứ bằng hình ảnh. Vì vậy, cha mẹ có thể cho bé nhìn một số thẻ hình theo chủ đề, và mô tả kèm hành động, giúp con dễ dàng nhận biết hơn.

4. Phương pháp dạy tiếng Anh tiểu học

Quy trình dạy tiếng Anh cho trẻ tiểu học bắt đầu chú trọng việc phát triển ngữ pháp và làm phong phú vốn từ vựng. Để tiến tới mục tiêu này, các bậc phụ huynh có thể tham khảo các phương pháp học môn tiếng Anh tiểu học như sau.

Học tiếng Anh theo chủ đề

Cha mẹ cần có sự thống nhất về chủ đề trong bài học. Các từ vựng, mẫu câu có sự kết nối với nhau sẽ giúp trẻ dễ tiếp thu hơn. Lợi ích của việc học tập theo chủ đề vừa giúp trẻ dễ thu hút việc học. Ngược lại, cha mẹ cũng thuận lợi hơn trong việc tìm một danh sách các chủ đề với từ vựng với ngữ pháp phù hợp để đồng hành cùng trẻ.

Tập đọc và kể lại các câu truyện ngắn

Hãy đọc sách tiếng Anh cho bé. Hoặc cùng bé hát những bài hát tiếng Anh. Nếu cha mẹ không thành thạo tiếng Anh? Đừng lo lắng! Cha mẹ hãy tham khảo các cuốn sách có audio và mở bằng loa cho bé được “tắm tiếng Anh” mỗi giờ. Với trẻ tiểu học, cha mẹ cũng dễ dàng tìm được các ứng dụng công nghệ để hỗ trợ bé học tiếng Anh thời gian này. Tuy nhiên, hãy chú ý đến thời lượng sử dụng để không làm ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.

Thiết lập các nhiệm vụ và hình thành hệ thống khen thưởng

Ở độ tuổi tiểu học, trẻ phát huy rất tốt trong việc hoàn thành các nhiệm vụ. Cha mẹ hãy đề ra các nhiệm vụ và hình thành hệ thống khen thưởng để tạo động lực giúp trẻ phấn đấu mỗi ngày.

Cha mẹ cũng nên lưu ý quản lý trẻ một cách tích cực, giúp trẻ luôn bám sát vào các nhiệm vụ mà không cảm thấy áp lực. Hãy khen ngợi trẻ để trẻ cảm thấy tự tin, và hào hứng hơn mỗi khi hoàn thành nhiệm vụ mới.

Việc dạy con học tiếng Anh tại nhà sẽ trở nên dễ dàng nếu cha mẹ kiên trì và lắng nghe trẻ. Đừng tạo áp lực cho trẻ và chính mình. Ngôn ngữ sẽ được hình thành một cách tự nhiên nếu được bồi đắp thường xuyên và hành trình học tập nhiều hứng thú. Cha mẹ hãy cố gắng đừng để trẻ rơi vào trạng thái chán nản, căng thẳng trước áp lực học tập.

5. Đừng sợ ngữ pháp

Ngữ pháp là để giao tiếp

Khi học tiếng anh, nhiều bé bị ám ảnh bởi ngữ pháp. Điều này đặc biệt đúng đối với những học sinh đang theo học ở những trường mà đòi hỏi phải học ngữ pháp nghiêm ngặt. Hãy nhớ rằng con bạn chỉ học ngữ pháp để giao tiếp. Hãy thực hành với một vài bài tập, sau đó viết một bài luận hoặc trò chuyện và thử sử dụng các công cụ mới sẽ hiệu quả hơn.

Loại bỏ điểm yếu của trẻ

Đừng lãng phí thời gian cho các bài tập ngữ pháp mà trẻ đã hiểu chỉ vì chúng quá dễ. Hãy tập trung vào ngữ pháp khó hơn. Nếu bạn không chắc chắn vấn đề mà bé đang gặp phải, hãy viết một vài bài văn hoặc đoạn văn ngắn và yêu cầu giáo viên khoanh những lỗi lặp lại. Khi đó, bạn có thể phát hiện ra điểm yếu của bé và giúp chúng luyện tập nhiều hơn.

Dạy cách truyền đạt kiến thức cho người khác

Bạn có thể dạy tiếng anh cùng lúc cho các con và yêu cầu đứa lớn hơn trình bày lại những kiến thức vừa học cho đứa nhỏ hơn hoặc thậm chí là bất cứ ai. Việc giảng dạy sẽ buộc bé phải nhớ các quy tắc và hiểu chúng đúng cách. Hãy thử chuẩn bị một lộ trình học tập và áp dụng với bé nhà mình ngay nhé!

6. Cải thiện kỹ năng làm bài tập của trẻ

Một số điều bạn cần lưu ý khi dạy trẻ học tiếng anh cũng như làm tăng kỹ năng làm bài tập của chúng là:

Chuẩn bị những cuốn sổ tay riêng cho việc học viết, học từ vựng và làm bài tập.

Để trẻ sử dụng một cây bút mà chúng yêu thích.

Học trong thời gian ngắn, nhưng thường xuyên.

Dành một khoảng thời gian ngắn để xem xét, đánh giá lại quá trình học tập của trẻ.

Học ở một nơi mà cả bạn và con đều cảm thấy vui vẻ, thoải mái.

Đừng để trẻ bị phân tâm. Hãy hạn chế kiểm tra email, xem TV và dùng điện thoại khi dạy trẻ học học (trừ khi bạn xem dưới dạng ngôn ngữ Anh, hay tra từ điển).

Chuẩn bị sẵn đồ uống và đồ ăn nhẹ để trẻ không phải tìm cớ lười biếng khi đang học.

Nếu bạn dạy một nhóm, hãy đưa ra quy tắc xử sự trong giờ học để chúng cùng tuân theo.

 

7. Ghé thăm một quốc gia nói tiếng Anh

Cách giúp trẻ có thể tiếp cận với tiếng anh nhanh hơn là để chúng tiếp xúc với người bản địa càng nhiều càng tốt. Chẳng hạn như đến các quốc gia nói tiếng Anh thông qua:

Những chuyến du lịch với mục đích học ngôn ngữ.

Ở với gia đình người bản xứ.

Học từ giáo viên bản ngữ.

Tiếp cận với văn hóa Anh.

Tìm kiếm công việc bán thời gian.

Trở thành tình nguyện viên.

Kết bạn với người bản xứ.

Kết bạn với những người từ các quốc gia khác để tự tin hơn trong giao tiếp.

Thường xuyên đề xuất các bài học, trao đổi ngôn ngữ.

 

8. Chuẩn bị cho một bài kiểm tra năng lực như TOEIC hoặc TOEFL

Sau một thời gian trang bị cho trẻ những kiến thức cơ bản về tiếng anh, bạn nên kiểm tra năng lực tiếng anh của chúng thông qua các bài test như TOEIC hoặc TOEFL. Vì đây là :

Điều kiện để có những công việc tốt hơn (TOEIC).

Được nhận vào một trường cao đẳng hoặc đại học của Mỹ (TOEFL).

Sử dụng sách văn bản nghiên cứu có hướng dẫn.

Nghiên cứu một loạt các ngôn ngữ toàn bộ.

Theo dõi sự cải thiện của bạn một cách dễ dàng (điểm kiểm tra).

Học ngôn ngữ thành ngữ.

Học tiếng Anh thương mại (TOEIC).

Cải thiện vốn từ vựng của trẻ một cách nhanh chóng.

Tham gia các lớp học và tiếp cận với nhiều bài tập nghe.

Thách thức bản thân để cải thiện điểm số của trẻ/

Học và thực hành với định dạng bài luận phù hợp (TWE / NEW TOEFL).

Trở thành một chuyên gia ngữ pháp.

Nâng cao kiến ​​thức chung của trẻ

 

9. Tận dụng tiếng anh

Sắp xếp một buổi tối chỉ sống cùng học và ôn tập tiếng Anh bằng cách nói về bửa ăn hoặc xem phim tiếng Anh.

Giúp trẻ viết một bức thư bằng tiếng Anh cho bạn của chúng hoặc viết các câu chuyện bằng tiếng Anh. (Đây là những thứ tuyệt vời và đơn giản để luyện viết, phát âm và luyện nhịp điệu.)

Cho trẻ nghe và đọc các câu chuyện cổ tích, truyện cười hoặc hướng dẫn bằng tiếng Anh sau đó ghi chép lại.

Lên mạng và tìm lời bài hát tiếng Anh yêu thích, dễ nghe và cùng trẻ hát theo.

Mua các trò chơi bằng tiếng Anh như Monopoly, Scrabble hoặc Word Up,.. hoặc cho chơi thẻ bài bằng tiếng Anh với trẻ mỗi khi rảnh.

Cùng con bạn tham gia câu lạc bộ đọc hoặc hội thoại tiếng Anh.

Thường xuyên dùng những câu tiếng anh đơn giản để giao tiếp với trẻ.

Yêu cầu bé gọi tên mọi thứ bằng tiếng Anh (đồ đạc, quần áo, v.v.) cũng là cách giúp chúng từ vựng lâu hơn.

 

10. Vui chơi mang tính giáo dục 

Đặc biệt là khi con của bạn còn quá nhỏ, các trò chơi mang tính giáo dục là một kỹ thuật hữu ích để dạy chúng mà bạn không nên bỏ qua! Con có thể được khuyến khích chơi với nhau theo nhiều cách khác nhau, có thể là trò chơi trên bàn hoặc trong phòng hay một không gian chung, tùy thuộc vào cách bài trí gian nhà/trường học.

Ý tưởng với trò chơi mang tính giáo dục là để giáo viên và cha mẹ tham gia vào cuộc đàm thoại bằng tiếng Anh, đưa ra các câu hỏi mà con trẻ có thể trả lời.

Ví dụ một số câu hỏi như:

Con đang làm gì đấy?

Con đang chơi gì vậy?

Bố mẹ/cô có thể chơi với con không?

Cái gì vậy?

Con có thích cái này không (hình khối, bóng, búp bê)?

Cách để làm cho trò chơi mang tính giáo dục trở nên thú vị và hữu ích là đảm bảo rằng bạn thu hút bé mà không làm chúng nản lòng. Việc hỏi bé những câu hỏi lặp đi lặp lại hoặc đơn giản là đặt quá nhiều câu hỏi có thể gây khó chịu và phản tác dụng. Mỗi phút hỏi 1 câu hoặc có thể lâu hơn là tốt nhất.

Khuyến khích bé trả lời bạn bằng tiếng Anh, nhưng không ép chúng nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Khi mọi thứ tiến triển tốt, chúng có thể nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh theo cách của riêng mình — đó là bằng chứng cho thấy nỗ lực của bạn đang được đền đáp!

11. Đừng dịch mọi thứ

Trong quá trình dạy con học tiếng anh, ba mẹ không phải từ nào cũng biết nghĩa. Trước đây rất khó để tra cứu từng từ trong từ điển, nhưng với Internet và Google Dịch, việc có được “bản dịch” nhanh chóng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, hãy tránh cám dỗ này.

Lý do là nếu bạn dịch theo nghĩa đen từng từ của một câu, nghĩa của chúng trở nên khá kinh khủng (đối với người bản ngữ). Điều đó đúng cho mọi ngôn ngữ, bản dịch từng từ thường không tính đến những thứ như thành ngữ, trợ từ và các thay đổi về giới từ, và kết quả là gần như bản dịch bị sai hoàn toàn khi các con dịch từng từ.

Mặt khác, nếu bạn đang đọc một văn bản tiếng Anh và cố gắng dịch nó sang ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, nó có thể không tệ như vậy. Cách này có thể sẽ lãng phí thời gian của bạn và làm bạn bối rối một chút, nhưng ít nhất nó sẽ không gây nhầm lẫn và sai lệch khi truyền đạt kiến thức cho con bạn

Hy vọng những chia sẻ của PANTADO sẽ giúp bạn lựa chọn được cách đồng hành cùng con học tiếng Anh tại nhà. Bạn đừng quên ghé thăm PANTADO thường xuyên để tham khảo các kiến thức nuôi dạy con nhé.

 

10+ chiến lược giúp trẻ xây dựng những kỹ năng cần có trong thế kỷ nguyên mới

Bước sang kỷ nguyên mới, cha mẹ cần trang bị cho mình những gì để có thể giúp con có một hành trang vững chắc cho sự nghiệp tương lai? Sau đây là 10 chiến lược cha mẹ cần chuẩn bị để giúp đỡ con phát triển những kỹ năng cần có trong thế kỷ 21

Xem Thêm:

                    >>  Chứng chỉ tiếng Anh cho bé

                      >> Tiếng anh trực tuyến lớp 3

 

Chiến lực xây dựng kỹ năng cho bé rất quan trọng

 

1. Lấy trẻ làm trung tâm

Cha mẹ hãy tập trung vào những sở thích của con. Nếu con tập trung quan sát và tỏ ra hứng thú với máy bay bay qua chúng , hãy tạo ra những cơ hội để con có thể khám phá những chuyến bay, làm máy bay giấy hoặc đóng giả làm máy bay bay liệng bên ngoài . Trẻ em thường hứng thú và tập trung để tham gia vào các hoạt động do chính chúng tự chủ và tạo ra hơn là được chỉ dẫn trực tiếp từ người khác

2. Tập trung mọi thứ vào trẻ

Cha mẹ cần tạo ra những cơ hội để giúp trẻ phát triển những kỹ năng ngôn ngữ, đọc viết, tính toán từ sớm. Đưa ra sự đánh giá và khuyến khích thường xuyên để củng cố phát triển những kỹ năng quan trọng này, Thêm vào đó giúp con phát triển những kỹ năng cảm xúc và xã hội cũng như nuôi dưỡng lòng tự trọng

3. Áp dụng trò chơi

Khuyến khích tất cả những thể loại trò chơi trong môi trường học tập – phát triển toàn diện những kỹ năng sáng tạo, xây dựng và cả sự hợp tác

4. Sự hợp tác

Cha mẹ cần cung cấp cho trẻ những cơ hội để được vui chơi và kết nối với mọi người ( ví dụ như diễn kịch, trò múa rối…) . Thiết kế những hoạt động nơi mà trẻ có cơ hội để giải quyết các vấn để và cùng phát triển lẫn nhau.

5. Sự kết hợp

Kết nối những trò chơi trực tuyến với những hoạt động thực tế. Cung cấp cho trẻ những cơ hội để khám phá và kiểm tra những kỹ năng trực tuyến để trẻ thấy được tiến độ của bản thân . Việc học sẽ được nâng cao nếu như con biết áp dụng những gì con học trực tuyến vào những hoạt động thực tế

6. Tính Linh động

Sẵn sàng để thay đổi kế hoạch. Nếu trẻ bị thu hút bởi một trò chơi chúng đang chơi, nhưng đó lại là thời gian để đọc một câu chuyện. Lên kế hoạch những gì trẻ sẽ làm và hỏi con để con kể về trò chơi đó hoặc kể một câu chuyện cái mà có thể kết nối với trò chơi.

7. Phân biệt

Khi hướng dẫn trẻ hãy sử dụng những phương pháp học khác nhau, và xem xét cách học của từng trẻ. Một vài trẻ cần để học một cách chủ động hơn trong khi số khác lại thích học với tốc độ bình tĩnh hơn. Ví dụ trong việc dạy trẻ cách đếm, hãy dạy trẻ cách hát ra những con số. Cung cấp những đồ vật con có thể học đếm khi đang chơi. Cách tiếp cận này cung cấp rất nhiều sự lựa chọn cho trẻ tiếp nhận thông tin

8. Đánh giá thông qua quá trình

Hãy quan sát trẻ khi chúng chơi. Những kỹ năng gì mà con đã phát triển? những kỹ năng nào con chỉ vừa mới bắt đầu học, đưa ra những phản hồi, đánh giá liên tục để điều chỉnh các hoạt động và môi trường học của con dựa trên những gì trẻ đã học và cung cấp thêm những kiến thức và nội dung mới

9. Tính kiên nhẫn

Cha mẹ cần tạo ra những thói quen và đưa ra sự kỳ vọng cho trẻ để trẻ luôn cảm thấy được đảm bảo. Đưa cho con sự tự tin và tự do để khám phá môi trường. Sự kiên nhẫn cũng giúp trẻ để có thể phát triển những kỹ năng quản lý, lên kế hoạch tổ chức và tự điều chỉnh bản thân

10. Kết hợp các lĩnh vực học tập khác nhau

Trẻ không chỉ học những kiến thức nội dung, chúng cần phải có những trải nghiệm thực tế. Điều này có thể được học khi bố mẹ cho trẻ đọc một câu chuyện và thảo luận về các nhân vật trong đó, hay đưa ra những cách suy luận, giải quyết vấn đề của riêng trẻ trong một cuộc thí nghiệm.

 

Bài học quan trọng giúp những đứa trẻ phát triển tốt nhất

Khi nào là thời điểm tốt nhất để chúng ta học cách tạo dựng nên sự thành công? Câu trả lời là càng sớm càng tốt. Những bậc cha mẹ ngày xưa đã không có cơ hội để học những điều đó từ sớm. Tuy nhiên bây giờ họ có thể dạy đứa trẻ của mình với 15 bài học mà bố mẹ của những đứa trẻ thành công đã dạy chúng.

Xem thêm:

                       >> Học tiếng Anh online cho bé

                       >> Luyện thi chứng chỉ cho bé

 

Bài học giúp trẻ phát triển tốt nhất

 

1. Thụt lùi không có nghĩa là bạn thất bại

Sẽ có những khoảng thời gian trẻ cảm thấy mình thật kém cỏi, thất bại. Ví dụ như khi con nhận một bài kiểm tra điểm kém, không hoà nhập được với một nhóm bạn hay trẻ cảm thấy mình quá khác biệt so với mọi người. Từ đó con thất vọng về bản thân và cho rằng đó là sự thất bại . Do đó cha mẹ cần phải dạy trẻ rằng thất bại sẽ khiến con trở nên mạnh mẽ hơn khi con vượt qua được chúng. Dạy trẻ cách giải quyết mọi vấn đề, bằng cách đó con sẽ vượt qua mọi thất bại để đạt được thành công trong cuộc sống.

 

2. Ba mẹ luôn bên con

Một ngày khi trẻ phải đối diện với những khó khăn, thử thách bất ngờ ập đến mà một mình con không thể xoay xở và giải quyết. Con nghĩ rằng việc nhờ đến sự trợ giúp của bố mẹ, bạn bè và người thân sẽ chứng tỏ con là người yếu kém. Tuy nhiên cha mẹ cần phải cho con biết rằng bạn sẽ luôn ở đó bất cứ khi nào con gặp phải khó khăn. Khi đó, con sẽ tự tin hơn vì biết rằng luôn có những người theo sau, động viên và giúp đỡ mình. Chính sự tự tin này sẽ giúp con có thể nắm bắt cơ hội trong cuộc sống tốt hơn.

 

Bài học giúp trẻ phát triển tốt nhất

 

3. Tỏ ra bình tĩnh trong mọi trường hợp

Đôi khi trẻ sẽ gặp phải những bất đồng quan điểm, tranh luận trong mối quan hệ trong việc giao tiếp với người khác – trẻ có thể sợ hãi, thậm chí là giận dữ. Hãy dạy trẻ cách giữ sự bình tĩnh và đàm phán với mọi người, từ đó con sẽ hình thành những kỹ năng giải quyết vấn đề.

 

4. Sự thấu cảm là rất quan trọng

Trẻ có được sự thấu cảm là khi biết quan tâm đến mọi người xung quanh trong bất cứ hoàn cảnh nào. Khi trưởng thành, con có thể sẽ nhận ra nhiều thứ quan trọng trong cuộc sống ví dụ như tiền bạc hay thứ bậc nhưng cha mẹ cần cho con biết tình yêu thương còn quan trọng hơn cả. Hãy dạy con cách nói lời Xin lỗi và Cảm ơn, từ đó con sẽ xây dựng được những mối quan hệ thành công trong cuộc sống.

 

Bài học giúp trẻ phát triển tốt nhất

 

5. Tập trung vào một mục tiêu

Khi có quá nhiều sự lựa chọn, trẻ sẽ cảm thấy khó khăn khi phải đưa ra quyết định. Chẳng hạn, trẻ đôi khi sẽ cảm thấy khó khăn khi phải lựa chọn giữa việc xem phim, chơi đồ chơi hay làm bài tập về nhà. Vì vậy, bố mẹ nên hướng dẫn con cách phân bố thời gian sao cho hợp lý để có thể học, vui chơi, giải trí. Từ đó con sống có tổ chức hơn, dễ dàng thành công trong cuộc sống.

 

6. Kết nối và học hỏi từ những người có kinh nghiệm

Trong thời đại mạng xã hội phát triển, trẻ có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, con có thể dễ dàng tìm ra giải pháp cho một vấn đề nào đó. Chính vì vậy có thể con chưa nhận thức được tầm quan trọng trong việc học hỏi, kết nối từ những người có kinh nghiệm. Cha mẹ cần dạy con cách để giao tiếp, học hỏi mọi người xung quanh, điều này có thể sẽ giúp con dễ dàng hơn khi nhờ đến sự giúp đỡ của mọi người ở nơi làm việc hay trong cuộc sống sau này.

 

7. Tầm quan trọng của giá trị

Giá trị là thứ chi phối khi chúng ta định hướng cuộc sống, giúp đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến chính bản thân và mọi người xung quanh. Vì vậy, ba mẹ cần phát hiện và nuôi dưỡng những giá trị ở con trẻ. Chọn giá trị tốt và có lợi cho con, cha mẹ không đơn giản chỉ dạy những giá trị đó mà còn phải sống theo đó. Trẻ học rất nhiều bằng việc quan sát. Hãy cho con thấy những giá trị đúng, chúng sẽ đi theo con suốt cuộc đời.

 

8. Xây dựng nguyên tắc làm việc

Nguyên tắc làm việc là một thói quen mà một người phải tuân theo một cách nghiêm ngặt để có thể hoàn thành tốt công việc, đây đồng thời cũng là nền tảng để giúp con thành công trong cuộc sống. Vì vậy hãy giúp con xây dựng những nguyên tắc làm việc qua những việc nhỏ nhất, ví dụ bắt đầu bằng việc tạo ra thời gian biểu hằng ngày và làm theo nó. Điều này giúp con rèn luyện về mặt tinh thần để có thể duy trì những nguyên tắc làm việc

 

9. Sự quan trọng của việc hợp tác

Có một câu nói rất nổi tiếng “No man is an island”. Câu nói ngụ ý rằng để trở nên thành công trong cuộc sống trẻ cần phải biết cách hợp tác, hoà nhập với mọi người xung quanh. Đây cũng là một bài học rất quan trọng, trẻ cần phải biết cách làm việc với mọi người, để đạt được những mục đích chung. Cha mẹ có thể thực hành cùng con những điều này bằng cách tạo hoạt động nhóm trong gia đình thông qua những nhiệm vụ hoặc trò chơi.

 

10. Biết cách tôn trọng mọi người, động vật và môi trường

Bố mẹ nên dạy trẻ cách quý trọng môi trường bằng cách bỏ rác đúng nơi quy định, phân loại rác; tôn trọng động vật bằng cách chăm sóc bảo vệ chúng. Thêm vào đó dạy trẻ học cách tôn trọng người khác bằng cách đối xử tốt với tất cả mọi người và giữ những mối quan hệ tốt. Điều này giúp con thành công trong việc định hướng cuộc sống.

 

11. Thành thật là cách giải quyết tốt nhất

Khi bạn thành thật, con sẽ luôn sẵn sàng đối diện với những hệ quả của hành động. Điều đó cho thấy con đáng tin cậy. Hãy dạy con thành thật! Chẳng hạn, khi con bạn gặp rắc rối hãy cho con thấy thành thật là bước đầu tiên để giải quyết và giúp con trở nên thoải mái hơn.

 

12. Tiếp nhận những truyền thống tốt

Mỗi gia đình, cơ quan, một nhóm luôn có những truyền thống riêng. Những truyền thống này chính là biểu tượng cho văn hoá cũng như lối sống. Vì thế, hãy dạy những điều đó cho con trẻ – nếu chúng tích cực và có ích. Trẻ sẽ phát triển có sự cân bằng ý thức về bản sắc cũng như sự gắn kết. Cả hai điều đó đều quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.

 

13. Sự tò mò, ham muốn học hỏi

Những người tò mò, ham hiểu biết, họ học rất nhiều. Cha mẹ nên dạy con xây dựng thói quen như vậy. Sống một cuộc sống không ngừng học hỏi, tìm hiểu, con trẻ sẽ phát triển và trang bị cho chính mình một kho kiến thức khổng lồ mà họ có thể sử dụng để đạt được thành công trong cuộc sống.

 

14. Tha thứ

Chắc hẳn con đã từng bị tổn thương bởi một ai đó – một người bạn hoặc thậm chí là một thành viên khác trong gia đình và sẽ trải qua những cảm giác bị tổn thương, phản bội. Một trong những cách tốt nhất để vượt qua chính là học cách tha thứ. Hãy dạy cho trẻ cách để nhìn sự việc theo chiều hướng tích cực hơn và tha thứ cho người khác, từ đó trẻ sẽ có những phương pháp để khiến tâm trí thanh thản khi đối diện với sự tổn thương và sẽ trở nên mạnh mẽ trên con đường đến thành công.

 

15. Phát triển tốt những kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp đối với mọi người là một kĩ năng vô cùng quan trọng trong cuộc sống, giúp con nhận được những sự quan tâm từ mọi người. Kỹ năng giao tiếp liên quan đến lời nói và ngôn ngữ cơ thể. Hãy dạy trẻ kỹ năng này để con có thể kết nối với mọi người một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.

Cấu trúc would you like được dùng như thế nào?

Trong tiếng Anh khi ta muốn thể hiện sự lịc sự và muốn gợi ý về một điều gì đó, hay mời ai đó, thì chúng ta sẽ sử dụng Cấu trúc Would you like. Tuy nhiên, sử dụng cấu trúc would you like như thế nào? Hãy cùng Pantado đi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

 

Cấu trúc would you like trong tiếng Anh

 

1. Định nghĩa cấu trúc would you like trong tiếng Anh

Cấu trúc would you like là một cấu trúc ngữ pháp rất quen thuộc và được sử dụng nhiều trong giao tiêp tiếng Anh. Và cấu trúc này thường được người ta sư dụng khi hỏi về mong muốn của người khác, hoặc là đưa ra một lời mời, lời đề nghị một cách lịch sự.

Ví dụ:

Would you like some sweet cakes?

Bạn có muốn một vài chiếc bánh ngọt không thế?

 

Would you like to drink with me?

Bạn có muốn cùng uống với mình chứ?

 

What would you like to do on holiday?

Bạn thường thích làm gì vào ngày nghỉ lễ?

 

2. Cách dùng cấu trúc would you like

Cấu trúc would you like được sử dụng với 2 mục đích chính  đó là đưa ra lời mời, lời đề nghị hoạc là hỏi về nguyện vọng của một ai đó một cách lịch sự. Để hiểu hơn về các cách dùng would you like thì hãy cùng xem một vài ví dụ dưới đây nhé.

 

Cấu trúc would you like trong tiếng Anh

 

2.1 Cách dùng would you like để đưa ra lời mời hoặc đề nghị

Would you like + Noun?

Ví dụ:

Would you like a glass of lemon juice? 

Bạn có muốn một cốc nước chanh không?

Would you like + to verb (infinitive)?

 

 Ví dụ:

Would you like to eat pasta? 

Bạn có muốn ăn mỳ Ý không?

 

2.2 Cách trả lời lại đề nghị

S + would like + N/to infinitive + O

Would like có thể được viết dưới dạng rút gọn: ’d like.

Để hiểu rõ hơn các bạn có thể xem bảng tóm tắt về các trả lời đề nghị, lời mời dành cho cấu trúc would you like mà chúng tôi đã tổng hợp dưới đây, hãy cùng ghi nhớ để sử dụng vào các tình huống giao tiếp hàng ngày nhé.

Chấp nhận lời mời, lời đề nghị

Từ chối lời mời, lời đề nghị

Absolutely

Thank you!

Yes

Yes, I would

Yes, I’d love to

Yes, please

No, thank you so much

I would love to but I cannot…

I am sorry, I cannot…

 

Ví dụ cụ thể:

  • Would you like some water or tea?

(Bạn có muốn dùng một chút nước hoặc trà không?)

 

  • Absolutely. I’d like some water, please.

(Dĩ nhiên rồi, Tôi muốn dùng một chút nước.)

 

  • Would you like to buy a new dress?

(Bạn có muốn mua một chiếc váy mới không?)

 

  • No, I’d love to but I cannot fit more clothes in my wardrobe.

(Không, mình muốn lắm nhưng tủ quần áo mình chật lắm rồi, không nhét thêm được nữa.)

 

2.3 Cách dùng would you like để hỏi về mong muốn của người khác

Công thức chung

What + would + S + like + N/to verb (infinitive)?

Các trả lời:

  • S + would like/love + N/to infinitive…
  • S + like N/to infinitive…
  • I’ll have…

Ví dụ: 

  • What would you like to have on your birthday?

(Bạn muốn nhận quà gì vào sinh nhật?)

 

  • I’d love a new smartphone.

(Tôi muốn một chiếc điện thoại thông minh.)

 

  • What would you like to have for dinner?

(Bạn muốn bữa tối ăn món gì?)

 

  • I would like to eat beef soup

(Tôi muốn ăn súp thịt bò)

 

  • What would you like to do?

(Bạn thích làm nghề gì?)

 

  • I would like to become a nurse.

(Tôi muốn trở thành một y tá)

 

Bài tập về cấu trúc would you like có đáp án

Bài 1: Điền would hoặc do vào chỗ trống

  1. _____  you like a glass of water? 
  2. _____  you like living in Australia?
  3. _____  you like more sugar for your coffee? 
  4. _____  you like practicing English? 
  5. _____  you like some more food? 
  6. _____  you like some water? 
  7. _____  you like to go to the movies this evening? 
  8. _____  you like to go to the movies? (generally speaking) 
  9. _____  you like your job? 
  10. _____ you like dancing?

 

Bài tập 2: Chọn đáp án đúng

1. Would you like _________ something?

 

A. to eat B. eating C. to eating D. is drinking

 

2. Would you like _________ with me?

 

A. have dinner B. to have dinner C. having dinner D. had dinner

 

3. How _________ your meal?

 

A. would you like B. you would like C. would like you D. do you would like

 

4. Where would you like _________ to?

 

A. travel B. to travel C. traveling D. are travel

 

5. I would like _________ a doctor in the future.

A. to be  B. do10  C. am  D. be

 

Bài 3: Đặt câu với các tình huống sau, sử dụng cấu trúc would like

  1. You want to invite your crush to go to the prom with you.
  2. You are hungry and your mom asks you what to have for dinner.
  3. You see a nice dress and tell the salesperson about that dress.
  4. You want to ask whether your father wants to have lunch with you or not.
  5. You want to offer your lover a cup of tea.
  6. The waitress brings you the wrong order and you want to change it.
  7. You feel tired and have to decline the invitation from your friends.

 

Đáp án: 

Bài tập 1:

  1. Would
  2. Do
  3. Would
  4. Do
  5. Would
  6. Would
  7. Would
  8. Do
  9. Do
  10. Do

Bài tập 2:

  1. – A 
  2. – B 
  3. – A 
  4. – B 
  5. – A

Bài tập 3 (tham khảo)

  1. Would you like to go to the prom with me?
  2. I’d like a hamburger, please.
  3. I would like to purchase this dress.
  4. Father, would you like to have lunch with me?
  5. Honey, would you like a cup of tea?
  6. Excuse me, I’d like a cup of coffee, this is the wrong order.
  7. I’m sorry, but I’d like to rest for now.

Trên đây là tổng hợp về cấu trúc would you like trong tiếng Anh. Hi vọng qua bài viết sẽ giúp bạn  hiểu rõ hơn về cấu trúc cũng như việc học ngữ pháp tiếng Anh.

 

Lì xì đầu năm - Đăng ký 1 nhận quà 3

Kết thúc 9 ngày nghỉ lễ Tết Nguyên Đán, tạm gác lại những ngày ăn chơi và món ngon, chúng ta đã cùng quay trở lại học tập, làm việc với một tâm thế hào hứng cho một năm 2022 đầy bùng nổ.

 

 

Và để chào mừng sự quay trở lại hứng khởi này, cũng như để tiếp thêm năng lực cho 1 khởi đầu mới. Pantado gửi tặng đến các bạn học sinh từ khắp mọi miền tổ quốc những chiếc lì xì may mắn với lời nhắn gửi chúc các bạn học thật tốt và đạt nhiều thành tích cao trong năm 2022 nhé!

 

🎁 Bật mí phần quà bên trong lì xì: Khi đăng ký trở thành học viên chính thức của Pantado, các bạn sẽ được nhận những ưu đãi sau:
+ Đăng ký 1 năm tặng 36 buổi (tương ứng với 3 tháng học tại Pantado)
+ Đăng ký 9 tháng tặng 21 buổi (tương ứng với 2 tháng học tại Pantado)
+ Đăng ký 6 tháng tặng 5 buổi học tại Pantado

🎁 Balo hoặc tai nghe hỗ trợ học trực tuyến trị giá 350.000đ.
🎁 Khóa học video đột phá ngữ âm cùng người bản xứ do Pantado và chị Phan Hồ Điệp phối hợp và sản xuất trị giá 860.000đ.

 

👉 Tìm hiểu thêm về chuỗi sự kiện tháng 02/2022 của Pantado tại:

 

~Pantado~

#Pantado #Pantado5nam #donghanh #tuonglaiViet #sinhnhat5tuoi #Pantadofiveyears #sukienthang2 #chaonammoi2022 #lixi 

Cấu trúc Please trong tiếng Anh – cách dùng và bài tập có đáp án

Trong cấu trúc tiếng Anh chúng ta thường sử dụng một dạng cấu trúc khá phổ biến và cũng rất thường gặp trong các cuộc hội thoại giao tiếp hàng ngày, đó chính là cấu trúc Please. Vơi cấu trúc Please mang rất nhiều dạng khác nhau và ngữ nghĩa cũng khác nhau tùy vào từng ngữ cảnh. Vậy please thường đi với giới từ nào, cấu trúc ra sao?... chúng ta se cùng tìm hiểu thêm về bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm

                                      >> Học tiếng Anh ngữ pháp online

                                     >> Cách nhận biết trung tâm dạy tiếng Anh online uy tín

 

Cấu trúc Please trong tiếng Anh

 

1. Please trong tiếng Anh là gì?

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản về từ please trong tiếng Anh như sau, đó là từ đóng vay trò như một động tù lại vừa như một thán từ.

 

1.1 Please là một động từ

Với vai trò là một động từ thì từ please sẽ mang nghĩa để thể hiện việc làm hài lòng dành cho một aid dó hoặc là làm cho ai đó thoải mái vui vẻ.

Ví dụ:

They just go to company to please that girl.

Họ chỉ đến công ty để làm vui lòng cô gái đó.

It always pleases him to play with his cat.

Anh ta luôn cảm thấy vui vẻ khi chơi đùa với con mèo của anh ta.

Adam is a difficult person, so Adam is hard to please.

Adam là một người khó tính, vì vậy rất khó để làm cho Adam vui vẻ hài lòng.

Lưu ý: Khi ở trong câu có những cụm từ như: “anywhere”, “whoever” và “whatever” thì động từ Please sẽ mang ngữ nghĩa là lựa chọn, thích thú.

Ví dụ:

Susan always buys whatever she please.

Susan luôn mua bất cứ thứ gì cô ta thích.

He can go out with whoever he please.

Anh ấy có thể đi ra ngoài với bất kỳ ai mà anh ấy thích.

My dream is to be able to come anywhere i please.

Ước mơ của tôi là có thể tới bất cứ nơi nào mà tôi muốn.

1.2 Please là một cảm thán từ

Đối với vai trò là một thán từ thì Please sẽ mang đến ý nghĩa như một phép lịch sự nhằm đưa ra một yêu cầu hoặc một đề nghị về một điều gì đó.

Ví dụ:

Can you give me your phone number, please?

Bạn có thể cho tôi số di động của bạn được chứ?

Please remember to lock the door before you go out.

Xin hãy nhớ khóa cửa trước khi bạn ra ngoài.

 

2. Cấu trúc Please và cách dùng trong tiếng Anh

Đối với tiếng Anh thì Please sẽ có vai trò như là một thán từ thì vị trí và cách sử dụng của Please sẽ rất linh hoạt, ngoài ra nó còn mang theo nhiều ngữ khác nhau.

 

Cấu trúc Please trong tiếng Anh

 

Hãy xem nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn về cách dùng Please nhé.

 

2.1. Cấu trúc please sử dụng khi đưa ra mệnh lệnh

Nếu như trong câu Please không có “Would, Can, Could” đi kèm thì cấu trúc Please sẽ được dùng để mang ngữ nghĩa mệnh lệnh, ra lệnh với một yêu cầu lịch sự ở một tình huống, ngữ cảnh nghiêm túc nào đó.

Please sẽ có vị trí ở đầu câu, đặc biệt là ở những yêu cầu bằng văn bản và thông báo. Tuy nhiên, ở văn nói thì Please còn có vị trí ở cuối câu.

Ví dụ:

Please close that door!

Hãy đóng cái cửa đó vào!

Please remember that you have to call her tonight.

Hãy nhớ rằng bạn phải gọi cho cô ấy tối nay đấy.

 

2.2. Cấu trúc Please sử dụng khi đưa ra đề nghị, yêu cầu cho sự giúp đỡ

Nếu như trong câu có “Would, Can, Could”, chúng ta có thể đặt Please ở vị trí đầu/ giữa/ cuối câu nhằm bày tỏ tính lịch sự.

Thế nhưng, Please có vị trí ở giữa câu thì sẽ có mức độ yêu cầu hoặc đề nghị trở nên mạnh mẽ hơn nhiều.

Ví dụ:

Could you repeat his answer, please?

Bạn có thể nhắc lại câu trả lời của anh ấy được không?

Please can you open the door?

Bạn có thể vui lòng mở cửa ra được không?

Bên cạnh đó, nếu như trong một số ngữ cảnh hoặc tình huống mà bạn cần sự trang trọng và lịch sự hơn, bạn có thể sử dụng cụm từ “if you please”. Câu văn sẽ mang sắc thái lịch sự, cảm giác giận dữ hay ngạc nhiên ở một số trường hợp khác nhau.

 

Ví dụ:

Come in, if you please. (lịch sự)

Xin mời vào, các quý cô và quý ông.

You have to pay $100, if you please, to fix your website! (sự ngạc nhiên)

Bạn phải trả những $100 để sửa trang website của bạn!

Try this meat, if you please.

Xin mời ăn thử món thịt này.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng Please nhằm thu hút sự chú ý của ai đó, ví dụ như khi giơ tay xung phong để lên bảng và cần giáo viên chú ý.

Choose me, teacher! Please!

Chọn con đi mà, cô giáo ơi!

Please, teacher, I want to answer!

Thầy giáo ơi, con muốn trả lời!

 

3. Các cách sử dụng khác của cấu trúc Please

Bên trên là hai cách sử dụng chính và thường gặp với cấu trúc Please, dưới đây là một vài cách dùng Please khác:

3.1. Khuyến khích, nhấn mạnh

Khi sử dụng văn phong nói giao tiếp hàng ngày, chúng ta có thể dùng Please nhằm mục đích cổ vũ, khuyến khích ai đó, hoặc thể hiện ngữ nghĩa mạnh mẽ hơn đó là cầu xin ai đó làm điều gì.

Ví dụ:

Please, don’t worry much about the match. You will win.

Đừng lo lắng quá nhiều về trận đấu. Bạn sẽ chiến thắng.

Oh please! You are overthinking. Be confident, please.

Ôi tôi xin! Bạn đang nghĩ quá nhiều đấy. Xin hãy tự tin lên.

Mom, please, you cook so well.

Mẹ à, mẹ nấu ăn ngon lắm.

3.2. Diễn tả sự khó chịu

Tùy thuộc vào ngữ cảnh, Please còn có thể được sử dụng để thể hiện sự khó chịu, hoài nghi.

Ví dụ:

Please! Stop smoking in front of me!

Xin bạn đấy! Đừng hút thuốc trước mặt tôi.

Oh, please. Be quiet! I can’t focus.

Xin hãy giữ trật tự! Tôi không thể tập trung được.

Please. Go out to talk because I need to sleep.

Xin hãy đi ra ngoài nói chuyện, tôi cần ngủ.

 

3.3 Diễn tả sự đồng ý

Sử dụng Please nhằm bày tỏ sự đồng tình, chấp thuận đối với một điều gì đó theo cách lịch sự khi chúng ta hài lòng với điều đó. 

Ví dụ:

May I bring my best friend to your party? – Please do.

Tôi có thể đem theo bạn thân tôi đến bữa tiệc của bạn không? – Hãy làm như thế đi!

Would you like our gift? – Oh, yes please. My best birthday gift ever!

Bạn có thích món quà của chúng tôi không? – Ôi có chứ! Món quà sinh nhất tuyệt nhất của tôi.

Do you want to be my groom? – Yes, please let me.

Bạn có muốn thành phù rể của tôi không? – Có chứ, xin hãy để tôi.

Nguồn: tienganhfree

Bài tập về cấu trú Please có đáp án

 

Bài tập: Sử dụng cấu trúc Please để viết câu dựa theo gợi ý có sẵn:

  1. can/ help/ me/ car?/ I/ not/ start. 
  2. to/ my friends/ go/ park/ them. 
  3. order/ me/ steal/ potatoes.
  4. could/ open/ door/ me?
  5. brother/ enjoy/ hang out/ whoever.

Đáp án:

  1. Can you help me with this car, please? I can’t start it. 
  2. To please my friends, I go to the park with them. 
  3. Please order me the steak and potatoes.
  4. Please could you open the door for me? 
  5. Her brother enjoys hanging out with wherever he pleases.

 

Bài 2: Đặt câu tiếng Anh với cấu trúc Please

  1. Ước mơ của tôi là có thể  tới bất cứ nơi nào mà tôi muốn.
  2. Tôi cần được ngủ. Xin hãy ra ngoài nói chuyện.
  3. Tôi có thể đến sinh nhật của bạn chứ? – Được, xin mời ngồi.
  4. Xin hãy ngừng gọi cho tôi. Tôi không thích điều đó.
  5. Anh ấy muốn làm vợ anh ấy vui nên đã mua một chiếc xe mới dành cho cô ấy.

Đáp án:

  1. My dream is to be able to come anywhere i please.
  2. I need to sleep. Please, go out to talk.
  3. Can I come to your birthday? – Yes, please.
  4. Please stop calling me. I don’t like that.
  5. He wants to please his wife so he bought her a new car.

 

Trên đây là những kiến thức về cấu trúc Please mà chúng ta thường gặp trong giao tiếp hàng ngày. Hãy nghi nhớ và vận dụng chúng vào thực tiễn nhé.