Phát triển kỹ năng

LÀM THẾ NÀO ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ TIỂU HỌC?

Ngoài những kiến thức nền tảng mà ba mẹ cần cần chuẩn bị cho trẻ khi bước vào cánh cửa tiểu học thì việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho con là một điều cũng vô cùng quan trọng. Vậy làm thế nào để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ, và nên dạy trau dồi những kỹ năng gì cho trẻ tiểu học. Nếu các bậc phụ huynh đang gặp phải những nỗi băn khoăn như vậy thì hãy tham khảo bài viết ở bên dưới đây nhé!

Dạy cho trẻ kỹ năng chào hỏi mọi người

Kỹ năng chào hỏi khi bắt đầu một cuộc giao tiếp là việc làm đầu tiên, chính bởi vậy mà các bậc phụ huynh nên dạy trang bị cho con cách chào hỏi lịch sự, niềm nở, lễ phép với người khác, đặc biệt là với những người lớn tuổi. Trẻ cần được biết chào hỏi chính là phép lịch sự tối thiểu cần có trong các buổi gặp mặt, chuyện trò. Với những việc làm đó vừa giúp tăng kỹ năng ứng xử cho trẻ vừa giúp con có thể phát triển chỉ số cảm xúc một cách tốt hơn.

Dạy trẻ biết tôn trọng người lớn tuổi

Đây là một trong những kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học rất quan trọng. Trẻ cần học cách xưng hô đúng mực khi giao tiếp với người lớn mới có thể trở thành đứa trẻ ngoan ngoãn, lễ phép. Khi gặp người lớn, ba mẹ nên dạy trẻ nói chuyện một cách tôn trọng, lịch sự, dạ thưa. Một số trẻ quen thói gật hay lắc đầu, hay trả lời trống không, cha mẹ cần quan sát và nhắc nhở bé, dạy bé một cách chậm rãi và kiên nhẫn.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ sẽ giúp con tự tin hơn. Ví dụ như hãy khuyến khích bé phát biểu trước cả lớp, bày tỏ quan điểm của mình hoặc cho bé tham gia các cuộc thi để bé có thể mạnh dạn hơn khi đứng trước người khác. Bên cạnh đó cũng sẽ rất cần sự động viên, khích lệ từ các thầy cô, ba mẹ để trẻ lấy lại sự tự tin. Khen trẻ khi trẻ làm tốt để bé thoải mái, vui vẻ hơn khi giao tiếp với mọi người.

Dạy trẻ giao tiếp lịch sự

Trong độ tuổi này, ba mẹ và thầy cô hãy dạy cho con biết cách trả lời một câu hoàn chỉnh, có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ để thể hiện phép lịch sự, tôn trọng.  Dạy cho bé hiểu phép lịch sự, sử dụng từ ngữ như thế nào cho đúng. Ba mẹ cũng cần thực hành thật tốt để con có thể noi theo.

Dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi

Ba mẹ nên dạy trẻ có thói quen cảm ơn khi nhận được quà và nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Lời cảm ơn cần chân thành, thể hiện sự lịch sự, yêu quý và tôn trọng những người đã giúp đỡ tặng quà mình, và nhắc nhở trẻ dùng hai tay để đón nhận quà từ người khác. Biết sử dụng lời xin lỗi cũng rất quan trọng để bày tỏ sự hối hận khi bản thân mắc lỗi. Lời xin lỗi phải chân thành, bắt nguồn từ sâu bên trong và có thái độ mong muốn được tha thứ một cách rõ ràng. 

Dạy trẻ biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác

Kỹ năng lắng nghe cũng rất quan trọng trong giao tiếp. Trẻ cần lắng nghe một cách kỹ càng, tôn trọng cảm xúc và quan điểm của người khác. Nếu có ý kiến hay quan điểm khác nên đợi lắng nghe hết sau đó đưa ra góp ý và quan điểm của riêng mình, không được chỉ trích, chê bai hay cắt ngang lời của người khác. Tạo được thói quen này cho trẻ sẽ giúp trẻ có thể phát triển một cách văn minh, lịch sự, rất có lợi cho bé sau này.

Dạy trẻ biết giữ trật tự nơi công cộng

Trẻ cần được dạy phép lịch sự tối thiểu khi ở nơi công cộng đó chính là giữ trật tự, không nói to, nhõng nhẽo, nô đùa quá trớn tại nơi đông người. Cha mẹ nên giải thích lý do tại sao trẻ cần như vậy, để cho trẻ hiểu nếu mình làm ồn sẽ ảnh hưởng tới những người xung quanh và như vậy sẽ bị đánh giá là người kém thông minh, thiếu văn minh, lịch sự nơi công cộng.

Dạy trẻ kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm cần được dạy cho trẻ từ sớm. Trẻ sẽ học được cách tương tác với mọi người xung quanh. Trao đổi, góp ý, hỗ trợ mọi người làm việc cùng với đó là học thêm cách bày tỏ quan điểm cá nhân. 
Trong quá trình làm việc nhóm sẽ phát huy nhiều vấn đề, từ đó trẻ sẽ học được cách giải quyết các vấn đề phát sinh. Khi này trẻ cần được thầy cô và cha mẹ hướng dẫn để biết cách xử lý tình huống sao cho phù hợp. Giúp trẻ nhận thức được nhiều hơn, làm phong phú khả năng giao tiếp cũng như giúp bé nhận thức được rất nhiều điều.
Như vậy với những kỹ năng mà bé đã được trang bị trước khi bước vào cánh cửa tiểu học, sẽ giúp con có thêm sự tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người. Đồng thời, những kỹ năng đó góp phần hình thành nhân cách, phép lịch sự đối với mọi người xung quanh. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong hành trình nuôi dạy con.

 

CÁCH DẠY TRẺ 2 TUỔI HỌC CHỮ MÀ BA MẸ NÊN BIẾT?

Là một bậc làm cha làm mẹ, ai ai cũng mong muốn rằng con khôn lớn, thông minh và phát triển nên từng ngày. Việc trang bị ngoài những bài học, kỹ năng thì việc dạy chữ cho con khi trẻ lên 2 tuổi đang ngày càng được nhiều ba mẹ quan tâm đến. Tuy vậy, trong quá trình dạy con đặc biệt là giai đoạn đầu khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh gặp không ít khó khăn. Vậy có những cách dạy trẻ 2 tuổi học chữ mang lại hiệu quả cao không? Nếu các bậc phụ huynh đang gặp phải những vấn đề đó thì hãy cùng tham khảo hết bài viết bên dưới đây ba mẹ nhé!

Giải đáp nỗi băn khoăn trẻ 2 tuổi có học được chữ không?

Ở độ tuổi lên 2, trẻ thường có những biểu hiện rằng chúng thì thích làm những điều mình thích như: chơi đồ chơi,...Điều này chính là mấu chốt khiến cho ba mẹ gặp trở ngại lớn cho việc dạy con học chữ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở tuổi lên 2 là trẻ rất nhạy bén trong việc học theo những hoạt động của người lớn và chúng bắt chước người lớn rất tốt. Đồng thời trẻ trong giai đoạn này đang dần nhận thức mọi thứ nên tư duy ghi nhớ cực tốt. Chính vì những điều này nên ba mẹ có thể áp dụng các phương pháp dạy dỗ trong giai đoạn này nhé. 

Các cách dạy trẻ 2 tuổi học chữ hiệu quả

Việc hay trang bị những kiến thức gì cho trẻ cũng đòi ba mẹ cần có một phương pháp giảng dạy chuẩn mực, khoa học và phù hợp với con. Dưới đây, Pantado gợi ý tới các ba mẹ những cách dạy trẻ 2 tuổi học chữ hiệu quả nhất, ba mẹ có thể tham khảo nhé!

Vừa học vừa chơi

Giai đoạn này trẻ thường hứng thú với những trò chơi thú vị, thu hút trẻ, hãy tận dụng những điều này mà các bậc phụ huynh nên xen lẫn hoạt động vừa học vừa chơi, ba mẹ có thể chuẩn bị một số bộ đồ dùng đồ chơi như các bảng chữ cái. Sau đó, tham gia các trò chơi nhỏ cùng con để bé nhận diện được mặt chữ, hoặc là học chữ qua bài hát cũng là một cách giúp con hứng thú hơn đó.

Áp dụng mọi lúc mọi nơi

Với phương pháp này ba mẹ có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi, ví dụ như sau khi con đã quen với tất cả mặt chữ thì trong giờ chơi, giờ tắm, giờ xem tivi, giờ ăn. Ba mẹ có thể lồng ghép một vài câu hỏi vào để củng cố kiến thức cho bé. Khi đó, ba mẹ sẽ tiến hành đánh vần để bé đọc theo và hình dung được cách ghép chữ. Một ví dụ khác như: hôm nay cả nhà ăn cơm với cá thì mẹ có thể hỏi con “Con gì đây?”. Khi con đưa ra đáp án là “cá” thì mẹ sẽ tiếp tục đánh vần tiếng “cá” để bé đọc theo. Cách dạy không mang tính ép buộc như thế này sẽ kích thích sự hợp tác của con và không bao giờ bị nhàm chán.

Thường xuyên đọc truyện cùng con 

Thường xuyên đọc truyện cho bé nghe trước khi ngủ cũng là một phương pháp học chữ mang lại hiệu quả cao đó các ba mẹ ạ! Ba mẹ hãy cùng con đọc một cuốn truyện tranh mang ý nghĩa giáo dục. Thói quen tốt này sẽ giúp tăng sự cảm thụ của con và hình thành ý thức tốt đẹp.

Tham khảo những tài liệu hay, sách truyện tranh để dạy trẻ 2 tuổi học chữ hiệu quả

Sách, truyện là tài liệu cực kỳ quan trọng trong công cuộc dạy trẻ 2 tuổi học chữ. Những câu chuyện với câu thoại ngắn gọn, dễ đọc theo sẽ giúp trẻ tiếp thu rất nhanh. Trong nhà có thành viên nhí 2 tuổi thì ba mẹ có thể tham khảo và chọn một số cuốn sách sau để dạy con:
Mẹ Hỏi Bé Trả Lời của tác giả nổi tiếng Yosbook, Xiao Li do Kim Đồng xuất bản. Nội dung sách là những câu hỏi xoay quanh các chủ đề về chữ cái, con vật, cây cối,... giúp khơi dậy trí thông minh của bé.
Sách Bách khoa toàn thư cho bé 1-2 tuổi trọn bộ 8 cuốn do công ty Tân Việt phát hành. Trong bộ sách này trẻ sẽ được tiếp cận với chữ cái, con số, loại vật xung quanh,... Nội dung sách ngắn gọn, dễ hiểu, hình ảnh đáng yêu rất thu hút trẻ.

Dạy bé 2 tuổi học chữ cái ba mẹ cần chú ý những gì?

Bé ở độ tuổi hiếu động và thích len lỏi mọi ngóc ngách thì không thể nào ép con ngồi yên một chỗ để học. Cho nên ba mẹ cần khéo léo trong việc chọn nội dung, cách thức cũng như bối cảnh học hợp lý nhất. 
Theo đó, để con chủ động hợp tác và mang đến kết quả học chữ tốt thì ba mẹ nên: Tạo không khí vui vẻ để con chủ động tham gia; Chọn nội dung học phù hợp với độ tuổi phát triển của bé; Không cứng nhắc trong phương pháp dạy; Đề tài học phong phú, thú vị kích thích tinh thần học hỏi con; Không gò bó trong sách vở, linh động thời gian và không gian học; Kiên nhẫn với bé và chọn những câu hỏi mở để kích thích sự hoạt ngôn; Dạy bé 2 tuổi học chữ không được gò bó hay ép buộc trẻ học.
Những thông tin trên mà Pantado đã cung cấp cho các bậc phụ huynh hy vọng rằng nó sẽ giúp ích cho ba mẹ trong hành trình nuôi dạy con một cách hiệu quả hơn.

BA MẸ CẦN LÀM GÌ ĐỂ KHÍCH LỆ CON HAM HỌC?

Ngày nay, xã hội công nghệ phát triển dẫn tới có vô số yếu tố gây nên sự mất tập trung của trẻ, khiến bé không còn nhiều yêu thích đối với việc học tập. Và chắc hẳn nhiều cha mẹ cũng đang “đánh vật” với suy nghĩ làm sao để khiến con có thể ham học hơn.

Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, với những sở thích, phong cách học tập khác nhau. Có những bé thích học bằng việc nghe người khác giải thích, nhưng cũng có những bé thích học qua các hình ảnh sinh động, có những bé lại cần học bằng trải nghiệm thực tế,... Những đứa trẻ được hướng dẫn, giáo dục đúng trong những năm đầu đời sẽ có một nền tảng vững chắc cho việc phát triển sau này.

 

Khi trẻ còn nhỏ, thế giới xung quanh đối với bé đều thật mới lạ, bé tò mò về tất cả mọi thứ. Lúc này trẻ như một tờ giấy trắng vậy. Và đây chính là cơ hội tốt nhất để cha mẹ có thể xây dựng niềm yêu thích học tập cho con.

Trẻ sẽ bắt chước những gì cha mẹ làm. Vậy nên việc đơn giản nhất mà cha mẹ nên làm là nêu gương, tạo thói quen cho trẻ. Nếu bé nhìn thấy cha mẹ yêu thích việc học thì bé sẽ có hứng thú với học tập hơn. Nếu bé nhìn thấy cha mẹ đọc sách thường xuyên (tất nhiên là với một thái độ tích cực) thì bé cũng sẽ có niềm thích thú với việc đọc. Và thường thì những trẻ thích đọc sách cũng sẽ thích học tập. Đọc sách không chỉ giúp trẻ có vốn từ vựng phong phú mà còn giúp não bộ phát triển tốt hơn.

Khi nhắc đến việc học thì hầu hết các bé đều phải học theo kiểu học nhồi, học vẹt, học dưới sự kiểm soát của cha mẹ. Chính các việc này đã làm giảm sự hứng thú của trẻ đối với việc học, trẻ sẽ không còn thích thậm chí là ghét học. Hướng dẫn trẻ trong quá trình học là quan trọng nhưng cha mẹ nên cho con được đưa ra ý kiến, lựa chọn về việc học tập. Hãy khuyến khích con tự khám phá những chủ đề, môn học mà bé yêu thích.

Những pháp để khích lệ con học tập tốt hơn

1. Học tập dựa trên các trò chơi, hoạt động cũng là một cách thú vị để cha mẹ dạy con những khái niệm, kiến thức mới. Khi trẻ tham gia vào một trò chơi, bé sẽ được trải nghiệm niềm vui thích khi được học điều mới, thúc đẩy bé muốn tìm hiểu thêm nữa và ham học hơn.
2. Hãy khuyến khích con khám phá thế giới xung quanh bất cứ khi nào có thể. Cha mẹ chỉ cần đặt các câu hỏi đơn giản cho con, để con động não, suy nghĩ, phân tích về những gì mà bé đang được trải nghiệm. Biến mỗi ngày đều trở thành ngày học tập sẽ giúp bé phát triển được động lực để có thể học ở lớp, ở nhà hay bất cứ chỗ nào.

3. Và cha mẹ hãy nhớ luôn dành những lời khen ngợi về sự nỗ lực của con kiên nhẫn với kết quả con đạt được và không so sánh con với những trẻ khác, dù đạt được thành quả ít hay nhiều thì bé vẫn luôn cần lời động viên của cha mẹ. Chúng giống như là công cụ thúc đẩy bé học tập, vượt qua những thử thách tốt hơn đó. Tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ của cha mẹ sẽ luôn là nguồn động lực tốt nhất dành cho con.

CÁC CÁCH DẠY KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 4 TUỔI HAY NHẤT

Quá trình giáo dục nuôi dạy con của các bậc phụ huynh có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của con sau này. Kỹ năng sống là một trong những kiến thức cực kỳ quan trọng đối với hầu hết các bạn nhỏ. Nếu được trang bị những kỹ năng sống, sẽ giúp con tự tin và phát triển hơn. Vậy đâu là những cách dạy kỹ năng sống cho trẻ mang lại hiệu quả nhất? Để tìm hiểu kỹ hơn, ba mẹ có thể tham khảo bài viết chi tiết ở bên dưới đây nhé!

Kiên nhẫn đồng hành cùng bé trong quá trình dạy kỹ năng cho trẻ 4 tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu tò mò về thế giới xung quanh và không ngừng đặt câu hỏi. Do vậy mà việc ba mẹ cần làm là kiên nhẫn giải đáp những thắc mắc của con, hướng dẫn và giúp con ghi nhớ những điều mới mẻ mỗi ngày. Với những sự vật, sự việc mới, đôi khi bé không thể nhớ ngay. Ba mẹ đóng vai trò như là những người bạn đồng hành cùng con thường xuyên chia sẻ, kiên trì để con học hỏi tốt hơn và phát triển các kỹ năng.

Xây dựng nề nếp sinh hoạt điều độ trong gia đình

Xây dựng nề nếp sinh hoạt điều độ cũng là một trong những cách dạy trẻ kỹ năng sống. 4 tuổi là giai đoạn mà bé cần tập làm quen với nề nếp sinh hoạt của gia đình. Ba mẹ phải là người đưa con vào quy củ, với các thời gian biểu của một ngày, bao gồm các hoạt động như giờ thức dậy, giờ đi ngủ, vệ sinh cá nhân, giờ vui chơi, học tập. Phụ huynh nên tập cho con lối sống có kế hoạch, tuân theo nề nếp, mà cơ bản nhất là việc đúng giờ. Hãy dạy cho bé cách quý trọng thời gian và luôn biết cách phân bổ thời gian trong ngày của mình sao cho hợp lý. Bởi vậy nên, trẻ mới trở thành người sống có mục tiêu, định hướng rõ ràng và luôn cố gắng hoàn thành những kế hoạch đã đề ra của bản thân.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi qua cách giao nhiệm vụ cho bé

Ba mẹ có thể áp dụng kỹ năng này bằng việc, giao nhiệm vụ cho con những việc lặt vặt như dọn đồ chơi gọn gàng sau khi chơi xong, lấy giúp mẹ những món đồ khi mẹ nhờ. Ngoài ra, khi giao bất cứ việc gì cho bé, ba mẹ cũng nên kèm theo thời hạn hoàn thành. Khi đúng giờ thì thưởng, khi lố giờ sẽ phạt. Đó cũng là biện pháp vừa khích lệ, vừa răn đe, giúp bé không bao giờ dám xao nhãng những công việc được giao, trở thành một đứa trẻ có trách nhiệm.

Dạy kỹ năng sống cho bé 4 tuổi bằng cách khích lệ trẻ

Ở độ tuổi lên 4, các bé đã có thể tỏ cảm giác thích thú khi được thưởng và buồn, khóc khi bị phạt. Song hành với việc giao nhiệm vụ, ba mẹ nên đặt ra các quy định thưởng - phạt rõ ràng. Cần lưu ý rằng, phần thưởng khích lệ nên là những món quà tinh thần, có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành tư duy, cung cấp tri thức cho trẻ. Một ví dụ điển hình như, có thể là một chuyến dã ngoại cuối tuần, một chuyến tham quan thảo cầm viên hay một chuyến phiêu lưu ở viện bảo tàng, viện hải dương học,...Những chuyến đi thực tế này sẽ giúp bé có thêm nhiều cái nhìn mới mẻ về thế giới xung quanh, học hỏi được nhiều hơn, trải nghiệm cũng nhiều hơn...
Ba mẹ nên thay thế với nhưng món đồ chơi điện tử đắt tiền, những giờ xem ti vi, điện thoại lâu hơn thường lệ những món quà trải nghiệm thực tế kể trên sẽ ý nghĩa hơn nhiều. Các bậc phụ huynh cần lưu ý để tặng cho con những món quà vừa mang tính thực tế, vừa bổ ích như trên nhé.

Dạy những kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi với những kỹ năng đơn giản

Ở tuổi lên 4, trẻ nhỏ chỉ mới bắt đầu nhận biết về thế giới xung quanh. Muốn trẻ tiếp cận với các kỹ năng sống, phụ huynh buộc phải kiên nhẫn và cho trẻ làm quen từ các kỹ năng đơn giản nhất. Đầu tiên phải là kỹ năng giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh. Ở độ tuổi này, phụ huynh phải rèn luyện thái độ lễ phép, thưa gửi với ông bà, cha mẹ và những người lớn hơn. Tiếp theo, đó là kỹ năng chăm sóc bản thân, bắt đầu từ việc ngủ sớm, thức dậy đúng giờ, tập thể dục buổi sáng, vệ sinh răng miệng, ăn sáng. Ở độ tuổi này, bé chưa tự hoàn toàn thực hiện các việc đó. Ba mẹ luôn là người ở cạnh hướng dẫn, trợ giúp bé ngay khi cần, giúp bé hoàn thiện hơn từng ngày.
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân cũng hết sức quan trọng. Kỹ năng này giúp bé tự bảo vệ mình trước những yếu tố gây hại của môi trường xung quanh. Ba mẹ nên hướng dẫn bé cách xa các vật sắc nhọn như dao, kéo; tránh xa nước sôi, lửa bỏng; tránh xe cộ; tránh leo trèo ở những nơi cao hay sông suối,...Ở độ tuổi này, bé còn rất nhỏ để nhận biết những nguy hiểm tiềm ẩn quanh mình. Do đó, việc phụ huynh cần làm là luôn theo dõi bé sát sao, tỉ mẩn hướng dẫn và xuất hiện kịp thời mỗi khi bé đối mặt với nguy hiểm.
Để có thể trang bị những kỹ năng sống toàn diện cho trẻ, ba mẹ nên áp dụng một số những phương phap mà Pantado đã chia sẻ ở bên trên, điều đó không chỉ giúp ích cho ba mẹ có thêm phần nào kiến thức, mà biết đâu thông qua đó, con cũng sẽ phát triển hơn.


 

5 TIP HỌC NGỮ PHÁP TIẾNG ANH TRẺ EM HAY NHẤT

Ngữ pháp tiếng Anh là một phần vô cùng quan trọng đối với bất kỳ người học ngôn ngữ này. Có bao giờ bạn vứng mắc trong một mớ hỗn độn ngữ pháp chưa? Hay gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các cấu trúc ngữ pháp? Đây là một trong những vấn đề ảnh hưởng nghiệm trọng đến quá trình ghi nhớ và tiếp thu kiến thức. Mà điều này lại vô tình khiến cho người học, đặc biệt là các bạn nhỏ mất đi nguồn cảm hứng học tập, dần dần dẫn đến chán nản, thậm chí là sợ sệt với tiếng Anh.

Ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ em quan trọng ra sao?

Đối với việc học ngữ pháp tiếng Anh, có thể hiểu đơn giản là việc học, tìm hiểu về các từ và cách chúng được sử dụng trong câu. Qúa trình học ngữu pháp cũng như vậy, các quy tắc và ý nghĩa câu tiếng Anh thay đổi trong các tình huống khác nhau vì không theo một khuôn mẫu nào cả.
Những quy tắc tiếng Anh cho bé biết cách sử dụng các loại từ và câu khác nhau. Ngữ pháp tiếng Anh bao gồm thứ tự từ trong câu (cú pháp), các thì (quá khứ, hiện tại, tương lai, hiện tại tiếp diễn) và các loại từ khác nhau (danh từ, động từ, tính từ). Có thể kết luận rằng, ngữ pháp tiếng Anh là nền tảng của giao tiếp, đọc hiểu, viết và diễn đạt văn nói tốt. 

5 Tips học ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ em hiệu quả 

Để học bất kỳ ngôn ngữ nào trở nên hiệu quả, điều đầu tiên là phải nắm vững những kiến thức nền tảng trong quá trình học. Ngoài ra những phương pháp, những cách học cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập. Vậy làm thế nào để học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả? Ba mẹ có thể tham khảo một số tips học ngữ pháp tiếng Anh trẻ em:

Học các thì tiếng Anh hiệu quả 

Trong các thì tiếng Anh, động từ được chia ở thể khác nhau. Ví dụ hiện tại là go nhưng quá khứ là went, tương lai là will. Làm sao bạn giúp bé thực hành thành thạo nhớ những dạng chia động từ này? Thay vào đó, hãy tạo các cột khác nhau với mỗi thì nằm ở mỗi cột. Chuẩn bị vài động từ khác nhau chẳng hạn went, sing, will go và bé sẽ thực hiện chuyển mỗi động từ vào cột chia thì đúng của động từ đó. 

Sử dụng từ điển 

Bé không chỉ học ngữ pháp tiếng Anh đơn lẻ mà còn nên kết hợp với học từ vựng để bổ trợ. Thử thách bé với hai từ viết đúng và viết sai chính tả, gợi ý bé sử dụng từ điển tra xem từ viết đúng là như thế nào.  Hoặc đố bé một từ lạ nào đó, trong thời gian 1 phút bé cần tìm ra từ đó trong từ điển.

Bài tập sắp xếp lại câu 

Với tips này sẽ giúp trẻ em học ngữ pháp tiếng Anh đơn giản hơn qua bài tập sau: Ví dụ bạn hãy chuẩn bị một câu tiếng Anh ngắn - My house is near the supermarket.Sau đó viết từng từ trong câu một cách lộn xộn không theo đúng thứ tự ban đầu. Bé sẽ cần sắp xếp lại (viết hoặc đọc) câu sao cho đúng. Từ đầu tiên viết hoa, kết thúc câu có dấu chấm. 

Lấy ví dụ minh hoạ

Trong khi đang dạy bạn cần đưa ra ví dụ cụ thể giúp bé dễ dàng liên hệ so sánh để hiểu bài. Các ví dụ đều phù hợp để giảng giải tuy nhiên nếu bạn muốn bé tập trung hay thậm chí bật cười thì bạn hãy tìm cách liên hệ ví dụ với những sự việc liên quan trực tiếp đến bé. Bởi mỗi khi thấy chính mình trong ví dụ đó bé cảm thấy thân thuộc và bị thu hút hơn. 

Chuẩn bị bài dạy kỹ càng  

Nếu chưa nắm chắc trước nội dung bài dạy, đôi khi bạn có thể phải dừng lại bất chợt để suy nghĩ sẽ nói gì tiếp theo. Cảm giác khi ấy không thực sự thoải mái. Khi chuẩn bị bài, tìm hiểu nội dung cụ thể bạn muốn dạy hôm đó là gì tránh lan man đưa quá nhiều kiến thức bắt trẻ tiếp thu cùng một lúc. 

Dùng màu sắc làm nổi bật nội dung 

Khoa học đã chỉ ra rằng hình ảnh và màu sắc lại góp phần to lớn giúp trí nhớ của bé được lâu hơn. Trong các phần ghi chép ngữ pháp, hướng dẫn bé sử dụng các màu khác nhau để làm nổi bật từng phần rất quan trọng. Ví dụ danh từ màu hồng, các động từ màu xanh…các mục cũng có màu sắc highlight. Chắc hẳn bé cũng muốn xem lại trang vở sinh động của mình. 

Sử dụng biểu tượng cảm xúc 

Khi ghi chép các câu trong vở, bé hoàn toàn có thể thêm các biểu tượng mặt cười hay ngạc nhiên…bất cứ hình ảnh icon nào sáng tạo biểu đạt ý nghĩ cảm xúc của bé tại thời điểm đó. Dùng cách này tạo thêm động lực cho trẻ em học tại nhà. 

Trò chơi từ đồng nghĩa, trái nghĩa

Một trong những trò chơi yêu thích của thầy cô hay các bậc phụ huynh muốn cho bé thử đó là sử dụng cặp từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Giúp bé nhớ các cặp từ đối lập bằng cách nói tên 1 từ như “big, white, hot,...” sau đó bé sẽ nói từ trái nghĩa với những từ đó. Làm tương tự khi học bài về các cặp từ đồng nghĩa. 

Viết những câu hài hước  

Một cách cực kỳ hay là dạy bé tập viết những câu, đoạn văn có ý nghĩa ngớ ngẩn cũng được, hài hước cũng được miễn sao điều đó giúp bé nhớ bài hơn. Giải thích cho phương pháp này bởi vì bé sẽ nhớ lâu hơn khi đó là những câu chuyện, đặc biệt câu chuyện do bé nghĩ ra đều thú vị.

Ngoài ra ba mẹ có thể tham khảo phương pháp học ngữ pháp tại Anh ngữ Pantado vô cùng hiệu quả

Đến với Pantado các con sẽ được trải nghiệm hình thức học trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà mà không phải đi đâu xa, thời gian học tập linh hoạt, mỗi bài học được thiết kế sinh động kèm theo những trò chơi thú vị giúp con “vừa được học lại vừa được chơi”. Hơn nữa các thầy cô giáo luôn là người đồng hành cùng con, con sẽ không còn cảm thấy chán nản sợ sệt trong suốt quá trình học. 

Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!
 

Phải Chăng Trẻ Em Đều Có Khả Năng Học Tiếng Anh

Không thể phủ nhận rằng, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trên toàn quốc gia hiện nay. Đối với trẻ nhỏ, tiếng Anh là môn học bắt buộc tại các trường học. Tuy vậy, có không ít trẻ nhỏ gặp khó khăn, trở ngại trong quá trình học, bên cạnh đó nhiều học sinh lại cảm thấy tiếng Anh là một ngoại ngữ dễ học. Vậy có phải trẻ đều có khả năng học ngoại ngữ? Ở trong bài viết này, Pantado sẽ hóa giải câu trả lời đó cho tất cả các bậc phụ huynh để ba mẹ có thể là có thông tin rõ nhất cho vấn đề này. Cùng tìm hiểu ngay thôi nào?

 

1. Trẻ học tiếng Anh như thế nào?

Theo một số chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở độ tuổi trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo, chúng có khả năng phát triển các kỹ năng ngôn ngữ cũng như định nghĩa được những điều cơ bản trong tiếng Anh. Một ví dụ thực tế đó là trẻ nhỏ có thể hiểu được những khái niệm về danh từ, tính từ trong tiếng Anh hoặc có thể nói được một câu đơn giản như “how are you?”. Và đa phần trẻ nhỏ đều có khả năng nhận biết một ngoại ngữ mới ngay từ khi còn bé.

Ngoài ra, nhiều trẻ nhỏ thường cởi mở hơn với việc học khi trẻ lên 5 hay 6 tuổi, đây là độ tuổi vàng trong cuộc đời để dạy tiếng Anh cho trẻ em, và đó cũng là nền tảng để con phát triển trình độ tiếng Anh avf tự tin giao tiếp trong tương lai.

2. Do đâu mà trẻ không thích học ngoại ngữ?

Không ít ba mẹ thắc mắc, băn khoăn về vấn đề tại sao tất cả trẻ em không học tiếng Anh mà chỉ có một số trẻ yêu thích điều này? Tất nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng tất cả trẻ đều có sự tò mò bẩm sinh và có khả năng ngôn ngữ. Có phải là do phương pháp giảng dạy và giáo viên mà con học? Thực tế, giáo viên có tự tin vào những gì họ đang dạy và trẻ có cảm thấy thích thú trong việc học là điều vô cùng quan trọng. Ví dụ như để trẻ thực sự hiểu các khái niệm thay vì chỉ học vẹt. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ mới này theo nhiều cách khác nhau thay vì chỉ theo cách giáo viên đã dạy. 

Nếu trẻ thường xuyên đối mặt với những vấn đề mà trẻ có thể giải quyết, nhưng giáo viên hoặc phụ huynh lại không muốn trẻ thực hiện điều này, trẻ sẽ cho rằng mình không có khả năng trong lĩnh vực đó. Khi điều này áp dụng cho các bài tập tiếng Anh hoặc toán học, các em bắt đầu tin rằng đây không phải là môn học dành cho mình. Và đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ không thích học ngoại ngữ hay khám phá những điều mới mẻ.

3. Khắc phục những rào cản tiếng Anh mà con gặp phải trong quá trình học

Trong quá trình con học tiếng Anh, trẻ khó có thể tránh khỏi những mối rào cản, những khó khăn, mà điều này lại cần có sự giúp đỡ hỗ trợ của thầy cô, ba mẹ. Vậy làm thế nào để giúp bé vượt qua những đó? Ba mẹ có thể tham khảo một trong những cách giải quyết cho những khó khăn, và áp dụng cho con mình nhé!

3.1. Giúp con tránh được sự bỡ ngỡ

Dạy tiếng Anh cho trẻ em mới bắt đầu thì việc đầu tiên ba mẹ cần chú ý đó là có cách dẫn dắt, hướng dẫn bé tận tình để bé làm quen với tiếng Anh tốt hơn. Tránh tình trạng cha mẹ ép buộc trẻ học một cách gượng ép, dồn dập. Điều sẽ khiến trẻ cảm thấy mất hứng thú, chán nản với việc học tiếng Anh.

3.2. Giúp con luyện kỹ năng nghe tiếng Anh

Trong trong những trở ngại đối với trẻ trong quá trình học tiếng Anh đó con không nghe được những cuộc hội thoại của người nước ngoài. Và để khắc phục được việc con khó nghe tiếng Anh, ba mẹ nên tạo điều kiện cho bé có cơ hội được nghe và tiếp xúc thật nhiều với tiếng Anh thông qua việc xem phim, nghe nhạc, học qua phần mềm tiếng Anh hoặc tiếp xúc với người bản ngữ.

3.3. Giúp con phát âm chuẩn hơn

Trong quá trình dạy tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu, ba mẹ nên chú ý đến việc phát âm của con, hãy cho cho bé làm quen với nguồn tiếng Anh chuẩn nhất, tốt nhất là từ các giáo viên bản ngữ hoặc những nguồn tài liệu tốt cho bé từ phần mềm, các bộ phim hoạt hình nước ngoài, các bài hát do người bản ngữ hát. Tất cả những điều này sẽ giúp bé dễ dàng học được cách phát âm cũng như ngữ điệu khi nói tiếng Anh giống như người bản xứ.

3.4. Giúp con cải thiện việc ghi nhớ từ vựng

Ngoài những trở ngại trên, việc trẻ khó ghi nhớ từ vựng cũng là điều vô cùng dễ hiểu. Và để có thể cải thiện việc ghi nhớ từ vựng tiếng Anh cho bé hiệu quả hơn, cha mẹ nên áp dụng những phương pháp học tiếng Anh thông qua tranh ảnh, video, âm nhạc, vận động. Bởi vì não bộ có khả năng ghi nhớ thông tin bằng hình ảnh và âm thanh tốt hơn rất nhiều so với việc học thuộc khô khan trên mặt giấy. Bên cạnh đó những hoạt động thực tế mà bé được tham gia trong quá trình học tiếng Anh sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình học tiếng Anh.

Giúp con không còn cảm thấy rụt rè khi học

Ba mẹ hãy thường xuyên rèn luyện giao tiếp tiếng Anh với con, điều này giúp tăng khả năng phản xạ tiếng Anh cho trẻ vừa là cách để bé có thể tự tin hơn khi giao tiếp. Nếu có thể, cha mẹ nên cho con được rèn luyện với giáo viên bản ngữ hoặc có trình độ chuyên môn là thích hợp nhất.

Giúp con kiên trì hơn trong quá trình học

Một môi trường học tập thoải mái, phương pháp học tập lý tưởng, hợp lý khiến trẻ thực sự có hứng thú và nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc học tiếng Anh của bản thân mình. Một môi trường thật sự giúp bé hứng thú với việc học tiếng Anh và phát huy được khả năng, tư duy cũng như thể hiện được suy nghĩ của mình. 

Ngoài ra, các chương trình học được thiết kế vui nhộn sẽ hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn. Các bạn nhỏ ở độ tuổi thiếu niên sẽ phải đối mặt với các kỳ thi tiếng Anh học thuật trong tương lai gần. Bởi vậy, ba mẹ nên chọn trung tâm tiếng Anh cho bé có chương trình học trang bị nền tảng kiến thức vững vàng cho việc học tiếng Anh học thuật.

Đến với Pantado các con sẽ được trải nghiệm hình thức học trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà mà không phải đi đâu xa, thời gian học tập linh hoạt, mỗi bài học được thiết kế sinh động kèm theo những trò chơi thú vị giúp con “vừa được học lại vừa được chơi”. Hơn nữa các thầy cô giáo luôn là người đồng hành cùng con, con sẽ không còn cảm thấy chán nản sợ sệt trong suốt quá trình học. 

Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!
 

TRẺ KHÔNG THÍCH NGOẠI NGỮ LÀ DO ĐÂU?

Không phải đứa trẻ nào học tiếng Anh mà lại cảm thấy hứng thú trong quá trình học, có rất nhiều đứa trẻ khi nhắc đến tiếng Anh là cảm thấy khó chịu,tỏ vẻ không thích học tiếng Anh. Vậy nguyên nhân do đâu mà trẻ lại không thích học tiếng Anh? Có phải là do tiếng Anh quá nhàm chán, không thu hút được sự hứng thú trong quá trình học? Để giải đáp những băn khoăn đó, hãy cùng Pantado đi tìm hiểu nguyên nhân do đâu mà trẻ không thích học ngoại ngữ để từ đó đưa ra sự lựa chọn, định hướng phù hợp đối với con.

 

Tại sao trẻ lại không thích học tiếng Anh?

Đó là một trong những vấn đề khiến cho các bậc phụ huynh luôn phải băn khoăn, trăn trở trong quá trình cho con tiếp cận với tiếng Anh. Vậy tại sao tất cả trẻ em không học tiếng Anh mà chỉ có một số trẻ yêu thích điều này? Tuy rằng, mỗi đứa trẻ đều có sự tò mò bẩm sinh và có khả năng ngôn ngữ, vậy những đứa trẻ không thích học tiếng Anh có phải là do môi trường hay do giáo viên dạy trẻ hay không? Hãy cùng làm sáng tỏ ở những chia sẻ bên dưới này nhé! 

Việc dạy cho trẻ một ngôn ngữ thứ hai, chắc chắn một điều giáo viên phải thành thạo về ngôn ngữ này. Thế nhưng liệu giáo viên có tự tin vào những gì họ đang dạy và trẻ có cảm thấy thích thú trong việc học? Phương pháp giảng dạy là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngôn ngữ trong mỗi đứa trẻ, để trẻ thực sự hiểu các khái niệm thay vì chỉ học vẹt. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ mới này mà đặc biệt là tính thực hành vận dụng trực tiếp vào cuộc sống hằng ngày mới là quan trọng hơn cả. 

Ở trẻ nhỏ, chúng thường rất sáng tạo và chúng thích tự mình vận dụng những điều đã học vào thực tế và tư duy của trẻ đôi khi mang lại những đóng góp tích cực trong nền giáo dục chung. Đặc biệt, những đứa trẻ có “tư duy tăng tiến” tin rằng mình có thể thực hiện được mọi việc. Những đứa bé này có nhiều khả năng thành công hơn so với những trẻ có “tư duy cố định” luôn tin rằng khả năng của mình sẽ không thể đi xa hơn nữa.  
Bên cạnh đó, sự phát triển của những tư duy này xảy ra theo thời gian và xuất phát từ kinh nghiệm. Nếu trẻ thường xuyên đối mặt với những vấn đề mà trẻ có thể giải quyết, nhưng giáo viên hoặc phụ huynh lại không muốn trẻ thực hiện điều này, trẻ sẽ cho rằng mình không có khả năng trong lĩnh vực đó. Khi điều này áp dụng cho các bài tập tiếng Anh hoặc toán học, các em bắt đầu tin rằng đây không phải là môn học dành cho mình. Và đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ không thích học ngoại ngữ hay khám phá những điều mới mẻ.

Để trẻ hứng thú với tiếng Anh trong quá trình học

Để giúp trẻ hứng thú với tiếng Anh trong quá trình học, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều như: Trong quá trình con học tiếng Anh hay bất kể một ngôn ngữ nào đi chăng nữa ba mẹ đừng cố gắng biến thật nhiều cuộc trò chuyện thành tiếng Anh, kể cả khi chúng tự tin với năng lực tiếng Anh của mình. Thay bằng việc làm đó, ba mẹ hãy để mọi câu chuyện diễn ra tự nhiên và linh hoạt, nhớ rằng điều thực sự quan trọng là trẻ cần có những cảm xúc tích cực về ngôn ngữ tiếng Anh. 
Ngoài ra, những lúc trẻ không thấy hứng thú nói chuyện bằng tiếng Anh hãy dùng tiếng mẹ đẻ để có thể hiểu con hơn, và để con không thấy mất thoải mái vì bị bắt phải giao tiếp bằng tiếng Anh.

Một trong điều tiếp mà ba mẹ nên chú ý đó là đừng để trẻ cảm nhận thấy sự nóng lòng, chạy đua trong mong muốn con giỏi tiếng Anh của bố mẹ. Hãy để trẻ thấy học giỏi tiếng Anh là học được bao nhiêu bài bát hay, thưởng thức được bao nhiêu sách, truyện thú vị, học hỏi thêm biết bao nhiêu kiến thức hay, kết nối được với những con người hiểu biết.

Ngoài ra ba mẹ có thể tham khảo trung tâm tiếng Anh giúp con hứng thú hơn

Pantado là trung tâm Anh ngữ trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam với phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn châu  u, giúp các bé phát triển toàn diện về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh, và tự tin trong giao tiếp. 

Đến với Pantado các con sẽ được trải nghiệm hình thức học trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà mà không phải đi đâu xa, thời gian học tập linh hoạt, mỗi bài học được thiết kế sinh động kèm theo những trò chơi thú vị giúp con “vừa được học lại vừa được chơi”. Hơn nữa các thầy cô giáo luôn là người đồng hành cùng con, con sẽ không còn cảm thấy chán nản sợ sệt trong suốt quá trình học. 

Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!

Trên đây là tất cả những gì mà Pantado muốn chia sẻ tới các bậc phụ huynh về chủ đề vì sao trẻ lại không thích học ngoại ngữ. Hy vọng rằng thông qua bài chia sẻ đó giúp cho ba mẹ có thêm thông tin để định hướng cho con trong quá trình học tiếng Anh của mình một cách hiệu quả nhất.
 

PHÁT TRIỂN IQ CHO TRẺ 6 TUỔI THÔNG QUA CÁC TRÒ CHƠI: BA MẸ CẦN BIẾT?

Sự hình thành khả năng tư duy và phát triển chỉ số thông minh IQ ở trẻ 6 tuổi được phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này. Bởi vậy nên trong giai đoạn này, hầu hết các bậc phụ huynh thường cho con tiếp cận với những bài học, trò chơi giúp con phát triển chỉ số thông minh Tuy nhiên, việc tìm hiểu cho con tiếp cận với các trò chơi để kích thích trí não lại không hề dễ dàng một chút nào. Vậy làm thế nào để tìm hiểu các trò chơi phát triển triển trí tuệ thông minh cho trẻ 6 tuổi một cách hiệu quả. Ngay bên dưới đây, ba mẹ hãy cùng Pantado tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này ba mẹ nhé!

Xem thêm: Tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1

 

Nên cho trẻ chơi trò chơi trí tuệ như thế nào?

Trong giai đoạn này, ba mẹ cần khuyến khích con chơi các trò chơi mang tính hoạt động tập thể, các trò chơi trí tuệ để kích thích não bộ hoạt động, rèn luyện tư duy và tính tương tác của con với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên ba mẹ có thể lựa chọn các trò chơi hoạt động nhóm và các hoạt động cá nhân phù hợp để giúp trẻ phát triển đều các kỹ năng và khám phá thế mạnh của mình.

Một số trò chơi giúp trẻ 6 tuổi phát triển EQ hiệu quả

Trò chơi là một trong những công cụ giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc của mình một cách hiệu quả. Dưới đây là một số trò chơi giúp trẻ phát triển chỉ số thông minh vô cùng hiệu quả.

Cắt ghép thủ công

Trò chơi cắt dán là một trong những hoạt động thú vị nhất đối với trẻ 6 tuổi. Ba mẹ cần chuẩn bị tạp chí, báo cũ, bộ màu nước, bút lông, bút chì, keo dán, sơn, bất cứ thứ gì bạn có thể tìm thấy vì không có giới hạn cho sự sáng tạo. Trò chơi cắt dán thủ cây là một trong những hoạt động giúp trẻ phát triển trí thông minh thị giác và kỹ năng kết hợp màu sắc, đây được xem là một trong những trò chơi thông minh cho trẻ 6 tuổi kết hợp các kỹ năng vận động sáng tạo, an toàn dành cho trẻ 6 tuổi.

Trò chơi nghe - tìm

Trò chơi nghe tìm rất phổ biến trong việc dạy trẻ đọc chữ, thích hợp chơi theo nhóm 3-4 trẻ để tăng sự hứng thú. Trước tiên chúng ta cần chuẩn bị một bảng chữ cái có thể sử dụng loại bằng gỗ hoặc nhựa tùy ý. Cách chơi rất đơn giản: Đọc to chữ cái mà bạn muốn trẻ tìm, trẻ sẽ phải thật nhanh tay, nhanh mắt để tìm được chữ cái đúng với yêu cầu, sau khi tìm được sẽ đọc lại thật to và đưa lại chữ cái đó cho bạn. Trò chơi nghe - tìm giúp trẻ học chữ rèn luyện trí nhớ, và sự nhanh nhạy của trẻ đáp ứng đủ các tiêu chí vừa học - vừa chơi - vui vẻ.

Trò chơi ghi nhớ

Có nhiều kiểu trò chơi trí nhớ mà bạn có thể tổ chức chơi ở nhà cũng như kết hợp các hoạt động đơn giản cho trẻ nhỏ. Bạn có thể tùy ý điều chỉnh độ khó - dễ của trò chơi bằng cách thay đổi số lượng các yếu tố. Cách bắt đầu trò chơi như sau: khi một người đề cập đến một yếu tố, người tiếp theo sẽ lặp lại lời của người trước và thêm một yếu tố khác vào. Ví dụ: “Chúng tôi đi du lịch ở  (...) sau đó chúng tôi đi ăn ở một nhà hàng (...), trên bàn ăn có (...) tất cả thành viên trong nhóm phải thay phiên nhau lặp lại lời người trước và thêm một yếu tố. Tiếp tục chơi cho đến khi ai đó thua vì không thể nghĩ ra từ để điền vào chỗ trống. “Trò chơi trí nhớ” ngoài tác dụng gắn kết các thành viên trong nhóm với nhau, còn rèn luyện não bộ tăng cường trí nhớ, cải thiện sự tập trung khả năng quan sát và sự chú ý của trẻ.

Trò chơi truyền tin

Đầu tiên cần chia các bạn theo nhóm nhỏ, ít nhất là 2 nhóm, sau đó người điều khiển trò chơi sẽ gọi một bạn nhóm trưởng của từng nhóm lên để truyền “thông tin”, nội dung của thông tin được truyền đi đều giống nhau. Trẻ nghe xong sẽ chạy về ghé tai nói thầm thì cho bạn bên cạnh tiếp tục như vậy đến bạn cuối cùng sẽ hô to nội dung nghe được lên cho người điều khiển trò chơi nghe và xác nhận nội dung thông có đúng hay không. Đội nào truyền thông tin chính xác và nhanh nhất thì đội đó chiến thắng. Trò chơi”truyền tin” rèn luyện trí nhớ cho trẻ và hình thành khả năng phối hợp trong đội nhóm.

Vòng tròn âm nhạc

Cho các con ngồi thành vòng tròn. Phát cho trẻ bản nhạc ngẫu nhiên và phát đều cho các con  một thẻ ghi nhớ bất kỳ. Sau đó phát nhạc. Khi âm nhạc bắt đầu phát, các con sẽ chuyền các thẻ vòng quanh nhau. Khi đó bạn sẽ tạm dừng nhạc, khi nhạc dừng và thẻ đang ở trên tay trẻ nào thì bạn sẽ yêu cầu trẻ đứng lên và nói to những gì có trong thẻ.

Chiếc ghế âm nhạc

Xếp ghế theo hình tròn hướng ra ngoài. Dán thẻ nhớ vào lưng mỗi chiếc ghế hoặc đặt chúng xuống đất bên dưới mỗi chiếc ghế. Cho các con tạo một vòng tròn bên ngoài ghế. Phát nhạc và cho trẻ đi quanh ghế. Khi bạn tạm dừng nhạc, các con sẽ tìm một chỗ để ngồi. Các bé sẽ nói từ flashcard trên ghế. Nếu học sinh biết các hành động và chuyển động, hãy làm cho việc đó trở nên hào hứng hơn bằng cách bảo các em nhảy, nhón gót, đi bộ, v.v. xung quanh vòng tròn của ghế.

Các trò chơi trí tuệ và các hoạt động vui chơi theo nhóm vẫn là một cách thú vị để giúp hình thành các kỹ năng ngữ âm, nhận dạng từ và phát triển ngôn ngữ nói chung ở trẻ. Ở độ tuổi này trẻ có thể nhận thức rõ hơn về các biển báo, thông báo, áp phích, tiêu đề báo, quảng cáo trên TV…

Hãy tận dụng “thời điểm vàng” này để dạy con một số kiến thức nền cần thiết. Hãy thử một số trò chơi thông minh cho trẻ 6 tuổi và hoạt động giáo dục kết hợp giải trí mà chúng tôi gợi ý sau đây để giúp các con thực hành kỹ năng tính toán của chúng, xây dựng sự tự tin và hỗ trợ những gì các con đang học ở trường nhé!

Như vậy, Pantado đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh chi tiết về chủ đề các trò chơi phá triển trí tuệ thông minh hiệu quả. Từ đó ba mẹ có thể áp dụng cho con để rèn luyện và phát triển thêm trí tuệ cảm xúc cho con.