BA MẸ PHẢI LÀM SAO KHI TRẺ CHẬM GIAO TIẾP?

BA MẸ PHẢI LÀM SAO KHI TRẺ CHẬM GIAO TIẾP?

Trẻ khôn lớn, khỏe mạnh lên từng ngày là cả một niềm vui, niềm hạnh phúc đối với các bậc làm cha, làm mẹ. Trên chặng hành trình dài nuôi dạy con, đặc biệt là những năm tháng đầu đời của trẻ ví như một “bài toán khó” mà ba mẹ phải giải quyết, bên cạnh đó cũng có không ít ba mẹ lo lắng, e ngại khi con gặp trở ngại, hay vấn đề chậm phát triển nào đó. Mà phổ biến là vấn đề chậm giao tiếp ở trẻ khiến cho ba mẹ không biết phải giải quyết như thế nào? Nếu các bậc phụ huynh đang gặp phải vấn đề tương tự như vậy thì bài viết dưới đây là dành cho ba mẹ đó, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!  

 

Ba mẹ phải làm sao khi tre chậm giao tiếp

 

1. Giai đoạn nào thì trẻ hình thành giao tiếp

Trong giai đoạn, 3 - 6 tháng tuổi bé đã bắt đầu hình thành khả năng giao tiếp, bé đã biết hóng chuyện, lắng nghe và quan sát mọi người xung quanh. Lớn thêm một chút, thời gian từ 5 - 6 tháng là bé bắt đầu học theo âm thanh bé nghe được và bắt đầu thể hiện cảm xúc của mình. Tiếp theo đó là giai đoạn 6 - 9 tháng rồi 9 - 12 tháng, bé sẽ bắt đầu học phát âm, tất nhiên chỉ là một vài từ ngắn sau đó sẽ phát âm khoảng 3 từ và học theo người lớn để nói chuyện.
Giai đoạn 12 tháng trở đi bé sẽ học cách nói dài hơn, số từ bé có thể nói được liên tục là 6 từ và dần dần tăng lên qua thời gian. Ba mẹ sẽ không khỏi mừng vui khi 2 tuổi bé có thể nói được câu hoàn chỉnh và nói được những câu dài, các câu đơn giản. Thời gian này có thể coi là “cửa sổ vàng” để bé có thể ngôn ngữ không chỉ riêng tiếng Việt mà các ngôn ngữ khác đều học được. Ba mẹ hãy tận dụng điều này mà đồng hành cùng con và dạy cho bé cách nói chính xác và học ý nghĩa của các từ.
Trong giai đoạn tiếp theo từ 3 - 4 tuổi khả năng nói của bé được phát triển lên rất nhiều bởi bé có nhiều vốn từ hơn. Bé có thể thường xuyên ca hát và luôn đặt câu hỏi cho những thắc mắc của mình. Ba mẹ hãy giúp con giải đáp những điều con chưa biết.

2. Những dấu hiệu thường thấy ở trẻ chậm giao tiếp

Bên cạnh những đứa trẻ phát triển bình thường có những trẻ lại bị chậm nói hơn so với các bạn cùng trang lứa, một số những biểu hiện đối với trẻ chậm giao tiếp như:
Trẻ sau sinh: Bé thường ít phản ứng khi có âm thanh và cũng không phát ra âm thanh gây chú ý
Trẻ từ 3 - 4 tháng: bé ít cười và cũng không giao tiếp bằng mắt. Bé không phát ra âm thanh hoặc gây ồn ào một cách quá mức
Trẻ từ 4 - 7: Bé ngồi bị khó ăn, không nhạy với âm thanh và không tương tác với mọi người
Trẻ từ 7 - 12 tháng: Thường các bé sẽ bị khó khăn khi bò và đứng, không tò mò khám phá và không sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Trẻ từ 12 - 24 tháng: Các bé chậm nói, không chịu nói theo người lớn và không đáp lại được những yêu cầu cơ bản khi nghe. Bé cũng không thể nói liền mạch một lúc được trên 6 từ
Trẻ trên 2 tuổi: Bé chỉ bắt chước lại âm thanh hoặc hành động mà không nói ra thành từ. Ngoài ra bé cũng không làm theo những gì người lớn yêu cầu và chỉ nói đi nói lại vài từ, khả năng diễn đạt cơ bản không có Khi này cha mẹ cần mang con đi khám để con có thể được tác động giúp phục hồi khả năng ngôn ngữ.

3. Đâu là nguyên nhân khiến trẻ bị chậm giao tiếp?

Một trong những nguyên nhân đầu tiên và phổ biến nhất đó là bé có thể bị tật hoặc có dấu hiệu bất thường ở các cơ quan phát âm như tai, mũi, họng và lưỡi. Hoặc bó bị khiếm khuyết tại cơ quan chỉ huy ngôn ngữ như dị tật não bộ dị tật bẩm sinh hay viêm màng não.
Bên cạnh đó tâm lý của trẻ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bé chậm giao tiếp: Có thể con đã chịu cú sốc tâm lý nào đó hoặc cha mẹ không gần gũi con, không trò chuyện và dạy con cách nói. Ngược lại cũng có một số phụ huynh chiều con quá đà, không bắt bé luyện nói khiến bé bị chậm nói, lười nói.
Trẻ bị mắc chứng tự kỷ: Những trẻ mắc chứng tự kỷ sẽ không giao tiếp như trẻ bình thường, chúng thường không có phản ứng khi nghe âm thanh, không giao tiếp bằng ánh mắt và gần như không nói chuyện. Ba mẹ khi này cần có phương pháp dạy phù hợp bởi việc dạy trẻ tự kỷ sẽ khó khăn rất nhiều so với trẻ thông thường.
Khi đã nắm được nguyên nhân gây chậm nói ở con, các bậc phụ huynh cần cố gắng khắc phục, quan tâm và tập luyện cùng con nhiều nhất có thể. Tùy thuộc vào độ tuổi của con mà có thể đưa ra phương pháp phù hợp giúp bé có thể phát triển theo từng giai đoạn.
Trẻ càng biết nói càng sớm càng tốt, đặc biệt trước khi được 3 tuổi, bởi đây chính là thời điểm vàng giúp các bé phát triển, não bộ bé lúc này đang phát triển một cách tốt nhất. Giai đoạn 3 - 6 tuổi não rã phát triển chậm hơn, việc tiếp thu kiến thức của bé dần chậm lại. Và nếu để qua 6 tuổi thì khả năng khắc phục tình trạng bé chậm giao tiếp càng khó khăn.

4. Phương pháp dạy trẻ chậm giao tiếp tại nhà

Từ những dấu hiệu và nguyên nhân chính gây ra việc trẻ chậm nói và bị hạn chế khả năng ngôn ngữ. Ba mẹ có thể tham khảo một số cách làm sau đây để có thể dạy con một cách tốt nhất, giúp bé tăng cường khả năng giao tiếp của mình.

4.1. Nói cho bé hiểu những gì ba mẹ đang làm

Một cách khác để dạy trẻ chậm nói đó chính là cho trẻ vừa nghe vừa nhìn nhận trực quan. Khi nói chuyện cha mẹ nên vừa nói vừa chỉ rõ và giải thích cho bé hiểu bằng cách chỉ vào sự vật mà cha mẹ đang nhắc tới và nói lặp đi lặp lại.
Ví dụ như trong tình huống thực tế như ba mẹ nói rằng bé “nhặt bóng” thì hãy lặp đi lặp lại hành động nhặt bóng và phát âm rõ 2 từ “nhặt bóng” để bé có thể hiểu. Dần dần bé có thể nhận thức được những gì bạn đang nói và ghi nhớ lại sau đó học nói theo.

4.2. Trả lời trẻ

Ba mẹ nên thường xuyên quan sát xem con đang cần gì, muốn gì để trả lời cho con. Khi được cha mẹ đáp lại trẻ sẽ cảm thấy hào hứng hơn và bắt đầu nói nhiều hơn. Hãy đáp lại con để con có được sự tương tác qua lại và cảm thấy có động lực hơn khi giao tiếp.

4.4. Giao tiếp với trẻ nhiều hơn

Hơn ai hết, các bậc làm cha làm mẹ là người giao tiếp, tiếp xúc với con hằng ngày vì vậy ba mẹ dành thời gian trò chuyện cùng với con nhiều hơn dù bé có phản ứng lại hay không. Dù bận đến đâu thì cũng nên dành thời gian ít nhất 1 tiếng mỗi ngày để trò chuyện cùng bé, đặc biệt là với những bé bị chậm nói.
Có không ít mẹ bầu, tận dụng khoảng thời gian này để thai giáo cho con, ba mẹ nên tập cho trẻ nói sớm bằng cách dạy bé phát âm những từ đơn giản như ba, mẹ, bà,...bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần để bé bắt chước. Hãy thật kiên nhẫn dạy bé và khuyến khích, cỗ vũ bé khi bé làm theo.
Khi trẻ đã biết nói, ba mẹ hãy nói thật chậm rãi, phát âm rõ từng từ một để bé có thể học nói chính xác các từ. Tuyệt đối không được nói ngọng vì trẻ khó bắt chước hoặc tạo thành thói quen nói sai. Hơn nữa khi nói chuyện cũng nên biểu đạt cảm xúc qua ánh mắt, cử chỉ và nói chuyện với con mọi lúc, mọi nơi khi có thể.

4.5. Tạo môi trường cho bé tiếp xúc

Để có thể dạy bé nói một cách tự nhiên, ba mẹ hãy tạo ra các môi trường giao tiếp để bé có thể tiếp xúc. Bên cạnh đó, các bạn nhỏ cần được gặp gỡ với các bạn cùng trang lứa của mình hoặc gặp người lạ để bé có nhiều môi trường giao tiếp hơn.
Ba mẹ có thể cho bé chơi cùng với các bạn bằng tuổi để bé có thể giao tiếp dễ dàng, phù hợp và dần tự tin hơn khi trao đổi. Có thể cho bé chơi với các bạn cùng xóm hay cho bé đi học, đi picnic, dã ngoại để bé gặp được nhiều bạn hơn.

4.6. Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ

Trong giai đoạn tập nói, phần lớn là các bé sẽ phát âm sai, không chuẩn hay thậm chí là nói ngọng, bị líu lưỡi. Ba mẹ tuyệt đối không bắt chước cách nói chuyện của con để tránh việc con hiểu sai, hình thành các thói quen nói sai, khiến việc chỉnh phát âm về sau sẽ rất khó khăn. Hãy nói một cách rõ ràng và lặp đi lặp lại để bé có thể học theo.

4.7. Để trẻ chủ động giải quyết các vấn đề

Khi gặp vấn đề gì đó và muốn giải thích với cha mẹ bé sẽ cố diễn đạt bằng ngôn từ hoặc sử dụng ngôn ngữ hình thể và thái độ, cử chỉ. Cha mẹ hãy để con chủ động để con có thể học được cách nói. Đồng thời hãy khuyến khích và hỗ trợ con khi con cần, quan sát xem con đang muốn nói điều gì để có thể dạy con biểu đạt.

4.8. Đọc sách, kể chuyện, hát cho bé nghe

Ba mẹ có thể đọc sách, kể chuyện hay hát cho bé nghe để bé có thể phát huy khả năng ngôn ngữ của mình. Bé sẽ hứng thú hơn khi được nghe vần điệu từ bài thơ, cách nhấn nhá khi đọc truyện và nghe các giai điệu từ bài hát.
Chắc chắn rồi, các bạn nhỏ sẽ không khỏi hứng thú, vui vẻ và cảm thấy thoải mái hơn khi học từ mới bằng những cách này. Các chuyên gia cũng khuyên ba mẹ nên sử dụng các phương pháp này để dạy con, vừa giúp con học được nhiều từ mới, vừa tăng sự gắn kết giữa ba mẹ và con cái.

5. Lưu ý cho cha mẹ khi dạy trẻ chậm nói

Dạy trẻ chậm nói cần sự kiên nhẫn và một số kỹ năng cơ bản. Cha mẹ cũng nên lưu tâm những điều sau để có thể dạy bé một cách tốt nhất.

5.1. Ba mẹ cần theo dõi trẻ sát sao

Ba mẹ chính là người bạn đồng hành tốt nhất trong hành trình lớn lên của trẻ nhỏ. Cùng con luyện tập, theo dõi sự tiến bộ của con, đồng hành cùng con trong mọi hoạt động để con có thể học cách giao tiếp nhanh nhất. Đồng thời chính cha mẹ cũng là tấm gương sáng cho con học theo, dành nhiều thời gian cho con hơn để có thể dạy con tốt nhất.

5.2. Nói các từ ngắn, chậm rãi

Ba mẹ sử dụng các từ ngắn khi dạy trẻ chậm giao tiếp và hãy nói thật chậm các từ mà đang muốn dạy con. Sử dụng các từ ngắn, từ đơn như bà, mẹ, đi,...để bé có thể dễ dàng học theo. Hãy kết hợp giữa việc luyện nói và nhìn hình ảnh trực quan để bé có thể học một cách nhanh nhất.

5.3. Không nóng vội hay gượng ép trẻ

Quá trình luyện tập cùng con cần có sự kiên nhẫn và dành nhiều thời gian. Cha mẹ không nên ép buộc trẻ gây nên sự khó chịu hay tâm lý lo sợ ở con. Hãy luôn lắng nghe con và cổ vũ con khi con nói được một từ nào đó. Không được tỏ ra khó chịu hay mất bình tĩnh khi con nói chậm, cho bé thời gian và đợi bé nói được từ bé muốn nói.
Như vậy, bằng những kinh nghiệm đã được tìm hiểu và đúc kết, Pantado đã chia sẻ tới các bậc phụ huynh về phương pháp dạy trẻ bị chậm giao tiếp. Từ đó ba mẹ có thể quan sát và tham khảo ba mẹ nhé!