Tìm hiểu sự khác biệt giữa cách nuôi dạy con của người phương Tây và người Việt

Tìm hiểu sự khác biệt giữa cách nuôi dạy con của người phương Tây và người Việt

Chúng ta thường nghe mọi người truyền tai nhau rằng phương Tây dạy con tự lập và phát triển rất tốt. Vậy cách nuôi dạy con của người phương Tây và người Việt Nam có sự khác biệt nhau như nào?

Bất cứ ai là cha mẹ, chúng ta luôn có mong muốn con em mình sau này lớn lên sẽ thật chăm ngoan, học giỏi, luôn có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và là một con người có đạo đức, kỷ luật tốt đúng không nào? Tuy nhiên đa phần các phụ huynh lại không hề biết rằng chính những cách dạy con sai lầm của mình đã tác động trực tiếp đến tương lai của con, dạy con không đúng sẽ hình thành những thói quen xấu, tạo nên những đức tính không tốt ở trẻ mà điển hình nhất đó chính là tính vô trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác, con trẻ không bao giờ tự nhận lỗi sai về mình, đây là một vấn nạn ở thế hệ trẻ ngày nay.

 

cách nuôi dạy con của người phương Tây và người Việt Nam

 

Vậy các cha mẹ có biết sai lầm trong cách dạy ấy là như thế nào không? Chắc hẳn cũng đã có rất nhiều phụ huynh tự hỏi rằng: “Tại sao người phương Tây lại có tính kỷ luật và trách nhiệm cao?” và “Tại sao họ lại dạy con hay như vậy?” hoặc “Tại sao phần lớn trẻ em phương Tây lại nhận thức vấn đề đúng sai tốt hơn?” và hàng trăm câu hỏi tại sao cứ khiến các cha mẹ đau đầu tìm giải pháp.

Cùng tìm hiểu nhé!

 

Phụ huynh quá nuông chiều con

Chính xác là “cha mẹ thương con hơn tất cả mọi điều trên đời“, chính vì cái tình thương vô hạn ấy mà các bậc cha mẹ Việt thường có thói quen nuông chiều các bé ngay từ khi con còn nhỏ.

Theo các chuyên viên tâm lý phán thì việc dạy dỗ, uốn nắn con trẻ trong những gia đình có ít con ngay từ bé là điều vô cùng quan trọng. Vì nếu như mà cha mẹ hay ông bà quan tâm quá mức yêu thương hay chăm sóc trẻ quá kỹ và luôn luôn đáp ứng mọi yêu cầu, đòi hỏi của trẻ con đã vô hình chung sẽ khiến trẻ trở nên ỷ lại, ích kỷ, bướng bỉnh theo phong cách “muốn cái gì là phải có bằng được cái nấy“. Và hiển nhiên là khi con đòi hỏi một điều gì đấy, nếu cha mẹ không đáp ứng yêu cầu của con thì lập tức con sẽ mếu máo, la hét và khóc liền khóc, đây được coi là chịu tâm lý siêu kinh điển của các bé. Khi mà lúc này các cha mẹ Việt vì thương con nên đành chiều theo ý muốn của con, sợ con khóc.

Rồi lâu dần thì cái điều ấy đã hình thành nên thói quen xấu trong chính con của mình đó chính là sự “đua đòi“, và hơn lên là sự “ỷ lại” của trẻ, trẻ sẽ không có tính tự lập.

Trong trường hợp này, cách dạy trẻ của các bậc cha mẹ phương Tây lại hoàn toàn ngược lại. Khi con trẻ khóc vì đòi hỏi một điều gì đó phải có, cha mẹ sẽ xem xét và nếu điều ấy không nên thì thay vì đáp ứng yêu cầu của con, các cha mẹ phương Tây lại kiên quyết vẫn luôn giữ vững lập trường không chiều theo ý muốn của trẻ cho dù trẻ có giở trò “nước mắt cá sấu” để đòi hỏi, chiu này không có tác dụng với cha mẹ phương Tây nhiều. Điều ấy không có nghĩa là họ không thương các con mà vì họ nhận thức được tác hại to lớn nếu cứ mãi nuông chiều các con trong mọi tình huống như vậy.

 

cách nuôi dạy con của người phương Tây và người Việt Nam

>>> Mời xem thêm: Bật mí 9 tips dạy con của người Nhật cực kỳ thông minh

 

Cha mẹ ấp ủ con trong một vỏ bọc kín của tình yêu thương

Các cha mẹ Việt ai cũng mong muốn chở che và cho con mình những điều tuyệt vời nhất, và vì vậy các cha mẹ đã ấp ủ con mình vào trong vỏ bọc của sự an toàn tuyệt đối, khi có bất cứ việc gì khó khăn một chút đối với trẻ thì cha mẹ đều lập tức không dám cho trẻ dấn thân vì sợ con mệt, con đau,.. Nhiều cha mẹ ngay cả việc tập luyện hay đam mê thể thao đá bóng của trẻ con cũng ngăn cản vì sợ trẻ ngã đau, bị trật chân, sợ khi chơi những đứa trẻ khác vô ý hay vô tình xô đẩy con mình té,… Tuy nhiên những cái kén “vỏ bọc an toàn” ấy của cha mẹ đã làm ngăn cản đi những đam mê cũng như tài năng trong người con mình, đồng thời khiến cho con trẻ hình thành bản tính nhút nhát và quá cầu toàn, đôi lúc là bất mãn và chán nản.

Với các cha mẹ ở phương Tây thì họ sẽ luôn tạo cơ hội cho con cái mình được học hỏi tiếp thu những điều mới mẻ cho dù điều ấy có khó khăn với con họ. bởi họ biết càng khó càng khôn ngoan và trưởng thành hơn. Họ luôn suy nghĩ tích cực về một vấn đề nào đó và họ sẽ tạo động lực giúp các bé vượt qua những trở ngại đó thay vì ngăn cản. Với các cha mẹ phương Tây thì việc bao bọc con trẻ trong vỏ bọc an toàn như vậy cũng giống như việc một con nhộng nằm mãi trong chiếc kén an toàn nếu như không tự vượt qua khó khăn đau đớn thì sẽ không bao giờ trở thành những con bướm xinh đẹp bay lên trời xanh được. Turgot cũng đã từng nói: “Có những người không dám bước đi vì sợ sẽ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã bị gãy“.

Cuộc sống rộng lớn bao la ngoài kia còn nhiều chông gai, chúng ta không thể mãi che chở cho con mãi được. Cách tốt nhất có thể che chở cho con dạy con mạnh mẽ, cho trẻ làm quen với những bước đi đầu tiên, có té mới vững bước hơn lần sau, những khó khăn đầu tiên trong cuộc sống để góp phần hình thành nên tính kiên trì và sự cố gắng vượt qua những trở ngại của trẻ trong tương lai và mọi việc.

 

Nguyên nhân không phải tại con mà do mọi thứ

Thói quen đổ lỗi khi dỗ dành con gần như đã ăn sâu vào trong lối sống của người Việt mình. Khi con bị vấp ngã hay đụng phải thứ gì thì y như rằng các bậc cha mẹ hay ông bà đều liền chạy đến đỡ con lên, lo lắng suýt xoa làm dịu nhẹ cơn đau của trẻ bằng cách đánh vào cái vật làm trẻ ngã dù đó có thể là một cái ghế, một chiếc bàn, cạnh giường, mặt đất hay chỉ đơn giản là một cục đá cùng với câu nói: “Cái giường làm con đau phải không, ờ ngoan ngoan đánh cái giường nè nó làm con đau, đánh nó nè,…“. Cũng chính vì điều này mà ngay từ nhỏ, các bé đã có thói quen đổ lỗi cho vật khác, người khác và không bao giờ nhận lỗi về mình hay nói đúng hơn là không có trách nhiệm với hành động và việc làm của chính mình. Dần dần nó trở thành lối sống ăn sâu trong trẻ lớn lên từng ngày và hư hỏng.

 

cách nuôi dạy con của người phương Tây và người Việt Nam

 

Về phía các bậc cha mẹ ở phương Tây sẽ dạy con sự nhận thức về những hành động và việc làm ngay từ khi con còn nhỏ. Nếu như con họ chạy nhảy, chơi đùa hay vô tình bị ngã nhào xuống, họ sẽ ngồi đó quan sát để trẻ tự đứng dậy vì đứa trẻ phải biết rằng tự bản thân nó đã khiến nó bị ngã và vì vậy nó phải tự đứng lên. Nhiệm vụ của cha mẹ lúc này chỉ đơn giản là hỏi han con để biết cú ngã đau ấy có ảnh hưởng đến trẻ nhiều không và đồng thời trao đổi với con về nhận thức, dạy con lần sau phải luôn cẩn thận khi đi đứng chạy nhảy, phải quan sát để không bị té nữa. Chính cái điều ấy đã góp phần hình thành trong con từ nhỏ đã có thói quen chịu trách nhiệm về mọi việc làm của mình, giúp con trẻ nhận thức việc gì nên làm và việc gì không nên làm, việc gì đúng, việc gì sai trái và khi làm phải cân nhắc, quan sát cẩn thận. Dần dần trẻ sẽ trở thành một người có tính kỷ luật, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội.

Yêu thương con cái luôn là thiên chức vĩ đại của cha mẹ và hiển nhiên con cái chỉ có thể phát triển một cách trọn vẹn khi có được tình thương yêu của cha mẹ. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ hãy biết yêu thương con cái một cách đúng đắn nhé, đừng để những sai lầm hôm nay trong cách dạy con hình thành nên những đức tính không tốt của con vào ngày mai nhé! Khi chúng đã lớn thì sẽ rất khó để dạy bảo nữa.

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh 1 kèm 1 với người nước ngoài