Rèn kỹ năng sống cho con

Ba mẹ hãy dạy con nói lời " xin lỗi"
Thật khó khăn để nhận lỗi lầm hay nói lời xin lỗi về một ai đó và trẻ con cũng thế...
Có không ít ba mẹ thường nghĩ rằng khi con làm trái lời mẹ thì đồng nghĩa với việc con phải xin lỗi. Điều đó hoàn toàn sai! Nếu lời xin lỗi là ép buộc thì các con sẽ lại mắc lỗi, lại xin lỗi mà không biết cách giải quyết và khắc phục vấn đề như thế nào để không tái phạm.
>>Xem thêm :Top 5 trung tâm học tiếng Anh giao tiếp trực tuyến tốt nhất bạn nên biết

Điều đầu tiên, cần dạy trẻ biết cách phân biệt đúng sai

Trước khi dạy trẻ xin lỗi, cha mẹ cần dạy trẻ hiểu và phân biệt được rõ đúng sai trong cuộc sống hằng ngày. Chỉ có như thế, trẻ mới nhận rõ được trẻ thực sự sai ở đâu và cần rút kinh nghiệm về điều gì. Tránh những lời xin lỗi xáo rỗng.

Để có thể giúp con hiểu được, bố mẹ cần phải quan sát mọi hành động của con. Từ đó có thể kịp thời chỉ cho con những lỗi sai mà con đang mắc phải. Con đã sai ở đâu? Khi con làm sai mọi việc sẽ như thế nào? Và con nên làm như thế nào?

 

Ba mẹ hãy dạy trẻ biết cách tự nhận lỗi:

- Hãy để con nói lời xin lỗi kèm lý do càng cụ thể càng tốt.
- Giải thích cho trẻ về những điều chúng làm là sai và hậu quả mang lại là gì?
- Trò chuyện, thảo luận với con về một số cách giải quyết tích cực để con có thể sử dụng nếu tình huống tương tự xảy ra.
- Dạy trẻ biết cách tha thứ cho bản thân mình và có ý thức sửa lỗi.
- Những lời quát mắng hay, nặng lời có sát thương rất lớn gây cho chúng một cảm giác bị tổn thương.
Ba mẹ nên nhẹ nhàng cùng con giải quyết lỗi sai và giúp con biết cách xin lỗi phù hợp nhất bởi đây chính là một hành trang tuyệt vời cho sự phát triển tính cách bé.
 
Mẩu chuyện ý nghĩa về dạy con cách tư duy và giải quyết vấn đề
Quãng đường đi học từ trường về nhà quá dài mà mẹ và cu Vic đều không có thời gian nhiều. Những điều mình trao đổi trên đường đều là các bài học đối với con. Hôm nay con bảo mẹ kể chuyện cho con. Mẹ kể chuyện "Cây tre trăm đốt". Hết câu chuyện là đoạn anh Khoai được lấy cô con gái của Phú Ông và sống hạnh phúc. Con thốt lên "nhưng mà không có tiền". Ừ nhỉ, bọn trẻ hiện thực hơn người lớn. Đúng là chưa thể hạnh phúc trọn vẹn được khi gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng trên vai.
Mẹ hỏi con:
- Thế thì anh Khoai cần làm như thế nào để có tiền?
- Con biết rồi phải nhờ Bụt giúp! (Bây giờ quả thực phải xem xét lại việc giải quyết vấn đề bằng yếu tố thần tiên của các câu chuyện cổ tích!)
- Ý kiến hay nhưng bây giờ con thử nghĩ xem nếu ai cũng chẳng cần làm gì và thích có tiền thì nhờ Bụt giúp như thế có công bằng không?
- Không ạ. Anh Khoai phải bán cây tre trăm đốt đi
- Nhưng như thế thì chỉ được một khoản tiền rồi tiêu cũng hết
- Thế thì anh ấy phải đi vào rừng chặt tiếp tre rồi làm ra đồ đạc mà mang bán.
- À ý của con là anh ấy làm đồ thủ công mỹ nghệ để bán phải không? Nhưng chặt hết tre thì là phá rừng à?
- Anh ấy vừa chặt vừa gieo hạt lại. (Con chưa biết tre mọc lên như thế nào)
- Nhưng trồng một cây lâu hơn nhiều chặt một lúc hết nhiều cây.
- Thế thì anh ấy có thể đi xây khách sạn kiếm tiền.
- Ý con là anh ấy làm thợ xây hả? Không biết anh ấy có biết xây không vì anh ấy chỉ quen làm ruộng.
- Anh ấy có thể học các chú thợ xây. Hoặc là anh ấy làm lao công để kiếm tiền.
- Nhưng như thế theo con có kiếm được nhiều tiền không?
- Không ạ.
- Thế theo con làm thế nào để anh ấy có thể kiếm được nhiều tiền.
- Sao Phú Ông lại kiếm được nhiều tiền thế nhỉ? Anh ấy có thể trả tiền học phí cho Phú Ông rồi học của ông ấy.
Chưa hết 10 giải pháp nhưng mẹ chấp nhận giải pháp này của con luôn! Hy vọng con sẽ luôn giữ được sự tưởng tượng phong phú và sắc bén như vậy.
 
Bài học rút ra: Thông qua câu chuyện trên, ba mẹ hãy dạy con tư duy và giải quyết vấn đề. Mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống, cho dù có khó khăn đến mấy, nếu là một người biết nhìn nhận và tư duy một cách đúng đắn, sáng tạo, chắc chắn sẽ gỡ rối được nút thắt của vấn đề. Cái cốt lõi khi giải quyết một vấn đề nào đó cần phải có sự bình tĩnh, tư duy để có được bước đi đột phá.
Phương pháp Montessori và những điều ba mẹ cần biết khi nuôi dạy con thành tài
Những năm đầu đời của bé từ 0 - 6 tuổi, đây là thời kì quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Giáo dục con ngay từ giai đoạn này được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Trong đó, phương pháp Montessori do tiến sỹ người Ý Maria Montessori nghiên cứu đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy trẻ.
Montessori là phương pháp trẻ học tập thông qua các giáo cụ trực quan. Trẻ được học tập trong môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở và đề cao sự phát triển của trẻ. Được tạo ra để giáo dục trẻ trong các trường học, tuy nhiên ba mẹ vẫn có thể áp dụng phương pháp này cho con ngay tại nhà.

Tuân thủ theo 9 nguyên tắc cơ bản
1. Tôn trọng con
2. Để con tự do di chuyển
3. Con được tự do lựa chọn
4. Dạy con cách tự lập
5. Giao tiếp cùng con
6. Ưu tiên những đồ chơi, vật liệu có nguồn gốc thiên nhiên
7. Hãy làm theo điều bạn thấy là đúng nhất cho con
8. Hãy kiên nhẫn với con
9. Hãy yêu thương và hỗ trợ con
Điểm nổi bật của phương pháp này là chấp nhận cá tính riêng biệt của trẻ. Đề cao tính tự lập, tự do có kỷ luật của trẻ. Tôn trọng sự phát triển tự nhiên, cũng như trang bị đầy đủ cho trẻ các kỹ năng cơ bản cần thiết.
Dù là ở trường học hay ở nhà, trẻ luôn được khuyến khích phát triển năng khiếu tự nhiên. Không phải tuân theo một khuôn mẫu sẵn có nào. Bởi vì trẻ chỉ có thể học tập và phát triển tốt nhất khi được tự do hoạt động.

Trẻ thỏa sức sáng tạo và khám phá mọi sự vật, hiện tượng. Qua đó dần hình thành tư duy logic, phát huy khả năng sáng tạo, phát triển toàn diện. Trẻ biết cách xử lý linh hoạt mọi tình huống một cách khéo léo.
Download tài liệu miễn phí
Ba mẹ có thể tham khảo tài liệu “Phương pháp Montessori” đây nhé!
Áp dụng phương pháp cho các be. Chúc các mẹ thành công!
 
Cha mẹ làm gì khi trẻ hay quên trước quên sau?
Quên là điều bình thường mà bất cứ ai cũng có thể trải qua. Bất kể trẻ em hay người lớn. Nếu con thỉnh thoảng quên quên nhớ nhớ thì điều này khá bình thường. Tuy nhiên, nếu con thường xuyên quên gây cản trở đến các hoạt động thường ngày ở nhà hoặc các hoạt động ở trường thì điều này vô cùng đáng ngai. Cha mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để giải quyết tình trạng đó.
“Bé nhà mình năm nay học lớp 3, nhưng mắc tật quên trước quên sau. Đi học về là quên hết những lời cô giáo dặn có khi lúc đi ngủ, nằm trên giường mới nhớ ra có bài tập làm văn mà cô giáo giao cho chưa làm, làm trang trước thì quên trang sau. Bình thường ở lớp cô dặn ba việc, nhớ được một việc đã là tốt lắm rồi. Mấy lần sai đi mua đồ, toàn dạy một đằng làm một nẻo. Mình rất lo lắng không biết phải làm gì để chữa được cái tật buông quăng vãi, cái tật nhớ nhớ quên quên của bé đây?”

>> Có thể bạn quan tâm: Những chứng chỉ tiếng Anh dành cho bé

Nguyên nhân do đâu mà bé lại hay nhớ nhớ quên quên như thế?

Thứ nhất, có thể do trẻ nhỏ còn ham chơi không biết rõ công việc và nhiệm vụ của mình. Khi trẻ quá tập trung vào một việc gì đó, tự nhiên chúng sẽ quên đi những việc mà chúng cho là không quan trọng. Dẫn đến ảnh hưởng đến lối sinh hoạt hàng ngày của con Một ví dụ rất rõ thấy như: “Nhà vật lý học Newton thường xuyên mải mê với công việc trong phòng thí nghiệm đến nỗi quên cả ăn cả ngủ”.

Thứ hai, có thể là do cha mẹ hoặc ông bà quá nuông chiều khiến trẻ không để tâm đến công việc xung quanh. Dù thế, trẻ vẫn không bị nhắc nhở hay được phân tích về vai trò và trách nhiệm của mình

Cha mẹ tháo vát đảm đang, làm hết mọi việc cho con thì trẻ càng thiếu tính tự lập . Cha mẹ luôn biết cách làm thế nào là đúng nhất, nhưng trẻ con không cần phải luôn đúng , việc trẻ được trải nghiệm mới là điều thật sự quan trọng, trong quá trình trải nghiệm trẻ sẽ rút ra được những bài học từ đó dần trưởng thành hơn.

Thứ ba, trẻ thiếu kinh nghiệm sống và thiếu năng lực trong việc từ xử lý công việc. Có những lúc không phải do trẻ ham chơi, không thích làm việc mà do khả năng sắp xếp tổng quát chưa được tốt hoặc chưa làm quen với môi trường.


Vậy có cách nào giúp cho con bỏ được thói quen hay nhớ hay quên không?

1. Dạy cho chúng học cách phân loại công việc quan trọng, khẩn cấp

Ở trẻ, chúng thường làm những thứ mà chúng “thích” chứ không phải là việc “nên” làm chính vì thế ba mẹ nên dạy trẻ cách phân biệt những việc quan trọng cần phải thực hiện trước tiên rồi mới đến công việc mà chúng muốn làm.

2. Dùng bảng ghi nhớ và thời gian biểu
Thời gian biểu thường được dùng để sắp xếp công việc hằng ngày, vì trẻ mải chơi quên bài tập có khi sắp đi ngủ rồi mới ra rằng mình có bài tập. Vì vậy ba mẹ hãy hướng dẫn chúng liệt kê toàn bộ những việc phải làm trong ngày và ghi chú vào thời gian biểu của chúng dán trên tường điều đó giúp con ghi nhớ và thực hiện những việc đã dán trên tường.

3. Hãy để trẻ làm chủ
Ba mẹ có thể giúp đỡ, chỉ bảo hướng dẫn chúng nhưng tuyệt tối không được làm thay chúng. Nhiều ba mẹ hãy có thói quen vì thương con nên là làm hết mọi việc cho chúng điều đó sẽ giúp chúng ỉ lại, dựa dẫm, không tự mình chủ động làm những việc nhỏ nhặt nhất. Khuyến khích ba mẹ có thể giúp đỡ tăng thêm niềm vui thích và tinh thần trách nhiệm khi đó trẻ mới tự tin thoải mái chuyên tâm làm việc và trân trọng những thành quả.