Rèn kỹ năng sống cho con
Trẻ em ngay từ khi sinh ra đã có khả năng học hỏi giống như những chiếc bọt biển, có thể tiếp thu hết các kiến thức xung quanh, hay những kiến thức mà cha mẹ dạy chúng. Vì vậy để có thể kích thích trí thông minh của trẻ, cha mẹ cần phải có những phương pháp dạy trẻ hiệu quả bên cạnh khả năng tự nhiên hoặc đồ ăn mỗi ngày. Khả năng sáng tạo giúp con rèn luyện trí thông minh vượt bậc từ khi còn nhỏ…
Ngày nay, đa số các ông bố bà mẹ có xu hướng lạm dụng các quy tắc với mong muốn đưa con mình vào nếp sống kỷ luật, thuận theo ý bố mẹ. Tuy nhiên điều đó sẽ đem lại những cảm xúc tiêu cực, không tốt cho con trẻ.
Việc thực hiện lối sống kỷ luật, không khác gì một cái lồng giam một con chim nhỏ trong đó. Trẻ sẽ cảm thấy gò bó, khó chịu, không hạnh phúc và không mặn mà nhiều với việc học, với cuộc sống và những điều khác.
Trẻ em giống như một tờ giấy trắng và rất dễ để học một cái gì đó hay rèn luyện những khả năng nào đó có thể. Bố mẹ hãy tạo điều kiện cho con nhiều hơn để giúp kích thích trí thông minh của trẻ như thường quan tâm, hỏi han, vui đùa với con.
Tuy nhiên không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết cách lo cho con và dạy con tốt. Cùng tìm hiểu những phương pháp dạy trẻ sáng tạo hiệu quả để giúp kích thích trí thông minh của trẻ một cách tốt nhất dưới đây nhé.
Dạy trẻ sáng tạo bằng tư duy hình tượng
Tư duy hình tượng của bé sẽ phát triển khá tốt trong các mặt nghệ thuật như hội họa, kể chuyện, làm thủ công, hoạt động âm nhạc… Vậy nên để bồi dưỡng thêm những năng lực này cho trẻ thì các ông bố bà mẹ cần lưu ý các điều sau nhé:
Trong hội họa: Bố mẹ nên thường xuyên hướng dẫn trẻ quan sát bằng cách đặt câu hỏi giúp trẻ nắm bắt được đặc trưng của những sự vật, tìm mối liên hệ hay sự khác biệt giữa các sự vật hiện tượng; chia sẻ cho bé hiểu chỗ nào đẹp, chỗ nào chưa đẹp và khơi dậy nguyện vọng vẽ tranh của bé.
Sau khi bé bắt đầu vẽ thì nên để bé phát huy hết khả năng tưởng tượng của mình để sáng tạo ra các loại hình tượng.
Hội họa là một trong những môn nghệ thuật kích thích trí thông minh của trẻ, kích thích sự sáng tạo nhất cho bé.
Nghe kể chuyện: Những câu chuyện có lẽ là chủ đề vô cùng thú vị với bất cứ đứa trẻ nào. Vì vậy, bố mẹ nên thường xuyên kể chuyện cho con nghe những câu chuyện với những tình tiết khúc mắc, hứng thú như những câu chuyện thiếu nhi kinh điển và hài hước. Cần chọn cho con trẻ nghe những câu chuyện phù hợp với độ tuổi và sự nhận thức của trẻ để trẻ như được hòa mình vào thế giới đó.
Trong khi kể chuyện cần đặt ra câu hỏi để kích thích khả năng tư duy của các bé như: “Theo con thì cô Tấm có xinh không?” hoặc “Con nghĩ cô Tấm sẽ mặc áo màu gì?“… và những câu hỏi tương tự như vậy…
Hướng dẫn trẻ làm thủ công: Bố mẹ nên mua đất nặn, giấy trắng, giấy màu… những món đồ thủ công, sau đó bạn hãy hướng dẫn bé chơi, dạy bé cách bố trí các bức tranh, sắp xếp cân đối rèn luyện tính sáng tạo và logic hơn nhé.
Làm thủ công cũng giúp bé phát triển tốt khả năng sáng tạo và logic
Sức mạnh từ những cuốn truyện: Tạo cơ hội cho bé đọc những cuốn sách được viết bởi những tác giả yêu thích cùng với những nội dung ý nghĩa, phù hợp với lứa tuổi của bé.
Một quyển sách nhiều màu sắc và hình ảnh minh họa sẽ giúp bé dễ dàng tiếp nhận và mở rộng thêm được vốn từ, nâng cao kỹ năng giao tiếp, cảm thụ nữa đó.
Tham gia các hoạt động tập thể: Tính sáng tạo không chỉ được phát huy trong môi trường cá nhân mà nó còn được phát huy mạnh mẽ trong môi trường tập thể nữa.
Các bậc phụ huynh hãy cho con tham gia các trò chơi tập thể để bé có thể phát huy thêm khả năng giao tiếp và khả năng sáng tạo thông qua các hoạt động đó.
Các hoạt động tập thể giúp trẻ học được rất nhiều điều tốt cho khả năng tư duy
>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh trực tuyến cho bé
Cho phép trẻ được tự chủ động và tự đưa ra quyết định
Cha mẹ hãy giúp bé linh động, tự đưa ra những quyết định của mình. Có thể bắt đầu từ những việc đơn giản như cho bé tự chọn quần áo để mua và mặc mỗi ngày, tự chọn món đồ chơi mà bé thích…
Đến cả những quyết định lớn hơn, có liên quan đến con thì bạn cũng nên hỏi ý kiến của chúng và giúp chúng đưa ra những quyết định đúng đắn.
Hỗ trợ bé đưa ra quyết định có lợi ích hơn rất nhiều khiến trẻ tự tin và quyết đoán hơn so với áp đặt bé khiến bé không dám đưa ra những suy nghĩ hay quyết định nữa.
Quyết định của bé cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc và khả năng suy nghĩ
Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện suy nghĩ và khả năng đặt câu hỏi
Hãy cho trẻ có cơ hội phản biện lại với bạn bằng những điều chúng biết cũng là một trong những cách giúp bé trở nên sáng tạo hơn.
Khuyến khích trẻ tìm nhiều hướng giải quyết khác nhau về một vấn đề hiện hữu. Khi mọi thứ đã được giải quyết thành công, hãy hỏi ngược lại trẻ những cách làm mới hơn.
Để tạo cho trẻ sự phản ứng tự nhiên và có lựa chọn hiệu quả nhất nếu bắt gặp lại tình huống tương tự như vậy, giúp trẻ hiểu rằng mọi điều sẽ còn lặp lại, phải luôn sẵn sàng.
Đồng thời, bố mẹ nên gợi nên sự tò mò cho trẻ để thúc đẩy sự sáng tạo và tìm hiểu của trẻ. Đó là lí do chúng ta thường thấy, ở độ tuổi lên 3 trẻ hay hỏi những câu hỏi “mà sao con thấy…” hoặc “… tại sao vậy mẹ?”.
Vậy các ông bố bà mẹ hãy khuyến khích con mình đặt câu hỏi hoặc bố mẹ đặt câu hỏi để con trả lời nhé, cùng trẻ tìm hiểu những điều bí mật muôn màu xung quanh
Khích lệ bé sáng tạo bằng chính ngôn ngữ của bé
Bố mẹ luôn cần tạo bầu không khí gia đình vui vẻ và thoải mái. Bé có thể đặt ra rất nhiều các câu hỏi ngộ nghĩnh, thậm chí có vẻ buồn cười nhưng bố mẹ không nên cản trở các bé tự do phát triển trí tưởng tượng và đặc biệt là không nên cười nhạo, phê bình các bé nhé.
Tuyệt đối không được dùng suy nghĩ của người lớn để yêu cầu trẻ phải nghe theo. Giai đoạn phát triển của bé là một màu hồng với hàng vạn thứ suy nghĩ đan xen trong trí tưởng tượng của bé, cực kỳ hấp dẫn và đó là giai đoạn cùng bé khám phá ước mơ.
Gia đình vui vẻ giúp trẻ thoải mái và linh động hơn
Bố mẹ có thể tạo ra một số cảnh, một số tình huống để khích lệ bé suy nghĩ đến tình tiết và kết cục khác nhau của câu chuyện đó, sau đó hãy để bé tự kể lại theo suy nghĩ của mình. Hoặc trên nền một câu chuyện nào đó có sẵn, nhưng thử hỏi bé là: “theo con thì câu chuyện sẽ kết thúc như thế nào?“.
Kích thích trí thông minh của trẻ bằng cách tạo cơ hội cho trẻ tham gia các trò chơi giả tưởng
Hầu hết mọi thứ qua trí tưởng tượng của trẻ đều có thể biến thành đồ chơi hay một thứ gì đó.
VD: Một chiếc khăn quàng cổ nhưng để trùm đầu, thanh gỗ nhỏ bé sẽ biến thành cây kiếm thần kỳ bảo vệ công chúa khỏi quái vật, hay những chú thú nhồi bông được biến hóa thành những vật nuôi trong trang trại xuất hiện trong trí tưởng tượng của trẻ và trẻ sẽ biến nó thành thật.
Qua những gì trẻ đã xem, trẻ còn có thể tưởng tượng hơn những gì đã biết
Nếu bố mẹ cho đứa trẻ một thứ gì đó chúng sẽ tạo ra rất nhiều nhân vật khác nhau với những trang phục khác nhau đấy nhé.
Do đó cách tốt nhất là nên để cho con được thỏa sức sáng tạo, nên cho chúng tiếp xúc với thế giới bên ngoài với nhiều người, nhiều hoàn cảnh và sự kiện để trau dồi thêm vốn sống giúp cho bé cũng như có thêm động lực để tưởng tượng nhé.
Như vậy là ngoài việc rèn luyện thể chất và học hỏi thì trí não của các bé cũng rất cần được luyện tập thường xuyên để tăng cường trí thông minh, phát huy khả năng sáng tạo vô hạn. Từ những điều nhỏ nhặt ở trên có thể giúp bé tốt hơn trong học tập và tương lai sau này.
>>> Mời xem thêm: Dấu hiệu nhận biết trẻ có năng khiếu bẩm sinh cha mẹ cần nắm được
Nhiều cha mẹ mong muốn nắm được cách nhận biết trẻ có năng khiếu bẩm sinh gì? Để có thể rèn luyện cho con ngay từ khi còn bé để có thể phát triển tốt hơn…
Thực tế cho thấy một đứa trẻ có năng khiếu về mặt nào đó nếu được phát hiện sớm và được bồi dưỡng đúng cách thì năng khiếu bẩm sinh ở đứa trẻ đó sẽ phát triển rất nhanh.
Có nhiều đứa trẻ ngay từ lúc nhỏ đã có những dấu hiệu tài năng ở một số lĩnh vực nhưng do cha mẹ không để ý thấy, hoặc có thấy nhưng không chú ý bồi dưỡng cho con, nên bé không phát huy được tiềm năng tiềm ẩn của mình.
Vậy làm sao nhận biết trẻ có năng khiếu bẩm sinh gì? Sau đây là một số dấu hiệu chứng tỏ trẻ có năng khiếu ở lĩnh vực nào đó. Ba mẹ chú ý xem con của mình có dấu hiệu nào trong đây không nhé.
Trẻ có năng khiếu âm nhạc
Trẻ từ sau một tháng tuổi đã có khả năng thích thú với các loại âm thanh của các nhạc cụ. Trẻ có thể bị thu hút bởi những âm thanh nhạc, ví dụ như đang khóc nghe tiếng nhạc bé có thể lập tức nín khóc Sau 3 tháng, trẻ biết phát âm 5 nguyên âm: a, i, u, e, o sau khi trên dưới 1 tuổi có thể tập trung tinh thần nghe ca khúc và có thể phản ứng với những ca khúc vui, buồn…
>>>Mời tham khảo: Cách phân biệt Beside và Besides trong tiếng Anh chi tiết nhất
Nhận biết trẻ có năng khiếu bẩm sinh : thể thao, múa
Thường hoạt bát, hiếu động, phản ứng nhanh nhạy, sớm biết lật, biết đứng, biết đi, cơ thể khoẻ mạnh, dẻo dai, linh hoạt hơn so với những đứa trẻ khác cùng lứa tuổi. Đặc biệt khi trẻ có năng khiếu về múa thường có cổ, đùi, cánh tay tương đối dài hơn một chút, hay bắt chước những động tác có tiết tấu.
Nhận biết trẻ có năng khiếu về hội hoạ
Trẻ sẽ sớm hứng thú với màu sắc và tranh ảnh, thường bé có thể chú ý rất lâu vào những đồ chơi có sắc màu khác nhau, có sức quan sát và bắt chước tương đối nhanh. Bé có thể đọc một mẫu truyện và vẽ lại hình ảnh bé thấy tương đối đẹp.
Trẻ có năng khiếu văn học
Trẻ có năng khiếu này rất thích nghe hát ru ngủ, sớm biết nói, phát âm chính xác, tương đối đúng ngữ pháp, trí nhớ tốt hơn hẳn trẻ cùng trang lứa.
Ví dụ: Như là khi ở lớp mẫu giáo hoặc ở nhà, bé nghe cô giáo hoặc cha mẹ kể chuyện tương đối dài nhưng sau đó có thể kể lại tương đối rành mạch, diễn cảm một cách thích thú, say sưa.
Nhận biết trẻ có năng khiểu bẩm sinh về toán học
Thường biểu hiện khi các cháu mới tập nói đã có thể đếm tới hàng trăm không nhầm lẫn, ở tuổi mẫu giáo, chưa biết chữ, có thể tính nhẩm, cộng trừ nhân chia số tự nhiên tới hàng trăm.
Ngoài ra, trước đó, trên dưới một tuổi trẻ đã biết phân biệt sơ đẳng lớn nhỏ, dài ngắn, nhiều ít (có thể cả vài loại màu sắc tương phản rõ rệt như xanh đỏ, đen trắng) đối với đồ chơi hoặc vật thể khác. Đặc biệt, có trẻ chưa biết chữ đã biết chơi cờ vua, chơi ô ăn quan, giải câu đố là một dấu hiệu khá rõ ràng.
Tuy nhiên thì trẻ có năng khiếu về văn học và toán học thì riêng 2 năng khiếu bẩm sinh này thì phải đợi trẻ biết đi, biết nói mới có những biểu hiện cụ thể nhé các bậc phụ huynh.
Tóm lại, năng khiếu bẩm sinh của trẻ là một thứ của cải vô cùng quý báu, cần được các bậc cha mẹ khám phá sớm một cách chính xác và hết sức bồi dưỡng, vun đắp để những tố chất đó phát triển thành những viên ngọc quý sau này.
>>> Có thể bạn quan tâm: cách học tiếng anh trực tuyến hiệu quả
“Nghiện” điện tử ở trẻ luôn là một vấn đề nhức nhối, nóng bỏng, đáng lo ngại ở hầu hết các bậc cha mẹ. Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, việc trẻ sở hữu, tiếp cận điện thoại thông minh, ipad, máy tính thật dễ dàng và chính điều đó vô tình là cầu nối, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến vấn nạn “nghiện” điện tử ở trẻ. Trước vấn đề đó, không phải phụ huynh nào cũng nhận biết được là con mình xuất hiện những biểu hiện để chứng tỏ con đang “nghiện” điện tử và có những cái giải pháp thực sự đúng đắn về vấn nạn đó.
Vậy làm thế nào để con tránh được vấn nạn “nghiện” điện tử? Nhận thấy vấn đề nguy cơ tiềm ẩn làm ảnh hưởng tới tâm lý, hành vi ở trẻ, Pantado tổ chức chương trình hội thảo: “CAI NGHIỆN thiết bị điện tử cho trẻ” giải quyết tất cả những vấn đề “nghiện” điện tử ở trẻ.
📌 Thời gian tổ chức: 8h30 sáng chủ nhật ngày 21/11/2021.
📌 Diễn giả: Chị Phan Hồ Điệp.
📌 Hình thức: Hội thảo trực tuyến qua phần mềm zoom.
📌 Cách tham gia: Ba mẹ vào nhóm “Hội phụ huynh tinh hoa” để nhận được thông chi tiết về buổi hội thảo: https://bom.to/aPCtpQ
📌 Nội dung:
- P1: Có phải bạn cũng chính là một “con nghiện”?
- P2: Vì sao con bạn lại “nghiện” thiết bị điện tử?
- P3: Giải pháp giúp trẻ “cai nghiện” thiết bị điện tử
Hy vọng rằng, chương trình hội thảo: “Cai nghiện thiết bị điện tử cho trẻ” sẽ mang đến cho ba mẹ những kiến thức bổ ích, những giải pháp hiệu quả trong hành trình nuôi dạy con.
Một lần nữa, BTC cảm ơn quý ba mẹ và hẹn gặp lại ba mẹ cùng các con vào 8h30 sáng Chủ nhật tuần này nhé!
👉 Tham gia cộng đồng “Hội phụ huynh tinh hoa” tại: https://bom.to/aPCtpQ
👉 Tìm hiểu thêm thông tin về Hội thảo trực tuyến: “Cai nghiện thiết bị điện tử cho trẻ”:
- Facebook:
1. Con hay ăn vạ
2. Con đòi chơi tiếp khi cha mẹ yêu cầu dừng
3. Lười vệ sinh cá nhân
4. Con không biết cảm ơn, xin lỗi
5. Con lười ăn rau
6. Khi con tranh giành với anh chị
7. Con hay vòi vĩnh
8. Con thiếu độc lập, thiếu chủ động
9. Con không chịu đi ngủ đúng giờ
st...
Lý do duy nhất để giải thích cho hiện tượng này là vì mẹ như một miền êm đềm trong cuộc đời một đứa trẻ. Trẻ em có xu hướng hành động nhiều hơn ở trước mặt cha mẹ chúng, đặc biệt người mẹ.
Không ai muốn phô những cá tính xấu trước mặt người lạ. Mọi người dường như chỉ muốn dành những nghịch ngợm hay phô bày cảm xúc thật với những người thân yêu và gần gũi. Trẻ em cũng như vậy. Vì thế lần tới khi bạn phát hiện con như thiên thần trước mặt người khác, mà lại vô tổ chức trước mình thì câu trả lời là: bởi vì bạn là mẹ của nó.
2. Trẻ cần cha mẹ để tốt hơn
Bộ não của trẻ chưa hoàn thiện nên cần nhiều thời gian để kiểm soát các cơn kích động của mình. Nhất là sau một ngày đi học về, chúng có thể gặp áp lực và những cơn giận dữ dành cho mẹ chỉ là cách để giải tỏa.
Tiến sĩ Heather Wittenberg giải thích rằng trẻ em để dành những gì tốt nhất và tệ nhất cho cha mẹ: "Đó là 'con người thật của chúng' trước cha mẹ. Chúng cần năng lượng để 'trở nên tốt', vì vậy khi về nhà chúng sẽ bộc lộ ra hết. Tin tốt là chúng dành tình yêu, sự ngưỡng mộ và cả sự ngốc nghếch cho chúng ta".
4. Chúng đang đo giới hạn
Tiến sĩ Tovah Klein, tác giả của How Toddlers Thrive , cho biết: "Trẻ em thích ra quyết định của riêng mình. Con cũng đang đánh giá xem chúng có thể và không thể làm gì".
5. Thể hiện sức mạnh
Ví dụ con muốn ăn bữa pizza thứ tư liên tiếp và tức giận tuyên bố: "Con ghét mẹ. Mẹ không bao giờ phục vụ bất cứ thứ gì con thích, con không ăn". Ngay sau đó bạn thấy con vẫn bình thường mà chẳng cần chút thời gian nào để hồi phục cảm xúc, bạn có thể xác định nó đã sử dụng thành công chiến lược thao túng mẹ.
Về mặt phát triển, những đứa trẻ bắt đầu khám phá và thể hiện sức mạnh của chúng là hoàn toàn bình thường. Bạn có thể dễ dàng "trấn áp" tư tưởng này bằng việc xác lập lại sức mạnh của mình. Nhưng kiểu nuôi dạy con cái này có thể có vấn đề về lâu dài. Ở tuổi này con đang lắng nghe bạn và quan tâm đến những gì bạn nói. Đây là giai đoạn quan trọng để dạy con lắng nghe tiếng nói bên trong của chúng và truyền dạy cho con sự tự tin vào bản thân. Khi con lớn lên, con sẽ có kỹ năng tránh được các cám dỗ.
Như vậy là buổi hội thảo chỉ còn cách chúng ta 2 ngày nữa thôi và chắc hẳn ai cũng rất mong chờ đến ngày chủ nhật để cùng được gặp mặt diễn giả Phan Hồ Điệp thân yêu đúng không ạ?
Trong nội dung của buổi hội thảo có mục hỏi và đáp nên quý ba mẹ hãy để lại câu hỏi trong form này nhé! BTC sẽ chọn ra 5 câu hỏi hay nhất, nóng bỏng nhất và có tính thời sự nhất để được đưa ra bàn luận trong buổi hội thảo “Giáo dục giới tính sớm cho trẻ - Phòng ngừa nguy cơ xâm hại tình dục”.
👉 Form để lại câu hỏi cho buổi hội thảo: https://forms.gle/zkkFEJbfRvXjHive9
Ngoài ra, ba mẹ đừng quên để lại con số may mắn trên bài đăng cá nhân của chị Phan Hồ Điệp để sau buổi hội thảo chúng ta cũng đến phần “Quay số trúng thưởng” và chọn ra 20 khán giả có con số may mắn được xướng tên nhận phần quà từ chị Phan Hồ Điệp là bộ sách “Giáo dục giới tính cho con” ba mẹ nhé.
👉 Link bài chị Điệp để ba mẹ bình luận con số may mắn: https://bom.to/jwETju
👉 Tham gia cộng đồng “Hội phụ huynh tinh hoa” tại: https://bom.to/aPCtpQ
👉 Tìm hiểu thêm thông tin về Hội thảo trực tuyến: Giáo dục giới tính sớm cho trẻ - Phòng ngừa nguy cơ xâm hại tình dục: https://bom.to/rrQo13
~Pantado~
#Pantado #Pantado5nam #donghanh #tuonglaiViet #sinhnhat5tuoi #Pantadofiveyears #lophocmienphiPantado #lophocmienphi #superkid #superkid #moonlight #hoccungconyeu