Rèn kỹ năng sống cho con

Hãy rèn cho trẻ thói quen trách nhiệm với những việc chúng gây ra
Một ngày nọ, người con trai hai tuổi của tôi u đầu vì hậu đậu mà đâm vào bàn. Nó khóc ầm ĩ một hồi lâu. Tôi đã ra khỏi phòng và bước tới cạnh bàn, lớn tiếng hỏi:
- Này! Bàn, ai làm bạn bị thương và khóc nhiều quá vậy?
Nó ngừng khóc và nhìn tôi với những giọt nước mắt trên mặt. Tôi vuốt ve cái bàn và hỏi:
- Ai làm bạn đau thế?
Con trai nhìn tôi: “Ôi, là con đó bố“.
Tôi nói: “Thế con xin lỗi cái bàn chưa?“.
Nó nói: “Mình xin lỗi“, và cúi chào cái bàn.
Kể từ đó, nó đã học được cách chịu trách nhiệm.
 
 
 
Khi gặp phải tình huống tương tự như thế hầu hết các bà mẹ sẽ lại dỗ dành con và “đánh chừa” những cái mà làm con bị đau, dẫu biết cha mẹ nào mà chả thương con, nhưng hãy giải thích về việc chúng làm là đúng hay sai giúp trẻ nhìn nhận ra vấn đề. Và cứ vài lần như thế, ta vô tình tạo lên những thói quen trốn tránh những việc mà chúng gây ra.
 
Với câu chuyện trên có thể sẽ có nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, việc để trẻ chịu trách nhiệm cho hành vi của mình là điều cần thiết để xây dựng lòng khiêm nhường, tôn trọng mình và tôn trọng người khác. Đồng thời, nó còn giúp mọi đứa trẻ trở nên dũng cảm hơn khi chúng biết đối diện với chính những nhược điểm của mình. Thành thật với bản thân và ngưng đổ lỗi sẽ khiến trẻ có nhiều niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.
Điều tuyệt vời nhất là khi ba mẹ dạy con biết yêu thương
Yêu thương bản thân và những người xung quanh là điều ha mẹ luôn mong muốn con cái chủ động. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng có khả năng thiên bẩm để có lòng trắc ẩn với thế giới xung quanh đo đó sự dạy dỗ, định hướng của cha mẹ đóng một vai trò rất quan trọng. Những phương pháp dưới đây em hy vọng sẽ giúp cho ba mẹ có thêm được phần nào những kinh nghiệm, bài học, quý báu về nuôi dạy con thành tài:

Bố mẹ hãy tạo nên một môi trường luôn được yêu thương cho trẻ

Hiệu quả nhất để một đứa trẻ cảm nhận được khái niệm trừu tượng như yêu thương là để trẻ được sống trong môi trường tràn ngập yêu thương thường xuyên. Việc thể hiện tình yêu thương với trẻ chỉ đơn giản là lắng nghe trẻ nói, cùng thực hiện một hoạt động chung, tôn trọng những hậu quả trẻ gây ra và kiên nhẫn cho trẻ cơ hội thay đổi… Từ những hành động nhỏ như vậy trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu thương, ghi nhớ và sao chép lại để gửi yêu thương đến người khác.
Bố mẹ phải là gương cho trẻ noi theo
Đối với các bé, bố mẹ là những người thầy đầu tiên và lĩnh hội nhiều nhất, có thể nói gần như trẻ chính là bản sao của cha mẹ. Do đó cha mẹ hãy thể hiện sự kính trọng, tình yêu thương đối với ông bà, hãy chia sẻ khó khăn với những người có hoàn cảnh cơ nhỡ, thiếu thốn, đồng thời giúp đỡ những người gặp phải tình huống bất trắc… Đôi khi chỉ bằng những hành động nhỏ như vậy trẻ sẽ ghi nhớ, bắt chước và tái hiện lại ở hoàn cảnh khác.

Dạy bé yêu thương con người từ câu chuyện, bài hát

Không phải ngẫu nhiên mà những lời ru, những câu truyện cổ tích, truyện dân gian được lưu truyền từ xưa đến nay. Trong mỗi câu chuyện sẽ có những nhân vật thiện và ác, hành động đúng và sai… Cha mẹ hãy để cho trẻ tiếp cận với một số những câu chuyện kinh điển như Tấm Cám, Cây Khế, Tích Chu, Sự tích cây Vú Sữa… Khi kể chuyện hãy đặt câu hỏi cho con như: con thấy nhân vật ấy hành động như thế nào? Nếu là con thì con sẽ làm gì?... Đồng thời có câu nói chốt về nhân vật/hành động đó là đúng hay sai, tác dụng/tác hại của hành động đó như thế nào...để bồi đắp cho trẻ.
Dạy trẻ cách thể hiện tình yêu thương thường xuyên.
 
Nếu cha mẹ chỉ luôn nhắc trẻ phải biết yêu thương bản thân và người xung quanh sẽ rất khó để trẻ thể hiện bằng hành động. Cha mẹ hãy chỉ rõ những hành động thể hiện sự yêu thương như biết kính trọng người lớn tuổi, biết nhường nhịn cho em nhỏ, biết sẻ chia với bạn bè, biết giúp đỡ người gặp khó khăn, biết quan tâm, hỏi han người khác khi ốm đau, mệt nhọc,… Ngay cả việc bé luôn biết nghe lời, chăm ngoan, học giỏi cũng chính là biểu hiện của việc bé biết yêu thương bản thân, yêu thương gia đình.

Dạy bé cách yêu thương con người từ những tấm gương sáng

Cha mẹ hãy chỉ cho bé những câu chuyện thú vị về yêu thương con người trong các bài báo, bản tin mà cha mẹ đọc được. Hãy nói với bé về những tấm gương, số phận không may mắn nhưng lại nỗ lực, cống hiến cho xã hội, và những gì họ đã làm, kết quả ra sao, họ được xã hội trân trọng, yêu mến, giúp đỡ như thế nào để bé có thể biết cách tự nhủ mình phải cố gắng hơn, nỗ lực hơn, biết yêu thương con người hơn, biết sống vì người khác.

Luôn khen ngợi khi bé có hành động đúng

Một khi bé biết yêu thương, quan tâm người khác dù chỉ với một hành động nhỏ như chia sẻ đồ chơi, thức ăn với bạn, lễ phép chào hỏi người lớn, hỏi han bố mẹ đi làm có mệt không,… cha mẹ cần phải khen ngợi trẻ ngay và nói cho chúng hiểu những hành động đó chính là yêu thương con người để trẻ nhớ và tạo nên thói quen tốt. Khi được khen ngợi, ghi nhận trẻ sẽ cảm thấy rất vui và sẵn sàng lặp đi lặp lại hành động tốt đẹp ấy.
"5 PHÚT THỦ THỈ": CÁCH BỐ MẸ NHẬT "MƯA DẦM THẤM LÂU" TẠO NÊN MỘT ĐỨA TRẺ TỐT
Buổi tối, trước khi con đi ngủ là một thời điểm tuyệt vời để các bà mẹ, các ông bố thể hiện tình cảm với con, đặc biệt khi bạn đã xa con cả một ngày dài. Ở Nhật có nhiều ông bố bận rộn đi làm về muộn nhưng vẫn cố gắng dành thời gian buổi tối nằm ru con ngủ, đọc truyện cho con nghe, thì thầm với con những lời yêu thương hay kể chuyện, kể về ước mơ của mình cho con nghe.
Theo nghiên cứu khoa học, lúc trẻ chập chờn vào giấc ngủ, mọi thông tin trẻ nghe sẽ được lưu giữ hoàn toàn vô thức vào não bộ. Vì vậy, khi một đứa trẻ tiếp nhận những lời thủ thỉ lúc chúng vừa ngủ, những lời thủ thỉ này có thể êm ái đi vào tiềm thức của con. Các nhà giáo dục nổi tiếng của Nhật Bản như Shichida, Ibukai Masaru khuyên rằng cha mẹ hãy ru ngủ cho con bằng bài hát, đọc ehon, trò chuyện hay nói về những gì mình muốn khuyên con... sẽ có hiệu quả rất lớn.Mục đích của phương pháp này là dùng những lời lẽ yêu thương, những mong muốn tích cực bạn dành cho con, giúp điều chỉnh những nét tính cách không tốt ở con, đồng thời giúp cải thiện chức năng não bộ của con và cải thiện trí nhớ; thay đổi đứa trẻ nổi loạn thành đứa trẻ biết vâng lời, biến đứa trẻ thiếu tự tin thành đứa trẻ tự tin đầy nhiệt huyết.
Các bước mà bố mẹ cần thực hiện trong phương pháp này:
1. Thủ thỉ chính
[Tên của bé], bố/mẹ biết hiện giờ con đang ngủ rất ngon, nhưng một phần trong não con vẫn còn thức và lắng nghe những điều bố/mẹ đang nói với con. Và con sẽ nhớ tất cả mọi điều bố/mẹ nói.
2. Thủ thỉ về tình yêu thương
[Tên của bé], bố/mẹ thương con nhiều lắm. Con là một đứa trẻ rất ngoan.
Bởi vì con lúc nào cũng vui vẻ và lễ phép, bố/mẹ thương con rất nhiều.
3. Thủ thỉ về mối liên hệ giữa bố/mẹ và con
Bố/mẹ lúc nào cũng ở bên con nên con sẽ không bao giờ phải cảm thấy cô đơn và lo lắng điều gì hết.
4. Thủ thỉ về sự thay đổi mà bạn mong muốn ở con:
[Tên của bé], con là một thiên tài... Con sẽ có thể tự thay đổi…
5. Cuối cùng, hãy kết luận bằng nêu ra những lợi ích khi con tự thay đổi và nghe lời.
Ví dụ: Một người mẹ mong muốn con của mình sẽ ngoan ngoãn tự giác ngủ trưa. Thực hiện theo các bước của phương pháp trên, mỗi tối trong vòng 5 phút sau khi con vừa ngủ, mẹ sẽ nhẹ nhàng thì thầm vào tai của con mình:
“Su, con yêu của mẹ, con đã ngủ say chưa? Mẹ biết hiện giờ con đang ngủ rất ngon, nhưng một phần trong não con vẫn còn thức và lắng nghe những điều mẹ đang nói. Su là một đứa trẻ luôn vui vẻ, biết vâng lời, là một đứa trẻ ngoan nên bố và mẹ và tất cả mọi người đều rất yêu thương con. Mẹ tự hào về con, con gái yêu ạ. Bố mẹ lúc nào cũng ở bên con nên con sẽ không bao giờ phải cảm thấy cô đơn và lo lắng điều gì hết. Su à, con là một thiên tài nên mẹ tin con có thể tự thay đổi thói quen ngủ của chính con. Con sẽ cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn trưa. Khi điều đó xảy ra, con hãy tự vào giường ngay lập tức và con sẽ ngủ rất ngon. Con sẽ thích ngủ trưa rất nhiều, mẹ chắc chắn đấy. Con sẽ cảm thấy thật thoải mái và tốt hơn khi con có một giấc ngủ trưa thật ngon đấy. Con hãy ngủ thật ngoan con nhé.”
Có một số ghi nhớ mà bố mẹ nên nằm lòng khi thực hiện phương pháp này. Trước hết, việc gì cũng cần thời gian, không thể nào ngày một ngày hai mà hiệu quả ngay được, bố mẹ cần kiên nhẫn làm theo đúng các bước trên một cách đều đặn và liên tục (mỗi đêm). Nên nhớ không nói nhiều hơn 4 lời thủ thỉ mỗi lần và mỗi lời thủ thỉ phải hợp lý, thực tế. Hãy kiên nhẫn và điều kì diệu sẽ xảy ra.
DẠY CON THÀNH TÀI NHỜ PHƯƠNG PHÁP STEM
Bật mí phương pháp giúp con giỏi tiếng Anh kiểu “Nhà nghèo” 
  •  S - Kỹ năng khoa học: Xây dựng khả năng liên kết những định luật, khái niệm, nguyên lý và cả những cơ sở lý thuyết trong công cuộc giáo dục khoa học – công nghệ để thực hành và giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
  •  T - Kỹ năng công nghệ: Mang đến khả năng sử dụng, quản lý, sự nhận thức về công nghệ từ những vật dụng đơn giản hàng ngày như bút chì, bút màu đến những vật dụng phức tạp hơn. Cho trẻ hiểu theo hướng tất cả các thay đổi của thế giới tự nhiên đều phục vụ các hoạt động của con người đều được coi là công nghệ.

  •  E - Kỹ năng kỹ thuật: Giúp trẻ hình thành các khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn trong đời sống, hiểu được quy trình sản xuất ra một đối tượng cụ thể.
  •  M - Kỹ năng toán học: Trẻ hình thành kỹ năng toán học từ sớm sẽ có các ý tưởng chính xác, áp dụng hiệu quả các khái niệm, kỹ năng toán học vào cuộc sống hàng ngày. Giáo dục STEM giúp trẻ hình thành sớm các kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, kỹ năng cộng tác, kỹ năng giao tiếp…
 Và đặc biệt sự phát triển của phương pháp STEM kết hợp với Art mang đến một chiến lược giáo dục cải tiến hiệu quả cao cho lĩnh vực giáo dục. Thông qua hình thức tích hợp với nghệ thuật, trẻ sẽ dễ dàng khám phá ra các giai đoạn khác nhau của vấn đề. STEM thực sự là 1 nền giáo dục hiệu quả cho trẻ trong giai đoạn 4.0 hiện nay.
 
“STEM còn hơn là một môn học, hay một bảng tuần hoàn hóa học. Đó là một cách tiếp cận, một cách hiểu và khám phá thế giới để từ đó thay đổi nó” – Obama.
NUÔI DẠY CON THÔNG MINH VỚI PHƯƠNG PHÁP SHICHIDA
Phương pháp Shichida Là một trong những phương pháp giáo dục sớm được ưa chuộng tại Nhật Bản, phương pháp Shichida hiện được rất nhiều bố mẹ Việt quan tâm và tìm hiểu. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng nắm rõ phương pháp này và áp dụng hiệu quả. Vậy áp dụng phương pháp này như thế nào?
 
Phương pháp giáo dục Shichida nhấn mạnh vai trò của việc giáo dục trẻ trong 6 năm đầu đời. Nhờ vào những hiệu quả rõ rệt khi được áp dụng, phương pháp Shichida hiện đang được áp dụng trên 14 quốc gia và hơn 1 triệu trẻ em trên thế giới đang được rèn luyện theo phương pháp này.
 

 

Vậy phương pháp Shichida có lợi ích gì khi áp dụng cho trẻ nhỏ?

Phương pháp giáo dục Shichida hướng đến một sự phát triển toàn diện của trẻ. Bố mẹ lựa chọn phương pháp này sẽ được cung cấp một loạt các bài học giúp trẻ phát triển về mọi mặt từ trí óc, tinh thần đến thể chất, trong đó, đặc biệt chú ý đến sự phát triển trí não của trẻ.

 

Những lợi ích mà phương pháp Shichida đem đến:

1. Phát triển trí não: Phương pháp Shichida tập trung vào việc phát triển cân bằng hai bán cầu não vì cả hai đều có vai trò quan trọng như nhau. Nếu bán cầu trái giúp trẻ phát triển tư duy logic thì bán cầu phát giúp trẻ phát triển các tư duy liên quan đến cảm xúc. Vì vậy, việc giúp trẻ cân bằng được cả hai bán cầu não giúp trẻ có kiến thức rộng mở, khả năng xử lý linh hoạt, tăng cường khả năng tiếp thu thông tin cũng như yêu thích việc học.
 
2. Giáo dục tinh thần: Bố mẹ sẽ dạy trẻ các bài học liên quan đạo đức và tình người. Từ đó, giúp trẻ có ý thức đạo đức từ sớm.

3. Giáo dục thể chất: Không chỉ quan tâm đến việc phát triển não bộ, phương pháp Shichida còn quan tâm đến việc phát triển thể chất cho trẻ nữa. Bố mẹ sẽ được cung cấp một số bài tập để thực hành ở nhà cho trẻ hằng ngày.
 
4. Giáo dục dinh dưỡng: Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, giúp trẻ phát triển lành và toàn diện nhưng dinh dưỡng vẫn bị nhiều phương pháp giáo dục sớm khác bỏ qua. Đó cũng là điểm khác biệt của phương pháp giáo dục sớm Shichida.
 
 
Trên đây là phương pháp dạy trẻ thông minh sớm Shichida. Ba mẹ có thể tải về và áp dụng phương pháp cho bé nhà mình. Chúc các mẹ thành công!
Một số biện pháp phòng chống dịch cho trẻ, cùng con vượt qua dịch covid

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu và tại Việt Nam, một số tỉnh, thành phố đã ghi nhận các chùm ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng. Vậy làm thế nào để có những biện pháp phòng chống dịch an toàn hiệu quả nhất cho các con? Ba mẹ tham khảo một vài những biện pháp dưới đây nhé!



1. Rửa tay

- Thường xuyên với nước và xà phòng trong ít nhất 20 giây. Nếu không có sẵn nước và xà phòng, hãy bảo đảm trẻ sử dụng dung dịch sát trùng tay có tối thiểu 60% cồn. Dạy trẻ cách xoa dung dịch sát trùng tay khắp bàn tay rồi chà hai bàn tay với nhau cho đến khi khô. Nếu trẻ dưới 6 tuổi, hãy giám sát khi trẻ sử dụng dung dịch sát trùng tay.

- Luyện tập cho trẻ cách ho và hắt hơi đúng cách bằng cách che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, vứt khăn giấy vào thùng rác gần nhất, và rửa tay sau khi vứt.

  1. Tránh tiếp xúc gần

Đối với những người không sống cùng trẻ và những người bị bệnh bảo đảm trẻ cách họ tối thiểu 2 mét (ví dụ như ho và hắt hơi).

  1. Hạn chế thời gian chơi với trẻ khác, người lớn khác bên ngoài nhà trẻ hay trường học để giảm thiểu nguy cơ và khuyến khích kết nối với trẻ khác qua mạng.
  2. Đeo khẩu trang cho trẻ khi ở nơi công cộng và khi ở gần những người mà trẻ không sống cùng.
  3. Vệ sinh và khử trùng

Vệ sinh bằng chất lau rửa dùng trong nhà có chứa xà phòng hoặc thuốc tẩy giúp làm giảm mầm bệnh trên bề mặt và giảm nguy cơ lây nhiễm từ bề mặt.

       6.Liên hệ với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (111) để tổ chức tham vấn, tập huấn trực tuyến dành cho học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh tại các điểm cách ly tập trung và các cơ sở giáo dục có học sinh cách ly tại gia đình về những nội dung như: An toàn cho trẻ em; chăm sóc, ổn định tâm lý, phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý những sang chấn tâm lý của trẻ em trong bối cảnh cách ly; giải quyết tình huống khẩn cấp về bảo vệ trẻ em.

Ba mẹ hướng dẫn trẻ thực hiện thông điệp 5k của bộ y tế:

1 – KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.

2 – KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.

3 – KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

4 – KHÔNG TỤ TẬP đông người.

5 – KHAI BÁO Y TẾ: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI;

Cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.xn--vn-rma2251a/ để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được giúp đỡ.

>> Có thể bạn quan tâm: Làm sao để cho con hạn chế xem ipad và smartphone?

 

LÀM SAO ĐỂ HẠN CHẾ CON XEM IPAD và SMARTPHONE?

Hôm nay mình đi hiệu sách, tìm các đầu sách hay cho các bạn nhỏ. Tự dưng mình thấy có bộ tô tượng hay hay, có sẵn bảng màu nước, khay pha màu. Chợt nhớ tới con gái ở nhà. Mình chọn luôn 1 bộ cho con. Ngắm con gái tô màu, chợt mình nghĩ tới niềm trăn trở của các ông bố bà mẹ ngày hè, làm sao để con không xem điện thoại và ipad quá nhiều? Mình suy luận được mấy điều:

1. Tại sao trẻ con lại thích xem ipad và điện thoại đến vậy? Bởi smartphone quá hấp dẫn, chứa nhiều thứ hấp dẫn! Đến cả người lớn chúng ta, rất nhiều người cũng nghiện lượt FB, nghiện game online... Thì trẻ em thích dùng smartphone cũng là điều dễ hiểu. Không có lí do gì để trách con cả.

2. Về thời lượng con dùng smartphone? Mình nghĩ thời lượng hoàn toàn do người lớn quy định. Nếu không muốn con dùng nhiều, cứ tắt wifi máy hay wifi của nhà đi cũng được! Và smartphone cũng không cần download game offline làm gì cả. Trẻ con có nhiều hoạt động bổ ích hơn để làm mà. Tốt nhất là, thời gian con được dùng smartphone trong ngày không quá 20 phút. Và thời gian các con dùng, người lớn cần có mặt để luôn kiểm soát từ xa những chương trình con xem. Nếu để con thấy chúng ta kiểm soát quá chặt cũng không tốt. Chúng sẽ có tâm lí xem giấu diếm những gì chúng thích mà ta không thích Nên mình cứ kiểm soát từ xa và giả vờ như không kiểm soát thì tốt hơn

3. Về những chương trình con được phép xem Mình thấy có rất nhiều app học hay, hoặc chương trình hoạt hình kĩ năng sống rất bổ ích mà các con có thể vừa xem vừa học. Hãy cho con xem những chương trình bổ ích, đừng để con tự do xem mấy chương trình vô bổ, mình không lường được hết những tác hại của nó với con đâu.

>>Mời xem thêm: Trung tâm anh ngữ Pantado luôn đi đầu trong việc dạy và học

4. Làm sao để con thích các hoạt động mình đưa ra, thay vì xem smartphone? Mình hãy tìm cách tiếp cận để con thấy hoạt động của mình vui và lí thú không kém gì những thứ mà con xem trên điện thoại. Thay bằng “Con lấy sách ra luyện đọc ngay cho mẹ” - Hãy khuyến khích con đọc những cuốn truyện ngắn, phù hợp lứa tuổi, vừa rèn được kĩ năng đọc, vừa học được những bài học bổ ích. Thay bằng “Con hãy tô màu ngay cho mẹ” - Có thể cho con tô một bức tranh, sau đó tìm cách treo bức tranh đó ở góc học tập của con, hoặc cho con tô tượng, và trưng bày đâu đó trong nhà. Trẻ con luôn thích tác phẩm của chúng được trưng bày

Thay bằng “Con học thuộc các phép tính này ngay đi” - Hãy cùng con chơi một trò chơi bốc thăm, với các mảnh giấy ghi phép tính. Ai bốc thăm được phép tính nào, phải trả lời đúng để được tính điểm... Cuối cùng xem ai chiến thắng.

Hãy dành thời gian để tiếp cận với con như một người bạn. Và đừng quên mỗi đứa trẻ có nhu cầu vận động khác nhau. Bên cạnh hoạt động tư duy, con cũng cần hoạt động thể chất, như nhảy dây, đạp xe, trượt patin, đá cầu... Mấy cái môn ngày xưa hồi bé mình hay chơi ngoài ngõ với mấy bạn hàng xóm ý

Mình thấy nó thực sự vui và lành mạnh! Mình còn phát hiện ra, trẻ con khi không có đồ chơi gì, chúng có thể tự chơi trò sắm vai, đóng làm anh - em, mẹ - con, cô giáo - học sinh.... Ôi nhiều vai lắm mà người lớn không bao giờ nghĩ ra nổi. Tác dụng những trò này là tăng kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, xử lí tình huống... Nên bố mẹ cứ mạnh dạn cho con tránh xa smartphone - là lựa chọn hoàn toàn đúng đắn! Mình thấy các bạn lớp 1 cận thị nhiều lắm rồi

Bố mẹ hãy lưu tâm vấn đề này nhé!

À còn một điều vô cùng quan trọng nữa! Người lớn luôn là tấm gương của trẻ. Để con hạn chế dùng smartphone, người lớn cũng cần hạn chế tối đa việc dùng smartphone để lướt web, FB hay game online trước mặt con nhé. Chỉ dùng cho công việc hoặc việc thực sự cần thiết! Bao nhiêu bố mẹ đủ quyết tâm làm được điều này nào?

Chúc các con có một mùa hè lành mạnh, tuyệt vời!

>>Xem thêm: BA MẸ LÀM Gì ĐỂ XỬ LÝ KHI CON “THÔNG MINH GIẢ”

BA MẸ LÀM Gì ĐỂ XỬ LÝ KHI CON “THÔNG MINH GIẢ”
Thông minh giả” là sự lanh lẹ, sử dụng mẹo vặt nhất thời, các hành động không thể hiện ở chiều sâu hiểu biết, tư duy, về lâu dài không đem lại nền tảng tốt cho bé. Hay từ dân gian còn gọi là “Khôn lỏi”

Dấu hiệu Thông minh giả - Khôn lỏi:

- Con luôn có lý do để không làm một công việc nào đó như học bài, dọn đồ chơi.
- Đôi lúc con thường biện cho lỗi lầm hoặc tệ hơn là lí sự cùn với người đối diện.
- Thường xuyên đùn đẩy để tránh trách nhiệm của bản thân.
- Con đề cao lợi ích của mình như chỉ muốn giữ riêng đồ chơi đồ ăn nhưng tìm mọi cách để chơi hoặc ăn đồ của bạn
- Đôi khi con có hành động ăn hiếp những bạn yếu kém hơn mình.
- Lấy lòng, nịnh nọt những bạn, thầy cô hoặc người đem lại lợi ích cho mình
- Luôn cho mình là đúng, tỏ ra hiểu biết.

Biểu hiện thông minh thật sự ở trẻ:

- Trẻ biết đặt nhiều câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề đang thắc mắc như tại sao, nếu con…thì sẽ như thế nào ạ?...
- Trẻ có trí tưởng tượng phong phú trên hình ảnh hoặc câu chuyện nền tảng.
- Trẻ biết cách bảo vệ bản thân để không bị bắt nạt.
- Trẻ biết khen ngợi, ngưỡng mộ người khác thật lòng, lấy những điểm tốt của người khác để tích lũy kinh nghiệm cho mình và hoàn thiện.
- Trẻ không giấu dốt, thường sẽ đặt câu hỏi ngay khi chưa hiểu vấn đề.

Vậy cần làm gì khi con “thông minh giả”?

Khi con lý sự cùn, đùn đẩy trách nhiệm.
Ba mẹ cố gắng không cười, hỏi xác nhận lại sự việc, và phớt lờ các lý do con đưa ra. Chẳng hạn “Có phải Bống vừa làm đổ cốc nước ra sàn không, đưa tay/chân mẹ xem nào” và phớt lờ đi việc con nói tại cái ghế vướng đường, tại con muốn đi nhanh tới chỗ mẹ… Về sau khi có mặt con, cũng không đem chuyện này ra kể vui cho mọi người nghe, làm con lầm tưởng điều đó là hay.
Khi con ích kỷ không muốn chia sẻ, nhưng lại luôn tìm cách dùng đồ của bạn bè.
Hãy hỏi con, nếu con bị đối xử như vậy, con sẽ buồn chứ? Nếu bé tự tin trả lời: “Con không bao giờ bị các bạn tranh đồ cả, chỉ có bạn đó ngốc mới bị thôi”. Bạn hãy tỏ vẻ ngạc nhiên: “Ồ, ra vậy, mẹ thì hay chia sẻ đồ ăn với các cô chú khác lắm, nhưng cô chú không nghĩ mẹ ngốc, mà còn chia lại cho mẹ đồ ăn. Nếu cô chú nghĩ mẹ ngốc thì mẹ sẽ rất buồn và sẽ ước rằng đừng ai đối xử với mẹ như vậy”. Cha mẹ cố gắng đừng phê phán bé, hãy để bé tự cảm nhận việc làm của mình bằng một câu chuyện tương tự.
Khi thấy con lấy lòng, nịnh những người mang lại lợi ích cho con.
Hãy hỏi con: “Con rất thích bạn ấy à, kể mẹ nghe về bạn ấy đi”. Sau khi con kể xong “Ồ, nghe có vẻ bạn ấy rất hay cho con quà vặt. Thế con có cho bạn ấy món gì của con chưa?”. Có thể bé sẽ nói: “Không, con không có gì để cho, mà bạn ấy cũng không cần”. Lúc này hãy giảng giải với con: “Con rất nhiều tài vặt biết kể chuyện, hát hay, múa giỏi... hãy dạy bạn cùng biết thay vì chỉ khen bạn vì khen nghe xong là biến mất. Con đâu có thua kém gì bạn, không cần xin bạn điều gì, đúng không con?”
Cách đối phó với các mánh khóe của bé.
Ví dụ bé không muốn ngủ trưa nên tới giờ thì quấn lấy ông bà, bảo con thương, con muốn chơi với ông bà hoặc giả ốm để khỏi đi học. Ở trường hợp này này thì đừng vội lật tẩy bé, bé cảm thấy xấu hổ, sẽ càng cứng đầu tỏ ra oan ức thì khó trị hơn. Hãy hỏi lại “Con rất thích đi học nhưng vì đau bụng mà con không đi được thôi phải ko?” – Tất nhiên bé sẽ Dạ – “Nếu thích như vậy thì sau khi con khỏe, mẹ sẽ chở con lên nhà cô giáo học lại bài hôm nay bù vô nhé. Mỗi ngày cũng sẽ đăng kí cho con học thêm ở nhà cô”. Lúc này bé sẽ mếu máo không biết làm sao, bạn hãy gợi ý bé nói thật “Nếu con không muốn đi học, con cứ nói với mẹ nhé. Mẹ và con sẽ cùng thương lượng. Có thể con sẽ ở nhà tự học 1 hôm thay vì đến lớp, con nhé. Nếu đau bụng rồi thì phải nằm mãi trên giường, cũng không được chơi đồ chơi rồi, mẹ cũng có thể đưa con đi bác sĩ để kiểm tra xem con có bị sao hay không nữa”… Hãy để con tự nhận ra bài học bằng sự góp ý nhẹ nhàng, tránh làm bé xấu hổ hay suy nghĩ tiêu cực.
Đôi khi với sự phản ứng nhanh của bé là tín hiệu đáng vui, nhưng ba mẹ hãy quan sát và chú ý để bé thật sự thông minh linh hoạt thay vì thông minh giả. Và để con không lặp lại việc đó, hãy là người gương mẫu cho bé noi theo ba mẹ nhé.
Nguồn: TK