Cách chia động từ trong tiếng Anh chi tiết đầy đủ nhất

Cách chia động từ trong tiếng Anh chi tiết đầy đủ nhất

Khi bắt đầu học tiếng Anh chúng ta thường bắt đầu từ việc học cách chia động từ. Bởi có nhiều cách chia động từ khác nhau ví dụ như chia động từ theo thì hay chia dạng của động từ theo sau một số động từ khác. Hãy cùng Pantado.edu.vn tìm hiểu nhé!

Trước khi học về cách chia động từ chúng ta cùng tìm hiểu đôi chút về động từ nhé. 

Tổng quan về động từ 

Định nghĩa động từ là gì? 

Động từ là từ được dùng để diễn tả hành động, trạng thái của con người, con vật, sự việc

Example:

  • My sister is drawing a picture. (Em gái tôi đang vẽ một bức tranh) 

Trong ví dụ trên, draw đóng vai trò là động từ trong câu, draw được chia ở dạng V-ing nên chuyển thành drawing

  • I studied English last week. (Tôi học Tiếng Anh)

Ở ví dụ tiếp theo động từ trong câu là study và được chia ở dạng quá khứ nên chuyển thành studied

Vậy động từ đứng ở vị trí nào trong câu, chúng ta cùng xem vị trí của động từ nhé. 

Vị trí của động từ trong tiếng Anh

Thông thường động từ trong câu luôn đứng đằng sau chủ ngữ theo cấu trúc:

S (chủ ngữ) + V (động từ) + O (tân ngữ)

Example:

  • Everyday, my mom cooks the dinner. (Mỗi ngày mẹ tôi nấu bữa tối) 

Đây là cấu trúc câu ở dạng thông thường sử dụng động từ thường và vị trí của động từ là đứng sau chủ ngữ và đứng trước tân ngữ. 

Để biết cách chia động từ đúng nhất thì chúng ta cũng cần tìm hiểu về cách phân loại các động từ như thế nào. 

>>> Có thể bạn quan tâm: web học tiếng anh giao tiếp trực tuyến miễn phí

Phân loại động từ trong Tiếng Anh 

Nội động từ 

Định nghĩa: Nội động từ (Intransitive verb) là động từ diễn tả các hành động mà không cần đến đối tượng cũng đã đủ nghĩa. 

Lưu ý: Nội động từ có thể được nhận biết bằng cách nó không cần tân ngữ đi theo sau. Vì vậy trong câu sử dụng nội động từ thì câu đó sẽ không có dạng bị động. 

Example:

  • He walked across the fields (Anh ấy đi bộ dọc theo cánh đồng)
  • Nobody knew where the old man lived (Không ai biết người đàn ông lớn tuổi sống ở đâu) 

Trong hai trường hợp trên walk và know được chia ở dạng quá khứ và chúng là những nội động từ, khi sử dụng những động từ này không cần đối tượng khác thì câu vẫn đủ nghĩa. 

Ngoại động từ 

Định nghĩa: Ngoại động từ (Transitive verb) là động từ diễn tả một hành động có liên hệ mật thiết với người hay vật nào khác mà hành động ấy nhắm vào, được gọi là đối tượng. 

Nói một cách dễ hiểu thì ngoại động từ luôn cần một tân ngữ đi theo sau nó. 

Example:

  • The referee blows his whistle ( Trọng tài thổi còi)

Trong câu này, blow là ngoại động từ và bắt buộc phải có tân ngữ tức là his whistle thì câu mới có nghĩa. 

Ngoại động từ lại có hai loại tân ngữ là tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp. 

Example: 

My friend, John, has just sent me a postcard (Bạn của tôi, John vừa mới gửi cho tôi một tấm bưu thiếp) 

Trong câu này có hai tân ngữ:

  • tân ngữ trực tiếp: a postcard
  • tân ngữ gián tiếp: me 

Động từ liên kết 

Động từ liên kết (Linking verb) là những động từ không diễn tả được một ý nghĩa rõ rệt và cần phải có những từ khác bổ túc nghĩa cho nó. 

Example: 

  • My father is a doctor

Is ở đây là một động từ tobe và là một động từ liên kết, nó sẽ không có ý nghĩa gì nếu đứng một mình. 

Một số động từ liên kết thường được sử dụng như: 

  1. To be: thì, là, ở
  2. To become: trở thành
  3. To turn: đâm ra, hóa ra
  4. To seem: dường như
  5. To appear: có vẻ như 
  6. To look: trông như 
  7. To feel: cảm thấy 
  8. To sound: nghe như 

Các từ làm bổ ngữ cho động từ liên kết có thể là một danh từ hoặc một tính từ.

Example: 

  • The cold is becoming intense (adj) (Cái lạnh đang trở nên dữ dội)
  • She has turned dressmaker (noun) (Cô ấy đã trở thành thợ may)

 

Động từ thường và động từ đặc biệt

  • Động từ thường

Là động từ được tạo ra bởi hành động của con người hoặc con vật. Ví dụ như những hành động được diễn ra bởi tay, chân, mắt, mũi, miệng,… là những động từ thường. 

Một số động từ thường là: see, look, watch, run, walk, wave,… 

  • Động từ đặc biệt 

Trong động từ đặc biệt chúng ta có thể phân ra làm ba loại như sau: 

  • Động từ tobe: là các động từ như am, is, are 
  • Trợ động từ: do, did, does, will, have, has
  • Động từ khiếm khuyết: may, can, could, must, have to,…

 

 

Cách chia động từ trong Tiếng Anh đầy đủ nhất. 

Để hiểu được cách chia động từ trong Tiếng Anh ta cần ghi nhớ nguyên tắc sau: 

  • Nếu trong câu chỉ có một động từ, động từ đó sẽ được chia theo thì và theo chủ ngữ của câu. 
  • Nếu trong câu có nhiều động từ, động từ gắn với chủ ngữ sẽ được chia theo thì và theo chủ ngữ, những động từ còn lại được chia theo dạng của động từ. 

Chia động từ theo thì 

Chia động từ theo thì được áp dụng với câu đơn tức câu có một chủ ngữ và một động từ. Tùy thuộc vào hoàn cảnh và thời gian diễn ra sự việc, ta sẽ sử dụng thì sao cho phù hợp. Tương ứng với mỗi thì thì sẽ có cách chia động từ tương ứng. 

Một số ví dụ về trường hợp chia động từ theo thì như sau:

  • I usually wake up at 6am (Tôi thường thức dậy lúc 6 giờ sáng)

Ví dụ về Cách chia động từ trong Tiếng Anh dễ học nhất

Trong câu này ta sử dụng thì hiện tại đơn và cách chia động từ đối với ngôi I là giữ nguyên động từ wake, KHÔNG thêm s/es.

  • They are playing football. (Họ đang chơi bóng đá) 

Trong câu này ta sử dụng thì hiện tại tiếp diễn và cách chia động từ theo ngôi thứ ba số nhiều nên động từ play được chuyển thành are playing. 

Chia động từ theo dạng 

Có ba dạng hay ba hình thức của động từ là The Infinitive (động từ nguyên thể), The gerund (động từ có đuôi –ing), the participles (động từ có tính chất của tính từ) 

Cách chia động từ nguyên thể 

Động từ ở dạng nguyên thể thì có thể có “to” hoặc không có “to” đứng trước. 

Động từ Bare Infinitive (Không có “to”) được dùng trong những trường hợp sau: 

  • Sau các động từ khiếm khuyết: may, might, can, could, have to,… 
    • I can speak English (Tôi có thể nói tiếng Anh) 
    • You should stay at home (Bạn nên ở nhà) 
  • Sau các động từ cảm quan: see, hear, feel,…
    • I saw her get off the bus (Tôi đã nhìn thấy cô ấy xuống xe bus)
    • The news made him look anxious (Tin tức làm anh ấy trông lo lắng) 
  • Sau các ngữ động từ: had better, would rather, had sooner,…
    • You had better tell him the truth (Tốt hơn bạn nên nói cho anh ấy biết sự thật)
    • We would rather not go with him (Chúng tôi không muốn đi với anh ấy)

Cách chia động từ ở dạng V-ing 

The gerund là hình thức động từ tận cùng là đuôi _ing có tính chất như một danh từ. 

Example: 

  • Working in these conditions is a pleasure (Làm việc trong những điều kiện này là một niềm vui)
  • She likes dancing  (Cô ấy thích nhảy)

Trong hai trường hợp trên, động từ work và dance được chia ở dạng đuôi _ing và mang tính chất là một danh từ trong câu. 

Cách chia động từ có tính chất tính từ 

Ngoại trừ các động từ khiếm khuyết, động từ nào cũng có hai participles là:

  • Present participles: tận cùng bằng _ing 
  • Past participles: Tận cùng bằng _ed hoặc một hình thức khác 

Present participles thường ngụ ý là chủ động và Past participles thường ngụ ý là bị động. 

Example: 

  • The film is so boring (Bộ phim này chán quá)
  • I am bored with that film (Tôi chán bộ phim đó)

Khi dùng đuôi –ing, từ boring hàm ý rằng bản thân bộ phim này rất chán (thể chủ động). Khi dùng đuôi –ed, người nói muốn nói rằng tôi bị chán vì bộ phim (ở thể bị động) 

Các trường hợp đặc biệt cách chia động từ 

Trong tiếng Anh, có một số động từ mà đi sau nó là một to- infinitive hoặc V-ing và tùy theo ý nghĩa và ngữ cảnh mà ta sẽ sử dụng to-V hoặc V-ing tương ứng.

  • STOP

STOP + Ving (dừng hành động đó lại)

STOP + to-V (Dừng hành động này lại để thực hiện một hành động khác) 

  • FORGET, REMEMBER:

FORGET, REMEMBER  + V-ing: Nhớ (quên) chuyện đã làm

FORGET, REMEMBER + To-infinitive: Nhớ (quên) để làm chuyện gì đó

  • REGRET:

REGRET  + V-ing: hối hận chuyện đã làm 

REGRET  + To-infinitive: lấy làm tiếc để

  • TRY:

TRY + V-ing : thử làm gì đó

TRY + To-infinitive: cố gắng để làm gì đó.

  • GO ON:

GO ON  + V-ing: Tiếp tục chuyện đang làm

GO ON  + To verb: Tiếp tục làm chuyện khác