Tin ngành giáo dục
Cấu trúc Used to, be used to, get used to là những cấu trúc phổ biến trong tiếng Anh. Nhìn có vẻ tương tự giống nhau nhưng thực tế lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác trái ngược. Chúng ta cùng tìm hiểu để phân biệt từng loại cấu trúc nhé!
Cấu trúc Used to trong tiếng Anh
1. Cấu trúc:
Khẳng định (+): S + Used + to V
Phủ định (-): S + did not use + to V
Nghi vấn (?): Did + S + use + to V
2. Cách dùng
Cấu trúc used to cũng như cấu trúc used to V được dùng để nói về 1 thói quen, hành động, sự kiện hay trạng thái đã từng xảy ra ở trong quá khứ và không còn xảy ra trong hiện tại nữa. Thông thường nó được dùng để nhấn mạnh về sự khác biệt giữa hiện thực và quá khứ.
Ví dụ:
- Dạng khẳng định (+):
She used to be a long distance runner when she was young (Cô ấy đã từng là vận động viên chạy bền hồi còn trẻ.)
There used to be a restaurant here (Ở đây từng có một nhà hàng)
- Dạng phủ định (-):
She didn’t use to go swimming (Trước kia cô ấy không thường đi bơi)
I didn’t use to drink that much coffee (Trước kia tôi không uống nhiều cafe như vậy)
- Dạng nghi vấn (?):
Did she use to smoke?_ Trước kia cô ấy có hút thuốc không?
Did they use to eat meat before becoming a vegetarian?_ Trước khi trở thành người ăn chay thì họ có ăn thịt không?
3. Chú ý:
- Dạng phủ định của cấu trúc used to V có thể được viết dưới dạng used not to V. Ví dụ:
- He use not to go swimming.
- I use not to drink that much coffee.
- Không có thì hiện tại đối với cấu trúc used to V trong tiếng Anh. Để có thể nói về thói quen trong hiện tại, cách dùng thường thấy là các trạng từ tần suất (usually, always, often, never,...)
- Used hay use?
Khi trong câu không có “did”, ta dùng “used to” (có d)
Khi trong câu có “did”, ta dùng “use to” (không có d)
>>> Có thể bạn quan tâm: Học trực tuyến 1 thầy 1 trò với Pantado
Cấu trúc Be used to V-ing trong tiếng Anh
1. Công thức
Khẳng định (+): S + be (is, are,…) + used + to V-ing/danh từ
Phủ định (-): S + be (is, are,…) + not used + to V-ing/danh từ
Nghi vấn (?): Be (is, are,...) + S + used + to V-ing/danh từ
2. Cách sử dụng
Cấu trúc be used to V-ing được sử dụng để diễn tả ai đó đã từng làm 1 việc gì đó nhiều lần và đã có kinh nghiệm, không còn lạ lẫm với việc đó nữa.
Ví dụ
- Dạng khẳng định (+):
I am used to being lied to_Tôi đã quen với việc bị nói dối rồi
She is used to working late_ Cô ấy đã quen với việc làm việc muộn
- Dạng phủ định (-):
He wasn’t used to the heat and he caught sunstroke (Anh ấy không quen với cái nóng và bị bỏng nắng)
We aren’t used to taking the bus_Chúng tôi không quen với việc đi xe bus
- Dạng nghi vấn (?):
Is he used to cooking?_Anh ấy có quen với việc nấu ăn không?
Are you used to fast food?_Bạn có quen ăn đồ ăn nhanh không?
>>> Mời xem thêm: Cách sử dụng Prefer, Would prefer, Would rather chi tiết cụ thể nhất
Cấu trúc Get used to V-ing trong tiếng Anh
1. Công thức:
Khẳng định (+): S + get used + to V-ing/danh từ
Phủ định (-): S + do not + get used + to V-ing/danh từ
Nghi vấn (?): Do + S + get used + to V-ing/danh từ?
2. Cách sử dụng
Cấu trúc get used to V-ing được sử dụng để diễn tả ai đó đang dần quen một vấn đề hoặc sự việc nào đó.
Ví dụ
- Dạng khẳng định (+):
You might find it strange at first but you will soon get used to it_Bạn có thể cảm thấy lạ lẫm lúc đầu nhưng rồi bạn sẽ quen với điều đó
After a while Vardy didn’t mind the noise in the office; he got used to it_Sau một thời gian Vardy đã không còn cảm thấy phiền bởi tiếng ồn nơi công sở. Anh ấy đã quen với nó
- Dạng phủ định (-):
She wasn’t used to working such long hours when I started her new job_Cô ấy từng không thể làm quen với việc làm việc trong thời gian dài khi mới bắt đầu công việc
They couldn’t get used to the noisy neighborhood, so they moved_Họ đã không thể quen với tiếng ồn của hàng xóm, vậy nên họ chuyển đi
- Dạng nghi vấn (?):
Has your brother gotten used to his new boss?_Em trai của bạn đã quen với sếp mới chưa?
Have Adam got used to driving on the left yet?_Adam đã quen với việc lái xe bên tay trái chưa?
3. Chú ý:
- Cả 2 cấu trúc ‘be used to’ cũng như ‘get used to’ đều theo sau bởi danh từ hoặc danh động từ (động từ đuôi -ing)
- ‘Be used to’ cũng như ‘get used to’ có thể được dùng ở tất cả các thì, chia động từ phù hợp cho từng thì. Ví dụ:
- He will soon get used to living alone.
- When they lived in Bangkok, they were used to hot weather.
- I have been getting used to snakes for a long time.
Bài tập Be used to, Used to V, Get used to trong tiếng Anh
Ex1: For each sentence, choose a variety of "used to", "be used to" or "get used to". Use the verb in the brackets to make the sentence. Don't use any contractions.
1. European drivers find it difficult to _______________________ (drive) on the left when they visit Britain.
2. See that building there? I _______________________ (go) to school there, but now it's a factory.
3. I've only been at this company a couple of months. I _______________________ (still not) how they do things round here.
4. When I first arrived in this neighbourhood, I _______________________ (live) in a house. I had always lived in apartment buildings.
5. Working till 10pm isn't a problem. I _______________________ (finish) late. I did it in my last job too.
6. I can't believe they are going to build an airport just two miles from our new house! I will _______________________ (never) all that noise! What a nightmare.
7. His father _______________________ (smoke) twenty cigars a day - now he doesn't smoke at all!
8. Whenever all my friends went to discos, I _______________________ (never go) with them, but now I enjoy it.
9. I _______________________ (drive) as I have had my driving licence almost a year now.
When Max went to live in Italy, he _______________________ (live) there very quickly. He's a very open minded person.
Đáp án
Question 1: get used to driving.
Question 2: used to go.
Question 3: am still not used to.
Question 4: used to live.
Question 5: am used to finishing.
Question 6: never get used to.
Question 7: used to smoke.
Question 8: never used to go.
Question 9: am used to driving.
Question 10: got used to living.
Ex2: Choose the correct answer
1.I used to __________ in Germany when I was 7.
A.to live B.live C.living D.lived
2. She’s used to ____________ late at night.
A.working B.work C.to work D.worked
3. Mr. Bean has lived in Vietnam for 4 years. He _____________ the hot climate here.
A.are used to B.gets used to C.used to D.A and B are correct
4. Mai is used to ___________ her house by herself.
A.clean B.cleaning C.cleaned D.to clean
5. Lam didn’t ____________ do morning exxercise, so now he is getting fat.
A.be used to B.used to C.use to D.get used to
6. Hung is used to ___________ many hours in front of the computer.
A.to spend B.spend C.spent D.spending
7. My father used to _________ much coffee. Now, he doesn’t.
A.drink B.to drink C.drank D.drinking
8. Tung isn’t used to __________ in those bad conditions.
A.work B.to work C.working D.worked
9. Has she __________ driving on the right left?
A.use to B.used to C.been used to D.got used to
10. My mother should be pretty used to _______ without electricity by now.
A.live B.living C.lived D.to live
Đáp án:
1.Chọn B.live (cấu trúc used to + Vinf)
2. Chọn A.working (cấu trúc be used to + Ving)
3. Chọn B.gets used to (diễn tả việc dần quen với nên chọn cấu trúc get used to)
4. Chọn B.cleaning (cấu trúc be used to + Ving)
5. Chọn C.use to (cấu trúc used to + Vinf)
6. Chọn D.spending (cấu trúc be used to + Ving)
7. Chọn A.drink (cấu trúc used to + Vinf)
8. Chọn C.working (cấu trúc be used to + Ving)
9. Chọn D.got used to (diễn tả việc dần quen với nên chọn cấu trúc get used to)
10. Chọn B.living (cấu trúc be used to + Ving)
>>> Mời xem thêm: Cấu trúc had better: Phân biệt had better và would rather
Tuổi thơ của chúng ta đều gắn với những bộ phim hoạt hình thú vị; Và bất cứ bạn nhỏ nào cũng yêu thích thể loại phim này phải không nào? Vậy tại sao bạn không thử cho trẻ học tiếng Anh online qua các bộ phim hoạt hình. Và nếu bạn vẫn đang phân vân tìm kiếm những bộ phim hay và thú vị giúp con học tiếng Anh online hiệu quả thì chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn một số bộ phim vừa hay vừa đầy tính nhân văn để giúp trẻ học tiếng Anh hiệu quả nhất!
Vua sư tử (1994)
Nhắc đến việc học tiếng Anh online trẻ em qua phim hoạt hình thì chắc chắn không thể thiếu bộ phim The Lion King (Vua sư tử) - đây là một bộ phim kinh điển hay nhất mọi thời đại. Nội dung phim xoay quanh cuộc sống của chú sư tử con trên đường lấy lại vương quốc được thừa hưởng từ cha mình, bộ phim đã nhắn gửi đến các bé bài học trong cuộc sống: Bạn sẽ có được điều mình muốn nếu bạn có lòng tin và có được sự ủng hộ từ gia đình , bạn bè.
Wall-e (2008)
Nhân vật chính của bộ phim - Wall-e - là một robot tái chế rác thải còn lại trên trái đất và sứ mệnh của chú là bảo vệ mầm xanh duy nhất còn lại. Ngoài ra bộ phim còn hấp dẫn việc học tiếng Anh trẻ em qua hoạt hình bởi chuyện tình cảm động giữa Wall-e và Eve. Bảo vệ và giữ gìn môi trường sống của chúng ta chính là thông điệp mà bộ phim muốn truyền tải.
>>> Mời tham khảo: 5 PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC SỚM NỔI TIẾNG NHẤT TRÊN THẾ GIỚI KHÔNG PHẢI BA MẸ NÀO CŨNG BIẾT
My little pony: Friendship is magic
My little pony: Friendship is magic (Pony bé nhỏ – Tình bạn diệu kỳ) là series phim hoạt hình vô cùng nổi tiếng gồm 8 phần, xoay quanh câu chuyện về 6 nhân vật chính gồm: công chúa Twilight Sparkle thông minh, Rarity rộng lượng, Pinkie Pie vui tính, Applejack thật thà, Rainbow Dash trung thành, Fluttershy nhút nhát và những bài học về tình bạn của họ qua mỗi câu chuyện đó.
Bộ phim với nội dung gần gũi, từ vựng đơn giản, lời thoại tương đối chậm phù hợp cho trẻ học tiếng Anh. Cùng tìm hiểu nào!
Up (2009)
Up là chuyến phiêu lưu thú vị của một người đàn ông lớn tuổi góa vợ Carl và chú nhóc Russell trong quá trình thực hiện giấc mơ của người vợ quá cố. Bộ phim xây dựng theo triết lí về tình cảm gia đình và cơ hội thứ hai là hai điều xuyên suốt trong mạch truyện, đồng thời bộ phim dạy trẻ em bài học về về sự hy sinh và sức mạnh của ý chí
>>> Mời xem thêm: Top 8 Phần Mềm hệ thống Học Tiếng Anh online Cho Bé
Bí kíp luyện rồng (2010)
Bộ phim giúp bé đón nhận một thông điệp đầy tính nhân văn bạo lực chưa bao giờ là cách giải quyết vấn đề, sự hy sinh và tha thứ sẽ cảm hóa mọi người, mọi vật. Bộ phim dựa trên tình bạn của cậu nhóc Viking và vật nuôi của cậu.
Qua các bộ phim hoạt hình bé không chỉ đơn thuần được giáo dục về mặt kiến thức học hỏi ngôn ngữ mới mà còn được giáo dục về mặt con người về kỹ năng sống cho các bé.
Frozen (2013)
Frozen (Công chúa băng giá) là một bộ phim vô cùng nổi tiếng gây cơn sốt toàn cầu. Phim xoay quanh nhân vật công chúa Elsa, người mang trong mình lời nguyền băng giá, cô luôn phải đấu tranh giữa sức mạnh và tình cảm để rồi chọn xa lánh mọi người xung quanh để bảo vệ họ, và Anna, em gái của Elsa, cô công chúa kiên cường tìm lại người chị để giải cứu vương quốc của mình. Việc xây dựng hình tượng 2 cô công chúa cá tính, độc lập, tự giải quyết vấn đề của chính mình mà không cần đến một hoàng tử đã giúp Frozen trở thành một hiện tượng. Với từ vựng đơn giản, lời thoại chậm kết hợp với nhiều bài hát, giai điệu như “Let it go”, “Do you want to build a snowman?”, Frozen là một bộ phim hoạt hình không thể bỏ lỡ để các bé học tiếng Anh, đặc biệt là các bé gái.
Đi tìm Nemo (2003)
Đi tìm Nemo lại là một bài học dành riêng cho cha mẹ. Câu chuyện kể về hành trình đi tìm con trai mất tích của một người cha, tình yêu thương vô bờ mà người cha dành cho con chính là động lực để cha cá có thể vượt qua nhiều khó khăn và nguy hiểm để mang con về nhà. Bộ phim cũng nhấn mạnh, việc bảo bọc con trẻ quá mức chưa hẳn là điều tốt.
Qua bộ phim bé có thể học thêm nhiều điều thú vị về tiếng Anh. Đặc biệt bé có thể cảm nhận được tình cảm gia đình.
Chú chuột đầu bếp (2007)
Bộ phim Chú chuột đầu bếp là minh chứng rõ ràng nhất cho việc nếu bạn có động lực và cố gắng hết sức thì thành công sẽ đến với bạn dù có bao người ngăn cản. Nếu chú chuột trong phim có thể trở thành đầu bếp thì việc nói tiếng Anh như gió của bé sẽ hoàn toàn thực hiện được.
>>> Mời xem thêm: Chứng chỉ YLE ( Starters, Movers, Flyers) những điều cha mẹ và các bé cần biết
“Nếu mình học tập chăm chỉ, mình đã đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi” - Có lẽ bạn đã không ít lần tự nhủ với bản thân những câu tương tự như vậy. Trong tiếng Anh, chúng ta sẽ dùng câu điều kiện loại 3 để diễn tả những trường hợp như thế.
Định nghĩa
Câu điều kiện loại 3 là câu điều kiện không có thật trong quá khứ, hay điều kiện giả định trong quá khứ.
Cách dùng câu điều kiện loại 3
Chúng ta sẽ sử dụng câu điều kiện loại 3 để diễn tả sự tiếc nuối, hối hận về chuyện đã qua, trách móc, phàn nàn về quá khứ, hoặc mô tả một sự việc không có thật trong quá khứ và giả định kết quả của nó.
Trong câu điều kiện loại 3, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở thì quá khứ hoàn thành. Động từ ở mệnh đề chính chia theo dạng “would (not) have + P.P”
Cấu trúc:
Mệnh đề điều kiện |
Mệnh đề chính |
S + Had + P II |
S + would (could, might..) have + p II |
If he had studied hard last week |
He could have passed the exam |
Nếu anh ấy học hành chăm chỉ vào tuần trước |
Anh ấy đã có thể vượt qua bài kiểm tra |
IF + S + had(not) + P.P, S + would(not) + have + P.P
PP: quá khứ phân từ hay động từ chia ở cột 3 trong bảng động từ bất quy tắc.
Ví dụ:
If John had done the homework yesterday, he would not have got bad mark. / (Nếu John làm xong bài tập về nhà hôm qua, anh ấy đã không bị điểm kém.)
Lưu ý:
- Mệnh đề chính và mệnh đề điều kiện có thể đổi chỗ cho nhau. Nếu mệnh đề chính đảo lên trước mệnh đề điều kiện, không cần đặt dấu phẩy giữa chúng.
- Với mệnh đề chính, ta có thể sử dụng một số động từ khác thay cho would như could, might.
Ví dụ:
- What would you have done if you had not chosen that job? / (Bạn sẽ làm gì nếu bạn không chọn công việc đó?)
- If Robert had tried harder, he might have won the contest. / (Nếu Robert cố gắng hơn, anh ấy có thể đã thắng cuộc thi.)
- If you had told me the truth, I could have helped to solve the problem. / (Nếu bạn nói cho tôi biết sự thật, tôi có thể đã giúp bạn giải quyết vấn đề.)
>>> Có thể bạn quan tâm: Tiêu chí để lựa chọn các khóa học tiếng Anh online uy tín cho bé
Một số cấu trúc nâng cao
Dạng đảo của câu điều kiện loại 3
Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về một phần kiến thức nâng cao hơn của câu điều kiện, chính là dạng đảo ngữ. Đảo ngữ là hình thức đảo ngược vị trí thông thường của chủ ngữ và động từ trong câu để nhấn mạnh một thành phần hay ý nào đó trong câu.
Đối với câu điều kiện loại 3, chúng ta đảo ngữ khi muốn nhấn mạnh ý ở mệnh đề giả thiết hơn bình thường. Để tiến hành đảo ngữ, bạn chỉ cần đảo Had lên đầu câu và bỏ If.
Công thức:
IF + S + had(not) + P.P, S + would(not) + have + P.P
=> Had + S + (not) + P.P, S2 + would/might/could… + have + P.P
Lưu ý: Ở dạng phủ định, “not” được đặt sau chủ ngữ.
Ví dụ:
- If you had gone to bed early last night, you would have come to work on time. / (Nếu bạn đi ngủ sớm tối hôm qua, bạn đã có thể đến chỗ làm đúng giờ.)
=> Had you gone to bed early last night, you would have come to work on time.
- If he hadn’t drunk, he wouldn’t have had the accident. / (Nếu anh ấy không uống say, anh có thể đã không gặp tai nạn.)
=> Had he not drunk, he wouldn’t have had the accident.
Câu điều kiện hỗn hợp
Câu điều kiện hỗn hợp là câu điều kiện kết hợp giữa câu điều kiện loại 2 và câu điều kiện loại 3. Chúng dùng để diễn đạt giả thiết về một điều “trái với sự thật trong quá khứ”, nhưng kết quả muốn nói đến trái ngược với sự thật ở hiện tại.
Do vậy, mệnh đề điều kiện sử dụng thì quá khứ hoàn thành, còn mệnh đề có dạng Would/could/might + V(nguyên thể)
Cấu trúc:
If + S + Had + P.P, S + Would/Could/Might + V(nguyên thể)
Ví dụ:
If Linh had listened to her teacher, she could do that exercise now. / (Nếu Linh đã nghe lời giáo viên, cô ấy có thể làm được bài tập này ngay bây giờ.)
Giữa từ vựng và phát âm chúng ta cần hiểu rõ mối quan hệ giữa hai phần này, khi bạn phát âm chuẩn mỗi từ vựng bạn có thể nắm được quy luật đọc nguyên âm của những từ cùng loại, Thông qua phát âm chuẩn mỗi từ vựng, bạn không những nhanh chóng có thể nhớ kỹ từ vựng, còn có thể luyện tập phát âm như người bản ngữ!
Học thuộc lòng từ vựng bằng cách đọc theo băng ghi âm
Người Việt Nam hay mắc lỗi trong khi học từ vựng đó là không thể phát âm chuẩn. Có thể bạn chưa biết rằng người thầy dạy ngữ âm tốt nhất cho bạn chính là giọng đọc chuẩn của người bản ngữ. Vì thế bạn hãy tìm các video hoặc đoạn ghi âm, mp3 có giọng chuẩn của người bản xứ. Hãy đặt âm lượng ở mức to nhất, nghe theo băng ghi âm nhiều lần kết hợp với việc đọc to từ vựng. Cứ như thế bạn đã giúp não bộ ghi nhớ những từ bạn vừa nghe rồi. Hãy luyện tập thường xuyên để ghi nhớ một cách sâu sắc hơn nhé
>>> Mời tham khảo: Phân biệt cách dùng giữa Both/ Both of, Neither/ Neither of, Either/ Either of
Luyện tập thường xuyên học phát âm to rõ ràng và tăng dần tốc độ
Khi học từ vựng đòi hỏi người học phải kiên trì, chịu khó và ôn tập thường xuyên. Khi học cách phát âm bạn nên phát âm to rõ ràng và đọc lại nhiều lần, khi học theo câu bạn nên đọc chậm sau đó nhanh dần và tăng dần với tốc độ của người bản xứ. Làm như thế khả năng ghi nhớ có thể được cải thiện rõ rệt, dàng ghi nhớ từ vựng.
Phân loại từ vựng
Trong tiếng Anh có rất nhiều từ thuộc cùng một nhóm loại, có thể nhóm những từ cùng loại để cùng luyện tập, từ đó cải thiện đáng kể hiệu quả trí nhớ. Các bạn có thể sử dụng động tác tay, thử phân loại từ vựng trong một cuốn sách, chép nó vào một mẩu giấy nhớ, sau đó tập trung luyện tập, nỗ lực đột phá, cố gắng ghi nhớ!
Học từ vựng theo các dạng thức của từ
Phương pháp ghi nhớ từ vựng này được rất nhiều người áp dụng trong việc chinh phục tiếng Anh của mình. Trong tiếng Anh có rất nhiều các dạng thức khác nhau của từ như: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, ngoài tiền tố, hậu tố còn có nhiều loại biến thể khác nhau làm thay đổi ý nghĩa của từ. Muốn triệt để nắm vững từng từ, chúng ta phải nắm vững được đặc tính của mỗi nhóm dạng. Với việc học từ vựng theo kiểu nhóm dạng như thế, đảm bảo khả năng học thuộc lòng từ vựng của bạn có thể lên cao bất ngờ!
>>> Mời xem thêm: Những khóa học tiếng anh trực tuyến miễn phí bạn có thể trò chuyện, học tập với người nước ngoài
Phân bổ thời gian học từ vựng hợp lý
Từ vựng bạn có thể học mọi lúc mọi nơi. Không cần phải cày ngày cày đêm. Bạn có thể tranh thủ học trước khi đi ngủ, sáng sớm khi thức dậy, lúc nấu ăn, khi trên xe bus bất cứ lúc nào bạn có thời giản rảnh. Học 5 đến 10 từ 1 ngày đảm bảo vốn từ vựng của bạn sẽ tăng lên nhanh chóng.
Học thuộc lòng từ đồng nghĩa và trái nghĩa
Khi nhìn vào mỗi từ vựng, bạn có thể liên tưởng đến những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa của nó, thông qua cách làm này bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ chúng; tương tự, mỗi khi nhìn thấy một từ vựng, có thể liên tưởng đến từ trái nghĩa của nó. Hãy học nhớ từ vựng theo phương pháp: một từ với nghĩa tích cực một từ với nghĩa tiêu cực, nhóm chúng thành cặp thành đôi, rõ ràng là một mũi tên trúng hai đích! Sử dụng phương pháp này để học thuộc lòng từ vựng, ấn tượng sẽ càng sâu sắc!
Vừa học hiểu vừa dịch
Khi bắt gặp mỗi từ hãy nhanh chóng bật ra ý nghĩa của tiếng Việt của nó, cũng tương tự, mỗi khi nhìn vào từ tiếng Việt hãy buột miệng nói ra từ đó bằng tiếng Anh. Hoặc cách khác là hãy mời các bạn của bạn nói ra từ này, sau đó bạn lập tức dịch từ đó sang tiếng Việt; khi người bạn nói một từ tiếng Việt, bạn nhanh chóng buột miệng nói ra từ này bằng tiếng Anh. Thông qua phương pháp dịch nhanh từ vựng dưới dạng song ngữ, hiệu quả sẽ vô cùng tuyệt vời! Thông qua phương pháp này, bạn đồng thời bạn còn có thể luyện tập và trau dồi khả năng dịch nói của mình!
Học thuộc lòng từ vựng qua các câu
Từ vựng khi đứng độc lập chỉ có thể là “học lại quên, quên lại học, lại học lại quên”! Cho nên, nhất định phải học thuộc lòng từ vựng thông qua ứng dụng thực tiễn. Từ vựng được đặt trong câu mới là từ vựng “sống”, mới có thể giúp bạn ghi nhớ ý nghĩa và cách dùng một cách lâu bền, mới có thể tạo ngữ cảm, mới có thể giúp bạn khắc cốt ghi tâm, mãi mãi không quên! Điều quan trọng là, học thuộc lòng thông qua câu, bạn không những có thể tích lũy vốn từ vựng, hơn nữa còn có thể tích lũy số câu! Số câu bạn tích lũy được còn quan trọng hơn nhiều số từ vựng bạn học được!
Học thuộc lòng từ vựng thông qua đoạn văn
Một đoạn văn ngắn đã chứa đựng rất nhiều từ vựng và câu ngắn, với việc học thuộc lòng đoạn văn bạn hoàn toàn có thể “tuyên chiến” với từ vựng! Hơn nữa, đoạn văn bạn còn giúp bạn có thể ghi nhớ từ vựng một cách chính xác về mặt ý nghĩa và cách dùng. Điều quan trọng là, thông qua đoạn văn bạn có thể dễ dàng nói rất nhiều rất nhiều đoạn văn tiếng Anh, đây là mục tiêu cuối cùng của chúng ta khi học tiếng Anh!
Hy vong qua phần chia sẻ bổ ích này sẽ giúp bạn học từ vựng tiếng Anh một cách hiệu quả và nhanh chóng cải thiện vốn tiếng Anh của bản thân mình.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách sử dụng Let, Lets và Let’s trong tiếng Anh chi tiết cụ thể nhất
Let, Lets và Let’s có cách viết khá giống nhau nhưng cách dùng lại khác nhau về mặt ngữ pháp. Cùng tìm hiểu trong bài học dưới đây nhé!
Let
“Let” : cho phép.
Chúng ta sử dụng cấu trúc let để nói về việc cho phép ai hoặc được phép làm gì đó.
Cấu trúc: Let + Object + Verb (infinitive) |
Trong đó cấu trúc trên, “let” có thể là động từ chính và được chia theo ngôi của chủ ngữ. Theo sau “Let” là một tân ngữ (Object) và một động từ thể nguyên thể không “to” (Verb-infinitive).
Ví dụ:
Don’t let it worry you.
Đừng để điều đó khiến bạn lo lắng.
Let me tell you about journey of my life.
Hãy để tôi kể bạn nghe về cuộc hành trình của cuộc đời mình.
– Một số thành ngữ hoặc cụm từ đi với let:
Let alone … : huống hồ là, nói gì đến… (nhấn mạnh không làm việc gì)
Let … go : giải tán
Let one’s hair down: thoải mái và thư giãn đi
Don’t let it get you down: đừng tự đổ lỗi hay trách móc bản thân
Let someone off/ let someone off the hook: giải thích, ngụy biện
Let off steam: thoát khỏi sự buồn chán
>>> Mời xem thêm: Những khóa học tiếng anh trực tuyến miễn phí bạn có thể trò chuyện, học tập với người nước ngoài
Lets
Lets được sử dụng khi chủ ngữ là ngôi thứ ba số ít (he, she, it) ở thì hiện tại đơn (present tenses).
Ví dụ:
He always lets me use his laptop.
Anh ấy luôn cho phép tôi sử dụng máy tính của anh ấy.
She lets me know story about John and Jane.
Cô ấy cho tôi biết câu chuyện giữa John và Jane.
Let’s
Let’s là viết tắt của Let us được dùng trong câu đề nghị, xin phép.
Cấu trúc:
Let’s + do something
Ví dụ:
Let’s go to the beach.
Đi biển đi!
Let’s play.
Chơi thôi nào!
– Khi dùng Let us với ý nghĩa là xin phép được làm một điều gì đó thì không viết tắt.
Ví dụ:
Let us help you.
Hãy để chúng tôi giúp bạn.
– Một số thành ngữ hoặc cụm từ đi với let’s:
Let’s say/ Let’s suppose: cứ cho rằng, giả sử rằng
Let’s hope: hãy cầu nguyện, hi vọng
Bài tập với cấu trúc let
Dưới đây là bài tập về cấu trúc let. Cùng làm bài tập để củng cố lại kiến thức đã học nhé!
Viết lại câu với let’s sao cho nghĩa không đổi
Shall we go to the zoo?
=> Let’s ………………………………… !
Why don’t we sing a song?
=> Let’s …………………………………. ?
How about going to the park?
=> Let’s ………………………………… ?
Why don’t you call him ?
=> Let’s ……………………………….. ?
Shall we come to the party?
=> Let’s ………………………………… ?
Shall we make it together?
=> Let’s………………………………..?
What about reading books ?
=> Let’s ………………………………..?
Why don’t we go skipping?
=> Let’s ……………………………..?
How about learning English?
=> Let’s……………………………..?
Let’s take a picture !
=> Why……………………………… ?
Đáp án:
1. Let’s go to the zoo!
2. Let’s sing a song !
3. Let’s go to the park?
4. Let’s call him?
5. Let’s come to the party?
6. Let’s make it together!
7. Let’s read books!
8. Let’s go skipping?
9. Let’s learn English?
10. Let’s take a picture?
>>> Có thể bạn quan tâm: Luyện phát âm chữ "D" trong tiếng Anh chuẩn nhất cho người mới bắt đầu
Chữ "D" trong tiêng Anh có nhiều cách phát âm, thông thường nó được phát âm là /d/. Nhưng trong một số trường hợp, D có thể là âm câm, tức là được viết ra trong từ vựng, nhưng không được phát âm khi nói từ vựng đó. Nhưng không quá khó như bạn nghĩ. Hãy cùng tìm hiểu các cách phát âm của chữ D để biết cách đọc và nắm được quy luật khi đọc nhé.
Các cách phát âm chữ "D"
>> Mời xem thêm: Học tiếng Anh online 1 kèm 1 pantado
D được phát âm là /d/ khi nó đứng đầu một âm tiết
Ex:
– adorable /əˈdɔːrəbl ̩/ (adj) đáng yêu
– damage /ˈdæmɪdʒ/ (v) gây tổn hại
– dance /dænts/ (v) nhảy
– danger /ˈdeɪndʒər/ (n) sự nguy hiểm
– daughter /ˈdɔːtər/ (n) con gái
– decade /ˈdekeɪd/ (n) thập kỷ
– decorate /ˈdekəreɪt/ (v) trang trí
– dedicate /ˈdedɪkeɪt/ (v) cống hiến
– deduction /dɪˈdʌkʃən/ (n) sự suy diễn
– delicate /ˈdelɪkət/ (adj) thanh nhã, thanh tú
– destination /ˌdestɪˈneɪʃən/ (n) điểm đến
– diagram /ˈdaɪəgræm/ (n) biểu đồ
– difficult /ˈdɪfɪkəlt/ (adj) khó khăn
– dinner /ˈdɪnər / (n) bữa tối
– dirty /ˈdɜ:rti/ (adj) bẩn
– dislike /dɪˈslaɪk/ (v) không thích
– doctor /ˈdɑːktər/ (n) bác sĩ
– donate /ˈdəʊneɪt/ (v) quyên góp
– dual /ˈduːəl/ (adj) đôi, lưỡng, kép
– duplicate /ˈduːplɪkeɪt/ (v) sao chép
Chữ D được phát âm là /d/ khi có 2 chữ D
Ex:
– add /æd/ (v) thêm vào
– addict /ˈædɪkt/ (v) nghiện
– additional /əˈdɪʃənəl/ (adj) thêm vào
– address /ˈædres/ (n) địa chỉ
– bladder /ˈblædər/ (n) bang quang
– caddie /ˈkædi/ (n) nhân viên nhặt bóng ở sân golf
– ladder /ˈlædər/ (n) cái thang
– middle /ˈmɪdl̩/ (n) ở giữa
– oddity /ˈɑːdəti/ (n) sự kì lạ
– pudding /ˈpʊdɪŋ/ (n) bánh pudding
>>> Mời tham khảo: Cách phân biệt Rent, Lease, Hire trong tiếng Anh giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa và cách dùng
Chữ D được phát âm là /dʒ/ khi theo sau D là U
Ex:
– graduate /ˈgrædʒueɪt/ (v) tốt nghiệp
– module /ˈmɑːdʒuːl/ (n) mô-đun
– procedure /prəˈsiːdʒər/ (n) quá trình
Chữ D thường câm trong các từ sau
Ex:
– handkerchief /ˈhæŋkərtʃiːf/ (n) khăn mùi xoa
– sandwich /ˈsænwɪdʒ/ (n) bánh sandwich
– Wednesday /ˈwenzdeɪ/ (n) thứ Tư
Chữ D được đọc là /t/ khi trước đuôi ed là một âm vô thanh: p, k, θ, f, s, ʃ, tʃ
Ex:
– brushed /brʌʃt/ (v) chải
– frothed /frɑːθt/ (v) sủi bọt
– kicked /kɪkt/ (v) đá
– laughed /læft/ (v) cười
– missed /mɪst/ (v) nhớ/ bỏ lỡ
– popped /pɑːpt/ (v) nổ
– reached /riːtʃt/ (v) đạt được/ với
– talked /tɔːkt/ (v) nói
– walked /wɔːkt/ (v) đi bộ
– watched /wɑːtʃt/ (v) xem
>>> Mời xem thêm: Những khóa học tiếng anh trực tuyến miễn phí bạn có thể trò chuyện, học tập với người nước ngoài
Chữ D được đọc là /d/ khi trước đuôi ed là một âm hữu thanh
– banned /bænd/ (v) cấm
– begged /begd/ (v) cầu xin, ăn xin
– breathed /briːðd/ (v) thở
– changed /tʃeɪndʒd/ (v) thay đổi
– loved /lʌvd/ (v) yêu
– moved /muːvd/ (v) di chuyển
– played /pleɪd/ (v) chơi
– raised /reɪzd/ (v) nâng lên
– registered /ˈredʒɪstərd/ (v) đăng ký
– rolled /rəʊld/ (v) cuộn
Chữ D được đọc là /id/ khi trước đuôi ed là âm /t/, /d/
– added /ˈædɪd/ (v) thêm vào
– decided /dɪˈsaɪdɪd/ (v) quyết định
– dedicated /ˈdedɪkeɪtɪd/ (v) cống hiến
– interested /ˈɪntrɪstɪd/ (v) hứng thú
– landed /ˈlændɪd/ (v) hạ cánh
– loaded /ˈləʊdɪd/ (v) tải
– needed /ˈniːdɪd/ (v) cần
– visited /ˈvɪzɪtɪd/ (v) đến thăm
– waited /weɪtɪd/ (v) đợi
– wanted /ˈwɑːntɪd/ (v) muốn
Nắm rõ các quy tắc trên sẽ giúp bạn biết cách nhận biết âm khi đọc và học phát âm tốt hơn.
Đăng ký học tiếng Anh trực tuyến cho bé tại trung tâm Anh ngữ Pantado
Trung tâm Anh ngữ Pantado xây dụng hệ thống học tiếng Anh trực tuyến cho các bé từ 4-17 tuổi. Với rất nhiều giáo trình, trong đó có giáo trình LEVEL 1 cho các bé từ 4-6 tuổi là những học viên bắt đầu học tiếng Anh, hoặc các học viên đã học tiếng Anh rồi nhưng mất kiến thức căn bản, học viên rỗng kiến thức từ vựng và bảng chữ cái.
Với nội dung giảng dạy bao gồm 2 phần:
+ Phonics: dạy về bảng chữ cái Alphabet (cách đánh vần, cách viết chữ cái, cách phát âm chữ cái), các từ vựng đi kèm các chữ cái và các cấu trúc đi kèm
+ Topics: học chuyên sâu từ vựng theo các chủ đề thông dụng (màu sắc, động
vật, gia đình, …) và các cấu trúc đi kèm; bước đầu phát triển kỹ năng giao tiếp
Học sinh sẽ có nền tảng về tiếng anh căn bản về từ vựng, ngữ pháp căn bản để
các bé có thể sẵn sàng giao tiếp và chuẩn bị học vào
Các bài giảng bao gồm nhiều hình ảnh, âm thanh, bài hát sinh động để các bé
dễ tiếp thu và hứng thú.
>>>Cha mẹ có thể đăng ký cho con học thử miễn phí tại đây : Học tiếng Anh trực tuyến miễn phí 1 thầy 1 trò
Rent, Lease và Hire là những từ khác nhau và cách sử dụng chúng lại khác nhau đều có nghĩa là thuê nên dễ khiến người học nhầm lẫn. Chúng ta sẽ cùng phân biệt ý nghĩa và cách sử dụng của từng từ qua bài viết dưới đây.
Rent
Ý nghĩa: thuê ngắn hạn như vài ngày hay 1, 2 tuần. Hợp đồng “rent” đơn giản hơn “lease” và ít mang tính ràng buộc
Rent mang ý nghĩa thuê hoặc cho thuê nhưng trong khoảng thời gian ngắn hạn. Với hình thức thuê được diễn tả bởi rent, khi người thuê muốn chấm dứt việc thuê chỉ cần báo trước 1 thời gian ngắn. Rent có thể dùng với nhà cửa, bất động sản, xe cộ….
Ví dụ:
Mr. Tom rented us his spare room in his house for 30$ a week.
Ông Tom đã cho chúng tôi thuê một căn phòng thừa với giá là 30 đô mỗi tuần.
I am going to rent a car for our trip at weekend.
Chúng tôi sẽ thuê một chiếc xe cho chuyến đi cuối tuần.
Rent được sử dụng rộng rãi hơn ở dạng danh từ mang nghĩa tiền thuê nhà.
Ví dụ:
Rents in this area are too high.
Tiền thuê nhà ở khu vực này quá cao.
>>> Mời tham khảo: Top 7 trang luyện nghe tiếng anh miễn phí online hiệu quả nhất
Lease
Ý nghĩa: Thuê dài hạn, ít nhất một năm, thường áp dụng cho office (văn phòng), apartment (căn hộ), house (nhà cửa). Ngoài ra, nó còn mang nghĩa hợp đồng thuê dài hạn.
Lease được sử dụng để nói về các trường hợp thuê nhà với một quá trình lâu dài (hơn 1 năm) và có các giấy tờ tài liệu liên quan. Khi đi với lease tính chất việc thuê mướn sẽ ít có thể thay đổi (về thời gian, các ràng buộc trong hợp đồng…). Lease còn thường được nói đến trong những hành động thuê nhà rõ ràng vấn đề tiền đặt cọc và bồi thường nếu hợp đồng thuê bị huỷ.
Ví dụ:
My boss wants to lease new building.
Sếp của tôi muốn thuê một toà nhà mới.
It was agreed they would lease the apartment to him.
Việc cho anh ta thuê căn hộ đã được đồng ý.
Lease được sử dụng nhiều hơn dưới dạng danh từ, mang nghĩa hợp đồng thuê nhà.
Ví dụ:
We signed a three-year lease when we moved into the house.
Chúng tôi đã kí vào 1 bản hợp đồng 3 năm khi chuyển đến căn nhà này.
He has the house on a long lease.
Anh ta có 1 ngôi nhà cho thuê dài hạn.
Hire
Ý nghĩa: Thuê, mướn ai đó hay thứ gì đó và trả lương hay tiền công cho người ấy.
Hire được dùng để nói đến hành động khi ta chi một khoản tiền công để thuê người khác làm 1 việc gì đó.
>>> Có thể bạn quan tâm: Phân biệt cách dùng giữa Both/ Both of, Neither/ Neither of, Either/ Either of
Ví dụ:
I was hired by the first company I applied to.
Tôi được thuê bởi công ty đầu tiên tôi nộp đơn xin việc.
We ought to hire a public relations consultant to help improve our image.
Chúng ta cần thuê một cố vấn ngoại giao để cải thiện hình ảnh hiện tại.
Hire còn được dùng với nghĩa thuê một số loại phương tiện hay quần áo….
Ví dụ:
How much would it cost to hire a car for the weekend?
Thuê một chiếc xe trong một tuần có giá bao nhiều tiền vậy?
Hire còn được dùng là danh từ mang nghĩa 1 bản hợp đồng thuê mướn hay 1 người được thuê.
Ví dụ:
There’s a camping shop in town that has tents for hire at £30 a week.
Cửa hàng đồ cắm trại ở thị trấn có những căn lều cho thuê với giá £30 một tuần.
She’s our latest hire.
Cô ấy là bản hợp đồng cuối cùng của chúng ta.
Hire không được sử dụng để nói về việc thuê nhà hay bất động sản.
>>> Mời các bạn xem thêm: Những khóa học tiếng anh trực tuyến miễn phí bạn có thể trò chuyện, học tập với người nước ngoài
Học Tiếng Anh là một quá trình lâu dài và cần nhiều nỗ lực. Tuy nhiên, có một số cách để học Tiếng Anh hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Một trong những cách đó là luyện nghe Tiếng Anh trên các trang web miễn phí. Dưới đây là 18 trang web luyện nghe Tiếng Anh miễn phí tốt nhất hiện nay
Cách cải thiện kỹ năng nghe Tiếng Anh
Kỹ năng nghe Tiếng Anh là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có để giao tiếp thành thạo. Dưới đây là một số cách cải thiện kỹ năng nghe Tiếng Anh hiệu quả
Cách cải thiện kỹ năng nghe Tiếng Anh
Tìm nguồn nghe phù hợp với trình độ của trẻ.
Khi mới bắt đầu học Tiếng Anh, trẻ nên tìm những nguồn nghe có tốc độ nói chậm, rõ ràng và sử dụng ngôn ngữ đơn giản. Khi trẻ đã quen dần với Tiếng Anh, trẻ có thể dần dần chuyển sang những nguồn nghe có tốc độ nói nhanh hơn, sử dụng ngôn ngữ phức tạp hơn.
Một số nguồn nghe Tiếng Anh phù hợp cho người mới bắt đầu bao gồm:
- Phim và chương trình truyền hình dành cho trẻ em
- Podcast dành cho người học Tiếng Anh
- Bài hát Tiếng Anh có lời dịch
- Tin tức và thời sự Tiếng Anh
Lắng nghe thường xuyên.
Càng nghe nhiều, trẻ càng có thể cải thiện khả năng nghe của mình. Hãy cố gắng dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để nghe Tiếng Anh. Trẻ có thể nghe nhạc, xem phim, nghe podcast, hoặc đọc sách Tiếng Anh.
Tập trung vào nội dung bài nghe.
Khi nghe Tiếng Anh, hãy tập trung vào nội dung bài nghe chứ không phải vào từng từ. Hãy cố gắng hiểu ý chính của bài nghe và những thông tin quan trọng.
Lặp lại những từ và cụm từ không hiểu.
Khi trẻ nghe thấy một từ hoặc cụm từ không hiểu, hãy ghi lại và tìm hiểu ý nghĩa của nó. Trẻ có thể tìm từ mới trong từ điển, hoặc hỏi giáo viên hoặc trẻ bè của trẻ.
Tìm trẻ luyện nghe cùng.
Luyện nghe cùng trẻ bè là một cách tuyệt vời để cải thiện kỹ năng nghe của trẻ. Khi luyện nghe cùng trẻ bè, trẻ có thể trao đổi ý kiến về bài nghe và giúp đỡ nhau học hỏi.
Không nản chí.
Cải thiện kỹ năng nghe Tiếng Anh cần thời gian và sự kiên trì. Đừng nản chí nếu trẻ không thể hiểu ngay lập tức những gì trẻ nghe. Hãy tiếp tục luyện tập và trẻ sẽ dần dần cải thiện khả năng nghe của mình.
7 trang web luyện nghe Tiếng Anh tốt nhất năm 2023
1. EnglishCentral
EnglishCentral là một trang web giáo dục miễn phí cho phép trẻ luyện nghe Tiếng Anh thông qua các video ngắn. Trang web cung cấp nhiều chủ đề khác nhau từ kinh doanh đến giải trí, giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng của mình và phát triển kỹ năng luyện nghe Tiếng Anh.
2. Pantado
Pantado là một trang web học Tiếng Anh trực tuyến dành cho trẻ em từ 5-15 tuổi. Trang web cung cấp các bài giảng và phương pháp dạy hiệu quả giúp trẻ phát triển khả năng nghe Tiếng Anh một cách tự nhiên và thú vị.
Trang web luyện nghe Tiếng Anh tốt nhất
Các bài giảng trên Pantado được thiết kế theo chủ đề và cấp độ, phù hợp với nhu cầu và trình độ của từng trẻ em. Các bài giảng được minh họa bằng hình ảnh và âm thanh sinh động, giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức và ghi nhớ lâu hơn.
Dưới đây là một số lợi ích của việc học Tiếng Anh trên Pantado:
- Tăng cường khả năng nghe Tiếng Anh
- Phát triển vốn từ vựng và ngữ pháp
- Tự tin giao tiếp Tiếng Anh
- Tăng cường khả năng tư duy và sáng tạo
- Có cơ hội tiếp cận với nền văn hóa mới
Nếu trẻ muốn con mình học Tiếng Anh hiệu quả và thú vị, hãy đăng ký học Tiếng Anh trên Pantado ngay hôm nay!
3. ESLvideo.com
ESLvideo.com là một trang web giáo dục miễn phí cho phép trẻ xem các video và thực hiện các bài tập liên quan đến từ vựng và ngữ pháp Tiếng Anh. Trang web này cũng cung cấp một số bài kiểm tra luyện nghe Tiếng Anh.
4. Listen and Write
Listen and Write là một trang web rất hữu ích để luyện nghe Tiếng Anh. Trang web này cung cấp các bản ghi âm ngắn và yêu cầu người dùng viết lại những gì họ nghe được. Đây là một cách tuyệt vời để rèn luyện kỹ năng nghe và viết đồng thời.
5. TED Talks
TED Talks là một cách tuyệt vời để luyện nghe Tiếng Anh và đồng thời tìm hiểu về các chủ đề thú vị. Trang web cung cấp nhiều video ngắn về khoa học, công nghệ, nghệ thuật, xã hội và nhiều chủ đề khác.
6. VOA Learning English
VOA Learning English là một trang web của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, cung cấp các bản tin và chương trình học Tiếng Anh miễn phí. Trang web này cung cấp rất nhiều tài liệu luyện nghe Tiếng Anh với độ khó từ cơ bản đến nâng cao.
7. FluentU
FluentU là một trang web giáo dục Tiếng Anh hàng đầu, cung cấp nhiều video ngắn và các bài học luyện nghe Tiếng Anh. Trang web này sử dụng phương pháp học tập phát triển kỹ năng luyện nghe tự nhiên và hiệu quả.
5 kênh Youtube luyện nghe Tiếng Anh hiệu quả
1. Rachel's English
Rachel's English là một kênh Youtube của Rachel, một giáo viên Tiếng Anh bản ngữ chuyên dạy về phát âm và giọng nói Tiếng Anh. Kênh này cung cấp nhiều video hướng dẫn cách phát âm đúng và luyện nghe Tiếng Anh thông qua các câu và từ thực tế.
2. English Lessons with Adam - Learn English [engVid]
Kênh Youtube này được dẫn dắt bởi giáo viên Adam của trang web engVid.com. Kênh này cung cấp nhiều bài giảng về ngữ pháp, phát âm và luyện nghe Tiếng Anh, giúp người học nâng cao kỹ năng Tiếng Anh của mình.
3. JenniferESL
Jennifer của JenniferESL là một giáo viên Tiếng Anh bản ngữ với nhiều năm kinh nghiệm dạy Tiếng Anh. Kênh Youtube này cung cấp nhiều video về phát âm và luyện nghe Tiếng Anh, giúp người học rèn luyện kỹ năng nghe và phát âm Tiếng Anh.
4. Engvid
Engvid là một kênh Youtube nổi tiếng về giáo dục Tiếng Anh, cung cấp các bài giảng về phát âm, ngữ pháp và luyện nghe Tiếng Anh. Kênh này có nhiều giáo viên bản ngữ và phiên dịch viên chuyên nghiệp.
5. Pantado - Tiếng Anh Trực Tuyến 1 Thầy 1 Trò
Pantado cũng có một kênh Youtube với các video hướng dẫn luyện nghe Tiếng Anh miễn phí. Kênh này cung cấp nhiều bài học khác nhau về từ vựng, phát âm và luyện nghe Tiếng Anh.
Luyện nghe Tiếng Anh qua podcast trên web
Luyện nghe Tiếng Anh qua podcast trên web
1. ESLPod
ESLPod là một trang web cung cấp các podcast về Tiếng Anh cho người học Tiếng Anh trên toàn thế giới. Trang web cung cấp các bài học đa dạng, từ Tiếng Anh cơ bản đến nâng cao, giúp người học rèn luyện kỹ năng luyện nghe và phát triển vốn từ vựng của mình.
2. The English We Speak
The English We Speak là một podcast của BBC Learning English, cung cấp các bài học ngắn về Tiếng Anh hàng ngày và cách sử dụng các từ và cụm từ thông dụng của người bản xứ. Đây là một cách tuyệt vời để nâng cao kỹ năng nghe và phát âm Tiếng Anh.
3. TED Talks Daily
TED Talks Daily là một podcast của TED, cung cấp các bài giảng về khoa học, công nghệ, nghệ thuật và xã hội. Podcast này được thực hiện bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của họ, giúp người nghe rèn luyện kỹ năng Tiếng Anh và tìm hiểu về các chủ đề thú vị.
Luyện nghe Tiếng Anh với các chương trình audio sách trên web
Luyện nghe Tiếng Anh với các chương trình audio sách
1. Audible
Audible là một trang web cung cấp các chương trình audio sách, cho phép người dùng luyện nghe Tiếng Anh thông qua các câu chuyện và sách thú vị. Trangweb này cung cấp các sách nổi tiếng và đa dạng thể loại như tiểu thuyết, kinh doanh, tự truyện và hơn thế nữa.
2. Librivox
Librivox là một trang web cung cấp các chương trình audio sách miễn phí, được thực hiện bởi các tình nguyện viên từ khắp nơi trên thế giới. Trang web này cung cấp hàng ngàn cuốn sách văn học cổ điển và hiện đại, giúp người nghe rèn luyện kỹ năng nghe và phát âm Tiếng Anh.
3. Audiobooks.com
Audiobooks.com cũng là một trang web cung cấp các chương trình audio sách cho người dùng. Trang web này có nhiều sách đa dạng và cập nhật liên tục, giúp người học Tiếng Anh có nhiều lựa chọn để luyện nghe và nâng cao kỹ năng Tiếng Anh của mình.
Kết luận
Trên đây là 12 trang web, kênh Youtube và podcast luyện nghe Tiếng Anh tốt nhất năm 2023 mà chúng tôi muốn giới thiệu đến trẻ. Qua đó, trẻ có thể tìm thấy những tài liệu phù hợp với trình độ và sở thích của mình để rèn luyện kỹ năng nghe Tiếng Anh hiệu quả hơn.
>> Gợi ý bài viết cùng chủ đề:
>> [Tổng hợp] Trang web học từ vựng Tiếng Anh miễn phí
>> TOP 10 Trang web học tiếng Anh cho trẻ em tiểu học.