Tin Mới

CÁCH DẠY TRẺ 2 TUỔI HỌC CHỮ MÀ BA MẸ NÊN BIẾT?

Là một bậc làm cha làm mẹ, ai ai cũng mong muốn rằng con khôn lớn, thông minh và phát triển nên từng ngày. Việc trang bị ngoài những bài học, kỹ năng thì việc dạy chữ cho con khi trẻ lên 2 tuổi đang ngày càng được nhiều ba mẹ quan tâm đến. Tuy vậy, trong quá trình dạy con đặc biệt là giai đoạn đầu khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh gặp không ít khó khăn. Vậy có những cách dạy trẻ 2 tuổi học chữ mang lại hiệu quả cao không? Nếu các bậc phụ huynh đang gặp phải những vấn đề đó thì hãy cùng tham khảo hết bài viết bên dưới đây ba mẹ nhé!

Giải đáp nỗi băn khoăn trẻ 2 tuổi có học được chữ không?

Ở độ tuổi lên 2, trẻ thường có những biểu hiện rằng chúng thì thích làm những điều mình thích như: chơi đồ chơi,...Điều này chính là mấu chốt khiến cho ba mẹ gặp trở ngại lớn cho việc dạy con học chữ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở tuổi lên 2 là trẻ rất nhạy bén trong việc học theo những hoạt động của người lớn và chúng bắt chước người lớn rất tốt. Đồng thời trẻ trong giai đoạn này đang dần nhận thức mọi thứ nên tư duy ghi nhớ cực tốt. Chính vì những điều này nên ba mẹ có thể áp dụng các phương pháp dạy dỗ trong giai đoạn này nhé. 

Các cách dạy trẻ 2 tuổi học chữ hiệu quả

Việc hay trang bị những kiến thức gì cho trẻ cũng đòi ba mẹ cần có một phương pháp giảng dạy chuẩn mực, khoa học và phù hợp với con. Dưới đây, Pantado gợi ý tới các ba mẹ những cách dạy trẻ 2 tuổi học chữ hiệu quả nhất, ba mẹ có thể tham khảo nhé!

Vừa học vừa chơi

Giai đoạn này trẻ thường hứng thú với những trò chơi thú vị, thu hút trẻ, hãy tận dụng những điều này mà các bậc phụ huynh nên xen lẫn hoạt động vừa học vừa chơi, ba mẹ có thể chuẩn bị một số bộ đồ dùng đồ chơi như các bảng chữ cái. Sau đó, tham gia các trò chơi nhỏ cùng con để bé nhận diện được mặt chữ, hoặc là học chữ qua bài hát cũng là một cách giúp con hứng thú hơn đó.

Áp dụng mọi lúc mọi nơi

Với phương pháp này ba mẹ có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi, ví dụ như sau khi con đã quen với tất cả mặt chữ thì trong giờ chơi, giờ tắm, giờ xem tivi, giờ ăn. Ba mẹ có thể lồng ghép một vài câu hỏi vào để củng cố kiến thức cho bé. Khi đó, ba mẹ sẽ tiến hành đánh vần để bé đọc theo và hình dung được cách ghép chữ. Một ví dụ khác như: hôm nay cả nhà ăn cơm với cá thì mẹ có thể hỏi con “Con gì đây?”. Khi con đưa ra đáp án là “cá” thì mẹ sẽ tiếp tục đánh vần tiếng “cá” để bé đọc theo. Cách dạy không mang tính ép buộc như thế này sẽ kích thích sự hợp tác của con và không bao giờ bị nhàm chán.

Thường xuyên đọc truyện cùng con 

Thường xuyên đọc truyện cho bé nghe trước khi ngủ cũng là một phương pháp học chữ mang lại hiệu quả cao đó các ba mẹ ạ! Ba mẹ hãy cùng con đọc một cuốn truyện tranh mang ý nghĩa giáo dục. Thói quen tốt này sẽ giúp tăng sự cảm thụ của con và hình thành ý thức tốt đẹp.

Tham khảo những tài liệu hay, sách truyện tranh để dạy trẻ 2 tuổi học chữ hiệu quả

Sách, truyện là tài liệu cực kỳ quan trọng trong công cuộc dạy trẻ 2 tuổi học chữ. Những câu chuyện với câu thoại ngắn gọn, dễ đọc theo sẽ giúp trẻ tiếp thu rất nhanh. Trong nhà có thành viên nhí 2 tuổi thì ba mẹ có thể tham khảo và chọn một số cuốn sách sau để dạy con:
Mẹ Hỏi Bé Trả Lời của tác giả nổi tiếng Yosbook, Xiao Li do Kim Đồng xuất bản. Nội dung sách là những câu hỏi xoay quanh các chủ đề về chữ cái, con vật, cây cối,... giúp khơi dậy trí thông minh của bé.
Sách Bách khoa toàn thư cho bé 1-2 tuổi trọn bộ 8 cuốn do công ty Tân Việt phát hành. Trong bộ sách này trẻ sẽ được tiếp cận với chữ cái, con số, loại vật xung quanh,... Nội dung sách ngắn gọn, dễ hiểu, hình ảnh đáng yêu rất thu hút trẻ.

Dạy bé 2 tuổi học chữ cái ba mẹ cần chú ý những gì?

Bé ở độ tuổi hiếu động và thích len lỏi mọi ngóc ngách thì không thể nào ép con ngồi yên một chỗ để học. Cho nên ba mẹ cần khéo léo trong việc chọn nội dung, cách thức cũng như bối cảnh học hợp lý nhất. 
Theo đó, để con chủ động hợp tác và mang đến kết quả học chữ tốt thì ba mẹ nên: Tạo không khí vui vẻ để con chủ động tham gia; Chọn nội dung học phù hợp với độ tuổi phát triển của bé; Không cứng nhắc trong phương pháp dạy; Đề tài học phong phú, thú vị kích thích tinh thần học hỏi con; Không gò bó trong sách vở, linh động thời gian và không gian học; Kiên nhẫn với bé và chọn những câu hỏi mở để kích thích sự hoạt ngôn; Dạy bé 2 tuổi học chữ không được gò bó hay ép buộc trẻ học.
Những thông tin trên mà Pantado đã cung cấp cho các bậc phụ huynh hy vọng rằng nó sẽ giúp ích cho ba mẹ trong hành trình nuôi dạy con một cách hiệu quả hơn.

CUỐN SÁCH DẠY CON THEO PHƯƠNG PHÁP SHICHIDA

Nuôi dạy con là cả một chặng hành trình dài, để làm tốt được điều này đòi hỏi các bậc phụ huynh cần có những phương pháp chuẩn mực, khoa học. Có không ít bậc phụ huynh gặp khó khăn trong quá trình này, đặc biệt là giai đoạn từ 0 – 6 tuổi, ba mẹ có phương pháp Shichida, việc tìm đọc những cuốn sách của phương pháp này là đơn giản nhất mà lại vừa mang lại tính hiệu quả vô cùng lớn. Hãy cùng điểm qua một vài những cuốn sách dạy con theo phương pháp shichida nhé! 

Vậy phương pháp giáo dục sớm Shichida bao gồm những gì?

Ngoài việc trang bị kiến thức thông qua phương pháp đọc sách Shichida thì trước tiên, các bậc phụ huynh tham khảo một số những phương pháp giáo dục sớm theo phương pháp Shichida bên dưới đây nhé! 

Dùng Flashcard, hình ảnh minh họa

Cách học bằng thẻ Flash card, hình ảnh minh họa đang được nhiều phụ huynh Việt Nam áp dụng để giúp con nhận diện hình ảnh, chữ cái, quốc kỳ, màu sắc….Đây cũng là cách mà cha mẹ áp dụng phương pháp Shichida giúp con có trí nhớ tốt hơn, nhanh nhạy hơn khi xử lý tình huống.
Nhận biết màu sắc
Cách tiếp theo để dạy bé bằng phương pháp Shichida chính là cho bé tiếp xúc với màu sắc càng sớm càng tốt. Đầu tiên bằng màu đơn giản trung tính như trắng, đen với những hình ảnh đối lập. Sau đó ba mẹ cho bé nhìn nhiều màu sắc hơn, dạy bé bằng những đồ vật trong nhà ở xung quanh bé. Màu sắc giúp trí tưởng tượng của bé được phát triển tối đa.
Phân biệt hình dáng
Tiếp theo là kiến thức về hình dáng rất quan trọng từ hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật…đều giúp bé phát triển trí não rất tốt. Chỉ cần thông qua đồ vật trong nhà bé cũng đã nhận biết được hình dáng. Điều này vô cùng quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển hai bán cầu não.
Nhận biết kích thước
Đã biết hình dáng thì ba mẹ nên dạy cho con về kích thước. Kích thước to nhỏ giữa các đồ vật, con vật trong nhà cũng là kiến thức rất phù hợp trong phương pháp Shichida.
Rèn luyện các ngón tay
Vận động tinh của các ngón tay cũng chính là môi trường lý tưởng để bé học được cách xử lý công việc khéo léo hơn. Rèn luyện ngón tay thông qua trò chơi, học đàn, làm việc nhà, vệ sinh cá nhân…giúp các ngón tay linh hoạt, hoạt động khéo hơn, xử lý được nhiều tình huống hơn giúp trí não phát triển tốt hơn.
Phát triển toàn diện 5 giác quan
Khi trẻ đọc một mẩu truyện hay quan sát một bức tranh - đó là học bằng thị giác. Thính giác sẽ được vận dụng khi trẻ được nghe một bài giảng hay một quyển sách nói. Thấu hiểu được tầm quan trọng to lớn của việc phát triển đa giác quan ở trẻ, cũng đã ứng dụng triệt để trong các chương trình học của mình. Với tính năng, nghe - nhìn - đọc - ấn chạm – nói.
Phát triển thính giác
Âm nhạc là môi trường lý tưởng để phát triển trí não và tâm hồn của trẻ. Ba mẹ có thể cho con nghe những bài hát thiếu nhi vui nhộn, những bài hát không lời nhẹ nhàng, bài hát cổ điển dễ ngủ….để con có cơ hội được cảm thụ âm nhạc theo cách của riêng con. Việc làm này sẽ là cách đơn giản nhất để thính giác của trẻ được cải thiện hiệu quả. Bé nghe nhạc nhiều sẽ nhạy cảm hơn với âm nhạc cũng như khả năng cảm thụ âm nhạc sẽ rất tốt.

Những cuốn sách dạy con theo phương pháp Shichida hay nhất

Yêu thương, khen ngợi và nhìn nhận theo phương pháp Shichida
Cuốn sách “Yêu thương, khen ngợi và nhìn nhận theo phương pháp Shichida” giúp cha mẹ hiểu được nguyên tắc khi áp dụng phương pháp Shichida vào thực tế. Điều đó có nghĩa là yêu thương con để dạy con tốt hơn, khen ngợi nghĩa là xây dựng lòng tin cho trẻ và nhìn nhận tức tin tưởng trẻ sẽ làm được. Áp dụng đủ 3 nguyên tắc thì cha mẹ sẽ thành công khi dạy con bằng phương pháp này.
70 thói quen tốt trong việc nuôi dưỡng con theo phương pháp Shichida
Cuốn sách gồm 7 chương với các nội dung: Dạy con biết phấn đấu, Để con học giỏi, Dạy con năng lực sáng tạo, Dạy con biết nhẫn nại, Dạy con sống có trách nhiệm, Dạy con trưởng thành, Dạy con quan tâm đến người khác. Đọc xong cuốn sách cha mẹ sẽ biết chọn những thói quen tốt, giúp con trưởng thành và thành công để áp dụng cho con yêu.

33 bài thực hành theo phương pháp Shichida

Đây là cuốn sách đầu tiên mà các ba mẹ nên tham khảo khi áp dụng phương pháp Shichida cho trẻ ở độ tuổi từ 0 – 6 tuổi. Tác giả của cuốn sách chính là Shichida Ko - con trai thứ của Giáo sư Shichida Makoto. Cuốn sách nói về những phương pháp thực hành mà cha mẹ nên thực hiện cho trẻ để phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ của trẻ từ 0 – 6 tuổi như: Học màu, học hình khối, kích thước, luyện tay.
Phát triển năng lực trí tuệ cho con theo phương pháp Shichida
Nội dung cuốn sách nói về phương pháp Shichida và nguyên tắc giáo dục cho trẻ từ 0 – 6 tuổi theo từng độ tuổi. Nội dung sách là phần nối tiếp của cuốn Yêu Thương, Khen Ngợi Và Nhìn Nhận – Bí Quyết Nuôi Dạy Con Theo Phương Pháp Shichida. Bên cạnh đó, phụ huynh sẽ tìm thấy bài học thực hành , đồng thời có những thực hành khởi đầu cơ bản với 33 Bài tập Thực Hành Theo Phương Pháp Shichida để áp dụng dạy con hiệu quả. 
Bí ẩn não phải
Bên cạnh não trái thì cha mẹ cần kích thích não phải cho bé trong những năm đầu đời. Tận dụng thời gian từ 0 – 3 tuổi để dạy trẻ nhiều hơn giúp trẻ có nền tảng trí tuệ tốt nhất bước vào đời. 
Giáo dục não phải – tương lai cho con
Cha mẹ nên tham khảo cuốn sách này để áp dụng cho con giúp bé có não phải phát triển tối đa. Cuốn sách có nội dung cơ bản được viết bởi tác giả Giáo sư Makoto Shichida giúp cha mẹ nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục não phải cho bé từ 0 – 6 tuổi. 

HỌC TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CHỦ ĐỀ NGÀY THÁNG

Ngày tháng là một chủ đề quá đỗi quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ba mẹ đã từng hỏi rằng tại sao chương trình học lại thiết kế gần gũi quen thuộc đối với các bạn học sinh chưa nhỉ? Đó là việc khi học tiếng Anh về những chủ đề gần gũi, quen thuộc đó, các bé sẽ nhớ từ vựng rất nhanh. Một trong những chủ đề quen thuộc và gần gũi nhất đó chính là chủ đề ngày tháng năm. Hãy cùng học tiếng Anh miễn phí và tìm hiểu về chủ đề từ vựng ngay trong dưới bài viết này, ba mẹ có thể tham khảo cho con học nhé!

1. Cách đọc, cách viết, từ vựng về 12 tháng trong tiếng Anh

Một chủ đề rất quen thuộc, kiến thức cơ bản nhất mà bất cứ ai mới bắt đầu học tiếng Anh sẽ phải nắm vững. Dẫu vậy, không khó để ghi nhớ cách đọc và cách viết các tháng trong tiếng Anh, bởi nó không theo bất cứ một quy luật nào cả. Hãy tham khảo các tháng dưới đây nhé!

Tháng 1: January [‘dʒænjʊərɪ]
Tháng 2: February [‘febrʊərɪ]
Tháng 3: March [mɑːtʃ]
Tháng 4: April [‘eɪprəl]
Tháng 5: May [meɪ]
Tháng 6: June [dʒuːn]
Tháng 7: July [/dʒu´lai/]
Tháng 8: August [ɔː’gʌst]
Tháng 9: September [sep’tembə]
Tháng 10: October [ɒk’təʊbə]
Tháng 11: November [nəʊ’vembə]
Tháng 12: December [dɪ’sembə]

2. Ý nghĩa tên các tháng trong tiếng Anh

Đằng sau những cái tên của các tháng, vậy bí ẩn là gì? Đa phần các tháng trong tiếng Anh có nguồn gốc xuất phát từ các chữ cái Latin, đồng thời cũng được đặt tên dựa theo các vị thần La Mã cổ đại nên đằng sau tên gọi của các tháng, cũng có những nguồn gốc thú vị, mang ý nghĩa riêng biệt.

Tháng 1 tiếng Anh: January

Tên tháng 1 xuất phát từ một vị thần La Mã là Janus. Vị thần này có 2 mặt để nhìn về quá khứ và tương lai, ông đại diện cho sự khởi đầu mới và những sự chuyển đổi nên tên của ông được đặt cho tháng đầu tiên của năm mới. Tháng giêng hay tháng 1 trong năm gắn liền với ý nghĩa Januarius Mensis. Trước thế kỷ 14, cụm từ được người Anh sử dụng với dạng Gevenen. Từ 1391, tháng giêng được gọi January.

Tháng 2 tiếng Anh: February

Tháng 2 bắt nguồn từ Februarius trong tiếng Latin. Nghĩa chỉ các nghi lễ tẩy uế xưa diễn ra vào 15/2 hàng năm. Người ta suy đoán vì tượng trưng cho cái ác, xấu xa nên tháng 2 có ít ngày hơn chỉ 28 hoặc 29 ngày.

Februar là một lễ hội nổi tiếng được tổ chức vào tháng hai hàng năm phải kể đến. Lễ hội này vào đầu thế kỷ 13 còn được người Anh gọi với cái tên thân mật là Federer và chuyển thành Feoverel chỉ sau một thời gian ngắn sau đó. Vào năm 1373, để có lối chính tả đơn giản, dễ viết, người Anh đã gọi tháng 2 là Februar. Tên gọi dành cho tháng 2 này vẫn được người dân Anh và trên cả nước gọi cho đến ngày nay.

Tháng 3 tiếng Anh: March

Tháng 3 trong tiếng Anh có xuất phát từ tiếng Pháp cổ, chỉ một vị thần tượng trưng cho chiến tranh là Mars. Vào tháng 3, người La Mã thường tổ chức lễ hội để chuẩn bị cho các cuộc chiến và tôn vinh vị thần này. Tháng này được nhiều người ưa chuộng với tiết trời đẹp, xanh.

Tháng 4 tiếng Anh: April

April có gốc từ chữ Aprillis trong tiếng Latin. Trong lịch cũ ở một số quốc gia, tháng 4 được xem là tháng đầu tiên trong năm, tháng của mùa xuân.
Tiếng La Tinh cho rằng, April là tháng hoa nở đầu xuân. Trước đây, tháng 4 được gọi Aprilis trong tiếng La Tinh và tiếng Pháp gọi Avril. Bước vào thế kỷ 13, tháng 4 được gọi với cái tên mới là Averil. Tuy nhiên, tên gọi này chỉ tồn tại đến năm 1375 đã được thay đổi. Từ thời gian đó đến nay, tháng 4 trong tiếng anh có tên gọi April.

Tháng 5 tiếng Anh: May

Tháng 5 trong tiếng Anh được đặt theo tên của nữ thần Maia là vị nữ thần của trái đất và sự phồn vinh. Vì ở các nước phương tây, tháng 5 ấm áp mới khiến cho cây cối, mùa màng phát triển. Tên Magnus có nguồn gốc từ La Tinh mang trong mình ý nghĩa của sự tăng trưởng. Tuy nhiên, tên gọi này đã kết thúc vào đầu thế kỳ thứ 12 bởi vì dựa trên tiếng Pháp từ Mai, người Anh đã gọi tháng 5 là May.

Tháng 6 tiếng Anh: June

June chính là tên đặt theo vị thần cổ Juno, Juno chính là nữ thần của hôn nhân và sinh nở. Và ngày quốc tế thiếu nhi cũng vào 1-6, thật là hợp lý. Chính điều này đã cho ra đời tên gọi June để nói riêng về tháng 6, tránh lẫn với các tháng trong tiếng Anh khác. Tên June được sử dụng để gọi tên tháng 6 từ thế kỷ 11 đến nay.

Tháng 7 tiếng Anh: July

Tháng 7 mang tên July để nhớ về hoàng đế Carsare. Vị hoàng đế người La Mã có tên Carsare được sinh ra vào tháng 7. Người này có trí lực siêu phàm, có công cải lịch La Mã. Dựa trên tên Julius Caesar, người dân Anh đặt tên tháng 7 là July để tưởng nhớ vị hoàng đế này.

Tháng 8 tiếng Anh: August

Tên của người tự xưng là vị thần Julius Caesar được nhiều người sử dụng nhưng cũng có sự cải biến đáng kể. Nổi bật nhất trong đó, Augustus Caesar cháu của vị hoàng đế tài đức này đã lấy tên mình để gọi tên một trong các tháng trong tiếng Anh. Vì vậy, tên August được sử dụng bắt nguồn từ thời gian đó cho tới tận hôm nay.

Tháng 9 tiếng Anh: September. 

Septem có nghĩa là “thứ 7” trong tiếng Latin. Và theo lịch La Mã cổ đại, tháng 9 là tháng thứ 7 trong 10 tháng của một năm, do đó nó được đặt tên là September.

Tháng 10 tiếng Anh: October. 

Từ Latin Octo có nghĩa là “thứ 8” (Tháng thứ 8 của năm), bạn có thể liên tưởng đến “octopus” con bạch tuộc cũng có 8 xúc tu. Tuy nhiên, sau này mọi người thêm vào lịch 2 tháng và tháng 10 được gọi là October. Những tháng chẵn cuối năm đổi thành tháng đủ nếu trong lịch cũ thì đây là tháng 8. Tháng này đại diện cho sự no đủ , hạnh phúc.

Tháng 11 tiếng Anh: November

 November. Trong tiếng Latin, Novem mang ý nghĩa là “thứ 9” và nó được dùng để đặt tên cho tháng 11 sau này.

Tháng 12 tiếng Anh: December 

Tháng 12 là tháng cuối cùng của 1 năm và nó được gọi theo tên tháng thứ 10 của người La Mã ngày xưa.

3. Cách viết ngày tháng bằng tiếng Anh

Theo cách viết của Anh-Anh, ngày luôn viết trước tháng, số thứ tự vào phía sau ngày (ví dụ: st, th…) có thể có hoặc không. Dấu phẩy có thể được sử dụng trước năm (year), tuy nhiên cách dùng này lại không phổ biến. Giới từ of trước tháng có thể có hoặc không. Ví dụ: 6 July 2020 hay 6th of July, 2020

4. Cách viết ngày tháng theo Anh – Anh

Khi đọc theo văn phong Anh – Anh, sử dụng mạo từ xác định “the” trước ngày. Ví dụ: April 2, 2019 – April the second, two thousand and nineteen

5.Cách hỏi về tháng trong tiếng Anh

Một vài mẫu câu hỏi về các tháng tiếng Anh vô cùng phổ biến và được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày:

What date is it today?/What is today’s date?
(Hôm nay là ngày bao nhiêu?)
What day is it today?/What is today’s day?
(Hôm nay là ngày thứ mấy?)

6. Cách nhớ các tháng trong tiếng Anh

Mặc dù từ vựng về các tháng không quá phức tạp nhưng đôi khi sẽ khiến tai khó nhớ hoặc nhầm lẫn giữa các tháng. Vậy có cách nào giúp học những từ này dễ nhớ và một cách hiệu quả? Dưới đây sẽ là mẹo học các tháng trong tiếng Anh vô cùng hiệu quả, không chỉ giúp bạn nhớ lâu hơn mà còn giúp bạn cách sử dụng các tháng trong tiếng Anh vào giao tiếp với những người xung quanh sao cho tự nhiên.

7. Học các tháng đi cùng với các ví dụ

Việc học các từ vựng các tháng đi cùng với ví dụ sẽ giúp cho bạn ghi nhớ được lâu hơn. Cùng với đó, bạn có thể luyện tập thêm kỹ năng viết và các hoàn cảnh để sử dụng từ đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự suy nghĩ về ngữ cảnh và tự đặt ra câu hỏi và câu trả lời theo từ vựng cần học.

8. Học 12 tháng tiếng Anh bằng cách liên tưởng chủ đề 

Ngoài việc liệt kê danh sách các tháng trong tiếng Anh một cách nhàm chán thì bạn có thể sắp xếp các tháng theo nhóm bằng hình thức liên tưởng. Từ danh sách các tháng trong năm bạn có thể dễ dàng liên tưởng đến các mùa, thời tiết các mùa ấy hay những dịp lễ trong tháng ấy. Việc học như vậy không chỉ giúp bạn ghi nhớ các tháng trong năm mà còn mở rộng vốn từ trong những chủ đề khác nữa.
Bạn có thể sắp xếp các tháng theo mùa để học. Đầu tiên bạn sẽ chia 4 mùa với 3 tháng khác nhau sau đó nghĩ đến những đặc điểm của mùa ấy. Bạn có thể sắp xếp các tháng như sau:
Spring (mùa xuân): January, February, March
Summer (mùa hạ): April, May, June
Autumn/ Fall (mùa thu): July, August, September
Winter (mùa đông): October, November, December

Sau đó bạn có thể gắn từng mùa ấy với những đặc điểm về thời tiết hoặc những sự kiện, lễ hội trong năm. Ví dụ như mùa đông (Winter) sẽ có nhiều tuyết (snowy), thời tiết khắc nghiệt (harsh weather) và bạn sẽ thấy lạnh (cold). Nếu học theo phương pháp này bạn không chỉ mở rộng vốn từ mà còn có thể khám phá thêm nhiều điều thú vị về văn hóa của các nước nói tiếng Anh.

Đó là tất cả những gì mà Pantado luôn chia sẻ đến tất cả các bạn, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn nhỏ trong quá trình học tiếng Anh hiệu quả. Chúc các bạn sớm chinh phục được tiếng Anh thành thạo.

69 MẪU CÂU GIAO TIẾP TIẾNG ANH ĐỂ BA MẸ SỬ DỤNG VỚI CON HÀNG NGÀY

Một trong những cách giúp con tự tin giao tiếp tiếng Anh một cách thành thạo là tạo môi trường rèn luyện tiếng Anh cùng con mỗi ngày. Và thật đặc biệt nếu như ba mẹ có thể luyện tập và sử dụng tiếng Anh cùng con hằng ngày, bởi đó chính là một cách giúp con phát triển trình độ tiếng Anh một cách nhanh chóng và tự tin hơn. Ngay sau đây, Pantado sẽ chia sẻ cho các phụ huynh về 70 mẫu câu giao tiếng Anh để ba mẹ sử dụng với con hằng ngày.

70 mẫu câu tiếng Anh giao tiếp dành cho ba mẹ

Trong quá trình tạo môi trường luyện nói tiếng Anh, cùng con luyện tập giao tiếp hằng ngày, ba mẹ có thể sử dụng 70 mẫu câu giao tiếp thông dụng, đơn giản và quen thuộc nhất, ba mẹ xem tại đây nhé!

1. Time to go to sleep/brush your teeth/put on your clothes/put on your shoes/ read books? (Đến lúc đi ngủ/đánh răng/mặc quần áo/đi giày/đọc sách rồi)
2. Wear your hat please! (Con đội mũ đi con)
3. It is time to have breakfast/ lunch/dinner. Time for breakfast (Đến giờ ăn sáng/trưa/tối rồi con)
4. Would you like a cup of water? (Con có muốn một cốc nước không? ) - dạng nói rất lịch sự chủ yếu để con học cách nói lịch sự khi giao tiếp với khách, người ngoài.
5. What do you like to eat ? (Con muốn ăn gì?)
What do you want for breakfast/lunch/supper?
6. Do/ Would you like some ice-cream/ a candy? (Con muốn ăn kem/kẹo không?)
7. Is it enough or you want more? (Như thế đã đủ chưa hay con muốn hơn?)
8. Do you want some more? (Con có muốn ăn thêm không?)
9. You need to eat some more. (Con phải ăn thêm chút đi)
10. Let's play together (Mình cùng chơi nhé)
11. Let's clean up, put away the toys! (Mẹ con mình cất dọn đồ chơi nào)
12. Can mommy play with you? (Mẹ có thể chơi với con không?)
13. Let mommy help you! (Để mẹ giúp con nhé)
14. Are you hungry/ thirsty/sleepy/tired/happy/sad/mad/scared? (Con có đói/khát/buồn ngủ/mệt/vui/ buon/ gian/ so..) không?
15. Can you get me the spoon/phone/book/ remote control...? (Con có thể lấy cho mẹ cái thìa/điện thoại/quyển sách/ điều khiển... cho mẹ được không?)
16. Go get your shoes/backpack/book...! (Con đi lấy giày, ba lô/ sách...)
17. Can you share with mommy a little bit? (Con chia cho mẹ một ít được không?)
18. Can you share some to your sister? (Con có thể chia sẻ với em được không?)
19. You need to go brush your teeth right now! (Con phải đi đánh răng ngay bây giờ)
20. Come on! Let mommy comb your hair/ tie your hair up! (Lại đây nào! Để mẹ chải đầu cho con/ buộc tóc cho con)
21. Do you need some help? (Con có cần ai giúp không?)
22. Can i help you a little bit? (Mẹ có thể giúp con 1 tẹo không?)
23. Can you help mommy get a napkin? (Con có thể lấy cho mẹ 1 tờ giấy ăn được
không?)
24. Would you like to use a spoon or chopsticks/fork? (Con muốn dùng thìa hay dùng đũa/dĩa)
25. Do you want to wear green or pink today? (Hôm nay con thích mặc màu xanh hay màu hồng)
26. Mom's gonna sing a song, ok? (Mẹ sẽ hát một bài hát, được  không?)
27. Let's go in the kitchen/living room/bedroom (Mình vào bếp/phòng khách/phòng ngủ đi con)
28. Go sit on your potty! (Con đi ngồi bô đi)
29. Do you need to go pee? (Con có cần đi tiểu không?)
30. Are you ok? (Con có sao không?)
31. Is it hurt? (Có đau không?)
32. We're going to take the bus! (mình sẽ đi xe buýt)
33. Do you want to go to the market with mommy? (Con muốn đi chợ với mẹ không?)
34. Be careful! (Cẩn thận con)
35. Slow down (Chậm lại con), eat slowly! (ăn chậm thôi con)
36. Look! There is a duck over there. (Nhìn kìa con. Đằng kia có con vịt kìa)
37. Time to get up! (Đến giờ dậy rồi)
38. Let's get out of bed! (Mình ra khỏi giường thôi)
39. Have you brushed your teeth yet? Have you washed your face yet? (Con đã đánh răng/ rửa mặt chưa?)
40. What are you doing? (Con đang làm gì đó)
41. Don't touch it. (Đừng động vào đó)
42. Don't do it! (Đừng làm như vậy con) don't say that (đừng nói như vậy)
43. Mommy will not be happy if you do it! (Mẹ sẽ ko vui nếu con làm điều đó đâu)
44. Mommy don't want you to fall! (Mẹ không muốn con bị ngã đâu)
45. Get down or you might fall! (Xuống đi ko thì ngã đó)
46. Do like this! (Con làm thế này này)
47. Follow mommy! (Làm theo mẹ, đi theo mẹ)
48. Do not move! (Đừng động đậy)
49. We need to leave/ go home. (Mình phải đi/ phải về nhà rồi)
50. Home sweet home! (Về nhà yêu dấu rồi)
51. Ok! Let me think about it. (Được rồi. Để mẹ nghĩ nhé)
52. Give me your hands! (Đưa tay đây cho mẹ )
53. Take my hand! (Cầm lấy tay mẹ)
54. Hold on tight! (Giữ chắc vào, nắm chắc vào)
55. Stay still! (Ở yên nào)
56. What are you looking for? (Con đang tìm cái gì đấy)
57. Come here with mommy! (Lại đây với mẹ)
58. We need to be quick. (Mình phải nhanh lên thôi con)
59. Don't worry. Mommy is here! (Đừng lo! Mẹ ở đây!
60. Go sit on the chair! (Đi ngồi vào ghế đi)
61. You go first. (Con đi trước đi)
62. Wait a minute/ wait a second (Đợi một tý)
63. No more talking (Không nói chuyện nữa)
64. Let's go on a walk / let's go outside (Mình đi dạo đi/mình ra ngoài đi)
65. Don't interrupt! (Không được ngắt lời bố mẹ)
66. Keep quiet please! (Giữ yên lặng)
67. You are too loud. (Con nói to quá)
68. Don't be shy (Đừng ngại/ đừng xấu hổ)
69. You are so sweet! (Con thật là ngọt ngào, dễ thương)

Như vậy, Pantado đã chia sẻ 7- mẫu câu giao tiếp tiếng Anh, từ đó ba mẹ có thể cùng con luyện tập, nói tiếng Anh trong quá trình giao tiếp. Hy vọng rằng những kiến thức bên trên sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh và các con phát triển hơn trình độ giao tiếp tiếng Anh của mình. Chúc các bạn học sinh học tập hiệu quả và sớm chinh phục tiếng Anh trọn vẹn nhé! 

TẠI SAO NGƯỜI LỚN LẠI DỄ QUÁT MẮNG CON TRẺ

Một người mẹ tâm sự: hồi nãy con em đang vui cái gì cứ nhảy tưng trên ghế nệm, em bực quá quát nó: "im ngay không!", có vẻ con hết hồn, mà nằm lăn ra khóc tức tưởi gần 1 tiếng. Giờ nhìn con ngủ, nhưng em thấy hối hận lắm, do một phần mệt vì vừa đi làm về, một phần không kìm được tức giận! Đã ba mẹ nào từng gặp tình huống tương tự thế này chưa ạ?
Quát mắng là hành vi được xem là "lười suy nghĩ" của não bộ chúng ta. Nó thể hiện sự thiếu đánh giá, thiếu suy nghĩ, thậm chí là thiếu ngôn từ. Khi gặp một tình huống gây mệt mỏi, khó chịu, não bộ chọn cách lười biếng này!
Khi chúng ta la mắng con, sẽ rất có thể dẫn đến những tác hại như:
- Kích hoạt hành vi bạo lực ở trẻ
- Ngôn ngữ kém phát triển - điều này thấy rất rõ trong cách trẻ giao tiếp với cha mẹ và bạn bè. Trẻ chỉ thường la, khóc, hay cắn đánh để thể hiện điều trẻ muốn hay không muốn.
- Trẻ trở nên ít tôn trọng người thường la mắng hổ báo. Nhiều người nghĩ rằng la mắng đánh phạt làm trẻ sợ nghe lời, nhưng cách đó chỉ áp dụng với động vật bậc thấp, với loài người bậc cao là một chuyện khác.

Mỗi ngày, thật sự chúng ta đang chịu quá nhiều áp lực từ cuộc sống, công việc và cả trong việc nuôi dạy con, nhưng không nên "giận cá chém thớt" lên đứa trẻ vô tội. Dù không nói ra, nhưng tôi tin rằng mỗi người trong chúng ta đều cảm thấy hối hận sau khi la mắng con vô cớ. Đây là tâm lý chung của tất cả mọi người làm cha mẹ.

VẬY CHÚNG TA NÊN LÀM GÌ KHI LỠ MẮNG CON VÔ CỚ?

Hãy nhận lỗi với trẻ, cho dù con ở bất cứ độ tuổi nào
Nhiều bạn sẽ cho rằng trẻ nhỏ quá, nhận lỗi không có giá trị gì. Nó không nằm ở liệu trẻ có chấp nhận lời nhận lỗi của bạn không, mà là liệu bạn có dũng cảm nhận lỗi không vì đó cũng là cách bạn dạy trẻ thấy: tất cả mọi người ai cũng có lúc mắc lỗi, và dũng cảm nhận lỗi là điều cần làm. Bạn chỉ cần ngồi hay bế trẻ để tầm mắt cả hai ngang bằng nhau, và nói "mẹ xin lỗi vì đã quát con! mẹ yêu con nhiều".

Nhận lỗi với trẻ! Dù trẻ đang có lỗi 

Bạn đã sai khi la mắng hổ báo dù trẻ có lỗi. Đơn giản vì bạn có ngôn ngữ và sử dụng nó thành thạo hơn trẻ ít nhất 2 thập kỷ và có trách nhiệm sử dụng nó đúng để giáo dục trẻ, chứ không la mắng phi ngôn ngữ như vậy. Dù trong trường hợp trẻ sai, bạn vẫn nhận lỗi như trên vì bạn nhận lỗi về cách ứng xử sai của bạn, nhưng không "chiều" theo cách trẻ đang làm sai, bạn vẫn giữ đúng nguyên tắc "đúng" và "sai" trong xử lý hành vi sai của trẻ.
Nếu trẻ làm sai, hãy giải thích tại sao mẹ không đồng ý, mô tả cái gì trẻ đã làm sai và hướng dẫn cách trẻ làm tốt hơn.

Hãy sửa lỗi! Đừng chỉ nhận lỗi.

Cố gắng đừng để sự nhận lỗi về cách ứng xử sai của bạn lập lại. Điều này không hay tí nào! Nó làm mất đi ý nghĩa nỗ lực của bạn để trẻ hiểu: sai cần dũng cảm nhận lỗi và khắc phục.

Đừng chỉ hối hận! Mà tập hồi tưởng

Bạn hãy tập suy nghĩ kĩ về hành vi của trẻ trước khi la mắng. Điều này sẽ có ích rất nhiều trong kiểm soát hành vi ứng xử của bạn. Một chi tiết nhỏ trong câu chuyện người mẹ ở đầu bài "con em đang vui cái gì...". Cái đó là cái gì? Liệu sự la mắng có tắt đi niềm vui, sự sáng tạo của trẻ không? Giá như mình hỏi trẻ, có thể đã có nhiều điều tích cực hơn xảy ra thay vì là dùng la mắng kiểu hổ báo.

HƯỚNG DẪN LUYỆN NGHE TIẾNG ANH IELTS ĐẠT ĐIỂM CAO NHẤT

Listening là một trong những kỹ năng quan trọng trong quá trình học tập và luyện thi IELTS dành cho học sinh. Tuy vậy, có không ít học sinh gặp phải khó khăn, trở ngại trong quá trình ôn luyện thi chứng chỉ IELTS. Đừng lo, Pantado sẽ hướng dẫn cho các bạn luyện nghe tiếng Anh IELTS đạt điểm cao nhất, cùng theo dõi hết bài viết và biết đâu điều đó sẽ giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình học tiếng Anh ngày càng một phát triển và hoàn thiện hơn.

 

Cấu trúc và cách làm bài thi IELTS

Việc hiểu rõ cấu trúc và cách làm bài IELTS Listening giúp các bạn học sinh rút ngắn  thời gian ôn luyện, và có cơ sở để đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. Bên cạnh đó, việc nắm chắc bài thi Listening cũng sẽ giúp thí sinh thực hiện bài thi hiệu quả, đạt điểm tốt nhất. 

Bài thi IELTS Listening có tổng thời gian kéo dài 30 phút, với phần thi trên giấy thí sinh sẽ có thêm 10 phút điền câu trả lời vào phiếu. Nếu thi online, thí sinh sẽ có 2 phút để kiểm tra lại các câu trả lời. Bài thi IELTS Listening gồm 4 Part với độ khó tăng dần. Ở mỗi phần sẽ có 10 câu hỏi tương ứng 1 điểm 1 câu. Chi tiết 4 Part trong đề thi IELTS học thuật & IELTS Tổng quát cụ thể như sau:

Part 1: Bao gồm hội thoại giữa 2 người về các chủ đề trong cuộc sống hàng ngày.
Part 2: Là các đoạn độc thoại về cuộc sống hàng ngày. (VD: công việc của 1 người,...)
Part 3: Hội thoại giữa 1 nhóm người về chủ đề giáo dục, đào tạo.
Part 4: Độc thoại liên quan đến các chủ đề học thuật. (ví dụ: 1 bài giảng, đoạn hội thoại ngắn)

Trước khi bắt đầu nghe, bạn sẽ được xem trước câu hỏi. Sau khi đoạn ghi âm được phát, bạn cần hoàn thành câu trả lời và check lại toàn bộ khi bài nghe kết thúc.

Luyện nghe tiếng anh IELTS online tại nhà

Nhằm rút ngắn thời gian ôn thi cũng như tăng hiệu quả việc luyện test IELTS online tại nhà, bạn học cần tham khảo 1 số kinh nghiệm luyện nghe tiếng anh được đúc kết từ nhiều thí sinh đạt điểm tốt trong kỳ thi này.

Luyện tập và trau dồi khả năng phát âm

Một trong những nền tảng gốc dễ để chúng ta có thể nghe hiểu dễ dàng đó chính là ngữ âm. Bên cạnh đó, việc luyện tập phát âm đúng chuẩn cũng sẽ giúp bạn dành điểm cao trong bài thi Speaking. Nếu bạn là người mới bắt đầu, bạn nên dành khoảng 3 tháng để học thành thạo kỹ năng phát âm chính xác. Mục tiêu cuối cùng để đạt điểm tốt là phát âm chuẩn ký tự trong IPA, đặc biệt là các âm khó dễ sai. Điều cần chuẩn bị trong quá trình học đó là bạn cần chuẩn bị 1 quyển sổ ghi chép các từ khó, hay mắc lỗi, 1 chiếc gương để luyện khẩu hình miệng và 1 chiếc máy ghi âm để kiểm tra giọng đọc của chính mình. 

Liên tục trau dồi vốn từ vựng liên tục

Nếu muốn phát triển vốn từ vựng của mình, chúng ta cần tạo thói quen tra hệ thống phiên âm của từ đó để nắm được cách đọc và nhận ra từ đó khi nghe. Cùng với đó việc ghi chép, các bạn nên trang bị một cuốn nhật ký từ vựng bằng audio để làm quen nhanh với cách đọc của những từ đó.
Nếu có thể các bạn nên tham khảo một trong 4 quyển giáo trình học, luyện từ vựng và phát triển trau dồi vốn từ vựng của mình: Check your vocabulary for IELTS của tác giả Rawdon Wyatt; Academic vocabulary in use của tác giả Michael McCarth; Cambridge vocabulary for IELTS của Pauline Cullen; Key word for IELTS của Collins Cobuild

Hãy rèn cho mình thói quen ghi lại những từ mình đã nghe được

Để là tốt bài dự thi IELTS, đạt điểm cao trong quá trình học, các bạn nên take note thật nhanh những thông tin cần thiết. Với những dạng câu hỏi nhiều lựa chọn, bài nói thường đưa ra nhiều thông tin đề cập đến mọi đáp án khiến bạn dễ mất tập trung. Tiếp theo đó, hãy cố gắng take note từ khóa để đoán nghĩa của câu hoặc đoạn văn đó.

Luyện kỹ năng nghe trọng âm câu và keyword

Kỹ năng nghe trọng âm cũng trở nên vô cùng quan trọng. Đặc biệt là những người bản xứ, nếu các bạn để ý thì có thể dễ dàng nhận thấy người nói nhấn mạnh 1 số từ, cụm từ trọng điểm trong câu. Thông qua đó, các bạn dễ dàng đoán được ý và chọn câu trả lời đúng. Để rèn luyện thành thạo kỹ năng này, bạn có thể sử dụng tài liệu English Pronunciation In Use kết hợp luyện tập qua website manythings.org –listen and read along.

Luyện nghe và chép lại những từ quan trọng

Một trong những kỹ năng đòi hỏi sự tập trung và kiên trì nhưng mang lại giúp bạn tiến bộ nhanh khi luyện nghe IELTS. Các bạn có thể sử dụng các bước trên đây:

Bước 1: Chọn nguồn nghe giọng bản ngữ, độ dài ngắn phù hợp, có phụ đề.
Bước 2: Tắt phụ đề. Nghe và chép lại nội dung, sau đó check lại transcript để kiểm tra
Bước 3: Đọc transcript và thu âm lại để so sánh với audio/ video gốc. Từ đó, bạn sẽ tránh được sai lầm và tăng kỹ năng nghe -  đọc nhanh chóng.

Lựa chọn tài liệu nghe phù hợp với năng lực và khả năng tiếng Anh của mình

Để luyện kỹ năng nghe trở lên hiệu quả, các bạn nên lựa chọn nghe theo sách phù hợp với trình độ của mình. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi thi thật bởi đã được làm quen với cấu trúc đề. Một số đầu sách mà bạn có thể tham khảo luyện nghe IELTS như:
- Improve IELTS Listening and Speaking của Sam McCater.
- Cambridge Practice Test for IELTS (1 – 10)
- Intensive IELTS Listening.
- Tactics For Listening
- Get Ready For Ielts Listening

Hướng dẫn luyện IELTS Listening cho người mới bắt đầu 

Nếu bạn là người mới bắt đầu các bạn có thể tham khảo và luyện tập theo các kỹ năng quan trọng mà Pantado sẽ chia sẻ cho các bạn ngay sau đây
- Dành thời gian đọc đề bài, dự đoán chủ đề hoặc tình huống có thể xảy ra trong bài nghe. Có thể take note bằng bút chì.
- Phân tích câu hỏi để xác định thông tin cần trả lời cũng như cách viết câu trả lời đúng.
- Tìm từ khóa của bài và gạch chân (hoặc khoanh tròn), đó có thể là danh từ, động từ,...
- Xác định loại câu trả lời cần thiết (tên, số điện thoại, tính từ)
- Dự đoán đáp án càng nhiều càng tốt, ví dụ như: Tình huống này là gì? Chủ đề đang được đề cập? Ai có thể là người nói? Câu trả lời có thể là gì?
- Liệt kê từ đồng nghĩa có thể xuất hiện trong bài nghe thay vì từ được đặt trong đề bài. Thông thường, người nói sẽ đề cập đến từ ngữ có ý nghĩa tương tự thay vì chính xác từ trong phần câu hỏi.

Hướng dẫn làm bài dự thi IELTS một cách hiệu quả

Một số cách làm bài dự thi IELTS hiệu quả mà Hội đồng Anh đã chia sẻ cho các bạn ngay bên dưới đây. Những cách này sẽ khá phù hợp với những bạn đã có nền tảng tiếng anh tốt hoặc đã thi nhưng chưa đạt số điểm mong muốn, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

- Hiểu rõ bài thi IELTS Listening
- Luôn dự đoán, trả lời các câu hỏi trước khi nghe và làm bài thi.
- Xác định đó là loại câu hỏi gì? (mỗi loại câu hỏi yêu cầu 1 chiến lược riêng).
- Dạng bài đó là gì?
- Bạn cần những kỹ năng gì?

Dựa trên cơ sở thực tế, kết hợp với một số hướng dẫn của Hội đồng Anh quốc đã cung cấp thông tin, các bạn có thể tham khảo, học tập và áp dụng theo một số những hướng dẫn bên trên, điều đó sẽ giúp cho bạn học tập tiếng Anh tốt hơn và đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS sắp tới nhé! Chúc các bạn thành công!
 

BA MẸ CẦN LÀM GÌ ĐỂ KHÍCH LỆ CON HAM HỌC?

Ngày nay, xã hội công nghệ phát triển dẫn tới có vô số yếu tố gây nên sự mất tập trung của trẻ, khiến bé không còn nhiều yêu thích đối với việc học tập. Và chắc hẳn nhiều cha mẹ cũng đang “đánh vật” với suy nghĩ làm sao để khiến con có thể ham học hơn.

Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, với những sở thích, phong cách học tập khác nhau. Có những bé thích học bằng việc nghe người khác giải thích, nhưng cũng có những bé thích học qua các hình ảnh sinh động, có những bé lại cần học bằng trải nghiệm thực tế,... Những đứa trẻ được hướng dẫn, giáo dục đúng trong những năm đầu đời sẽ có một nền tảng vững chắc cho việc phát triển sau này.

 

Khi trẻ còn nhỏ, thế giới xung quanh đối với bé đều thật mới lạ, bé tò mò về tất cả mọi thứ. Lúc này trẻ như một tờ giấy trắng vậy. Và đây chính là cơ hội tốt nhất để cha mẹ có thể xây dựng niềm yêu thích học tập cho con.

Trẻ sẽ bắt chước những gì cha mẹ làm. Vậy nên việc đơn giản nhất mà cha mẹ nên làm là nêu gương, tạo thói quen cho trẻ. Nếu bé nhìn thấy cha mẹ yêu thích việc học thì bé sẽ có hứng thú với học tập hơn. Nếu bé nhìn thấy cha mẹ đọc sách thường xuyên (tất nhiên là với một thái độ tích cực) thì bé cũng sẽ có niềm thích thú với việc đọc. Và thường thì những trẻ thích đọc sách cũng sẽ thích học tập. Đọc sách không chỉ giúp trẻ có vốn từ vựng phong phú mà còn giúp não bộ phát triển tốt hơn.

Khi nhắc đến việc học thì hầu hết các bé đều phải học theo kiểu học nhồi, học vẹt, học dưới sự kiểm soát của cha mẹ. Chính các việc này đã làm giảm sự hứng thú của trẻ đối với việc học, trẻ sẽ không còn thích thậm chí là ghét học. Hướng dẫn trẻ trong quá trình học là quan trọng nhưng cha mẹ nên cho con được đưa ra ý kiến, lựa chọn về việc học tập. Hãy khuyến khích con tự khám phá những chủ đề, môn học mà bé yêu thích.

Những pháp để khích lệ con học tập tốt hơn

1. Học tập dựa trên các trò chơi, hoạt động cũng là một cách thú vị để cha mẹ dạy con những khái niệm, kiến thức mới. Khi trẻ tham gia vào một trò chơi, bé sẽ được trải nghiệm niềm vui thích khi được học điều mới, thúc đẩy bé muốn tìm hiểu thêm nữa và ham học hơn.
2. Hãy khuyến khích con khám phá thế giới xung quanh bất cứ khi nào có thể. Cha mẹ chỉ cần đặt các câu hỏi đơn giản cho con, để con động não, suy nghĩ, phân tích về những gì mà bé đang được trải nghiệm. Biến mỗi ngày đều trở thành ngày học tập sẽ giúp bé phát triển được động lực để có thể học ở lớp, ở nhà hay bất cứ chỗ nào.

3. Và cha mẹ hãy nhớ luôn dành những lời khen ngợi về sự nỗ lực của con kiên nhẫn với kết quả con đạt được và không so sánh con với những trẻ khác, dù đạt được thành quả ít hay nhiều thì bé vẫn luôn cần lời động viên của cha mẹ. Chúng giống như là công cụ thúc đẩy bé học tập, vượt qua những thử thách tốt hơn đó. Tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ của cha mẹ sẽ luôn là nguồn động lực tốt nhất dành cho con.

MẸO GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ “THÔNG MINH GIẢ” Ở TRẺ

Đã bao giờ các ba mẹ gặp phải tình huống trẻ làm một điều gì đó mà tìm cách nói dối chưa nhỉ? Đó chính là biểu hiện “Thông minh giả” ở trẻ. Ba mẹ có thể hiểu nôm na ra là sự lanh lẹ, sử dụng mẹo vặt nhất thời, các hành động không thể hiện ở chiều sâu hiểu biết, tư duy, về lâu dài không đem lại nền tảng tốt cho bé. Hay từ dân gian còn gọi là “Khôn lỏi”

Dấu hiệu trẻ biểu hiện thông minh giả

Sẽ không khó để ba mẹ nhận biết được sự thông minh giả ở trẻ trong một số tình huống sau đây nhé:

- Con luôn có lý do để không làm một công việc nào đó như học bài, dọn đồ chơi.
- Đôi lúc con thường biện cho lỗi lầm hoặc tệ hơn là lý sự cùn với người đối diện.
- Thường xuyên đùn đẩy để tránh trách nhiệm của bản thân.
- Con đề cao lợi ích của mình như chỉ muốn giữ riêng đồ chơi đồ ăn nhưng tìm mọi cách để chơi hoặc ăn đồ của bạn
- Đôi khi con có hành động ăn hiếp những bạn yếu kém hơn mình.
- Lấy lòng, nịnh nọt những bạn, thầy cô hoặc người đem lại lợi ích cho mình
- Luôn cho mình là đúng, tỏ ra hiểu biết.
Biểu hiện thông minh thật sự ở trẻ:
- Trẻ biết đặt nhiều câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề đang thắc mắc như tại sao, nếu con…thì sẽ như thế nào ạ?...
- Trẻ có trí tưởng tượng phong phú trên hình ảnh hoặc câu chuyện nền tảng.
- Trẻ biết cách bảo vệ bản thân để không bị bắt nạt.
- Trẻ biết khen ngợi, ngưỡng mộ người khác thật lòng, lấy những điểm tốt của người khác để tích lũy kinh nghiệm cho mình và hoàn thiện.
- Trẻ không giấu dốt, thường sẽ đặt câu hỏi ngay khi chưa hiểu vấn đề.

Vậy cần làm gì khi trẻ có biểu hiện “thông minh giả”?

Khi con lý sự cùn, đùn đẩy trách nhiệm.
Ba mẹ cố gắng không cười, hỏi xác nhận lại sự việc, và phớt lờ các lý do con đưa ra. Chẳng hạn “Có phải Bống vừa làm đổ cốc nước ra sàn không, đưa tay/chân mẹ xem nào” và phớt lờ đi việc con nói tại cái ghế vướng đường, tại con muốn đi nhanh tới chỗ mẹ… Về sau khi có mặt con, cũng không đem chuyện này ra kể vui cho mọi người nghe, làm con lầm tưởng điều đó là hay.

Khi con ích kỷ không muốn chia sẻ, nhưng lại luôn tìm cách dùng đồ của bạn bè.
Hãy hỏi con, nếu con bị đối xử như vậy, con sẽ buồn chứ? Nếu bé tự tin trả lời: “Con không bao giờ bị các bạn tranh đồ cả, chỉ có bạn đó ngốc mới bị thôi”. Bạn hãy tỏ vẻ ngạc nhiên: “Ồ, ra vậy, mẹ thì hay chia sẻ đồ ăn với các cô chú khác lắm, nhưng cô chú không nghĩ mẹ ngốc, mà còn chia lại cho mẹ đồ ăn. Nếu cô chú nghĩ mẹ ngốc thì mẹ sẽ rất buồn và sẽ ước rằng đừng ai đối xử với mẹ như vậy”. Cha mẹ cố gắng đừng phê phán bé, hãy để bé tự cảm nhận việc làm của mình bằng một câu chuyện tương tự.

Khi thấy con lấy lòng, nịnh những người mang lại lợi ích cho con.

Hãy hỏi con: “Con rất thích bạn ấy à, kể mẹ nghe về bạn ấy đi”. Sau khi con kể xong “Ồ, nghe có vẻ bạn ấy rất hay cho con quà vặt. Thế con có cho bạn ấy món gì của con chưa?”. Có thể bé sẽ nói: “Không, con không có gì để cho, mà bạn ấy cũng không cần”. Lúc này hãy giảng giải với con: “Con rất nhiều tài vặt biết kể chuyện, hát hay, múa giỏi... hãy dạy bạn cùng biết thay vì chỉ khen bạn vì  khen nghe xong là biến mất. Con đâu có thua kém gì bạn, không cần xin bạn điều gì, đúng không con?”
Cách đối phó với các mánh khóe của bé.

Ví dụ bé không muốn ngủ trưa nên tới giờ thì quấn lấy ông bà, bảo con thương, con muốn chơi với ông bà hoặc giả ốm để khỏi đi học. Ở trường hợp này này thì đừng vội lật tẩy bé, bé cảm thấy xấu hổ, sẽ càng cứng đầu tỏ ra oan ức thì khó trị hơn. Hãy hỏi lại “Con rất thích đi học nhưng vì đau bụng mà con không đi được thôi phải ko?” – Tất nhiên bé sẽ Dạ – “Nếu thích như vậy thì sau khi con khỏe, mẹ sẽ chở con lên nhà cô giáo học lại bài hôm nay bù vô nhé. Mỗi ngày cũng sẽ đăng kí cho con học thêm ở nhà cô”. Lúc này bé sẽ mếu máo không biết làm sao, bạn hãy gợi ý bé nói thật “Nếu con không muốn đi học, con cứ nói với mẹ nhé. Mẹ và con sẽ cùng thương lượng. Có thể con sẽ ở nhà tự học 1 hôm thay vì đến lớp, con nhé. Nếu đau bụng rồi thì phải nằm mãi trên giường, cũng không được chơi đồ chơi rồi, mẹ cũng có thể đưa con đi bác sĩ để kiểm tra xem con có bị sao hay không nữa”… Hãy để con tự nhận ra bài học bằng sự góp ý nhẹ nhàng, tránh làm bé xấu hổ hay suy nghĩ tiêu cực.

Đôi khi với sự phản ứng nhanh của bé là tín hiệu đáng vui, nhưng ba mẹ hãy quan sát và chú ý để bé thật sự thông minh linh hoạt thay vì thông minh giả. Và để con không lặp lại việc đó, hãy là người gương mẫu cho bé noi theo ba mẹ nhé.