PHƯƠNG PHÁP NUÔI DẠY CON KHÔNG ĐÒN ROI BA MẸ ĐÃ THỬ CHƯA?

PHƯƠNG PHÁP NUÔI DẠY CON KHÔNG ĐÒN ROI BA MẸ ĐÃ THỬ CHƯA?

Trên chặng hàng trình dài nuôi dạy con, chắc hẳn ba mẹ thường xuất hiện những tình huống buộc phải cáu gắt, la mắng khi bảo mãi mà trẻ không nghe lời phải không nhỉ? Đó cũng là điều dễ hiểu bởi đa phần tính cách của trẻ nhỏ thường như thế. Vậy làm thế nào để áp dụng phương pháp nuôi dạy con không đòn roi? Để trả lời cho câu hỏi đó, các bậc phụ huynh hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé! 

 

Phương pháp nuôi dạy con không đòn roi

 

Do đâu mà trẻ không nghe lời?

Đối với những đứa trẻ cứng đầu, khó bảo, không nghe lời, thường làm cho chúng ta cáu gắt, thậm chí là sử dụng đến đòn roi. Vậy đã bao giờ các bậc phụ tìm hiểu rằng do đâu mà trẻ không nghe lời? Dưới đây là một vài những nguyên nhân dẫn đến điều đó, ba mẹ có thể tham khảo:
Trẻ không nghe lời vì trẻ thật sự không nghe thấy ba mẹ nói gì: Nếu gặp phải tình huống này, ba mẹ hoàn toàn có thể giải quyết bằng cách lặp lại câu nói. Nếu trường hợp này xảy ra thường xuyên thì ba mẹ nên cho trẻ kiểm tra về thính lực.
Trẻ không hiểu những gì ba mẹ nói: Đa phần, các bậc phụ huynh thường đưa ra cho trẻ những lời giải thích dài dòng về những gì bố mẹ muốn con làm, nhưng các bậc phụ huynh lại quên mất rằng não của trẻ hoạt động khác với chúng ta. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, quá nhiều thông tin bạn đưa ra có thể làm trẻ không xử lý kịp. Trong trường hợp này, trẻ phớt lờ vì trẻ không hiểu mà thôi, hãy cố gắng nói đơn giản hơn, ngắn gọn và đủ ý.
Trẻ không nghe lời vì trẻ thật sự không muốn: Ba mẹ thường mong muốn trẻ làm một điều gì đó như bắt trẻ ra về khi đang chơi với bạn, bắt trẻ đi ngủ nhưng trẻ lại phớt lờ thì hãy hiểu rằng có những lúc trẻ thật sự không muốn chứ không phải là ương bướng. Hãy thừa nhận cảm xúc của con và nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu là ba mẹ cũng hiểu cảm giác của trẻ nhưng nếu làm theo lời bố mẹ thì sẽ tốt cho con hơn.

Phương pháp dạy con không cần đòn roi mà ba mẹ cần biết?

Để nuôi dạy một đứa trẻ thông minh, thành tài thì trước tiên các bậc phụ huynh cần phải có cho mình một phương pháp giảng dạy đúng đắn, phù hợp với con. Dưới đây là một số phương pháp dạy con không cần đòn roi mà ba mẹ cần biết như:

1. Kiên nhẫn quan sát và dẫn dắt trẻ

Có không ít các bậc phụ huynh khi yêu cầu con làm một điều gì đó nhưng khi quay lại không thấy con làm thường sẽ cáu giận hoặc lặp đi lặp lại yêu cầu của mình, tới một lúc nào đó sẽ dẫn đến việc bố mẹ la hét, nóng giận. Cách giải quyết tích cực trong trường hợp này là hãy quan sát và đưa ra gợi ý nếu trẻ không làm theo.
Một ví dụ dễ hiểu là thay vì bảo con “con nhặt đồ chơi ngay cho mẹ” thì hãy dẫn dắt “Đồ của con rớt trên sàn kìa, giờ mình phải làm gì bây giờ nhỉ?”. Nếu trẻ chưa biết, ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ bỏ đồ vào thùng đồ chơi, những lần tiếp theo khi ba mẹ hỏi vậy thì trẻ sẽ tự biết bỏ đồ vào thùng. Mấu chốt ở đây là không yêu cầu trẻ làm gì mà hãy đưa ra câu hỏi để trẻ đưa ra câu trả lời. trẻ sẽ cảm thấy mình có nhiều “quyền lực” hơn, được mẹ tin tưởng hơn thì trẻ sẽ chủ động làm theo mong muốn của ba mẹ. Hãy nhớ một điều rằng, khi trẻ làm đúng hãy khen ngợi và dành lời cảm ơn cho trẻ để mọi thứ trở nên tích cực hơn.

2. Đặt ra những quy tắc và hình phạt rõ ràng

Trong quá trình nuôi dạy con, việc đưa quy tắc rõ ràng sẽ giúp bạn giảm đi những lần phải la hét, cáu gắt. Ví dụ như thời gian ăn uống, thời gian chơi, dọn dẹp sau khi chơi xong…. Bạn phải luôn giải thích những hậu quả nếu trẻ không làm đúng theo những quy định này, đi kèm với đó là những hình phạt nếu trẻ vi phạm quy tắc.
Ví dụ, ba mẹ có thể nói: “Nếu con không dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi thì con sẽ bị phạt không được chơi vào ngày hôm sau”. Vì việc được chơi phụ thuộc vào lựa chọn của trẻ nên sẽ có xu hướng lựa chọn điều tích cực và làm theo những gì bạn mong muốn.
Tuy nhiên ba mẹ cũng cần một số những lưu ý nhỏ là đôi khi hình phạt có hiệu quả với đứa trẻ này nhưng không có hiệu quả với đứa trẻ khác. Hãy chọn hình phạt có đủ tính răn đe và quan trọng với trẻ để trẻ có thể nghe lời.

4. Nhìn nhận lại lý do ba mẹ nổi giận

Nếu ba mẹ la mắng hoặc sử dụng đòn roi với con, hãy cố gắng tìm hiểu xem tại sao con lại phản ứng như vậy. Nếu ba mẹ đang la hét vì tức giận, hãy học cách để bình tĩnh lại. Điều này sẽ giúp ba mẹ làm gương cho con về việc kiểm soát được cảm xúc của mình. 
Bên cạnh đó, ba mẹ hãy dành thời gian cho bản thân để bình tĩnh lại, thấu hiểu con hơn. Trừ những tình huống nguy hiểm cần phản ứng ngay thì hãy đợi đến khi bạn bình tĩnh mới nói chuyện với con.
Trên đây là tất cả những kinh nghiệm mà Pantado đã đúc kết được muốn chia sẻ tới các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con. Hy vọng rằng những thông tin đó nhiều ít cũng sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có thêm những kiến thức phần nào.