TRANG BỊ KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ PHÒNG VỆ BỊ BẮT CÓC NHƯ THẾ NÀO?

TRANG BỊ KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ PHÒNG VỆ BỊ BẮT CÓC NHƯ THẾ NÀO?

Việc trang bị những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mà điều mà các bậc phụ huynh nào cũng nên làm đối với con, điều này không chỉ giúp con có thêm những kỹ năng cần thiết mà còn giúp con tự bảo vệ bản thân, tránh được những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. Một trong những kỹ năng sống mà ba mẹ nên trang bị cho con đó là kỹ năng sống cho trẻ phòng vệ bị bắt cóc. Vậy để trang bị đầy đủ những kỹ năng, các ứng xử tình huống này như thế nào giúp con tránh được nguy hiểm? Hãy cùng theo dõi nhưng chia sẻ mà Pantado cung cấp ngay trong bên dưới này nhé!

 

Dạy con không nói chuyện với người lạ mặt

Một trong những kỹ năng quan trọng mà ba mẹ cần dạy con đó chính là ghi nhớ rằng không nên nói chuyện với người lạ. Điều này đặc biệt cần ghi nhớ đối với trẻ từ 4 - 8 tuổi, ở giai đoạn này hầu hết các con hoàn toàn không nhận thức rõ được mối nguy hại từ xung quanh, chính bởi vậy nên ba mẹ hãy dạy trẻ không nói chuyện với người lạ là điều cha mẹ cần dạy con từ sớm. Khi thấy người lạ con chỉ cần trả lời một số câu cơ bản. Trường hợp nếu người khác cố tình bắt chuyện với con hãy chạy thật nhanh tới chỗ đông người hoặc tìm đến chỗ bảo vệ, công an, nhân viên bán hàng để được giúp đỡ, hỗ trợ.

Dạy con không nhận đồ của người không quen biết

Các con thường bị kích thích, dễ bị dụ dỗ bởi các món đồ chơi hay quà vặt, cũng vì điều này mà các đối tượng bắt cóc hay lợi dụng điểm yếu này của trẻ để dụ dỗ. Để bảo vệ an toàn cho con mà ba mẹ hãy trang bị kiến thức cho trẻ tuyệt đối không nhận bất cứ thứ gì từ người lạ, bởi chúng có thể gây nguy hiểm cho con. Với những bé nhỏ tuổi cha mẹ cần dạy bé nhiều lần và nhắc đi nhắc lại để con có thể ghi nhớ. Hãy dạy bé rằng chỉ nhận đồ của người khác khi có mặt của cha mẹ và được sự cho phép, không tự tiện nhận đồ lạ vì có thể bị tẩm thuốc gây mê.

Dạy con giữ khoảng cách khi nói chuyện với người lạ

Dạy con giữ khoảng cách khi nói chuyện với người lạ cũng là một điều mà ba mẹ nên trang bị cho con. Con không nên đứng quá gần vì chúng dễ dàng thực hiện hành vi xấu, khoảng cách quá gần và sức khỏe yếu sẽ không đủ chống trả và bỏ chạy. Khoảng cách tối thiểu là 3m để con có đủ thời gian để có thể bỏ chạy. Nếu người khác cố tình lại gần và tiếp cận con hãy bỏ chạy thật nhanh, hét to và chạy đến nơi đông người để tìm sự giúp đỡ.

Dạy con không tùy tiện đi theo người lạ dù bất cứ lý do nào

Dạy con cách xác nhận đây có phải là người đáng tin cậy hay không. Dù bất kỳ lý do nào con cũng tuyệt đối không đi theo người không quen biết. Nhiều đối tượng sẽ dụ dỗ các bé bằng cách rủ đi chơi, mua quà, hay đi tìm bố mẹ, hay nhờ các em giúp đỡ...Các bé còn quá nhỏ không đủ cảnh giác để nhận ra điều ấy, đây là một việc rất thuận lợi cho những kẻ bắt cóc. Hãy dạy trẻ cảnh giác và báo ngay cho người lớn để được giúp đỡ.

Dạy con tuyệt đối không cho người lạ vào nhà khi ở một mình

Cha mẹ cần dạy kỹ năng sống cho trẻ phòng bị bắt cóc bằng cách dạy trẻ không cho người lạ vào nhà. Trong trường hợp ba mẹ vắng nhà, cần dặn con thật kỹ để bảo đảm an toàn khi bé được ở nhà một mình. Tuyệt đối không mở cửa cho bất kỳ người lạ nào tránh trường hợp kẻ xấu xông vào nhà làm hại trẻ. Có thể dạy cho con cách tạo mật mã chỉ để cho người thân biết, khi đọc đúng mới được cho vào nhà.

Dạy con ghi nhớ thông tin địa chỉ nhà và số điện thoại người thân

Ghi nhớ địa chỉ nhà và số điện thoại của người thân vô cùng quan trọng. Khi trẻ không may bị lạc đường có thể nhờ gọi cho người nhà đến đón bé bằng cách vào các cửa hàng tiện lợi, nhờ người lớn hay vào cơ quan công an, khu vực có đông người để liên lạc với người thân. Một số kẻ xấu sẽ lợi dụng việc trẻ đi lạc và nói sẽ dẫn trẻ đi tìm bố mẹ nhưng thực chất là bắt cóc. Việc bé ghi nhớ thông tin sẽ giúp trẻ bình tĩnh hơn, có thể chủ động mà không sợ người xấu làm hại.

Dạy con học cách xác định phương hướng

Ở trẻ nhỏ, con thường mau quên, do đó, ba mẹ có thể dẫn con đi qua các đoạn đường nhiều lần và nói cho trẻ biết hướng của các con đường sẽ dẫn tới đâu, trẻ ghi nhớ được sẽ hạn chế việc bị đi lạc. Dạy con cách xem bản đồ hay dùng la bàn để con có thể sử dụng trong các trường hợp đi du lịch hay đi chơi xa.

Dạy con hét lớn khi gặp nguy hiểm

Trong trường hợp nguy hiểm ba mẹ dạy con cần phải hét thật lớn gây sự chú ý của mọi người xung quanh và khiến kẻ xấu có ý đồ bắt cóc lo ngại. Nhiều trường hợp chúng đóng giả làm người nhà của các em và dựng hiện trường giả nhằm bắt cóc. Con có thể hét lớn để người khác có thể tới cứu, gọi luôn đặc điểm của người đang đứng ngay gần để họ không thể bỏ qua như “chú áo xanh hơi giúp cháu”, “bác đeo kính ơi”,...Chúng sẽ hoảng sợ mà bỏ chạy hoặc bị can thiệp bởi những người xung quanh mà không thực hiện được ý đồ xấu.

Trên đây là những kỹ năng mà Pantado muốn chia sẻ tới các bậc phụ huynh, hy vọng sẽ giúp cho ba mẹ có thêm những kiến thức kỹ năng sống để trang bị cho con giúp con phòng vệ trong tình huống nguy hiểm. Bằng những kỹ năng trên ba mẹ có thể áp dụng cho con.