Tìm hiểu các dạng chủ ngữ trong tiếng Anh chi tiết nhất
Trong tiếng Anh cấu trúc một câu thường có 3 phần chính là chủ ngữ , động từ và tân ngữ. Chủ ngữ trong tiếng Anh là chủ thể chính thực hiện hành động hoặc được mô tả trong câu.
Có 3 thành phần chính của chủ ngữ trong tiếng anh. Chủ ngữ có thể là: danh từ, đại từ và dạng đặc biệt.
Ví dụ:
- Butter cookies are my favorite food.
Bánh quy bơ là món ăn tôi thích nhất.
- He runs to the store.
Anh ấy chạy tới cửa hàng.
Chủ ngữ là cụm danh từ
1. Danh từ
Danh từ là loại từ phổ biến được dùng làm chủ ngữ trong tiếng Anh. Danh từ là các từ chỉ sự vật, con vật, khái niệm.
Ví dụ:
- The cow likes eating grass.
Con bò thích ăn cỏ. - A car is all I want.
Một chiếc ô tô là tất cả những gì tôi muốn
.
2. Danh từ bổ nghĩa cho danh từ
Danh từ bổ nghĩa cho danh từ là khái niệm có vẻ lạ, nhưng thực ra chúng xuất hiện rất phổ biến. Loại từ này bao gồm một danh từ và một danh từ khác để bổ nghĩa.
Ví dụ:
- An ice bucket is on the table.
Một chậu đá lạnh đang ở trên bàn. - Our Math teacher went home already.
Giáo viên Toán của chúng tôi đã về nhà rồi.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu cấu trúc Invite trong tiếng Anh chi tiết và dễ hiểu nhất
3. Tính từ
Tính từ là những từ dùng để mô tả tính chất, sắc thái, đặc điểm của đối tượng nào đó.
Có một số từ đóng vai trò chủ ngữ trong tiếng Anh bị nhầm lẫn là tính từ, nhưng thực ra những từ đó cũng có thể là danh từ. Những từ không thể làm danh từ thì cũng sẽ không thể đóng vai trò chủ ngữ khi đứng riêng. Chỉ khi tính từ bổ ngữ cho một danh từ khác thì mới có thể trở thành một cụm danh từ và đóng vai trò chủ ngữ.
Trường hợp ngoại lệ là tính từ nằm trong trích dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép.
Các danh từ viết giống với tính từ:
Black, red, white,… (các từ chỉ màu sắc)
Objective: mục tiêu
Normal: trạng thái bình thường
Potential: tiềm năng
Representative: người đại diện
Alternative: sự lựa chọn, khả năng
Original: bản gốc
Individual: cá nhân
Ví dụ:
- The original is not as popular as the cover.
Bản gốc không nổi tiếng bằng bản cover. - Red is chosen as the dress code for tonight.
Màu đỏ được chọn làm quy tắc trang phục tối nay.
4. Trạng từ bổ nghĩa cho tính từ
Trạng từ có thể là một phần của chủ ngữ trong tiếng Anh để mô tả thêm mức độ, trạng thái của tính từ đi sau. Các trạng từ bổ nghĩa cho tính từ có thể là: very, really, quite,…
Ví dụ:
- A very cute bunny is running into our house!
Một chú thỏ vô cùng đáng yêu đang chạy vào nhà chúng ta! - The two really ugly shirts are still in your closet.
Hai cái áo thực sự xấu ấy vẫn đang ở trong tủ quần áo của cậu.
5. Từ hạn định
Từ hạn định là những từ đứng trước danh từ, dùng để bổ nghĩa nhằm giới hạn và xác định danh từ. Các từ hạn định phổ biến là: the, this, those, one, my, our, some,…
Ví dụ:
- My girlfriend doesn’t like smoothies.
Bạn gái tôi không thích nước sinh tố. - One dish of tuna is coming right up!
Một đĩa cá ngừ đang đến ngay đây!
6. Cụm giới từ
Cụm giới từ là cụm từ được bắt đầu bằng một giới từ. Cụm giới từ trong tiếng Anh dùng để chỉ cụ thể địa điểm, đặc điểm hay các thông tin khác của danh từ. Các cụm giới từ có thể là: in the room, on the floor,…
Ví dụ:
- The knife on the table needs to be replaced.
Cái dao trên bàn cần được thay thế. - My friend in the next room will come here soon.
Bạn tôi ở phòng bên cạnh sẽ tới đây sớm.
7. Mệnh đề quan hệ
Mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh là mệnh đề phụ được nối với mệnh đề chính bởi các đại từ quan hệ hoặc trạng từ quan hệ. Mệnh đề quan hệ đứng sau danh từ/đại từ và bổ nghĩa cho danh từ/đại từ đó.
Các mệnh đề quan hệ thuộc danh từ thường bắt đầu bằng các từ như who, which, that.
Ví dụ:
- The man who talked to us is the CEO of this company.
Người đàn ông vừa nói chuyện với chúng ta là Giám đốc của công ty này. - The bag of oranges that you bought is gone.
Chiếc túi cam mà cậu mua mất rồi.
8. To + Verb
Cấu trúc To + Verb (động từ nguyên mẫu) đứng sau danh từ, được dùng để bổ nghĩa cho danh từ đó. Cấu trúc này thường được dùng để nhấn mạnh vào lần thứ mấy mà sự việc nói đến đã xảy ra.
Ví dụ:
- His first friend to come to the party is Jonathan.
Người bạn đầu tiên của cậu ấy đến bữa tiệc là Jonathan. - The first guest to leave the dinner had a stomach ache.
Vị khách đầu tiên rời khỏi bữa tối đã bị đau bụng.
9. Lưu ý khác
Tổng kết lại, cấu trúc của chủ ngữ trong tiếng Anh khi là (cụm) danh từ như sau:
(Từ hạn định) + (Trạng từ) + (Tính từ) + (Danh từ bổ nghĩa) + Danh từ chính + (Mệnh đề quan hệ)/(to + Động từ nguyên mẫu)/(Cụm giới từ)
Trong đó:
- Những loại từ và cấu trúc trong ngoặc không bắt buộc phải xuất hiện để chủ ngữ có nghĩa
- Bắt buộc phải có danh từ chính, trừ trường hợp câu cảm thán. Còn với câu ra lệnh, đề nghị thì chủ ngữ đã được ẩn đi. Ví dụ: “Don’t leave the door open!” – “Đừng để cửa mở!”.
Chủ ngữ là đại từ
Đại từ trong tiếng Anh là từ dùng để đại diện cho đối tượng đã được nhắc đến trước đó hoặc đã xác định. Khi chủ ngữ trong tiếng Anh là đại từ, ta có các từ: he, she, it, they, I, we, you, this, that, these, those.
Ví dụ:
- I heard that a new student is going to join our class. He is from Canada. (“He” thay thế cho “a new student”)
Tớ nghe nói một học sinh mới sẽ gia nhập lớp mình. Cậu ấy đến từ Canada. - The girl with the yellow hat is a dancer. She is very popular in England. (“She” thay thế cho “The girl with the yellow hat”)
Cô gái với chiếc mũ vàng là một vũ công. Cô ấy rất nổi tiếng ở Anh.
Chủ ngữ là các dạng đặc biệt
- Dạng động từ V-ing
Dạng động từ V-ing trong tiếng Anh có thể làm chủ ngữ vì khi ấy chúng sẽ trở thành danh từ. Giả sử, động từ talk (nói chuyện) chuyển thành talking sẽ có nghĩa là “việc nói chuyện, hoạt động nói chuyện”.
Ví dụ:
- Running is not my favorite activity.
Chạy bộ không phải là hoạt động ưa thích của tôi. - Going to France is my mom’s dream.
Đi tới Pháp là ước mơ của mẹ tôi.
- Dạng động từ To + Verb
Dạng đặc biệt tiếp theo là dạng động từ To + Verb (động từ nguyên mẫu). Cụm từ này có nghĩa khá tương đồng với V-ing, dùng để chỉ hoạt động nào đó. Sau cấu trúc To + Verb thường sẽ là động từ to be.
Ví dụ:
- To win the award is Linh’s wish.
Thắng giải thưởng là mong ước của Linh. - To be with you is the only thing I want.
Được ở bên bạn là điều duy nhất tôi muốn.
- Dạng that clause
Dạng đặc biệt cuối cùng là dạng that clause. Dạng that clause là mệnh đề bắt đầu bằng từ that kèm chủ ngữ và vị ngữ. Cả mệnh đề này sẽ là cụm danh từ, trở thành một cụm chủ ngữ trong tiếng Anh.
Ví dụ:
- That you are not happy with the idea makes me change my mind.
Việc cậu không hài lòng với ý tưởng ấy làm tớ đổi ý. - That he took all my money away has upsetted me.
Việc cậu ta lấy hết tiền của tôi đi làm tôi bực mình.
>>> Có thể bạn quan tâm: lớp học tiếng anh giao tiếp trực tuyến