TẠI SAO BA MẸ LẠI LÀ HÌNH MẪU CHO CON TỰ LẬP?

TẠI SAO BA MẸ LẠI LÀ HÌNH MẪU CHO CON TỰ LẬP?

Sự phát triển hoàn thiện của trẻ nhỏ phụ thuộc vào rất nhiều phương pháp giáo, nuôi dạy con của các bậc phụ huynh, không chỉ vậy hình ảnh của cha mẹ, người thân trong gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách của một đứa trẻ tự lập. Vậy tại sao ba mẹ lại là hình mẫu cho con tự lập? Để giải quyết câu hỏi này, ba mẹ hãy cùng Pantado đi tìm hiểu một số hình mẫu cho con tự lập ngay từ nhỏ ba mẹ nhé! 

 

1. Tại sao cha mẹ là tấm gương cho con rèn luyện tính tự lập?  

Tự lập là đức tính quan trọng giúp trẻ chủ động, tích cực, phát triển tư duy, ngôn ngữ cũng như có khả năng thích ứng và hòa nhập tốt hơn. Trong giai đoạn từ độ tuổi 1-2, biểu hiện tính tự lập của con đã rõ ràng hơn. Lúc này con đã có thói quen bắt chước nhiều thói quen từ ba mẹ, không phân biệt tốt xấu.

Một trong những phương pháp giáo dục hiệu quả nhất để giúp trẻ hình thành nhân cách tốt, trong đó có tính tự lập là quan trọng nhất. Ba mẹ chính là tấm gương tốt để trẻ học tập và làm theo. Hơn ai hết, ba mẹ là người tiếp xúc với con hàng ngày chính vì vậy tất cả những hành động từ cử chỉ, lời nói con sẽ quan sát, bắt chước học hỏi rất nhanh và từng bước đi sâu vào tiềm thức, hành động.

2. Rèn luyện tính tự lập cho con thông qua các hoạt động hằng ngày

Sự giáo dục của các bậc phụ huynh ảnh hưởng rất nhiều đến tính tự lập cho con. Điều này không thể hình thành trong ngày một ngày hai mà phải qua nhiều thời gian. Ba mẹ có thể bắt đầu ngay từ những hành động nhỏ mỗi ngày dưới đây:

2.1. Hãy thiết lập các thói quen cho trẻ

Việc thiết lập các thói quen sẽ giúp con rèn luyện tính tự lập vô cùng tốt. Bằng cách làm này, ba mẹ hãy tạo lập và duy trì các thói quen đều đặn vào buổi sáng và buổi tối hay những thời gian rảnh trong ngày cho phép con hình thành thói quen ổn định, điều này sẽ giúp con thực hiện mọi việc nhanh chóng, góp phần tích cực vào hình thành tính tự lập.

Một số thói quen ba mẹ thực hiện mỗi ngày có thể làm gương cho con đó là: Đặt báo thức và thức dậy đúng giờ, tập thể dục đều đặn mỗi ngày vào buổi sáng hay chiều, đọc sách cùng con, luôn cố gắng và nỗ lực trong công việc, quan tâm đến những người thân khác trong gia đình.

2.2. Hãy cho con tập làm việc nhà 

Tưởng chừng như đơn giản nhưng cho con tập làm việc nhà cũng là một cách rèn luyện tính tự lập cho con vô cùng hiệu quả.  Hành động dọn dẹp nhà cửa và hướng dẫn con làm việc cũng là một cách làm tốt để giúp con hình thành tính tự lập. Tùy thuộc vào khả năng cũng như sự tập trung của con mà chúng có thể đảm đương các công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi, từ những việc nhỏ như thu dọn đồ chơi, bàn học đến việc quét nhà, quét sân.

Ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể giúp lau bàn và dọn dẹp phòng vì vậy ba mẹ đừng ngần ngại mà hãy hướng dẫn con thực hiện những công việc này nhé. Những công việc nhà thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của trẻ, giúp con tự tin hơn khi thấy rằng công việc mình làm cũng có thể giúp đỡ gia đình.

2.3. Thể hiện trách nhiệm của bản thân trước một việc nào đó

Dám làm và chịu trách nhiệm với những việc mình làm, không dựa dẫm vào người khác là phẩm chất cần có ở một người biết sống tự lập. Cha mẹ là hình mẫu lý tưởng cho con tự lập tốt nhất khi bản thân mình làm được điều đó.

2.4. Sắp xếp và biết ưu tiên những mục tiêu quan trọng

Chúng ta không thể ôm đồm làm hết tất cả mọi việc cùng một lúc mà phải sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên việc quan trọng và việc ít quan trọng hơn để thực hiện. Khi nhìn thấy ba mẹ sắp xếp công việc khoa học con cũng sẽ hình thành tính cách tự lập, tự chủ với những kế hoạch của bản thân trong tương lai. 

2.5. Quan tâm, chăm sóc mọi người

Thể hiện trách nhiệm của bản thân với những người thân trong gia đình, xã hội cũng là những việc làm hàng ngày ba mẹ có thể làm gương cho trẻ, giúp con trưởng thành và cảm thấy bản thân mình có trách nhiệm hơn.

3. Để dạy con tự lập thì cần những gì?

Sự đồng hành và quan tâm cùng với những phương pháp nuôi dạy con phù hợp là chìa khóa giúp trẻ hình thành tính tự lập ngay từ nhỏ. Dưới đây là một vài nguyên tắc được nhiều ba mẹ đúc kết để bạn tham khảo:

3.1. Khen ngợi và cảm ơn trẻ đúng lúc

Điều này giúp trẻ có động lực và tinh thần để phát huy việc làm tốt những lần tiếp theo. Thay vì dùng vật chất để khen thưởng, ba mẹ hãy dùng những lời khen ngợi tinh thần của con và những lợi ích mà việc đó đem lại. 

3.2. Chấp nhận sự bừa bộn

Trẻ năng động và thích tò mò khám phá mọi thứ xung quanh nên thay vì kiểm soát quá mức ba mẹ hãy để con vui chơi thoải mái. Trong quá trình vui chơi, việc để đồ chơi vương vãi khắp nơi là điều khó tránh. Thay vì quát mắng con, ba mẹ hãy dạy con tự sắp xếp lại đồ cẩn thận sau khi chơi. Tập trung vào định hướng tư duy và hành vi thay vì trừng phạt sai lầm: Trách móc không giúp con trưởng thành hơn. Một trong những phương pháp nuôi dạy con được nhiều ba mẹ ủng hộ là tập trung định hướng tư duy hành vi thay vì quở trách những việc con đã làm.  

3.3. Kiên nhẫn với trẻ

Nhận thức của mỗi trẻ là khác nhau và bạn cũng không thể bắt một đứa trẻ 2 tuổi biết tự lập như trẻ 5-6 tuổi được. Đặt kỳ vọng đúng với lứa tuổi của trẻ và có phương pháp đồng hành đúng đắn sẽ giúp mỗi ba mẹ định hình tính tự lập tốt hơn cho con.

Trên đây là tất cả những gì mà Pantado đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh về kiến thức giúp con rèn luyện tính tự lập, qua đó, ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng trong quá trình nuôi dạy con thành tài.