PHỤ HUYNH CÓ NÊN NUÔI DƯỠNG TRÍ TÒ MÒ Ở TRẺ?

PHỤ HUYNH CÓ NÊN NUÔI DƯỠNG TRÍ TÒ MÒ Ở TRẺ?

Việc cung cấp và trang bị những kỹ năng như: phát triển kỹ năng sống, phát triển sự tự tin và tính kiên nhẫn,...và còn vô vàn kỹ năng khác nữa. Thế nhưng có bao giờ ba mẹ tự hỏi rằng có nên nuôi dưỡng trí tò mò ở trẻ không? Và trí tò mò ở trẻ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ ra sao? Trong bài viết này, Pantado sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh về những kiến thức về chủ đề này để ba mẹ phần nào có thêm kiến thức trên hành trình nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc và phát triển toàn diện ba mẹ nhé! 

 

1. Lợi ích của việc phát triển trí tò mò ở trẻ là gì?

Ở trẻ ba mẹ có thể dễ dàng nhận thấy rằng tính tò mò của trẻ, biểu hiện là các bậc phụ huynh có thể nhận thấy 1001 câu hỏi vì sao mà con muốn hỏi mẹ và cần được giải đáp? Ba mẹ có nhận thấy điều đó không nhỉ? Trên thực tế, một số chuyên gia đã chỉ ra rằng nếu trẻ được kích thích trí tò mò từ thời ấu thơ, mang lại vô vàn lợi ích dài hạn. Chính vì điều này khiến trẻ say mê, khám phá và học hỏi nhiều điều.

1.1. Trí tò mò giúp bé có khả năng toán học và đọc viết tốt hơn

 Theo các chuyên gia nghiên cứu về vấn đề này, những bé có trí tò mò cao thường có khả năng toán học và đọc viết tốt hơn, khả năng tập trung cao hơn những trẻ ít tò mò về thế giới. Khi trưởng thành, sự tò mò khiến chúng ta có nhiều động lực học hỏi trong công việc. Nói một cách khác, sự tò mò tỉ lệ thuận với cơ hội thành công. 

1.2. Trí tò mò mang đến cho trẻ những kỹ năng mềm phong phú hơn

Các nhà nghiên cứu cũng chứng minh rằng những bé có tính tò mò thường sẽ có kỹ năng mềm tốt hơn, bé biết lắng nghe hơn, biết giao tiếp tốt hơn, và biết xây dựng các mối quan hệ phong phú hơn. Trong các cuộc giao tiếp nói chuyện, trẻ em, hay cả người trưởng thành có óc tò mò sẽ có xu hướng chia sẻ về sở thích đa dạng của bản thân. Điều đó mang lại niềm vui và sự mới lạ trong các cuộc nói chuyện với bạn bè.

 1.3. Óc tò mò giúp trẻ vượt qua sự lo lắng

Một nhà nghiên cứu tâm lý học ở châu  u đã cho biết rằng những đứa trẻ hay người trưởng thành tỏ ra quan tâm đến thế giới xung quanh, có trí tò mò cao thường có xu hướng thích nghi với những những điều mới lạ, với những thay đổi, và tránh nguy cơ xung đột trong các mối quan hệ. Vấn đề đó được thể hiện rõ ở công việc của các nhà thám hiểm. Họ luôn phải đối mặt với những thách thức hàng ngày, nhưng ít tỏ ra lo lắng. Và đó cũng là lý do họ biết cách coi cuộc sống là một nhiệm vụ thú vị để khám phá, học hỏi và phát triển, và họ coi sự không chắc chắn, sự thay đổi là một phần tất nhiên của cuộc sống. 

2. Làm thế nào để ba mẹ kích thích trí tò mò của trẻ?

Trở lại với những sự tò mò ở trẻ, có bao giờ ba mẹ lại cảm thấy phiền phức khi phải trả lời hàng tá câu hỏi của con. Nhưng chúng ta cần hiểu rằng, mọi thứ đều vô cùng mới mẻ và khiến trẻ cực kì hứng thú. Trẻ nhỏ có sự tò mò tự nhiên ngay từ khi mới sinh ra. Não trẻ đã bắt đầu hình thành rất nhiều câu hỏi. Các hoạt động thể chất giúp khuyến khích tính cách này, và chơi đùa là cách trẻ khám phá về môi trường xung quanh.

Trẻ thường rất tò mò về các loại đồ chơi hay vật dụng của chúng vì vậy mà các cha mẹ cần cho con tham gia nhiều hoạt động vui chơi thú vị, tặng con những trò chơi khoa học để kích thích sự ham muốn khám phá của trẻ. Tham gia các hoạt động trải nghiệm cũng giúp con gia tăng trí tò mò.
 
Bên cạnh đó, việc trẻ cũng cần được khuyến khích hỏi thật nhiều. Có được câu trả lời cho các câu hỏi của mình là cách để trẻ cảm thấy thỏa mãn trí tò mò. Nhưng trẻ cũng nên được động viên để tự tìm câu trả lời cho các thắc mắc của mình. Điều này giúp trẻ thêm lòng tự tin và nâng cao hiểu biết về mọi thứ xung quanh.

3. Tính tò mò ở trẻ liệu có tốt không?

Tính tò mò giúp ích cho con rất nhiều trong cuộc sống, mà tiêu biểu đó là sự ham học hỏi. Một đứa trẻ tò mò luôn trong tâm thế sẵn sàng tìm kiếm câu trả lời cho các thắc mắc của mình, vì thế chúng sẽ khám phá ra rất nhiều điều “bí ẩn” trong cuộc sống hàng ngày.
 
Trí tò mò giúp trẻ cảm giác tốt, và có khả năng tốt trong việc nắm bắt các khái niệm mới. Điều này cũng đóng một vai trò then chốt trong sự phát triển trí tuệ và tinh thần của trẻ nhỏ. Tính cách này không nên bị kìm nén bởi nếu như vậy nó sẽ gây tác dụng ngược lên sự phát triển của trẻ.

Hy vọng rằng những thông tin bên trên sẽ giải đáp cho các ba mẹ phần nào trong quá trình nuôi dạy con thông minh và phát triển hơn. Bằng những cách trên, ba mẹ có thể áp dụng trên chặng hành trình hành trang tri thức cho con ba mẹ nhé!