Phải Chăng Trẻ Em Đều Có Khả Năng Học Tiếng Anh

Phải Chăng Trẻ Em Đều Có Khả Năng Học Tiếng Anh

Không thể phủ nhận rằng, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trên toàn quốc gia hiện nay. Đối với trẻ nhỏ, tiếng Anh là môn học bắt buộc tại các trường học. Tuy vậy, có không ít trẻ nhỏ gặp khó khăn, trở ngại trong quá trình học, bên cạnh đó nhiều học sinh lại cảm thấy tiếng Anh là một ngoại ngữ dễ học. Vậy có phải trẻ đều có khả năng học ngoại ngữ? Ở trong bài viết này, Pantado sẽ hóa giải câu trả lời đó cho tất cả các bậc phụ huynh để ba mẹ có thể là có thông tin rõ nhất cho vấn đề này. Cùng tìm hiểu ngay thôi nào?

 

1. Trẻ học tiếng Anh như thế nào?

Theo một số chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở độ tuổi trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo, chúng có khả năng phát triển các kỹ năng ngôn ngữ cũng như định nghĩa được những điều cơ bản trong tiếng Anh. Một ví dụ thực tế đó là trẻ nhỏ có thể hiểu được những khái niệm về danh từ, tính từ trong tiếng Anh hoặc có thể nói được một câu đơn giản như “how are you?”. Và đa phần trẻ nhỏ đều có khả năng nhận biết một ngoại ngữ mới ngay từ khi còn bé.

Ngoài ra, nhiều trẻ nhỏ thường cởi mở hơn với việc học khi trẻ lên 5 hay 6 tuổi, đây là độ tuổi vàng trong cuộc đời để dạy tiếng Anh cho trẻ em, và đó cũng là nền tảng để con phát triển trình độ tiếng Anh avf tự tin giao tiếp trong tương lai.

2. Do đâu mà trẻ không thích học ngoại ngữ?

Không ít ba mẹ thắc mắc, băn khoăn về vấn đề tại sao tất cả trẻ em không học tiếng Anh mà chỉ có một số trẻ yêu thích điều này? Tất nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng tất cả trẻ đều có sự tò mò bẩm sinh và có khả năng ngôn ngữ. Có phải là do phương pháp giảng dạy và giáo viên mà con học? Thực tế, giáo viên có tự tin vào những gì họ đang dạy và trẻ có cảm thấy thích thú trong việc học là điều vô cùng quan trọng. Ví dụ như để trẻ thực sự hiểu các khái niệm thay vì chỉ học vẹt. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ mới này theo nhiều cách khác nhau thay vì chỉ theo cách giáo viên đã dạy. 

Nếu trẻ thường xuyên đối mặt với những vấn đề mà trẻ có thể giải quyết, nhưng giáo viên hoặc phụ huynh lại không muốn trẻ thực hiện điều này, trẻ sẽ cho rằng mình không có khả năng trong lĩnh vực đó. Khi điều này áp dụng cho các bài tập tiếng Anh hoặc toán học, các em bắt đầu tin rằng đây không phải là môn học dành cho mình. Và đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ không thích học ngoại ngữ hay khám phá những điều mới mẻ.

3. Khắc phục những rào cản tiếng Anh mà con gặp phải trong quá trình học

Trong quá trình con học tiếng Anh, trẻ khó có thể tránh khỏi những mối rào cản, những khó khăn, mà điều này lại cần có sự giúp đỡ hỗ trợ của thầy cô, ba mẹ. Vậy làm thế nào để giúp bé vượt qua những đó? Ba mẹ có thể tham khảo một trong những cách giải quyết cho những khó khăn, và áp dụng cho con mình nhé!

3.1. Giúp con tránh được sự bỡ ngỡ

Dạy tiếng Anh cho trẻ em mới bắt đầu thì việc đầu tiên ba mẹ cần chú ý đó là có cách dẫn dắt, hướng dẫn bé tận tình để bé làm quen với tiếng Anh tốt hơn. Tránh tình trạng cha mẹ ép buộc trẻ học một cách gượng ép, dồn dập. Điều sẽ khiến trẻ cảm thấy mất hứng thú, chán nản với việc học tiếng Anh.

3.2. Giúp con luyện kỹ năng nghe tiếng Anh

Trong trong những trở ngại đối với trẻ trong quá trình học tiếng Anh đó con không nghe được những cuộc hội thoại của người nước ngoài. Và để khắc phục được việc con khó nghe tiếng Anh, ba mẹ nên tạo điều kiện cho bé có cơ hội được nghe và tiếp xúc thật nhiều với tiếng Anh thông qua việc xem phim, nghe nhạc, học qua phần mềm tiếng Anh hoặc tiếp xúc với người bản ngữ.

3.3. Giúp con phát âm chuẩn hơn

Trong quá trình dạy tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu, ba mẹ nên chú ý đến việc phát âm của con, hãy cho cho bé làm quen với nguồn tiếng Anh chuẩn nhất, tốt nhất là từ các giáo viên bản ngữ hoặc những nguồn tài liệu tốt cho bé từ phần mềm, các bộ phim hoạt hình nước ngoài, các bài hát do người bản ngữ hát. Tất cả những điều này sẽ giúp bé dễ dàng học được cách phát âm cũng như ngữ điệu khi nói tiếng Anh giống như người bản xứ.

3.4. Giúp con cải thiện việc ghi nhớ từ vựng

Ngoài những trở ngại trên, việc trẻ khó ghi nhớ từ vựng cũng là điều vô cùng dễ hiểu. Và để có thể cải thiện việc ghi nhớ từ vựng tiếng Anh cho bé hiệu quả hơn, cha mẹ nên áp dụng những phương pháp học tiếng Anh thông qua tranh ảnh, video, âm nhạc, vận động. Bởi vì não bộ có khả năng ghi nhớ thông tin bằng hình ảnh và âm thanh tốt hơn rất nhiều so với việc học thuộc khô khan trên mặt giấy. Bên cạnh đó những hoạt động thực tế mà bé được tham gia trong quá trình học tiếng Anh sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình học tiếng Anh.

Giúp con không còn cảm thấy rụt rè khi học

Ba mẹ hãy thường xuyên rèn luyện giao tiếp tiếng Anh với con, điều này giúp tăng khả năng phản xạ tiếng Anh cho trẻ vừa là cách để bé có thể tự tin hơn khi giao tiếp. Nếu có thể, cha mẹ nên cho con được rèn luyện với giáo viên bản ngữ hoặc có trình độ chuyên môn là thích hợp nhất.

Giúp con kiên trì hơn trong quá trình học

Một môi trường học tập thoải mái, phương pháp học tập lý tưởng, hợp lý khiến trẻ thực sự có hứng thú và nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc học tiếng Anh của bản thân mình. Một môi trường thật sự giúp bé hứng thú với việc học tiếng Anh và phát huy được khả năng, tư duy cũng như thể hiện được suy nghĩ của mình. 

Ngoài ra, các chương trình học được thiết kế vui nhộn sẽ hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn. Các bạn nhỏ ở độ tuổi thiếu niên sẽ phải đối mặt với các kỳ thi tiếng Anh học thuật trong tương lai gần. Bởi vậy, ba mẹ nên chọn trung tâm tiếng Anh cho bé có chương trình học trang bị nền tảng kiến thức vững vàng cho việc học tiếng Anh học thuật.

Đến với Pantado các con sẽ được trải nghiệm hình thức học trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà mà không phải đi đâu xa, thời gian học tập linh hoạt, mỗi bài học được thiết kế sinh động kèm theo những trò chơi thú vị giúp con “vừa được học lại vừa được chơi”. Hơn nữa các thầy cô giáo luôn là người đồng hành cùng con, con sẽ không còn cảm thấy chán nản sợ sệt trong suốt quá trình học. 

Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!